Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TIỂU LUẬN đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự hài lòng công việc của nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.22 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
ccc

TIỂU LUẬN

Đề tài: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách
lãnh đạo và sự hài lịng cơng việc của nhân viên.

Giảng viên hướng dẫn: Vương Minh Thịnh
Lớp: DHKQ16A
Nhóm thực hiện: nhóm 8

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

0

0


THÀNH VIÊN NHÓM 8

STT

Họ và tên

MSSV

1

Nguyễn Ngọc Triệu



20032191

2

Phạm Lê Hồng Quyên

20020901

3

Võ Nguyễn Kiều Duyên

20088351

4

Nguyễn Thị Yến Nhi

20068601

5

Lê Thị Mỹ Duyên

20077211

6

Vưu Thị Tuyết Nghi


20120341

7

Nguyễn Thùy Trang

20112011

8

Nguyễn Hồng Nam

17046481

9

Trần Thị Kiều Trinh

20112031

10

Ngơ Gia Bảo

20018011

11

Phan Thị Bích Phượng


20114111

MỤC LỤC
1

0

0


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG
1. Lãnh đạo là gì?
1.1 Khái niệm
1.2 Đặc trưng
2. Phong cách lãnh đạo
2.1 Khái niệm:
2.2 Một số phong cách lãnh đạo tiêu biểu
2.2.1 Phong cách lãnh đạo tự do
2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ
2.2.3 Phong cách lãnh đạo độc đốn
3. Sự hài lịng trong cơng việc hoặc sự hài lịng của nhân viên
4. Yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự hài lịng
trong cơng việc của nhân viên
4.1 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự hài lịng cơng việc của
nhân viên
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng:
5. Những nhà lãnh đạo tiêu biểu:
III. KẾT LUẬN


2

0

0


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong cuộc sống nói chung và trong mơi trường doanh nghiệp nói riêng
khi ta tiến hành làm việc nhóm, hoạt động tập thể thì sẽ địi hỏi cao về kỹ năng
làm việc nhóm. Hơn thế nữa cịn địi hỏi một cá nhân có những tố chất đặc biệt
- người có khả năng dẫn dắt đồn tàu đi đúng hướng và hạn chế mọi rủi ro.
Chúng ta gọi đó là một nhà lãnh đạo. Cũng như câu ‘Nước thì phải có vua,
rừng thì phải có hổ’ Vua và hổ là biểu tượng cho những nhà lãnh đạo tài ba ,
người có sức ảnh hưởng đến tập thể và có vai trị cực kì quan trọng trong tập
thể ở bất kì lĩnh vực nào. Những cánh tay lãnh đạo tài ba trên thế giới không
thể không kể đến những tên tuổi lớn và thành công rực rỡ như: CEO Amazon
Jeff Bezos, chủ tịch cục dữ trữ liên bang Mỹ Janet Yellen hay tỉ phú Bill Gates,
…Nhưng sự thành công của một doanh nghiệp không chỉ tập trung ở người
lãnh đạo. Mà đó cịn là sự cộng tác khơng thể đánh giá thấp ở nhân viên. Hơn
hết, đó chính là sự hòa hợp trong mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự
hài lịng cơng việc của nhân viên. Vậy chúng ta nên có những cái nhìn rõ ràng
hơn về những khái niệm đã đề cập như thế nào? Mặt khác, những nhân tố
khách quan nào thực sự ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa phong cách
lãnh đạo và sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên tại chốn cơng sở nói
riêng?
Với chủ đề ‘phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa
phong cách lãnh đạo và sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên’, qua những
tham khảo, nghiên cứu, tra cứu tài liệu trên nhiều phương tiện khác nhau, nhóm

đã đúc kết được nhiều ý tưởng phong phú. Trước hết, ta cần làm rõ một vài
khái niệm liên quan trước khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài:
- Thứ nhất: Lãnh Đạo là gì ?
- Thứ hai: Phong cách lãnh đạo là gì?
- Thứ ba: Sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên là gì?
- Thứ tư: Yếu tố ảnh hưởng đên mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo
và sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên là gì?
II. NỘI DUNG
1. Lãnh đạo là gì?
1.1 Khái niệm:
Lãnh đạo là quá trình sử dụng và phối hợp hoạt động của các cá nhân
trong tổ chức bằng cách gây ảnh hưởng và dẫn dắt hành vi của cá nhân hay
nhóm nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.

3

0

0


1.2 Đặc trưng:
Lãnh đạo thường được xem là hiện thân của những yếu tố sau: quyết
đoán, nhận thức, tập trung, trách nhiệm, giải trình, đồng cảm, tự tin, lạc quan,
trung thực và truyền cảm hứng. Hơn nữa, phong cách và phương pháp của mỗi
lãnh đạo sẽ có nhiều điểm khác nhau vì những tác động bên ngồi và những
thử thách cá nhân mà họ tự đặt ra.
Sau khi đã làm rõ được khái niệm trên thì vấn đề được đặt ra là một
người cần có những tố chất gì để trở thành một nhà lãnh đạo? Và một nhà
lãnh đạo cần làm gì để ln có được sự hài lịng từ các nhân viên?

2. Phong cách lãnh đạo
2.1 Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo là phương thức tiếp cận của một nhà quản trị, nhà
lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các chủ trương, chiến lược, kế
hoạch và tạo động lực tích cực cho nhân viên.
2.2 Một số phong cách lãnh đạo tiêu biểu:
2.2.1 Phong cách lãnh đạo tự do
a) Khái niệm:
Nhà lãnh đạo theo phong cách tự do chỉ là người cung cấp thơng tin, rất
ít tham gia vào các hoạt động tập thể. Sự có mặt của người lãnh đạo chủ yếu là
để truyền đạt các thông tin và dữ kiện. Quyền hành của người lãnh đạo rất ít
được sử dụng. Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép nhân
viên được quyền tham gia ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách
nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo tự do được sử dụng khi các nhân viên có khả năng
phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn
không thể ôm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong
công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.
b) Ưu điểm:
- Khuyến khích phát triển cá nhân: Bởi vì cấc nhà lãnh đạo rất ít khi can
thiệp nên các nhân viên có nhiều cơ hội thực hành. Phong cách lãnh đạo này
tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cá nhân trưởng thành và phát triển.
- Khuyến khích sáng tạo và đổi mới: Phong cách lãnh đạo giúp đẩy nhanh
quá trình ra quyết định. Vì khơng bị quản lí nên nhân viên có quyền tự đưa ra
quyết định. Họ có thể ra quyết định nhanh chóng mà khơng chờ đợi để được
phê duyệt.

4

0


0


Tuy nhiên để có thể tận dụng được những lợi thế đó, thì mỗi người
trong một nhóm đó phải đảm nhiệm nhiều lĩnh vực khác nhau và giỏi về lĩnh vực
mà họ đảm nhiệm hơn người lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo tự do cũng cho phép các thành viên thể hiện
kiến thức và kỹ năng chun mơn của mình. Ngồi ra quyền tự chủ này cũng làm
cho họ tự do và hài lịng khi làm việc. Thêm vào đó, phong cách tự do có thể
hoạt động tốt nhất nếu các thành viên trong tổ chức có động lực và đam mê với
cơng việc.
c) Nhược điểm:
- Bởi vì phong cách tự do phụ thuộc quá nhiều vào khả năng cá nhân
nên nếu các thành viên thiếu kiến thức và kỹ năng thì chắc chắn hiệu suất cơng
việc sẽ kém đi.
- Vai trị khơng rõ ràng: Vì các thành viên trong nhóm thường khơng
hoặc ít được hướng dẫn nên trong 1 số tình huống, phong cách tự do làm cho
họ khơng thực sự chắc chắn về vai trị của mình trong nhóm.
- Ít tham gia: Các nhà lãnh đạo tự do thường bị coi là thiếu trách nhiệm.
Điều này có thể dẫn đến sự thiếu liên kết giữa các thành viên. Vì người lãnh
đạo gần như khơng quan tâm đến những gì đang xảy ra dẫn đến các thành viên
đơi khi ít quan tâm và lo lắng cho dự án.
- Trách nhiệm giải trình thấp: Một số nhà lãnh đạo lợi dụng phong cách
này như 1 cách đề trốn tránh trách nhiệm. Khi khơng đạt được mục tiêu, thì
mọi ngun nhân đều được cho là do các thành viên chứ không phải do người
lãnh đạo.
- Thụ động: Ở mức độ tồi tệ nhất, lãnh đạo theo cách này thể hiện sự thụ
động hoặc thậm chí là hồn tồn né tránh trách nhiệm, không cố gắng thúc đẩy
các thành viên mà cũng không công nhận nổ lực của người khác

Nếu các thành viên trong nhóm chưa quen với cơng việc thì tốt hơn hết
người lãnh đạo nên chọn 1 cách khác để hướng dẫn họ, sau này nếu các thành
viên có nhiều kinh nghiệm hơn thì có thể quay lại sử dụng cách lãnh đạo tự do.
d) Lĩnh vực của phong cách lãnh đạo tự do
Nếu bạn có xu hướng tiếp cận lãnh đạo theo hướng tự do, thì lĩnh vực
cần sự sáng tạo rất phù hợp. Ở đó mọi người thường có kỹ năng và tận tâm
với cơng việc chính vì thế kết quả mà họ mang lại sẽ là tốt nhất.
Ví dụ: Trong lĩnh vực thiết kế sản phẩm, nếu các thành viên trong
nhóm được đào tạo bài bản và có khả năng sáng tạo cao thì họ chỉ cần người
lãnh đạo đưa ra định hướng cơ bản là đủ.
5

0

0


Không chỉ riêng thiết kế sản phẩm mà đối với tất cả các lĩnh vực khác,
việc sử dụng nhiều phương pháp lãnh đạo khác nhau ở các giai đoạn khác
nhau sẽ giúp ích rất nhiều. Ví dụ: lãnh đạo theo kiểu tự do có thể hiệu quả
nhất trong giai đoạn đầu. Đó là 1 thiết kế hay ý tưởng đang trong giai đoạn
hình thành nhưng khi sản phẩm đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn sản xuất thì
tốt hơn hết nên sử dụng cách lãnh đạo mà có nhiều sự chỉ đạo và giám sát
hơn.
e) Một số nhà lãnh đạo nổi tiếng với phong cách lãnh đạo tự do:
Có khá nhiều nhà lãnh đạo theo cách này và người đầu tiên phải kể đến
là Steve Jobs: ông luôn đưa ra định hướng cho cấp dưới nhưng sau đó lại để
họ tự mình thực hiện mà khơng can thiệp vào.
Cựu tổng thống Mỹ Herbert Hoover cũng nổi tiếng với phong cách lãnh
đạo tự do: ơng cho phép các cố vấn có kinh nghiệm đảm nhận các nhiệm vụ

mà ông thiếu kiến thức và chun mơn.
Và điển hình là phong cách lãnh đạo tự do của Mai Kiều Liên, một CEO
giỏi đã đưa thương hiệu Vinamilk vươn tầm quốc tế.
2.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ:
a) Khái niệm:
Lãnh đạo dân chủ, còn được gọi là lãnh đạo có sự tham gia hay lãnh đạo
phân chia, trong đó các thành viên của nhóm đóng góp nhiều hơn trong q
trình đưa ra ý tưởng. Mặc dù lãnh đạo vẫn là người đưa ra quyết định cuối cùng
nhưng mọi thành viên đều có cơ hội tham gia, trao đổi tự do và thảo luận. Nhà
lãnh đạo dân chủ sẽ có trách nhiệm lắng nghe và lựa chọn ý kiến tối ưu nhất.
Nếu như phong cách độc quyền, quyết định phụ thuộc hoàn toàn vào
nhà lãnh đạo, cịn phong cách tự do thì nhân viên được ủy quyền mọi hướng đi
của tập thể, điều này dẫn đến sự tập quyền, phiến diện trong tập thể.
Ví dụ: Sự lãnh đạo của CEO Apple – Tim Cook cũng được xem là một
minh chứng tiêu biểu của phong cách dân chủ. Khi ý tưởng về iWatch bắt đầu
hình thành, Tim Cook đã chọn ít tham gia vào các chi tiết kỹ thuật và giao
nhiệm vụ cho các thành viên tin cậy trong nội các của mình. Nhân viên của
hãng “Táo khuyết” cũng đánh giá ông là người chu đáo, tận tình và có mối
quan hệ tốt đẹp với mọi người trong công ty.
Như vậy, lãnh đạo dân chủ là sự trung hòa trọn vẹn của hai phong cách
trên, là chìa khóa để giải quyết những xung đột quyền lực trong tổ chức. Phong
cách lãnh đạo này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, từ các doanh nghiệp
tư nhân đến trường học cho đến chính phủ.
6

0

0



b) Thực tiễn:
Từ khái niệm về lãnh đạo dân chủ, có thể thấy các tổ chức hiện nay
thường có xu hướng đề cao sự bình đẳng của nhóm và khuyến khích ý tưởng
sáng tạo. Càng nhận được nhiều ý kiến của các thành viên, tinh thần làm việc
nhóm càng cao, nhờ đó tập thể đạt được năng suất hiệu quả nhất.
Các nghiên cứu về lãnh đạo dân chủ cũng đưa ra những số liệu để
chứng minh năng suất của phong cách lãnh đạo này:
- Khi nhân viên được kết nối với nơi làm việc, năng suất mỗi cá nhân sẽ
cải thiện từ 20 đến 25 %.
- Quá trình dân chủ có năng suất cao hơn 21% và hạn chế 28% hành vi
gian lận nội bộ so với các tổ chức có mức độ dân chủ thấp.
- 27% trong số những nhân viên được đóng góp có khả năng thực hiện
cơng việc xuất sắc.
c) 5 nguyên tắc chính của nhà lãnh đạo dân chủ:
- Thứ nhất, các nhà lãnh đạo dân chủ nhấn mạnh sự hợp tác và khuyến
khích ý tưởng sáng tạo.
- Thứ hai, mặc dù các nhà lãnh đạo cho phép thành viên tham gia trao
đổi, nhưng họ vẫn có tiếng nói cuối cùng, quyết định ý kiến của ai được lựa
chọn.
- Thứ ba, nhà lãnh đạo có mặt trong các buổi họp để đưa ra hướng dẫn
và giữ cho các cuộc thảo luận được cân bằng và kiểm sốt.
- Thứ tư, lãnh đạo cần thể hiện sự tơn trọng bằng cách tạo ra các cuộc
trò chuyện thẳng thắn và cởi mở với các cá nhân.
- Thứ năm, nhà lãnh đạo dân chủ thường ở các vị trí trong các tổ chức
phi lợi nhuận, ban giám hiệu trường học và các doanh nghiệp tiên tiến.
d) Ưu điểm:
-Các nhà lãnh đạo dân chủ thường đưa ra quyết định dựa trên giá trị và
tầm nhìn của tổ chức, đồng thời tạo ra sự tin tưởng và tôn trọng giữa những
người tham gia.
Nhờ vậy, mọi người có xu hướng cảm thấy được truyền cảm hứng để

hành động và đóng góp sức lực mình cho nhóm. Các nhà lãnh đạo giỏi cũng có
xu hướng tìm kiếm những ý kiến đa dạng để phát triển tổ chức.
Như vậy, phong cách lãnh đạo dân chủ là cách tạo ra sự gắn kết và
mang đến năng suất cao hơn. Nếu các cơng ty đang gặp khó khăn trong việc
giữ nhân viên gắn bó với cơng việc thì phong cách lãnh đạo dân chủ có thể là
một lựa chọn khả thi mà các nhà lãnh đạo nên xem xét.
7

0

0


e) Nhược điểm:
Bên cạnh những lợi ích cho tổ chức, phong cách lãnh đạo dân chủ vẫn
có một số hạn chế tiềm ẩn. Trong những tình huống cấp bách phải đưa ra quyết
định lập tức, thì lãnh đạo dân chủ lại ln ưu tiên việc đóng góp ý kiến chung
sẽ dẫn đến các dự án bị trì trệ.
Hơn nữa, khơng phải thành viên nào trong nhóm cũng có kiến thức
hoặc chun mơn cần thiết để đóng góp cho q trình ra quyết định.
Phong cách lãnh đạo dân chủ cũng có thể khiến các thành viên trong
nhóm nản chí khi ý tưởng mà họ tâm đắc lại không được lựa chọn, hoặc vì họ
nằm trong ý kiến thiểu số. Điều này dẫn đến tinh thần làm việc nhóm bị ảnh
hưởng, thậm chí là bất đồng với người đứng đầu.
f) Làm thế nào để phát huy phong cách lãnh đạo dân chủ ?
Ghi lại tất cả các ý tưởng được đề xuất:
Vì các nhà lãnh đạo dân chủ không thể lựa chọn mọi ý kiến đề xuất. Thế
nhưng điều gì đó chưa được thực hiện ngày hơm nay, trong tương lai nó có thể
mang lại lợi ích. Chính vì vậy, người đứng đầu nên lưu ý giữ lại những ý tưởng
tiềm năng, họ sẽ được lợi từ việc theo dõi các ý tưởng trong suốt quá trình ra

quyết định.
Tạo một quy trình ra quyết định phù hợp:
Mọi người đều không hào hứng với viễn cảnh về những buổi họp trì trệ
vì mãi chưa thống nhất được quyết định. Nhà lãnh đạo cần lưu ý những vấn đề
chung nên được phân loại rõ ràng, vấn đề đơn giản hay cấp bách, và cần đưa ra
nhanh chóng hay khơng.
Đơi khi, vì thời gian hạn hẹp, người lãnh đạo sau khi lắng nghe ý kiến
chung thì phải tự mình đưa ra quyết định ngay.
Quyết định đúng người:
Giả sử tổ chức đang gặp một vài rắc rối về mảng kỹ thuật, thì những
người có chun mơn về công nghệ thông tin nên được đề cao lựa chọn.
Các công ty nên chắc chắn rằng vấn đề cấp bách nhất và điều động nhân
viên từ các phòng ban khác nhau được mời tham gia vào việc ra quyết định.
Tùy vào vấn đề đang gặp phải, đòi hỏi những người có kiến thức và chun
mơn thì phải cần có nhiều đầu vào ý tưởng nhất.
Biến sự từ chối thành cơ hội khác:
Như đã đề cập, nhà lãnh đạo dân chủ sẽ phải từ chối rất nhiều ý tưởng.
Họ nên khéo léo hơn trong việc từ chối một cách tôn trọng và cẩn thận. Họ nên

8

0

0


thông báo cho nhân viên tại sao phương pháp của họ không được sử dụng và
làm thế nào để sử dụng nó trong tương lai nếu có.
g) Những ví dụ nổi tiếng về phong cách lãnh đạo dân chủ
Về phong cách lãnh đạo dân chủ, các tổ chức lớn, danh nhân lớn ở Mỹ

được xem là đi đầu trong xu hướng lãnh đạo này như: tổng thống George
Washington, Abraham Lincoln, đế chế thương mại điện tử Amazon.com, mạng
xã hội Twitter….
Một ví dụ tiêu biểu như Google, một trong những cốt lõi của làm nên
thành cơng của tập đồn cơng nghệ này là các nhà quản lý thay vì giữ thái độ
bề trên thì phải tập trung vào việc chia sẻ quyền năng lãnh đạo, dẹp bỏ các rào
cản và truyền cảm hứng cho nhân viên để đạt được thành công. Các nhân viên
nếu muốn ý kiến có trọng lực với nhà lãnh đạo thì cần phải chủ động học hỏi,
tăng kỳ vọng về bản thân. Kết quả cho thấy những nhân tố này đóng góp vào
mức tăng 9% hiệu suất suất làm việc ở mỗi nhân viên Google.
Bên cạnh đó, tại Nhật Bản, đất nước đề cao sự bình đẳng đưa ra ý kiến
của mọi người dân và các thành viên trong tập thể. Người lãnh đạo tại Nhật
Bản luôn ý thức thiết lập mối quan hệ gần gũi với nhân viên, từ đó tao ra khơng
khí làm việc thoải mái, tin cậy lẫn nhau trong tập thể. Bên cạnh đó, việc khen
phạt cũng nên rõ ràng để tránh mất lòng nhau trong tập thể.
2.2.3 Phong cách lãnh đạo độc đoán:
a) Khái niệm:
Phong cách lãnh đạo độc đoán là kiểu quản lý theo mệnh lệnh độc đoán
được biểu hiện đặc trưng bằng việc mọi quyền lực trong tổ chức đều tập trung
vào tay một người quản lý, người lãnh đạo. Họ quản lý tổ chức, doanh nghiệp
bằng ý chí của mình, trấn áp, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên
trong tập thể.
b) Ưu điểm:
- Các quyết định đều được đưa ra một cách nhanh chóng và dứt khoát
dưới phong cách lãnh đạo độc đoán của nhà quản trị.
- Người lãnh đạo trực tiếp quản lý mọi vấn đề của doanh nghiệp, tránh
tình trạng dồn đọng các công việc trong từng bộ phận.
- Các nhà quản trị có phong cách lãnh đạo độc đốn sẽ có sức ảnh hưởng
lớn khiến các cá nhân trong tổ chức buộc phải thực hiện mọi nhiệm vụ được
giao đúng thời hạn quy định.


9

0

0


- Các thành viên trong tổ chức phải thường xuyên cập nhật và trau dồi
các kiến thức, kỹ năng mềm để thực hiện các nhiệm vụ được giao một cách
hiệu quả.
c) Nhược điểm:
- Người có phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị đánh giá là bảo
thủ và độc tài. Hoặc đôi khi trong nội bộ doanh nghiệp sẽ xảy ra các mâu
thuẫn, bất đồng quan điểm giữa các thành viên.
- Các nhà lãnh đạo độc đốn thường khơng quan tâm đến ý kiến của
người khác nên sẽ dễ khiến cho nhân viên của mình bị nản chí, cảm thấy không
được coi trọng
Đôi khi phong cách lãnh đạo độc đoán đã bỏ qua các giải pháp sáng tạo cho các
vấn đề, không tiếp thu cái mới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tổ chức.
Ví dụ:
Trong lĩnh vực chính trị: Tổng
thống thứ 16 của Hoa Kỳ, là ví dụ tiêu
biểu nhất của phong cách lãnh đạo độc
đốn vì nhiều quyết định tự trị mà ông
đã đưa ra trong suốt thời kỳ Nội chiến.
Mặc dù ông không phải là một con
người độc tài nhưng đặt vào thời điểm
lịch sử Hoa Kỳ rơi vào hồn cảnh khó khăn (1861-1865) và yêu cầu có một vị
tổng thống táo bạo, người sẵn sàng đưa ra các quyết định táo bạo, Lincoln đã

vươn lên và trở thành nhà lãnh đạo độc đoán mà đất nước cần.
Trong lĩnh vực kinh doanh: có thể kể đến những nhà sáng lập nổi tiếng
như Sam Walton của tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới WalMart, Ray Kroc của
hệ thống thức ăn nhanh McDonald’s hay Larry Ellison của gã khổng lồ công
nghệ Oracle…. Họ là những người lãnh đạo theo đuổi phong cách độc đoán từ
các quy trình sản xuất đến phát triển cơ sở khách hàng, nhờ vậy đã mở đường
cho sự tồn tại và phát triển cường thịnh như ngày nay.
Trong lĩnh vực truyền thông: chủ tịch của Fox News Channel, ông
Roger Ailes nổi tiếng là một nhà lãnh đạo độc đoán từ cuối những năm 1960,
khi ông làm cố vấn cho Tổng thống Nixon. Mặc dù gây tranh cãi nhưng Ailes
vẫn được đánh giá là một nhà điều hành tài ba, người đã định nghĩa lại việc
phát sóng tin tức cho thế kỷ 21 thơng qua phong cách lãnh đạo độc đốn của
mình.

10

0

0


3.2Sự hài lịng trong cơng việc hoặc sự hài lịng của nhân viên:
Là thước đo sự hài lòng của người lao động với cơng việc của họ, cho
dù họ có thích cơng việc hay các khía cạnh cá nhân hay khía cạnh của cơng
việc, như tính chất cơng việc hoặc giám sát.
Sự hài lịng cơng việc của nhân viên đối với từng phong cách lãnh đạo
đều có sự khác nhau.
4.2Yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự hài
lịng trong cơng việc của nhân viên:
4.1 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự hài lịng cơng việc

của nhân viên:
Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới để xác định mức độ
ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến sự thỏa mãn công việc. Nghiên cứu
gần đây nhất là của Birbirsa và Lakew (2020), Ohunakin và cộng sự (2019),
Jameel và Ahmad (2019) khẳng định phong cách lãnh đạo ảnh hưởng đến sự
hài lòng của nhân viên. Sehar và Alwi (2019) cho rằng, các nhà lãnh đạo đóng
một vai trị quan trọng đối với sự thỏa mãn của nhân viên.
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng:

Thứ nhất: Ảnh hưởng lý tưởng (hành vi) tác động đến sự thỏa mãn
trong công việc của nhân viên:
- Nhân viên cần sự quan tâm, hỗ trợ, hỏi thăm từ Lãnh đạo để khích lệ
tinh thần làm việc, giúp cho nhân viên an tâm với công việc dưới áp lực tài
chính trong điều kiện hiện nay.
- Lãnh đạo truyền đạt cho nhân viên những giá trị đạo đức, tầm quan
trọng của việc phấn đấu đạt mục tiêu, và sứ mệnh của công ty (Bass và Avolio,
1997).

11

0

0


Thứ hai: Ảnh hưởng lý tưởng (phẩm chất) tác động đến sự thỏa mãn
trong cơng việc:
- Nhân tố Kích thích trí tuệ có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thỏa mãn
công việc của nhân viên. Khi mà Lãnh đạo khơi gợi nhân viên vận dụng trí tuệ,
chất xám để giải quyết vấn đề giúp nhân viên thích thú và thỏa mãn cơng việc.

- Lãnh đạo là hình mẫu cho nhân viên noi theo, khiến nhân viên thấy tự
hào và tôn trọng khi được làm việc với người lãnh đạo mà họ tín nhiệm. Họ thể
hiện sự sẵn sàng đặt lợi ích chung của tập thể lên trên hết (Bass và Avolio,
1997).
Thứ ba: Thúc đẩy cảm hứng tác động đến sự thỏa mãn trong công
việc:
- Khi người lãnh đạo dám nghĩ, dám làm và là người tiên phong thực
hiện các mục tiêu đã xây dựng, đó sẽ là một động lực lớn truyền cảm hứng làm
việc cho nhân viên.
- Lãnh đạo truyền động lực và thúc đẩy nhân viên làm việc thơng qua
việc đưa ra tầm nhìn hấp dẫn trong tương lai, trao đổi và chỉ ra ý nghĩa công
việc, hướng nhân viên nỗ lực để vượt qua thử thách trong cơng việc, duy trì sự
lạc quan trong khủng hoảng và tìm cách giảm tải cơng việc bằng cách áp dụng
phương pháp làm việc sáng tạo. Từ đó kích thích nhân viên hành động bằng
một niềm tin mãnh liệt vượt qua mọi trở ngại (Bass và Avolio, 1997).
Thứ tư: Kích thích trí tuệ tác động đến sự thỏa mãn trong cơng việc
của nhân viên:
- Hiện nay, phẩm chất của Lãnh đạo đơn vị rất tốt, đều là những người
Lãnh đạo có đạo đức, phẩm chất, tư tưởng tốt. Do đó, nó không tác động mạnh
đến sự thỏa mãn trong công việc.
- Khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến đánh giá lại những yếu tố then
-chốt hình thành nên tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức, từ đó đưa ra những ý
kiến đề xuất mới. Gợi ý cho nhân viên đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề
nhằm phát triển bản thân, hài lịng với cơng việc, với đồng nghiệp và tổ chức
(Bass và Avolio, 1997).
Thứ năm: Quan tâm cá nhân tác động đến sự thỏa mãn trong công
việc của nhân viên:

12


0

0


- Nhân viên hiện nay cho rằng phẩm chất của Lãnh đạo đơn vị rất tốt,
đều là những người Lãnh đạo có đạo đức, phẩm chất, tư tưởng tốt. Do đó, nó
khơng tác động mạnh đến sự thỏa mãn trong công việc.
- Lãnh đạo thảo luận, lắng nghe và chia sẻ với nhân viên đồng thời giúp
nhân viên xây dựng sự tự tin. Người lãnh đạo hướng dẫn, huấn luyện và tư vấn
cho nhân viên, gắn nhu cầu của nhân viên với mục tiêu của tổ chức để đạt được
những mốc phát triển cao hơn (Bass và Avolio, 1997).
5. Những nhà lãnh đạo tiêu biểu:
Phong cách lãnh đạo của Bill Gates
Bill Gate là 1 nhà lãnh đạo điển hình của sự pha trộn nhiều phong cách:
độc đoán, dân chủ và tự do… Trong từng trường hợp, từng tình huống mà Bill
Gate thể hiện các loại phong cách lãnh đạo khác nhau. Và đặc biệt phong cách
tự do đã được ông thể hiện khá độc đáo thơng qua cách quản lí của ơng trong
cơng ty. Ơng ln ln lắng nghe ý kiến của mọi người nhờ đó giúp cho cơng
việc quản lý được dễ dàng hơn. Từ những ngày đầu thành lập công ty Bill Gate
và Paul Alen đã đưa tác phong làm việc của chính mình thành chuẩn mực của
Microsoft. Họ muốn làm cho các nhân viên của mình thật là thoải mái, hiệu
suất và sung sướng nhất có thể trong cơng việc. Họ có thể đóng cửa lại, bật
nhạc lên, điều chỉnh ánh sáng và làm việc. Khơng có luật quy định về ăn mặc
trong Microsoft cũng khơng có việc quy định giờ làm việc với các nhà lập trình
và điều hành. Các nhân viên có thể chọn giờ làm việc của mình nhưng phải có
những khoảng thời gian xác định hang ngày. Điều này thể hiện rất rõ phong
cách lãnh đạo tự do của Bill Gates. Ơng ln biết cách tạo cho nhân viên sự
thoải mái cần thiết để họ phát huy được khả năng và sức sáng tạo của mình
giúp cho cơng việc hiệu quả hơn.

Các triết lý lãnh đạo của Henry Ford
- Mục tiêu cao nhất khơng phải là lợi nhuận:
Ơng tin rằng sự “giàu có” của một doanh nhân nên được đo bằng “mức
độ hài lịng của mọi người chứ khơng phải số tiền ghi trên bản sao kê”. Chính
vì vậy, trong khi các cơng ty sản xuất xe khác chỉ tập trung cho việc bán hàng
kiếm tiền thì Ford lại chú trọng việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng qua
những sản phẩm tuyệt vời mà cơng ty tạo ra.
Ơng nói “Nếu anh coi trọng đồng tiền hơn sản phẩm của mình thì nó sẽ
tiêu diệt sản phẩm của anh và phá hủy nền tảng các dịch vụ. Nếu khơng có cách
nào để tiến hành việc kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng thì tơi

13

0

0


cũng sẽ không kinh doanh. Đối với tôi, nền tảng duy nhất của kinh doanh chân
chính là để phục vụ công chúng”. Chưa từng là người chạy theo đồng tiền,
Ford tin rằng một cuộc sống có ích sẽ được đáp lại sau này.
Trong thời kỳ đầu của công nghiệp xe hơi, các công ty sản xuất xe khác
chỉ tập trung cho việc bán hàng kiếm tiền hơn là xây dựng mối quan hệ với
khách hàng qua những sản phẩm tuyệt vời mà công ty tạo ra. Ford chú trọng
vào việc tập trung, sự quan tâm vào từng chi tiết của sản phẩm để có thể tạo ra
sự kết nối với khách hàng nhằm thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ. Ơng quan
niệm rằng một cơng ty khơng phải chỉ là cỗ máy sản sinh ra tiền mà phải mang
lại một điều gì đó để làm cho cuộc sống con người trở nên tốt hơn, nếu làm
được điều này thì lợi nhuận tự nhiên sẽ đến.
- Tơn trọng nhân viên của mình

Henry hiểu một cách sâu sắc về tính quan trọng của việc quan tâm đến đời sống
công nhân. Ông tự cho rằng công ty Ford cần phải là nơi tiêu biểu cho mức
sống của cơng nhân trong tồn quốc, thậm chí phải là mục tiêu mà các quốc gia
khác cùng theo đuổi.
Ford trả lương công nhân 5 USD một ngày, cao hơn gần gấp đôi so với
các công ty khác, đồng thời giảm giờ làm từ 9 xuống còn 8 tiếng. Phương pháp
tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường và mới lạ. Công ty chỉ cần biết về
tên, tuổi, tình trạng hơn nhân và xem họ có muốn làm việc không. Ngay cả
người mù, điếc và câm, người có một tay hay một chân, tất cả đều được Ford
tuyển dụng với mức lương như người khỏe mạnh. Ông coi trọng những người
bản lĩnh, dám xông vào để khắc phục vấn đề với một đầu óc cởi mở hơn. Kiếm
được trung bình với giá 6 USD mỗi ngày (so với giá cả thị trường lúc bấy giờ
thì 6 USD được xem là hấp dẫn) công nhân của Ford ít phải lo lắng hơn. Henry
Ford tin rằng lương cao làm tăng sự ổn định của lực lượng lao động và giúp đỡ
con người tập trung làm việc vì gia đình họ được hỗ trợ đầy đủ về vật chất.
Phương pháp tuyển dụng của Ford cũng rất khác thường và mới lạ. Cơng ty chỉ
cần biết về tên, tuổi, tình trạng hơn nhân và xem họ có muốn làm việc khơng.
Ngay cả người mù, điếc và câm, người có một tay hay một chân, tất cả
đều được Ford tuyển dụng với mức lương như người khỏe mạnh. Khơng nói
được tiếng bản địa hay có tiền án phạm tội khơng phải là một vấn đề. Đặc biệt,
công ty không tuyển các “chun gia” bởi vì họ thường biết cái gì khơng thể
làm được. Ford thích “những người điên dám xơng vào” để khắc phục vấn đề
với một đầu óc cởi mở hơn.
Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ của Henry Ford:
14

0

0



- Tạo một môi trường làm việc thân thiện giữa nhân viên và lãnh đạo,
luôn lắng nghe mọi phản hồi từ các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc
hoặc các mối quan hệ trong công ty. Henry Ford dường như được đặt ở vị trí
trung gian khi nó điều hồ được sự độc đốn và tính tự do, các cá nhân ln
được khích lệ để đưa ra ý kiến, khích lệ tranh luận, ai cũng có cơ hội để nói lên
điều mình suy nghĩ và quan tâm – ngay cả đối với những cá nhân bình thường
tỏ ra rụt rè và kiệm lời, điều đó khiến các thành viên cảm thấy được tơn trọng,
cảm thấy mình có ích, cảm thấy mình là một phần của nhóm, và qua đó nhóm
cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
- Ford luôn luôn quý trọng những con người làm việc cho mình, vì cuộc
đời ơng đã chứng kiến bao đổi thay, thất bại và cả hận thù.Với ông, con người
là tài sản quý giá nhất mà một nhà lãnh đạo có. Và ơng cần phải có những
quyết định táo bạo – quyết định của một nhà lãnh đạo – tất cả chỉ để cho họ.
Nhược điểm phong cách lãnh đạo dân chủ của Henry Ford
- Khơng phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của các thành viên vì
cịn tuỳ xem vấn đề được nêu ra có thuộc phạm vi hiểu biết và chuyên môn của
họ hay không. Trong nhiều trường hợp, thành viên nhóm khơng có đủ năng lực
để có thể thảo luận sâu về một vấn đề nêu ra.
Giải pháp nâng cao phong cách lãnh đạo dân chủ của Henry Ford
- Tuy không đặt lợi nhuận lên hàng đầu, nhưng lợi nhuận của Henry
Ford đạt được vẫn rất cao, bởi Ford chú trọng vào việc tập trung, sự quan tâm
vào từng chi tiết của sản phẩm để có thể tạo ra sự kết nối với khách hàng nhằm
thiết lập mối quan hệ lâu dài với họ. Từ sự tin tưởng của khách hàng, nên
nguồn thu lâu dài của Ford được lâu dài.
- Vấn đề tôn trọng nhân viên của Ford được nâng cao là tốt, nhưng sẽ có
mặt tiêu cực là nhân viên có thể lơ là trong cơng việc. Tuy nhiên Henry Ford có
biện pháp là, những người thợ có khả năng đều được theo học các khóa huấn
luyện để có thể bước lên các địa vị cao hơn. Rõ ràng đây là một biện pháp
khuyến khích nhân viên rất tốt.

- Cần có biện pháp nghiêm khắc và ràng buộc nhân viên hơn, cần quyết
đoán hơn trong những vấn đề cấp bách. Cần kỹ lưỡng hơn trong vấn đề tuyển
người vào cơng ty, tránh tình trạng cào bằng trong công việc.
- Người lãnh đạo không đứng đằng sau để thúc đẩy hay thúc giục, họ đặt
mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Bất kể một
người quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đến đâu, người
đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫn cho
15

0

0


mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt. Việc lãnh đạo phải dựa trên sự
hiểu biết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ thỏa mãn khi họ
góp sức vào việc hồn thành các mục tiêu của tổ chức. Tạo động lực làm việc
cho nhân viên là một vai trò quan trọng của người lãnh đạo.
- Người lãnh đạo muốn tạo động lực làm việc của nhân viên phải tìm
hiểu nhân viên của mình, xây dựng mơi trường làm việc hợp lý. Dựa trên nhiều
yếu tố khác nhau, mỗi nhà lãnh đạo sẽ chọn riêng cho mình một phong cách
lãnh đạo phù hợp và những nghệ thuật thúc đẩy nhân viên riêng.
III. KẾT LUẬN
Phong cách lãnh đạo là một yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến
sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là ảnh hưởng trực
tiếp đến sự hài lịng trong cơng việc của nhân viên. Phong cách lãnh đạo là tấm
gương phản chiếu quá trình quản lí, dẫn dắt tồn thể nhân viên trong một cơng
ty, doanh nghiệp hay một tổ chức nào đó trong quá trình hình thành và phát
triển các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phong cách lãnh đạo của người dẫn
đầu sẽ tác động mạnh mẽ đến năng suất làm việc của mỗi nhân viên. Một nhà

lãnh đạo tài ba là một người biết hạn chế các yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực
đến mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên. Đồng thời, lưu ý các yếu tố tác
động đến mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và sự hài lịng của nhân viên:
kích thích trí tuệ, quan tâm cá nhân, ảnh hưởng từ hành vi, động lực truyền cảm
hứng và ảnh hưởng từ phẩm chất.

16

0

0


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />4. />5. />
17

0

0



×