Tải bản đầy đủ (.docx) (227 trang)

Nghiên cứu tính thanh khoản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 227 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

NGHIÊN CỨU TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng, năm 2022


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN PHƯƠNG HÀ

NGHIÊN CỨU TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số:

62340301


Người hướng dẫn: GS.TS. Trương Bá Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tơi. Tất cả dữ liệu và trích dẫn trong luận án đề có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả phân
tích của luận án chưa được cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
NGHIÊN CỨU SINH

NGUYỄN PHƯƠNG HÀ


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến GS. TS. Trương Bá Thanh - Người hướng dẫn Khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi
trong suốt q trình thực hiện cơng trình nghiên cứu này.
Cho phép tơi được gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Đặng Tùng Lâm Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong q trình xử lý số
liệu của luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Q Thầy giáo, Cơ giáo Khoa Kế
tốn - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã tham gia quản lý, giảng dạy,
quan tâm động viên và giúp đỡ chun mơn để tơi hồn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Tài chính - Kế tốn, nơi
tơi đang cơng tác, đã tạo điều kiện giúp tơi hồn thành luận án.
Cuối cùng, trong sâu thẳm tận đáy lòng mình, tơi xin gửi lời cảm ơn và u
thương đến Gia đình, nơi đã tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần để tôi thực hiện
công việc học tập, nghiên cứu luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh


Nguyễn Phương Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của luận án............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3
3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Những đóng góp mới của luận án................................................................. 5
7. Kết cấu của luận án....................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
TÍNH THANH KHOẢN CƠNG TY...................................................................... 8
1.1. Tính thanh khoản cơng ty và đo lường tính thanh khoản cơng ty.......................8
1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản cơng ty.................................................... 8
1.1.2 Ý nghĩa của tính thanh khoản cơng ty.................................................... 10
1.1.3 Đo lường tính thanh khoản cơng ty........................................................ 11
1.2. Tính thanh khoản cổ phiếu và đo lường tính thanh khoản cổ phiếu của cơng ty
...................................................................................................................................27
1.2.1 Khái niệm về tính thanh khoản cổ phiếu................................................ 27
1.2.2 Đo lường tính thanh khoản cổ phiếu...................................................... 27
1.3. Các lý thuyết liên quan đến tính thanh khoản cơng ty...................................... 30
1.3.1 Lý thuyết ưa thích thanh khoản (Liquidity Preference Theory).............30
1.3.2 Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Information Asymmetry Theory).....32
1.3.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking-order Theory)..............................34
1.3.4 Lý thuyết đánh đổi (Trade-off Theory).................................................. 34
1.4. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................... 36
1.4.1 Tổng quan nghiên cứu về đo lường tính thanh khoản cơng ty................36
1.4.2 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản

cơng ty................................................................................................... 39
v


1.4.3 Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến
tính thanh khoản cổ phiếu...................................................................... 66
1.5. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................. 70
1.5.1 Khoảng trống nghiên cứu về đo lường tính thanh khoản cơng ty...........70
1.5.2 Khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh
khoảng công ty....................................................................................... 71
1.5.3 Khoảng trống nghiên cứu về ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty
đến tính thanh khoản cổ phiếu................................................................ 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 74
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU........................................................... 75
2.1. Khung nghiên cứu............................................................................................ 75
2.2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu....................................................................... 77
2.2.1 Giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty.........77
2.2.2 Giả thuyết nghiên cứu ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh
khoản cổ phiếu của cơng ty..................................................................................... 87
2.3. Xây dựng mơ hình phân tích............................................................................. 89
2.3.1 Mơ hình đo lường và phân loại tính thanh khoản cơng ty.......................................89
2.3.2 Mơ hình phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty 94
2.3.3 Mơ hình phân tích hồi quy ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh
khoản cổ phiếu......................................................................................................... 95
2.4. Đo lường các biến............................................................................................. 95
2.4.1 Đo lường tính thanh khoản cơng ty......................................................................... 95
2.4.2 Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh
khoản cơng ty.......................................................................................................... 97
2.4.3 Đo lường các biến trong mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của tính thanh khoản
cơng ty đến tính thanh khoản cổ phiếu của cơng ty................................................. 99

2.5. Kỹ thuật phân tích.......................................................................................... 101
2.5.1 Phân tích tách biệt (Discriminant Analysis).......................................................... 101

vi


2.5.2 Phân tích mơ hình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty
105
2.5.3 Phân tích mơ hình hồi quy ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh
khoản cổ phiếu của cơng ty................................................................................... 107
2.6. Mẫu và dữ liệu nghiên cứu............................................................................. 109
2.6.1 Mẫu nghiên cứu..................................................................................................... 109
2.6.2 Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................ 109
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 110
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................... 111
3.1. Thực trạng tính thanh khoản cơng ty và phân loại tính thanh khoản công ty của các
công ty niêm yết trên HOSE.................................................................................. 111
3.1.1 Khái quát về các công ty niêm yết trên HOSE..................................... 111
3.1.2 Thực trạng tính thanh khoản cơng ty của các cơng ty niêm yết trên
HOSE................................................................................................... 113
3.1.3 Kết quả phân tích tách biệt phân loại tính thanh khoản cơng ty...........115
3.2. Kết quả phân tích các mơ hình hồi quy.................................................................. 120
3.2.1 Thống kê mơ tả các biến...................................................................... 120
3.2.2 Phân tích tương quan giữa các biến...................................................... 124
3.2.3 Kết quả về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty.........127
3.2.4 Kết quả về ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh khoản
cổ phiếu của cơng ty............................................................................. 143
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 149
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, HÀM Ý CHÍNH SÁCH
.................................................................................................................................151

4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu
............................................................................151
4.1.1 Về đo lường và phân loại tính thanh khoản cơng ty của các công ty niêm yết trên
HOSE

151

vii


4.1.2 Về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản công ty của các công ty niêm yết
trên HOSE 152
4.1.3 Về ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh khoản cổ phiếu của
các cơng ty niêm yết trên HOSE............................................................................ 160
4.2. Hàm ý chính sách........................................................................................... 161
4.2.1 Hàm ý lý thuyết.................................................................................... 161
4.2.2 Hàm ý quản trị..................................................................................... 162
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4...................................................................................... 169
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 170
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AGE


Tên tiếng Việt
Thời gian hoạt động của doanh
nghiệp

Tên tiếng Anh
Age of firm

ATD

Số ngày vòng quay nợ phải thu

Receivables Turnover Days

CAPEX

Chi tiêu tài sản cố định

Capital Expenditure

CaR

Tỷ số thanh toán tức thời

Cash Ratio

CCC

Chu kỳ chuyển đổi tiền

Cash Conversion Cycle


CF

Tỷ số dòng tiền hoạt động kinh
doanh

CH

Tỷ lệ nắm giữ tiền

CNTT

Công nghệ thông tin

CR

Tỷ số thanh tốn hiện tại

DN

Doanh nghiệp

EXR

Tỷ giá hối đối

FEM

Mơ hình dữ liệu bảng hiệu ứng cố
định


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

Phương pháp ước lượng GMM

HNX
HOSE

Sở Giao dịch chứng khoán thành
phố Hà Nội
Sở Giao dịch khốn thành phố Hồ
Chí Minh

Operating Cash Flow ratio
Cash Holding
Current Ratio
Exchange Rate
Fixed Effects Model
Gross Domestic Product
Generalized Method of
Moments
Hanoi Stock Exchange
Ho Chi Minh Stock Exchange

HTK


Hàng tồn kho

ICP

Kỳ chuyển đổi hàng tồn kho

Inventory Conversion Period

INF

Lạm phát

Inflate


Từ viết tắt

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

IRR

Lãi suất

Interest Rate

ITD

Số ngày vịng quay hàng tồn kho


Inventory Turnover Days

LEV

Địn bẩy tài chính

Leverage

LIQ

Tính thanh khoản công ty

Liquidity

MB
MC
OLS

Tỷ số giá thị trường trên giá trị
ghi sổ
Giá trị vốn hoá thị trường
Phương pháp ước lượng bình
phương bé nhất

Maket to Book ratio
Market Capitalization
Ordinary Least Squares

PDP


Kỳ thanh toán nhà cung cấp

Payable Deferral Period

QR

Tỷ số thanh toán nhanh

Quick Ratio

RCP

Kỳ thu tiền khách hàng

Receivable Conversion Period

REM

Mơ hình dữ liệu bảng hiệu ứng
ngẫu nhiên

Random Effects Model

ROA

Tỷ số sinh lời trên tài sản

Return On Assets


ROE

Tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu Return On Equity

SG

Tăng trưởng doanh thu

Sales Growth

SIZE

Quy mô

Size

SLIQ

Thanh khoản cổ phiếu

Stock Liquidity

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TURN

Giao dịch cổ phiếu


VLĐR

Vốn lưu động rịng

WACC

Chi phí sử dụng vốn bình qn

Turnover
Weighted Average Cost of
Capital


DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 3.1

Tên
Tổng hợp các nghiên cứu về đo lường, so sánh tính thanh
khoản cơng ty
Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của
các nhân tố đặc thù công ty đến tính thanh khoản cơng ty
Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới về ảnh hưởng của
các nhân tố kinh tế vĩ mơ đến tính thanh khoản cơng ty
Tổng hợp các nghiên cứu tại Việt Nam về các nhân tố ảnh

hưởng đến tính thanh khoản cơng ty
Tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của tính thanh
khoản cơng ty đến tính thanh khoản cổ phiếu
Cơ cấu các ngành nghề của các công ty niêm yết được lựa
chọn trong nghiên cứu

Trang
38
54
61
65
69
111

Bảng 3.2

Thống kê mô tả thời gian hoạt động của cơng ty

112

Bảng 3.3

Thống kê mơ tả tính thanh khoản cơng ty

113

Bảng 3.4

Thống kê mơ tả các nhóm được phân loại


116

Bảng 3.5

Kiểm định Anova

117

Bảng 3.6

Kiểm định Wilk’s Lamda

117

Bảng 3.7

Hệ số hàm phân biệt

117

Bảng 3.8

Thống kê mô tả giá trị LS của hai nhóm được phân loại

118

Bảng 3.9

Giá trị centroid của nhóm


118

Bảng 3.10

Kết quả phân loại

119

Bảng 3.11

Thống kê mô tả các biến

120

Bảng 3.12

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

126

Bảng 3.13
Bảng 3.14

Kết quả phân tích mơ hình hồi quy của tỷ số thanh toán
hiện tại với các nhân tố đặc thù cơng ty
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy OLS của tỷ số thanh
toán hiện tại với các nhân tố kinh tế vĩ mô

127
130



Ký hiệu
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24

Tên
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy FEM của tỷ số thanh
toán hiện tại với các nhân tố kinh tế vĩ mơ
Kết quả hồi quy mơ hình hồi quy Sys-GMM của tỷ số
thanh toán hiện tại với các nhân tố kinh tế vĩ mơ
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy của chu kỳ chuyển đổi
tiền với các nhân tố đặc thù cơng ty
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy OLS của Chu kỳ
chuyển đổi tiền với các nhân tố kinh tế vĩ mơ
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy FEM của Chu kỳ
chuyển đổi tiền với các nhân tố kinh tế vĩ mô
Kết quả hồi quy mơ hình hồi quy Sys-GMM của Chu kỳ
chuyển đổi tiền với các nhân tố kinh tế vĩ mô
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy của tỷ số dịng tiền hoạt
động kinh doanh với các nhân tố đặc thù cơng ty
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy OLS của tỷ số dòng tiền

hoạt động kinh doanh với các nhân tố kinh tế vĩ mơ
Kết quả phân tích mơ hình hồi quy FEM của tỷ số thanh
tốn hiện tại với các nhân tố kinh tế vĩ mô
Kết quả hồi quy mơ hình hồi quy Sys-GMM của tỷ số
thanh tốn hiện tại với các nhân tố kinh tế vĩ mô

Trang
131
132
133
135
136
137
138
141
142
143

Bảng 3.25

Tỷ số thanh tốn hiện tại và tính thanh khoản cổ phiếu

144

Bảng 3.26

Chu kỳ chuyển đổi tiền và tính thanh khoản cổ phiếu

145


Bảng 3.27
Bảng 3.28
Bảng 3.29

Tỷ số dòng tiền hoạt động kinh doanh và tính thanh khoản
cổ phiếu
Tổng hợp kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến tính thanh khoản công ty
Tổng hợp kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tính thanh
khoản cơng ty đến tính thanh khoản cổ phiếu

148
151
151


DANH MỤC HÌNH
Ký hiệu
Hình 2.1

Tên
Khung nghiên cứu

Trang
76


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Thanh khoản là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đánh giá

tình hình tài chính của cơng ty. Theo Gary và Kenneth (1982), đo lường thanh
khoản là một nội dung khơng thể thiếu khi phân tích tình hình tài chính của một
cơng ty, nhất là trong việc định giá tín dụng, và các tỷ số thanh khoản thường được
sử dụng khi tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm trong kế toán. Subhanij (2010)
tin rằng rủi ro thanh khoản trở nên phức tạp hơn do những phát triển ngày càng
mạnh trên thị trường tài chính. Một cơng ty nên duy trì tính thanh khoản đầy đủ để
đối mặt với các điều kiện bất ngờ như nhu cầu theo mùa vì nó có thể khơng có khả
năng huy động được các quỹ tài chính từ các nguồn bên ngồi. Nếu xảy ra tình
trạng thiếu hụt thanh khoản, cơng ty có thể khơng đáp ứng được các nghĩa vụ với
nhà cung cấp, dẫn đến việc nhà cung cấp ngừng giao hàng, nguyên vật liệu gây cản
trở q trình sản xuất kinh doanh, khơng đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và
tăng chi phí sản xuất. Từ đó, có thể mất thị phần do khan hiếm sản phẩm, hàng hoá
trên thị trường. Ngồi ra, các ngân hàng sẽ tính lãi suất cao hơn do cơng ty bị giảm
doanh thu hoặc khơng có đủ tài sản thanh khoản, từ đó có thể dẫn đến phá sản. Như
vậy việc phân tích tình hình thanh khoản giúp các nhà quản lý đánh giá được chính
xác tình hình tài chính của cơng ty ở hiện tại và nhận biết các dấu hiệu trong tương
lai để kịp thời ngăn chặn cơng ty rơi vào tình huống mất thanh khoản dẫn đến phá
sản. Do đó, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tính thanh khoản cơng ty luôn là đề
tài thu hút đối với nhiều nhà kinh tế học và đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm
được thực hiện ở nhiều quốc gia với điều kiện kinh tế xã hội khác nhau.
Trên thế giới, việc nghiên cứu về tính thanh khoản cơng ty, chủ yếu nghiên
cứu riêng lẻ hoặc tính thanh khoản cơng ty được đo lường bằng các chỉ tiêu khác
nhau (xem Richards và Laughin, 1980; Ryu và Jang, 2004; Kirkham, 2012; Atieh,
2014; Lin và cộng sự, 2014; Billah và cộng sự, 2015, v.v), hoặc các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản cơng ty (xem Kim và Sherman, 1998; Bruinshoofd và
Kool, 2004; Uyar, 2009; Bhutto và cộng sự, 2011; Denčič-Mihajlov và Malenović,

14



2015, v.v), hoặc tính thanh khoản cơng ty ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công
ty (xem Saleem và Rehman, 2011; Garanina và Petrova, 2015; Akinleye và
Ogunleye, 2019, v.v), hoặc mối quan hệ giữa tính thanh khoản của tài sản mà cơng
ty đang nắm giữ và tính thanh khoản cổ phiếu của cơng ty đó. Mặt khác, khi nghiên
cứu về tính thanh khoản cơng ty hầu hết các tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu dựa
trên từng phương pháp đo lường tính thanh khoản cụ thể, mà chưa có sự tổng hợp
các phương pháp để có thể đánh giá tính thanh khoản cơng ty ở đầy đủ khía cạnh và
tổng quát nhất.
Tại Việt Nam, nghiên cứu về tính thanh khoản công ty cũng dần được các học
giả quan tâm trong những năm gần đây. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai
nội dung, hoặc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty (xem
Nguyễn Phương Hà, 2014; Trương Hồng Trình và Phan Thị Thuý Mai, 2016; Hà
Thị Kim Phượng, 2018; Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Nam Tài, 2018…), hoặc kiểm
tra sự khác biệt về tính thanh khoản cơng ty khi sử dụng các chỉ tiêu đo lường khác
nhau (xem Phạm Quang Tín và cộng sự, 2017). Các nghiên cứu này được đã có
đóng góp bằng chứng thực nghiệm trong lĩnh vực tính thanh khoản cơng ty ở Việt
Nam, tuy nhiên, các nghiên cứu cịn khá rời rạc, tính thanh khoản cơng ty được xem
xét riêng biệt với các chỉ tiêu đo lường khác nhau và chưa có nghiên nào xây dựng
một phương pháp đo lường có thể đánh giá tính thanh khoản cơng ty một cách tổng
qt và đầy đủ các khía cạnh. Ngồi ra, hiện nay khi nói đến tính thanh khoản của
một công ty, đặc biệt là đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn,
thì các nhà quản trị hay các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến hai nội dung là tính thanh
khoản cơng ty (thể hiện khả năng thanh tốn trong ngắn hạn) và tính thanh khoản cổ
phiếu mà công ty phát hành đang được giao dịch trên thị trường chứng khốn. Trên
thế giới đã có một số học giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai loại thanh khoản
này của công ty, tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Bên cạnh những khoản trống của một số nghiên cứu điển hình đã được trình
bày ở trên, thực trạng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến phá sản và giải
thể của các doanh nghiệp trên cả nước gia tăng hàng năm là vấn đề rất đáng quan
tâm. Theo



Tổng cục Thống kê, trong năm 2019 cả nước có hơn 28.731 doanh nghiệp đăng ký
tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (tăng 5,9%), 43.711 doanh nghiệp chờ giải thể
(tăng 41,7%), 16.840 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 3,2%). Trung bình
mỗi tháng có 7.440 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Có nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan dẫn đến việc công ty giải thể, trong đó có hai ngun nhân
chính: Một là, do sự yếu kém trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, bên cạnh
một số ít cơng ty kịp thời thích nghi với tình hình kinh tế thị trường thì nhiều cơng
ty khơng có những phương án hoạt động kinh doanh phù hợp dẫn đến thua lỗ; Hai
là, do dự yếu kém trong việc quản lý tài chính, chủ yếu do sử dụng tài sản khơng
hiệu quả, rủi ro thanh khoản có thể phát sinh, đây được xem là rủi ro khó khăn nhất
so với các rủi ro tài chính khác. Ngồi ra, đối với những công ty niêm yết trên thị
trường chứng khốn thì ngồi tính thanh khoản cơng ty thì tính thanh khoản cổ
phiếu cũng là vấn đề luôn được nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư rất quan tâm.
Các cơng ty có hoạt động kinh doanh kém hiệu quả liên tục trong ba năm sẽ rơi vào
diện yêu cầu huỷ niêm yết bắt buộc. Theo công bố của Uỷ ban Chứng khốn Nhà
nước, trong năm 2019 có đến 25 công ty niêm yết trên cả hai Sở Giao dịch chứng
khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội bị
yêu cầu huỷ niêm yết bắt buộc.
Xuất phát từ những lý do trên, trong bối cảnh nền kinh tế mới nổi tại Việt Nam
thì vấn đề đặt ra là cần có một nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng tính thanh
khoản cơng ty một cách đầy đủ các khía cạnh nhất, xác định xem tính thanh khoản
cơng ty chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào và tính thanh khoản cơng ty có ảnh
hưởng đến tính thanh khoản cổ phiếu của cơng ty đó hay khơng là hết sức cần thiết.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tính thanh khoản của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận
án tiến sĩ.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nghiên cứu hướng đến ba mục tiêu chính:


- Thứ nhất, đo lường và đánh giá thực trạng tính thanh khoản cơng ty của các cơng
ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
- Thứ hai, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty của các
cơng ty niêm yết trên HOSE.
- Thứ ba, xác định ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh khoản
cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HOSE.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện để trả lời các câu hỏi:
- Thực trạng tính thanh khoản cơng ty của các công ty niêm yết trên HOSE như thế
nào và các công ty được phân loại là công ty có tính thanh khoản cơng ty tốt hay
kém như thế nào?
- Tính thanh khoản cơng ty của các cơng ty niêm yết trên HOSE chịu ảnh hưởng bởi
những nhân tố nào?
- Tính thanh khoản cơng ty có ảnh hưởng như thế nào đến tính thanh khoản cổ phiếu
của các công ty niêm yết trên HOSE?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tính thanh khoản cơng ty, các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản cơng ty, và sự ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty
đến tính thanh khoản cổ phiếu.

4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án như sau:
- Về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu trên mẫu là 341 1 cơng ty phi tài
chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn 2010-2019.

- Về nội dung: Luận án chỉ giới hạn nghiên cứu về thực trạng tính thanh khoản cơng
ty cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty xét trên phương
diện thanh khoản tài chính về khả năng thanh tốn trong ngắn hạn, và tính

1

Danh sách các cơng ty thuộc mẫu nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 01


thanh khoản công ty ảnh hưởng như thế nào đến tính thanh khoản cổ phiếu của cơng
ty đó.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu
chính là nghiên cứu định lượng kết hợp với phương pháp nghiên cứu định tính. Cụ
thể:
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích định lượng thơng qua phân tích tách
biệt để đo lường thực trạng tính thanh khoản cơng ty và đồng thời phân loại
những cơng ty có thanh khoản tốt và những cơng ty có thanh khoản kém. Ngồi ra,
luận án cũng thực hiện phân tích mơ hình hồi quy dữ liệu bảng để xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty cũng như ảnh hưởng của tính thanh
khoản cơng ty đến tính thanh khoản cổ phiếu. Số liệu nghiên cứu là 341 cơng ty phi
tài chính niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ 2010-2019.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp cơ
sở lý thuyết, tổng hợp và phân tích các kết quả của các nghiên cứu trước về đo
lường tính thanh khoản cơng ty, các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng
ty và ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh khoản cổ phiếu. Qua
đó xác định khoảng trống nghiên cứu về tính thanh khoản cơng ty, làm nền tảng
hình thành khung nghiên cứu của luận án.


6. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có một số đóng góp về phương diện lý thuyết
và học thuật trong bối cảnh của Việt Nam như sau:

6.1 Về phương diện lý thuyết
Thứ nhất, luận án đã tổng hợp và hệ thống hoá đầy đủ các lý thuyết nền tảng
về đo lường tính thanh khoản cơng ty, tính thanh khoản cổ phiếu, các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản cơng ty và sự ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty
đến tính thanh khoản cổ phiếu. Qua đó, luận án đã chỉ ra được hạn chế trong đo
lường tính thanh khoản cơng ty của các cơng trình nghiên cứu trước.


Đóng góp mới nổi bật của luận án là đã xây dựng phương pháp đo lường tính
điểm thanh khoản cơng ty kết hợp các chỉ tiêu đo lường thể hiện các phương diện
khác nhau của tính thanh khoản cơng ty, đồng thời luận án cũng xây dựng được
hàm phân tích tách biệt để phân loại cơng ty có tính thanh khoản cơng ty tốt và tính
thanh khoản cơng ty kém.
Ngồi ra, khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản cơng ty của
các cơng ty niêm yết trên HOSE, luận án đã xem xét đồng thời tác động của cả hai
nhóm nhân tố đặc thù cơng ty và nhóm nhân tố kinh tế vĩ mơ.
Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét tính thanh khoản cơng ty có ảnh hưởng
như thế nào đến tính thanh khoản cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HOSE.
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp bằng chứng về thực trạng tính thanh
khoản cơng ty một cách đầy đủ các khía cạnh hơn, các nhân tố ảnh hưởng đến tính
thanh khoản cơng ty bao gồm cả các nhân tố đặc thù doanh nghiệp và các nhân tố
kinh tế vĩ mơ, cũng như ảnh hưởng của tính thanh khoản cơng ty đến tính thanh
khoản cổ phiếu của cơng ty đó trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Qua đó, làm phong phú thêm kho tàng học thuật về các vấn đề liên quan đến phân
tích tài chính nói chung và tính thanh khoản cơng ty nói riêng trên thế giới.


6.2 Về phương diện thực tiễn
Luận án này là một cơng trình nghiên cứu khá tồn diện về tính thanh khoản
cơng ty, bởi luận án thực hiện trên cả ba nội dung liền mạch không thể tách rời, đó
là: đặc điểm tính thanh khoản cơng ty trên phương diện tài chính như thế nào,
những đặc điểm đó chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào và chúng ảnh hưởng đến
tính thanh khoản cổ phiếu của cơng ty ra sao. Ngoài ra, khác với những nghiên cứu
trước, luận án này khơng xem xét tính thanh khoản cơng ty trên từng góc độ riêng lẻ
mà dựa trên sự liên kết các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản cơng ty để có thể
đánh giá thực trạng tính thanh khoản công ty một cách đầy đủ nhất, đồng thời xây
dựng được hàm phân biệt nhằm phân loại cơng ty có thanh khoản tốt và cơng ty có
thanh khoản kém. Đây là một đóng góp khá quan trọng của luận án trên phương
diện thực tiễn, bởi sau khi đo lường được tính thanh khoản cơng ty, thì nhà quản trị


cũng như các nhà đầu tư cần có một cơ sở để căn cứ vào, từ đó có thể nhận định
được cơng ty mà mình quan tâm có vị thế thanh khoản tốt hay xấu, đây là nội dung
hầu như các nghiên cứu trước chưa thực hiện được.
Với phương pháp nghiên cứu định lượng phù hợp với các đặc điểm của dữ liệu
tài chính, kết quả nghiên cứu được tìm thấy trong luận án này giúp các nhà quản trị
công ty cũng như các nhà đầu tư phân tích kỹ lưỡng thực trạng thanh khoản của
từng công ty, cũng như nắm bắt được tính thanh khoản cơng ty chịu ảnh hưởng như
thế nào bởi các nhân tố bên trong và bên ngồi, đồng thời có một cái nhìn mới hơn
về mối quan hệ giữa tính thanh khoản cơng ty và tính thanh khoản cổ phiếu của
cơng ty, từ đó các nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định về các chính sách tài
chính phù hợp với cơng ty mình, các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn
và hợp lý.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án được xây dựng như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tính thanh khoản công

ty.

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN
NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH THANH KHOẢN CƠNG TY
Chương này hệ thống hố các vấn đề lý thuyết liên quan đến tính thanh khoản
bao gồm tính thanh khoản cơng ty và tính thanh khoản cổ phiếu, các nhân tố ảnh
hưởng đến tính thanh khoản cơng ty và mối quan hệ giữa tính thanh khoản cơng ty
và tính thanh khoản cổ phiếu, được cấu trúc theo bốn phần. Phần một trình bày về
các vấn đề chung của tính thanh khoản cơng ty, trong đó hệ thống hố khái niệm
tính thanh khoản cơng ty, ý nghĩa của tính thanh khoản cơng ty, và các phương pháp
đo lường tính thanh khoản cơng ty. Phần hai trình bày các vấn đề chung và đo
lường tính thanh khoản cổ phiếu của cơng ty. Phần ba trình bày về các lý thuyết
trọng điểm liên quan đến tính thanh khoản cơng ty, gồm lý thuyết ưa thích thanh
khoản, lý thuyết bất cân xứng thông tin, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh
đổi. Phần bốn trình bày tổng quan các nghiên cứu trước về tính thanh khoản cơng
ty.

1.1. Tính thanh khoản cơng ty và đo lường tính thanh khoản cơng ty
1.1.1 Khái niệm về tính thanh khoản cơng ty
Thanh khoản là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi phân tích tài chính
và đánh giá vị thế hiện tại của một công ty. Gitman và Zutter (2010) đánh giá cao
tầm quan trọng của việc đo lường tính thanh khoản cơng ty, bởi họ cho rằng tính
thanh khoản cơng ty thể hiện tình hình tài chính chung, cụ thể hơn là khả năng
thanh tốn, hay nói cách khác chính là việc cơng ty đó giải quyết được các khoản nợ
của mình dễ dàng như thế nào.

Theo Horne và David (1968), thanh khoản có thể được diễn tả như khả năng
nhận ra giá trị của phương tiện được chấp nhận trong sự trao đổi giữa nó với
phương tiện khác.
Brealey, Myers và Marcus (2001) bổ sung cho khái niệm về tính thanh khoản
đó là “khả năng của một tài sản có thể chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng
với chi phí thấp”.


Subramanyam và Wild (2009) đưa ra một khái niệm hẹp hơn về tính thanh
khoản. Theo họ, “tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền hoặc
có được tiền để đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn”. Thật vậy, là phương tiện được
chấp nhận để trao đổi, tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất và cũng là một
chuẩn mực cho việc kiểm soát giá trị của các loại tài sản khác được so sánh như
mức độ thay thế của nó.
Gitman và Zutter (2010) cho rằng tính thanh khoản cơng ty thể hiện tình hình
tài chính chung, cụ thể hơn là khả năng thanh toán, hay nói cách khác chính là việc
cơng ty đó giải quyết được các khoản nợ của mình dễ dàng như thế nào.
Bragg (2011) định nghĩa tính thanh khoản “là khả năng của một thực thể để
thanh toán các khoản nợ của mình một cách kịp thời, theo các điều khoản thanh
tốn ban đầu”.
Với quan điểm nghiên cứu tính thanh khoản của một cơng ty dựa trên năng lực
tài chính và giá trị của cơng ty đó, kế thừa cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu đi
trước về tính thanh khoản, khái niệm về tính thanh khoản cơng ty theo tác giả là
“khả năng mà một công ty chuyển đổi các tài sản ngắn hạn thành tiền để có thể giải
quyết được các khoản nợ đến hạn hoặc trong tương lai gần theo chi phí tương ứng
nhưng khơng làm giảm đi giá trị của công ty”.
Khái niệm này bao hàm những ý sau:
Thứ nhất, một cơng ty có thanh khoản tốt là một cơng ty có khả năng thanh
tốn các khoản nợ của mình khi đến hạn.
Thứ hai, mức độ nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao (tài sản ngắn

hạn) thường tỷ lệ nghịch với lợi nhuận, bởi khi công ty nắm giữ quá nhiều tiền đồng
nghĩa với việc mất cơ hội cho các khoản đầu tư sinh lời khác. Mặt khác, đầu tư
nhiều vào tài sản ngắn hạn nghĩa là các công ty phải chấp nhận chi phí cơ hội cho
việc đầu tư vào tài sản dài hạn. Do đó, một cơng ty đảm bảo được đủ tiền để thanh
toán các khoản nợ đến hạn nhưng phải đồng thời khơng làm giảm đi lợi nhuận của
mình.


Thứ ba, tất cả các khoản thanh tốn của cơng ty khơng đến cùng một thời
điểm, do đó cơng ty không nhất thiết phải dự trữ đủ tiền để thanh tốn hết các khoản
nợ trong kỳ. Vấn đề của tính thanh khoản lúc này là khoảng thời gian từ lúc công ty
chi tiền ra để đầu tư vào tài sản ngắn hạn đến khi thu hồi lại tiền từ chính các tài sản
ngắn hạn đó có đảm bảo cho cơng ty kịp thời thanh toán lần lượt các khoản nợ của
mình khi đến hạn hay khơng.

1.1.2 Ý nghĩa của tính thanh khoản công ty
Thanh khoản được xem là huyết mạch của bất kỳ công ty nào, không phân biệt
quy mô, cho dù đó là cơng ty nhỏ, vừa, lớn hay cực lớn.
Trong phân tích tài chính, tính thanh khoản cơng ty là một chỉ tiêu quan trọng
để đo lường sức khỏe tài chính của một cơng ty, xem xét liệu rằng cơng ty đó có đủ
khả năng để đáp ứng các khoản nợ đến hạn hay không. Rủi ro thanh khoản có thể
xảy ra nếu cơng ty sử dụng tài sản không hiệu quả, đây rõ ràng là rủi ro thách thức
nhất so với các rủi ro tài chính khác. Hơn nữa, một cơng ty rơi vào tình trạng khủng
hoảng cịn có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các công ty khác (Billah và
cộng sự, 2015).
Khi công ty khơng có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, điều này có
thể ảnh hưởng đến hoạt động của cơng ty và trong nhiều trường hợp có thể ảnh
hưởng nhiều đến uy tín của cơng ty. Nếu thiếu hụt thanh khoản phát sinh, công ty
không thể đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán cho nhà cung cấp, dẫn đến việc các nhà
cung cấp sẽ ngừng cung cấp nguyên vật liệu làm cản trở việc sản xuất của công ty,

không sản xuất sẽ không tạo ra được sản phẩm để cung cấp ra thị trường, từ đó cơng
ty có thể bị mất thị phần.
Oliveira và Fortunato (2006) cho rằng sự sẵn có và chi phí tài chính là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của công ty. Thiếu tiền hoặc
tài sản ngắn hạn trong tay sẽ làm cho công ty bỏ lỡ những ưu đãi được đưa ra bởi
các nhà cung cấp tín dụng, dịch vụ và hàng hóa. Mất ưu đãi như vậy có thể dẫn đến
chi phí cao hơn do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.


Tất cả các bên liên quan đều quan tâm đến khả năng thanh tốn của một cơng
ty. Các nhà cung cấp tín dụng, hàng hóa và dịch vụ sẽ kiểm tra tính thanh khoản
cơng ty trước khi cho cơng ty vay hay bán chịu. Tính thanh khoản cơng ty đơi khi
được yêu cầu bởi các ngân hàng khi họ đánh giá một khoản cho vay. Nếu một công
ty cần một khoản vay, ngân hàng có thể sẽ u cầu cơng ty đó duy trì tính thanh
khoản ở mức tối thiểu nhất định, như một phần của thỏa thuận cho vay. Vì lý do đó,
các bước cải thiện tính thanh khoản công ty là cần thiết.
Một công ty với thanh khoản đầy đủ có sự linh hoạt tài chính lớn hơn nên có
cơ hội đàm phán với các nhà cung cấp hàng và tài chính dễ dàng hơn.
Đối với một cổ đơng của cơng ty, việc thiếu thanh khoản có thể báo trước sự
mất kiểm soát của chủ sở hữu hoặc mất vốn đầu tư. Khi các chủ sở hữu có trách
nhiệm vô hạn với công ty, nếu công ty rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản sẽ gây
nguy hiểm cho tài sản cá nhân của họ (Subramanyam và Wild, 2009).
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động kinh doanh, thì tính thanh khoản
cơng ty được xem như là mạch máu duy trì sự sống của cơng ty đó. Một khi cơng ty
bị mất tính thanh khoản thì sẽ khơng thể thanh toán được các khoản nợ và tất nhiên
sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn
đề về thời gian nếu công ty không kịp thời khôi phục được tính thanh khoản. Do đó,
việc hiểu rõ về tính thanh khoản công ty giúp cho các nhà quản lý kinh doanh tránh
được các rủi ro thanh khoản trong tương lai.


1.1.3 Đo lường tính thanh khoản cơng ty
1.1.3.1 Tầm quan trọng của việc đo lường tính thanh khoản cơng ty trong
phân tích tài chính
Theo lý thuyết tài chính hiện đại, đối với các chủ sở hữu thì việc tối đa hóa giá
trị cơng ty là mục đích chính của cơng ty đó. Nó cũng chính là mục tiêu tài chính
của cơng ty. Quản lý tài chính cố gắng đưa ra các quyết định nhằm giúp công ty đạt
được sự xuất sắc trong kinh doanh, chủ yếu là về mặt nâng cao giá trị của cơng ty.
Các mơ hình kinh doanh xuất sắc phổ biến nhất trên thế giới, bao gồm Mơ hình
Quản trị chất lượng của Châu Âu (EFQM Excellence Model), Giải thưởng chất


lượng quốc gia Malcolm Baldrige và Giải thưởng Deming, đều dựa trên một số bộ
tiêu chí phân tích kết nối giữa các biến quan trọng nhất là: con người, quy trình kinh
doanh và hiệu suất của cơng ty (Alfirevic và cộng sự, 2013, trích theo
Hiadlovský và cộng sự, 2016, trang 801). Như vậy có thể thấy rằng một cơng ty
xuất sắc ln tối đa hóa giá trị của mình và đạt được hiệu suất cao. Trong khi đó,
thanh khoản là một trong những lĩnh vực phản ánh hiệu suất của cơng ty. Quản lý
thanh khoản duy trì cân bằng tài sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn ở mức phù
hợp là điều kiện quan trọng để cải thiện hiệu suất của công ty và nâng cao giá trị
của cơng ty đó (Hiadlovský và cộng sự, 2016). Vì vậy có thể khẳng định rằng quản
lý thanh khoản là một bước quan trọng trong quản lý tài chính, từ đó góp phần nâng
cao q trình hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đạt được hiệu suất tốt nhất
và tối đa hóa giá trị cơng ty.
Ngồi ra, một cơng ty ln phải đáp ứng các nghĩa vụ thanh tốn thường
xun nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh được thực hiện liên tục. Vì vậy,
điều quan trọng là cơng ty có thể chuyển các tài sản của mình trong thời gian ngắn
để có thể giải quyết các khoản nợ đến hạn hay khơng. Nếu cơng ty khơng có khả
năng thanh toán các khoản nợ này trong một thời gian ngắn có thể gây ra các điều
kiện hình thành nợ xấu và gặp rủi ro phá sản (Lin và cộng sự, 2014). Một vấn đề
được thừa nhận phổ biến rằng ngay cả khi cơng ty có lợi nhuận cao cũng có thể bị

phá sản nếu khơng có các chính sách quản lý thanh khoản phù hợp (Blach và cộng
sự, 2014). Luburic và cộng sự (2015) cho rằng các công ty muốn tồn tại và phát
triển thì cần thiết phải kịp thời nhận ra đầy đủ các rủi ro đa dạng và phức tạp, bao
gồm các rủi ro do thiếu hụt dòng tiền. Các cơng ty cần có đủ dịng tiền để thực hiện
các hoạt động của mình với mục đích giảm thiểu rủi ro khơng có khả năng thanh
tốn các khoản nợ ngắn hạn và đáo hạn, hay nói cách khác, chính là rủi ro thanh
khoản. Khả năng này là thước đo thanh khoản của cơng ty.
Như vậy có thể thấy rằng, đo lường và phân tích tính thanh khoản là một phần
quan trọng trong phân tích tài chính cơng ty, đặc biệt là trong định giá tín dụng ngắn
hạn, nó như là một thành phần để đánh giá giá trị tín dụng và khả năng thanh tốn


×