Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.82 KB, 18 trang )

1
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc ni
dưỡng và phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục - chăm sóc ni dưỡng.
3. Tác giả: Nguyễn Thị Nga - Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 19/07/1971
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm Mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Mầm non Thụy Phúc
Điện thoại: 0979.931.508

Email:

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100 %
4. Đồng tác giả: Khơng có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
+ Trường Mầm non Thụy Dương
+ Trường Mầm non Thụy Phúc
Địa chỉ: Xã Dương Phúc – Thái Thụy – Thái Bình
7. Thời gian áp dụng sang kiến
+ Trường Mâm non Thụy Dương
Thử nghiệm từ tháng 9/2018 – 05/2019
+ Trường Mầm non Thụy Phúc
Áp dụng: Từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2020


2
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc


ni dưỡng và phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý Giáo dục - chăm sóc ni dưỡng.
3. Mơ tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng đối với con người đặc biệt là đối
với trẻ em, vì cơ thể trẻ em đang phát triển và hoàn thiện nên cần nhu cầu cao về
dinh dưỡng. Riêng đối với bậc học mầm non, việc chăm sóc ni dưỡng trẻ được
đặt lên hàng đầu. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ, nếu trẻ
khơng được ni dưỡng tốt sẽ chậm lớn, cịi cọc, chậm phát triển về mọi mặt.
Ngược lại, nếu trẻ được chăm sóc đầy đủ sẽ mau lớn, khỏe mạnh phát triển tốt về
mọi mặt xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiện nay, tôi nhận thấy vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em là vấn đề đang
được toàn xã hội quan tâm. Chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng trong việc ăn
uống hàng ngày của trẻ, đó là nhu cầu thiết yếu khơng thể thiếu được trong đời
sống hàng ngày của con người và là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển,
hoạt động và học tập của trẻ. Vậy cần phải ăn uống như thế nào để đảm bảo dinh
dưỡng cân đối hài hòa giữa chất và lượng giúp trẻ phát triển toàn diện, giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng .
Việc duy trì cơng tác bán trú và nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng
cho trẻ nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc làm cần thường
xuyên và liên tục đã trải qua nhiều năm thực hiện. Thế nhưng ở mỗi địa phương,
mỗi trường thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng và phịng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ có sự khác nhau. Thực tế ở trường Mầm non Thụy Phúc cơng
tác chăm sóc ni dưỡng ln được chú trọng, tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm của
trường tuy đã giảm qua các năm song vẫn còn khá cao ở tỷ lệ trẻ thấp còi. Một số
giáo viên vẫn cịn coi trọng cơng tác giáo dục hơn cơng tác chăm sóc ni dưỡng


3
vì vậy trẻ vẫn chưa được quan tâm đúng mức và quan trọng hơn là cơng tác phịng

chống suy dinh dưỡng cho trẻ còn chưa được chú trọng, sự hiểu biết của các bậc
phụ huynh còn hạn chế do thiếu kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.
Từ thực trạng quản lý chỉ đạo chăm sóc và ni dưỡng trẻ, sự phối hợp trong
cơng tác xã hội hóa giáo dục và sự quan tâm đầu tư CSVC, với trách nhiệm là một
hiệu trưởng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp cho thấy sự cần thiết của việc đề xuất
pháp mới nhằm khắc phục nhược điểm của giải pháp đã thực hiện. Do đó, tơi chọn
đề tài: “ Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chăm sóc ni dưỡng và phịng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non” để có thể tìm ra giải pháp
phù hợp nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn trong công tác tổ chức bán trú của nhà
trường, nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng. Từ đó góp phần đẩy mạnh chất
lượng GD tồn diện của nhà trường đạt hiệu quả hơn.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp: Việc thực hiện các giải pháp tơi đề xuất trong
sáng kiến sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cách chế biến món ăn phong
phú hơn, hấp dẫn hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phương mình,
đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm. Giúp trẻ ăn ngon miệng,
ăn hết xuất, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nâng cao chất lượng
chăm sóc ni dưỡng trong nhà trường đồng thời nâng cao được nhận thức, trách
nhiệm của cán bộ giáo viên đối với nhiệm vụ này.
3.2.2. Nội dung giải pháp
Giáo dục mầm non là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo
dục mầm non thực hiện việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân
cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Vì vậy cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng là 1
trong nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ của nhà
trường. Việc nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng và phòng chống suy dinh


4
dưỡng cho trẻ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện trong nhà trường.
Với đề tài này tôi nghĩ rằng sau khi áp dụng sẽ tìm ra những biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng đáp ứng nhu cầu đổi mới hiện nay. Sau
đây là môt số biện pháp thực hiện trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc ni
dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non Thụy Phúc mà
tôi đã thực hiện
* Giải pháp 1: Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức về
chăm sóc ni dưỡng trẻ cho đội ngũ giáo viên và nhân viên nuôi dưỡng.
Nhà trường chú trọng trong công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo
viên , nhân viên nuôi dưỡng với các nội dung về cơng tác ni dưỡng, chăm sóc
sức khỏe, vệ sinh phịng bệnh- phịng dịch, đảm bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ.
a. Đối với giáo viên
Nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng cho giáo viên theo các nội dung
như: bồi dưỡng kiến thức vệ sinh chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, tổ chức giờ ăn
khoa học, kỹ năng lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ… qua tham dự các lớp
tập huấn do phòng GD, trường và hội phụ nữ tổ chức. Các kiến thức giáo dục dinh
dưỡng cho trẻ đã được giáo viên lồng ghép thông qua các môn học và các hoạt
động.
VD: Như qua các HĐ học, thông qua các giờ ăn trong lớp... cô lồng ghép giáo
dục din dưỡng, nhằm phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, nâng cao nhận biết
về dinh dưỡng cho trẻ. Qua hoạt động góc, đặc biệt là góc phân vai với trị chơi ''bé
tập làm nội trợ '' ở góc này trẻ đã được tự do trao đổi nghĩ ra các món ăn, cách chế
biến thể hiện một cách nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao. Trong các giờ học và hoạt động
vui chơi, giáo viên cần phải giải thích cho trẻ thấy được giá trị của từng loại thức ăn, ăn
uống đầy đủ sẽ làm cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, thông minh học giỏi, nếu ăn không
đủ chất sẽ gầy cịm ốm yếu. Từ đó trẻ hứng thú với giờ ăn hơn, có cảm giác thích ăn và
ăn ngon miệng hơn, đặc biệt đối với trẻ bị suy dinh dưỡng.


5

Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu về dinh dưỡng, trao đổi những vấn
đề chưa rõ. Đồng thời phối hợp với trạm y tế bồi dưỡng và cung cấp tài liệu cho
giáo viên về dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, kỹ năng thói quen kiểm tra sức khỏe trẻ
để giáo viên thực hiện tuyên truyền tới phụ huynh thơng qua góc tun truyền của
lớp, trao đổi qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ. Và tơi luôn sát sao chỉ
đạo giáo viên thực hiện tốt nội dung này, thường xuyên kiểm tra đánh giá góp ý để
giáo viên làm tốt hơn.
Thường xuyên quán triệt giáo viên thực hiện tốt việc tổ chức giờ ăn cho trẻ:
Vệ sinh rửa tay bằng xà phòng cho trẻ trước và sau khi ăn, động viên khuyến khích
trẻ ăn hết suất, kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải
mái, quan tâm đến trẻ suy dinh dưỡng trẻ lười ăn. Đồng thời giáo viên cần tổ chức
tốt giấc ngủ cho trẻ vì giấc ngủ cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng đối với
sự phát triển của trẻ. Việc tổ chức giấc ngủ trưa ở trường mầm non là có ý nghĩa thiết
thực quan trọng cho sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, cho nên chúng ta cần coi trọng
việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ khơng kém gì tổ chức ăn uống cho trẻ, tạo điều kiện
thuận lợi cho trẻ cảm thấy dễ chịu khi ngủ và tỉnh táo khi thức dậy, nhanh nhẹn hoạt
bát tham gia các hoạt động.
Giáo viên xây dựng lịch vệ sinh trong ngoài lớp hàng ngày, vệ sinh phịng lớp
sạch sẽ, khơng có mùi hơi khai, sàn nhà khô ráo; Hàng tuần tổng vệ sinh các
phịng, lau các cửa, khai thơng cống rãnh, giúp cho trẻ ln được hít thở khơng khí
trong lành, cơ thể khỏe mạnh phòng chống tốt các dịch bệnh.
b. Đối với nhân viên nuôi dưỡng
Hàng năm bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an tồn thực phẩm cho 100% nhân viên
ni dưỡng qua các lớp tập huấn do Phòng giáo dục phối hợp trung tâm y tế huyện tổ
chức, qua tìm kiếm thơng tin trên mạng có các nội dung về ni dưỡng trẻ mầm
non. (Năm học 2019- 2020 trường có 4/4 CBNV phụ trách nuôi dưỡng tham gia các
lớp tập huấn).


6

Tổ chức chuyên đề tại trường về “Đổi mới bữa ăn cho trẻ”, hay phối hợp với
cơng đồn tổ chức hội thi chế biến các món ăn ngon, hấp dẫn, sáng tạo và đảm bảo
đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Đặc biệt là chế biến bằng các nguồn thực
phẩm sẵn có ở địa phương, ở vườn trường. Tổ chức cho nhân viên nuôi dưỡng
tham quan học hỏi trao đổi kinh nghiệm tại một số điểm trường.
Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn ở tổ cùng nhau trao đổi, thảo luận về cách
chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến thực phẩm,
rau củ, quả, kỹ thuật chế biến thực phẩm, cách bảo quản thực phẩm….Hướng dẫn
cách thay thế thực phẩm, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỷ lệ các
chất dinh dưỡng trong ngày cho thích hợp với thực tế nguồn thực phẩmsẵn có ở địa
phương, đảm bảo cân đối, đủ chất.
* Giải pháp 2: Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được xem như là một nhiệm vụ trọng
tâm trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Từ nhận thức cơng tác
vệ sinh an tồn thực phẩm đóng vai trị quan trọng, thậm chí quyết định đến chất
lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn do đó tác động đến sức khoẻ và sự phát triển
của trẻ. Nhà trường đã thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt nguồn thực phẩm cung cấp
cho trẻ hàng ngày và quy định tất cả các loại thực phẩm đều phải ký hợp đồng
cung cấp chặt chẽ. Nguồn cung cấp thực phẩm phải có đủ điều kiện: Chủ nguồn
cung cấp có giấy chứng nhận sức khỏe tốt, giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đảm
bảo ATTP, ký cam kết về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo giá cả
hợp lý ổn định. Thực phẩm hợp đồng phải tươi ngon, hàng ngày được nhận vào
buổi sáng và kiểm tra đảm bảo về chất lượng, có sự chứng kiến và ký kết của phụ
huynh. Nếu thực phẩm không đảm bảo như ẩm mốc, ôi thiu, dập nát kém chất
lượng không nhận và cắt hợp đồng.
Năm học 2019- 2020 nhà trường đã quy hoạch vườn rau của bé, giao cho
nhân viên ni dưỡng trồng và chăm sóc để trẻ được trải nghiệm đồng thời cung
cấp đủ các loại rau, củ, quả theo mùa cho trẻ ăn. Đảm bảo được vệ sinh an toàn



7
thực phẩm và thực phẩm trong các bữa ăn của trẻ thêm phần phong phú. Ngồi ra
nhà trường cịn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh về nguồn rau sạch cho
trẻ. ( Tiêu biểu bà Nguyễn Thị Cúc phụ huynh lớp 5 tuổi, bà Nguyễn Thị Bùi phụ
huynh nhóm trẻ 13- 24 tháng).
Để tổ chức ni ăn bán trú được duy trì và phát triển có chất lượng thì việc
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng cho nhà bếp là hết sức cần thiết. Việc
đảm bảo an tồn thực phẩm ở đây khơng chỉ quan tâm đến thực phẩm mà còn phải
quan tâm đến các đồ dùng, dụng cụ đảm bảo vệ sinh khơng gây độc cho trẻ thì
dụng cụ sơ chế, chế biến là một yếu tố vơ cùng quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu
tháng 8 để chuẩn bị cho năm học mới, nhà trường đã chỉ đạo bộ phận phụ trách
kiểm kê, rà soát những đồ dùng, dụng cụ đã cũ, hỏng hay còn thiếu để bổ sung kịp
thời. Ban giám hiệu tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương về tầm quan trọng
của việc đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho nuôi ăn bán trú. Huy
động các nguồn lực hỗ trợ để đầu tư trang thiết bị nuôi ăn bán trú, đáp ứng điều
kiện an toàn hợp vệ sinh.
Chỉ đạo nhà bếp lên lịch vệ sinh hàng ngày, hàng tuần thực hiện nghiêm túc.
Dụng cụ để chế biến thực phẩm ở bếp phải an toàn vệ sinh và những dụng cụ đựng
thức ăn chín như xoong, bát, thìa phải được tráng qua nước sôi trước khi cho trẻ
ăn. Hàng tuần tổng vệ sinh nhà bếp, khơi thông cống rãnh. Cô nuôi được trang bị
đầy đủ trang phục, như tạp dề, mũ, khẩu trang, được khám sức khỏe định kỳ, móng
tay cắt ngắn và có thói quen rửa tay bằng xà phịng trước khi chế biến.....
Ngồi ra cịn phải quan tâm đến mơi trường đặc biệt là nguồn nước vì nước
là nguyên liệu không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ. Nhà
trường đã sử dụng nguồn nước sạch, thực phẩm được chế biến đúng theo quy trình
bếp một chiều, đảm bảo cho trẻ ăn chín, uống sơi… có bình ủ ấm nước bằng inoc
về mùa đông cho trẻ. Nhà trường còn phối kết hợp với trạm y tế, hội phụ huynh
thường xuyên kiểm tra bếp ăn, nơi chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa thực phẩm,
tủ lưu trữ thức ăn… . Vì vậy trong những năm qua khơng có trường hợp xảy ra ngộ



8
độc thức ăn do ăn uống tại trường, qua kiểm tra đánh giá của các cấp trường đạt vệ
sinh an tồn thực phẩm tạo được lịng tin của phụ huynh.
* Giải pháp 3: Xây dựng thực đơn - khẩu phần ăn cân đối, hợp lý.
Việc xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn cân đối hợp lý đã được nhà trường
rất coi trọng, cụ thể lên thực đơn phải ngon phù hợp với trẻ, chọn thực phẩm phải
dễ tìm theo mùa, sử dụng nhiều loại thực phẩm trong ngày, đáp ứng đủ nhu cầu
năng lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, giúp trẻ dễ tiêu hóa, hấp thu
tốt để phát triển.
Để nâng cao cất lượng bữa ăn thì cần căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng
độ tuổi để xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn phù hợp cho trẻ. Năm học 20192020 khẩu phần ăn của trẻ được tính trên phần mềm Nutriall. Qua nghiên cứu phần
mềm dinh dưỡng Nutriall thấy được nhu cầu cung cấp năng lượng của mỗi độ tuổi
khác nhau và từ thực tế điều kiện đóng ghóp của phụ huynh phục vụ trẻ ăn tại
trường, tôi trao đổi với phụ huynh để kết hợp đảm bảo cung cấp đầy đủ năng
lượng, dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Mức thu tiền ăn được điều chỉnh hàng năm phù
hợp với giá cả thực phẩm, để đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ, mức thu hiện nay
nhà trường thu là: 12.000đồng/ ngày/ trẻ ( gạo góp riêng theo từng độ tuổi).
Ví dụ: Trẻ mẫu giáo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng của 1 trẻ trong 1
ngày là: 1230Kcal – 1330Kcal, năng lượng cần cung cấp cho trẻ ở trường từ 50%
đến 55% tổng năng lượng ( 665- 676 Kcal). Hiện nay với mức ăn ở trường đạt 635
Kcal = 95%.
Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu
trẻ ăn nhiều mà khơng hoạt động dẫn đến thừa năng lượng gây ra hiện tượng béo
phì, nếu để trẻ đói ăn khơng đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn
đến hiện tượng trẻ bị suy dinh dưỡng. Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu
cơ thể.



9
- Các chất dinh dưỡng phải theo tỷ lệ cân đối và thích hợp ( Cân đối giữa các
chất dinh dưỡng: P- G- L, vitamin và chất khoáng, giữa thức ăn nguồn gốc động
vật và thực vật).
Bên cạnh đó chú ý đến xây dựng thực đơn phải phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương vừa rẻ tiền mà giá trị dinh dưỡng lại cao phù hợp với trẻ. Khơng
có một loại thực phẩm nào đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của
cơ thể. Do đó khi xây dựng thực đơn mỗi ngày cần chú ý cho trẻ được ăn đầy đủ
các loại thức ăn khác nhau trong 4 nhóm thực phẩm, (Nhóm tinh bột, nhóm giàu
chất đạm, nhóm thực phẩm giàu chất béo, nhóm thực phẩm giàu vitamin và chất
khống) , mỗi nhóm phải thay đổi lượng theo từng bữa, từng ngày để phong phú và
hấp dẫn trẻ.
Chỉ đạo nhân viên cấp dưỡng phối kết hợp cùng giáo viên trên lớp tìm hiểu
tâm lý, sở thích của trẻ đề từ đó lựa các chọn thực phẩm theo thực đơn và áp dụng
một số cách chế biến thực phẩm nấu ăn cho trẻ được trẻ u thích, từ đó trẻ ăn
ngon miệng, ăn hết suất
Phối hợp cùng với cơng đồn nhà trường phát động đến tổ cơng đồn sưu tầm
món ăn qua các hội thi dinh dưỡng, cải tiến chế biến món ăn phù hợp với trẻ. Dưới
đây là bảng thực đơn theo tuần, tôi cùng tổ nuôi dưỡng đã phối hợp, xây dựng và
hiện đang thực hiện tại trường:
Thứ

Hai

Bữa ăn
Sáng
Chiều

Món ăn

- Trứng tráng thịt
- Canh cáy rau mồng tơi, mướp
- Cháo thịt lợn cà rốt, uống sữa ghigo
- Thịt bị sốt bí đỏ

Ba



Sáng

- Canh don nấu rau cải

Chiều

- Cháo thịt bị bí đỏ, uống sữa ghigo

Sáng

- Thịt gà rim


10

- Canh don nấu rau đay mướp
Chiều

Năm

Sáng

Chiều

Sáu

Sáng
Chiều

- Cháo xương , uống sữa ghigo
- Thịt băm sốt cà chua
- Canh xương nấu bí xanh+ cà rốt
- Cháo đỗ xanh, uống sữa ghigo
- Tôm rim thịt
- Canh tôm nấu bầu
- Cháo thập cẩm, uống sữa ghigo

*Giải pháp 4: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động xã hội hoá
giáo dục, phối hợp các ban nghành địa phương- Hội phụ huynh trong công tác
chăm sóc ni dưỡng trẻ.
Như chúng ta đã biết với đặc thù của giáo dục Mầm non, phụ huynh nông
thôn là thích cụ thể, ngắn gọn, mắt thấy tai nghe. Vậy muốn để họ nhận thức đúng
tiếp thu nhanh những kiến thức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm
sóc ni dưỡng trẻ thì phải chứng minh từ thực tế. Các kỳ họp phụ huynh tôi cùng
các đồng chí trong ban giám hiệu đã dành 1 phần thời gian họp để báo cáo tọa đàm
về kiến thức dinh dưỡng cho trẻ Mầm non “dinh dưỡng hợp lý và cân đối, lựa chọn
thực phẩm an tồn”..., thơng báo sức khỏe trẻ suy dinh dưỡng để phụ huynh nắm
được và có sự kết hợp cùng nhà trường chăm sóc riêng cho các cháu.
Ban giám hiệu nhà trường chủ động phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền,
các ban nghành đoàn thể như: Hội phụ nữ, Trạm y tế để xây dựng nội dung, hình
thức tun truyền cụ thể có hiệu quả. Thông qua đài truyền thanh xã nhà trường
thường xuyên cung cấp các tin bài phổ biến kiến thức rộng rãi, kinh nghiệm và kết

quả chăm sóc trẻ của trường đến cộng đồng.
Ví dụ: Phối hợp cùng hội phụ nữ, trạm y tế tổ chức hội thảo phổ biến kiến
thức nuôi dạy con, hội thi dinh dưỡng trẻ thơ, cơng tác phịng chống dịch bệnh.


11
Bằng nhiều biện pháp hình thức linh hoạt đã giúp cho các bậc phụ huynh
nắm và hiểu được kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ như:
- Nhu cầu dinh dưỡng cho từng trẻ theo độ tuổi
- Cách cho trẻ ăn bổ xung
- Phương pháp chăm sóc trẻ khi bị bệnh
- Các điều kiện chăm sóc trẻ ở trường, ở nhà và cách phòng chống dịch bệnh
Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xun chỉ đạo các nhóm lớp trang trí
tun truyền về dinh dưỡng cho trẻ, cách phòng chống dịch bệnh tại các nhóm lớp,
tại trường bằng pano, bảng tin, bảng theo dõi sức khoẻ trẻ, trên trang nhóm zalo
của lớp ... Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình
hình của trẻ. Mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao đổi
ngay với phụ huynh để kịp thời phối hợp giúp trẻ phát triển tốt, an toàn nhất. Tư
vấn cho phụ huynh về cách lựa chọn thực phẩm, lên thực đơn phù hợp với trẻ, đảm
bảo cân đối, đủ chất, đủ lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm …nhất là trao đổi về
cách chăm sóc cho trẻ khi trẻ đã bị mắc bệnh. Qua đó khơng chỉ giúp phụ huynh có
thêm kiến thức chăm sóc con cái mà các cơ cịn có thể nhận được từ phụ huynh
những kinh nghiệm hay để vận dụng trong công tác chăm sóc trẻ.
Tổ chức cho phụ huynh tham gia trực tiếp nấu ăn cho trẻ, xem cách chế
biến món ăn của cơ ni, dự giờ ăn của trẻ. Từ đó phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà
trường trong công tác chăm sóc ni dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối
với cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Nhà trường cịn tích cực tun truyền làm tốt công tác XHH huy động các
nguồn lực hỗ trợ về vật chất và tinh thần để nâng cao chất lượng chăm sóc ni
dưỡng. Năm học 2019- 2020 nhà trường nhận được sự hỗ trợ của UBND xã, các

bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm với cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ bằng sữa,
quà tặng (1tủ lạnh lưu mẫu thức ăn, 7 bình nước ủ ấm, 2 quạt hơi nước, 7 máy đo
thân nhiệt…) tổng trị giá là 31.840.000đ. Hội phụ nữ hàng năm đã hỗ trợ nhà
trường phân bón chăm sóc vườn rau của trẻ đảm bảo có đủ rau sạch.


12
Đặc biệt nhà trường cịn làm tốt cơng tác tham mưu được ĐU- UBND xã chỉ
đạo hội Cựu chiến binh phối hợp trồng và chăm sóc vườn chuối cho các cháu.
Hàng năm với thu hoạch bình quân được 25 - 30 buồng chuối bổ xung vào bữa ăn
hàng ngày của trẻ nâng cao tỷ lệ dinh dưỡng, được lãnh đạo các cấp đánh giá cao.
Những việc làm của nhà trường luôn được Đảng uỷ- UBND xã quan tâm,
phụ huynh tin tưởng. Chính vì vậy tỷ lệ huy động trẻ tới trường cao ( đến thời điểm
hiện tại MG vào học 131/131 cháu= 100%; Nhà trẻ vào học 64/80 cháu= 80% ), tỷ
lệ trẻ ăn bán trú ở trường đạt tỷ lệ 100%.
* Giải pháp 5: Chỉ đạo quản lí theo dõi sức khoẻ của trẻ đúng quy định
Để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ, hàng năm nhà trường đã tổ chức
kiện tồn ban chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh mời đại diện hội phụ huynh
và trạm y tế tham gia. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã phối hợp với trạm y tế
và giáo viên trên lớp để cân đo kiểm tra tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì, thấp cịi của
trẻ để có biện pháp khắc phục. Nhà trường có đầy đủ hồ sơ theo dõi sức khỏe trẻ
đảm bảo cập nhật thường xun chính xác, giao cho đ/c Phó hiệu trưởng cán bộ
phụ trách công tác y tế quản lý theo dõi.
Phối hợp với trạm y tế xã, TT y tế huyện khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ 3
lần/ năm ( vào tháng 9/2019; 12/2019 và tháng 5/2020), qua khám sức khoẻ phát
hiện những cháu mắc bệnh giáo viên thông báo với phụ huynh để có biện pháp
điều trị kịp thời. Các cháu được cân đo chấm biểu đồ chính xác, giáo viên đưa vào
bảng theo dõi sức khoẻ tại lớp và thơng báo để phụ huynh nắm được tình hình sức
khoẻ của con em mình cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc tốt cho trẻ, nhất là
trẻ suy dinh dưỡng cần phải có chế độ ăn uống riêng ở nhà cũng như ở trường.

( Trẻ SDD ăn thêm 2 bữa/ tuần bằng trứng và sữa phụ huynh tự góp trị giá
40.000đ/ tháng). Trẻ suy dinh dưỡng được cân đo hàng tháng để điều chỉnh chế độ
ăn bổ xung kịp thời phù hợp. Đối với những cháu sụt cân, giữ cân nhà trường yêu
cầu giáo viên tìm hiểu nguyên nhân: Do ốm đau, hay do trẻ lười ăn, trẻ ăn nhiều


13
quà vặt trước khi ăn, gia đình cho trẻ ăn khơng đủ chất khơng đúng giờ... Để từ đó
trao đổi với phụ huynh có hướng khắc phục và chăm sóc trẻ tốt hơn.
*Giải pháp 6: Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát
Kiểm tra là một việc làm thường xuyên của nhà trường nhằm đánh giá việc
thực hiện của GVNV và kết quả trên trẻ. Hàng năm nhà trường tổ chức kiểm tra
tay nghề của nhân viên nuôi dưỡng, kết hợp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chăm sóc vệ sinh cá nhân trẻ của giáo viên,
chú trọng việc hình thành thói quen tốt ở trẻ về giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh
chung trong sinh hoạt hàng ngày. Kiểm tra bằng nhiều hình thức:
+ Kiểm tra đột xuất
+ Kiểm tra định kỳ
+ Nội dung: Kiểm tra thực phẩm, kiểm tra chế biến, kiểm tra xuất nhập kho,
kiểm tra đánh giá sự phát triển của trẻ qua biểu đồ; Dự giờ ăn để đánh giá chất
lượng và thói quen trong ăn uống của trẻ.
Sau kiểm tra trao đổi góp ý thẳng thắn rút kinh nghiệm, biểu dương những
cá nhân thực hiện tốt. Qua kiểm tra đã nâng cao được ý thức trách nhiệm, ý thức tự
học tực rèn để bồi dưỡng tay nghề cho GVNV.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đề tài được nghiên cứu và Thử nghiệm tại Trường Mầm non Thụy Dương;
áp dụng tại trường mầm non Thụy Phúc- xã Dương Phúc – huyện Thái Thụy – tỉnh
Thái Bình
Có thể áp dụng ở các đơn vị khác cũng có điều kiện thực tế giống như ở
trường tơi.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp
Qua thực hiện các biện pháp chỉ đạo “Nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng


14
chống suy dinh dưỡng” cho trẻ năm học 2019 – 2020 trường Mầm non Thụy Phúc
đã đạt được một số kết quả sau:
- Bản thân tôi và giáo viên đã tích lũy cho mình được rất nhiều kinh nghiệm
trong việc kết hợp, thay thế các loại thực phẩm với nhau để có được những bữa ăn
phong phú, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, kiến thức kỹ năng thực
hành của giáo viên, nhân viên nuôi được nâng lên rõ rệt.
- Nâng cao được nhận thức của cộng đồng xã hội, phụ huynh học sinh và
cán bộ giáo viên về vai trị của giáó dục dinh dưỡng với trẻ mầm non và nhất là
việc nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ăn bán trú
tại trường mầm non.
- Nhà trường đã làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục và huy động được các
nguồn lực hỗ trợ kinh phí mua sắm tu sửa cải tạo cơ sở vật chất phục vụ cơng tác
ni dưỡng. Quy hoạch được vườn rau và có rau sạch phục vụ cho các bữa ăn của
trẻ, được hội phụ nữ, phụ huynh đồng thuận ủng hộ. Các cháu được ăn uống đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để sảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Nhà trường có bếp quy hoạch theo hướng một chiều với đầy đủ trang thiết
bị phục vụ công tác nuôi ăn bán trú đảm bảo hợp vệ sinh. 100% các nhóm lớp có
đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân trẻ, có đủ đồ dùng đảm bảo cho cơng tác chăm sóc
ni dưỡng.
- Thực hiện tốt công tác vệ sinh ATTP nên nhiều năm qua chưa có vụ ngộ
độc thức ăn nào xảy ra trong trường. Bếp ăn nhà trường được các cấp đánh giá là
bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phụ huynh tin tưởng,tỉ lệ trẻ ăn bán trú
tại trường đạt 100%.
- Khai thác sử dụng tốt phần mềm dinh dưỡng Nutriall thường xuyên hàng

ngày, xây dựng thực đơn, xây dựng khẩu phần đảm bảo năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
- Bộ phận nuôi dưỡng nắm được nguyên tắc xây dựng thực đơn cho trẻ theo
từng lứa tuổi, cân đối phù hợp tỷ lệ các chất, các bữa trong ngày của trẻ. Trẻ hàng


15
ngày ăn ngon miệng, hết xuất, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng do đó trẻ
trường chúng tơi sau mỗi đợt cân, đo tỷ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi đều giảm. Mọi hoạt
động ăn, ngủ, học tập sinh hoạt vệ sinh của trẻ đã trở thành thói quen và nề nếp tốt,
trẻ nhanh nhẹn hồn nhiên tỷ lệ trẻ mắc bệnh giảm.
STT

Cân nặng

Chiều cao

Số

Bình

Trẻ SDD

Trẻ

trẻ

thường

nhẹ cân


SDD

Bình thường

Thấp cịi

Thấp

độ 1

còi độ

nặng
9/2019 170
5/2020

2

165= 97%

5= 3%

0

162= 95%

8= 5%

190 188=99%


2= 1 %

0

184= 97 %

6= 3%

0
0

Một kết quả tôi nghĩ là thành công lớn nhất mà trường Mầm non Thụy Phúc
đạt đựơc đó là niềm tin của nhiều thế hệ phụ huynh đối với bậc học Mầm non nói
chung và trường Mầm non Thụy Phúc nói riêng. Do vậy nhiều năm qua chưa có
một kiến nghị nào của phụ huynh về khâu quản lý ăn uống của trẻ trong nhà
trường, từ đó ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường gia đình, xã hội được
nâng lên rõ rệt.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
Chị sửa theo nội dung của chị
Họ và tên

Năm
sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh


Trình
độ CM

1

Bùi Thị Hiền

1985

MN T.Dương

Hiệu
trưởng

ĐH

2

Đoàn Thị Oanh 1965

MN T.Dương

PHT

ĐH

3

Bùi Thị Man


1964

MN T.Dương

PHT



4

Bùi Thị ly

1981

MN T.Dương

CTCĐ

ĐH

5

Bùi Thị Thoi

1975

MN T.Dương

TTMG


ĐH

- Cập nhật phần
mềm phổ cập

6

Lã Thị Liễu

1965

MN T.Dương

TTNT



7

Tập thể CBGV

- Xây dựng tạo
cảnh quan môi
trường trong và

STT

MN T.Dương

Nội dung công

việc hỗ trợ
- Triển khai kế
hoạch điều tra
và huy động số
lượng trẻ
- Điều tra số
lượng trẻ trong
địa bàn xã.


16
ngồi lớp học

3.6. Các thơng tin cần được bảo mật: Không
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Năm ngoái của em chị tham khảo nhé
Cơ sở vật chất nhà trường, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, Cảnh quan môi trường
Con người: Các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội; Đội ngũ cán bộ giáo viên,
phụ huynh trường mầm non
Phần mềm phổ cập giáo dục

Để trẻ luôn khỏe mạnh phát triển một cách toàn diện, sau này trở thành những
chủ nhân tương lai của đất nước thì việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ là vô
cùng quan trọng. Bởi vậy mà việc cải thiện chế biến nâng cao chất lượng bữa ăn
cho trẻ là hết sức cần thiết. Để áp dụng hiệu quả các giải pháp của sáng kiến cần:
- Đội ngũ CBGVNV cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm chăm sóc ni
dưỡng trẻ, phải tích cực học hỏi nâng cao trình độ chun mơn, thường xun bồi
dưỡng những kiến thức, kỹ năng về cơng tác chăm sóc ni dưỡng cho trẻ trong
trường mầm non dưới nhiều hình thức, với nhiều kênh thông tin khác nhau. Nhà
trường tạo điều kiện cho nhân viên nuôi dưỡng đi học tập tham quan tại các đơn vị

để trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
- PGD tiếp tục mở các lớp tập huấn cho GV và NV ni dưỡng về cơng tác
chăm sóc ni dưỡng trẻ. Mở các lớp chuyên nghành nấu ăn cho nhân viên nuôi
dưỡng.
- Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra trong cơng tác chăm sóc ni dưỡng
trẻ, để nâng cao trách nhiệm của CBGVNV và tìm ra những điểm đã làm tốt để
phát huy, những điểm hạn chế để kịp thời khắc phục.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để huy động sự đồng thuận của lãnh
đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, các bậc phụ huynh và nhân dân về vấn đề


17
chăm sóc ni dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó huy động kinh phí để đầu tư cơ sở vật
chất và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc ni dưỡng.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên phải đạt chuẩn trở lên và đạt yêu cầu: Tâm - TầmTài, có sự đồn kết nhất trí, lịng nhiệt tình, u nghề mến trẻ, ln nêu cao tinh
thần trách nhiệm. Đây là điều kiện tiên quyết để quyết định sự thắng lợi nhiệm vụ
năm học về công tác chăm sóc ni dưỡng trẻ.
3.8. Tài liệu kèm: Khơng
4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan những nội dung trong báo cáo là do tôi nghiên cứu tìm
hiểu, học tập qua thực tế chăm sóc giáo dục trẻ. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền sở
hữu đối với nội dung của sáng kiến, tơi hồn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
nhà trường, lãnh đạo cấp trên.
Trên đây là “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bữa ăn và
phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường Mầm non” Tôi rất mong nhận
được sự góp ý bổ sung của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để bản sáng kiến của
tôi được hoàn thiện và đạt hiệu quả tốt hơn.
Dương Phúc,ngày 26 tháng 5 năm 2020
ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Lê Thị Nhu

Nguyễn Thị Nga


18



×