Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Giáo trình mô đun Quản lý và phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi (Nghề: Thú y - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631 KB, 48 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU
****

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: QUẢN LÝ VÀ PHỊNG CHỐNG
DỊCH BỆNH TRONG CHĂN NI
NGHỀ: THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Lưu hành nội bộ)
Ban hành kèm theo quyết định số:……/QĐ-.....ngày…..tháng…..năm…..
của……………………………………………………..

Bạc Liêu, năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình mơn học “Quản lý và phịng chống dịch bệnh trong chăn nuôi”
là môn học chuyên môn bắt buộc; giới thiệu về dịch bệnh trên đàn vật ni, mục
đích, nhiệm vụ của mơn học quản lý dịch bệnh, mơ tả các dạng dịch bệnh, phân
tích những yếu tố dịch bệnh trong chăn nuôi, phương pháp điều tra dịch bệnh,


phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm, cách khống chế mầm bệnh hoặc thanh tóan
mầm bệnh trên đàn vật ni, biện pháp phịng chống dịch bệnh. Tài liệu có giá
trị hướng dẫn học viên học tập và có thể tham khảo để vận dụng trong thực tế
sản xuất.
Giáo trình này là mơn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình độ cao
đẳng, nghề thú y, được giảng dạy cho người học sau các môn học cơ sở và
chuyên môn của chương trình đào tạo.
Trong mơn học này gồm có 4 bài như sau:
Bài 1. Dịch bệnh
Bài 2. Các bước tiến hành điều tra dịch bệnh
Bài 3. Chiến lược khống chế và thanh toán dịch bệnh
Bài 4. Phương pháp lấy mẫu, đóng gói, gửi mẫu

2


MỤC LỤC
Bài 1. Dịch bệnh...................................................................................................4
1. Mô tả dịch bệnh................................................................................................4
2. Đo lường dịch bệnh xảy ra ...............................................................................5
3. Các yếu tố quyết định dịch bệnh ......................................................................6
Bài 2. Các bước tiến hành điều tra dịch bệnh ................................................... 10
1. Cách chọn mẫu trong điều tra ....................................................................... 10
2. Chọn dung lượng mẫu (cỡ mẫu) ................................................................... 10
3. Nghiên cứu quan sát ...................................................................................... 11
4. Thử nghiệm lâm sàng .................................................................................... 13
5. Định nghĩa hiệu lực và hiệu quả ................................................................... 13
6. Chẩn đoán xét nghiệm .................................................................................. 14
Bài 3. Chiến lược khống chế và thanh toán dịch bệnh ..................................... 17
1. Chiến lược khống chế dịch bệnh................................................................... 17

2. Chiến lược thanh toán dich bệnh .................................................................. 23
3. Các biện pháp chống dịch ............................................................................. 23
Bài 4. Phương pháp lấy mẫu, đóng gói, gửi mẫu.............................................. 30
1. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm .......................................................................... 30
2. Một số hướng dẫn chung cho việc lấy mẫu .................................................. 31
3. Đóng gói bệnh phẩm ..................................................................................... 39
4. Gửi bệnh phẩm .............................................................................................. 40
Tài liệu tham khảo............................................................................................. 46

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Quản lý và phịng chống dịch bệnh trong chăn ni
Mã mơn học: MĐ27
Vị trí, tính chất của mơn học
- Vị trí: Quản lý và phịng chống dịch bệnh trong chăn ni là mơn học chun
mơn trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng, nghề Thú y; mơn học được bố trí giảng
dạy sau các mơn học cơ sở và chun mơn của chương trình đào tạo.
- Tính chất: Quản lý và phịng chống dịch bệnh trong chăn nuôi là môn học
chuyên môn bắt buộc; giới thiệu về dịch bệnh trên đàn vật nuôi, mục đích, nhiệm vụ
của mơn học quản lý dịch bệnh, mơ tả các dạng dịch bệnh, phân tích những yếu tố
dịch bệnh trong chăn nuôi, phương pháp điều tra dịch bệnh, phương pháp lấy mẫu
bệnh phẩm, cách khống chế mầm bệnh hoặc thanh tóan mầm bệnh trên đàn vật ni,
biện pháp phịng chống dịch bệnh.
Mục tiêu mơn học
- Kiến thức: Trình bày được những nội dung cơ bản về phương pháp khống chế
mầm bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi.
- Kỹ năng: Nhận biết mầm bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi, đề ra biện pháp hữu hiệu
để quản lý đàn vật nuôi.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động và phối hợp thực hiện trong công
tác quản lý và phịng chống dịch bệnh trong chăn ni. Tn thủ các bước trong quy
trình quản lý và phịng chống dịch bệnh trong chăn nuôi.

4


Bài 1
DỊCH BỆNH
Mã bài: 01
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu sơ lược về mô tả dịch bệnh; đo lường dịch bệnh xảy ra
và các yếu tố quyết định dịch bệnh trong chăn ni.
Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Mô tả được đặc điểm của dịch địa phương, dịch bộc phát, dịch tồn
vùng và dịch lẻ tẻ.
- Trình bày được đặc điểm của quần thể, quần thể có nguy cơ và quần thể
có miễn dịch.
- Phân tích được các yếu tố quyết định dịch bệnh
- Đo lường được dịch bệnh xảy ra, các yếu tố quyết định dịch bệnh, sự
truyền lây và duy trì sự cảm nhiễm.
1. Mơ tả dịch bệnh
1.1. Dịch địa phương
Là những dịch xảy ra thường xuyên ở một khu vực nào đó. Mầm bệnh
dường như ln có mặt và sự cân bằng giữa vật chủ, môi trường và mầm bệnh ở
trạng thái cân bằng động, nghĩa là bệnh rất dễ xảy ra khi cân bằng này bị phá
vỡ.
Tuy nhiên cần nhớ là dịch được liệt vào nhóm dịch vùng thì có mức độ lây
lan không nhanh, thường là những bệnh nhẹ và yếu tố môi trường là yếu tố rất

quan trọng ảnh hưởng đến bệnh, chẳng hạn như bệnh viêm phổi do Mycoplasma
(nên được gọi là bệnh viêm phổi dịch vùng EP: Enzootic pneumoniae).
1.2. Dịch bộc phát
Là bệnh dịch xảy ra trên quy mô rộng, nhiều đàn thú mắc bệnh và tỷ lệ
bệnh cao hơn bình thường rất nhiều. Bệnh lây lan nhanh và rộng, nếu khơng
được kiểm sốt kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh lở mồm long móng
xảy ra ở một số nơi là một thí dụ về loại dịch bệnh này.
1.3. Dịch toàn vùng
Là thuật ngữ dùng để chỉ dịch có tầm lây lan rất rộng với qui mơ tồn
cầu.

5


1.4. Dịch rải rác-lẻ tẻ
Chỉ trạng thái dịch có tính chất lẻ tẻ, bệnh xảy ra không thường xuyên,
dạng bệnh khơng rõ ràng, khơng dự đốn trước được bệnh. Dịch thường xảy ra
trong những trường hợp sau:
Bệnh dịch vẫn tồn tại trong đàn, nhưng khơng có biểu hiện lâm sàng,
nhưng trong một điều kiện nào đó dịch mới xuất hiện.
Trong đàn khơng có dịch bệnh tồn tại, dịch có thể xảy ra khi có một con
mang mầm bệnh nhập vào đàn.
Mầm bệnh khu trú trong một loài động vật nào đó, cùng chung sống trong
một mơi trường với nhiều lồi động vật khác, nên đơi khi có thể truyền lây cho
đàn động vật phơi nhiễm.
Dạng dịch có tính chất lẻ tẻ có thể cho thấy tác nhân gây bệnh được bảo
tồn trong một vật chủ khác và không thường xuyên tiếp xúc với vật chủ. Tác
nhân được bảo tồn trong vật chủ, thường không thể hiện rõ sự nhiễm bệnh.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh chỉ xuất hiện khi có yếu tố phá vỡ sự cân bằng
giữa tác nhân gây bệnh và vật chủ, tạo điều kiện để tác nhân gây bệnh.

2. Đo lường dịch bệnh xảy ra
2.1. Quần thể
Quần thể là tất cả những con thú sống trong cùng một khu vực cụ thể
trong một thời gian nhất định. Khái niệm về quần thể là khái niệm được đề cập
rất nhiều trong dịch tễ vì đây thường là đối tượng nghiên cứu của mơn học.
Người có thể nói tỷ lệ nhiễm một bệnh nào đó, ví dụ tỷ lệ mang trùng
Salmonella trên quần thể heo thịt nuôi tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hoặc giới hạn
cụ thể hơn là quần thể heo thịt tại trại chăn nuôi heo A trong một thời gian cụ
thể.
2.2. Quần thể có nguy cơ
Là quần thể gồm những thú nhạy cảm với bệnh, nếu có mầm bệnh xuất
hiện thì có thể sẽ xảy ra dịch bệnh tại quần thể đó. Ví dụ quần thể heo nuôi tại
một trại chưa được chủng ngừa bệnh lở mồm long móng là quần thể có nguy cơ
mắc bệnh.
Tuy nhiên, khơng thể nói quần thể ngựa ni tại khu vực nào đó là quần
thể có nguy cơ đối với bệnh này vì bệnh này chỉ xảy ra cho động vật móng chẻ.
2.3. Quần thể có miễn dịch
Là quần thể mà phần lớn các cá thể trong đó có khả năng đề kháng lại
bệnh. Sự đề kháng này có thể thu được từ quá trình chủng ngừa hoặc quần thể
đã từng mắc bệnh và miễn dịch vẫn còn đảm bảo chống lại sự xâm nhập của
mầm bệnh.
6


Một con thú khơng có miễn dịch khi đặt trong một hồn cảnh nhiễm
khuẩn hay đặt trong một đàn khơng có miễn dịch thì rất dễ mắc bệnh, tuy nhiên
nếu đặt nó vào một đàn có miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh của nó sẽ thấp hơn
nhiều. Người ta cho rằng nếu 80-90% cá thể trong đàn có miễn dịch thì xem
như quần thể đó là quần thể miễn dịch đối với bệnh.
2.3. Đo lường sự xuất hiện bệnh

Để mô tả thực trạng một bệnh hay dịch bệnh nào đó xảy ra trong quần thể.
Như vậy để mơ tả thì cần phải đáp ứng đủ các thơng tin sau: con thú nào mắc
bệnh, số lượng mắc bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh, nhóm thú mắc bệnh, phân bố bệnh
ở đâu... Tùy thuộc vào điều kiện thực tế mà sự phân chia nhóm thú có thể khác
nhau khi mơ tả bệnh. Ví dụ người ta có thể mơ tả bệnh theo khu vực, theo nhóm
tuổi, theo giới tính, theo giống... Trong đó đại lượng thường được sử dụng để
mơ tả là tỷ lệ bệnh; ngồi ra người ta cịn dùng nhiều đại lượng khác (sẽ được
thảo luận kỹ ở chương này). Trước khi tìm hiểu các đại lượng cụ thể, chúng ta
cần biết các nhóm thuật ngữ được dùng trong đo lường về mặt dịch tễ học.
- Tần số (frequency): là số lượng cá thể có cùng một tính chất nào đó. Đơn
vị có thể là con, cái, vật...
- Tỷ số (ratio): khi so sánh 2 nhóm nào đó về tần số hoặc một chỉ số nào đó
người ta có thể dùng tỷ số, ví dụ trong đàn có 50 con đực và 500 con cái thì có
thể nói tỷ số giữa đực và cái là 50/500. Tỷ số được dùng trong dịch tễ học phổ
biến nhất là chỉ số OR khi so sánh nguy cơ có bệnh của 2 nhóm thú nào đó. OR
sẽ được đề cập ở những chương sau.
- Tỷ lệ (proportion): khi đề cập đến tần số bệnh hay một tính chất nào đó
của thú chiếm bao nhiêu phần trong tổng số thì người ta dùng tỷ lệ. Lưu ý tỷ lệ
khác với tỷ số là phần mẫu số của chúng có chứa ln phần của tử số. Thí dụ tỷ
số là a/b trong khi đó tỷ lệ là a/c trong đó c = a + b.
- Mức độ (rate) (đôi khi dùng là tốc độ): mức độ bệnh khơng chỉ về diễn tả
số lượng mà cịn liên quan đến tốc độ lây lan nhanh hay chậm của một bệnh,
nên nhớ là đại lượng này luôn đi kèm với thời gian.
3. Các yếu tố quyết định dịch bệnh
3.1. Phân loại các yếu tố quyết định dịch bệnh
Các yếu tố quyết định một bệnh bao gồm tác nhân trực tiếp gây bệnh và
các yếu tố khác giúp tác nhân gây bệnh xâm nhập, sinh sôi và phân tán trong
quần thể. Tất cả các yếu tố này được xếp loại là tác nhân, ký chủ và môi trường
(hoặc quản lý).


7


3.1.1. Tác nhân gây bệnh
Trong các đặc tính của tác nhân gây bệnh, khả năng gây bệnh lý, độc lực
và biến đổi di truyền là những yếu tố quyết định hàng đầu của bất kỳ tác nhân.
Người đọc nên xem lại phần này trong các môn chuyên biệt.
Năm 1882, Koch định ra các nguyên lý cơ bản để xác định một tác nhân
gây nhiễm là nguyên nhân của bệnh:
- Vi sinh vật phải hiện diện trong từng ca bệnh.
- Vi sinh vật phải được phân lập và phát triển trong mơi trường ni cấy
hồn hảo.
- Vi sinh vật phải gây bệnh chuyên biệt khi truyền cho thú nhạy cảm.
- Sau đó vi sinh vật phải được phát hiện từ thú được truyền bệnh này.
Nguyên lý Koch là bước quan trọng để xóa bỏ mê tín. Tuy nhiên, ngun
nhân của nhiều bệnh không thể được xác định với nguyên lý này. Thí dụ, bệnh
viêm phổi nội vùng của bê là bệnh truyền nhiễm ở bê nuôi nhốt lẫn thả rong. Tỷ
lệ bệnh có thể đến 100% và tỷ lệ chết thường hơn 20%. Nguyên nhân không
phải là một tác nhân duy nhất mà là do bộ ba (1) yếu tố gây stress do quản lý,
(2) nhiễm trùng nguyên phát bởi một trong vài virút và (3) sau đó là phụ nhiễm
bởi một hoặc nhiều loại vi trùng. ối với các bệnh do nhiều nguyên nhân, một tác
nhân có thể gây nên triệu chứng bệnh tương tự như ở vài bệnh khác. Như vậy
nguyên lý Koch chỉ hữu ích trong những trường hợp chỉ có một tác nhân chủ
yếu gây bệnh và tác nhân đó có thể lây truyền. Chúng ta phải dựa vào các tiêu
chuẩn khác để trắc nghiệm mức quan hệ giữa nguyên nhân - hậu quả. Năm
1976, Evan đề ra một số nguyên lý khá phù hợp với quan niệm hiện nay về
nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên lý này sẽ được thảo luận chung trong mục 3
(xác định nguyên nhân gây bệnh).
3.1.2. Ký chủ
Tính nhạy cảm (susceptibility) với bệnh ở từng cá thể là yếu tố quyết định

thứ nhì để gây nên bệnh. Khác biệt tự nhiên giữa các cá thể sẽ đưa đến các đáp
ứng khác nhau. Phần lớn thí dụ thống kê đều chú trọng đến sự biến động ngẫu
nhiên của trị số lâm sàng do bởi yếu tố này. Vài cá thể có sức đề kháng tự nhiên
đối với tình trạng nhiễm trùng hay bệnh là do bởi dịng giống, giới tính hoặc
tuổi. Trong vài trường hợp, thú bị cảm nhiễm rất chậm mặc dù tác nhân có khả
năng gây bệnh nhanh.
Các quần thể cũng có tính nhạy cảm khác nhau. Sức đề kháng của quần thể
tùy thuộc vào tỷ lệ thú đề kháng bệnh trong quần thể đó. Gia tăng khả năng
miễn nhiễm của quần thể có tác dụng hữu hiệu trong việc giới hạn sự truyền lây,
đồng thời cũng làm giảm vấy nhiễm môi trường. Với một trong hai hiệu quả
8


này, tốc độ sinh sản của tác nhân gây bệnh có thể giảm thấp dưới mức giúp nó
tồn tại trong môi trường, khi ấy tác nhân gây bệnh bị loại bỏ.
3.1.3. Yếu tố môi trường/quản lý
Yếu tố môi trường bao gồm nhiều hạng mục khó định lượng. Mơi trường
và quản lý là những yếu tố quyết định quan trọng đối với sự xảy ra bệnh.
3.2. Sự truyền lây và duy trì sự cảm nhiễm
Bệnh có thể được truyền lây trực tiếp hay gián tiếp. Ví dụ, bệnh được
truyền từ thú này sang thú khác hay từ người này sang người khác một cách trực
tiếp khi tiếp xúc; còn khi bệnh truyền lây thông qua các chất vấy nhiễm, vật
mang như nước uống, thực phẩm thì được gọi là truyền lây gián tiếp. Một số
bệnh truyền lây qua muỗi, ve... được gọi là truyền lây bằng véc tơ. Mỗi loại
mầm bệnh có cách truyền bệnh khác nhau tùy thuộc vào bản chất riêng của
mầm bệnh.
Mức độ của bệnh lâm sàng thường được chia thành bệnh nặng và bệnh nhẹ.
Trong thuật ngữ về bệnh học người ta chia bệnh thành các cấp sau: thể quá cấp
tính làm bệnh diễn ra nhanh và nặng, đơi khi khó phân biệt được bệnh gì; thể
cấp tính; thể bán cấp; và thể mãn tính (bệnh xảy ra nhẹ và kéo dài, lúc bệnh lúc

lành).
Trong bệnh truyền nhiễm, người ta chia các giai đoạn bệnh. Từ khi nhiễm
mầm bệnh cho đến xuất hiện những triệu chứng đầu tiên gọi là giai đoạn ủ bệnh.
Giai đoạn phát triển các triệu chứng điển hình được chia thành hai giai đoạn là
tiền chứng (các triệu chứng đã xuất hiện, đôi khi kéo dài nhưng khơng phải là
triệu chứng điển hình của bệnh), giai đoạn tồn phát (triệu chứng điển hình,
bệnh thường có triệu chứng ảnh hưởng tồn thân); cuối cùng là giai đoạn kết
thúc, con thú trở nên lành bệnh hoặc chết hoặc chống cự lại bệnh không đủ và
dẫn đến tình trạng bệnh mãn tính.
Câu hỏi
Câu 1: Mơ tả đặc điểm của dịch địa phương, dịch bộc phát, dịch tồn
vùng và dịch lẻ tẻ. Cho ví dụ minh họa thức tế.
Câu 2: Trình bày đặc điểm của quần thể, quần thể có nguy cơ và quần thể
có miễn dịch.
Câu 3: Phân tích các yếu tố quyết định dịch bệnh.
Bài tập: điều tra dịch bệnh tại một địa phương, căn cứ vào kết quả thực tế,
hãy đưa ra nhận xét về tính chất dịch bệnh đó và phân tích các yếu tố quyết định
dịch bệnh.
9


Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Mô tả được đặc điểm của dịch địa phương, dịch bộc phát, dịch tồn
vùng và dịch lẻ tẻ.
- Trình bày được đặc điểm của quần thể, quần thể có nguy cơ và quần thể
có miễn dịch.
- Phân tích được các yếu tố quyết định dịch bệnh
- Đo lường được dịch bệnh xảy ra, các yếu tố quyết định dịch bệnh, sự
truyền lây và duy trì sự cảm nhiễm.
Ghi nhớ

- Phân tích các yếu tố quyết định dịch bệnh
- Đo lường dịch bệnh xảy ra, các yếu tố quyết định dịch bệnh, sự truyền
lây và duy trì sự cảm nhiễm.

10


Bài 2
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA DỊCH BỆNH
Mã bài: 02
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu về các bước tiến hành điều tra dịch bệnh, bao gồm cách
chọn mẫu trong điều tra; chọn dung lượng mẫu (cỡ mẫu); nghiên cứu quan sát;
thử nghiệm lâm sàng, hiệu lực và hiệu quả và chẩn đốn xét nghiệm dịch bệnh
trong chăn ni.
Mục tiêu:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Mơ tả được cách chọn mẫu trong điều tra, chọn dung lượng mẫu.
- Phân biệt được nghiên cứu quan sát với nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng,
- Mơ tả được cách chẩn đốn xét nghiệm dịch bệnh trong chăn nuôi.
1. Cách chọn mẫu trong điều tra
Khi muốn xác định tỷ lệ nhiễm trong quần thể, người ta không thể lấy tất
cả các cá thể trong quần thể để xét nghiệm hay phân tích ngoại trừ một số quần
thể nhỏ. Trong trường hợp đó, việc chọn mẫu và và dung lượng mẫu khảo sát
hết sức quan trọng. Kết quả phân tích từ các mẫu đã chọn được sử dụng làm cơ
sở để ước tính tỷ lệ nhiễm của cả quần thể. Để thực hiện điều này có thể dùng
phương pháp ước lượng thống kê như sau:
Tỷ lệ nhiễm của quần thể (P) = tỷ lệ nhiễm của dung lượng mẫu được
chọn ± (Z(1-α)× SE). Trong đó Z(1-α) là hệ số tin cậy và SE (Standard Error) là

sai số chuẩn. Gọi n là số mẫu lấy từ quần thể và a là số cá thể có tính chất khảo
sát; p là tỷ lệ nhiễm của mẫu (p = a/n); ước tính tỷ lệ nhiễm trong quần thể ở độ
tin cậy 95% như sau: P = p ± 1,96 × p(1- p)/n.
Việc xác định tỷ lệ bệnh cho quần thể tùy thuộc rất nhiều vào dung lượng
mẫu. Để ước tính số lượng cá thể cần thiết người ta phải dựa vào các dự đoán về
tỷ lệ và sai số mong muốn.
2. Chọn dung lượng mẫu (cỡ mẫu)
Nếu muốn biết đàn thú có bệnh hay khơng (khơng phải xác định tỷ lệ
bệnh), chúng ta có thể tính dung lượng mẫu tối thiểu cần khảo sát. Vấn đề này
thường được quan tâm trong các chương trình thanh tốn hay kiểm soát bệnh.
Chúng ta cần giảm bớt lỗi loại II (Pb), đó là xác suất cho rằng đàn thú khơng
bệnh trong khi nó thật sự có bệnh (âm tính giả).
11


Giả sử một đàn heo có 10% nhiễm virus giả dại và bệnh được phát hiện
bằng huyết thanh học. Nếu một mẫu huyết thanh được lấy từ một heo chọn ngẫu
nhiên trong đàn, xác suất mà heo đó ở trong nhóm khơng nhiễm virus là 0,9.
Như thế Pb = 0,9 và chúng ta có đến 90% cơ hội khơng phát hiện được tình
trạng nhiễm bệnh trong đàn. Nếu hai heo được lấy mẫu, xác suất mà hai heo đó
từ nhóm khơng nhiễm virus là 0,9 × 0,9 = 0,81. Cơng thức tổng quát để ước tính
Pb trong thí dụ này là:
Pb = (1 - tỷ lệ bệnh ước tính)n.
Với Pb là cơ hội mà những thú lấy mẫu không mang bệnh và n là dung
lượng mẫu. Cơng thức này có thể được sắp xếp lại để tính dung lượng mẫu với
bất kỳ Pb:
log (Pb)
n = ------------------------------log (1 - tỷ lệ bệnh ước tính)
Trong đó, n là dung lượng mẫu lấy từ quần thể lớn (hoặc quần thể rất lớn
so với dung lượng mẫu được lấy, lượng mẫu lấy dưới 10% dân số thì lượng mẫu

đó là nhỏ). Trong thí dụ trên, nếu muốn Pb = 0,05 thì phải lấy máu của khoảng
29 heo để 95% chắc chắn là có ít nhất 1 heo được phát hiện mang mầm bệnh giả
dại, từ đó có thể kết luận là đàn heo có bệnh. Công thức trên chỉ dùng cho quần
thể lớn. Trong các chương trình thanh tốn hay kiểm sốt bệnh của tỉnh hay
quốc gia, cách tính dung lượng mẫu phải được điều chỉnh theo tổng đàn gia súc.
Dung lượng mẫu còn tùy thuộc vào độ nhạy (sensitivity) và độ chuyên biệt
(specificity) của xét nghiệm chẩn đoán. Yếu tố quan trọng nhất trong việc xác
định dung lượng mẫu vẫn là mức độ chính xác của tỷ lệ bệnh (prevalence) được
ước tính. Vì dung lượng mẫu tăng khi tỷ lệ bệnh thấp, chúng ta nên ước đốn
một tỷ lệ thấp nhất có thể xảy ra.
Cơng thức có thể áp dụng cho một quần thể nhất định là:
n = {1 - (1 - P1)1/d} {N - d/2} + 1
với N : tổng đàn thú
d : số thú mắc bệnh trong đàn
n : dung lượng mẫu
P1 : xác suất có được 1 con bệnh trong mẫu lấy.
3. Nghiên cứu quan sát
Nghiên cứu phân tích - quan sát bao gồm nghiên cứu cắt ngang
(crosssectional study), nghiên cứu đoàn hệ (cohort study), nghiên cứu bệnhchứng (casecontrol study). Nghiên cứu phân tích - quan sát thích hợp khi những
đơn vị thí nghiệm đã tiếp xúc với yếu tố nguy cơ rồi và có thể đưa vào nghiên
12


cứu. Do đó, bản thân thú sẽ thuộc nhóm đã có hay khơng có yếu tố khảo sát,
người nghiên cứu chỉ cần quan sát về việc xuất hiện bệnh trong các nhóm này.
Những nghiên cứu quan sát phân tích (analytic observational study) như
đã định nghĩa là thông qua những quan sát thu thập số liệu thực tế (khơng phải
trong phịng thí nghiệm hay mơ hình) để khảo sát những nhóm khác nhau và
đưa ra kết luận về mối quan hệ (so sánh thống kê).
3.1. Tiên cứu và hồi cứu

Dựa vào thời gian thu thập số liệu mà người ta chia các nhóm nghiên cứu
phân tích thành 2 loại là tiên cứu (prospective) và hồi cứu (retrospective). Trong
các nghiên cứu tiên cứu, những đặc tính khảo sát, hay những yếu tố được cho là
yếu tố nguy cơ xảy ra trong thời gian khảo sát và người nghiên cứu sẽ phải chờ
để nhận được những kết quả, hoặc sự xuất hiện bệnh trong thời gian kế tiếp
(tương lai). Ngược lại, đối với nghiên cứu hồi cứu, cả yếu tố nguy cơ và sự xuất
hiện bệnh đều đã xảy ra. Người nghiên cứu chỉ việc thu thập những số liệu sẵn
có để phân tích. Đây cũng chính là điểm mạnh của cách nghiên cứu hồi cứu, tuy
nhiên do sử dụng số liệu có sẵn nên độ chính xác và khả năng thay đổi của các
chỉ tiêu, cũng như yếu tố quan tâm là vấn đề hạn chế. Một lần nữa cho thấy việc
lựa chọn kiểu nghiên cứu nào thích hợp cho điều kiện thực tế rất quan trọng.
3.2. Nghiên cứu đoàn hệ và nghiên cứu bệnh-chứng
Dựa theo cách bố trí khảo sát là bắt đầu với yếu tố nguy cơ hay là bệnh,
đồng thời căn cứ cào cách chọn thú khảo sát mà người ta chia nghiên cứu phân
tích thành hai loại khác, đó là nghiên cứu đồn hệ và nghiên cứu bệnh-chứng.
Nghiên cứu đồn hệ (cohort study), đơi khi gọi là nghiên cứu thuần tập;
trong đó người ta xác định nhóm thú, quần thể thú để đưa vào khảo sát. Trong
quần thể đó, người ta điều tra tần số suất hiện các yếu tố nguy cơ và sau đó xác
định sự xuất hiện bệnh theo thời gian. Danh từ đoàn hệ ở đây ám chỉ nhóm thú
đưa vào khảo sát khơng phải là ngẫu nhiên bất cứ đâu, mà chúng phải cùng một
quần thể xác định rõ và nghiên cứu bắt đầu với việc khảo sát sự tiếp xúc
(exposure) với những yếu tố nguy cơ, do đó đơi khi người ta đồng nhất nghiên
cứu này với tiên cứu. Tuy nhiên nếu việc ghi nhận, sổ sách ghi chép đầy đủ thì
cũng có thể liên hệ với quá khứ để xác định sự xuất hiện bệnh, trong trường hợp
này nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện ở dạng hồi cứu.
Trong khi đó, nghiên cứu bệnh-chứng là nghiên cứu mà người ta chọn
những con thú có bệnh để khảo sát đồng thời với những con thú khơng bệnh
tương ứng. Sau đó việc khảo sát được thực hiện để xác định tần số có tiếp xúc
với các yếu tố nguy cơ quan tâm trong nhóm thú đó và tính tốn mối quan hệ.
Chính vì vậy, nghiên cứu bệnh-chứng đôi khi được xem như một dạng của

nghiên cứu hồi cứu.
3.3. Nghiên cứu cắt ngang
13


Do việc thực hiện nghiên cứu cắt ngang khá đơn giản hơn so với các
nghiên cứu phân tích khác nên nhiều nhà nghiên cứu chọn phương pháp này.
Chúng có một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu được bố trí trong một khoảng thời gian nhất định do đó các
tỷ lệ thu được chỉ có giá trị tức thời. Cụ thể là các bệnh quan sát được chỉ ở
dạng tỷ lệ nhiễm (prevalence), đôi khi không thể chắc chắn được rằng bệnh có
thể xảy ra trước khi con thú có tiếp xúc yếu tố nguy cơ. Chính vì vậy, đơi khi
kết luận mối quan hệ không được mạnh.
- Việc chọn thú để đưa vào khảo sát rất quan trọng, chúng có thể làm cho
kết quả sai lệch hoàn toàn khi các yếu tố nhiễu khơng được kiểm sốt. Do đó
khi bố trí khảo sát này, phương pháp lấy mẫu cần được chọn thích hợp. Ngồi
ra, một số bệnh hiếm gặp sẽ làm cho các nghiên cứu cắt ngang cần số lượng
mẫu nghiên cứu khá lớn.
4. Thử nghiệm lâm sàng (nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng)
Nghiên cứu thử nghiệm là nghiên cứu mà trong đó người nghiên cứu
kiểm sốt việc chọn thú và đưa vào từng nhóm cụ thể, ví dụ nhóm có cho uống
thuốc và nhóm khơng sử dụng thuốc, nhóm tiêm phịng vắc-xin và nhóm khơng
tiêm phịng. Trái lại, trong nghiên cứu quan sát, người nghiên cứu sẽ không tác
động vào việc quyết định con thú thuộc nhóm tính chất nào. Những tính chất đó
được quy định khách quan theo tự nhiên. Ví dụ quan sát mối quan hệ giữa tình
trạng gầy, béo của bị đến bệnh ketosis thì tình trạng này do chính bản thân tự
nhiên của con thú quyết định.
Nghiên cứu thử nghiệm có thể được phân loại chung thành 2 dạng là
thử nghiệm phịng thí nghiệm (laboratory study) và thử nghiệm lâm sàng
(clinical trial). Những nghiên cứu thử nghiệm trong phịng thí nghiệm dĩ nhiên

được tiến hành trong mơi trường mơ hình và được kiểm sốt nghiêm ngặt các
yếu tố khác.
Thuận lợi của các nghiên cứu này chính là khống chế các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả thí nghiệm chẳng hạn sử dụng những thú khơng mang trùng,
kiểm sốt điều kiện mơi trường tối hảo... Những bằng chứng thu được từ các
thử nghiệm này có giá trị rất tốt trong việc xác định mối liên quan của các yếu
tố đến bệnh. Tuy nhiên, những thử nghiệm này về bản chất sinh học thì có giá
trị nhưng khi đưa vào thực tiễn có khi khơng hồn tồn như vậy. Trong phần
này, sẽ không đề cập đến các nghiên cứu trong phịng thí nghiệm mà chỉ quan
tâm đến các thử nghiệm lâm sàng, một loại thử nghiệm được thực hiện trong
điều kiện “thật” và cũng có sự kiểm soát nhất định các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả nghiên cứu.
5. Định nghĩa hiệu lực và hiệu quả (mức độ quan hệ giữa nguyên
nhân - hậu quả)
14


Để đánh giá mức độ quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, ta có thể
xác định nguy cơ tương đối (relative risk), tỷ số bất thường hay đôi khi còn
được gọi là tỷ số chênh (odd ratio) hoặc hệ số tương quan (correlation). Một
cách xác định khác là lập bảng ANOVA, phương cách thống kê này cho phép
so sánh trị số trung bình của nhiều nhóm trong lúc điều chỉnh sự biến động
trong mỗi nhóm.
Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả có thể hiện diện nếu ta chứng
minh rằng với cá liều khác nhau của một tác nhân nào đó sẽ đưa đến những thay
đổi liên quan của tình trạn bệnh. Liều gây bệnh có thể được đo lường bằng số
lượng tuyệt đối hay bằng khoảng thờ gian tiếp xúc với mầm bệnh.
Thí dụ, cho heo ăn vài loại kháng sinh với liều thấp có thể cải thiện
hiệu quả sử dụnthức ăn và tăng trọng. Tuy nhiên, cho ăn kháng sinh có thể làm
tăng khả năng đề kháng với kháng sinh của vi sinh vật, chẳng hạn Salmonella.

Xác định serotype của Salmonella và sẽ thay đổi về tính nhạy cảm của chúng
với kháng sinh là rất cần thiết cho chương trình chữa trị hiệu quả. Từ 1979 đến
1983, 277 mẫu phân lập Salmonella (27 chủng) được lấy từ heo mổ khám tại
Đại học Kansas, Hoa Kỳ. Salmonella choleraesuis là chủng phổ biến nhất chiếm
đến 66,4% của số mẫu phân lập. Đường biểu diễn sức đề kháng của Salmonella
đối với phần lớn kháng sinh không thay đổi trong giai đoạn 1979-1983 ngoại trừ
với Carbado. Tỷ lệ Salmonella phân lập đề kháng với Carbadox tăng dần qua
các năm (Mill và Kell 1986). Mối quan hệ nguyên nhân - hậu quả là: dùng
kháng sinh trong thời gian dài (liều làm tăng khả năng đề kháng của vi khuẩn
qua tiến trình chọn lọc (đáp ứng).
6. Chẩn đoán xét nghiệm
Mổ khám sau khi chết là phương cách thường được áp dụng trong thú
y hơn là trong nhân y. Trong hoạt động nhân y hiện nay ở Hoa Kỳ, tỷ lệ người
chết được mổ khám để tìm nguyên nhân chỉ khoảng 15% của số người chết và
người ta khơng thể tìm được ngun nhân trực tiếp ở 40% số người chết được
mổ khám.
Bên cạnh tác dụng như một phương tiện kiểm soát chất lượng và ghi
nhận sự chính xác của các xét nghiệm khác, mổ khám sau khi chết cịn mang lại
nhiều lợi ích khác. Khi kết hợp với lịch sử của thú bệnh, mổ khám có thể cung
cấp thơng tin về hiệu lực và tính độc của các yếu tố trị liệu, giúp phát hiện các
tình trạng quan trọng nhưng khơng rõ ràng về lâm sàng khi bệnh xảy ra và giúp
ghi nhận ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên tiến trình sinh lý. Ngồi ra,
mổ khám cịn là phương pháp hữu hiệu trong việc phát hiện các biến đổi đa
dạng của bệnh ở gia súc.
Kiểm tra tại lò mổ là một phần trong chương trình chẩn đốn và điều
tra và đã được thực hiện bởi các nhà chăn nuôi khi bán thú mổ thịt. Chương
trình điều tra dịch bệnh có 3 thành phần: mổ khám sau khi chết trong xác định
15



yếu tố gây nguy cơ, phương án lấy mẫu dựa trên cơ sở thống kê và hệ thống báo
cáo về bệnh của gia súc gia cầm.
Câu hỏi
Câu 1: Mô tả cách chọn mẫu trong điều tra.
Câu 2: Mô tả cách chọn dung lượng mẫu.
Câu 3: Phân biệt nghiên cứu quan sát với nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng.
Bài tập:
Bài tập 1: Tính tỷ lệ nhiễm một loại ký sinh trùng nào đó trên chó thuộc
một địa bàn nào đó (một quần thể xác định).
Gợi ý: muốn biết tỷ lệ nhiễm một loại ký sinh trùng nào đó trên chó thuộc
một địa bàn nào đó (một quần thể xác định) thì phải đến từng hộ ni chó (tất cả
chó của khu vực), lấy mẫu phân xét nghiệm. Số chó cho kết quả dương tính sẽ
là tử số của cơng thức và tổng số chó trong quần thể sẽ là mẫu số. Lưu ý việc
lấy mẫu và phân tích mẫu phải được thực hiện cùng một thời điểm để kết quả
khảo sát có giá trị.
Bài tập 2: trong một chương trình kiểm sốt bệnh dịch bò ở châu Phi,
người ta thực hiện phản ứng huyết thanh trên nhiều đàn để biết rằng liệu những
thú khơng chủng ngừa có mắc bệnh tự nhiên. Thơng thường, trong một đàn bị
nhiễm bệnh thì ít nhất 5% thú có huyết thanh dương tính. Do đó số mẫu sẽ được
lấy sao cho có thể phát hiện bệnh ở mức tỷ lệ huyết thanh dương tính 5%.
Nếu P1 = 0,95 và quần thể có 200 bị, hayc tính dung lượng mẫu?
Gợi ý: n = {1 - (1 - 0,95)1/10} {200 - 10/2} + 1 = 51 (d = 10 vì là 5% của
200). Như thế, nếu tỷ lệ huyết thanh dương tính là 5%, 51 thú phải được lấy
mẫu để phát hiện 1 thú có huyết thanh dương tính với xác suất 0,95.
Bài tập 3: Khảo sát 591 heo có nguồn gốc từ 1 tỉnh nào đó tại lị mổ, kết
quả xét nghiệm cho thấy 204 con nhiễm giun đũa. Hãy tính tỷ lệ nhiễm giun
đũa trên heo thịt tại tỉnh đó, từ đó hayc tính dung lượng mẫu cần có.
Gợi ý: p = 204/591 = 0,3452
Se = p(1- p)/n = 0,3452(1 0,3452)/591 = 0,01956

P = 0,3452 ± 1,96 (0,01956) = 0,3452 ± 0,0383= (0,3069 ; 0,3835).
Căn cứ vào kết quả khảo sát này (giả sử p = 35%), một nghiên cứu ở địa
bàn khác muốn làm một khảo sát tương tự. Như vậy cần dung lượng mẫu là bao
nhiêu nếu muốn kết quả sai biệt của chúng ta khơng q 5% (có nghĩa là d =
0,05). Chúng ta có thể dùng cơng thức tính tốn sau:
16


n ={z2p(1- p)}/d2 =((1,96*1,96)(0,35)(1-0,35))/(0,05*0,05)=349,6
Nói cách khác, dung lượng mẫu cần thiết là 350.
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
- Mô tả cách chọn mẫu trong điều tra.
- Mô tả cách chọn dung lượng mẫu.
- Phân biệt nghiên cứu quan sát với nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Ghi nhớ
- Mô tả được cách chọn mẫu trong điều tra, chọn dung lượng mẫu.
- Phân biệt được nghiên cứu quan sát với nghiên cứu thử nghiệm lâm
sàng,
- Mô tả được cách chẩn đốn xét nghiệm dịch bệnh trong chăn ni.

17


Bài 3
CHIẾN LƯỢC KHỐNG CHẾ VÀ THANH TOÁN DỊCH BỆNH
Mã bài: 03
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu về chiến lược khống chế dịch bệnh, chiến lược thanh
toán dich bệnh và các biện pháp chống dịch bệnh trong chăn nuôi.
Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Mơ tả được cách chiến lược khống chế và thanh toán dịch bệnh.
- Thực hiện được các biện pháp chống dịch
1. Chiến lược khống chế dịch bệnh
1.1. Để tự nhiên
Có thể để bệnh phát triển tự nhiên, thì sự lưu hành của bệnh cũng sẽ tự
giảm mà không cần tác động gì bởi tỷ lệ bệnh có thể giảm do sự thay đổi của
tổng đàn giảm vì những con mắc bệnh đã bị chết hoặc bị diệt hoặc do môi
trường ngoại cảnh thay đổi mà không cần sự can thiệp của con người. Nhưng
đây khơng phải là biện pháp hồn chỉnh.
1.2. Cách ly
Đối với động vật nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc chưa nhiễm
bệnh, khi nhập đàn cần có thời gian cách ly.
Thời gian cách ly này phụ thuộc vào thời gian nung bệnh của từng bệnh.
Phải đủ thời gian để sự nhiễm bệnh được bộc lộ, để động vật nhiễm bệnh
trở thành khơng nhiễm bệnh. Có thể điều trị hoặc không đối với động vật này.
1.3. Tiêu huỷ
Việc giết hoặc tiêu huỷ áp dụng cho những động vật mắc bệnh ở thể mạn
tính, những động vật mang trùng, những động vật mắc bệnh mà sự lây lan làm
nguy hiểm cho người và các động vật khác, những động vật phơi nhiễm với
bệnh nguy hiểm.
- Nguyên tắc tiêu hủy
+ Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác (nếu có).
+ Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc
bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch.
- Biện pháp tiêu hủy
18



+ Biện pháp chôn lấp;
+ Biện pháp đốt: Đốt bằng lị chun dụng hoặc đốt thủ cơng bằng cách
đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi,
than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lấp đất và nện chặt. Riêng với bệnh Nhiệt
thán, phải đổ bê tông hố chôn theo quy định tại Phụ lục số 12 ban hành kèm
theo Thông tư này.
- Vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy:
+ Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngồi khu vực có ổ dịch, xác động vật,
sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao và tập trung
bao chứa vào một chỗ để phun khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp
động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống
thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng của phương tiện vận
chuyển;
+ Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải có sàn
kín để khơng làm rơi vãi các chất thải trên đường đi;
+ Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản phẩm động vật phải được vệ
sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú
y ngay trước khi vận chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa điểm tiêu hủy
hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
- Quy cách hố chôn
+ Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng ni
động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chơn trong vườn (tốt
nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).
+ Kích cỡ: Hố chơn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản
phẩm động vật và chất thải cần chơn. Ví dụ nếu cần chơn 01 tấn động vật thì hố
chơn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.
- Các bước chôn lấp
Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg
vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên
bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt

đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1m và
phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.
Phun sát trùng khu vực chơn lấp để hồn tất q trình tiêu hủy.
- Quản lý hố chơn
+ Hố chơn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định
kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mịn, rị rỉ, bốc mùi của hố chôn;
19


+ Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và
lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Trường hợp thuê các tổ chức, cá nhân khác thực hiện tiêu hủy, cơ quan
quản lý chuyên ngành thú y địa phương tổ chức giám sát việc thực hiện, bảo
đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy định tại Phụ lục này.
1.4. Giết mổ bắt buộc
- Đối với phương tiện vận chuyển động vật đến cơ sở giết mổ
+ Phương tiện phải có sàn kín hoặc phải có lót sàn bằng vật liệu chống
thấm bảo đảm khơng làm thốt lọt chất thải trong quá trình vận chuyển; phải
được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước khi vận chuyển động vật ra khỏi khu vực
có dịch bệnh và sau khi cho động vật xuống cơ sở giết mổ;
+ Chất thải, chất độn phải được thu gom để đốt hoặc xử lý bằng hóa chất
khử trùng trước khi chơn; lót sàn, vật dụng cố định, chứa đựng động vật nếu
khơng đốt hoặc chơn thì phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
- Đối với cơ sở giết mổ động vật
+ Cơ sở giết mổ phải bảo đảm khơng cịn động vật lưu giữ chờ giết mổ;
+ Phải giết mổ toàn bộ số động vật được đưa đến để giết mổ bắt buộc và
theo nguyên tắc động vật khỏe mạnh thì giết mổ trước, sau đó đến động vật có
dấu hiệu mắc bệnh và động vật mắc bệnh;
+ Sau khi hoàn tất việc giết mổ động vật, xử lý thân thịt, phụ phẩm và sản

phẩm khác của động vật, cơ sở giết mổ phải thực hiện thu gom toàn bộ chất thải
để tiêu hủy và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc; nước thải trong quá trình
giết mổ phải được thu gom và xử lý bằng hóa chất khử trùng; dụng cụ giết mổ,
chứa đựng sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
-. Đối với thân thịt của động vật phải được xử lý nhiệt bằng cách làm giò
chả hoặc luộc chín hoặc áp dụng các biện pháp khác bảo đảm khơng cịn khả
năng lây lan dịch bệnh.
-. Đối với phụ phẩm và sản phẩm khác của động vật phải được thu gom,
phun hóa chất khử trùng trước khi cho vào bao kín hoặc dụng cụ chứa đựng,
phun hóa chất khử trùng trước khi đưa đến địa điểm tiêu hủy.
Phương tiện vận chuyển phụ phẩm và sản phẩm khác đến địa điểm tiêu
hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận
chuyển đến địa điểm tiêu hủy.
1.5. Tiêm phòng vaccine tạo miễn dịch
20


Đối với vaccine chết có thuận lợi là an tồn, sản xuất nhanh khi có mầm
bệnh mới. Nhưng hạn chế là giá thành cao, tạo miễn dịch chậm, thời gian miễn
dịch ngắn, hiệu quả kinh tế không cao.
Đối với vaccine sống có ưu điểm là tạo miễn dịch nhanh, thời gian miễn
dịch duy trì được lâu, hiệu quả kinh tế cao, giá thành hạ. Nhưng nguy hiểm vì
dễ làm lây lan bệnh, nếu khơng cẩn thận có thể trở thành cường độc. Khi kiểm
tra không phân biệt được chủng do vaccine hay do chủng cường độc gây bệnh
trong tự nhiên.
Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phịng bệnh
bắt buộc bằng vắc xin cho động vật ni như sau:
- Bệnh ở trâu bị: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng;
- Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;
- Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;

- Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;
- Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;
- Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.
1.6. Điều trị dự phòng
Điều trị những động vật mang trùng bằng các loại thuốc để hạn chế sự
lây lan của bệnh. Dùng kháng sinh diệt mầm bệnh hoặc trộn vào thức ăn để tăng
khả năng chống bệnh và tăng khả năng sản xuất của động vật ni.
Điều trị các vết thương, các vết cắn có thể là nguyên nhân gây nên
nhiễm trùng, dùng thuốc diệt ký sinh trùng trên cơ thể động vật và chuồng trại.
Nhược điểm là nếu sử dụng không đúng liều lượng kháng sinh và
thuốc diệt ký sinh sinh trùng có thể gây nên tính kháng thuốc của vi sinh vật và
ký sinh trùng gây bệnh.
Dùng kháng huyết thanh để tạo miễn dịch nhanh và tăng khả năng
miễn dịch của cơ thể, nhất là đối với những bệnh nguy hiểm.
1.7. Cấm vận chuyển
Trong thời gian có dịch, tuyệt đối khơng được vận chuyển động vật ra
vào vùng dịch.
Nếu bắt buộc phải vận chuyển cần chú ý tránh xa những vùng đang có
dịch bệnh, tránh khơng cho phơi nhiễm với những nơi nghi có ô nhiễm mầm
bệnh.
1.8. Bãi chăn thả
21


Không để động vật nghi mắc bệnh chăn thả chung với động vật khoẻ
hoặc động vật đã có miễn dịch.
Nên tách đàn nhỏ để chăn thả, vì động vật trưởng thành thường thích
nghi và có miễn dịch cao hơn so với động vật non, do đó khơng nên chăn thả
chung giữa động vật non và động vật trưởng thành.
Áp dụng các biện pháp cơ học, sinh học, vật lý, hoá học để làm giảm

sự ô nhiễm của bãi chăn, đồng cỏ tới mức cho phép.
Có chế độ luân phiên bãi chăn thả theo mùa và theo thời gian, vì như
vậy đồng cỏ sẽ có thời gian phục hồi, lại vừa phòng bệnh tốt.
1.9. Khử trùng, tiêu độc
Đối với các bệnh truyền qua lồi cơn trùng hút máu, có thể diệt bằng
các loại hố chất diệt cơn trùng hoặc làm thay đổi môi trường ngoại cảnh.
Khử trùng, tiêu độc chuồng trại bằng các hoá chất, thường xuyên vệ
sinh tiêu độc dụng cụ, đồ dùng chăn nuôi, thức ăn, nước uống.
Thức ăn nước uống có thể xử lý bằng nhiệt hoặc bằng kháng sinh. Với
nước uống có thể cho chất sát trùng nhẹ vào để tiêu độc.
- Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc
+ Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù
hợp.
+ Hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật ni, môi trường; phải
phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo
dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.
+ Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng
tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa).
+ Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất,
bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.
- Loại hóa chất sát trùng
+ Hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại
Việt Nam.
+ Vôi bột, vôi tôi, nước vơi, xà phịng, nước tẩy rửa.
+ Loại hóa chất sát trùng khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y địa phương.
- Đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc
+ Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung.
22



+ Hộ gia đình có chăn ni động vật.
+ Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.
+ Cơ sở giết mổ động vật.
+ Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.
+ Chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống.
+ Địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán,
kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch động vật.
+ Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động
vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật.
+ Trạm, chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch.
+ Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.
- Tần suất thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng
+ Đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung: Định kỳ vệ sinh khu vực
chăn nuôi, định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng theo lịch của cơ sở và theo các
đợt phát động của địa phương.
+ Hộ gia đình có chăn ni động vật: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi
và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đợt phát động của địa phương.
+ Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau
mỗi đợt ấp nở và theo các đợt phát động của địa phương.
+ Cơ sở giết mổ động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca
giết mổ động vật.
+ Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh,
tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
+ Địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật:
Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau
mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch động vật phải định kỳ thực hiện vệ sinh
và tiêu độc khử trùng ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly động
vật.
+ Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động: Định kỳ vệ sinh,

tiêu độc khử trùng sau mỗi lần vận chuyển.
+ Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động
vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật: Vệ sinh,
23


tiêu độc khử trùng sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp và theo các đợt phát
động của địa phương.
+ Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với
phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm kiểm dịch.
+ Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng hằng ngày đối với
phương tiện vận chuyển đi qua chốt trong thời gian có dịch.
- Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật xảy ra
trên địa bàn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể
về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng có ổ dịch,
vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.
1.10. Chọn giống
Lựa chọn đàn giống tốt, vừa có tính sản xuất cao lại vừa có khả năng
đề kháng với ngoại cảnh và có tính chống bệnh tốt.
Hiện nay, do áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, con
người đã chọn lọc, lai tạo được nhiều giống gia súc, gia cầm mới có khả năng
chống đỡ, khơng mẫn cảm đối với một số bệnh.
2. Chiến lược thanh toán dich bệnh
Thanh toán bệnh (eradication): từ này được sử dụng đầu tiên vào thế kỷ
19 khi loại trừ các bệnh truyền nhiễm có tính khu vực (vd: Texas fever ở trâu bò
vùng Texas, hoặc bệnh dại ở châu Âu).
Hiện nay từ này có các ý nghĩa khác nhau.
- Loại trừ một mầm bệnh truyền nhiễm, khơng cịn ca bệnh nào nữa hoặc
trở nên rất hiếm. Thí dụ bệnh đậu mùa ở người.
- Thông dụng nhất là sự loại trừ mầm bệnh ở một khu vực. Thí dụ ở Anh

khơng cịn bệnh LMLM.
- Giảm lưu hành ở một vùng để khơng cịn sự truyền lây bệnh xảy ra.
- Giảm lưu hành bệnh truyền nhiễm để khơng cịn quan trọng, dù bệnh
vẫn có thể còn xảy ra.
3. Các biện pháp chống dịch
3.1. Khai báo và báo cáo dịch bệnh động vật
3.1.1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu
hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc động vật ni bị chết bất thường mà không rõ
nguyên nhân phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho nhân
viên thú y cấp xã, Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan quản lý
24


×