Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MAU 2 BAO CAO TRUONG HOP nguyen thi thu trang n2 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.09 KB, 4 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,
HỖTRỢ HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Thông tin của học sinh: NVT. Học sinh lớp 2B.
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Thị Thu Trang.
Lý do tư vấn, hỗ trợ:
NVT, nam, 9 tuổi, đã học 2 năm lớp 1, năm nay em lên lớp 2. Do bố mẹ khó khăn đi
làm ở Bình Dương, nhờ ơng bà ngoại chăm sóc.
Năm học 2020-2021, vào lớp 2 những ngày đầu vào lớp em thường khơng nói
chuyện với bạn và thầy cô, khi được gọi đến chỉ nói lí nhí hoặc lắc đầu, ra chơi em cũng
chỉ ngồi tại chỗ trong lớp. Trong giờ học, em cũng khơng tham gia hợp tác cùng bạn khi
đọc bài nhóm, không viết bài, cũng hay quên đồ dùng học tập, chưa biết tự chuẩn bị sách
vở khi đến lớp, cô giáo thường xuyên nhắc nhở dù đã đến tuần thứ 3. Qua quá trình tìm
hiểu hồ sơ của lớp dưới tơi biết em này có biểu hiện nghiện game, em thường hay trốn
học để chơi game.
Tôi đã trao đổi với gia đình nhưng vẫn chưa cải thiện được.
Đến tuần học thứ tư, em NVT vẫn khơng thay đổi (nói nhỏ hoặc khơng nói), kết quả
học tập chưa hồn thành.
1. Thu thập thông tin của học sinh về:
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ngồi mơ màng, ít nói, ít giao tiếp với bạn bè, hay ngồi một
mình, hay nóng giận và đánh bạn. (Quan sát)
- Khả năng học tập: Ghi nhớ chậm, chưa hoàn thành đủ bài tập ở lớp theo đúng yêu cầu
học tập. (Nghiên cứu hồ sơ, quan sát)
- Sức khỏe thể chất: Sức khỏe bình thường, tuy nhiên đơi khi phát âm chưa đúng một số
từ ngữ. (Nghiên cứu hồ sơ, quan sát)
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cơ): Nhút nhát, thiếu tự tin, dễ nóng giận. (Quan sát)
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Được ơng bà quan tâm nhưng khơng ở
cùng cha mẹ. (Quan sát)
+ Điểm mạnh: Tính tốn rất nhanh, vẽ đẹp.
+ Hạn chế: Do phát âm chưa chuẩn nên em ngại đọc bài (đọc, viết chậm). (Quan sát, sản



phẩm học tập của học sinh).
- Sở thích: Vẽ tranh. (Quan sát qua sản phẩm của học sinh).
- Đặc điểm tính cách: Ít nói, dễ nóng giận. (Quan sát).
- Mong đợi: Được tham gia vui chơi, học tập cùng các bạn, mong ở gần cha mẹ. (Quan
sát, phỏng vấn).
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh:
+ Khó khăn trong giao tiếp.
+ Ngồi mơ màng không chú ý bài, không làm và viết bài vào vở, ngủ gật trong lớp.
+ Khó khăn trong học tập (đọc, viết chậm thậm chí khơng chịu đọc cho giáo viên nghe
khi có u cầu).
+ Không được sự chia sẻ từ bạn bè.
+ Em được gia đình quan tâm hỗ trợ nhưng sự quan tâm hỗ trợ có phần chưa đúng cách.
+ Bố mẹ đi làm ăn xa.
3. Xác định vấn đề của học sinh:
- Về phía học sinh: Từ khi nghiện game nên em lười học, trốn học đi chơi game. Mất tự
tin trong giao tiếp
- Về phía giáo viên: Đã nhiều lần nhắc nhở em, động viên gia đình quan tâm giáo dục
em không chơi game, tập trung học tập nhưng em vẫn khơng cải thiện.
- Về phía gia đình: Cha mẹ đi làm ăn xa nên thiếu sự quan tâm và đồng hành cùng con
trong quá trình học tập để kịp thời hỗ trợ, ơng bà ngoại có quan tâm nhưng chưa đúng
mức.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
+ Có thói quen và ý thức tự học.
+ Tự tin trong giao tiếp với thầy cô và bạn bè.
+ Học sinh giảm thời gian chơi game tập trung vào việc học tập.
+ Hình thành thói quen học tập chăm chỉ, có trách nhiệm trong học tập. Hoàn thành bài
tập được giao.....
+ Được cha, mẹ quan tâm an ủi động viên, thầy cô, bạn bè gần gũi để cảm thấy ham

thích học tập.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ:


+ Giáo viên quan tâm, động viên em tuyên dương kịp thời khi em có tiến bộ trong học
tập. Thường xuyên trò chuyện khắc phục lỗi phát âm chưa chuẩn của em.
+ Thường xun tổ chức trị chơi mang tính đồng đội (trong các hoạt động học tập và
hoạt động ngoại khóa) để em NVT được tham gia.
+ Taọ nhóm đôi bạn cùng tiến hỗ trợ nhau trong học tập bằng cách giao bài tập nhờ bạn ở
gần nhà em NVT, đến nhà bạn cùng nhau làm bài để hoàn thành bài tập.
+ Trao đổi với phụ huynh học sinh: Liên hệ với phụ huynh học sinh của em NVT để trị
chuyện giúp họ hiểu được những khó khăn mà em đang gặp phải; cung cấp thời khóa
biểu, ghi chú những nội dung cần hỗ trợ cho em.
- Nguồn lực: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, TPT Đội, gia đình học sinh, bạn
bè….
- Sử dụng kênh thơng tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh
+ Trao đổi qua điện thoại, gặp trực tiếp…
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Cánh thức hỗ trợ:
Thời gian từ tuần 4 đến tuần 11(8 tuần)
- Trong giờ học thường xuyên gọi NVT phát biểu bài, tuyên dương kịp thời khi em trả lời
đúng câu hỏi và làm đúng bài tập. Ngoài giờ học giáo viên trao đổi riêng với em về tác
hại của việc chơi game nên từ bỏ.
- Thường xuyên hướng dẫn em khắc phục lỗi phát âm để tự tin trong giao tiếp với thầy
cơ, bạn bè.
- Giúp em tham gia nhóm học tập và các hoạt động của lớp để hỗ trợ em trao đổi, chia sẻ
phát biểu ý kiến thường xuyên với các bạn.
- Tạo điều kiện cho NVT cùng chơi với bạn (tổ chức trò chơi, phong trào của lớp).
- Hướng dẫn em cách chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ.
- Thường xuyên theo dõi hỗ trợ việc học tập, giao bài tập phù hợp với khả năng của em

để em luyện tập thực hành.
- Gọi trao đổi qua điện thoại, zalo với ơng bà về tình hình của NVT để hỏi thăm, động
viên em thường xuyên hơn. Gặp gỡ trao đổi trực tiếp với ông bà của em qua tâm hỗ trợ
em việc phát âm trong sinh hoạt ở gia đình, kèm cặp em trong học tập.
- Quan sát tình hình giao tiếp và học tập của em có hướng điều chỉnh phù hợp.


- Động viên, khuyến khích kịp thời khi em tiến bộ.
- Đồng thời phối hợp với các lực lượng hỗ trợ khác như:
* Giáo viên bộ môn: Quan tâm giúp đỡ em trong giao tiếp, hỗ trợ đọc viết qua từng giờ
học giúp em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
* Tổng phụ trách Đội: Quan tâm giúp em tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè, thầy
cô.
* Bạn cùng lớp: Chơi với em, hỗ trợ NVT trong học tập qua hình thức đơi bạn cùng tiến.
* Gia đình: Ơng bà trò chuyện với em nhiều hơn, hướng dẫn em cách phát âm, quan tâm
hơn việc học tập của em. Ba mẹ nên thường xuyên gọi điện về để tâm sự với em nhiều
hơn.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh:
Qua thời gian hỗ trợ trong 8 tuần em NVT đã có sự chuyển biến tích cực đạt mục tiêu đề
ra:
- Việc nghiện game đã giảm chỉ còn 2 ngày cuối tuần, mỗi ngày chơi 60 phút.
- Em khắc phục được lỗi phát âm chưa chuẩn xác, tự tin hơn khi trao đổi cùng bạn trong
học tập, sinh hoạt.
- Hòa đồng với bạn bè, được bạn bè quan tâm, gần gũi hơn.
- Cải thiện được thành tích học tập, chuẩn bị đủ đồ dùng, hoàn thành tốt các hoạt động
tập thể.
- Gia đình quan tâm hỗ trợ đúng cách giúp em vui vẻ, ham thích học tập.
An Giang, ngày 27 tháng 11 năm 2021
Người thực hiện


Nguyễn Thị Thu Trang(N2)



×