Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

MÔN GIAO TIẾP KINH DOANH đề tài CHUYẾN đi THỰC tế PHỎNG vấn về ẩm THỰC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (830.05 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIỮA KÌ
MƠN: GIAO TIẾP KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Vân
Mã lớp học phần:422000361114
Lớp: ĐHTN17FTT

Nhóm:5

Tên thành viên

MSSV

Huỳnh Thiện Khải
Nguyễn Hoàng Như Ngọc
Hoàng Thị Diệu Hương
Tăng Nhật Trường
Nguyễn Công Đức
Lê Tiến Đạt

21031751
21089615
21026981
21076951
20111841
21030471

ĐỀ TÀI: CHUYẾN ĐI THỰC TẾ PHỎNG VẤN VỀ ẨM
THỰC VIỆT NAM



Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2022

0

0


2

MỤC LỤC
I/ MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Giới thiệu ẩm thực 3 miền
1.1.1 Giới thiệu ẩm thực miền Bắc
1.1.2 Giới thiệu ẩm thực miền Trung
1.1.3 Giới thiệu ẩm thực miền Nam
II/ BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
2.1 Lí do tổ chức chuyến đi
2.2 Chuẩn bị trước chuyến đi
2.3 Kế hoạch chuyến đi thực tế
2.4 Tổng kết chi phí chuyến đi
III/ THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN
3.1 Thuận lợi
3.2 Khó khăn
IV/ TỔNG KẾT

I/ MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ẩm thực hay nói cụ thể ra là ăn và uống vốn là chuyện hàng ngày, rất gần gũi

mà cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau chuyện ăn uống cũng được

0

0


3
coi trọng với những mức độ khác nhau. Ngay từ xưa, ông bà ta đã rất coi trọng chuyện
ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu: “ có thực mới vực được đạo ”, “ ăn coi nồi, ngồi
coi hướng ”, “ học ăn, học nói, học gói, học mở ” .
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người ngày một
cao lên, ẩm thực cũng dựa vào đó mà trở nên tinh thiện hơn nữa. Vượt qua ngoài giới
hạn “ ăn no mặc ấm ” để vươn đến “ đẳng cấp ”. Ẩm thực đã khơng cịn đơn giản là
giá trị vật chất, đi xa hơn nữa đó là khía cạnh tâm hồn, một mảng văn hố đậm đà, tinh
tế và sâu sắc.
Tìm hiểu về ẩm thực của một đất nước chính là cách đơn giản nhất để chúng ta
hiểu hơn về văn hố và con người của quốc gia đó. Qua đó góp phần nâng cao sự hiểu
biết và niềm tự hào dân tộc trong mỗi người. Những điều đã trình bày trên đây cũng
chính là lý do chúng em lựa chọn chủ đề “ Tìm hiểu về ẩm thực Việt Nam ” để trình
bày trong bài tiểu luận này
1.2. Giới thiệu về ẩm thực 3 miền
1.1.1. Ẩm thực miền Bắc
Ẩm thực miền Bắc toát lên sự tinh tế, nhẹ nhàng thanh tao cũng giống như những
người con của Hà Nội vậy. Dân dã, dung dị nhưng vẫn đủ tinh tế để tạo ấn tượng sắc
nét về một nền ẩm thực của đất kinh kì trên bản đồ ẩm thực Việt Nam.
Nét đặc trưng phải kể đến trong ẩm thực miền Bắc chính là sự hài hịa trong cảm
quan, hương vị rất vừa phải, không quá chua, quá cay, quá mặn hay quá nồng. Ẩm
thực miền Bắc đề cao sự thanh tao, đạm bạc nhưng vẫn tôn lên được những hương vị
tinh túy của những món ăn.


0

0


4

Ẩm thực miền Bắc đề cao sự thanh tao, đạm bạc nhưng vẫn tôn lên được những
hương vị tinh túy của những món ăn ( nguồn: tasty kitchen.vn )
Khơng giống với ẩm thực miền Trung về độ cay nồng trong những món ăn hay nước
chấm, khơng đậm đà và mặn mòi như ẩm thực miền Nam trong cách nêm nếm để chế
biến món ăn, các món ăn của miền Bắc chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, nhiều loại
rau củ và thủy hải sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, hến,…
Nói đến miền Bắc, điển hình là thủ đô của Việt Nam – Hà Nội lại không thể khơng
nhắc đến món ăn làm say lịng biết bao du khách dừng chân, Phở Hà Nội. Phở đối với
các bậc cha ông sống trước đây không chỉ đơn thuần là một món ăn, hơn cả thế phở
chính là món ăn đại diện cho cả một nền văn hóa từ lâu đời của nước Việt. Phở là mùi
hương thơm lừng cả góc phố cổ của nồi nước lèo đang sơi trên bếp, là húp sì sụp của
những cơ chú, anh chị vào những buổi sớm tinh mơ, phở ẩn chưa bên trong là cả một
miền ký ức không thể nào quên đối với người Hà Nội xưa.
Bắt nguồn từ sự khéo léo, tỉ mẩn trong từng công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, chế biến,
đặc biệt hơn sự khéo léo ấy lại càng được thể hiện rõ nét hơn trong những mâm cỗ
ngày Tết của người dân miền Bắc. Những mâm cao cỗ đầy, mỗi mâm đều phải có bốn
bát bốn đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương được chế biến cơng phu,
cầu kì, sặc sỡ nhưng rất đỗi ngon miệng và bắt mắt. Bốn bát gồm có bát miến, bát

0

0



5
chim hầm, bát chân giò lợn hầm măng lưỡi, bát canh bóng thả nấm. Bốn đĩa bao gồm
có đĩa nem rán, đĩa thịt gà luộc, đĩa xơi gấc, đĩa giị lụa/ đĩa thịt nấu đông.

Mâm cỗ miền Bắc ( nguồn: VietNamNet )
Ngoài mâm cỗ thịnh soạn ngày Tết ra, các món ăn mỗi ngày ở hàng quán hay các món
ăn gia đình hằng ngày của người Bắc cũng khơng bao giờ là qua loa cho qua bữa.
Ẩm thực miền Bắc cịn nổi tiếng với các món ăn ngon trứ danh như bún chả, bún ốc,
bún thang, bún đậu,… với những hương vị đặc trưng của thủ đô như tinh dầu cà
cuống, mắm tôm, rau hung,… Tất cả đều được kết hợp một cách khéo léo để tạo nên
hương vị tổng thể rất đỗi tuyệt vời.
Ngồi ra càng khơng thể khơng kể đến về ẩm thực miền Bắc là các món chả nem(chả
giị), một món ăn truyền thống xuất hiện trong các ngày họp mặt gia đình, những dịp
đặc biệt như Lễ, Tết.
Đặc trưng hơn của ẩm thực miền Bắc chính là những món bánh. Bánh ở miền Bắc
khơng chỉ đơn thuần là thức quà hằng ngày mà hơn cả thế đây còn là “thức quà” ký
ức, những kỉ niệm đẹp đẽ trong tuổi thơ của những người con đất Bắc, tuy dân dã,
mộc mạc nhưng lại ngập tràn niềm vui, những cảm xúc khó quên. Những chiếc bánh
gai nâu xanh sẫm cho đến bánh đúc lạc trắng trịn được gói trong những mảnh lá chuối
xanh, hay là tiếng rao bánh giị, bánh khúc ở các góc phố, con ngõ của miền Bắc đã
trở thành một phần kí ức của nhưng người con đã đang sống nơi đây.

0

0


6

Sặc sỡ là thế, nhưng dân dã cũng là thế, nhưng ẩm thực miền Bắc luôn mang đến cho
người thưởng thức một cảm xúc tràn đầy, trọn vẹn như một tác phẩm nghệ thuật.
1.1.2. Giới thiệu ẩm thực miền Trung
Miền Trung với đặc trưng khí hậu cận nhiệt đới, thời tiết khắc nghiệt quanh năm đã
tạo nên những nét đặc biệt trong tính cách và đời sống văn hóa của con người ở đây.
Cùng với đời sống văn hóa đa dạng này, ẩm thực của người dân miền Trung cũng
mang hương vị rất độc đáo, rất riêng biệt.
Đặc điểm của hương vị ẩm thực miền Trung
Với địa hình trải dài và hẹp, miền Trung là mảnh đất chịu nhiều thiên tai, lũ lụt, khí
hậu khắc nghiệt, cũng vì thế, người dân ở đây cũng cần cù lam lũ hơn, món ăn cũng
chú trọng đi vào chiều sâu vào hương vị hơn, không quá cầu kỳ hay phô trương, đây
cũng là đặc điểm chung duy nhất tạo nên hương vị ẩm thực miền Trung.
Trải dài từ Bắc vào Nam đồng bằng dun hải miền Trung, khí hậu, địa hình lại dần
dần khác biệt, cũng vì vậy cách chế biến, cách thưởng thức và các nguyên liệu, cũng
như đặc sản mỗi vùng lại khác nhau. Khơng có vùng nào trùng với vùng nào, cũng chỉ
có thể tìm thấy những hương vị này ở những vị trí địa lý khác, điều đó cũng vơ tình
tạo nên sự đa dạng của ẩm thực miền Trung.
Ở miền Trung, hầu hết các món ăn đều được chế biển rất dễ dàng tuy nhiên không
kém phần đậm đà, bởi người miền Trung quan niệm món ăn phải đậm đà thì mới
ngon. Những món ăn chỉ được chế biển từ những thứ gia vị rất đơn giản cất trong kệ
tủ như: tiêu, muối, nước mắm, đường… Nhưng lại tạo nên những món ngon khó
cưỡng.
-

Bánh tráng cuốn thịt heo: Bạn chỉ cần dễ dàng là lựa thịt ba chỉ thật ngon. Sau
đấy đem luộc chín, lúc luộc nhớ cắt một ít hành để thịt chín thơm hơn. Thịt heo
chín thái lát mỏng. Bánh tráng cuốn rau sống với thịt heo chấm nước mắm ớt
tỏi và cho vào miệng. Bạn đã có một món đặc sản Quảng Nam mà mọi nhà đều
ăn rồi nhé!


0

0


7

Mì quảng ( nguồn: cachnau.vn )
-

-

-

Mì quảng: Sợi mì Quảng được chế biển từ bột gạo ngâm nước đem xay mịn.
Nước gạo này được trải lên một chiếc “nồi” bằng vải cách thủy dưới bếp trấu
(vỏ lúa). Những lá mì to tròn được người Quảng tráng lên chiếc “nồi vải” từng
lớp tròn, mỏng rất mịn và đều. Những chiếc lá mì được để nguội, xoa lên 1 lớp
dầu phộng và thái sợi, cho vào tơ. Nhân mì được chế biến từ các kiểu nguyên
liệu khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là mì gà hoặc mì tơm, thịt heo, trứng
nấu thành nước sử dụng đậm đà, thơm ngon. Mỗi tô mì chỉ cần tưới 1 ít nước
sử dụng cho đủ thấm sợi mì, rắc 1 ít đậu phộng rang, sau đó trộn lên với rau
sống, 1 quả ớt xanh, 1 lát chanh và một ít bánh tráng. Tồn bộ tạo nên một món
ăn ngon lạ lùng.
Bánh canh cá lóc đặc sản Quảng Trị: Chỉ với bánh canh, thịt cá lóc, chút hành
ớt, người Quảng Trị đã làm nên một món ăn dân dã rất độc đáo. Lại có tính hàn
giúp giải nhiệt, thích hợp điều kiện sống quanh năm khơ hạn của vùng đất này.
Sợi bánh canh làm từ bột gạo tẻ và bột gạo lứt cần có vị dai đặc trưng. Thịt cá
lóc luộc chín, lóc xương, rim vàng ươm. Xương cá được tận dụng giã nhuyễn
cho vào nồi nước sử dụng để tạo vị ngon ngọt tự nhiên. Hương vị của tơ bánh

canh bốc khói nghi ngút, thơm mùi hành, cay nồng ớt bột thật đậm đà khó
quên.
Cơm hến đặc sản Huế: Xưa kia, người ta làm cơm hến để tận dụng cơm canh
cịn lại của hơm trước. Thời vua Thành Thái, món ăn được tiến cung và dần
biến thành đặc sản nổi tiếng của ẩm thực xứ kinh kỳ. Cơm hến đúng nghĩa phải
sử dụng cơm nguội để qua đêm. Nhằm giữ độ giòn của rau và hương thơm các
kiểu gia vị. Hến xào kèm măng khô và thịt ba chỉ cắt sợi. Rau sống là thân
chuối hoặc bắp chuối xắt thật mảnh. Trộn lẫn với môn, bạc hà, khế và rau thơm
thái nhỏ. Nước luộc hến nóng hổi có thêm chút gừng giã nhuyễn, màu trắng

0

0


8
đùng đục được chan vào. Cùng với ruốc sống, đậu phộng, mè rang, da heo
chiên giịn, tóp mỡ. Và cả bánh tráng nướng bóp vụn, tất cả tạo nên món cơm
hến trứ danh bao đời nay.

Cơm hến (Nguồn: reviewvilla.vn)
-

-

Cao lầu đặc sản Hội An: Cao lầu là một món ăn độc đáo từ tên gọi cho đến
cách chế biến. Thành phần món ăn gồm sợi mì tươi, một ít sợi mì khơ chiên
giịn, xá xíu ít nước xắt lát, rau sống và sốt lấy từ nước luộc thịt. Sợi mì được
làm cơng phu theo quy trình gạo thơm ngâm nước tro, lọc kỹ, xay, bòng, rã
nước, nhồi, hấp nhiều lần rồi phơi khơ. Khi ăn, mì được tráng qua nước sơi để

giữ độ dai, giịn. Vị sần sật của sợi mì tươi, giịn rụm của sợi mì cắt vng
chiên giịn hịa cùng vị mềm thơm của xá xíu. Và vị nhiều loại của nhiều loại
rau như húng lủi, rau đắng, cải con. Sẽ mang lại cho khách du lịch một trải
nghiệm ẩm thực vô cùng đặc biệt.
Cơm gà Tam Kỳ đặc sản Quảng Nam: Cơm gà dùng loại gà thả vườn thịt chắc
mềm, da giịn đem luộc chín rồi xé phay. Người ta dùng nước luộc gà nấu cơm
nên hạt cơm thơm ngon hấp dẫn. Món cơm gà Tam Kỳ ăn kèm với rau răm, rau
thơm, hành tím ngâm chua, đu đủ. Nhất là khơng có khả năng thiếu chén muối
ớt chanh hay chén nước mắm pha tỏi ớt, chanh, đường vừa sánh vừa cay.

0

0


9
Ẩm thực miền Trung vô cùng phong phú với nhiều món ăn độc đáo mà khơng nơi nào
có được. Đây còn là địa điểm đặc biệt thu hút du khách khi đặt chân đến vùng đất đầy
nắng, cát và gió Lào. Nhiều món ăn nơi đây đã làm rạng danh ẩm thực miền Trung
nức tiếng mà ai đã thử qua dù có thử 1 lần thơi rất khó qn. Khúc ruột miền Trung –
một vùng đất cằn cỗi, đất đai sản xuất khan hiếm.
1.1.3. Giới thiệu ẩm thực miền Nam
Khi nhắc đến miền Nam thì người ta thường nghĩ đến câu “dưới sơng có cá, trên bờ có
rau”. Đây là một vùng đất phì nhiêu, màu mỡ được bồi đắp bởi hệ thống các sông,
kênh, rạch chằng chịt. Miền Nam luôn được thiên nhiên ưu đãi rất nhiều sản vật đa
dạng, phong phú. Ẩm thực Nam Bộ mang nét phóng khống và hoang dã bởi chính
thiên nhiên trù phú và hào phóng của miền sơng nước phương Nam.
Ở Nam Bộ nơi đâu cũng là những con sông đầy ắp phù sa, những kênh, rạch chằng
chịt, không mùa nào không thiếu tơm, cá, cua và nhiều lồi thủy sản phong phú… Mỗi
khi mùa nổi, người dân miền Nam lại có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon như

lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, bún nước lèo, gỏi sầu đâu cá khô sặc.
Cá linh và bông điên điển là sự kết hợp đặc sắc của ẩm thực miền Tây mùa nước nổi.
Cá linh đầu mùa còn non, thịt mềm ngọt, hầu như khơng có xương. Bơng điên điển
cũng vào mùa trổ bơng, vàng ươm, giịn giịn, bùi bùi. Kết hợp vị ngọt từ cá linh và vị
chua thanh, thơm giịn của bơng điên điển tạo nên món canh, lẩu cá linh bơng điên
điển thơm ngon khó cưỡng mà khơng nơi nào có được.

Lẩu cá linh bơng điên điển (Nguồn: nhahangquangon.com)

0

0


10
Nếu mùa nước nổi nức tiếng với những món ăn đặc sản từ cá linh, cua đồng, bông
điên điển, bông súng, thì ẩm thực vào mùa gặt ở miền Nam khơng thể khơng nhắc đến
chuột đồng nướng lu, cá lóc nướng trui, cá trê nướng rơm, …
Chuột đồng ngon nhất là vào mùa gặt. Khi lúa trên đồng chín rộ, nguồn thức ăn dồi
dào thì những con chuột đồng cũng trở nên béo múp hơn. Chuột đồng được nướng
chín vàng, lớp da giòn dai còn thịt mềm thơm, nhâm nhi với rượu gạo và nghe vài
điệu vọng cổ đã trở thành cái thú thưởng thức của người miền Tây.
Bên cạnh những món ăn dân dã hút hồn thực khách, ẩm thực Nam Bộ cịn khiến người
ta thích thú bởi sự hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau. Ẩm thực miền Nam là
sự tổng hịa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa
Khmer.
Các món ăn từ những vùng miền khác khi du nhập vào miền Nam đã được biến tấu
khá nhiều. Chẳng hạn, sợi bún của miền Bắc khi vào đến miền Nam trở nên to hơn,
đặc bột hơn và được gọi là bánh canh. Bánh canh miền Nam cũng rất phong phú khi
được ăn kèm với thịt gà, tôm, cua, mực, giò heo

Người miền Bắc khi di cư vào miền Nam mang theo món phở và phở đã bắt đầu có sự
đổi khác. Đặc biệt là ở Tp. HCM, thịt bị trong phở được bán theo 6 kiểu: chín, tái,
nạm, gầu, gân, bị viên tùy theo ý thích của khách.
Phở miền Nam được ăn kèm với tương ngọt (tương đen), tương ớt đỏ, chanh, ớt tươi,
ngò gai, húng quế, giá, hành tây cắt lát mỏng. Nước phở thường không trong như phở
miền Bắc mà có màu hơi đục, vị ngọt hơn, béo hơn.
Chiếc bánh tráng của miền Trung khi du nhập vào miền Nam cũng được thay đổi.
Bánh tráng nhỏ hơn, thêm nhiều mùi vị hơn, được chế biến cầu kỳ hơn, phục vụ cho
việc ăn vặt của người miền Nam.
Cịn về món chè của người miền Nam cũng rất phong phú. Ngồi chè đậu, bánh trơi
nước của miền Bắc, chè sen, chè bắp của miền Trung, miền Nam cũng tiếp nhận và
biến tấu thành những món chè đặc trưng như chè khoai, chè chuối, chè bà ba, chè trôi
nước… ăn với nước cốt dừa.
Có rất nhiều người đã nói rằng người miền Nam rất chuộng vị ngọt trong món ăn, hầu
như món nào cũng ngọt và cho rất nhiều đường. Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi có thật
là người miền Nam chỉ ăn ngọt thôi không?
Từ thời xa xưa, khi tổ tiên khai khẩn đất hoang, khẩu vị của người miền Nam được
cho là rất “quyết liệt”. Với vị mặn, họ dùng nước mắm nguyên chất, kho quẹt thì kho
mặn đến đóng váng muối, vị cay thì dùng loại ớt cay xé lưỡi, ớt trái cay nồng.
Điểm nổi bật trong khẩu vị của người Nam khơng chỉ có vị ngọt đến ngọt ngây, ngọt
gắt của những món chè rưới đẫm nước cốt dừa béo ngậy, mà khi ăn chua họ cũng nêm
gia vị chua đến nhăn mặt, còn đắng thì đắng như mật. Thậm chí món ăn cũng phải
nóng đến “vừa thổi vừa ăn”.

0

0


11

Sở dĩ ngày trước người miền Nam có khẩu vị như vậy bởi thời khai khẩn đất hoang họ
phải làm lụng vất vả, cuộc sống cực kỳ gian nan, dữ dội. Nay khẩu vị của người Nam
đã thay đổi ít nhiều, các món ăn nhạt hơn nhưng họ vẫn giữ lại những dấu ấn ẩm thực
từ thời xưa với những món ăn như mắm kho, lẩu mắm, cá lóc nướng trui, rắn nướng
lèo,…
Bên cạnh khẩu vị đặc biệt, ẩm thực miền Nam cịn mang trong mình những nét đặc
trưng hoang dã thừa kế từ tổ tiên ngày xưa trong quá trình khai khẩn đất hoang. Khi
bắt được con gì họ có thể chế biến và ăn ngay tại chỗ. Qua thời gian, những nét dân dã
này trở thành những đặc trưng vô cùng thú vị của ẩm thực miền Nam.
Một số món ăn miền Nam có cách chế biến đơn giản, sử dụng nguyên liệu có sẵn
trong thiên nhiên như cá nướng trui, gà nướng đất sét, chuột đồng quay, dơi xào lăn,
cháo rắn, vịt nướng đất, mắm kho, mắm sống, rắn nướng lèo… Cá bắt được đem
nướng trui tại chỗ, ăn cùng với các loại rau dại có sẵn và dễ tìm như điên điển, bơng
súng, đọt sen,… Khi cá chín chỉ cần tách lớp vẩy bên ngồi, ngồi bờ ruộng cuốn cá
với đọt sen tươi và thưởng thức.
Người miền Nam rất tự nhiên trong việc thưởng thức món ăn. Họ có thể dọn cơm và
ăn ngay trên sàn nhà. Tuy nhiên họ vẫn bày biện mâm cơm ở nơi trang trọng mỗi khi
có khách đến nhà chơi, nhằm thể hiện sự hiếu khách của gia chủ.
Vì thiên nhiên ưu đãi nhiều sản vật phong phú, văn hóa ẩm thực Nam Bộ thiên về sự
dư dả, các món ăn nghiêng về sự thoải mái khi ăn, ăn ngon miệng, ăn chơi của người
miền Nam. Tuy miền Nam chấp nhận rộng rãi những văn hóa ẩm thực của các vùng
miền khác, nhưng họ vẫn giữ dấu ấn riêng với nét dân dã đặc trưng trong văn hóa ẩm
thực miền Nam của mình.

II/ BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THỰC TẾ
2.1. Lí do tổ chức chuyến đi
-

Thông qua các hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm,
các thành viên sẽ dần dần trau dồi và rèn luyện, hoàn thiện kỹ năng mềm bản

thân.

-

Là cơ hội để mọi người áp dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

-

Rèn luyện khả năng tiếng anh giao tiếp cũng như giúp thành viên nhóm mạnh
dạn hơn trong việc tiếp xúc với người lạ.
2.2. Chuẩn bị trước chuyến đi

Sau khi đã thống nhất địa điểm, công việc được phân công cụ thể cho từng thành
viên như sau:
-

Phụ trách quay video phỏng vấn: Nguyễn Hoàng Như Ngọc

-

Phụ trách phỏng vấn người nước ngoài: Huỳnh Thiện Khải

0

0


12
-


Phụ trách phỏng vấn người Việt Nam: Hoàng Thị Diệu Hương

-

Phụ trách thu phí: Huỳnh Thiện Khải

-

Phụ trách hỗ trợ di chuyển: Nguyễn Công Đức và Lê Tiến Đạt

-

Phụ trách soạn kịch bản và câu hỏi: Tăng Nhật Trường và Nguyễn Công Đức

-

Phụ trách tổng hợp, chỉnh sửa video: Huỳnh Thiện Khải

-

Phụ trách làm file tiểu luận: Nguyễn Công Đức, Hoàng Thị Diệu Hương, Lê
Tiến Đạt

-

Phụ trách làm file Powerpoint: Nguyễn Hoàng Như Ngọc
2.3. Kế hoạch chuyến đi thực tế

Sau khi đã tìm hiểu về những địa điểm mà du Khách nước ngồi hay đi đến tại
TPHCM, nhóm chúng em đã lựa chọn Phố đi bộ Nguyễn Huệ làm nơi để thực hiện bài

phỏng vấn này :
-

Thời gian của chuyến đi: từ 18h30 đến 22h30 ( ngày 2/10/2022 )

-

Kinh phí: mỗi thành viên đóng 50.000VND cho tiền xăng, phí gửi xe và tiền
nước uống trong chuyến đi

Cả nhóm gồm có 6 thành viên: 2 bạn nữ và 4 bạn nam
2.4. Tổng kết chi phí chuyến đi
Khoản mục

Ghi chú

Giá

Số Lượng

Tổng

Gửi xe

5.000

4

20.000


Nước

5.000

6

30.000

Xăng

20.000

4

80.000

Hủ tiếu

25

6

150.000

Tổng

280.000

Đơn vị: Đồng
III/ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

3.1 Thuận lợi
-

Các thành viên tham gia nhiệt tình, giúp đỡ nhau trong q trình làm việc,
trong q trình có bất kì khó khăn nào thì mọi người đều trao đổi với nhau để
tìm giải pháp

0

0


13
-

Nhận được sự hướng dẫn cụ t hể của giảng viên, có thể trao đổi với cơ để được
giải đáp thắc mắc trong q trình hồn thành bài tập

-

Được vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó tìm ra điểm mạnh và điểm
yếu của từng cá nhân
3.2 Khó khăn

-

Mỗi người đều có lịch trình riêng nên thời gian trùng khớp để làm việc nhóm ít
hơn

-


Một số bạn sợ không làm được việc, thiếu kinh nghiệm nên gặp một số áp lực
nhất định

-

Đa số mọi người đều ngại người lạ tiếp cận nên quá trình phỏng vấn gặp nhiều
khó khăn hơn

IV/ TỔNG KẾT
Sau khi thực hiện xong chuyến đi thực tế, chúng em cảm thấy bản thân mình đã rút ra
được nhiều bài học cũng như là kinh nghiệm quý báu cho bản thân, phát hiện được
những điểm mạnh và điểm yếu để có thể khắc phục và phát triển nhiều hơn. Bên cạnh
đó, chúng em cũng có cơ hội để áp dụng những kiến thức đã được học trên trường lớp
vào cơng việc nói riêng cũng như đời sống nói chung.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Vân đã hỗ trợ và hướng dẫn nhóm
để có thể hồn thành bài tập lần này.

0

0


14

0

0




×