Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MAU 2 BAO CAO TRUONG HOP nguyen chi binh n2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.27 KB, 4 trang )

MẪU 2
MẪU BÁO CÁO PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP THỰC TIỄN TƯ VẤN,
HỖ TRỢ HỌC SINH TIỂU HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ DẠY HỌC
Thông tin của học sinh : B-I-N
Giáo viên thực hiện tư vấn, hỗ trợ: Nguyễn Chí Bình
Lý do tư vấn, hỗ trợ: (mô tả trường hợp (lưu ý nguyên tắc bảo mật) hoặc bối cảnh cho
thấy học sinh có khó khăn trong hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như lý do cho thấy
nhu cầu tư vấn, hỗ trợ của học sinh).
Năm học 2019 – 2020, tơi được phân cơng dạy lớp 2B, Qua q trình tìm hiểu hồ
sơ của lớp, có 1 trường hợp đặc biệt là em tên B-I-N. Em này có biểu hiện nghiện game,
thường hay trốn học để chơi game. Do gia đình có hồn cảnh khó khăn, ba mẹ thường
xun đi làm việc ở xa, không quan tâm nhiều đến việc học và sinh hoạt thường ngày
của em nên thành tích học tập của em sa sút, có những biểu hiện trong lớp như: ít nói, ít
giao tiếp với bạn bè,....mặc dù được thầy cô quan tâm dạy dỗ.
1. Thu thập thông tin của học sinh về: (sử dụng các phương pháp : Quan sát,
phỏng vấn, phân tích hồ sơ học sinh)
- Suy nghĩ/cảm xúc/hành vi: ít nói, ít giao tiếp với bạn bè, hay ngồi một mình, rất hứng
thú với game.
- Khả năng học tập: có dấu hiệu sa sút. Từ học sinh có học lực khá (HT) giảm xuống học
lực yếu (CHT).
- Sức khỏe thể chất: thân hình gầy ốm, hay mệt mỏi do thiếu ngủ để chơi game.
- Quan hệ giao tiếp (với bạn, thầy cô): thụ động, ít giao tiếp
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Gia đình có hồn cảnh khó khăn ít quan
tâm.
- Điểm mạnh: Có khả năng tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu.
- Hạn chế : Do tác hại của nghiện game nên không chú ý bài, lười ghi chép và làm bài.
- Sở thích: thích chơi game
- Đặc điểm tính cách: ít nói
- Mong đợi: Mong được ba, mẹ quan tâm, giảm bớt thời gian chơi game để tập trung



việc học.
2. Liệt kê những vấn đề/khó khăn của học sinh (cịn gọi là danh sách các vấn đề/ khó
khăn của học sinh)
+ Không được sự quan tâm của gia đình
+ Thường xuyên trốn học đi chơi game.
+ Đến lớp trễ, vắng học thường xuyên.
+ Ngồi mơ màng không chú ý bài, không làm và viết bài vào vở, ngủ gật trong lớp
+ Ít chia sẻ, sinh hoạt với bạn bè.
+ Từ một học sinh học khá nay đã chậm hiểu bài và không theo kịp bạn bè.
3. Xác định vấn đề của học sinh (chỉ ra đâu là vấn đề chính và lý giải nguồn gốc/
nguyên nhân của vấn đề, điều kiện duy trì vấn đề đó. Xác định những vấn đề mà GV có
khả năng đáp ứng. Vấn đề nào GV cần phối hợp…)
- Về phía học sinh: Từ khi nghiện game nên em lười học, trốn học đi chơi game, ảnh
hưởng tinh thần học tập. Không được sự quan tâm, theo dõi của gia đình (gia đình khó
khăn nên hay đi làm cả ngày). Học lực giảm sút.
- Về phía giáo viên: Nhắc nhở học sinh, động viên gia đình quan tâm giáo dục em hạn
chế chơi game, tập trung học tập để em cải thiện tình trạng hiện tại.
- Về phía gia đình: Gia đình khó khăn, đi làm sớm nên ít quan tâm theo dõi đến việc đi
học và bài làm ở nhà của em.
4. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ
- Mục tiêu tư vấn, hỗ trợ:
+ HS giảm thời gian chơi game tập trung vào việc học tập. Một ngày chơi tối đa 1 giờ và
chơi sau thời gian học tập.
+ Hình thành thói quen học tập chăm chỉ, đi học đều, đúng giờ, có trách nhiệm trong học
tập. Ghi chép bài đầy đủ, hoàn thành bài tập được giao.
+ Giao tiếp thường xuyên với bạn bè, tham gia các hoạt động học tập. Được giáo viên
đánh giá từ mức hoàn thành trở lên về năng lực, phẩm chất.
- Hướng tư vấn, hỗ trợ (chỉ rõ việc lựa chọn hướng tư vấn, hỗ trợ dựa trên yêu cầu đạo
đức nào?)

+ Giáo viên quan tâm, động viên em tuyên dương kịp thời khi em có tiến bộ trong học
tập. Chỉ cho học sinh tác hại của việc nghiện game ảnh hưởng đến tinh thần và thành tích


học tập.
+ Trao đổi với PH: động viên gia đình cần quan tâm em hơn khi em đến trường và làm
bài ở nhà, quản lý tốt thời gian biểu học tập của em. Gần gũi an ủi động viên con bằng
tình thương yêu của cha, mẹ để em thấy mình ấm áp hơn khơng nên có thái độ giận dữ
khi con nghiện game hoặc học tập sa sút.
+ Tạo nhóm đôi bạn cùng tiến hỗ trợ nhau trong học tập bằng cách giao bài tập nhờ bạn
ở gần nhà đến nhà bạn cùng nhau làm bài để hoàn thành bài tập. Khuyến khích cho em
tham gia các hoạt động nhóm, lớp và trường tổ chức.
+ Hướng dẫn cha, mẹ theo dõi thời gian biểu hằng ngày của em, nhắc nhở tập trung chú
ý nghe thầy giảng bài, hoàn thành các bài tập được giao. Thường xuyên quan tâm, trò
chuyện với em để em thấy được sự thương yêu của gia đình. Quản lý thời gian chơi
game của em ( giảm dần thời gian chơi game, chỉ chơi khoảng 1 giờ/ ngày sau thời gian
học tập).
- Nguồn lực (chỉ rõ các nguồn lực hỗ trợ việc tư vấn của giáo viên như BGH hay chuyên
gia, cha mẹ HS….)
+ GVCN, học sinh lớp, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.
- Sử dụng kênh thơng tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh
+ Trực tiếp: Mời họp phụ huynh hoặc đến nhà tìm hiểu hồn cảnh của học sinh và trao
đổi với phụ huynh về vấn đề của học sinh.
+ Gián tiếp: Trao đổi qua điện thoại, phát phiếu liên lạc.
5. Thực hiện tư vấn, hỗ trợ học sinh (giáo viên sẽ trực tiếp tiến hành các hỗ trợ cần
thiết)
a. Hoạt động 1: Trò chuyện trao đổi với HS:
- Trong giờ lên lớp thường xuyên gọi HS phát biểu bài, tuyên dương kịp thời khi em trả
lời đúng câu hỏi và làm đúng bài tập. Giờ chơi thường xuyên trò chuyện với em, hỏi
thăm về gia đình hồn cảnh sống của em. Tiết sinh hoạt lớp giáo viên chỉ ra ích lợi và tác

hại của việc chơi game, ra nội quy cho em chỉ chơi game tối đa 1 giờ mỗi ngày và khi
làm bài xong mới được chơi.
- Ngoài giờ học giáo viên trao đổi riêng với HS, quan tâm trị chuyện, tìm hiểu tâm tư
nguyên vọng của em, nhờ ban bè, ban cán sự lớp quan tâm, gần gũi, chơi cùng em trong
giờ ra chơi hoặc trước giờ học.


b. Hoạt động 2: Trao đổi với PH:
- Giáo viên đến nhà trao đổi với phụ huynh, tìm hiểu hồn cảnh sống nhờ phụ huynh theo
dõi giờ giấc đến lớp của em, thời gian biểu học tập ở nhà của em. Thường xuyên gần gũi
an ủi động viên em bằng tình thương yêu của cha, mẹ nhắc em phải tập trung chú ý bài,
ghi chép bài đầy đủ.
c. Hoạt động 3: Theo dõi, kiểm tra TKB của HS để có biện pháp can thiệp hỗ trợ phù
hợp:
- Kiểm tra sĩ số học sinh 15 phút đầu buổi học.
- Liên hệ với phụ huynh khi học sinh vắng.
- Phối hợp với GVBM, TPT theo dõi các buổi học và sinh hoạt đội của HS.
6. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ học sinh (kết quả đạt được và những điều chưa làm
được, lí giải nguyên nhân và hướng khắc phục cũng như đề xuất cho những người liên
quan. GV đưa ra quyết định dừng lại không hỗ trợ, tư vấn nữa hay tiếp tục theo dõi học
sinh gián tiếp trong thời gian tiếp theo)
- Sau HKI, học sinh đã được kết quả như sau:
+ Em chú ý nghe thầy giảng bài và làm bài đầy đủ.
+ Việc nghiện game đã giảm, mỗi ngày chơi không quá 60 phút.
+ HS đã có thói quen học tập chăm chỉ, lúc đầu em chỉ đi học 2-3 buổi/ tuần tăng dần 5
buổi/ tuần và khơng cịn đến trễ nữa. Em có trách nhiệm trong học tập. Hoàn thành bài
tập được GV giao. ( Thông qua phản hồi về quá trinh theo dõi của PH tại nhà và giáo
viên bộ môn ở mỗi buổi học).
+ Hòa đồng, vui chơi cùng bạn bè vào giờ giải lao.
+ Gia đình em cũng vui mừng khi biết em học tiến bộ hơn.

- HS có biểu hiện tiến bộ theo kế hoạch, tạm dừng hỗ trợ và tiếp tục theo dõi.
An Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2021
Người thực hiện

Nguyễn Chí Bình (N2)



×