BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________
TẠ THỊ THANH THỦY
NGHIÊN CỨU TÍNH THANH KHOẢN VÀ BIẾN
ĐỘNG GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
_____________________
TẠ THỊ THANH THỦY
NGHIÊN CỨU TÍNH THANH KHOẢN VÀ
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Tạ Thị Thanh Thủy
Sinh ngày 16 tháng 11 năm 1988
Là học viên cao học khóa 23 của Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Mã số học viên: 7701231019
Cam đoan luận văn: “Nghiên cứu tính thanh khoản và biến động giá của các cổ
phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Võ Xuân Vinh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội
dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong luận văn được chú thích
nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2016
Tác giả
TẠ THỊ THANH THỦY
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Chƣơng 1.
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ....................................... …1
1.1.
Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.2.1.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.2.
Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................ 2
1.3.
Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu................................................. 2
1.3.1.
Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
1.3.2.
Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
1.4.
Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 3
1.5.
Giới hạn của đề tài ............................................................................................. 3
1.6.
Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 4
1.7.
Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 4
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
TÍNH THANH KHOẢN VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. .................................................... ….........7
2.1.
Cơ sở lý thuyết về cổ phiếu ................................................................................ 7
2.1.1.
Khái niệm cổ phiếu ....................................................................................... 7
2.1.2.
Phân loại cổ phiếu ......................................................................................... 7
2.1.3.
Các loại giá chứng khoán .............................................................................. 8
2.2.
Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của cổ phiếu:................................................. 9
2.2.1.
Khái niệm về thanh khoản ............................................................................. 9
2.2.2.
Đặc tính cơ bản của thanh khoản ................................................................ 11
2.2.3.
Các thước đo thanh khoản: .......................................................................... 11
2.2.3.1.
Chênh lệch giá tương đối (Quos) ....................................................... 12
2.2.3.2.
Khoản chênh lệch giá hàm ý ( Roll) ................................................... 13
2.2.3.3.
Tỷ lệ luân chuyển của cổ phiếu (Turnover) ........................................ 13
2.2.3.4.
Thước đo độ nhạy cảm của giá (Amihud) .......................................... 14
2.2.3.5.
Tần suất ngày giao dịch có tỷ suất sinh lợi bằng 0 (Zeros) ............... 14
2.2.3.6.
Khối lượng giao dịch hằng ngày của các cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi
bằng 0 đã được điều chỉnh và chuẩn hóa theo tỉ lệ luân chuyển (LMx). ...................... 15
2.2.3.7.
Khối lượng giao dịch .......................................................................... 15
2.2.3.8.
Phương pháp đo lường trong bài nghiên cứu .................................... 16
2.3.
Cơ sở lý thuyết về biến động giá cổ phiếu ...................................................... 16
2.3.1.
Khái niệm biến động giá ............................................................................. 16
2.3.2.
Các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu ........................................................ 17
2.3.2.1.
Nhân tố kinh tế.................................................................................... 17
2.3.2.2.
Nhân tố phi kinh tế ............................................................................. 20
2.3.2.3.
Nhân tố thị trường .............................................................................. 20
2.3.3.
Sự đồng biến động giá cổ phiếu .................................................................. 21
2.4.
Phƣơng pháp đo lƣờng biến động giá ............................................................ 24
2.5.
Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm ........................................................ 24
2.5.1.
Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .................................................. 24
2.5.2.
Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước .................................................... 30
Kết luận chƣơng 2……………………………………………………………………..35
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VỀ THANH KHOẢN VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA
CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............. 36
3.1.
Lịch sử hình thành của Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam ....................... 36
3.2.
Thực trạng về thanh khoản và biến động giá cổ phiếu trên Thị trƣờng
chứng khoán Việt Nam .................................................................................................. 38
3.2.1.
Diễn biến thị trường năm 2014: .................................................................. 38
3.2.2.
Diễn biến thị trường năm 2015: .................................................................. 42
Kết luận chƣơng 3……………………………………………………………………..51
Chƣơng 4. NGHIÊN CỨU TÍNH THANH KHOẢN VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA
CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............. 52
4.1.
Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 52
4.2.
Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................. 52
4.3.
Mô hình tổng quát ............................................................................................ 55
4.4.
Mô hình thực nghiệm ....................................................................................... 56
4.5.
Kết quả và thảo luận kết quả ...................... 57Error! Bookmark not defined.
Kết luận chƣơng 4……………………………………………………………………..65
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH KHOẢN
VÀ BIẾN ĐỘNG GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................................... 66
5.1.
Kết luận chung ................................................................................................. 66
5.2.
Hạn chế của đề tài và đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo.......................... 67
5.3.
Một số gợi ý phát triển Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trên cơ sở bài
nghiên cứu ...................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
CAPM
DN
Diễn giải
Mô hình định giá tài sản vốn
Doanh nghiệp
DNNN
Doanh nghiệp Nhà Nước
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
HNX
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
NĐT
Nhà đầu tư
OTC
Thị trường phi tập trung
SGDCK TP HCM Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE)
TTCK
UPCOM
Thị trường chứng khoán
Thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng
chưa niêm yết được tổ chức tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng biểu
Tên
Trang
Bảng 2.1
Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm
33
Bảng 3.1
Các cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của thị trường
37
chứng khoán ở Việt Nam
Bảng 4.1
Giới thiệu thống kê mô tả các biến
58
Bảng 4.2
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
59
Bảng 4.3
Kết quả kiểm định tính dừng của các biến
60
Bảng 4.4
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là LIQ 1
61
Bảng 4.5
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là LIQ 2
61
Bảng 4.6
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL11
62
Bảng 4.7
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL12
62
Bảng 4.8
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL21
63
Bảng 4.9
Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc là VOL22
63
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị
Tên
Trang
Đồ thị 3.1
Giá trị giao dịch bình quân năm 2014
39
Đồ thị 3.2
Số lượng tài khoản nhà đầu tư năm 2014
39
Đồ thị 3.3
Số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài năm 2014
39
Đồ thị 3.4
Diễn biến VN-Index,HNX- Index Quý I/2015
42
Đồ thị 3.5
Diễn biến VN-Index,HNX- Index Quý II/2015
44
Đồ thị 3.6
Diễn biến VN-Index,HNX- Index Quý III/2015
46
Đồ thị 3.7
Khối lượng giao dịch VN-Index,HNX- Index năm 2015
49
1
Chƣơng 1.
1.1.
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài :
Tính thanh khoản được xem là việc dễ dàng chuyển đổi một tài sản thành tiền
mặt mà giá cả không bị sụt giảm và không phát sinh chi phí kèm theo. Nếu tài sản
không có tính thanh khoản hoặc tính thanh khoản kém thì nhà đầu tư sẽ khó tìm được
người mua hoặc buộc phải bán mất giá. Do đó khi đưa ra quyết định đầu tư vào một tài
sản, nhà đầu tư buộc phải xem xét đến tính thanh khoản của tài sản để đảm bảo khả
năng tái tạo lại nguồn vốn đầu tư ban đầu.
Sự biến động giá của cổ phiếu là một thước đo được sử dụng để xác định rủi ro
và đại diện cho tốc độ thay đổi của giá cổ phiếu trong một thời gian nhất định. Vì vậy,
nếu một cổ phiếu được xem là không ổn định, đồng nghĩa với giá của nó sẽ rất khác
nhau theo thời gian và thật khó để chắc chắn rằng giá trị tương lai của chứng khoán đó
như thế nào.
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi, chứa đựng nhiều biến
động và rủi ro tiềm ẩn nội tại phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế vĩ mô và bản
thân của các doanh nghiệp. Vì vậy, khi quyết định giao dịch một loại cổ phiếu, nhà đầu
tư thường xem xét mức thanh khoản và biến động giá của cổ phiếu để thực hiện chiến
lược đầu tư phù hợp cho từng cổ phiếu đó.
Xuất phát từ thực tế trên, từ lâu trên thế giới đã có nhiều mô hình nghiên cứu về
mối quan hệ giữa 2 yếu tố trên. Tuy nhiên, việc nghiên cứu trên vẫn còn hạn chế. Ngoài
ra kết quả nghiên cứu của các tác giả chưa đi đến kết luận thống nhất về mối quan hệ
của thanh khoản và biến động giá cổ phiếu.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tính thanh khoản và biến động giá
của các cổ phiếu trên Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” với mục tiêu thông qua
2
mô hình nghiên cứu dựa trên các phương pháp đo lường tính thanh khoản và biến động
giá cổ phiếu khác nhau, bài viết này sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh
khoản và biến động giá của cổ phiếu tại Việt Nam bằng cách thu thập một bộ dữ liệu
cập nhật về thị trường và dữ liệu tài chính của những công ty được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm
2015. Kết quả đã cho thấy điều ngược lại so với hầu hết các nghiên cứu liên quan . Hay
nói cách khác là bài viết đã đưa ra một mối quan hệ cùng chiều đáng tin cậy giữa biến
thanh khoản và biến động giá cổ phiếu.
1.2.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu : xem xét mối quan hệ giữa thanh khoản và biến động giá cổ
phiếu của các công ty trên TTCK Việt Nam.
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu:
Xuất phát từ các mục tiêu trên, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm giải quyết
nghiên cứu như sau: Thanh khoản tác động cùng chiều hay ngược chiều với biến động
giá cố phiểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam và ngược lại?
1.3.
Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa thanh khoản của cổ phiếu và
biến động giá cổ phiếu.
Trong bài nghiên cứu, yếu tố thanh khoản của cổ phiếu được xem xét thông qua
khối lượng giao dịch trung bình trong năm của cổ phiếu và tỷ lệ giữa khối lượng giao
dịch trong năm của cổ phiếu so với khối lượng lưu hành bình quân ngày của cổ phiếu.
3
Yếu tố biến động giá được xem xét thông qua việc tính toán lợi nhuận hàng ngày của cổ
phiếu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc thu thập dữ liệu, phân tích,
kiểm định tính phù hợp của mô hình VAR 2 biến với dữ liệu bảng.
Nguồn dữ liệu nghiên cứu bao gồm 291 cổ phiếu niêm yết của các công ty phi tài
chính trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn
từ năm 2014 đến năm 2015 gồm giá đóng cửa của các cổ phiếu trên thị trường, báo cáo
tài chính của công ty niêm yết để tính khối lượng cổ phiếu lưu hành. Dữ liệu được sử
dụng để kiểm định thông qua dữ liệu thứ cấp cần thiết thu thập được từ Website về
chứng khoán, báo cáo tài chính đã kiểm toán và thông tin đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng của các công ty có cổ phiếu tham gia khảo sát.
1.4.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh được áp dụng vào các tài liệu và bài
nghiên cứu trước đây để tìm ra vấn đề cần nghiên cứu cũng như trang bị nền cơ sở lý
thuyết cho những mảng liên quan đến đề tài.
Phương pháp định lượng theo hướng sử dụng hệ phương trình vector tự hồi quy
(VAR). Mô hình này xem tất cả các biến đều là biến nội sinh, trong bài này là sự tương
quan giữa thanh khoản và biến động giá cổ phiếu (mô hình Var = Liq/Vol).
1.5.
Giới hạn của đề tài:
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này chỉ tập trung vào các cổ phiếu niêm yết
trên SGDCK TP HCM (HOSE), tác giả không nghiên cứu thị trường UPCOM và thị
trường OTC, mặc dù hoạt động của các thị trường này được xem là khá sôi nổi nhưng
tác giả không thể thu thập đầy đủ thông tin do các quy định về công bố thông tin chưa
4
được quản lý nghiêm ngặt trên các thị trường này. Những nghiên cứu trong tương lai có
thể mở rộng mẫu nghiên cứu ở các thị trường này khi thông tin của các thị trường được
công bố đầy đủ.
Ngoài ra, cách tính mức độ thanh khoản chỉ tương đối vì các thời điểm khác nhau
thì khối lượng cổ phiếu lưu hành sẽ khác nhau, để dễ tính toán tác giả đã sử dụng số
lượng cổ phiếu lưu hành cuối năm để tính toán mức thanh khoản.
1.6.
Đóng góp mới của đề tài:
Thứ nhất, những kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hệ thống
hóa những vấn đề mang tính lý luận thanh khoản cổ phiếu và biến động giá của các
công ty trên TTCK Việt Nam, phục vụ cho công tác nghiên cứu những đề tài tương tự.
Thứ hai, hầu hết những nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ thanh khoản-lợi
tức cổ phiếu đều tập trung tại thị trường Mỹ , chưa có nhiều nghiên cứu thu thập dữ liệu
thị trường mới nổi vì bài viết nghiên cứu mối quan hệ này ở những thị trường mới nổi
vẫn còn ít và bài viết này nghiên cứu về trường hợp tại Việt Nam là một đóng góp thêm
cho những nghiên cứu thuộc đề tài này.
Thứ ba, Kết quả thông thường đều cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa
hai biến này vì những nhà đầu tư yêu cầu lợi nhuận cao để bù đắp lại cho độ bất ổn của
cổ phiếu. Bài viết này sẽ nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và lợi nhuận
của cổ phiếu tại Việt Nam bằng cách thu thập một bộ dữ liệu cập nhật về thị trường và
dữ liệu tài chính của những công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ
Chí Minh trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2015. Kết quả đã cho thấy điều
ngược lại. Hay nói cách khác là bài viết đã đưa ra một mối quan hệ cùng chiều đáng tin
cậy giữa biến thanh khoản và lợi nhuận cổ phiếu
1.7.
Kết cấu của luận văn
5
Luận văn được trình bày thành 5 chương như sau:
Chƣơng 1 : Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu
Nội dung của chương này thể hiện khái quát chung về đề tài bao gồm: lí do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu,
những đóng góp và hạn chế của đề tài cũng như kết cấu trình bày của đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về tính thanh khoản và biến
động giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung của chương này là nhằm tập hợp lý thuyết nền tảng về tính thanh khoản và
biến động giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chi tiết như sau:
-
Tính thanh khoản, đề tài trình bày khái niệm, các phương pháp phân tích, đo lường
thanh khoản, các nhân tố tác động đến tính thanh khoản.
-
Biến động giá, đề tài đưa ra khái niệm, các nhân tố tác động và các phương pháp đo
lường biến động giá.
-
Lược khảo những công trình nghiên cứu liên quan ở trong nước và ngoài nước liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 3: Thực trạng về thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung của chương này giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của
thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau đó tập trung phân tích về tình hình thanh khoản
và biến động giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai
đoạn 2014-2015
Chƣơng 4: Nghiên cứu tính thanh khoản và biến động giá của các cổ phiếu trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam
6
Chương này tập trung vào những nội dung sau:
Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu : mô tả dữ liệu nghiên cứu, trình bày mô hình thực
nghiệm và giải thích các biến được sử dụng trong mô hình cũng như kì vọng về dấu,
đưa ra giả thuyết và cách thức kiểm định giả thuyết nghiên cứu, thống kê mô tả và
tương quan của các biến.
Phân tích kết quả nghiên cứu : trình bày các kết quả từ mô hình nghiên cứu, phân tích
kết quả nghiên cứu vừa tìm được.
Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và biến động giá
của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đây là chương đưa ra những kết luận về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và biến
động giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các kết quả
nghiên cứu tìm được nhằm hỗ trợ cho việc đầu tư chứng khoán cũng như giải pháp phát
triển thị trường chứng khoán Việt Nam; trình bày những đóng góp chính của bài luận
văn cũng như những hạn chế và định hướng phát triển đề tài về sau.
7
Chƣơng 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM VỀ TÍNH THANH KHOẢN VÀ BIẾN
ĐỘNG GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1.
Cơ sở lý thuyết về cổ phiếu
2.1.1. Khái niệm cổ phiếu
Theo Luật chứng khoán Việt Nam, Cổ phiếu ( Stock) là giấy chứng nhận số tiền
nhà đầu tư đóng góp vào công ty cổ phần. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của
công ty phát hành.
2.1.2. Phân loại cổ phiếu:
Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu vô danh và cổ phiếu ký danh.
Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Loại cổ phiếu này có
thể dễ dàng mua bán chuyển đổi trên TTCK.
Cổ phiếu ký danh: là cổ phiếu mà tên người sở hữu được lưu giữ trong hồ sơ của
chủ thể phát hành cũng như trên tờ giấy chứng khoán. Việc chuyển quyền sở hữu
cổ phiếu này có phần khó khăn hơn loại trên ngay cả khi được sự đồng ý của cơ
quan phát hành ra nó.
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu
phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách phân loại phổ biến nhất.
Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ
phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi.
8
Cổ phiếu thường ( common Stock): là giấy chứng nhận sở hữu cổ phần thường,
xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Cổ đông nắm giữ cổ
phiếu thường trở thành cổ đông thường. Các cổ đông sở hữu loại cổ phiếu này
được quyền tự do chuyển nhượng, có đầy đủ quyền biểu quyết đối với các quyết
định của công ty tại Đại hội cổ đông và được hưởng cổ tức theo kết quả kinh
doanh và giá trị cổ phiếu nắm giữ.
Cổ phiếu ưu đãi ( Preferred Stock): là giấy chứng nhận cổ đông được ưu tiên so
với cổ đông thường về mặt tài chính nhưng hạn chế về quyền hạn đối với công ty
góp vốn. Cổ phiếu ưu đãi vừa có những đặc điểm giống cổ phiếu thường, vừa
giống trái phiếu. Cũng giống như cổ phiếu thường, người mua cổ phiếu ưu đãi
được xem là cổ đông trong công ty.Tuy nhiên khác với cổ phiếu thường, cổ
phiếu ưu đãi trả một lượng cổ tức nhất định cho cổ đông nắm giữ. Giống như trái
phiếu, mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi khác với mệnh giá của cổ phiếu thường chỉ
có giá trị danh nghĩa, mệnh giá cổ phiếu ưu đãi rất quan trọng, có ý nghĩa trong
việc chia cổ tức cố định và cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được ấn định theo một tỷ
lệ cố định trên mệnh giá.
2.1.3. Các loại giá chứng khoán
- Mệnh giá ( Par Value): là giá trị ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá chỉ có giá trị danh
nghĩa, khi công ty mới thành lập mệnh giá được xác định theo công thức :
ệ
ố
ổ
ề
ệ ủ
ố ổ
ầ
ổ
ầ
- Giá trị ghi sổ (Book Value): là giá cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán phản ánh
tình trạng vốn cổ phần của công ty ở một thời điểm nhất định. Giá trị số sách được xác
định theo công thức:
9
ị
ổ
ổ
ả
ả
ổ
ố ổ
ổ
ầ
ợ
ả
ả
ư
+ Tài sản vô hình bao gồm: giá trị các sáng chế, giấy phép khai thác, nhãn
hiệu….
+ Tổng nợ phải trả bao gồm toàn bộ các khoản nợ mà công ty phải chịu trách
nhiệm trả nợ và giá trị cổ phiếu ưu đãi hoãn lại.
Giá trị ghi sổ cho biết giá trị tài sản công ty còn lại thực sự là bao nhiêu nếu ngay
lập tức rút lui khỏi kinh doanh. Giá trị ghi sổ là một thước đo rất chính xác giá trị của
công ty, đặc điểm của giá trị ghi sổ là không biến đổi quá nhanh, tương đối ổn định, là
số liệu thích hợp làm cơ sở cho các nhà đầu tư giá trị
- Giá trị nội tại ( Intrinsic Value): được tính toán tại thời điểm hiện tại. Giá trị nội
tại được xác định trên cơ sở cổ tức, triển vọng phát triển của công ty và lãi suất thị
trường. Giá trị nội tại phản ánh thực trạng của công ty, tuy nhiên giá trị nội tại không có
hình thức riêng để tự thể hiện như mệnh giá hoặc thị giá, tồn tại một cách khách quan,
không ai có thể áp đặt, kể cả người sở hữu nó.
- Giá thị trường ( Market Value): là mức giá do quan hệ cung cầu trên thị trường
quyết định. Giá thị trường là cơ sở để nhà đầu tư phải trả nếu muốn mua hoặc nhà đầu
tư được hưởng nếu muốn bán. Giá thị trường không có ý nghĩa nhiều với nhà đầu tư dài
hạn. Mỗi biến động của thị trường, tâm lý nhà đầu tư sẽ được phản ánh ngay vào giá thị
trường. Trong bài luận văn nghiên cứu này, tác giả sử dụng giá thị trường của cổ phiếu
để tính toán và phân tích vấn đề nghiên cứu.
2.2.
Cơ sở lý thuyết về thanh khoản của cổ phiếu:
2.2.1. Khái niệm về thanh khoản
10
Tính thanh khoản được xem như là một tiêu chí quan trọng cho sự phát triển, tính
ổn định và tính hiệu quả của thị trường tài chính bởi vai trò quan trọng nhất của thị
trường tài chính là tạo ra môi trường giao dịch tự do các tài sản, từ đó giúp chia sẻ và đa
dạng hóa rủi ro cho nhà đầu tư.
Thanh khoản là một khái niệm phức tạp trong kinh tế học. Tính thanh khoản cổ
phiếu được hiểu đơn giản là khả năng của thị trường cho sự hấp thu một khối lượng rất
lớn các giao dịch mà không gây ra biến động giá nghiêm trọng. Có nhiều định nghĩa về
tính thanh khoản được đưa ra bởi các nghiên cứu sau:
Theo Robert F.Stambaugh (2003) cho rằng thanh khoản cổ phiếu là một khái
niệm rất rộng và không rõ ràng nhưng nhìn chung nó phản ánh khả năng giao dịch một
khối lượng lớn cổ phiếu một cách nhanh chóng tại một mức phí thấp và không có sự
dịch chuyển về giá.
Theo Send và Starr (2004) thì cho rằng không dễ đưa ra một khái niệm về thanh
khoản và không có một khái niệm chung nào đang tồn tại, thông thường có thể hiểu
thanh khoản là khả năng thẩm thấm một cách trơn tru các dòng lệnh mua và bán.
Theo Weimin (2005) định nghĩa tính thanh khoản và khả năng giao dịch nhanh
chóng một lượng lớn chứng khoán ở giá thấp mà không có bất kỳ thay đổi quan trọng
trong giá tài sản từ khi đặt hàng đến thời điểm mua.
Theo Amihud và Mendelson (2006) thì một tài sản được gọi lại thanh khoản nếu
nó có thể được giao dịch ở mức giá thị trường hiện hành một cách nhanh chóng và với
chi phí thấp.
Thanh khoản cổ phiếu có ý nghĩa quan trọng trên thị trường chứng khoán nói
riêng và trong nền kinh tế nói chung. Nó đảm bảo cho thị trường vận hành một
cách thông suốt và được xem như dòng máu của thị trường chứng khoán.
11
2.2.2. Đặc tính cơ bản của thanh khoản
Theo Harris ( 1990) thanh khoản cổ phiếu có các đặc tính cơ bản sau:
+ Thời gian giao dịch: là khả năng thực hiện một giao dịch ngay lấp tức tại một
mức giá phổ biến. Đặc tính này có thể đo lường bởi thời gian chờ đợi giữa các giao dịch
liên tiếp hoặc ngược lại, bởi số lượng giao dịch trên mỗi đơn vị thời gian.
+ Độ chặt: là khả năng mua hoặc bán một lượng cổ phiếu nhất định ở một mức
giá tương đương tại cùng một thời điểm. Đặc tính này thể hiện chi phí liên quan đến
giao dịch và được đo lường qua những dạng khác nhau của chênh lệch về giá.
+ Độ sâu: là khả năng mua hoặc bán một lượng cổ phiếu nhất định nhưng không
ảnh hưởng đến giá niêm yết – giá chảo bán hoặc giá đạt mua được đưa vào sổ lệnh. Độ
sâu của thị trường có thể được đo lường bởi chỉ số lệnh, số lượng giao dịch hoặc chỉ số
dòng tiền.
+ Tính đàn hồi: là khả năng phục hồi nhanh chóng lại mức giá cũ sau khi cổ
phiếu bị biến động do ảnh hưởng từ một sự bất cân đối nguồn lệnh lớn gây ra bởi các
nhà đầu tư không được thông tin.
Như vậy một cổ phiếu được đánh giá là thanh khoản trên thị trường khi nó chặt
chẽ, sâu, nhanh và đàn hồi; tức cổ phiếu có chênh lệch giá thấp, khối lượng giao dịch
lớn, thời gian giao dịch ngắn và sai lệch của các chênh lệch giá khỏi mức giá cạnh tranh
được điều chỉnh lại một cách nhanh chóng. Các thành phần này không tồn tại độc lập
mà tương tác qua lại ảnh hưởng lẫn nhau quyết định tính thanh khoản của cổ phiếu.
2.2.3. Các thƣớc đo thanh khoản:
Dựa trên lập luận này, nhiều tác giả đã phát triển các thước đo thanh khoản khác
nhau và mỗi thước đo tập trung khai thác một khía cạnh trong định nghĩa về thanh
12
khoản. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các thước đo phổ biến dưới đây để đo
lường thanh khoản:
2.2.3.1. Chênh lệch giá tương đối (Quos)
Theo Amihud (2002), đối với một thị trường vốn phát triển, thước đo tốt nhất và
lâu đời nhất của tính thanh khoản là chênh lệch giá hỏi mua và giá chào bán.Trong thị
trường này, các nhà tạo lập thị trường , các công ty hoặc cá nhân đặt giá mua hoặc bán
chứng khoán cố gắng để thu thập lợi nhuận từ chênh lệch giá hỏi mua- giá chào bán.
Nếu các nhà tạo lập thị trường đặt giá quá cao, họ có thể tích lũy cổ phiếu, ngược lại
nếu họ đặt giá quá thấp sẽ gây ra sự thiếu hụt cổ phiếu. ―Chênh lệch‖ phải đủ lớn để bù
đắp chi phí và đem lại lợi nhuận hợp lý cho các nhà tạo lập thị trường.Người ta so sánh
các mức chênh lệch đó giữa các công ty với nhau để thu thập về tính thanh khoản.Nếu
chênh lệch này nhỏ, tức là tài sản này vừa dễ bán, mà tổng khối lượng giao dịch thường
rất lớn nên giao dịch mua hay bán của một cá nhân nhà đầu tư không ảnh hưởng đến giá
cả thị trường. Tuy nhiên đối với các thị trường mới nổi, chênh lệch giá hỏi mua và giá
chào bán thường không có sẵn, do đó không thể áp dụng phương pháp này để đo lường
tính thanh khoản.
ỏ
ỏ
Thước đo tính kém thanh khoản này khá đơn giản, chính là hiệu của giá chào bán
và giá hỏi mua chia cho trung bình của hai mức giá này.
Quos được xác định vào cuối mỗi ngày giao dịch và được tính bình quân Quos
của các ngày giao dịch trong năm để có dữ liệu của năm tương ứng cho từng cổ phiếu.
Khoảng chênh lệch giá tương đối này càng cao thể hiện chi phí thực hiện vòng
giao dịch càng lớn và do đó thị trường càng kém thanh khoản.
13
2.2.3.2. Khoản chênh lệch giá hàm ý ( Roll)
Thước đo kém thanh khoản này được đề xuất bởi Roll (1984), đo lường như sau:
Roll = {
√
Các giá trị trên sẽ được xác định theo năm tương ứng với sử dụng hai chuỗi
chênh lệch giá của các ngày giao dịch trong năm. Roll (1984) phát triển ước lượng dựa
trên các hiệp phương sai nối tiếp của sự thay đổi về giá, trong đó : Pt là giá giao dịch
được quan sát cuối cùng vào ngày t.
2.2.3.3. Tỷ lệ luân chuyển của cổ phiếu (Turnover):
Đây là một thước đo thanh khoản phổ biến đối với nhà đầu tư, được sử dụng
trong các nghiên cứu của Rouwenhorst (1999), Bekaert, Harvey và Lundblad (2007)
kéo theo nhiều ứng dụng.
Turnover nắm bắt tần số giao dịch ( khối lượng giao dịch) nhưng không nắm bắt
các chi phí giao dịch trong khi các chi phí này khác nhau cho các cổ phiếu khác nhau.
Với một khía cạnh chỉ tập trung vào khối lượng giao dịch, Turnover có thể vẫn tăng
trong các giai đoạn khủng hoảng thanh khoản và do đó, không phản ánh được sự suy
giảm thanh khoản của thị trường. Tuy nhiên, Turnover dễ dàng xây dựng và trực quan.
Turnover và chênh lệch giá mua bán được đưa giả thuyết là tỷ lệ nghịch vì xét về cơ
bản, chênh lệch giá mua bán lớn sẽ làm giảm tần số giao dịch.Theo đề xuất của
Lesmond (2005), Turnover được tính theo công thức sau:
ổ
ố ượ
ị
ổ
ế
ị
ư
14
2.2.3.4. Thước đo độ nhạy cảm của giá (Amihud):
Thước đo tính thiếu thanh khoản được đề xuất bởi Amihud trong nghiên cứu của
mình năm 2002. Ý tưởng đằng sau thước đo này là để nắm bắt một cách đơn giản và
trực quan sự nhạy cảm của giá đối với một đơn vị tiền khối lượng giao dịch.Amihud
(2002) đề nghị tính toán theo công thức sau:
|
∑
|
Trong đó: Dm là tổng số ngày trong tháng m và |Rt| là giá trị tuyệt đối của tỷ suất
sinh lợi chứng khoán trong ngày t. Price và Volume là giá đóng cửa và khối lượng giao
dịch chứng khoán trong ngày t. Độ nhạy cảm theo năm của một cổ phiếu được tính bằng
bình quân độ nhạy cảm các ngày trong năm của cổ phiếu đó. Những ngày có giao dịch
bằng 0, tỷ số này không xác định nên sẽ bị loại ra khi tính trung bình. Nếu giá cả nhạy
cảm mạnh với giá trị giao dịch nghĩa là chứng khoán càng kém thanh khoản và ngược
lại.
2.2.3.5. Tần suất ngày giao dịch có tỷ suất sinh lợi bằng 0 (Zeros):
Tần suất ngày giao dịch có tỷ suất sinh lợi bằng 0 trong tổng số ngày giao dịch
trong một năm được dùng để đo lường độ thanh khoản trình bày bởi Lesmond và các
cộng sự (1999).Đây là thước đo kém thanh khoản và được tính toán dựa trên công thức:
ố
ầ
ấ
ị
ổ
ố
ỉ
ấ
ợ
ị
Chi phí giao dịch cao sẽ ngăn cản các nhà đầu tư tiến hành các giao dịch để khai
thác thông tin riêng mà họ có, dẫn đến những cổ phiếu kém thanh khoản sẽ có tỷ lệ cao
ngày giao dịch có tỷ suất sinh lợi bằng 0.
15
2.2.3.6. Khối lượng giao dịch hằng ngày của các cổ phiếu có tỷ suất sinh lợi bằng 0
đã được điều chỉnh và chuẩn hóa theo tỉ lệ luân chuyển (LMx).
Theo Liu (2006), LMx là khối lượng giao dịch hằng ngày của các cổ phiếu có tỷ
suất sinh lợi bằng 0 đã được điều chỉnh và chuẩn hóa theo tỉ lệ luân chuyển.
ố ượ
ị
(
ướ
)
Trong đó x month turnover là tỷ lệ luân chuyển của cổ phiếu trong x tháng trước
đó, được tính toán bằng tổng của tỷ lệ luân chuyển hằng ngày của x tháng trước, tỷ lệ
luân chuyển hằng ngày là tỷ số giữa số lượng cố phiếu giao dịch trong 1 ngày và lượng
cổ phiếu đang lưu hành vào cuối ngày . NoTD là tổng số ngày giao dịch trên thị trường
trong x tháng trước, và Deflator được xác định bằng:
0<
<1
2.2.3.7. Khối lượng giao dịch
Francisco Muñoz (2012) đo lường tính thanh khoản theo khối lượng giao dịch.
Thước đo này được tạo ra bằng cách sử dụng dữ liệu hàng ngày về số lượng cổ phiếu
được giao dịch và tổng số cổ phiếu của công ty. Phương pháp được tính như sau:
∑
Trong đó
là số ngày giao dịch trong năm. Traded Sharest là số lượng cổ
phiếu giao dịch và Total Shares là tổng số lượng cổ phiếu phát hành của công ty.
16
2.2.3.8. Phương pháp đo lường trong bài nghiên cứu:
Tương tự phương pháp của Lesmond (2005) và Francisco Muñoz (2012) Trong
bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng 02 thước đo thanh khoản sau:
Khối lƣợng giao dịch trung bình (LIQ1) :
ổ
ố ượ
ị
ố ượ
ổ
ế
ủ
ổ
ế
ủ
ổ
ế
ư
Khối lƣợng giao dịch trung bình ngày (LIQ2) :
ổ
ố ượ
ố ượ
ị
ổ
ế
ư
Trong đó: Khối lượng cổ phiếu lưu hành trung bình được tính theo công thức:
ố ượ
ố
2.3.
ổ
ế
ư
ị
ủ
ổ
ế
Cơ sở lý thuyết về biến động giá cổ phiếu
2.3.1. Khái niệm biến động giá
Thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường mới nổi chứa đựng nhiều biến
động và rủi ro tiềm ẩn nội tại phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế vĩ mô và bản
thân của các doanh nghiệp. Trong đó biến động giá cổ phiếu là một rủi ro mà các nhà
đầu tư phải đối mặt. Đối với những nhà đầu tư không thích rủi ro thì biến động các
khoản đầu tư là quan trọng đối với họ bởi vì nó thể hiện mức độ rủi ro.
Mức biến động hay độ bất ổn ( Volatility ) là một thuật ngữ đã được đề cập rất
nhiều trong các nghiên cứu trước đây, phản ánh sự thay đổi của một tài sản hoặc sự biến
động ngẫu nhiên của giá tài sản. Độ bất ổn của TTCK thường chỉ sự thay đổi, tăng/
giảm của giá chứng khoán thông qua xác định khoản cách giữa mức giá cao nhất và
thấp nhất của chứng khoán trong một khoản thời gian . Sự cách biệt giữa các mức giá