Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG LỊCH sử các học THUYẾT KINH tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.91 KB, 6 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ
PHẦN THỨ HAI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
VÀ BIẾN ĐỔI CỦA HỌC THUYẾT KINH TẾ CỔ ĐIỂN
Câu 1: Lý luận về tiền tệ của W.Petty. So sánh với lý thuyết về tiền tệ của
chủ nghĩa trọng thương
1. Lý luân về tiền tệ của W.Petty:
- Thứ nhất, tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, W.Petty là người đầu tiên trong lịch
sử tư tưởng kinh tế coi giá trị của tiền giống như các hàng hố khác, khơng phải do ai
quyết định giá trị của nó, giá trị của tiền là thời gian lao động tích luỹ lại trong tiền,
cũng do thời gian lao động sản xuất ra tiền quyết định.
- Thứ hai, chế độ hai bản vị vàng và bạc mâu thuẫn với thước đo thống nhất của giá
trị
- Thứ ba, giá trị của tiền lẻ là do giá trị của tiền đầy đủ quy định.
- Thứ tư, W.Petty là người đầu tiên phát hiện ra tính khách quan của số lượng tiền
cần trong lưu thông, trên cơ sở tổng số giá cả hàng hoá chia cho tốc độ chu chuyển
của tiền, thời hạn thanh toán ảnh hưởng tới lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
Theo W.Petty, sự thừa thãi tiền có hại cho nền kinh tế. Số lượng tiền cần cho lưu
thơng tn theo tính khách quan, người ta khơng thể muốn nhiều hay ít được, những
tư tưởng này tự phát chống lại những nguyên lý của chủ nghĩa trọng thương là phái
quan niệm càng nhiều tiền càng tốt. Những nét co bản trong lý luận tiền tệ của Petty
đã được nhiều nhà khoa học kinh tế kế thừa cho tới nay.
2. So sánh với lý thuyết tiền tệ của chủ nghĩa trọng thương:
Những lý luận của W.Petty đã chống lại quan điểm của chủ nghĩa trọng thương –
phái quan niệm càng nhiều tiền càng tốt.
Phái trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn
cơ bản của của cải, đồng nhất với sự giàu có. Theo họ, “một xã hội giàu có là có được
nhiều tiền”, “Sự giàu có tích lũy được dưới dạng hình thái tiền tệ là sự giàu có mn
đời vĩnh viễn”. Họ coi quốc gia càng nhiều tiền thì càng giàu, hàng hóa chỉ là phương
tiện làm tăng khối lượng tiền tệ.
Điều này khác với quan điểm của W.Petty khi ông coi tiền tệ chỉ là một loại hàng hóa
đặc biệt. Theo Petty, số lượng tiền cần cho lưu thơng tn theo tính khách quan, người


ta khơng thể muốn nhiều hay ít được. Từ đó, ơng phê phán những người trọng thương
về tích trữ tiền khơng hạn độ. Ơng cho rằng khơng phải lúc nào tiền tệ cũng là tiêu
chuẩn của sự giàu có, tiền tệ chỉ là cơng cụ của lưu thơng hàng hố, vì thế không cần
phải tăng số lượng tiền tệ quá mức cần thiết. W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số
lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối
lượng hàng hoá trong lưu thông và tốc độ chu chuyển của tiền tệ.


Câu 2: Quan niệm về chính sách kinh tế và thuế khoá của D.Ricardo. Đánh
giá ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn.
1. Quan niệm về chính sách kinh tế và thuế khoá của David Ricardo:
- Dựa trên lý thuyết giá trị lao động, nhân danh quy luật, lợi ích của sự phát triển sản
xuất mà đại biểu là lợi ích của giai cấp tư sản công nghiệp.
- Sức mạnh kinh tế của nước Anh không phải ở nông nghiệp mà ở nền cơng nghiệp
hùng mạnh. Cần xóa bỏ rào cản cản trở sự phát triển công nghiệp, không nên cày cấy
ở đất đai kém màu mỡ vì sẽ làm cho giá nơng phẩm tăng lên, chỉ có lợi cho giai cấp
chủ đất và giảm tích lũy TB. Cần hạ giá nông phẩm mới hạ thấp được tiền công và giá
thành sản phẩm, lợi nhuận tăng sẽ làm tăng tích lũy. Nếu giá nông phẩm sản xuất
trong nước cao hơn giá nơng phẩm nhập khẩu thì nên nhập khẩu. Ơng địi hỏi tháo bỏ
chính sách bảo hộ nơng nghiệp.
- Thuế là 1 phần trong sản phẩm đất đai và lao động của 1 quốc gia. Thuế sẽ lấy vào
tư bản hoặc thu nhập. Thuế đánh vào TB làm giảm quy mô sx, sẽ làm cho sản lượng
của đất nước suy giảm. Thuế đánh vào thu nhập làm giảm tích lũy. Khơng có loại thuế
nào khơng làm giảm khả năng tích lũy. Nếu khơng có thuế, TB tăng lên rất nhiều.
Thuế đánh vào thừa kế giống như thuế đánh vào TB. Bổ sung các loại thuế đánh vào
địa tô, vào lãi tiền cho vay vì những thứ thuế đó hồn tồn rơi vào địa chủ, kông thể
chuyên cho các giai cấp khác. Đánh thuế vào ruộng đất giống như đánh thuế vào địa
tô.
2. Đánh giá ý nghĩa về mặt lý luận, thực tiễn:
- Ý nghĩa về mặt lý luận:

+ Ricardo là nhà kinh tế đầu tiên thảo luận về ý tưởng cho thuế.
+ Làm cho hệ thống quy luật và phạm trù kinh tế được thống nhất trên một cơ sở
+ Làm cho KTCT trở thành một khối thống nhất và kết thúc KTCT cổ điển Anh.
- Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Sự phân tích về thuế của D.Ricardo đã vạch rõ sự đối lập
lợi ích giữa gc tư sản và gc địa chủ. Đồng thời, ông cũng làm rõ mâu thuẫn của gc địa
chủ với sự pt của sx, của tiến bộ xh.

Câu 3: Quan niệm về nguồn gốc và bản chất của tiền tệ của Adam Smith.
So sánh với quan niệm của Petty.
1. Quan niệm về nguồn gốc và bản chất của tiền tệ của A.Smith:
- Nguồn gốc của tiền tệ được sinh ra từ trao đổi. Ông cho rằng: trao đổi thuộc bản
chất con người và sinh ra toàn bộ các hoạt động kinh tế.
- Tiền tệ là 1 bánh xe lưu thông khổng lồ và là 1 công cụ thương mại sắc bén. Tiền
giấy không làm tăng số lượng tiền đang lưu hành. Tiền giấy chỉ thuần túy đóng vai trị
là phương tiện lưu thơng, giá trị của nó phụ thuộc vào số lượng vàng hay bạc mà nó
thay thế. Thực chất là hàng trao đổi lấy hàng, tiền (kể cả vàng và bạc) chỉ thoáng qua
trg trao đổi, là chất dầu mỡ bôi trơn cỗ xe kte
- A.Smith cho rằng tiền có 3 chức năng:


+ Một là, thước đo giá trị của hàng hoá. Tiền cx là hh và tiền cx do lđ tạo ra, giá trị
của tiền cx giống như các loại hh khác, nhưng tiền đóng vai trị giá trị danh nghĩa của
hh hay thước đo bên ngồi của gía trị hàng hố.
+ Hai là, tiền đóng vai trị phương tiện lưu thơng. Lượng tiền cần thiết trg lưu thơng
có qhệ mật thất với tổng giá cả.
+ Ba là, tiền đóng vai trò phương tiện cất trữ và làm 1 số đồ dùng của các gđ hồng
thân. Vì tiền cx là 1 bộ phận của cải.
+ Ngồi ra, tiền cịn có chức năng vốn hay chức năng là tư bản.
2. So sánh với quan niệm của Petty:
- W.Petty:

+ W. Petty là người đầu tiên nghiên cứu số lượng tiền tệ cấn thiết trong lưu thông
trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hố trong lưu thơng và tốc độ
chu chuyển của tiền tệ. Chẳng hạn ông xác định (tính tốn tùy tiện) số lượng tiền cần
thiết cho lưu thông như sau: Số lượng tiền để lưu thông chỉ cần 1/10 số tiền chi phí
trong một năm là hồn toàn đủ cho nước Anh. Trong cuốn bàn về tiền tệ, ơng tính tốn
nước Anh cần 1 số lượng tiền tệ để lưu thơng đủ để trả ½ địa tơ, ¼ tiền thuê nhà, toàn
bộ chi tiêu hàng tuần của dân số và khoảng 25% giá trị xuất khẩu.
+ Ông cịn nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh tốn vs số lượng tiền cần thiết
cho lưu thơng. Ơng cho rằng thời gian thanh tốn càng dài thì số lượng tiền tệ cần
thiết cho lưu thơng càng lớn.
+ Ơng chống lại tư tưởng trọng thương về tích lũy tiền khơng hạn độ, và cho rằng
không cần thiết tăng số lượng tiền tệ đến mức vô tận.
- A.Smith:
+ A.Smith cho rằng không phải số lượng tiền tệ quyết định giá cả hàng hóa mà chính
giá cả hàng hóa quy định số lượng tiền tệ.
+ Số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông đc xác định bởi giá trị của khối lượng
hàng hóa lưu thơng trên thị trường. Giá trị hàng hóa mua vào bán ra trên thị trường
hàng năm địi hỏi 1 lượng tiền tệ nhất định lưu thông và phân hàng hóa đó đến tay ng
tiêu dùng và khơng dùng q số lượng đó được. Con kênh lưu thơng chỉ thu hút một
cách tất yếu số lượng thích đáng cho đầy đủ và không thể chứa đựng hơn nữa.

Câu 4: Quy luật nhân khẩu của Malthus. Đánh giá ý nghĩa
1. Quy luật nhân khẩu của Malthus:
- Con người phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Ông rút ra: nếu khơng có trở ngại
nào thì cứ 25 năm dân số tăng lên gấp đôi, dân số được tăng theo cấp số nhân. Sự gia
tăng tư liệu sinh hoạt vấp phải những giới hạn, của cải không thể tăng nhanh hơn quá
cấp số cộng. Tốc độ tăng dân số nhanh hơn tốc độ tăng tư liệu sinh hoạt dẫn đến số
dân vượt quá số tư liệu sinh hoạt và làm cho một số người thừa.
- Sự khốn cùng, nghèo khổ của những tầng lớp nghèo trong xã hội là do sự keo kiệt
của tự nhiên sinh ra, do sự sinh sôi nảy nở quá nhanh của con người. Nhân dân buộc

tội bản thân mình là chủ yếu về sự đau khổ của mình.


- Tự nhiên sinh ra những biện pháp để điều tiết việc dân số tăng nhanh quá mức. Đó
là thói hư tật xấu, đói rét, bần cùng, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh,...
- Mục đích: chống lại “các học thuyết độc ác về sự cần thiết phải phá vỡ toàn bộ chế
độ xã hội” hay chống lại khuynh hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Đánh giá ý nghĩa:
- Mang quy luật của loài vật áp đặt vào xã hội loài người, phủ nhận vai trò của tiến
bộ kĩ thuật.
- Rung lên hồi chuông báo động về vấn đề gia tăng dân số quá mức.
- Lấy số liệu thống kê của nước Mỹ ở thế kỷ XVI, XVII. Ông đã bỏ qua sự kiện tăng
dân số cơ học do di dân. Vì vậy, quy luật nhân khẩu của ông là một quy luật thống kê,
chỉ có ý nghĩa trong những điều kiện nhất định
- Chỉ dựa vào số liệu thống kê để rút ra quy luật thống kê, chỉ tin vào quy luật thống
kê. Malthus đã mở ra một hướng mới trong khoa học kinh tế khuynh hướng thực
chứng trong kinh tế học.
Gây ra sự tranh cãi và đánh gía trái ngược: “Nhà bác học vĩ đại”, “Cuốn sách phỉ
báng loài người, chống lại tự nhiên và nhân loại”,...

PHẦN 3: HỌC THUYẾT KINH TẾ KARL MARX VÀ MÁCXÍT
Câu 1: Lý luận về tiền tệ của Karl Marx (điểm mới so với các nhà tư tưởng
trước).
- Karl Marx rút ra bản chất của tiền tệ: tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trị
vật ngang giá chung, biểu hiện giá trị trao đổi của các hàng hóa khác. Karl Marx là
người đầu tiên giải thích tiền tệ được ra đời là do sự phát triển của các hình thái giá trị,
biểu hiện sự phát triển của sản xuất hàng hóa.
- Tiền tệ có chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thơng, phương tiện thanh
tốn, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới.
- Ông là người đầu tiên giải thích tiền ra đời từ hàng hóa và hệ thống các chức năng

của tiền khá đầy đủ. Đây là 1 cống hiến của Karl Marx. Việc hiểu rõ bản chất và
nguồn gốc của tiền tệ là bước tiến trong khoa học kinh tế, nó là điều kiện giúp cho con
người có thể điều khiển nền kinh tế thơng qua quan hệ tiền tệ.
- Các nhà tư tưởng kinh tế trước Karl Marx đã có những nhận thức nhất định về tiền.
Tuy nhiên, khơng có nhà tư tưởng kinh tế nào trước Karl Marx nhìn thấy được sự ra
đời của tiền tệ là do sự phát triển của các hình thái của giá trị gắn liền với sự phát triển
của nền sxhh.

Câu 2: Trình bày khái quát về 2 phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư
theo quan điểm của Marx
Ông nghiên cứu 2 phương pháp:
- PP sx ra GTTD tuyệt đối: sx ra GTTD bằng cách kéo dài ngày lao động.
- PP sx ra GTTD tương đối: sx ra GTTD bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần
thiết để kéo dài thời gian lao động thặng dư trong một ngày lao động cố định, tức là
thay đổi tỷ lệ thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.


Câu 3: Lý luận giá trị lao động của Karl Marx (điểm mới). So sánh với
những người đã đi trước (W.Petty, A.Smith, D.Ricardo)
-Về mặt hình thức, Mác đã kế thừa và tiếp tục những tư tưởng trong lý thuyết giá trị
lao động của trường phái cổ điển.
-Thực chất Mác đã có những đóng góp cách mạng cho lý thuyết giá trị lao động, làm
cho lý thuyết giá trị có những bước tiến lớn lao,trở thành lý thuyết giá trị Các Mác.
Theo ơng, việc nghiên cứu hàng hóa mà thực chất là giá trị hàng hóa chính là điểm
xuất phát và là tiền đề cho việc nghiên cứu phương thức sx TBCN.
-Trong nghiên cứu về chất của giá trị, Các Mác đã phát hiện ra tính chất hai mặt của
lao động sản xuất hàng hóa, đây khơng phải là 2 loại lao động mà là 2 mặt của lao
động sản xuất hàng hóa: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Lao động cụ thể tạo
ra giá trị sử dụng, còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị trao đổi của hàng hóa. Đây là
một phát minh mới của Các Mác, là phát minh làm cơ sở cho học thuyết giá trị của

Các Mác. Phát minh này khác hẳn với học thuyết giá trị của những người đi trước ở
chỗ những người đi trước (thậm chí khoa kinh tế chính trị xoay xung quanh vấn đề lao
động nào tạo ra giá trị hàng hóa?)đều bế tắc trong việc giải thích lao động nào tạo ra
giá trị trao đổi.
A.S cũng quan niệm rằng lao động nào tạo ra giá trị nhưng lao động nào tạo ra giá
trị? Ơng có 2 cách định nghĩa khác nhau, có 2 loại lao động tạo ra giá trị hàng hóa :
lao động kết tinh trong hàng hóa và lao động có thể chi phối, mua bán được. Ri thừa
nhận một định nghĩa giá trị ở A.S, đó là thời gian lao động kết tinh trong hàng hóa quy
định giá trị của hàng hóa và gạt bỏ định nghĩa cịn lại, nhưng ơng chưa giải quyết
được vấn đề mà A.S đặt ra, hay chưa nhận thấy được tính hợp lý nhất định của định
nghĩa 2.
Các Mác, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng kinh tế thế giới đã phát hiện ra tính 2
mặt của lao động sx hàng hóa, lao động sx ra hàng hóa vừa tạo ra giá trị sử dụng lại
vừa tạo ra giá trị trao dổi. Đây là bước ngoặt của ông so với những người đi trước, bởi
vì ông đã giải quyết được vấn đề mà khoa kinh tế chính trị trước ông đã bế tắc.
-Mác khẳng định rằng chỉ có thời gian lao động kết tinh, kết đọng trong hàng hóa là
giá trị của hàng hóa và chi phí lao động này là chi phí lao động trừu tượng, là sự hao
phí lao động thần kinh và sức lực của con người, là lao động nói chung của người sản
xuất hàng hóa, đó cũng là lao động xã hội, tạo ra.
-Về mặt lượng của giá trị: Ri đã quan niệm rằng,giá trị xã hội của hàng hóa là giá trị
cá biệt của hàng hóa được sản xuất ra trong điều kiện sản xuất xấu nhất(do ông nghiên
cứu địa tô trong khi nghiên cứu giá trị). Mác cho rằng, thời gian lao động xã hội cần
thiết là thời gian lao động trung bình,trong điều kiện trung bình của xã hội với cường
độ trung bình. Mác đã hệ thống hóa và phân định lao động giản đơn, và lao động phức
tạp.
-Ông cũng là người đầu tiên phân tích sự phát triển của các hình thái của giá trị của
hàng hóa. Các nhà kinh tế học trước Mác chỉ biết đến một hình thái duy nhất của giá


trị là hình thái tiền.Vì vậy, họ đều hiểu tiền là hàng hóa.Nhưng hàng hóa chuyển hóa

thành tiền ntn?Tại sao?Các nhà kinh tế học cổ điển đã bế tắc trong việc giải thích vấn
đề này. Theo Mác,hình thái giá trị giản đơn, ngẫu nhiên là hình thái cơ bản,từ đó nảy
sinh ra các hình thái giá trị khác, tiếp đến là hình thái mở rộng, hình thái chung và
hình thái tiền. Phân tích sự phát triển của các hình thái giá trị, thực chất là phân tích
nguồn gốc, và bản chất của tiền tệ.
-Mác là người đầu tiên đã nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của tiền tệ. Trước đây,
chỉ tồn tại một thế giới hàng hóa. Do sự phát triển. đến mức nào đó thế giới này tách
thành hai thế giới riêng- thế giới tiền tệ và thế giới hàng hóa. Quy luật về hàng hóa
cũng quy định sự vận động của tiền tệ, tiền tệ không chỉ bị quy định bởi những quy
luật về hàng hóa mà nó cịn bị quy định bởi những quy luật riêng của tiền tệ. Việc vận
dụng phương pháp biện chứng duy vật vào kinh tế đã giúp Mác phân tích những phạm
trù kinh tế có hai mặt đối lập, thí dụ như, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, lao
động xã hội và lao động tư nhân, lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Mác là
người đầu tiên phát hiện ra mâu thuẫn cơ bản của lao động sx hàng hóa. Đó là mâu
thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội, đó cũng là những bước tiến trong lý
thuyết về giá trị của Mác so với trường phái cổ điển, hay so với những người đi trước.

Câu 4: Quan điểm về TB bất biến và TB khả biến
Karl Marx đã phân chia TB thành TB bất biến và TB khả biến để có thể phân tích rõ
vai trị của từng loại TB đối với quá trình làm tăng giá trị.
- TB bất biến là bộ phận TB biến thành TLSX (máy móc, nguyên vật liệu, tư liệu lao
động), không thay đổi đại lượng giá trị của nó trong qtsx
- TB khả biến là bộ phận TB biến thành sức lao động , thay đổi giá trị của nó trong
qtsx. Nó tái sx ra vật ngang giá với bản thân nó, ngồi ra cịn tạo ra GTTD.
=> Như vậy:
- Xét trên phương diện quá trình lao động, các bộ phận TB đó được phân biệt thành
TLSX và sức lao động.
- Xét trên phương diện làm tăng quá giá trị các bộ phận TB đó được phân biệt thành
TB bất biến và TB khả biến (liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra GTTD).




×