Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập môn kinh tế du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.15 KB, 13 trang )

Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế
của thị trường du lịch Việt Nam.
Việt Nam có tiềm năng về du lịch tuy nhiên việc quy hoạch khai thác
tài nguyên du lịch ở nước ta còn chưa tương xứng với tiềm năng ví
dụ như nhiều khu du lịch đưa vào khai thác không hiệu quả và
ngược lại cũng có nhiều nơi rất có tiềm năng du lịch nhưng chưa
được đầu tư, khai thác đúng và đạt hiệu quả như mong đợi. Nhiều
nơi việc khai thác tài nguyên du lịch còn cẩu thả, bừa bãi và thiếu sự
quản lý của cơ quan ban, ngành dẫn đến tình trạng các tài ngun
du lịch bị hao mịn, suy kiệt và khơng phát huy được tiềm năng vốn
có.
Việc khai thác tài nguyên du lịch vẫn chỉ 1 hướng “cho đi” mà không
“nhận lại”, nghĩa là một số nơi chỉ biết khai thác và tận dụng triệt để
nguồn tài nguyên du lịch mà khơng có ý thức bảo vệ, phục hồi, tơn
tạo. Bên cạnh đó ý thức của một bộ phận cá nhân trong ngành du
lịch chưa cao, chưa quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng mà
chỉ biết lo đến lợi ích cá nhân, trục lợi từ tài nguyên du lịch.
Mặc dù Việt Nam nổi tiếng là đất nước với những con người thân
thiện, hiếu khách nhưng vẫn còn tồn tại những người làm du lịch ý
thức chưa cao như phá hoại tài nguyên du lịch, thực hiện những
hành vi không tốt làm mất đi hình ảnh của du lịch Việt Nam như vứt


rác bừa bãi, thực hiện những hành vi ảnh hưởng đến cảnh quan sinh
thái, môi trường (thấy rõ nhất là ở các bãi tắm, bãi biển hoặc ở
những khu vực công cộng như đường phố, công viên…)
Các đơn vị, ban, ngành, đồn thể quản lý về du lịch có lượng nhân
sự cịn mỏng. Thêm vào đó, tình trạng quản lý chồng chéo; do vậy,
đơi khi cịn xảy ra các vấn đề liên quan đến tài nguyên du lịch thì
đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không phân quyền hạn hoặc giao
trách nhiệm cụ thể. Cơ sở hạ tầng tuy được nâng cấp, cải thiện


nhưng vẫn còn thiếu đồng bộ giữa các vùng, miền, khu, điểm du
lịch.
Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành dịch vụ du lịch tuy đơng
nhưng về mặt trình độ chuyên môn là chưa cao, chưa đáp ứng kịp
thời yêu cầu của khách du lịch, nhất là du khách quốc tế. Các đơn vị
lữ hành trong nước dù “sân nhà” nhưng có trường hợp vẫn khơng
cạnh tranh được các công ty du lịch đa quốc gia hoặc công ty du lịch
có vốn đầu tư nước ngồi, về cả trình độ chuyên môn, năng lực cạnh
tranh nhất là các đường Tour quốc tế.
Về mảng tiếp thị, quảng cáo hình ảnh Việt Nam trên thương trường
du lịch thế giới vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm. Việc xây
dựng một chiến lược tiếp thị dài hơi và phù hợp để du khách quốc tế
luôn xem Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn trong kế hoạch nghỉ


dưỡng của họ đó là một thách thức khơng dễ thực hiện.
Trong mắt bạn bè, du khách quốc tế, dù du lịch Việt Nam có nhiều
ưu điểm song khơng phải là khơng có nhược điểm như vấn nạn hàng
rong chèo kéo, nói thách đối với người nước ngồi dường như chưa
bao giờ giảm; nạn ăn xin, móc túi, cướp giật hiện nay đang có xu
hướng tăng; hệ thống các biển báo, biển hướng dẫn ở những nơi
công cộng chưa hợp lý cũng gây khó hiểu cho du khách nước ngồi
và điểm nhức nhối cuối cùng là một số tài xế taxi thường xun bày
những chiêu trị như “hơi của” hay chạy quãng đường xa hơn để tính
thêm tiền của khách.

Dựa trên những đặc điểm nào để khẳng định "" DU LỊCH LÀ NGÀNH
KINH TẾ ĐẶC THÙ "".
Du lịch là hoạt động của con người xuất phát từ xa xưa đến nay, đi song song
với sự phát triển vượt bậc của kinh tế xã hội thì du lịch dần trở thành một xu thế

toàn cầu. Trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển, du lịch Việt Nam ngày nay
đã vươn lên là một trong những ngành kinh tế quan trọng của nước ta với tầm
vóc đáng kể. Kinh tế du lịch phát triển mạnh là nhờ vào tiềm năng vốn có của
đất nước và sự khai thác có hiệu quả của những nhà làm du lịch trong những
năm gần đây. Kinh tế du lịch là một loại hình kinh tế với đặc thù riêng biệt vì


cung cấp sản phẩm là dịch vụ và được coi là ngành cơng nghiệp khơng khói.
Đây là ngành kinh tế có vai trị khai thác các nguồn tài ngun thiên nhiên sẵn
có tại chỗ để thu hút khách du lịch trong và ngồi nước đến tham quan. Để nói
ngành du lịch là một ngành kinh tế đặc thù, cần phải xem xét trên nhiều đặc
điểm khác nhau.
Trước hết, không thể phủ nhận rằng du lịch là ngành kinh tế dịch vụ. Đầu tiên,
cần phải hiểu rõ, kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế có sản phẩm là hàng hóa phi
vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, con người và mang lại lợi nhuận.
Như vậy, các sản phẩm tạo ra và phục vụ cho ngành du lịch sẽ là những sản
phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại doanh thu cho
công ty.
Kế đến, có thể xét đến ngành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, hay nói
cách khác là có cấu trúc liên ngành. Theo các định nghĩa về sản phẩm du lịch có
thể thấy nó là tập hợp của các dịch vụ khác nhau dựa trên việc khai thác các tài
nguyên du lịch. Do vậy, du lịch tác động qua lại với rất nhiều ngành nghề khác
nhau và các ngành này có mối liên hệ chặt chẽ để tạo ra một sản phẩm du lịch
hoàn hảo và thu hút khách du lịch. Để phát triển ngành du lịch, cần phải xem xét
và vận dụng hợp lý mối quan hệ giữa ngành này với các ngành kinh tế khác để
đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, khách du lịch tham gia một chuyến đi
không chỉ dùng các dịch vụ vận tải, lưu trú, ăn uống, tham quan mà cịn sử dụng
vơ vàn các dịch vụ khác nhau để phục vụ nhu cầu của bản thân.



Đặc trưng về xã hội hóa cũng là một trong những đặc trưng lớn nhất để có thể
chứng minh du lịch là ngành kinh tế đặc thù. Xã hội hóa trong du lịch trước hết
được hiểu là quá trình diễn ra sự liên kết giữa các đơn vị, thành phần, bộ phận
trong xã hội để tăng tính xã hội của ngành du lịch dựa trên cơ sở phân công
chuyên môn hóa. Nói cách khác, ngành du lịch có tính xã hội hóa cao là do nó
thu hút được các thành phần chủ thể kinh tế xã hội khác nhau nhằm phản ánh
quá trình phát triển giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng như là tính
chất xã hội.
Một đặc điểm khác để nói ngành du lịch là ngành kinh tế đặc thù đó là tính xanh
và sạch. Ngày nay, cả thế giới đang định hướng phát triển theo hướng hội nhập
quốc tế và tồn cầu hóa, tuy nhiên vẫn chú trong vào các biện pháp để bảo vệ
mơi trường. Theo đó, du lịch là ngành kinh tế cung cấp các sản phẩm dịch vụ,
chính vì vậy mà nó có thể nói là ít gây hại đến mơi trường. Tuy nhiên khơng vì
vậy mà các nhà làm du lịch có thể lơ là với đặc điểm này của du lịch, cần phải
đưa ra những chính sách và biện pháp để đảm bảo rằng du lịch là ngành công
nghiệp khơng khói và khơng gây hại đến mơi trường.
Đặc điểm tiếp theo cần đề cập đến là tính ích lợi và hiệu quả kinh tế cao của
ngành kinh tế du lịch ngày nay. Với sự phát triển vượt bậc của xã hội ngày nay
thì du lịch có thể được xem là giải pháp tốt để giúp con người giải tỏa. Do vậy,
đây có thể được xem là ngành cơng nghiệp đã, đang và sẽ phát triển mạnh trong
tương lai. Nhờ vào du lịch mà tổng sản phẩm kinh tế quốc dân ở nhiều nước


được nâng cao, ngân sách được cải thiện và tốc độ tăng trưởng GDP tăng vọt.
Ngành kinh tế du lịch được xem là chìa khóa để đẩy mạnh nền kinh tế phát triển
một cách phong phú hóa, đa phương hóa tại nhiều đất nước.
Kế tiếp, cần bàn đến là ngành kinh tế du lịch có tính thời vụ. Tính thời vụ trong
nền kinh tế du lịch lăp đi lặp lại hàng năm dưới những tác động khách quan nhất
định. Từ đó mà nguồn cung du lịch tương đối ổn định quanh năm, trong khi nhu
cầu du lịch có xu hướng biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Kinh

tế du lịch có đặc tính này, do vậy mà nguồn thu du lịch khơng có tính đồng nhất
với nhau hàng tháng, mà sẽ có sự thay đổi, chênh lệch giữa các mùa khác nhau.
Ví dụ, vào mùa cao điểm, doanh thu của ngành kinh tế du lịch sẽ tăng vọt và
ngược lại.
Đặc trưng cuối cùng để khẳng định du lịch là ngành kinh tế đặc thù đó là tính xã
hội đặc biệt trong nhu cầu du lịch. Nhu cầu xã hội đặc biệt là nhu cầu khác với
nhu cầu của các ngành sản xuất vật chất như Công nghiệp hoặc Nông nghiệp.
Như vậy, nhu cầu xã hội đặc biệt là nhu cầu không chỉ của riêng một cá nhân
hay một con người, mà đó là nhu cầu của cả một tổ chức, một tập thể trong một
xã hội nhất định. Tính đặc biệt của nhu cầu du lịch được thể hiện qua tính chất
của sản phẩm được dùng để đáp ứng nhu cầu của con người. Và khác với Công
nghiệp và Nông nghiệp, ngành kinh tế du lịch sử dụng các sản phẩm dịch vụ để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.


Như vậy, thông qua các đặc trưng cơ bản trên có thể khẳng định du lịch là một
ngành kinh tế đặc thù và có tính chất hồn tồn khác với Cơng nghiệp hay Nơng
Nghiệp. Chính vì vậy, để phát triển ngành kinh tế đặc thù này, cần đưa ra những
giải pháp phù hợp với thời đại và từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Các yếu tố tác động đến cầu trong kinh doanh du lịch
bao gồm:
-

Yếu tố tự nhiên:

Yếu tố tự nhiên là yếu tố đầu tiên tác động đến cầu trong kinh
doanh du lịch. Nó sẽ quyết định phần lớn nhu cầu của khách
hàng đến điểm du lịch. Bởi vì yếu tố tự nhiên bao gồm cả những
tài nguyên tự nhiên và các yếu tố liên quan đến thời tiết. Tài
nguyên tự nhiên sẽ giúp du khách quyết định mục đích và nhu

cầu tại nơi du lịch. Các yêu tố liên quan đến thời tiết cũng là
yếu tố khiến du khách cân nhắc thời gian cũng như địa điểm du
lịch.
-

Yếu tố văn hóa – xã hội:

Yếu tố văn hóa - xã hội được xem là yếu tố có sức ảnh hưởng
đến nhu cầu của khách hàng trong suốt quá trình trưởng thành
của họ. Yếu tố này bao gồm các mối quan hệ xung quanh du


khách, địa vị xã hội, tầng lớp xã hội, tôn giáo,... từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến nhu cầu đi du lịch của du khách. Những yếu
tố này quyết định được tính chất cũng như đặc điểm của những
tour du lịch mà du khách lựa chọn. Ví dụ du khách Hồi Giáo bị
phụ thuộc rất nhiều vào tôn giáo của họ và họ luôn tuân thủ
chặt chẽ các quy định về ăn uống, lễ hội. Do vậy mà các công
ty du lịch phục vụ nhóm du khách này cũng cần phải tìm hiểu
kỹ về đặc trưng tơn giáo của họ.
-

Yếu tố kinh tế:

Yếu tố kinh tế bao gồm thu nhập của khách du lịch, giá cả hàng
hóa và tỉ giá hối đoái. Thu nhập của khách du lịch cũng ảnh
hưởng rất nhiều đến nhu cầu du lịch của du khách. Khách hàng
ở các phân khúc khác nhau sẽ có thu nhập và nhu cầu du lịch
khác nhau. Thu nhập của du khách có tác động thuận với nhu
cầu du lịch vì du khách có thu nhập càng cao thì càng có nhu

cầu đi du lịch và càng mong muốn được trải nghiệm những dịch
vụ và sản phẩm cao cấp hơn. Yếu tố kế tiếp là giá cả của hàng
hóa cũng là một trong những nhân tố liên quan đến nhu cầu du
lịch của con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến mong muốn đi
du lịch của khách bởi vì giá cả hàng hóa thay đổi thì nhu cầu du
lịch của con người cũng sẽ thay đổi. Và nhân tố cuối cùng là tỉ


giá hối đối hay cịn được gọi là tỉ giá trao đổi ngoại tệ. Nhân tố
này ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của khách quốc tế đến nước
chủ nhà. Khi lựa chọn một điểm đến du lịch thì du khách sẽ
phải xem xét về giá trị đồng tiền tại nước đó, quốc gia nào có
đồng tiền rẻ hơn sẽ thu hút nhiều khách nước ngồi hơn. Ví dụ
như đồng tiền của Thụy Sĩ hiện nay sẽ gây bất lợi cho du khách
đến du lịch tại đây nhưng sẽ là điểm có lợi cho người dân tại
đây nếu muốn đi du lịch nước ngoài.
-

Yếu tố cách mạng khoa học – kỹ thuật và q trình đơ thị
hóa:

Yếu tố kế tiếp ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch của du
khách đó là yếu tố về cách mạng khoa học kĩ thuật và q trình
đơ thị hóa. Nhìn chung thì du khách sẽ ưu tiên lựa chọn những
điểm đến có sự phát triển mạnh về khoa học kĩ thuật. Bởi vì
ngày nay cơng nghệ là cơng cụ khơng thể thiếu trong cuộc
sống và trong việc thu hút khách du lịch. Tại nơi có trình độ
khoa học kĩ thuật cao thì việc di chuyển của du khách cũng sẽ
trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn, các nhu cầu của du khách
được đáp ứng một cách hoàn hảo hơn và du khách có thể có

nhiều sự lựa chọn hơn. Bên cạnh đó q trình đơ thị hóa cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định trong nhu cầu du lịch của


du khách. Tùy thuộc vào đặc trưng của loại hình du lịch và du
khách chọn thì họ sẽ ưu tiên những nơi có mức độ đơ thị hóa
khác nhau. Nhưng nhìn chung thì du khách thường sẽ lựa chọn
những nơi có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản của họ
cũng như là mang lại cho du khách những trải nghiệm tốt nhất.
-

Yếu tố chính trị:

Yếu tố kế tiếp cần phải kể đến đó là yếu tố chính trị. Mỗi quốc
gia sẽ có một thể chế chính trị riêng phù hợp với tư tưởng của
giai cấp thống trị, lãnh đạo. Tuỳ vào mỗi quốc gia mà họ có
những chính sách để giúp thúc đẩy ngành kinh tế du lịch hoặc
bài trừ và cấm đoán các hoạt động du lịch. Điều này làm ảnh
hưởng đến tâm lý của khách du lịch và ảnh hưởng trực tiếp đến
nhu cầu du lịch của du khách. Ví dụ vào trước năm 1976, Trung
Quốc có những chính sách bất hợp tác với các nước láng giềng,
đã là trở ngại to lớn kìm hãm sự phát triển du lịch của quốc gia
này dù cho nơi đây là một nước rộng lớn và có nhiều tài nguyên
du lịch phong phú hấp dẫn. Bên cạnh đó thì các vấn đề quy
định về xuất nhập cảnh, quản lý thị thực, thời hạn thị thực cũng
như lệ phí cũng ảnh hưởng bởi chính trị và có tác động trực tiếp
đến nhu cầu du lịch của du khách.


-


Các yếu tố xúc tiến, quảng cáo và tiếp thị du lịch:

Yếu tố cuối cùng phải kể đến đó là các yếu tố về xúc tiến,
quảng cáo và tiếp thị du lịch. Yếu tố này giúp cho nền du lịch
của chính quốc có thể tiếp cận rộng rãi đến du khách quốc tế
và ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch của du khách.
Thơng qua các chương trình xúc tiến du lịch thì du khách có thể
biết được những tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa mà
quốc gia đó đang sở hữu và đang phát triển. Từ đó họ sẽ có nhu
cầu đến để tìm hiểu và tiếp cận thị trường du lịch của quốc gia
đó. Các chương trình quảng cáo và tiếp thị du lịch với các ưu
đãi cũng là một trong những cách thu hút khách du lịch và ảnh
hưởng trực tiếp đến nhu cầu du lịch của du khách. Du khách sẽ
có xu hướng đến những nơi có những chương trình quảng cáo
tiếp thị du lịch và những ưu đãi hấp dẫn.

Những điểm khác biệt của ngành kinh tế du lịch so với
ngành kinh tế công nghiệp hoặc nông nghiệp là:
-

Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, trong
khi ngành kinh tế công nghiệp hoặc nông nghiệp là ngành kinh tế hàng
hóa. Kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế có sản phẩm là hàng hóa phi vật


chất nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, con người và mang lại lợi nhuận.
Như vậy, các sản phẩm tạo ra và phục vụ cho ngành du lịch sẽ là những
sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại doanh


-

thu cho công ty.
Kế đến, có thể xét đến ngành du lịch là ngành kinh doanh tổng hợp, hay
nói cách khác là có cấu trúc liên ngành. Trong khi đó, ngành cơng nghiệp
và nơng nghiệp thì cấu trúc ít phức tạp hơn, ít có sự liên kết giữa các
ngành khác nhau hơn. Theo các định nghĩa về sản phẩm du lịch có thể
thấy nó là tập hợp của các dịch vụ khác nhau dựa trên việc khai thác các
tài nguyên du lịch. Do vậy, du lịch tác động qua lại với rất nhiều ngành
nghề khác nhau và các ngành này có mối liên hệ chặt chẽ để tạo ra một
sản phẩm du lịch hoàn hảo và thu hút khách du lịch. Để phát triển ngành
du lịch, cần phải xem xét và vận dụng hợp lý mối quan hệ giữa ngành này
với các ngành kinh tế khác để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ, khách
du lịch tham gia một chuyến đi khơng chỉ dùng các dịch vụ vận tải, lưu
trú, ăn uống, tham quan mà cịn sử dụng vơ vàn các dịch vụ khác nhau để

-

phục vụ nhu cầu của bản thân.
Tiếp theo, cần bàn đến là ngành kinh tế du lịch có tính thời vụ. Mặc dù
nơng nghiệp cũng có tính thời vụ, nhưng ngày nay với sự phát triển của
khoa học kĩ thuật thì đặc tính này trong nơng nghiệp cũng khơng cịn rõ
nét. Tính thời vụ trong nền kinh tế du lịch lặp đi lặp lại hàng năm dưới
những tác động khách quan nhất định. Từ đó mà nguồn cung du lịch
tương đối ổn định quanh năm, trong khi nhu cầu du lịch có xu hướng biến


động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Kinh tế du lịch có đặc tính
này, do vậy mà nguồn thu du lịch khơng có tính đồng nhất với nhau hàng
tháng, mà sẽ có sự thay đổi, chênh lệch giữa các mùa khác nhau. Ví dụ,

vào mùa cao điểm, doanh thu của ngành kinh tế du lịch sẽ tăng vọt và

-

ngược lại.
Điểm khác biệt cuối cùng đó là tính xã hội đặc biệt trong nhu cầu du lịch.
Nhu cầu xã hội trong du lịch đặc biệt là nhu cầu khác với nhu cầu của các
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp hoặc nông nghiệp. Như vậy, nhu
cầu xã hội đặc biệt là nhu cầu không chỉ của riêng một cá nhân hay một
con người, mà đó là nhu cầu của cả một tổ chức, một tập thể trong một xã
hội nhất định. Tính đặc biệt của nhu cầu du lịch được thể hiện qua tính
chất của sản phẩm được dùng để đáp ứng nhu cầu của con người. Và khác
với công nghiệp và nông nghiệp, ngành kinh tế du lịch sử dụng các sản
phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.



×