Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giáo trình Hình thái và phân loại tôm cá (Nghề Phòng và chữa bệnh thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 119 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: HÌNH THÁI VÀ PHÂN LOẠI TƠM CÁ
NGÀNH, NGHỀ: PHỊNG VÀ CHỮA BỆNH THỦY SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

I


LỜI GIỚI THIỆU
Hiện nay nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đã và đang phát triển một cách
mạnh mẽ. Nhiều loài động vật thủy sản đã được nghiên cứu nhiều và trở thành
những đối tượng nuôi chủ lực trong nước như cá tra, tơm sú, tơm thẻ… Bên cạnh
đó, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu các đối tượng ni mới nhằm đa dạng
hóa các giống lồi ni thủy sản. Để nghiên cứu một đối tượng nuôi nào đó thì
khơng thể bỏ qua các đặc điểm sinh học về hình dạng bên ngồi hay các hệ cơ
quan bên trong của sinh vật.


Bài giảng Hình thái và phân loại tơm cá trình bày đặc điểm cấu tạo các hệ cơ
quan lên ngồi và bên trong cơ thể tơm cá, phương pháp phân loại tôm cá và đặc
điểm nguồn lợi tôm cá ở ĐBSCL. Bài giảng này được viết cho sinh viên cao đẳng,
trung cấp ngành Nuôi trồng thủy của trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp.
Hình thái và phân loại tôm cá là môn học không thể thiếu trong chương trình học
Ni trồng thủy sản. Mơn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về
hình thái giải phẩu cũng như phân loại tơm cá. Qua đó sinh viên có thể vận dụng
vào nghề ni, khai thác, chẩn đốn và phịng trị bệnh. Ngồi ra, sinh viên cịn có
thể biết thêm thành phần giống lồi tơm cá ở khu vực ĐBSCL.
Mặc dù đã rất cố gắng để hồn thiện bài giảng nhưng chắc chắn cũng khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô, các bạn
đồng nghiệp để bài giảng được hoàn chỉnh hơn.
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2018
Chủ biên
Lê Thị Mai Anh

II


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... ii
BÀI 1 .......................................................................................................................... 1
HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CÁ ....................................................................... 1
1. Hình dạng và cơ quan bên ngồi cơ thể cá ......................................................... 1
1.1. Hình dạng cá ................................................................................................. 1
1.2. Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá .................................................................. 3
2. Các hệ cơ quan bên trong cơ thể cá .................................................................... 8
2.1. Hệ hô hấp...................................................................................................... 8
2.2. Hệ tiêu hóa.................................................................................................. 12
2.3. Hệ tuần hồn – thần kinh............................................................................ 17

2.4. Hệ niệu sinh dục cá ................................................................................... 24
3. Thực hành ......................................................................................................... 28
3.1. Xác định các nhóm hình dạng, các cơ quan bên ngồi của cá. .................. 28
3.2. Quan sát hệ hơ hấp, hệ niệu sinh dục của cá. ............................................. 30
3.3. Mô tả hệ tiêu hóa của các nhóm cá có tính ăn khác nhau .......................... 31
BÀI 2 ........................................................................................................................ 33
HỆ THỐNG PHÂN LOẠI CÁ ................................................................................ 33
1. Đặc điểm dùng trong phân loại cá. ................................................................... 33
1.1. Hệ thống phân loại ..................................................................................... 33
1.2. Những đặc điểm thường dùng trong phân loại........................................... 34
2. Mô tả định loại một số giống loài cá thường gặp ............................................. 35
2.1. Khóa phân loại một số bộ cá ...................................................................... 35
2.2. Mơ tả định loại một số giống lồi cá .......................................................... 39
3. Thực hành ......................................................................................................... 50
BÀI 3 ........................................................................................................................ 51
III


HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ TƠM ................................................................. 51
1. Đặc điểm hình thái của tơm .............................................................................. 51
1.1. Đặc điểm chung .......................................................................................... 51
1.2. Phân loại đại cương. .................................................................................. 52
2. Chu kỳ sống ở tôm. ........................................................................................... 52
2.1. Tôm biển (Penaeid shrimp)........................................................................ 52
2.2. Tôm sông (Carid shrimp). .......................................................................... 54
3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của các đôi phụ bộ ......................................... 55
3.1. Phần đầu ngực (Cephalothorax) ................................................................. 56
3.2. Phần bụng (Abdomen) ............................................................................... 63
4. Phân biệt giới tính ở tơm .................................................................................. 67
4.1. Ở tôm biển. ................................................................................................. 67

4.2. Ở tôm sông. ................................................................................................ 68
5. Thực hành ......................................................................................................... 69
5.1. Xác định cấu tạo cơ thể tôm ....................................................................... 69
5.2. Phân biệt được hai nhóm tơm sơng - tơm biển và giới tính của chúng...... 70
BÀI 4 ........................................................................................................................ 72
ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ MỘT SỐ HỌ TÔM .................................... 72
1. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm Penaeid shrimp .......................................... 72
1.1. Đặc điểm chung của tôm Penaeid shrimp .................................................. 72
1.2. Mơ tả một số giống lồi tơm biển (Penaeid shrimp) .................................. 73
2. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm Carid shrimp .............................................. 92
2.1. Đặc điểm chung của tôm Carid shrimp ...................................................... 92
2.2. Mô tả một số giống lồi tơm sơng (Carid shrimp) ..................................... 93
3. Thực hành ....................................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 111
IV


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên MƠN HỌC: Hình thái và phân loại tơm cá
Mã số MƠN HỌC: CNN268
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của MƠN HỌC:
- Vị trí của MÔN HỌC: là MÔN HỌC cơ sở ngành bắt buộc trong chương
trình cao đẳng Ni trồng thủy sản. MƠN HỌC là cơ sở cho một số mơn học/MƠN
HỌC khác như Sinh lý động vật thủy sinh, Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, Kỹ thuật
nuôi giáp xác, Bệnh học thủy sản…
- Tính chất của MƠN HỌC: MƠN HỌC trình bày đặc điểm cấu tạo các hệ cơ
quan bên ngoài và bên trong cơ thể tôm cá, phương pháp phân loại tôm cá và đặc
điểm nguồn lợi tôm cá ở đồng bằng sơng Cửu Long.
Mục tiêu MƠN HỌC:
Sau khi học xong học phần này sinh viên đạt được:

Về kiến thức:
 Hiểu hình dạng, cấu tạo, chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể cá tôm.
 biết phương pháp phân loại tôm cá.
 vận dụng vào nghề nuôi, khai thác, chẩn đốn và phịng trị bệnh.
Về kỹ năng:
 nhận dạng được hình dạng, cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể cá tôm.
 xác định đúng chức năng của các cơ quan trong cơ thể cá tôm.
 nhận diện được một số thành phần giống lồi tơm cá.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập và chịu
trách nhiệm với công việc liên quan đến nội dung hình thái và phân loại tơm cá.
Nội dung MÔN HỌC:
Số

Tên các bài trong MÔN HỌC

Thời gian

V


TT

1

Tổng

số
thuyết

Bài 1: Hình thái cấu tạo cơ thể cá


Thực
Kiểm tra
hành,
(định
thí
kỳ)/ơn
nghiệm, tập/Thi
thảo
kết thúc
luận,
MÔN
bài tập
HỌC

16

4

12

0

7

3

4

0


12

4

8

0

Kiểm tra

1

0

0

1

Bài 4: Đặc điểm phân loại phân bố

7

3

4

0

1. Hình dạng và cơ quan bên ngồi

cơ thể cá
2. Các hệ cơ quan trong cơ thể cá
3. Thực hành
2

Bài 2: Hệ thống phân loại cá
1. Đặc điểm dùng trong phân loại cá.
2. Mô tả định loại một số giống lồi
cá thường gặp.
3. Thực hành

3

Bài 3: Hình thái cấu tạo cơ thể
tơm
1. Đặc điểm hình thái của tơm.
2. Chu kỳ sống của tôm
3. Đặc điểm cấu tạo và chức năng
của các đơi phụ bộ.
4. Phân biệt giới tính ở tơm
5. Thực hành

4

VI


một số họ tôm
1. Đặc điểm phân loại - phân bố tôm
Penaeid shrimp

2. Đặc điểm phân loại - phân bố tơm
Carid shrimp
3. Thực hành
Ơn thi

1

0

1

Thi kết thúc MƠN HỌC

1

0

0

1

Cộng

45

14

29

2


VII


CHƯƠNG 1
HÌNH THÁI CẤU TẠO CƠ THỂ CÁ
MĐ10-01
Giới thiệu:
Hình thái cấu tạo cơ thể cá trình bày đặc điểm, hình dạng, chức năng của các cơ
quan bên ngoài và các hệ cơ quan bên trong cơ thể cá.
Mục tiêu:
- Kiến thức: trình bày được các nhóm hình dạng và các cơ quan bên ngoài cơ thể
cá; hiểu cấu tạo và chức năng của một số hệ cơ quan trong cơ thể cá.
- Kỹ năng: xác định đúng các loại hình dạng cá, các cơ quan bên ngoài và bên
trong cơ thể cá.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực tự làm việc độc lập hay làm việc
nhóm, có trách nhiệm với cơng việc được giao.
1. Hình dạng và cơ quan bên ngồi cơ thể cá
1.1. Hình dạng cá
Trên thế giới hiện nay có hơn 20.000 lồi cá đã được định danh, hình dạng của
chúng cũng rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, để dễ dàng cho việc mơ tả và nhận
dạng các lồi cá, các nhà khoa học dựa trên 3 trục chính trên cơ thể để phân chia hình
dạng cá. Ba trục đó là trục đầu đi, trục lưng bụng và trục phải trái.

Hình 1.1: Các trục trên cơ thể cá (Nguồn: tepbac.com)
1: trục đầu đi, 2: trục lưng bụng, 3: trục phải trái

Theo đó, hình dạng của đa số các lồi cá có bốn dạng chính: dạng thủy lơi, dạng
dẹp bên, dạng dẹp bằng và dạng ống dài. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ mang
tính chất tương đối, vì có một số lồi cá hình dạng của chúng rất đặc biệt, khơng xếp

vào những dạng chung này.
1


a. Dạng thủy lơi
Những lồi cá dạng thủy lơi có đặc điểm như sau: trục đầu đuôi dài nhất trong 3
trục, trục phải trái và trục lưng bụng ngắn tương đương nhau. Cá dạng này thường có
đầu nhọn đi thon nên chúng bơi lội nhanh nhẹn, chiếm tỷ lệ cao ở các thủy vực, các
tầng nước. Thường những loài cá dữ, cá có tập tính di cư, cơ thể có dạng này. Ví dụ
như cá lóc, cá bống tượng,…
b. Dạng dẹp bên
Cơ thể của các loài cá dạng dẹp bên có đặc điểm chính là trục phải trái ngắn nhất
so với trục đầu đuôi và trục lưng bụng. Trục đầu đi có thể bằng hoặc dài hơn so với
trục lưng bụng. Nhóm cá này thường bơi lội chậm chạp, sống ở các thủy vực nước
tĩnh hoặc nước chảy yếu như: đầm, hồ, hạ lưu các con sông. Tuy nhiên chúng cũng
chiếm tỉ lệ cao trong thủy vực, ví dụ như cá mè vinh, cá sơn, cá mú,…
c. Dạng dẹp bằng
Cơ thể cá dẹp bằng có đặc điểm chính là trục lưng bụng ngắn nhất so với hai trục
còn lại. Trục đầu đi có thể dài bằng hoặc dài hơn so với trục phải trái. Các loài cá
này cũng bơi lội chậm chạp, thường sống ở tầng đáy của thủy vực. Chúng chiếm số
lượng ít hơn so với nhóm cá dạng thủy lơi và dẹp bên, ví dụ như cá đuối, cá chai.
d. Dạng ống dài
Các lồi cá này có trục đầu đuôi rất dài, trục lưng bụng và trục phải trái ngắn
tương đương nhau, do đó nhìn hình dạng của chúng giống như ống dài. Hầu hết
những loài cá này sống chui rúc trong hang nên các vi thường kém phát triển, bơi lội
chậm chạp như lươn, cá bống kèo, cá chình … Tuy nhiên, cũng có một số lồi sống ở
tầng mặt của các thủy vực như cá lìm kìm, cá nhái.
e. Dạng đặc biệt
- Nhóm cá thuộc bộ cá bơn: có dạng dẹp bên tuy nhiên do chúng sống đáy và
nằm sát mặt đáy thủy vực nên hai mắt kém phát triển, bị lệch về một bên.

- Nhóm cá nóc: có hình dạng trịn trịa, một số lồi cịn có thêm những phần rất
đặc biệt như cá nóc nhím có gai sắc nhọn như lơng nhím, hay cá nóc hịm có lớp giáp
cứng liên kết với nhau thành hình hộp bao quanh cơ thể.

2


1.2. Các cơ quan bên ngồi cơ thể cá

Hình 1.2: Các cơ quan bên ngoài cơ thể cá (Nguồn: Loan, 2004)

a. Miệng
Hình dạng và kích thước của miệng thay đổi theo tập tính của từng lồi cá.
- Hình dạng miệng: Dựa vào chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới,
người ta chia miệng cá thành 3 dạng:
+ Cá miệng trên: chiều dài xương hàm trên nhỏ hơn chiều dài xương hàm dưới.
Nhóm cá này thường bắt mồi ở tầng mặt, ví dụ như cá thiểu, cá mè trắng...
+ Cá có miệng giữa: chiều dài xương hàm trên và xương hàm dưới tương đương
nhau. Cá có dạng miệng giữa có thể bắt mồi tầng giữa, tầng mặt và tầng đáy, ví dụ cá
tra…
+ Cá miệng dưới: chiều dài hàm trên lớn hơn chiều dài hàm dưới. Cá miệng dưới
thường bắt mồi ở tầng đáy, ví dụ: cá trơi, cá hú…
Ở đây cịn có khái niệm miệng cận trên hay miệng cận dưới. Hai khái niệm này
thể hiện chiều dài của xương hàm trên và xương hàm dưới chỉ hơi chênh lệch nhau
một ít.
3


- Kích thước miệng:
+ Cá miệng nhỏ, hẹp: khoảng cách của 2 mép miệng nhỏ hơn khoảng cách của 2

mắt
+ Cá miệng to, rộng: khoảng cách của 2 mép miệng lớn hơn khoảng cách của 2
mắt
+ Cá miệng vừa: khoảng cách của 2 mép miệng bằng khoảng cách của 2 mắt

Cá miệng dưới

Cá miệng vừa

Cá miệng trên

Cá miệng rộng

Cá miệng hẹp

Hình 1.3: Các dạng miệng của cá (Nguồn: tepbac.com)
4


b. Mũi
Cá có hai đơi lỗ mũi nằm hai bên đầu của cá. Đôi lỗ trước thường thông với đôi
lỗ mũi sau. Chức năng của mũi cá là cảm nhận mùi vị thức ăn hay giúp chúng phân
biệt được quần đàn hoặc địch hại.
c. Râu
Cá có bốn đơi râu và được gọi tên theo vị trí của chúng như sau:
+ Râu mũi: một đôi nằm kề bên đôi lỗ mũi trước.
+ Râu mép: một đôi nằm hai bên mép. Đây là đôi râu dài nhất.
+ Râu hàm: một đôi nằm kế đôi râu mép.
+ Râu càm: một đôi nằm ở hàm dưới, kế râu hàm.


Hình 1.4: Các loại râu của cá (Nguồn: docau.com)

Số lượng và chiều dài của râu khác nhau tùy loại cá. Các loại cá sống và kiếm ăn
tầng đáy thường có râu phát triển, trong khi đó các lồi cá sống tầng mặt thường râu
khơng đủ 4 đơi và rất ngắn hoặc là khơng có râu. Râu có chức năng là cơ quan xúc
giác của cá.
d. Mắt
Cá có hai mắt ở phần đầu, có chức năng là cơ quan thị giác của cá. Hình dạng và
chức năng của mắt cũng thay đổi theo tập tính sống của từng loài cá.
- Cá sống tầng mặt hoặc tầng giữa: mắt thường to và nằm hai bên nửa trên của
đầu. Ví dụ: mắt cá lóc, cá he, …
- Cá sống chui rút hoặc sống ở tầng đáy: mắt thường kém phát triển hoặc thối
hóa. Ví dụ: mắt cá trê, lươn, cá lưỡi mèo,…
5


- Cá sống vùng triều: mắt to và thường nằm trên hai cuống ở đỉnh đầu. Ví dụ: cá
thịi lịi, cá bống sao,…
e. Mang
Cá có hai lỗ mang nằm ở hai bên đầu, mỗi lỗ mang được che chở bởi nắp mang.
Trong mỗi lỗ mang có 4 - 5 cung mang, thường thì cung mang thứ 5 rất nhỏ so với
các cung mang khác hoặc là bị tiêu biến đi. Một số ít lồi cá chỉ 3 cung mang. Mang
có chức năng là cơ quan hơ hấp chính của cá.
f. Vây (vi)
Vây là cơ quan di chuyển và giữ thăng bằng của cá. Cấu tạo của vây gồm màng
da, các tia vây và các cơ ở gốc vây.
- Màng da: nằm ở ngoài cùng. Nhiệm vụ của màng da là bao quanh và nối các tia
vây với nhau.
- Tia vây: dựa vào cấu tạo có thể chia các tia vây thành các dạng sau:
+ Gai cứng: không phân đốt, không phân nhánh, cấu trúc đơn, hóa xương

hồn tồn.
+ Gai mềm: khơng phân đốt, khơng phân nhánh, cấu trúc đơn, hóa xương
khơng hồn tồn.
+ Tia mềm khơng phân nhánh: phân đốt, không phân nhánh, cấu trúc đôi.
+ Tia mềm phân nhánh: phân đốt, phân nhánh, cấu trúc đôi.
- Cơ gốc vây: nằm ở gốc các vây. Các cơ này phối hợp với các tia vây giúp cá
bơi lội và giữ thăng bằng.

Hình 1.5: Cấu tạo tia vi đi của cá
6


g. Cơ quan đường bên
Cơ quan đường bên thường nằm ở hai bên thân cá. Đây là một trong những cơ
quan cảm giác của cá.
h. Lỗ hậu môn – lỗ sinh dục
Lỗ hậu môn nằm ở mặt bụng của cá, trước lỗ sinh dục. Đây là cơ quan bài tiết
các chất thải trong q trình tiêu hóa của cơ thể cá.
Lỗ sinh dục nằm ở mặt bụng của cá, phía trước gốc vi hậu môn. Lỗ sinh dục là
nơi cá phóng trứng hoặc cá con ra mơi trường ngồi. Lỗ niệu: nằm ở giữa lỗ sinh dục
và lỗ hậu môn, có vai trị là cơ quan bài tiết nước tiểu cho cá. Lỗ niệu và lỗ sinh dục
chỉ có ở có cái.
Ở cá đực lỗ niệu và lỗ sinh dục chỉ là một, vừa là nơi phóng tinh trùng vừa là nơi
bài tiết nước tiểu của cá và được gọi tên chung là lỗ niệu sinh dục.
i. Vẩy
Dựa vào nguồn gốc phát sinh và cấu tạo, vẩy cá được chia làm 3 loại là: vẩy tấm,
vẩy láng và vẩy xương.

Hình 1.6: Các loại vẩy ở cá (Nguồn: Loan, 2004)


 Vẩy láng: chỉ có ở cá cổ và cá hóa thạch
 Vẩy tấm
- Có ở cá đuối và cá nhám.
7


- Cấu tạo của vẩy tấm gồm 2 phần:
+ Gai vẩy: nhọn, lộ ra ngồi và hướng về phía sau.
+ Tấm gốc chìm dưới da. Bên trong tấm gốc có xoang tủy, mạch máu và dây
thần kinh phân bố.
 Vẩy xương: có ở cá xương, vẩy cá xếp chồng lên nhau theo hình mái ngói
* Hình dạng cấu tạo của một vẩy thường gồm 4 phần:
- Phần trước: cắm vào da, có nhiều rãnh đồng tâm và xuyên tâm
- Phần sau: lộ ra ngồi, có nhiều tế bào sắc tố phân bố, đơi khi có gai ở rìa
sau của vẩy. Trong phân loại, dựa vào phần sau của vẩy xương để chia làm hai loại là:
vẩy tròn và vẩy lược. Vẩy trịn là những vẩy rìa sau khơng có gai, trơn láng, vẩy lược
là những vẩy rìa sau có gai nên sờ vào có cảm giác rất nhám.
- Phần bên trên và phần bên dưới có nhiều rãnh đồng tâm.
* Hình dạng cấu tạo của một vẩy đường bên ngồi 4 phần trên cịn có thêm ống
cảm giác nằm ở phần sau của vẩy.
* Ý nghĩa của vẩy xương
- Ứng dụng trong nghiên cứu về phân loại để xác định giống, loài cá.
- Ứng dụng trong nghiên cứu về sinh học để nghiên cứu về dinh dưỡng và
tăng trưởng của cá.
- Dùng làm nguyên liệu trong sản xuất: keo, phim ảnh, công nghiệp dệt.
2. Các hệ cơ quan bên trong cơ thể cá
2.1. Hệ hô hấp
Những sinh vật nhỏ như vi khuẩn, ngun sinh động vật,… cơ thể có kích
thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên việc trao đổi khí có thể diễn ra qua bề mặt cơ thể.
Những sinh vật có kích thước cơ thể lớn và cấu tạo phức tạp hơn như: cá, động vật

bậc cao, ... thì có cơ quan hơ hấp chun hóa. Hệ hơ hấp của các loài cá là mang nằm
trong xoang mang ở hai bên đầu cá. Ở một số loài cá cịn có những cơ quan hơ hấp
phụ khác như cá rơ đồng, cá lóc, cá trê, cá tra,…

8


Nhiệm vụ của hệ hô hấp là lấy O2 từ mơi trường ngồi đưa vào máu (cơ thể cá),
đồng thời thải CO2 từ máu cá ra mơi trường ngồi. Hai quá trình này trái ngược nhau
nhưng lại diễn ra song song cùng một lúc.
a. Mang cá

Hình 1.7: Cấu tạo mang cá (Nguồn: agriviet.com)

Đơn vị cấu tạo của mang là cung mang. Trên mỗi cung mang thường có các
phần:
- Lá mang: có màu đỏ, trên mỗi cung mang thường có hai lá mang (còn gọi là
phiến mang). Mỗi là mang do nhiều tia mang mảnh, dài, màu đỏ xếp khíc nhau tạo
thành. Trên tia mang lại có nhiều sợi mang nhỏ, vách các sợi mang nhỏ rất mỏng, có
tính bán thấm và có nhiều mạch máu phân bố. Q trình trao đổi khí giữa máu và
nước tiến hành qua vách của các tia mang và các sợi mang nhỏ. Bên cạnh đó, trên các
tia mang cịn có các tế bào nâng đỡ.
- Lược mang: màu trắng, mỗi cung mang thường có 1 – 2 hàng lược mang. Gốc
các lược mang gắn vào cung mang, ngọn mang luôn hướng vào xoang miệng.
- Xương cung mang: do nhiều xương nối với nhau tạo thành để nâng đỡ lá
mang và lược mang nằm trên cung mang.
- Động mạch ra, vào mang: dẫn máu vào ra khỏi các cung mang.
- Các dây thần kinh.
b. Cơ quan hơ hấp khí trời (hơ hấp phụ)
Cơ quan hơ hấp chủ yếu của cá là mang, nhưng do môi trường sống thường

xuyên bị biến động về thành phần khí nhất là khí oxi, nên ở một số lồi cá sự hô hấp
bằng mang không đủ để đáp ứng nhu cầu oxi của cơ thể do đó chúng phát triển cơ
9


quan hơ hấp khác ngồi mang được gọi là cơ quan hơ hấp phụ. Cơ quan hơ hấp phụ có
nhiều hình thức khác nhau như hơ hấp qua ruột, da, cơ quan trên mang và bóng hơi.
Các cơ quan hơ hấp phụ này tuy có nhiều dạng khác nhau nhưng có cùng một đặc
điểm chung là có nhiều mạch máu phân bố dày đặc và có thể hấp thu khí oxi trực tiếp
từ khơng khí. Hơ hấp khí trời có hai hình thức là bắt buộc và khơng bắt buộc. Hơ hấp
khí trời bắt buộc là cá phải lấy oxy cả trong mơi trường nước và ngồi khơng khí, mặc
dù oxy trong mơi trường khơng thấp, ví dụ như cá lóc, cá rơ. Hơ hấp khí trời khơng
bắt buộc là hình thức cá lấy chỉ lấy oxy từ khơng khí khi oxy trong mơi trường giảm
thấp, ví dụ như cá tra, cá chình,…
Hơ hấp bằng cơ quan tiêu hóa
Có một số loài cá như cá chạch, cá heo, khi trong nước thiếu oxy hoặc thừa CO2
thì chúng lại hơ hấp bằng ruột. Cá ngoi lên mặt nước đớp khơng khí rồi nuốt vào ruột,
khơng khí lưu lại trong ruột một thời gian, phần lớn oxy bị hấp thu, phần còn lại thải
ra ngồi qua lỗ hậu mơn.
Cá lau kiếng có thể sống trên cạn được một khoảng thời gian rất lâu là nhờ chúng
có thể hơ hấp phụ qua dạ dày.
Hơ hấp qua da
Nói chung những lồi cá khơng vẩy hay tương đối ít vảy đều thực hiện cách hơ
hấp này như cá chình, họ cá da trơn. Các lồi cá này có cấu tạo da rất đặc biệt, dưới
lớp da ngồi được tạo nên bằng tế bào thượng bì dạng vảy, cịn có một lớp với rất
nhiều vi ti huyết quản, nhờ vậy mà sự trao đổi khí giữa khơng khí và máu có thể tiến
hành dễ dàng.
Cơ quan trên mang
Cơ quan hô hấp trên mang của cá rất đa dạng, có thể là những túi thừa của hầu
như ở cá lóc; có thể là những túi thừa của mang như cơ quan mê lộ của cá rô hay hoa

khế của cá trê.
Màng nhầy xoang miệng hầu
Một số loài cá như cá lóc, cá bống kèo, cá thịi lịi, ... trong xoang miệng hầu có
lớp màng nhầy với nhiều mạch máu phân bố, có tác dụng giúp những lồi cá này lấy
O2 từ khơng khí để hơ hấp.
10


Bóng hơi
Bóng hơi cá là một cơ quan nằm giữa ống tiêu hóa và thận, chứa đầy một hỗn
hợp O2, CO2 và N2. Bóng hơi có hai loại:
- Bóng hơi hở: có ống thơng với thực quản.
- Bóng hơi kín: khơng có ống thơng với thực quản.
Người ta thấy rằng, một số lồi cá có bóng hơi khi trong mơi trường thiếu oxy
trầm trọng, bóng hơi giúp cá tồn tại trong một thời gian ngắn.

Mê lộ của cá rô

Hoa khế của cá trê

Bóng hơi của cá

Màng nhầy xoang miệng hầu

Hình 1.8: Các cơ quan hô hấp phụ của cá (Nguồn: agriviet.com)

Hơ hấp bằng phổi
“Phổi” là do bóng bơi biến đổi thành, chỉ có ở nhóm cá phổi (Dipnoi). Mặt
trong của phổi có nhiều vách ngăn bằng mơ liên kết, chia phổi thành nhiều ngăn nhỏ,
11



được gọi là phế nang. Trên bề mặt của vách các phế nang có nhiều mạch máu phân
bố.
Khi trong nước đầy đủ oxy chúng tiến hành hô hấp bằng mang. Khi hàm lượng
oxy giảm xuống hay khi nước khô cạn chúng tiến hành hơ hấp bằng phổi.
2.2. Hệ tiêu hóa
Nhiệm vụ của hệ tiêu hóa là lấy thức ăn từ mơi trường ngồi vào cơ thể, tiêu
hóa thức ăn, biến thức ăn thành những vật chất dinh dưỡng. Sau đó, hấp thu những
chất dinh dưỡng đưa vào máu để cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ
thể, sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.
Hệ tiêu hóa của cá bao gồm hai phần là ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
a. Ống tiêu hóa
Miệng
Miệng là cơ quan bắt mồi quan trọng của cá. Dựa vào vị trí và kích thước của
miệng có thể dự đốn được tính ăn của cá.
- Vị trí miệng
+ Miệng trên: cá bắt mồi tầng mặt như cá mè trắng, cá mè hoa, cá thiểu, cá
trích...
+ Miệng giữa: cá thường bắt mồi tầng giữa, và cũng có thể bắt mồi ở tầng
mặt và tầng đáy, như cá tra, cá mè vinh, cá he, …
+ Miệng dưới: cá bắt mồi tầng đáy như cá trơi, cá trê, cá ngát, cá hú...
- Kích thước miệng
+ Cá hiền: miệng nhỏ hẹp như cá linh
+ Cá dữ: miệng rộng lớn như cá lóc, cá bống tượng
Răng
Răng cá thể hiện một phần tính ăn, hình dạng và kích thước của răng khác nhau
tùy theo tính ăn của cá.
- Cá ăn lọc: khơng có răng
- Cá ăn động vật kích thước nhỏ: răng nhỏ, mịn

12


- Cá ăn động vật kích thước lớn, ăn thịt: răng to, bén, thường có răng chó.
Ở cá có các loại răng tùy theo vị trí mọc của chúng như răng hàm trên, răng
hàm dưới, răng khẩu cái, răng lá mía, răng hầu.

Hình 1.9: Răng hàm cá và răng hầu cá linh (Nguồn: seriouslyfish.com)

Lưỡi
Lưỡi khơng cử động được do có nhiều xương gắn vào xoang miệng hầu, nếu có
cử động chỉ là cử động lên xuống như ở cá chình. Một số lồi cá khơng có lưỡi hoặc
lưỡi bị thối hóa. Lưỡi là một cơ quan xúc giác của cá.

Hình 1.10: Hình dạng lưỡi cá (Nguồn: seriouslyfish.com)

Lược mang
- Vị trí: nằm trong xoang mang, gốc các lược mang gắn vào các cung mang,
ngọn hướng vào xoang miệng hầu.
- Hình dạng: khác nhau tùy tính ăn của lồi
+ Cá ăn lọc: lược mang dài, mãnh, xếp khít vào nhau.
+ Cá ăn động vật kích thước nhỏ: lược mang dài, mãnh, xếp thưa.
+ Cá ăn thịt, động vật kích thước lớn, lược mang biến thành núm gai.
13


Hình 1.11: Hình dạng lược mang của một số lồi cá (Nguồn: agriviet.com)

- Nhiệm vụ: lọc và giữ thức ăn, bảo vệ các tia mang.
Số lượng lược mang trên các cung mang có sự thay đổi từ cung mang thứ nhất

đến cung mang thứ tư. Số lược mang trên mỗi lồi cá cũng có sự khác nhau, người ta
cịn dựa vào số lược mang để làm đặc điểm phân loại. Khi tính số lược mang thì tính
tổng số lược mang ở hai dải. Có những lồi cá lúc cịn là cá giống có tập tính ăn khác
với trưởng thành, do đó lược mang của chúng cũng thay đổi cho phù hợp với tập tính
sống của chúng.
Thực quản
- Vị trí: là phần nối tiếp xoang miệng hầu
- Hình dạng: dạng ống, kích thước thực quản to hay nhỏ, dài hay ngắn khác
nhau tùy loài.
+ Cá hiền: thực quản thường nhỏ, dài, vách mỏng.
+ Cá dữ: thực quản thường to, ngắn, vách dầy.
- Cấu tạo vách thực quản gồm 3 lớp: màng bao liên kết, lớp cơ, lớp màng nhầy.
- Chức năng: là cầu nối đưa thức ăn từ xoang miệng xuống dạ dày.
Thực quản của cá nóc có một túi phụ, khi gặp nguy hiểm cá hút nước hoặc khí
vào túi thực quản làm cho túi phồng lên và toàn thân có hình cầu như quả bong. Ở cá
chim trắng thực quản có hình trứng trịn, vách cơ rất dày, lớp màng nhầy bị hóa sừng
và có nhiều gai nhỏ.

14


Dạ dày
Dạ dày là phần nối tiếp thực quản, hình dạng cũng rất đa dạng tùy theo mỗi lồi
cá. Hình chữ I: lươn, cá ngát, cá lìm kìm. Hình chữ U: chim trắng, trê, tra, chốt. Hình
chữ Y: họ cá trích. Hình chữ V: cá nhám, cá tráp. Hình chóp trịn, có nhánh ngang to
và hạ vị rất nhỏ: cá thu.
Tùy theo tính ăn của mỗi lồi cá mà dạ dày của chúng có thể chưa phân hóa,
hoặc có dạ dày nhưng kém phát triển, hoặc rất phát triển.
- Cấu tạo: vách dạ dày cũng bao gầm 3 lớp:
+ Ngoài cùng: là màng bao liên kết

+ Giữa là lớp cơ trơn
+ Trong cùng là lớp màng nhầy.
- Chức năng: là nơi chứa thức ăn, tiết ra men tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
Manh tràng
Manh tràng là những ống dài giống như ruột nhưng một đầu bịt kín, đầu cịn lại
gắn vào ống tiêu hóa ở nơi tiếp giáp giữa ruột và dạ dày.
Cấu tạo vách manh tràng cũng bao gồm 3 lớp: màng bao liên kết, lớp cơ trơn,
lớp màng nhầy.
Chức năng của manh tràng: tăng diện tích hấp thu chất dinh dưỡng. Một số tài
liệu ghi nhận manh tràng có thể tiết ra men tiêu hóa, tuy nhiên điều này chưa được
thống nhất.
Ruột
Ruột là đoạn cuối của ống tiêu hóa, nối tiếp sau dạ dày. Cấu tạo: cũng gồm 3
lớp giống vách thực quản và dạ dày. Hình dạng có thể ở dạng ống thẳng, dài, xếp
dạng gấp khúc hoặc cuộn tròn. Độ dài của ruột thay đổi tùy tính năng của mỗi lồi cá.
Ruột ngắn: có ở cá ăn động vật, chiều dài ruột bằng ¼ hay 1/3 so với chiều dài
thân
Ruột dài: có ở cá ăn thực vật, chiều dài ruột bằng 2 đến 5 so với chiều dài thân,
có khi lên đến 15 lần so với chiều dài thân.

15


Ruột trung bình: có ở cá ăn tạp, chiều dài ruột dài hơn cá ăn động vật nhwngg
ngắn hơn cá ăn thưc vật.
Chức năng của ruột: tiết ra các men tiêu hóa thức ăn, hấp thu các chất dinh
dưỡng từ thức ăn cung cấp cho cơ thể.

Hình 1.12: Hệ tiêu hóa của cá rơ phi và hệ tiêu hóa của cá lóc


b. Tuyến tiêu hóa
Tuyến dạ dày và ruột
Tuyến dạ dày và ruột nằm ở lớp biểu bì của dạ dày và ruột, thường có dạng túi.
Sản phẩm do tuyến dạ dày và ruột tiết ra được đưa vào ruột và dạ dày của cá để tham
gia quá trình tiêu hóa thức ăn.
Gan
Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cá. Hình dạng, kích thước, màu sắc và vị trí
của gan khác nhau tùy theo lồi cá.
Hình dạng: thường gan chia làm 2 thùy không điều nhau. Ở họ cá chép, gan
khơng có hình dạng nhất định.
Vị trí: nằm ở phần đầu xoang nội quan
Màu sắc: nâu, nâu đỏ, nâu vàng, hồng, hồng đỏ
Chức năng: chức năng quan trọng nhất của gan là tiết ra dịch mật màu xanh
hoặc xanh vàng đỏ vào túi mật và ruột non qua ống dẫn mật. Gan còn là nơi giải độc
cho cơ thể và tích trữ đường dưới dạng glycogen (tham gia điều hòa lượng đường
trong máu cá)
16


Tụy (tụy tạng)
Hình dạng và vị trí: tụy của cá thường vùi một phần và toàn bộ vào trong gan.
Ở họ cá chép, tụy phân bố rãi rác khắp ruột.
Chức năng: tiết ra các men tiêu hóa tham gia quá trình tiêu hóa thức ăn của cá
như tripsin, amialze, lipaze.
2.3. Hệ tuần hoàn – thần kinh
2.3.1. Hệ tuần hoàn
Nhiệm vụ của hệ tuần hoàn là:
- Chuyển O2 và vật chất dinh dưỡng từ cơ quan hô hấp và tim đến các cơ quan
trên cơ thể cá. Đồng thời nhận CO2 và chất thải từ các cơ quan chuyển đến các cơ
quan bài tiết để thải ra ngồi.

- Chuyển kích thích tố từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan hiệu ứng.
- Tham gia bảo vệ cơ thể.
Hệ tuần hoàn gồm 2 phần
- Hệ thống ống mạch: có tim, các mạch máu và mạch bạch tuyết.
- Máu.
a. Hệ thống mạch máu
Tim cá
Tim cá có 3 phần là xoang tĩnh mạch, tâm nhĩ và tâm thất.
* Xoang tĩnh mạch: xoang tĩnh mạch có màu đỏ thẫm, vách mỏng, nối với tĩnh
mạch gan ở giữa và 2 xoang cuvier ở 2 bên. Đây là nơi tiếp nhận máu từ các cơ quan
đổ về tim.
* Tâm nhĩ: thường lớn và dễ nhìn, nằm ở phía lưng của xoang tĩnh mạch, đơi
khi nằm phủ lên tâm thất. Tâm nhĩ nằm kế tiếp xoang tĩnh mạch. cũng có màu đỏ
thẫm nhưng vách dày hơn xoang tĩnh mạch.

17


×