Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THÔNG TIN cổ PHIẾU Phân tích cổ phiếu HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.25 KB, 20 trang )

THÔNG TIN CỔ PHIẾU
Tên cổ phiếu
Loại cổ phiếu
Mệnh giá

Cổ phiếu công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Cổ phiếu phổ thông
10.000 đồng/cổ phiếu


Trả cổ tức
Tỷ lệ thực hiện
Hình thức trả cổ tức

Hàng năm
7.16% mệnh giá
Tiền mặt hoặc chuyển khoản qua Ngân hàng


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

1.1

Thông tin chung

Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Địa chỉ: Số 15, Phố Mạc Thị Bưởi, Phường Vĩnh Tuy,

Tên Tiếng Anh: Hai Chau Confectionery Joint Stock Company
Điện thoại: 04 38624826


Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email:
Nhà máy Hưng Yên: Quy mô 5.46ha
Nhà máy Vĩnh Long: Quy mô 11ha

Fax: 04 38621520
Website: www.haichau.com.vn
Nhà máy Nghệ An: Quy mơ 5ha
Mã số thuế: 0100114184

1.2 Lịch sử hình thành
- 1965 Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng

Cơng ty mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là Nhà máy
Hải Châu.
- 2004 chuyển doanh nghiệp nhà nước Hải Châu thành công ty cổ phần. Ngày 30/12/2004 Công
ty bánh kẹo Hải Châu đã tổ chức đại hội cổ đông sáng lập thống nhất đổi tên công ty bánh kẹo
Hải Châu thành công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu.
- Ngày 01/8/2008, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra
công chúng số 314/UBCK-GCN cho Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
- Hiện nay, Hải Châu là một trong những Công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản
xuất bánh, kẹo, thực phẩm.

1.3

Sản phẩm chính

Sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống hiện đại như cookies, cracker, kem xốp, bánh mềm, bánh
mỳ, sừng bò, bánh trung thu cao cấp và bánh lava Hồng Kông, nước giải khát và thạch các loại,
các chủng loại sản phẩm rất đa dạng khác: bánh bích quy, quy kem, lượng khơ tổng hợp, kem

xốp, kem xốp phủ sôcôla, kẹo cứng, kẹo mềm các loại, bột canh và bột canh I-ốt các loại với gần
100 chủng loại.

1.4

Công nghệ

Công ty tiêp tục đầu tư và nâng cao công suất chất lượng gồm 7 dây chuyền thiết bị hiện đại nhất
của Cộng hoà Liên Bang Đức, Hà Lan, Đài Loan, Trung Quốc


1.5

Cơ cấu tổ chức

+ Cấp 1: Cấp công ty (bao gồm: Giám đốc, phó giám đốc kế hoạch sản xuất kinh doanh và các
phòng ban chức năng).
+ Cấp 2: Cấp phân xưởng
- Mơ hình tổ chức quản lý của Cơng ty cổ phần phát triển công nghệ mới theo kiểu trực tuyến
chức năng. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc do đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Là người chỉ huy cao nhất trong doanh
nghiệp, có nhiệm vụ quản lý tồn diện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty; điều
hành hoạt động của công ty theo đúng mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty đã đề ra, thay
mặt công ty chịu trách nhiệm trước nhà nước, hội đồng quản trị và các cổ đơng về tồn bộ hoạt
động của mình.


Các phó giám đốc
Có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật, chỉ đạo và theo dõi khoạt động của các

bộ phận, giúp giám đốc trực tiếp chỉ đạo kí kết, thực hiện các hợp đồng kinh doanh.


Phó giám đốc kỹ thuật:

Quản lý về quy trình cơng nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì.
Giúp tổng giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất hay cố vấn khắc phục những vướng mắc từ phịng
kỹ thuật trong q trình sử dụng máy móc thiết bị, trình giám đốc và cố vấn giám đốc giải quyết
những hư hỏng từ quá trình sản xuất.


Phó giám đốc kinh doanh:

Giúp tổng giám đốc phụ trách về mảng sản xuất kinh doanh của công ty, giúp tổng giám đốc
công ty về những mặt: phụ trách về mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất của
phòng kế hoạch vật tư, nắm bắt nhu cầu của thị trường để giúp giám đốc xây dựng phát triển sản
phẩm phù hợp
+ Phịng kế tốn, tài vụ:


Bộ phận kế tốn:

Là cơ quan chun mơn giúp Giám Đốc cơng ty trong việc quản lý tài chính, xây dựng các kế
hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện cơng tác kế tốn thống kê của cơng ty.


Bộ phận tài chính:

Có chức năng tham mưu giúp việc Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý công tác kinh tế - tài
chính và hạch tốn kế tốn kinh doanh của Cơng ty và chế độ tài chính – kế tốn của Nhà nước

ban hành. Giúp Giám đốc Công ty tổ chức thực hiện thống nhất cơng tác kế tốn và thống kê,
thông tin kinh tế ở đơn vị, đồng thời có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm sốt kinh tế - tài chính ở đơn vị.
+ Phịng hành chính:
Thay mặt Giám đốc quản lý nhân sự trong công ty, công tác đời sống, văn hóa, các hoạt động
hậu cần tại cơng ty. Đây là bộ phận tương đối quan trọng trong cơng ty vì nó đảm bảo cho các
hoạt động của công ty được tiến hành thuận lợi, thỏa mãn nhu cầu tinh thần của nhân viên.


+ Phòng kĩ thuật:
- Thiết kế mẫu, ra mẫu, xem xét và tư vấn hợp đồng cho giám đốc, lập kế hoạch thực hiện hợp
đồng,
- Tổ chức khảo sát xây dựng ban hành các định mức sử dụng vật tư nguyên vật liệu. Kiểm tra,
xác nhận chất lượng nguyện phụ liệu chuẩn bị đưa vào sản xuất, kiểm tra đánh giá các mẫu chào
hàng của khách hàng.
+ Phòng kế hoạch - kinh doanh:


Bộ phận kinh doanh:

- Phụ trách về mặt sản xuất kinh doanh của công ty, phụ trách việc mua sắm vật tư, tiêu thụ sản
phẩm.
- Tham mưu cho Giám đốc về phương hướng sản xuất, mục tiêu kinh doanh xuất nhập trên các
lĩnh vực: Thị trường, sản phẩm, khách hàng… Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường
trong và ngồi nước.


Bộ phận kế hoạch nhân sự:

- Quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên, thực hiện mọi chế độ, chính sách đối với
người lao động. Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động và quỹ tiền lương hàng năm, quy chế hóa

các phương pháp trả lương, tiền thưởng…
+ Phòng nghiên cứu
Các trung tâm nghiên cứu và dịch vụ có nhiệm vụ hỗ trợ cho các lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, làm công tác nghiên cứu và phát triển tìm ra các giải pháp, tư vấn lập đề
án, lập trình cho các sản phẩm, hệ thống liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty.
Đồng thời là nơi đào tạo và phát triển nhân tài cho công ty
+ Các phân xưởng sản xuất: Đây là các phân xưởng của công ty. Mỗi phân xưởng thực hiện một
chức năng riêng biệt được cơng ty giao phó trước.


1.6 Mơ hình kinh doanh - Chiến lược phát triển
1.6.1 Thị trường và sản phẩm chủ lực
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hải Châu trong năm 2020 là bột canh gia vị, lương khô, bánh
kem xốp, … Bước đầu, xuất khẩu phục vụ người Việt đang sinh sống làm việc tại nước ngồi,
sau dần Hải Châu có định hướng tiếp cận mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu bánh kẹo cao cấp
của người dân các nước phát triển.
Các thị trường xuất khẩu của bánh kẹo Hải Châu chủ yếu là các thị trường khó tính như Nhật
Bản, Nga, Đài Loan, Trung Quốc, … Với những thành công nhất định đó, năm 2023, Bánh kẹo
Hải Châu sẽ tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang các thị trường rộng lớn như Hàn Quốc, Malaysia,
Phillipines, Indonesia, … Mục tiêu tăng trưởng của Hải Châu trong năm tới là khoảng 125% đến
150%, với sản lượng sản phẩm đạt trên 1.000 tấn.
1.6.2 Chiến lược phát triển
a. Về sản phẩm
Bánh kẹo Hải Châu có bước chuyển mình mạnh mẽ nhằm khơng ngừng đáp ứng nhu cầu thị
trường. bánh kẹo Hải Châu I - Hưng Yên; Hải Châu II - Nghệ An; Hải Châu III - Vĩnh Long,
mỗi năm bánh kẹo Hải Châu tung ra thị trường 25.528 tấn sản phẩm bánh; hơn 540 tấn sản phẩm
kẹo và 900 tấn sản phẩm thạch. Với khát khao làm sống dậy hương vị ngọt ngào thuần Việt, thời
gian qua Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu liên tục cải tiến các dòng sản phẩm truyền thống
chiến lược: Bánh Kem xốp, Bánh Quy, Lương Khô, Kẹo và Gia vị thực phẩm, Bột canh cũng
như phát triển các dòng sản phẩm chiến lược mới là Bánh Cookies, Bánh Cracker, Bánh mì siêu

mềm, Bánh sừng bị, Bánh mềm Castella, Bánh Trung Thu cao cấp, Trái cây chế biến, Đồ
uống ... Hứa hẹn nhiều tiềm năng nhất phải kể đến dòng bánh Trung Thu mang thương hiệu Thu
Quý của Hải Châu. Bắt kịp xu hướng thị trường sử dụng thực phẩm lành mạnh ít calo, Hải Châu
ra mắt bộ sưu tập bánh Trung Thu Thanh Tuyết và Thanh Vị, sử dụng 100% đường ăn kiêng, phù
hợp với mọi khách hàng, đặc biệt với những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay đang trong
chế độ ăn kiêng.
b. Về cơng nghệ
Hải Châu đầu tư thiết bị, công nghệ tiên tiến của châu Âu và Nhật Bản; Tổ chức hệ thống sản
xuất, hệ thống bán hàng; Phát triển nguồn nhân lực... và kiểm soát nội bộ - tạo ra sản phẩm cao
cấp xanh, sạch, bổ dưỡng và có năng lực cạnh tranh tồn cầu dựa trên chi phí thấp và khác biệt


hóa (như bánh cookies, bánh cracker, bánh kem xốp, bánh mềm, bánh mì siêu mềm, bánh sừng
bị, chế biến trái cây, đồ uống... và thạch các loại).
Hải Châu chú trọng xây dựng hệ thống bán hàng lớn mạnh, tập trung phát triển thị trường bán lẻ
tại 64 tỉnh thành; Đưa sản phẩm công ty vào hệ thống bán hàng hiện đại. Khơng chỉ đưa ra thị
trường nhiều dịng sản phẩm cao cấp hiện đại bắt kịp thị hiếu mới của khách hàng, ... Hải Châu
còn tiếp tục phát huy nhiều sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng lâu năm như bột canh, bánh bích
quy, lương khơ, kem xốp... Hiện tại Hải Châu có tới 220 sản phẩm đã đưa ra thị trường và dự
kiến phát triển thêm 70 sản phẩm trong thời gian tới.
+ Công nghệ DMS
Bên cạnh việc tập trung cho ra mắt sản phẩm mới, để chuẩn bị "tăng tốc" trên "đường đua" thị
trường bánh kẹo Việt, Hải Châu không quên tập trung nâng cao hiệu quả kênh phân phối. Minh
chứng là doanh nghiệp đã chi mạnh tay đầu tư vào công nghệ DMS - Giải pháp quản trị hệ thống
phân phối trên nền tảng điện toán đám mây.
+ Phần mềm MobiWork DMS
Cũng giống như các doanh nghiệp trong ngành FMCG, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hệ thống
phân phối của bánh kẹo Hải Châu vẫn là kênh offline - phân phối thông qua cửa hàng giới thiệu
sản phẩm, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ và các thành phần trung gian thương mại. Tuy nhiên
phương thức quản lý hiện tại của Hải Châu vẫn phụ thuộc nhiều vào sổ sách, giấy tờ hay những

ứng dụng không chuyên. Dữ liệu bán hàng được nhân viên kinh doanh chuyển về sẽ được bộ
phận kế toán tiến hành xử lý thủ công trên file excel, gây tốn thời gian và lãng phí nguồn lực. Để
nâng cao hiệu quả quản trị hệ thống phân phối, đầu tháng 9/2020, Công ty cổ phần bánh kẹo Hải
Châu ký kết hợp đồng hợp tác cùng Công ty cổ phần Công nghệ MobiWork Việt Nam nhằm
triển khai phần mềm MobiWork DMS. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong
phương thức quản trị mới của Hải Châu. Theo đó, phần mềm sẽ giúp bánh kẹo Hải Châu kết nối
các thành viên của kênh phân phối trên một nền tảng duy nhất, mang lại hiệu quả làm việc thiết
thực cho đội ngũ nhân viên bán hàng, giám sát, kế toán và lãnh đạo doanh nghiệp.


ÁP LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH BÁNH KẸO
NĂM 2022
1.

Thị trường bánh kẹo Việt Nam đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh

nghiệp (DN) trong nước với các thương hiệu nước ngoài. Sự xuất hiện “ồ ạt” của các sản phẩm bánh
kẹo nước ngoài trên thị trường đã lấn át sản phẩm trong nước cùng loại. Từ sức ép cạnh tranh này, đòi
hỏi các DN bánh kẹo trong nước phải đổi mới, tìm hướng đi mới để giành lại thị phần.

Do thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng bánh kẹo: 0%

Sự xuất hiện ồ ạt của các sản phẩm nhập khẩu với sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và chất
lượng.
Nếu so sánh về giá thì hàng nhập ngoại chỉ cao hơn hàng nội khoảng từ 10% đến 15%



Do hạn chế vốn có của DN trong nước chưa được khắc phục triệt để như mạng lưới phân
phối còn yếu, danh mục sản phẩm chưa đa dạng, mẫu mã chưa đổi mới… Hơn nữa, các DN

trong nước đều khơng có được các thế mạnh nổi trội về tài chính và kinh nghiệm hoạt động
như các DN nước ngồi.
Các DN bánh kẹo trong nước khó có thể cạnh tranh thành công với các đối thủ nước ngoài.



2.

Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô

miền Nam và Kinh đô miền Bắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam... ước tính chiếm tới 7580%. Các doanh nghiệp lớn trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị
trường với sự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt,
phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần dần bị thu
hẹp về quy mơ sản xuất do vốn ít, cơng nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm.

3.

Hiện nay, với 86 triệu dân, Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo khá tiềm năng.


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
3.1 Doanh thu từ hoạt động chính của cơng ty mang tính chất mùa vụ trong năm

Hình 1: Cơ cấu doanh thu Hải Châu
Theo dõi doanh thu kinh doanh của Hải Châu chúng tôi nhận thấy hoạt động sản xuất có sự biến
động theo chu kỳ giữa các quý trong năm. Trong đó doanh thu thường tăng mạnh vào quý 3
trùng với khoảng thời gian sau tết Trung thu là thời điểm lượng tiêu thụ sản phẩm của Hải Châu
mạnh nhất trong năm. Điều này cũng có thể lý giải được bởi sản phẩm bánh trung thu của công

ty chiếm đến 75% thị phần bánh của cả nước nên đây cũng được coi là thời điểm thuận lợi nhất
cho kết quả kinh doanh trong năm.
Năm

Doanh thu thuần
2020
2021
2022

Quý 1+ 2/2020
Cả năm
Quý 1+ 2/2021
Cả năm
Quý 1+ 2/2022
Cả năm

Tỷ trọng
240,243
660000
145,920
612000
199,266
837000

36.40%
23.84%
23.81%


Bảng 1: Tỷ trọng doanh thu của Hải Châu

Qua bảng trên có thể thấy sự chênh lệch doanh thu giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm của Hải
Châu đã gia tăng trong giai đoạn 2020 và năm 2021 (36.40% < 23.84%), tuy nhiên doanh thu
năm 2022 chưa kết thúc cả năm, con số cả năm đang tính tới thời điểm hiện tại, có lẽ con số
23.81% đang biến động, nhưng không thể phủ nhận rằng, mùa cao điểm của Hải Châu đang
“ngày càng cao điểm”. Tỷ trọng giảm và giá trị cũng giảm khi năm 2020 con số là 240,243 triệu
đồng, đến năm 2021 chỉ còn 145,920 triệu đồng giảm 48,000 triệu đồng.

3.2 Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí
900
800
700
600
500
400
300
200
100
0
Doanh thu thuần

Giá vốn hàng bán

Chi phí tài chính
2019

2020

Chi phí bán hàngChi phí quản lý doanh nghiệp
2021


Mặc dù lợi nhuận gộp của công ty liên tục giảm trong giai đoạn 2019-2021, cụ thể lợi nhuận gộp
của năm 2019 là 150 tỷ đồng, năm 2021 chỉ còn 135 tỷ đồng, tuy nhiên công ty đã thành công
trong việc giảm tỷ trọng giá thành sản phẩm. Năm 2020 tỷ trọng giảm 0.54% so với năm 2019
(từ 82.08% xuống 81.54%), và giá vốn hàng bán đến năm 2021 chỉ còn 79.55%. Ngồi giá vốn
hàng bán thì chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là yếu tố thứ 2 được công ty cắt giảm thành
cơng. Giai 2019-2021 chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm 11 tỷ đồng.
Tuy nhiên đi sâu vào phân tích, việc giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ từ 79% đến 83% so với doanh
thu thuần. Như vậy khi nguyên liệu đầu vào biến động giá rất có khả năng ảnh hưởng lớn tới
doanh thu hoạt động. Đối với sản xuất và chế biến hàng tiêu dùng (thực phẩm) khi chi phí đầu


vào tăng nhà sản xuất có khả năng đẩy phần tăng giá vào giá bán thành phẩm song trong điều
kiện kinh tế không thuận lợi dẫn đến lượng cầu giảm (sản lượng tiêu thụ giảm) và vì thế làm cho
doanh thu sụt giảm theo. Chi phí bán hàng (9%-hơn 11%) và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng không nhỏ so với doanh thu và khơng có sự giảm lớn qua các năm. Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh (khơng tính hoạt động tài chính) chỉ khoảng từ 1.7% đến 2.6% so với doanh thu, cụ
thể là 21 tỷ vào năm 2019, 10 tỷ vào năm 2020, và 12 tỷ vào năm 2021.
2019

Cơ cấu Chi phí
Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần
Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần
Chi phí quản lý doanh nghiệp/Doanh thu thuần
Chi phí lãi vay/Doanh thu thuần

2020

2021

%


82.1

81.49

79.64

%

9.09

9.02

11.48

%

4.52

4.64

4.13

%

1.71

3.12

2.74


3.3 Phân tích các chỉ số tài chính
Để nhìn nhận hoạt động của Hải Châu trong quá khứ được rõ nét hơn, chúng tôi tiến hành phân
tích các tỷ số tài chính của Hải Châu dựa trên một số các nhóm chỉ tiêu tài chính cơ bản như sau:
3.3.1 Nhóm chỉ số thanh khoản
2019

Nhóm chỉ số Thanh khoản

2020

2021

Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt

Lần

0.08

0.13

0.16

Tỷ số thanh toán nhanh

Lần

0.76

0.79


0.67

Tỷ số thanh toán hiện hành (ngắn hạn)

Lần

1.01

1.09

1.01

Khả năng thanh toán lãi vay

Lần

2.39

1.55

1.65

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán lãi vay của Hải Châu
tương đối ổn định qua các năm và ở mức chấp nhận được vì đều lớn hơn 1. Tuy nhiên sự chênh
lệch giữa chỉ tiêu thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền tương đối lớn. Điều này là do Hải
Châu tập trung một phần tài sản ngằn hạn của mình vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Bên cạnh việc làm khả năng thanh toán bằng tiền bị giảm so với thanh toán nhanh mà suất sinh
lời của Hải Châu cũng bị ảnh hưởng do hiệu quả hoạt động này không cao.
3.3.2 Cơ cấu vốn

2019

2020

2021

Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Tổng nợ phải trả

%

70.88

64.65

64.75

Tỷ số Nợ vay trên Tổng tài sản

%

43.1

46.88

44.81

Tỷ số Nợ trên Tổng tài sản

%


70.02

67.86

66.12

Tỷ số Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản

%

29.98

32.14

33.88

Tỷ số Nợ ngắn hạn trên Vốn chủ sở hữu

%

165.56

136.53

126.37

Tỷ số Nợ vay trên Vốn chủ sở hữu

%


143.78

145.89

132.26

Nhóm chỉ số Địn bẩy tài chính


Tỷ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu

%

233.58

211.16

195.17

Hệ số nợ trong cơ cấu vốn của Hải Châu qua các năm ở mức tương đối cao (trên 65%) và
đa phần là các khoản nợ ngắn hạn nhưng cũng đáng lo ngại nhiều. Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn
ở mức không hợp lý làm cho cơng ty mất nhiều chi phí trả lãi dù Hải Châu sẽ sử dụng được lợi
thế của địn bẩy tài chính. Cơ cấu vốn được bổ sung khá ổn định qua các năm.
3.3.3 Khả năng hoạt động
2019

Nhóm chỉ số Hiệu quả hoạt động

2020


2021

Vịng quay phải thu khách hàng

Vòng

5.28

4.15

6.75

Vòng quay hàng tồn kho

Vòng

7.08

5.4

5.65

Vòng quay phải trả nhà cung cấp

Vòng

3.94

3.56


5.05

Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất sử dụng tài sản cố định)

Vòng

3.95

1.99

2.04

Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử dụng tồn bộ tài sản)

Vịng

1.15

0.85

0.99

Vịng quay vốn chủ sở hữu

Vòng

4.11

2.75


3

Vòng quay các khoản phải thu của Hải Châu ngày càng tăng dần khiến cho số ngày thu
tiền từ hoạt động bán hàng càng ngày càng giảm lên chứng tỏ chính sách tín dụng thương mại
ngày càng được thu hẹp với khách hàng. Cùng với khoản phải thu vòng quay khoản phải trả
càng ngày càng bị thu hẹp nhưng vòng quay khoản phải trả nhà cung cấp thấp hơn vịng quay
khoản phải thu vì vậy chứng tỏ Hải Châu không bị chiếm dụng vốn từ các đối tác tương đối lớn
và sẽ làm tăng vịng quay vốn của cơng ty. Mặc dù doanh thu hàng năm không tăng đều đặn
song vòng quay các loại tài sản đều đặn giảm xuống. Hiện nay trên sàn niêm yết có một số cổ
phiếu cũng hoạt động trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm như Hải Châu là HHC; BBC
và NKD song các công ty này không chỉ đơn thuần chỉ tập trung vào hoạt động sản xuất kinh
doanh chính mà cịn mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính và kinh doanh bất động sản dưới
hình thức một tập đoàn như nên các đối thủ cạnh tranh để so sánh với Hải Châu có phần chiếm
ưu thế hơn.
3.3.4 Khả năng sinh lời
2019

Nhóm chỉ số Sinh lợi

2020

2021

Tỷ suất lợi nhuận gộp biên

%

17.9

18.51


20.36

Tỷ lệ lãi EBIT

%

4.09

4.84

4.53

Tỷ lệ lãi EBITDA

%

6.34

9.76

9.13

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần

%

1.82

1.37


1.4

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROEA)

%

7.48

3.76

4.19

Tỷ suất sinh lợi trên vốn dài hạn bình quân (ROCE)

%

9.4

7.79

7.91

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân (ROAA)

%

2.09

1.17


1.38


Lợi nhuận của Hải Châu đến từ duy nhất một nguồn chính: hoạt động sản xuất kinh
doanh, khơng có nhiều từ hoạt động tài chính và các khoản thu nhập bất thường (đến từ hoạt
động kinh doanh bất động sản và thanh lý tài sản cố định). Như vậy qua phần phân tích trên nếu
như Hải Châu mở rộng hoạt động sản xuất chính với tốc độ tăng trưởng ổn định và kinh doanh
bất động sản thuận lợi thì lợi nhuận trong những năm tới được đảm bảo. Hoạt động tài chính
tương đối rủi ro với lợi nhuận của cơng ty.
Lợi nhuận không bị âm nhưng suất sinh lời tổng hợp của công ty đều tăng trưởng với tốc
độ âm và thấp hơn hẳn so với một số doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực như Kinh Đô. Đây cũng
là một trong yếu tố chứng tỏ Hải Châu đang là một trong những cơng ty cần tìm cách để giảm
chi phí vốn vay (WACC).
3.3.5 Đánh giá hiệu quả dịng tiền
Nhóm chỉ số Dòng tiền
Tỷ số dòng tiền HĐKD trên doanh thu thuần

%

-2.48

7.81

13.59

Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ dòng tiền HĐKD
Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền thuần trong
kỳ


%

-5.59

15.96

32.12

%

-10.56

2.67

1.5

Tỷ lệ dồn tích (Phương pháp Cân đối kế tốn)

%

15.5

Tỷ lệ dồn tích (Phương pháp Dịng tiền)

%

15.78

Dịng tiền từ HĐKD trên Tổng tài sản


%

-2.77

7

13.75

Dòng tiền từ HĐKD trên Vốn chủ sở hữu

%

-9.25

21.78

40.59

Dòng tiền từ HĐKD trên Lợi nhuận thuần từ HĐKD

%

-98.99

459.56

746.39

10.32


20.8

Khả năng thanh tốn nợ từ dịng tiền HĐKD

%

-3.96

Dòng tiền từ HĐKD trên mỗi cổ phần (CPS)

VNĐ

-1,701

Suất sinh lợi của hoạt động kinh doanh chính thấp song đây lại là một hoạt động vô cùng
quan trọng với công ty bởi duy nhất nó mang đến cho Hải Châu một lượng tiền mặt lớn và ổn
định (trừ năm 2019). Chính vì thế mà trong chiến lược của phát triển Hải Châu thành tập đồn đa
ngành thì chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh chính, tăng tốc độ tăng trưởng thông qua
hoạt động M&A nên đặt lên hàng đầu và khả thi hơn cả.


ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN - SWOT


CƠ HỘI
Mở rộng hoạt động chính thơng qua M&A và các lĩnh vực hoạt động khác phát triển thành tập
đoàn kinh doanh đa ngành. Mở rộng lĩnh vực chế biến thực phẩm thông qua các hoạt động M&A
giúp cho Hải Châu giảm bớt các chi phí trung gian (đối với những đơn vị trực thuộc) cải thiện
được tỷ suất sinh lời. Đối với các công ty khác, M&A là cách nhanh chóng nhất để mở rộng lĩnh
vực kinh doanh đối với các sản phẩm tiềm năng mới.

THÁCH THỨC
Rủi ro từ mặt bằng, địa điểm
Lựa chọn địa điểm kinh doanh luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh
nghiệp trong ngành bán lẻ. Một địa điểm kinh doanh với mặt bằng thuận lợi giúp thu hút khách
hàng cũng như góp phần gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Nó cũng đóng vai trị rất lớn trong
việc quyết định sự thành công của chiến dịch quảng bá hình ảnh, sản phẩm, thương hiệu. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích thì doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rủi ro như: giá thuê
mặt bằng tăng, biến động của bất động sản, chủ th khó tính, …
Để hạn chế tổn thất tài chính khi thuê những mặt bằng ở đường lớn đắt đỏ, doanh nghiệp bán lẻ
có quy mơ vừa và nhỏ có thể chọn th mặt bằng ở những ngõ phố có cư dân đơng đúc. Nó vừa
giúp doanh nghiệp giữ lại một khoản tiền, vừa giúp doanh nghiệp kiếm thêm nguồn thu để thực
hiện các chiến dịch khác. Để hạn chế những rủi ro về vấn đề mặt bằng địa điểm, hầu hết các
doanh nghiệp hiện nay đều bán hàng song song trực tiếp và qua các nền tảng trực tuyến. Việc
bán hàng thông qua các nền tảng online như: website, mạng xã hội, chợ điện tử, … không những
giúp hạn chế những rủi ro về mặt địa điểm mà còn giúp các doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm chi
phí, nhanh chóng tìm được khách hàng tiềm năng và marketing thuận tiện hơn.
Rủi ro từ hệ thống phân phối
Thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, muốn doanh nghiệp lớn mạnh và phát triển thì cần có
kế hoạch phát triển hệ thống phân phối sản phẩm. Tuy nhiên, khi trưng bày hàng hóa tại các siêu
thị cũng mang lại một số rủi ro nhất định như:


Hết hàng nhưng không cung cấp kịp thời. Lúc này khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn mua
những sản phẩm thay thế của những đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ mất đi một phần lợi
nhuận.
Vị trí trưng bày cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định mua của người tiêu dùng. Nếu sản
phẩm của doanh nghiệp được xếp ở một vị trí khó nhìn, và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
được xếp ở vị trí thuận lợi hơn, khách hàng sẽ mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, nếu
đối thủ cạnh tranh chi trả một số tiền cao hơn số tiền mà doanh nghiệp chi trả để sản phẩm của
đối thủ luôn được trưng bày ở những nơi hút tầm nhìn nhất thì doanh số của doanh nghiệp sẽ sụt

giảm. Lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là một rủi ro trong
ngành bán lẻ mà các doanh nghiệp cần phải chú ý.
Nhân viên bán hàng/nhân viên tư vấn không hiểu rõ sản phẩm nên không thể tư vấn cho khách
hàng một cách thật đầy đủ và chỉn chu. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Rủi ro từ nhà cung cấp
Ngoài ra một rủi ro trong ngành bán lẻ nữa đó là rủi ro trong mối quan hệ với nhà cung cấp. Nếu
mối quan hệ giữa doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp không tốt sẽ gây ra những bất đồng trong
việc hợp tác làm ăn, dẫn đến không thể đạt được hiệu quả cao trong công việc: tăng giá, chậm
giao hàng, …. Do vậy, các doanh nghiệp cần chăm sóc và giữ gìn mối quan hệ tốt với nhà cung
cấp.

NHẬN ĐỊNH ĐẦU TƯ
Trong phần này chúng tôi sẽ tiến hành định giá cổ phiếu Hải Châu theo phương pháp thu nhập
phụ trội dành cho chủ sở hữu dựa trên những giả định như sau.
Những giả định cơ bản về tình hình kinh tế vĩ mơ trong thời gian sắp tới:
• Lãi suất cơ bản VNĐ là 8%/năm dự báo lãi suất này sẽ được duy trì từ năm 2010.
• Lạm phát năm 2022 ở mức 2.73%/năm.
• Phần bù rủi ro thị trường được xác định như sau:


+ Suất sinh lời phi rủi ro là mức lãi suất trái phiếu chính phủ (Rf) bình qn trong giai đoạn
2017-2021 là 3.91%. Dữ liệu lãi suất trái phiếu Chính phủ danh nghĩa được lấy từ Cổng thông
tin điện tử Kho bạc Nhà nước.
+ Chỉ số VN-Index tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2021 là 17.24% (Rm)
Chọn chỉ số VN-Index là chỉ số đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên
HOSE tại Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
Phần bù rủi ro thị trường = Rm - Rf = 17.24% - 3.91% = 13.33%
-------Mơ hình được xây dựng là mơ hình định giá ba giai đoạn với các giả định như sau:
Giai đoạn 1: Từ năm 2022 đến 2026
• Trong hai quý đầu năm vừa qua, KDC đã hoàn thành được 31% kế hoạch doanh thu và 31.28%

kế hoạch lợi nhuận sau thuế. Nếu như theo đúng quy luật hàng năm, quý 3 sẽ là quý mà doanh
thu và lợi nhuận của cơng ty sẽ đạt cao nhất trong năm thì chúng tơi hồn tồn có thể tin tưởng là
Hải Châu sẽ hoàn thành kế hoạch đề ra đầu năm. Lợi nhuận năm 2022 được xây dựng trên tốc độ
tăng trưởng doanh thu trung bình của ngành là 20%/năm.
• Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm được tính tốn dựa trên công thức cơ bản: lấy tỷ lệ thu
nhập giữ lại nhân với suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của cổ phiếu.
• Lãi suất chiết khấu chính là chi phí vốn chủ sở hữu được xác định với hệ số đo lường rủi ro
biến động giá cổ phiếu so với biến động chung của toàn thị trường (beta) là bình quân của 5 năm
Beta 2017
Beta 2018
Beta 2019
Beta 2020
Beta 2021
Bình quân Beta 5 năm

0.6129
0.5355
0.5577
0.5794
0.7472
0.6065

Với lãi suất phi rủi ro là 3.91%, phần bù rủi ro lãi suất là 13.33% thì tỷ suất chiết khấu giai đoạn
này được xác định bằng công thức CAPM:
r = Rf + β.(Rm-Rf)


Trong đó:



r: Lợi nhuận sinh lời kỳ vọng



Rf: (risk free rate) là lãi suất phi rủi ro. Nó là loại lãi suất mà tại đó rủi ro của tài sản gần

bằng 0. Rủi ro phi lãi suất thường được lấy là lãi suất trái phiếu kho bạc chính phủ trong 10 năm


β: cho biết độ nhạy cảm của tài sản đầu tư đối biến động thị trường



Rm: (Required market return) là tỷ suất sinh lời yêu cầu



Rm-Rf: risk premium là khoản gia tăng bù đắp rủi ro thị trường
r =3.91%, + 0.6065 x 13.33%
=11.99%
Giai đoạn 2: Từ năm 2017 đến năm 2030

Trong giai đoạn này lãi suất phi rủi ro sẽ duy trì là 3.91%, phần bù rủi ro thị trường là 12%.
Mức biến động giá cổ phiếu Hải Châu so với biến động chung của toàn thị trường là tương đối
nên giả định Beta của cổ phiếu xoay quanh giá trị xấp xỉ 1. Lãi suất chiết khấu cho giai đoạn
này:
r =3.91%, + 0.9 x 12%
= 13.99%
Giai đoạn 3: Từ năm 2031 đến sau này
Tốc độ tăng trưởng dài hạn của kinh tế Việt Nam là 7,5%/năm, tốc độ tăng dân số dài hạn cũng

sẽ xấp xỉ ở mức 1.5%. Tốc độ tăng trưởng dài hạn của Hải Châu được chúng tôi dự báo sẽ tăng
mạnh ở mức 7%/năm. Chi phí vốn chủ sở hữu giai đoạn này ở mức 10%/ năm.

-----------


Giá cổ phiếu Hải Châu được xác định theo phương pháp thu nhập vượt trội ba giai đoạn
Giá trị sổ sách (1)

18.05

Giá trị vượt trội giai đoạn đầu (2)

11.92

Giá trị vượt trội giai đoạn cuối cùng (3)

13.97

Giá cổ phiếu Hải Châu hiện tại = (1) + (2) + (3)

43.94

Sau khi đã tính tốn giá cổ phiếu Hải Châu theo một phương án được chọn là phương án cơ sở,
chúng tôi nhận thấy giá trị của giai đoạn 3 (giai đoạn cuối cùng) có ảnh hưởng lớn nhất tới giá cổ
phiếu. Bảng độ nhạy dưới đây xác định giá trị cổ phiếu theo hai yếu tố lãi suất chiết khấu (giai
đoạn 3) và tốc độ tăng trưởng (giai đoạn 3) sẽ đưa cho các nhà đầu tư các giá trị của cổ phiếu
phù hợp với sự kỳ vọng của mỗi người. Trong đó phản ánh khơng có sự chênh lệch đáng kể
Giá cơ sở


Tốc độ tăng trưởng

43.94
6%
7%
9%
10%
11%
12%

8%
43.905
43.973
43.991
43.945
44.944
46.933

Lãi suất chiết khấu
10%
14%
15%
43.837
44.040
39.941
43.822
41.940
43.942
43.182
43.940

43.948
43.471
42.931
43.943
43.351
42.656
43.949
43.981
43.701
43.941

16%
39.996
42.920
44.561
46.059
47.012
43.025

Hiện nay, P/E và P/B chưa tương xứng với Hải Châu để có thể lựa chọn là chỉ tiêu định
giá theo phương pháp hệ số tương đối bằng cách tìm doanh nghiệp có quy mơ tương đương. Nếu
như Hải Châu hồn thành kế hoạch đề ra từ đầu năm nay mức EPS dự báo cho năm 2022 xấp xỉ
1,300 VNĐ. Giá trị sổ sách cho đến cuối năm là 18.245 VNĐ. Hiện nay Hải Châu đang được
chúng tơi xếp vào nhóm ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, ngành này hiện nay đang có
mức P/E là 10.57 cao hơn một chút so với mức trung bình chung của thị trường (Sàn HoSE:
10.55 — Sàn HnX: 9.28) (tính theo mức giá ngày 25/10/2022).
Nếu như lấy mức P/E kỳ vọng cho Hải Châu hiện tại là 9.x thì mức giá được dự tính là
43.000 VNĐ. Mặc dù giá tính theo phương pháp hệ số tương đối không chênh lệch nhiều so với
mức giá theo phương pháp chiết khấu dịng tiền song chúng tơi vẫn nghiêng về mức giá 43.940
VNĐ cho mục tiêu đầu tư dài hạn, giá theo P/E chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu so sánh giữa

mức giá mục tiêu và mức giá hiện tại của Hải Châu là 18.050 VNĐ thì lợi suất chênh lệch xấp xỉ
20% cho đến hết năm.
Chúng tôi cũng đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu Hải Châu!



×