Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.27 KB, 17 trang )

Phần I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG

1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc khu vực Nam Bộ, trong vùng phát triển kinh tế
trọng điểm phía Nam, nơi hội lưu của các con sơng như sơng Đồng Nai và sơng Sài
Gịn. Thành phố Hồ Chí Minh trải dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam, có tọa độ địa
lý từ 10022’13” đến 11022’17” vĩ độ Bắc và 106001’25” đến 107001’10” kinh độ
Đơng, giáp ranh với các tỉnh:
- Phía Đơng và Đơng Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; phía Đơng Nam giáp tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An, Tiền Giang; phía Tây Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh.
- Phía Nam giáp biển Đơng.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 209.554,47 ha, gồm 19 quận: 1, 2, 3, 4,
5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gị Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Thủ Đức, Bình
Tân, Tân Phú và 5 huyện: Củ Chi, Hóc Mơn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơ thị lớn nhất cả nước, một trong những đầu mối
kinh tế lớn hội đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường
sắt, đường hàng không, nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.
Hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn nối liền với các cảng trong nước và thế
giới (như khu cảng Sài Gòn, khu cảng Nhà Bè, khu cảng Cát Lái...).
Hệ thống đường bộ có Quốc lộ 1A nối liền Thành phố với các tỉnh phía Bắc
và các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long; Quốc lộ 22 đi Tây Ninh nối liền với
Campuchia; Quốc lộ 13 qua Bình Dương, Bình Phước nối liền với Quốc lộ 14 kéo
dài suốt Tây nguyên; Quốc lộ 51 nối liền với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu;
Quốc lộ 50 đi Long An, Tiền Giang và nhiều tỉnh lộ nối trực tiếp với các tỉnh xung
quanh.


Thành phố cũng là đầu mối cuối cùng của đường sắt thống nhất Bắc - Nam.
Sân bay Tân Sơn Nhất là một sân bay quốc tế lớn của nước ta.


Nhìn chung, vị trí của Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
thành một đô thị hiện đại, một trung tâm kinh tế lớn và năng động ngang tầm các
nước trong khu vực. Song đó cũng là nhân tố gây sức ép mạnh mẽ đến môi
trường và đất đai của Thành phố.
1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, thấp, có một phần
diện tích dạng đất gị ở phía Bắc và Đông Bắc với độ cao giảm dần theo hướng
Đông Nam. Địa hình Thành phố có thể chia thành bốn dạng chính:
- Dạng đất gị cao:
Có độ cao biến thiên từ 4 đến 32 m. Trong đó phần diện tích có độ cao từ 4 –
10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích tự nhiên; phần diện tích có độ cao trên 10 m
chiếm khoảng 11% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở
huyện Củ Chi và một phần ở Quận 9, Thủ Đức.
- Dạng đất bằng thấp:
Chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Độ cao 2 - 4 m, điều kiện tiêu thoát
nước tương đối thuận lợi. Phân bố chủ yếu ở các quận nội thành, một phần ở Thủ
Đức, Hóc Mơn nằm dọc theo sơng Sài Gịn và phía Nam huyện Bình Chánh.
- Dạng trũng thấp, lầy ở phía Tây Nam:
Chiếm khoảng 34% diện tích tự nhiên, độ cao phổ biến từ 1 - 2 m. Phân bố
dọc theo kênh An Hạ, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tam Tân, Thái Mỹ kéo dài từ các
huyện Bình Chánh đến Củ Chi, khu vực trung tâm huyện Nhà Bè, Bưng Sáu Xã
của Thủ Đức (cũ) và phía Bắc huyện Cần Giờ.
- Dạng trũng thấp mới hình thành ven biển:
Chiếm khoảng 21% tổng diện tích tự nhiên. Dạng địa hình này có độ cao
phổ biến khoảng 0 - 1 m, nhiều nơi có độ cao thấp hơn mực nước biển, nhìn chung
đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày.

1.3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo với hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 đến tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ:


Nhiệt độ cao đều trong năm và ít thay đổi, trung bình cả năm khoảng 28 0C
(dao động trong khoảng 26,6 - 30,10C). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất
và tháng lạnh nhất khoảng 40C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4, thấp nhất là
tháng 12.
Lượng bức xạ dồi dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự
khác biệt về cấu trúc mùa. Mùa khơ có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao
vào tháng 4 và 5 (đạt 400 - 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp
hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.
- Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 75%. Có sự chênh lệch rõ rệt theo mùa.
- Lượng mưa:
Lượng mưa thay đổi theo từng khu vực và phân bố không đều, tập trung chủ
yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất vào tháng 7 hoặc tháng 10
- Chế độ gió:
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió
mùa chủ yếu: Từ ngồi biển Đơng thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc (thịnh
hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4); Từ Ấn Độ Dương thổi về
theo hướng Tây Nam - Đông Bắc (thịnh hành trong khoảng thời gian từ tháng 6
đến tháng 10).
Ngồi ra cịn có hướng gió từ phương Bắc thổi về, đây là hướng gió thịnh
hành trong tháng 11, 12 và tháng 1. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa
quan trọng trong việc bố trí các khu cơng nghiệp, dân cư, nhất là các ngành cơng
nghiệp có khả năng gây ơ nhiễm khơng khí.

1.4. Thuỷ văn
Thành phố nằm giữa hai sơng lớn là sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ Đông và
chịu ảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai.
- Sông Đồng Nai:
Là sông lớn nhất trong hệ thống Đồng Nai - Sài Gịn. (Sơng Đồng Nai nối
thơng qua sơng Sài Gịn bằng hệ thống kênh Rạch Chiếc). Tại địa phận Quận 9,
sơng rộng 400 - 600 m. Lịng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung
bình 12 - 15 m, dịng chảy trung bình 500 m3/s.


- Sơng Sài Gịn:
Là sơng có độ dốc nhỏ, lịng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa do vậy thuỷ
triều truyền vào rất sâu và mạnh. Chế độ thuỷ văn, dòng chảy của các kênh rạch
trong Thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sơng Sài Gịn.
- Sơng Vàm Cỏ Đơng:
Sơng Vàm Cỏ Đơng có rất nhiều sơng nhánh nối với hệ thống kênh rạch khu
vực Tây Nam Thành phố.
- Hệ thống kênh rạch của Thành phố có thể khái quát làm hai hệ thống
chính:
Hệ thống các kênh rạch đổ vào sơng Sài Gịn với hai nhánh chính là rạch
Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Hệ thống kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi, kênh Tẻ như rạch Tân
Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá - Lò Gốm... Đặc điểm của các kênh rạch này là
chúng tương đối độc lập và bắt nguồn từ vùng đất cao.
Nét nổi bật chi phối tất cả các chế độ dòng chảy trong khu vực Thành phố là
sự xâm nhập của thuỷ triều. Phân tích biên độ dao động của thuỷ triều tại các trạm
Bến Lức, Gò Dầu Hạ (trên sông Vàm Cỏ Đông), các trạm Nhà Bè, Phú An, Thủ
Dầu Một (trên sơng Sài Gịn) cho thấy biên độ dao động thuỷ triều dọc sơng Sài
Gịn thay đổi và giảm dần từ cửa sông đến Dầu Tiếng và biên độ dao động của thuỷ
triều trên sông Vàm Cỏ Đơng nhỏ hơn trên sơng Sài Gịn rất nhiều. Với chế độ

dòng triều như vậy cho nên hầu như các ảnh hưởng và sự trao đổi dịng chảy giữa
hai sơng Sài Gịn và Vàm Cỏ Đơng rất yếu và đó cũng là nguyên nhân tạo ra các
giáp nước (nơi dòng chảy đổi chiều, tốc độ dòng chảy bằng 0 hoặc gần bằng 0)
trên sông Bến Lức và kênh Thầy Cai.
2. Các nguồn tài nguyên
2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu khảo sát thổ nhưỡng, trên địa bàn các huyện và quận ven Thành
phố Hồ Chí Minh, có 6 loại đất chính sau đây:
2.1.1. Đất cát:
Đất cát có diện tích 6.704 ha, chiếm 3,2% diện tích tự nhiên. Phân bố ở
huyện Cần Giờ.


Đất có tỷ lệ cấp hạt cát cao (76 - 85%), trong đó cấp hạt cát mịn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng số các cấp hạt (47 - 53%), tỷ lệ cấp hạt sét và limon rất
thấp (15 - 17%). Đất cát nghèo mùn, đạm, lân và kali.
2.1.2. Đất mặn:
Với diện tích 25.559 ha, chiếm khoảng 12,2% diện tích tự nhiên. Phân bố
tập trung ở huyện Cần Giờ.
Loại đất này hình thành trên trầm tích sơng, biển và đầm lầy biển bị xâm
nhập mặn hơi chua ở tầng mặt (pH < 5), các tầng ở dưới ít chua đến trung tính, đạt
trị số pH 6,5 - 7 ở độ sâu trên 100 cm.
Đất có thành phần cơ giới nặng; Các chỉ tiêu độ phì ở mức trung bình
khá, hàm lượng chất hữu cơ giàu (2,5 - 3,5%), hàm lượng đạm tổng số tương
đối cao (0,2%). Đất mặn thích hợp cho việc trồng rừng, đặc biệt đối với cây
đước, sú, vẹt,...
2.1.3. Đất phèn:
Chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 57.613 ha, chiếm 27,5%
diện tích tự nhiên. Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nước kém như: phía
Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sơng Đồng Nai, Sài Gịn và phía Bắc huyện

Cần Giờ.
Đất phèn được hình thành trên trầm tích đầm lầy biển (đầm mặn). Trong điều
kiện yếm khí phèn ở dạng tiềm tàng, trong phẫu diện chỉ có tầng Pyrite. Khi có q
trình thốt thuỷ, tạo ra mơi trường oxy hố, tầng Pyrite chuyển thành tầng Jarosite làm
cho đất chua đồng thời giải phóng nhôm gây độc hại cho cây trồng.
Tầng sinh phèn và tầng phèn thường rất nông, nhiều nơi phát hiện ngay ở
tầng đất mặt, hàm lượng lưu huỳnh và các độc tố Fe 2+, Fe3+, Al3+ rất cao. Nhìn
chung đất có độ pH thấp, hàm lượng Cl - và các muối tan rất cao vì đất thường
xuyên chịu ảnh hưởng của nước biển làm cho đất phèn trở nên phức tạp và diễn
biến nhanh chóng theo chiều hướng bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường.
Mg2+ và Na2+ chiếm vai trị chính trong thành phần các cation trao đổi.
Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, cùng với sự tích luỹ muối
phá vỡ các keo đất làm cho đất dính dẻo khi ướt, nứt nẻ và cứng khi khơ. Do đất
phèn được hình thành trên trầm tích Holocen, cùng với q trình trầm tích là q
trình vùi lấp các thân xác thực vật biển trong điều kiện yếm khí nên đất phèn
thường rất giầu các hợp chất hữu cơ (5 - 12%).


Các loại đất phèn có tầng sinh phèn sâu, khơng cịn chịu ảnh hưởng của
nước biển và thường có nguồn nước tưới. Hiện nay, đất phèn đã được khai thác
trồng lúa 2 - 3 vụ, rau màu và các loại cây ăn quả. Cịn lại một diện tích lớn các đất
phèn có tầng sinh phèn nơng, cịn chịu ảnh hưởng của thuỷ triều được sử dụng cho
việc trồng và bảo vệ rừng ngập mặn.
2.1.4. Đất phù sa:
Có diện tích khoảng 26.397 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên, trong đó
loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 2,5%. Phân bố chủ yếu ở vùng Nam Bình
Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Mơn, độ cao khoảng 1,5 m. Các chất dinh
dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đây là loại đất tốt, cần thiết phải được
cung cấp nước tưới, ưu tiên sản xuất lúa nước 2 - 3 vụ và sử dụng một phần diện tích
cho việc trồng cây ăn trái.

2.1.5. Đất xám:
Có diện tích khoảng 40.434 ha, chiếm khoảng 19,3% diện tích tự nhiên.
Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Mơn, quận Thủ
Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh.
Đất xám ở Thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hình thành trên mẫu chất phù
sa cổ. Tầng đất thường rất dầy, thành phần cơ giới nhẹ. Đất có phản ứng chua;
hàm lượng mùn, đạm tầng đất mặt khá nhưng rất nghèo kali do vậy trong sản
xuất nơng nghiệp phải đầu tư nhiều phân bón.
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cho cơ giới hoá và thích hợp với loại
cây hàng năm và cây cơng nghiệp ngắn ngày. Trong sử dụng phải chú ý biện pháp
chống xói mịn và rửa trơi, tăng cường bón phân bổ sung dinh dưỡng nhất là phân
hữu cơ.
2.1.6. Đất đỏ vàng:
Có diện tích khoảng 3.143 ha, chiếm 1,5% diện tích tự nhiên. Phân bố trên
vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9.
Đất hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất
khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng
hấp phụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic,
chất hồ tan dễ bị rửa trơi. Nên ưu tiên sử dụng cho việc trồng các cây như cao su,
điều vì có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt.


2.2. Các loại tài nguyên khác
2.2.1 Tài nguyên nước
2.2.1.1 Nước mặt
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ sơng Đồng Nai - Sài
Gịn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai là nguồn nước
ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cung cấp 15 tỷ m3
nước. Trong thời gian qua, một số các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện được xây dựng
chỉ làm thay đổi lượng nước theo mùa nhưng khơng thay đổi về tổng lượng nói

chung.
Nước mặt trên địa bàn Thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng cho nông
nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các huyện Hóc Mơn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà
Bè và Cần Giờ với lưu lượng khoảng 100 triệu m3/năm.
2.2.1.2. Nước dưới đất
Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân bố chủ yếu ở
các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 20 - 50 m. Tập trung
tại các huyện Củ Chi, Hóc Mơn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quận Tân Bình, Gị
Vấp... trữ lượng khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày.
Nước dưới đất đã được khai thác và sử dụng từ những năm đầu thế kỷ XX
và bùng nổ việc khai thác từ sau năm 1991. Tổng lưu lượng nước hiện đang khai
thác khoảng 600.000 m3/ngày, chiếm trên 30% nhu cầu nước sinh hoạt của Thành
phố. Hiện nay, Thành phố đang mở rộng mạng lưới cấp nước, tăng khai thác nước
mặt để dần dần giảm khai thác lượng nước dưới đất.
2.2.2. Tài nguyên rừng
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có
33.857,86 ha đất lâm nghiệp; chiếm 16,16% diện tích đất tự nhiên.
Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi, trong đó chủ yếu
là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng). Số diện
tích cịn lại phân bố ở Bình Chánh và Củ Chi dưới dạng rừng thứ sinh tự nhiên và
rừng trồng, với các loại thực vật chủ yếu là bạch đàn và keo lá tràm.
Rừng Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là khu dự trữ sinh
quyển được UNESCO công nhận. Động thực vật chủ yếu là các chủng loại chịu
mặn (đước, sú, vẹt,...; khỉ, chim, cá,...).


2.2.3. Tài nguyên biển
Thành phố Hồ Chí Minh duy nhất ở huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài
bờ biển khoảng 15 km kéo dài từ tỉnh Tiền Giang đến giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu (ngược) với hai vịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái.

Nguồn lợi từ biển chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt gần bờ và
khai thác muối. Việc khai thác, đánh bắt xa bờ còn hạn chế do đầu tư chưa đúng
mức.
Hiện nay Thành phố đang có chủ trương tận dụng các bãi biển và chuyển đổi
cơ cấu từ lúa năng suất thấp đất làm muối năng suất không ổn định sang nuôi trồng
thuỷ hải sản, đồng thời đầu tư tàu công suất lớn phục vụ khai thác, đánh bắt xa bờ.
Tuy nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét nghiêm túc tránh tình trạng xảy ra
hiện tượng xâm mặn.
2.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Theo các tài liệu hiện có về tiềm năng khống sản và hiện trạng khai thác
mỏ, Thành phố Hồ Chí Minh có các loại khoáng sản sau:
- Than bùn: Là một dạng nhiên liệu hóa thạch gồm mùn hữu cơ và bùn sét.
Phân bố rải rác ở Láng Le (Bình Chánh), Nhị Bình (Hóc Mơn), Tam Tân (Củ Chi),
Long Phước, Tăng Nhơn Phú (Quận 9) và các điểm than bùn ở huyện Cần Giờ.
Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 3.390.000 tấn.
- Kaolin: Loại đất sét mịn, trắng, là nguyên liệu chính để sản xuất gốm, sứ,
gạch men, sản xuất sơn, giấy, chất độn cho một số dược phẩm, thuốc trừ sâu,… và
có thể chế biến tạo thành zeolit. Phân bố ở khu vực huyện Củ Chi, Thủ Đức với
chất lượng không đồng đều, độ thu hồi từ 20 - 80%, tinh quặng kaolin có chất
lượng chủ yếu thuộc hạng IV. Trữ lượng thăm dò cho các mỏ Rạch Sơn, Bàu Chứa,
Linh Xuân (cấp B + C1): 4.223.168 tấn. Tổng trữ lượng tài nguyên dự báo (cấp P):
12.734.340 tấn.
- Đá xây dựng: Phân bố rải rác ở một số nơi như ấp Hàm Lng, bến đị
Long Bình và ấp Giồng Chùa. Tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 25 triệu m 3. Mỏ
đá Long Bình đã khai thác được khoảng 1 triệu m3.
- Cát xây dựng: Chủ yếu từ các thành tạo trầm tích Pleistocen muộn và
Pleistocen giữa - muộn ở các khu vực Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Mơn và trên các
tuyến sông. Cát xây dựng chưa được đánh giá trữ lượng. Riêng đoạn sông từ cầu
Đồng Nai đến ngã ba sông Sài Gòn (ngã ba Đèn đỏ) với chiều dài khoảng 40 km,



tổng trữ lượng tài nguyên cấp C là 37.500.000 m3.
- Sét gạch ngói: Phân bố nhiều nơi trên địa bàn tThành phố với 2 kiểu
nguồn gốc trầm tích và phong hóa. Mỏ sét phong hóa Long Bình đã được khai thác
hết với trữ lượng 11.000.000 m3. Tổng trữ lượng tài ngun dự báo trên 50.000.000
m3, trong đó điển hình mỏ Tân Quy (17.000.000 m3), Vĩnh Lộc (13.365.000 m3),
Tân Túc (7.764.000 m3), Nhị Bình (7.200.000 m3),…
- Sét Keramzit: Là loại vật liệu làm từ sét có tính trương phồng khi nung
nhanh ở nhiệt độ thích hợp, có thể dùng làm ngun liệu sản xuất bê tông nhẹ xây
dựng nhà cao tầng, vật liệu cách nhiệt, cách âm, chất độn xà phòng, dung dịch
khoan, ngồi ra cịn có rất nhiều ứng dụng khác. Chỉ ghi nhận được được một điểm
Keramzit ở Cần Giờ với trữ lượng cấp C2 = 3.200.000 m 3, tổng trữ lượng tài
nguyên dự báo cấp P là 23.190.000 m3.
- Đất Laterit: Phân bố rộng rãi ở phía Bắc và Tây Bắc thành phố (Quận 9,
Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Mơn). Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn thành phố có 17
điểm Laterit, trong đó có 7 mỏ đã được điều tra đánh giá trữ lượng tài nguyên cấp
P là 14.200.000 m3.
2.2.5. Tài nguyên nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hơn 300 năm với nhiều cơng trình kiến
trúc cổ như đền Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát Lớn, Bưu điện, hệ thống các ngôi
chùa cổ (chùa Giác Lâm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Tổ Đình Giác Viên,...), hệ thống
các Nhà thờ cổ (Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông Tây Hội, Thủ Đức...), hệ thống chợ Sài
Gịn, Bà chiểu, Bình Tây…
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của
dân tộc, ở đây Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911).
Gắn liền với sự kiện đó là các di tích quan trọng như cảng Nhà Rồng, Bảo tàng Hồ
Chí Minh. Ngồi ra, một trong những đặc trưng văn hoá của 300 năm lịch sử đất Sài
Gòn - Gia Định là sự hội tụ nhiều dịng văn hố giữa truyền thống dân tộc của người
Việt với những nét đặc sắc của văn hố Đơng Tây.
Thành phố có nhiều dân tộc Việt (Kinh), Hoa, Khmer, Chăm,... với nền văn hoá

phong phú, đa dạng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm Văn hố của Miền Nam.
Đây là nơi ra đời báo Quốc ngữ đầu tiên, là trung tâm hoạt động và giao lưu văn hố,
văn học, nghệ thuật nên có ảnh hưởng lớn về văn hố đối với cả nước.
3. Thực trạng mơi trường


Mơi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinh vật
và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Mối liên quan giữa việc quản lý, sử dụng
và bảo vệ tài nguyên, môi trường đôi khi lại bị bỏ qua hoặc không được chú ý đúng
mức do khơng có cơng cụ hoặc giải pháp thích hợp. Do vậy, khi lập quy hoạch sử
dụng đất của Thành phố Hồ Chí Minh cần phải đặc biệt quan tâm đến các vấn đề
chính về mơi trường dưới đây.
3.1. Mơi trường khơng khí
Từ năm 1995, Thành phố đã thiết lập hệ thống quan trắc chất lượng môi
trường không khí bán tự động; năm 1996 bổ sung thêm 01 trạm. Các thông số đo
đạc bao gồm: NO2, CO, bụi, chì và tiếng ồn. Đến tháng 8 năm 2000 với sự tài trợ
của UNDP, hệ thống quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí tự động được thiết
lập; tiếp đó đến tháng 8 năm 2002 với sự tài trợ của NORAD – Na Uy bổ sung
thêm 5 trạm. Các thông số đo đạc: PM10, SO2, NOx, CO, O3. Ngoài ra cịn có 6
trạm quan trắc khơng khí bán tự động để quan trắc chất lượng khơng khí ven
đường.
Kết quả quan trắc chất lượng khơng khí cho thấy nồng độ các chất ơ nhiễm
khơng khí đo được trong khu dân cư đạt tiêu chuẩn cho phép (nồng NO2 và SO2
dao động trong khoảng từ 2,3 – 40,49 µg/m3 và 2,52 – 86,65 µg/m3, đạt tiêu chuẩn
cho phép TCVN 5937: NO2 = 100 µg/m3 và SO2 = 300 µg/m3; nồng độ bụi trung
bình tháng dao động trong khoảng 32,78 – 148,56 µg/m3 đạt tiêu chuẩn cho phép
TCVN 5937: bụi = 160 µg/m3).
Về chất lượng khơng khí ven đường, nồng độ bụi tổng từ năm 2000 đến nay có
xu hướng giảm (nhưng vẫn còn ở mức cao); nồng độ CO vào một số thời điểm vượt
tiêu chuẩn cho phép (tại 2 trạm vòng xoay Hàng Xanh và ngã tư Điện Biên Phủ – Đinh

Tiên Hồng, nồng độ CO đơi khi vượt tiêu chuẩn trung bình 1,05 – 1,21 lần).
3.2. Mơi trường nước
3.2.1 Mơi trường nước mặt
Phần lớn nước mặt nằm trong ranh giới hành chính của Thành phố có chất
lượng nước khơng đạt yêu cầu khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt .
Hiện nay, nguồn nước mặt có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu
lấy từ sông Đồng Nai với khả năng khai thác khoảng 600.000m3/ngày, từ hệ thông
kênh Đông Củ Chi với khả năng khai thác khoảng 250.000m3/ngày. Tuy nhiên lưu
lượng khai thác từ 2 nguồn này phụ thuộc vào việc tích - xả cuả hồ Dầu Tiếng và


xâm nhập mặn, hiện nay đang có dự án mở rộng việc khai thác nước kênh Ðông để
phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho Thành phố.
Do Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phần hạ lưu của lưu vực sông Ðồng Nai,
chất lượng nguồn nước mặt bị ảnh rất lớn của hoạt động kinh tế ở thượng nguồn,
do khu vực khai thác nằm ngồi địa phận nên khó kiểm soát chất lượng nước và
phụ thuộc vào địa phương bạn về bảo vệ nguồn nước.
Bảng 1.1. Thống kê lưu lượng nước khai thác phục vụ sinh hoạt (Đvt: m3)

Thời gian
Q khai thác

Trước 1950
80.000

1960
1996
1998
1999 Hiện nay
130.000 357.628 475.492 524.456 600.000


Hệ thống quan trắc:
Từ năm 1993, hệ thống quan trắc chất lượng môi trường nước mặt và thủy
văn được thiết lập bao gồm 8 trạm Phú Cường, Bình Phước, Phú An (sơng Sài
Gịn), Hố An (Đồng Nai), Nhà Bè, Bình Điền, Tam Thôn Hiệp và Lý Nhơn. Đến
năm 2001, hệ thống quan trắc chất lượng mơi trường nước của TP. Hồ Chí Minh bổ
sung 10 trạm quan trắc chất lượng của các kênh rạch chính trong nội thành gồm:
Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tại cầu Lê Văn Sỹ, cầu Điện Biên Phủ), Bến Nghé - Tàu Hủ
– Đôi - Tẻ (cầu Chà Và, cầu Nhị Thiên Đường, bến Phú Định, rạch Ruột Ngựa),
Tân Hố - Lị Gốm (cầu Ơng Bng, Hồ Bình) và Tham Lương - Bến Cát (cầu
Tham Lương, cầu An Lộc) với tần suất 02 lần trong năm vào mùa khô (tháng 4) và
mùa mưa (tháng 9).
Hệ thống quan trắc chất lượng nước dưới đất bắt đầu hoạt động từ năm 2001
gồm 11 trạm. Các thông số đo đạc gồm pH, T 0C, EC, TDS, Cl-, NO3-, NH4+, TOC,
kim loại nặng (Pb, Cu, Zn, Ni, Cr, Cd, Hg, Al, Fe, As), tổng Phospho và tổng
Coliform.
Kết quả phân tích chất lượng nước năm 2004 cho thấy chất lượng nước tại
trạm Hoá An (sông Đồng Nai) bị ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh; chất lượng nước
tại trạm Phú Cường (sông Sài Gịn) bị ơ nhiễm hữu cơ và vi sinh; chất lượng nước
tại các trạm khu vực Nhà Bè và Cần Giờ đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn
nước loại B, tuy nhiên đã có dấu hiệu ơ nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh. Chất lượng
nước khu vực Cần Giờ đang bị ảnh hưởng bởi dòng nước bẩn từ sông Thị Vải.
Kênh rạch tại Thành phố bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh, mùa khô
ô nhiễm nặng hơn mùa mưa do khả năng tự làm sạch của thủy vực trong mùa mưa
tốt hơn (nồng độ BOD5 ở kênh rạch nội thành TP. Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn


cho phép đối với nước mặt loại B TCVN 5942 – 1995 từ 6,2 – 12,1 lần; nồng độ
Coliform tại các trạm quan trắc vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B
khoảng từ 50 – 1.000 lần).

3.2.2 Nước dưới đất:
Thành phố Hồ Chí Minh có 3 tầng chứa nước chính là tầng Pleistocen Q I-II,
Pliocentrei N22 và Pliocen dưới N21. Khoảng phân nửa diện tích thành phố nước
dưới đất lại mặn, ranh mặn hình vịng cung nằm ở phía Nam đi qua các huyện Bình
Chánh, quận Bình Tân, 2, 9. Tổng trữ lượng của tầng chứa nước khoảng 600.000
m3/ngày
Nguồn nước dưới đất chưa được bảo vệ và khai thác một cách hợp lý. Thể
hiện ở chỗ việc khai thác nước dưới đất một cách bừa bãi, các giếng khai thác lại
quá tập trung một khu vực, nhiều giếng kết cấu không đảm bảo việc cách ly chống
ô nhiễm do thông tầng. Công tác quản lý nguồn nước dưới đất đã được quan tâm từ
lâu, song việc đầu tư cho công tác quản lý vừa thiếu lại vừa yếu.
Do còn một số những bất cập trên, nguồn nước dưới đất đang bị ô nhiễm cả
về quy mô và độ ô nhiễm, nhất là đối với tầng chứa nước gần mặt đất. Mực nước
đang cạn kiệt, nhiều nơi mực nước đã hạ thấp đến trên 30 m so với mặt đất và xu
hướng này vẫn đang tiếp diễn với tốc độ từ 2 – 3 m/năm. Chính sự hạ thấp mực
nước lớn như vậy, hiện tượng xâm nhập mặn đã và đang xảy ra khu vực phía Tây,
Tây Nam thành phố đối với các tầng chứa nước Pliocen trên và dưới. Trong vùng
phễu hạ thấp mực nước hiện tượng trồi ống chống các giếng khoan đã và đang xảy
ra.
- Chất lượng nước dưới đất tầng nông đang ở mức báo động, bị ô nhiễm hữu
cơ, ô nhiễm vi sinh và nhiễm mặn ở một số khu vực. Kết quả quan trắc chất lượng
nước dưới đất trong 6 tháng đầu năm cho thấy giá trị pH tại các trạm dao động từ 4,4
– 6,8; đa số các mẫu đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng nước dưới đất (TCVN
5994-1995: pH: 6,5 – 8,5); tổng cacbon hữu cơ dao động từ 0,6 – 89,8 mg/l, thấp hơn
so với khuyến cáo (nồng độ cacbon hữu cơ phải nhỏ hơn 2 mg/l).
3.3. Môi trường đất
3.3.1. Thối hố đất
Nhìn chung tình trạng thối hố đất ở Thành phố diễn ra khá phổ biến. Đất bị
thối hố dưới các hình thức: Nhiễm mặn (Cần Giờ); nhiễm phèn (phía Nam huyện
Bình Chánh, Nhà Bè, ven sơng Đồng Nai, Sài Gịn và Bắc Cần Giờ); xói mịn rửa trôi



bề mặt ở các vùng có địa hình cao và dốc (Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Mơn); sụt lún đất
(Thủ Đức, Củ Chi, Hóc Mơn, Tân Bình, Quận 3, Quận 10); lầy hố (Nhà Bè, Thủ Đức,
Quận 8, Bình Chánh), xói lở bờ sơng (ở một phần kênh rạch Nhà Bè).
3.3.2. Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật
Các quan trắc trong đề án phân tích mơi trường đất cho thấy các vùng trồng
rau là một trong những trọng điểm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều. Riêng tại
Hóc Mơn, ngoại ơ thành phố Hồ Chí Minh, bình quân một vụ rau được phun thuốc
bảo vệ thực vật từ 10 đến 25 lần. Lượng thuốc sử dụng cho 1 ha trong một năm có
thể đạt tới 100 thậm chí 150 lít.
Kết quả phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại một số điểm trong đợt
quan trắc tháng 7 năm 1996 đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong tầng
đất mặt tại 5 trong số 8 điểm quan trắc với hàm lượng từ 0,4 - 0,9 mg/kg, vượt quá
Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN-1995).
Trong các đợt phân tích hồn tồn khơng phát hiện được dư lượng các nhóm
thuốc khác mặc dù lượng sử dụng có thể đạt tới 50 - 100 lít thuốc thương phẩm
trên một ha. Kết quả trên đây cho thấy hiện tượng ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ
thực vật mang tính tạm thời.
3.3.3. Ơ nhiễm đất do chất thải đơ thị
Song song với q trình đơ thị hố, lượng rác thải hữu cơ đang có xu hướng
ngày càng tăng lên. Theo số liệu thống kê tThành phố Hồ Chí Minh bình quân
hàng năm có khoảng 6 triệu tấn rác thải, trong đó có khoảng hơn 4,5 triệu tấn rác
thải sinh hoạt gồm phần lớn rác từ thực phẩm. Nếu có quy trình cơng nghệ chọn
lọc và xử lý tốt thì lượng phế thải này có thể trở thành một nguồn phân hữu cơ quý
góp phần cải tạo đất.
Theo số liệu điều tra tại địa bàn quan trắc thuộc xã Xuân Thới Thượng - Hóc
Mơn cho thấy bình qn mỗi vụ rau một ha đất gieo trồng có thể được bón từ 25
đến 80 tấn rác tươi. Dưới góc độ nơng hố học, khơng thể phủ nhận vai trị tích cực
của hữu cơ trong việc cải tạo đất. Tuy nhiên, dưới góc độ môi trường, bên cạnh

những ưu điểm, việc dùng phế thải đô thị thay thế phân hữu cơ không qua xử lý
chọn lọc có thể gây ảnh hưởng đến mơi trường đất.
Tại các điểm quan trắc đã được xác lập từ năm 1996, kết quả quan trắc đến nay
cho thấy vấn đề ô nhiễm một số kim loại nặng gây độc và vi sinh vật gây bệnh thật sự
đã và đang còn tồn tại trong đất mặc dù từ năm 2000 đất tại vùng quan trắc khơng cịn


được bón phân rác do chính quyền đã nghiêm cấm. Kết quả quan trắc năm 2002 cho
thấy hàm lượng Cu, Cr, Cd ở tầng đất mặt cao gần hoặc vượt mức báo động; mật độ
Coliform dao động trong khoảng 132 - 170 MPN/g đất khơ.
3.3.4. Ơ nhiễm kim loại nặng tại vùng chịu ảnh hưởng của nước thải công
nghiệp và đô thị
Nước thải công nghiệp và đô thị cũng là một trong những nguyên nhân quan
trọng gây ô nhiễm môi trường đất. Môi trường đất tại một số khu vực sản xuất nông
nghiệp bị ô nhiễm bởi nước thải sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bùn
thải của các cống rãnh đơ thị. Kết quả phân tích các mẫu bùn lắng trong hệ thống
sông, kênh rạch và các mẫu đất tại các vùng ven, khu vực sản xuất nông nghiệp cho
thấy môi trường đất bị ô nhiễm dầu và ơ nhiễm kim lọai nặng.
Thành phố Hồ Chí Minh, hàng ngày các khu công nghiệp đã thải ra hơn 600
ngàn m3 nước thải với mức độ ô nhiễm khác nhau. Nước thải có thể xâm nhập vào
đất trực tiếp do các cống thải bị vỡ thông qua hệ thống kênh rạch. Kết quả quan
trắc ở vùng đất trong khu vực thuộc 2 huyện Nhà Bè và Bình Chánh là vùng đất
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước thải do các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
từ các quận nội thành (Quận 5, 6, 7, 11, Tân Bình) qua hệ thống kênh Tân Hố - Lị
Gốm tiếp nối với kênh Tàu Hủ, kênh Đôi, kênh Tẻ, kênh Bến Nghé và các hệ thống
rạch nhỏ chằng chịt trong toàn bộ khu vực quan trắc (rạch Ơng Lớn, Xóm Củi, Bà
Lào...).
Kết quả điều tra, quan trắc cho thấy do bị ảnh hưởng của nước thải, việc ô
nhiễm môi trường đất ở vùng quan trắc đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và
chất lượng nơng sản, vì vậy đến năm 2002 hầu hết diện tích đất trong vùng quan

trắc đều bị bỏ hoang. Kết quả phân tích mẫu đất, nước tại 4 điểm quan trắc cho
thấy có sự tích luỹ một số kim loại nặng như Pb, Cd, Co, Cr gần bằng hoặc vượt
ngưỡng cho phép. Độ dẫn điện trong đất (EC) trong tầng đất mặt khá cao đến mức
có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.
3.3.5 Xử lý chất thải rắn:
Thành phố hiện có 01 Công ty Môi trường Đô thị Thành phố, 22 Công ty Dịch
vụ cơng ích quận, huyện và 01 Hợp tác xã Công nông tham gia công tác thu gom, vận
chuyển rác thải. Trong năm 2005, lượng rác sinh hoạt được thu gom là 1.733.351 tấn
(bình quân 4.749 tấn/ngày); lượng rác xà bần là 305.328 tấn (bình quân 836,5
tấn/ngày). Chất thải rắn đô thị chỉ mới thu gom được khoảng 70-80%, còn một lượng
rác xả trực tiếp xuống kênh rạch. Chất lượng vệ sinh môi trường trên đường phố và
nơi công cộng chưa đáp ứng được yêu cầu của một thành phố văn minh, sạch đẹp.


Chất thải rắn sinh hoạt và xà bần được chôn lấp tại 3 bãi rác: Phước Hiệp, Gị Cát và
Đơng Thạnh. Chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại chưa được thu gom
triệt để và chưa được xử lý thích hợp.
3.3.6 Tình hình khai thác cát
Trong những năm trước đây, việc quản lý các hoạt động khai thác cát cịn
nhiều hạn chế đã dẫn đến tình trạng các công ty khai thác hoạt động không theo
đúng thiết kế, khai thác quá độ sâu, quá gần bờ gây những hậu quả nghiêm trọng
về môi trường. Theo quyết định số 2611/UB-CNN ngày 01 tháng 8 năm 2001 của
Ủy ban nhân dân thành phố, hoạt động khai thác cát đã bị đình chỉ trên các tuyến
sơng rạch thuộc địa bàn thành phố. Hiện chỉ có hoạt động nạo vét khơi thơng luồng
hàng hải trên một số đoạn sơng có kết hợp tận thu cát. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn
tại hiện tượng khai thác cát trái phép diễn ra hết sức phức tạp: các xáng cạp nạo vét
không đúng vị trí khu vực được phép nạo vét, nạo vét quá độ sâu; một số đơn vị tổ
chức thi công xây dựng duy tu cảng khơng có thơng báo và đăng ký; hoạt động
bơm hút cát trái phép trên các sông rạch
3.3.7 Tình hình lún và động đất

a. Lún đất
Cơng tác nghiên cứu lún mặt đất chưa được tiến hành có hệ thống. Mặc dù
vậy, đã có một số báo cáo khoa học đề cập đến tình trạng lún đất do xây dựng các
cơng trình dân dụng và do khai thác nước. Hiện nay trên địa bàn thành phố (vùng
nội thành) đã xuất hiện một phễu hạ thấp mực nước với diện phân bố gần 400km 2.
Ngoài ra, cũng đã phát hiện thấy một số giếng khoan thuộc quận 6, 8, Bình Tân,
Bình Chánh có hiện tượng lún. Vấn đề lún đất do khai thác nước dưới đất cần phải
được tiếp tục nghiên cứu thêm. Xuất phát từ thực tế trên, từ năm 2005 Ủy ban nhân
dân thành phố đã triển khai Đề án “Xây dựng trạm quan trắc lún đất do khai thác
nước dưới đất vùng phía Nam TP. Hồ Chí Minh”.
b. Động đất
Theo các kết quả nghiên cứu khoa học, động đất cực đại khu vực thành phố
Hồ Chí Minh có thể xảy ra từ 5-6 độ Ritchter với độ sâu tâm chấn từ 10-15km; kết
hợp với đặc điểm địa chất cơng trình thì chấn động có thể đạt cấp VII-VIII. Các
nhà khoa học cho rằng các đới đứt gãy phương Tây Bắc-Đơng Nam, Sài Gịn-Vàm
Cỏ Đơng và đới đứt gãy phương kinh tuyến Lộc Ninh-Thủ Dầu Một-thành phố Hồ
Chí Minh là các đứt gãy có khả năng sinh chấn.
4. Nhận xét chung:


4.1. Những thuận lợi, lợi thế
- Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực có
tốc độ phát triển kinh tế cao và năng động hàng đầu thế giới. Với vị trí địa lý của
mình và lợi thế phát triển so với cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh có điều kiện vơ
cùng thuận lợi để phát triển thành một đô thị hiện đại ngang tầm với các nước
trong khu vực.
- Là trung tâm khu vực Nam bộ, trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
khu vực kinh tế phát triển nhất và hiệu quả nhất cả nước, với hệ thống giao thông
huyết mạch, Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điều kiện để phát triển các loại hình
dịch vụ cao cấp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ khoa học, viễn thông,

cảng, vận tải, hậu cần... cho toàn vùng và khu vực.
- Hệ thống sơng rạch tự nhiên phong phú góp phần làm giàu cảnh quan và
tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống tiêu thốt nước đơ thị.
- Địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, quỹ đất đai cịn có khả năng đáp
ứng cho nhu cầu phát triển đơ thị trong tương lai.
- Đặc điểm khí hậu ơn hịa, ít chịu của thiên tai bão lụt của Thành phố Hồ
Chí Minh thuận lợi cho mơi trường sống dân cư.
4.2. Những khó khăn, hạn chế:
- Lượng mưa phân bố không đều trong các mùa đã ảnh hưởng lớn đến lưu
lượng dịng chảy, xâm mặn... gây khó khăn trong cơng tác cấp thốt nước và ảnh
hưởng tới nơng nghiệp.
- Phần diện tích thấp, trũng có độ cao dưới 2 m và diện tích mặt nước chiếm
đến 61% diện tích tự nhiên Thành phố lại nằm trong vùng có nền địa chất yếu địi
hỏi chi phí cao trong việc đầu tư xây dựng cơng trình.
- Nhìn chung, đất cho sản xuất nơng nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh thuộc
loại trung bình và xấu so với Đồng bằng sơng Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Để
tăng hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp lớn, cần phải có sự đầu tư, cải tạo đất, chuyển
đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với q trình đơ thị hóa.
- Tuy Thành phố rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường với nhiều chương
trình, dự án nghiên cứu, đánh giá tác động và đề xuất giải pháp xử lý giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nhưng nhìn chung mức độ ô nhiễm mơi trường vẫn cịn ở mức
khá cao.




×