Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tiểu luận luật báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.57 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Báo chí có vai trị là phương tiện để cơng dân thực hiện quyền
tự do ngơn luận của mình. Quyền tự do báo chí là quyền của cơng
dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận, cung cấp và phản hồi
thơng tin trên báo chí… Ở Việt Nam những năm qua, tự do báo chí,
tự do ngơn luận được Nhà nước bảo đảm, thể hiện rõ trên cả khía
cạnh pháp lý và thực tiễn. Song, lợi dụng chiêu bài “tự do báo chí”,
“tự do ngơn luận”, vấn đề “nhân quyền”, các thế lực thù địch đã và
đang ra sức tiến hành diễn biến hịa bình trên lĩnh vực chính trị, tư
tưởng nhằm thao túng dư luận, gây rối loạn xã hội, chống phá Đảng,
Nhà nước ta. Do đó, em chọn đề bài “Các bạn có nhận xét , đánh giá
thế nào khi tại điều 10 và điều 11 Luật Báo chí 2016 quy định về
“Quyền tự do báo chí của cơng dân” và “Quyền tự do ngơn luận trên
Báo chí của cơng dân” với quy định tại điều 9 Luật Báo chí 2016 về
“Các hành vi bị nghiêm cấm”. Hãy cho một ví dụ để chứng minh” để
làm bài tiểu luận này.
NỘI DUNG
1. Quyền tự do báo chí của công dân và quyền tự do
ngôn luận trên báo chí của cơng dân
Quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí là một trong những
quyền căn bản nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công
nhận bằng văn bản luật, thậm chí Hiến pháp. Quyền tự do ngôn luận
là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và
truyền đạt thơng tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh
máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình
thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…)
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền tự do báo chí của
cơng dân như sau: “Cơng dân có quyền tự do ngơn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thơng tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định”. Trên cơ sở quy định này, Luật Báo




chí năm 2016 đã cụ thể hóa quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận
trên báo chí của cơng dân.
Quyền tự do ngơn luận và tự do báo chí có quan hệ gắn bó mật
thiết với nhau. Quyền tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ
bản của con người, được thể hiện trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân
quyền năm 1948 và Công ước quốc tế năm 1966 về các Quyền dân
sự, chính trị của Liên hiệp quốc. Quyền tự do báo chí được hiểu là
việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân thông qua báo
chí. Báo chí có vai trị là phương tiện để mọi công dân thực hiện
quyền tự do ngôn luận của mình.
Nội hàm của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên
báo chí của cơng dân đã được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11
Luật Báo chí năm 2016. Điều 10 giải thích cụ thể cơng dân có các
quyền tự do báo chí sau:
“1. Sáng tạo tác phẩm báo chí;
2. Cung cấp thơng tin cho báo chí;
3. Phản hồi thơng tin trên báo chí;
4. Tiếp cận thơng tin báo chí;
5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí;
6. In, phát hành báo in.”
Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự
do ngôn luận trên báo chí của cơng dân.
“Điều 11. Quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân
1. Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới.
2. Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
3. Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối
với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã



hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác.”
Tuy nhiên, cũng như các quyền khác của công dân, việc thực
hiện quyền tự do ngơn luận, tự do báo chí phải trong khn khổ
pháp luật quy định. Theo đó, khi thực hiện quyền tự do ngơn luận, tự
do báo chí, cơng dân phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm
bảo vệ chế độ xã hội, bảo vệ nhà nước và không ảnh hưởng đến
quyền và lợi ích của người khác. Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 đã
quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền tự do báo
chí
“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đăng, phát thơng tin chống Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam có nội dung:
a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;
b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;
c) Gây chiến tranh tâm lý.
2. Đăng, phát thơng tin có nội dung:
a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính
quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội;
b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền
bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo,
giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tơn giáo
với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tơn giáo;
d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đồn kết quốc tế.



3. Đăng, phát thơng tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm
chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân
tộc, anh hùng dân tộc.
5. Tiết lộ thơng tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư
của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thơng tin về những
chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến
trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ
những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với
thuần phong mỹ tục Việt Nam.
8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội
danh khi chưa có bản án của Tịa án.
9. Thơng tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và
tinh thần của trẻ em.
10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác
phẩm báo chí, nội dung thơng tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình
chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc
nội dung thơng tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.
11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo
chí, sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí hợp pháp tới cơng
chúng.
12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của
nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở
nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.



13. Đăng, phát trên sản phẩm thơng tin có tính chất báo chí thơng
tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều
này.”
2. Nhận xét, đánh giá Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chí
2016 quy định về “Quyền tự do báo chí của cơng dân” và
“Quyền tự do ngơn luận trên Báo chí của cơng dân” với quy
định tại Điều 9 Luật Báo chí 2016 về “Các hành vi bị nghiêm
cấm”.
Quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận được khẳng định, quy
định chặt chẽ trong hệ thống luật pháp Việt Nam, được xác định rõ
ràng với những điều kiện, khuôn khổ cụ thể bảo đảm cho các quyền
tự do đó được thực thi một cách đúng đắn, hài hịa giữa mỗi người
dân và cộng đồng, không làm tổn hại đến lợi ích chung của dân tộc,
của đất nước.
Những nội dung cụ thể về quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
được xác lập trong luật pháp, được thực thi trong đời sống, thể hiện
tính chất dân chủ ưu việt của chế độ chính trị của Việt Nam, trong đó
người dân chính là chủ nhân của chế độ. Báo chí chính là một kênh
quan trọng, hữu hiệu để nhân dân trực tiếp quyết định những vấn đề
quốc kế, dân sinh, tham gia quản trị xã hội và đóng góp vào việc xây
dựng chính quyền, xây dựng tổ chức Đảng. Đó cũng là sự khẳng định
một trong những thành quả to lớn, quan trọng của cuộc cách mạng
vĩ đại vì độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân, xây dựng chế độ
xã hội xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Chủ
tịch Hồ Chí Minh. Trên thực tế, Đảng, Nhà nước Việt Nam khơng chỉ
tơn trọng, bảo vệ mà cịn tạo mọi điều kiện để khơng ngừng cải
thiện tự do báo chí, tự do ngơn luận cho nhân dân.
Theo đó, quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báo chí là
những quyền tự nhiên, cơ bản của công dân. Đã là quyền tự nhiên,

cơ bản thì Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm thực hiện. Quyền
tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báo chí rất rộng, chứ khơng chỉ


gói gọn trong các nội dung mà hai Điều 10 và Điều 11 đã liệt kê trên
đây. Ví dụ, về quyền tự do báo chí của cơng dân, cơng dân cịn có
các quyền như: quyền tiếp nhận thơng tin từ báo chí, quyền thụ
hưởng báo chí, quyền bình luận khen chê các sản phẩm báo chí,
quyền trích dẫn các nội dung báo chí, quyền nhân bản, phát tán các
sản phẩm báo chí… hoặc có cả quyền tác động, thuyết phục nhà
báo hay các cơ quan báo chí tin vào các thơng tin hoặc nhận định
chủ quan của mình trước một hiện tượng, sự việc nào đó. Hoặc đối
với quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân, cơng dân cịn
có các quyền tự bảo vệ mình trên báo chí, có quyền lên án các hành
vi xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của mình, của người khác và của
xã hội trên báo chí…
Như vậy, việc liệt kê các quyền tự do báo chí của cơng dân,
quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân tại Điều 10 và Điều
11 là khơng đủ. Đó là chưa kể đến ngun tắc, cơng dân có quyền
làm những gì pháp luật khơng cấm, chứ khơng phải chỉ được làm
những gì mà pháp luật liệt kê.
Một thách thức với cơ quan soạn thảo là muốn bao quát toàn
bộ nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tự do báo
chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân theo hướng liệt
kê, nhưng quả thực, điều đó là khó khả thi.
Tuy nhiên, nếu khơng liệt kê như thế, thì Luật Báo chí sẽ khơng
thể quy định được quyền tự do báo chí theo tinh thần Hiến pháp
năm 2013 vì khơng có nội dung của các quyền.
Song, liệt kê các quyền ra để có nội dung quyền, giúp các chủ
thể quyền và đối tượng chịu tác động của quyền nhận diện được

quyền, thì cần phải có sự đảm bảo ngay việc tôn trọng và thực thi
quyền, nếu không thì việc liệt kê ra là ít ý nghĩa. Cả Điều 10 và Điều
11 của Luật Báo chí năm 2016 đang thiếu sự đảm bảo này, mà mới
chỉ nêu ra các nội dung chính của quyền tự do báo chí, quyền tự do
ngơn luận trên báo chí của cơng dân còn trách nhiệm, sự bảo đảm


của Nhà nước đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận
trên báo chí của cơng dân được quy định riêng tại Điều 13 Luật Báo
chí năm 2016. Tuy vậy, so với Luật Báo chí cũ thì Luật Báo chí năm
2016 đã có những quy định rõ ràng, rành mạch hơn về quyền tự do
báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân khi mà
tách riêng hai quyền này thành hai điều luật riêng biệt.
Về những hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí: Điều 9 Luật
Báo chí mới quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi bị cấm
trong hoạt động báo chí so với Luật Báo chí cũ, có bổ sung một số
hành vi như: Thơng tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tịa
án, thơng tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất
và tinh thần của trẻ em, thông tin về những chuyện thần bí gây
hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội
và sức khỏe của cộng đồng... Mặt khác, những hành vi cấm đăng,
phát thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 9 đã có sự tương
thích với các quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2015, các hành vi bị
cấm khác đã tương thích với Bộ Luật Dân sự và các luật khác, bảo
đảm tính khả thi trong thực tế.
Qua đó có thể thấy, mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngơn
luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất định. Giới hạn này đặt
ra để bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đơng mọi người, chứ
khơng phải cho một nhóm ít người nào đó nói năng bừa bãi, phát
ngơn bạt mạng, thích gì viết đấy, nói và viết chỉ vì động cơ cá nhân

ích kỷ, thiên vị mà khơng vì sự ổn định, đồng thuận chung của xã
hội, cộng đồng.
3. Ví dụ chứng minh
Một nội dung trong khái niệm nhân quyền là quyền tự do ngôn
luận. Về tự do ngôn luận, tự do báo chí, ngay từ năm 1946, trong
điều 10 của bản Hiến pháp đầu tiên, các quyền này đều đã được
khẳng định. Lịch sử thì có thăng, có trầm, nhưng dù trong hồn cảnh
nào thì các quyền con người, trong đó có quyền tự do ngơn luận, tự


do báo chí ln được Đảng, Nhà nước Việt Nam đảm bảo và điều này
không hề thay đổi cho đến bản Hiến pháp 2013.
Thế nhưng bất chấp những bước tiến vượt bậc trong thực hiện
quyền con người, trong đó có tự do ngơn luận, tự do báo chí, được
thế giới cơng nhận, thì trong nhiều năm trở lại đây, các thế lực
chống phá, cơ hội chính trị, các đối tượng thiếu thiện cảm với Việt
Nam vẫn thường xuyên xuyên tạc, bóp méo tình hình thực tế tại Việt
Nam, cố vẽ nên bức tranh về một quốc gia, nơi mà các quyền này bị
xâm phạm một cách nghiêm trọng.
Phạm Thị Đoan Trang đã bị truy tố về các tội danh chống phá
Nhà nước. Ngoài hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu có nội
dung chống phá Nhà nước, bị can cũng xuyên tạc đường lối, chính
sách của Nhà nước và phỉ báng chính quyền trên truyền thơng nước
ngồi.
Theo điều tra, Trang từng cộng tác với một số tòa soạn song bị
buộc thôi việc và tước thẻ nhà báo từ năm 2013. Được tổ chức phản
động bên ngoài huấn luyện, Trang ngày càng trở thành đối tượng có
tư tưởng cực đoan, hoạt động chống phá công khai, quyết liệt. Trong
bản tự khai năm 2018, Trang thậm chí đã khẳng định hoạt động
nhằm lật đổ chế độ. Vì những hành vi vi phạm pháp luật, Trang đã bị

cơ quan an ninh khởi tố, bắt tạm giam để điều tra từ tháng 10/2020.
Một đối tượng khơng có tư cách nhà báo và vi phạm nghiêm
trọng luật pháp Việt Nam nhưng lại được những tổ chức như "Phóng
viên khơng biên giới" tơ vẽ như là những nhà báo độc lập, đấu tranh
với tiêu cực để từ đó quy kết Việt Nam khơng có tự do báo chí. Tự do
báo chí, tự do ngơn luận khơng có nghĩa là được xâm phạm đến
quyền, lợi ích chính đáng của cộng đồng, cá nhân được pháp luật
bảo vệ.
Luật Báo chí hiện hành của Việt Nam cũng ghi rõ những điều
báo chí khơng được làm, ví dụ như báo chí khơng được kích động
nhân dân chống Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;


khơng được kích động bạo lực, tun truyền chiến tranh xâm lược,
kích động dâm ơ, đồi trụy, tội ác; đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu
khống, nhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự và nhân phẩm
của cơng dân. Và nhìn vào đó, có thể thấy, sự cấm đốn này là hồn
tồn hợp lý, và tơi cũng không biết quốc gia nào lại cho phép làm
những điều này.
Ngoại trừ những quy định như vậy, khơng có điều nào trong
luật quy định báo chí phải viết thế này, viết thế kia. Việc tuân theo
những nguyên tắc theo luật định khơng những thúc đẩy sự phát triển
của báo chí mà cịn đưa báo chí trở thành một nguồn lực đóng góp
vào sự phát triển của đất nước.
Như trong đợt đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam khơng chỉ đối mặt với loại virus nguy hiểm này,
mà còn phải đối mặt với vấn nạn tin giả tràn lan trên mạng xã hội.
Phần lớn những tin giả này xuất phát từ những người lợi dụng tự do
ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt, tác động tiêu
cực đến dư luận xã hội và an ninh truyền thơng. Do đó, ngăn chặn,

xử lý những đối tượng gây ra nạn “hoang tin” trên mạng xã hội chính
là góp phần bảo đảm sự trong sạch của mơi trường thơng tin, qua đó
góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội. Thành
cơng của Việt Nam trong cơng tác phịng, chống, kiểm soát đại dịch
Covid-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, có một
phần bắt nguồn từ việc Đảng, Nhà nước Việt Nam và các cấp, các
ngành đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng
thuận cao trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời phát hiện, ngăn
chặn kịp thời những thông tin sai trái về dịch bệnh trên mạng xã hội.
Với tinh thần góp ý vì hiểu rõ chính quyền có những khó khăn
khi thực thi các giải pháp để chống dịch chưa có trong tiền lệ, nên
nhiều bài bài viết, phóng sự đã kịp thời phản ánh ý kiến nhiều chiều
của các tầng lớp nhân dân, doanh nghiệp và chuyên gia, ví dụ: như
khi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thành phố Hà Nội đã
có quy định về cấp giấy đi đường cho người dân và doanh nghiệp.


Thực tế thời gian qua, đã có hàng loạt vụ việc mà sự lên tiếng,
phản biện nhiều chiều, mang tính xây dựng của báo chí đã góp phần
quan trọng, mang lại hiệu quả xã hội. Trên tinh thần lắng nghe,
nhiều cơ quan chức năng đã có những điều chỉnh kịp thời phù hợp
với thực tiễn. Điều này cho thấy tại Việt Nam, những phản ánh tích
cực vì cái chung của báo chí ln được trân trọng và lắng nghe.
Đảng, Nhà nước đã và ln nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự
thật, và cũng mong muốn báo chí phản ánh một cách trung thực,
khách quan, xây dựng; không tô hồng nhưng cũng khơng bơi đen
thực tiễn.
Về việc báo chí phản ánh được nói về tiêu cực, tham nhũng thì
có vô vàn dẫn chứng. Những vụ việc đời thường như bất cập trong
giấy đi đường tại Hà Nội trong mùa dịch, vụ bánh mỳ không phải

lương thực tại tỉnh Khánh Hịa, sau khi báo chí vào cuộc, chính
quyền địa phương đã có những điều chỉnh, sửa chữa kịp thời. Hay
nếu như khơng có sự vào cuộc của báo chí, việc tiêu tiền Nhà nước
vô tội vạ tại PMU 18, cho đến sự lỏng lẻo trong công tác cán bộ trong
vụ Trịnh Xuân Thanh, làm sao được phát hiện và khắc phục.
Vẽ nên một bức tranh toàn màu hồng để che đi hiện thực
khách quan, điều này chỉ dẫn đến sự sụp đổ của một đất nước, một
chế độ. Đối diện với thực tế, giải quyết những những mầm mống xấu
xa trong tiến trình phát triển, đó mới là cách để một quốc gia vươn
lên.
Đảng, Nhà nước Việt Nam đang làm điều đó, và việc tạo điều
kiện cho báo chí tham gia vào quá trình phản ánh những hạn chế,
tiêu cực đã luôn được Đảng, Nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện.
Tuy nhiên, năm nào cũng thế, trong các bản báo cáo dài cả
ngàn trang của một số tổ chức nước ngoài, Việt Nam lại đứng đội sổ
trong danh sách tự do báo chí, được mơ tả như một kẻ thù của tự do
báo chí. Điều này bắt nguồn từ việc xử lý những người được gọi là


"nhà báo" như: Trương Duy Nhất, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng,
Nguyễn Tường Thụy, Lê Dũng Vova.
Nhưng bản chất những người này là ai, đó khơng phải là những
nhà báo suy thối thì cũng là nhà báo tự phong, khơng được luật
pháp cơng nhận. Sản phẩm báo chí của những đối tượng này thì
cũng khơng gì khác hơn là những bài viết trên mạng để nhằm trục
lợi, chỉ trích, xuyên tạc, bơi nhọ chính quyền, chia rẽ nhân dân. Điều
quan trọng nhất là họ chỉ sử dụng báo chí như lớp áo ngụy trang để
thực hiện những mục đích khơng được pháp luật cho phép, thậm chí
đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc.
Ngày 05/1/2021, 3 thành viên của cái gọi là "Hội Nhà báo độc

lập Việt Nam" bị kết án. Bị cáo Phạm Chí Dũng 15 năm tù. Nguyễn
Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, cùng 11 năm tù.
Mức án nghiêm khắc 37 năm tù dành cho 3 đối tượng này lập
tức trở thành cục nam châm thu hút những cái loa dân chủ, nhân
quyền.
Thực tế, những cái được gọi là tác phẩm báo chí của các đối
tượng này, có thể thấy, báo chí chỉ là vỏ bọc để kết nối, tiếp xúc các
đối tượng, tổ chức có tư tưởng bất mãn về chính trị trong và ngồi
nước, qua đó tun truyền, xun tạc, bịa đặt, xâm phạm uy tín của
Đảng, Nhà nước.
Ngày 9/9/2021, 5 bị can của nhóm báo chí với cái tên có vẻ rất
sạch sẽ "Báo sạch", bị truy tố. Chỉ chờ có thế, trên các mạng xã hội,
một số tổ chức cá nhân lập tức phản ứng với luận điệu: “Ước mơ tự
do báo chí tan vỡ”, “Việt Nam bắt giữ các nhà báo độc lập”…Đặt ra
tôn chỉ hoạt động nghe rất thẳng thắn là “Độc lập với nguồn tin Kiểm chứng thông tin - Trung lập với chính trị”, thế nhưng, các thành
viên này phát tán thông tin chưa kiểm chứng, không đúng sự thật.
Nhìn lại những gương mặt này, có thể thấy, con đường dẫn họ
đến vành móng ngựa đều bắt nguồn từ lợi dụng tự do ngôn luận, tự


do báo chí để trục lợi cá nhân, hoặc tung tin xấu độc, xuyên tạc sự
thật, bôi nhọ Đảng, Nhà nước, kích động chống phá chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trải qua hơn 100 năm chiến tranh chống đế quốc xâm lược,
dân tộc Việt Nam đã không tiếc xương máu để đổi lấy độc lập, tự do.
Hơn ai hết, dân tộc này thấm thía thước đo và giá trị của những
quyền tự do ấy. Trong đó có tự do ngơn luận, tự do báo chí.
Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ln xác định, con người nằm ở vị
trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa
là mục tiêu của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Với tinh thần đó thì bảo vệ quyền con người là điều đương
nhiên mà Đảng, nhà nước sẽ quan tâm, đảm bảo. Qua đó cũng góp
phần thể hiện sự ưu việt của chế độ.
Tuy nhiên, nhân quyền phải được tôn trọng, nhưng vẫn không
thể nằm trên pháp luật, không thể đi ngược lại với lợi ích của quốc
gia, dân tộc.
Do đó, luận điệu thương vay, khóc mướn, gào thét cho dân
chủ, nhân quyền của Việt Nam sẽ chẳng mang đến một kết quả nào
hết. Đặc biệt, khi chân tướng những đối tượng đứng phía sau đều đã
được nhận diện đầy đủ, những kẻ nói thứ ngôn ngữ dân chủ, nhân
quyền hoang đường và lạc lõng để mưu toan thúc đẩy diễn biến hịa
bình, tiến tới lật đổ chế độ tại Việt Nam.
Tuy vậy, ông bà ta có câu "Lộng giả thành chân". Nếu những
thơng điệp giả dối này cứ lặp đi lặp lại, sẽ có lúc khiến người ta tin là
thật và gây hậu quả khơn lường. Do đó, đấu tranh, loại bỏ chúng ra
khỏi môi trường mạng sẽ là điều sẽ phải làm thường xun, liên tục.
Có thể thấy, đây là ví dụ chứng minh rõ nhất cho việc lợi dụng
quyền tự do báo chí, tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân được
Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 bảo vệ để đăng những
thông tin sai lệch sự thật, đi ngược lại đường lối của Đảng và Nhà


nước, mang tư tưởng cực đoan, hoạt động chống phá công khai,
quyết liệt để dưới danh nghĩa nhà báo tuyên truyền, xuyên tạc, bịa
đặt, xâm phạm uy tín của Đảng, Nhà nước. Đồng thời cũng vi phạm
Điều 9 Luật Báo chí năm 2016 về quy định những hành vi bị nghiêm
cấm.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước
Việt Nam luôn xác định việc bảo đảm, thực thi quyền tự do ngôn

luận, tự do báo chí ở Việt Nam là một trong những giải pháp quan
trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh
tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác,
trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam ln có tinh thần cầu thị,
tích cực tiếp thu, học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tiến bộ của
các quốc gia khác để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân.
Để bảo đảm quyền lợi, tự do chính đáng cho số đông công dân,
chúng ta cũng không chủ quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác,
tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch trần, kịp thời bác bỏ mọi âm
mưu của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị cố tình
lợi dụng tự do ngơn luận, tự do báo chí nhằm đưa ra những thơng tin
sai trái, xuyên tạc, tác động tiêu cực dư luận xã hội, xâm hại an ninh
truyền thông quốc gia, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Báo chí năm 2016
2. “Bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân”,
Báo quân đội nhân dân, < truy cập lần cuối
ngày 29/11/2022.
3. Trần Minh Chiêu, “Những điểm mới của Luật Báo chí 2016”, Cổng
thơng tin điện tử Sở thông tin và Truyền thông Bắc Giang,
< truy cập lần cuối ngày 29/11/2022.
4. “Vô căn cứ luận điệu “Việt Nam khơng có tự do internet”, xun
tạc tự do báo chí”, Báo điện tử VTV, < truy cập lần cuối ngày 29/11/2022
5.
/>%20gap%2010%20-%20Bao%20chi%20-%20Tieng%20Viet.pdf




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×