Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Báo cáo về hồi ký Hoàng Đan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.84 KB, 3 trang )

Báo cáo về hồi ký Hoàng Đan: Những điều đọng lại qua hai
cuộc chiến tranh
1. Đặc điểm và vai trò của người chỉ huy:
 Về công tác đào tạo người chỉ huy
Để đào tạo đội ngũ cán bộ chỉ huy có đầy đủ năng lực, Đảng đã tiến hành
các biện pháp chính:
- Đào tạo chỉ huy ở các nhà trường:
+ Ở các trường trong nước: học tập về chính trị (Triết học, Lịch sử Đảng,
công tác Đảng và công tác chính trị trong lực lượng vũ trang); học tập về
sử dụng các binh chủng kỹ thuật (không chỉ học về tính năng chiến thuật
mà cịn về tính năng kỹ thuật của các loại vũ khí trang bị), về lịch sử quân
sự (am hiểu lịch sử các cuộc chiến tranh, các chiến dịch, nắm vững tình
hình diễn ra trong các cuộc chiến tranh, tích lũy tri thức lịch sử quân sự,
nâng cao bản lĩnh, kỹ năng, kỹ xảo trong chỉ huy tác chiến, có thêm kinh
nghiệm đánh giá, xác định quyết tâm xử trí tình huống).
+ Ở các trường nước ngồi: các trường quân sự của Trung Quốc, Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa. Đó là một yêu cầu cần thiết vì thực tế nhiều
nước có nhiều điều kiện thuận lợi hơn ta trong giảng dạy quân sự. Đồng
thời các cán bộ học quân sự trong hay ngoài nước đều lấy sách quân sự
do cơ quan khoa học quân sự biên soạn làm căn cứ để thống nhất tư
tưởng, hành động trong tác chiến.
- Đào tạo chỉ huy trong tác chiến:
+ Rèn luyện người chỉ huy thông qua các trận chiến đấu, các chiến dịch:
Kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với rèn luyện qua thực tiễn chỉ huy tác
chiến, tích lũy nhiều kinh nghiệm thơng qua các chiến dịch, học được
những bài học giá trị thông qua những chỉ huy của đối phương mà sâu sắc
nhất là bài học không được xem thường địch.
+ Rèn luyện thông qua tổng kết các trận đánh, các chiến dịch: Lực lượng
vũ trang ta có truyền thống coi trọng cơng tác tổng kết sau mỗi trận đánh,
mỗi chiến dịch. Tất cả các cán bộ tham gia hội nghị tổng kết để rút ra
những kinh nghiệm thực tế, những bài học để tiến hành tốt hơn trong các


trận đánh, các chiến dịch tiếp sau.
- Động viên, tạo điều kiện cho cán bộ tự học: Người chỉ huy quân sự cần
tự học về các ngành khoa học khác như: triết học, toán học, lịch sử quân
sự (tự tìm đọc các sách lý luận quân sự, lịch sử quân sự thế giới…)
 Về năng khiếu qn sự:
Qn sự là một mơn nghệ thuật có tính tổng hợp cao, địi hỏi người chỉ
huy phải có năng khiếu quân sự. Năng khiếu quân sự bao gồm lòng dũng
cảm, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh và trí thơng minh, nắm bắt và
xử lý tình huống một cách đúng đắn. Năng khiếu quân sự là phẩm chất
cần thiết, vì vậy cơ quan cán bộ nên điều tra và thảo luận về vấn đề này.


Đó là một vấn đề cần thiết trong đường lối, chính sách cán bộ, nhất là
trong thời bình.
 Về bản lĩnh người chỉ huy:
Phẩm chất, tài năng của người chỉ huy được thể hiện tập trung ở bản lĩnh
của họ, tức là khả năng và ý chí kiên định trong mọi hoàn cảnh. Người
chỉ huy quân sự đặc biệt cần có bản lĩnh; khơng những dám nghĩ, dám
hành động mà còn biết suy nghĩ và hành động sáng tạo, phù hợp với từng
hồn cảnh cụ thể, ln hướng tới việc hồn thành tối ưu nhiệm vụ được
giao, đặt lợi ích của tập thể, của đồng đội lên trên lợi ích của mình, đến
mức dám hy sinh cả tính mạng. Những người chỉ huy tài ba thường thể
hiện bản lĩnh chỉ huy của mình qua các phẩm chất: được bộ đội tin u,
có tác phong dân chủ nhưng dám quyết đốn, có ý thức kỷ luật cao, dám
chịu trách nhiệm trong những trường hợp cần thiết.
 Sử dụng cán bộ
Vấn đề quyết định cuối cùng trong chính sách của cán bộ là đánh giá
đúng phẩm chất, tài năng, sở trường, mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ
để giao nhiệm vụ phù hợp. Để đánh giá đúng cán bộ, điều quan trọng
trước tiên là phải hiểu biết đúng cán bộ, chí công vô tư trong việc xem xét

cán bộ. Cần đánh giá năng lực của cán bộ một cách toàn diện để giao
nhiệm vụ. Lực lượng vũ trang nhân dân ta được Đảng giáo dục và đào tạo
đã có một đội ngũ cán bộ đủ tài đức. Vì vậy, trong thời bình hay thời
chiến, qn đội ta ln xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ: “Trung với
Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đâu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
quốc… Nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ
thù nào cũng đánh thắng.”
2. Ý kiến và bài học cá nhân:
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, dân
tộc ta đã sản sinh ra hàng loạt những nhà lãnh đạo, nhà chỉ huy quân sự
tài ba như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn
Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái… Những cán bộ chỉ huy đã
đưa ra những quyết định, chỉ đạo chiến lược xuất sắc, lãnh đạo quân dân
ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thắng lợi
to lớn, đánh đuổi những thế lực ngoại xâm lớn mạnh gấp nhiều lần, giành
và giữ độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong công tác xây dựng lực lượng vũ trang nói riêng và các lĩnh vực
khác nói chung, muốn thành công phải xây dựng được đội ngũ cán bộ
vừa có tài vừa có đức, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ, có tinh
thần “trung với Đảng, hiếu với dân”, nắm vững đường lối đấu tranh cách
mạng của Đảng và nghệ thuật quân sự.




×