Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Pháp luật việt nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN KIỀU THU

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học : Pgs.Ts. Trần Hoàng Hải
Học viên
Lớp

: Trần Kiều Thu
: Cao học luật Cần Thơ Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự
nguyện” là công trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của
Pgs.Ts. Trần Hồng Hải. Các số liệu, thơng tin được đề cập trong luận văn là
trung thực, các dữ liệu, luận điểm đều được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Trần Kiều Thu


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

TỪ ĐẦY ĐỦ

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHXHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện


NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ
NGUYỆN .....................................................................................................................7
1.1. Quy định pháp luật về đối tượng tham gia, đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện .....................................................................................................................7
1.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện .........................................7
1.1.2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ...........................................8
1.1.3. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện .........................................................8
1.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về đối tượng tham gia và đóng
bảo hiểm xã hội tự nguyện ..................................................................................10
1.3. Một số đề xuất, kiến nghị và các giải pháp khuyến khích các đối tượng
tham gia và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ...................................................12
1.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện ...
..............................................................................................................................12
1.3.2. Các giải pháp khuyến khích các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự
nguyện ..................................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .........................................................................................20
CHƯƠNG 2. QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ VIỆC QUẢN LÝ
QUỸ............................................................................................................................21

2.1. Quy định pháp luật về quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và việc quản lý
quỹ..........................................................................................................................21
2.2. Thực tiễn thực hiện quy định về quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và việc
quản lý quỹ............................................................................................................23
2.2.1. Một số kết quả đạt được ............................................................................23
2.2.2. Những hạn chế, bất cập .............................................................................25
2.3. Một số đề xuất, kiến nghị .............................................................................27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................29


CHƯƠNG 3. CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ....................30
3.1. Quy định pháp luật về các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ................30
3.1.1. Chế độ hưu trí ............................................................................................30
3.1.2. Chế độ tử tuất ............................................................................................32
3.2. Thực tiễn thi hành các quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội tự
nguyện ...................................................................................................................33
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội tự
nguyện ...................................................................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .........................................................................................39
KẾT LUẬN ...............................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
BHXH là một chính sách ASXH rất quan trọng, giúp bảo vệ thu nhập cũng
như cuộc sống của bản thân và gia đình người lao động, giúp họ hạn chế những khó
khăn về kinh tế - xã hội khi ốm đau, rủi ro, khi lao động cũng như khi khơng lao
động. Chính vì vậy, trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước hội

nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì hệ thống ASXH, nhất là BHXH phải được phát
triển và hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của NLĐ, của nhân dân, đây là một trong
những nhu cầu rất cơ bản của con người. Bảo đảm ASXH, trước hết là về BHXH là
một trong những mục tiêu rất quan trọng, thể hiện tính ưu việt của xã hội văn minh,
phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế hướng tới một xã hội phồn vinh,
công bằng và an toàn. Mặt khác, mức độ đảm bảo quyền an sinh là một tiêu chí
quan trọng đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam,
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị
giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,
thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
BHXHTN là loại hình BHXH mà NLĐ tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức
đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm1.
Luật BHXH ra đời có hiệu lực từ năm 2007. Riêng chính sách BHXH tự nguyện
được áp dụng từ năm 2008. Đây là luật đầu tiên ở Việt Nam đã thể chế hóa ở mức
cao một nhu cầu rất cơ bản về ASXH của con người (bao gồm BHXH bắt buộc,
BHXHTN, bảo hiểm thất nghiệp), trong đó BHXHTN là chính sách an sinh áp dụng
cho đối tượng là NLĐ không thuộc phạm vi tham gia BHXH bắt buộc. Đến ngày
20/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH số 58/2014/QH13 để sửa đổi bổ
sung Luật BHXH năm 2006 quy định về chính sách BHXH bắt buộc và BHXHTN,
có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Theo đó, chính sách BHXHTN đã mở rộng về đối
tượng tham gia, phương thức đóng, mức đóng và chế độ hưởng nhằm mở rộng, nâng
cao quyền tham gia, thụ hưởng chính sách cho đơng đảo nhân dân lao động vì mục
tiêu an sinh cho mọi NLĐ khi về già. Bên cạnh đó, đồng hành cùng với NLĐ, từ ngày
01/01/2018, Nhà nước sẽ hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXHTN theo tỷ lệ
phần trăm (%) tháng đóng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn.
1

Điều 3 Luật BHXH năm 2014.



2
Qua 12 năm thực hiện (2008-2020), thực tế cho thấy chính sách BHXHTN đã
đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của đông đảo của NLĐ, đặc biệt là đối với
những NLĐ đã tham gia đóng BHXH bắt buộc đến tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60 tuổi,
nữ đủ 55 tuổi) mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc được tham gia đóng
BHXHTN để đủ 20 năm hưởng chế độ hưu trí. Tuy nhiên, chính sách BHXHTN
này cũng chưa thực sự thu hút được sự tham gia của người dân, theo số liệu thống
kê, tính đến cuối năm 2020, số người tham gia BHXHTN đạt khoảng hơn 1 triệu
người, đây là con số rất khiêm tốn so với 35 triệu lao động phi chính thức hiện đang
là đối tượng tham gia BHXHTN theo quy định pháp luật. Điều này cho thấy cần
phải có những sự điều chỉnh để chính sách này hấp dẫn và phù hợp với với NLĐ
đặc biệt trong các khu vực phi chính thức.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả nhận thấy cần thiết phải có một cơng trình
nghiên cứu cơ bản, tồn diện về chính sách BHXHTN. Vì vậy, tác giả quyết định
lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện” để làm luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ. Tác giả mong muốn luận văn này sẽ là cơng trình nghiên cứu
khoa học có giá trị tham khảo nhất định trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về
BHXHTN và được đưa vào áp dụng trong thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về BHXHTN là đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu, có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu như:
Về các sách chuyên khảo:
Trần Hoàng Hải, Lê Thị Thuý Hương (2011), Pháp luật an sinh xã hội –
kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách là một tài liệu tham khảo nghiên cứu hữu ích về pháp luật ASXH nói
chung và pháp luật về BHXHTN nói riêng. Đặc biệt, các tác giả cịn phân tích về
những kinh nghiệm của một số nước quy định về pháp luật an sinh xã hội và đưa ra
những bài học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
Lê Thị Thuý Hương (2017), Pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất
nghiệp: Cẩm nang tra cứu, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật. Trong cuốn sách này,

tác giả đã phân tích, chỉ dẫn, hướng dẫn tra cứu các quy định pháp luật về BHXH
của Việt Nam giúp cho người đọc nắm bắt được các quy định tương ứng về các vấn
đề có liên quan trong đó có quy định về BHXHTN.


3
Về các luận án, luận văn:
Nguyễn Sỹ Đức (2014), Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt
Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học,
Trường Đại học Luật Tp. HCM năm 2014. Luận văn đã nêu được cơ sở lý luận về
BHXHTN (Khái niệm, vai trò, bản chất và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự
nguyện). Thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện giai đoạn đến năm
2014. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện pháp luật BHXHTN và
giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về BHXHTN. Tuy nhiên, vì đề
tài cơng bố năm 2014, do đó các quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng
được tác giả phân tích chủ yếu là Luật BHXH năm 2006 và các văn bản hướng dẫn
chi tiết thi hành. Đến nay, đã có Luật BHXH sửa đổi năm 2014, do vậy, nhiều phân
tích có phần đã lỗi thời, một số đề xuất góp ý hoặc đã được tiếp thu, sửa đổi, hoặc
đã khơng cịn phù hợp.
Phan Thị Liên (2012), Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông
dân, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
năm 2012. Luận văn cũng đã nêu được cơ sở lý luận về BHXHTN, thực trạng pháp
luật về BHXHTN cho nơng dân. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện
pháp luật BHXHTN cho nơng dân và giải pháp nhằm hồn thiện quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, vì chủ yếu tập trung nghiên cứu về
đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đặc thù đó là nơng dân. Do đó, đề tài
của tác giả Phan Thị Liên chưa nghiên cứu được một cách toàn diện về bảo hiểm xã
hội tự nguyện đối với người lao động. Mặt khác, những nghiên cứu này cũng được
thực hiện từ năm 2012, do vậy, những phân tích pháp luật chưa cập nhật, một số
kiến nghị cịn chưa chính xác và thiếu tính khả thi, hoặc khơng cịn phù hợp trong

tình hình hiện nay.
Về các bài viết trên các tạp chí, diễn đàn khoa học pháp lý:
Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2021), “Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự
nguyện đối với khu vực phi chính thức tại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số tháng
6/2021 kỳ 1. Trong phạm vi một bài viết ngắn trên tạp chí, bài viết khái qt hố về
tình hình tham gia BHXH tự nguyện hiện nay và đưa ra một số hướng đề xuất đối với
việc mở rộng diện bao phủ của BHXH tự nguyện đối với khu vực phi chính thức.
Hồng Dương (2021), “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện: Hiệu quả từ
công tác tuyên truyền”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 645. Bài viết này bàn chủ


4
yếu về vai trị và những hiệu quả mà cơng tác tuyên truyền đã đem lại cho việc phát
triển của bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Lê Thị Hồng Quyên (2020), “Một số kinh nghiệm phát triển và quản lý đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 622. Bài viết này
chủ yếu tập trung ở việc phát triển và quản lý đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Bài viết có đề cập đến việc tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia khác.
Nguyễn Vân Trang (2019), “Thực tiễn BHXH tự nguyện ở Việt Nam và một
số kiến nghị”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 8 (329). Trong bài viết này, tác giả
nêu lên thực tiễn BHXH tự nguyện hiện nay ở nước ta và cũng đưa ra một số kiến
nghị mang tính gợi mở.
Ngọc Minh Châu (2018), “Đề xuất hồn thiện chính sách, pháp luật về
BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình mới”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 568 +
569. Bài viết này tác giả tập trung vào việc đưa ra một số đề xuất về mặt chính sách
và pháp luật để BHXH tự nguyện phù hợp hơn trong điều kiện mới.
Bùi Huy Nam (2018), “Pháp luật hiện hành về bảo hiểm xã hội tự nguyện và
kết quả thực hiện ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và xã hội, số 585. Bài viết này tác
giả nêu lên các quy định về BHXH tự nguyện hiện nay ở nước ta và một số kết quả
thực hiện được.

Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017), “Bảo hiểm xã hội tự nguyện và yêu cầu
mở rộng đối tượng tham gia”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 254. Bài viết này tác
giả tập trung chủ yếu về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và một số gợi mở cho
việc mở rộng về đối tượng tham gia.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết trên đã góp phần đưa ra
được những cơ sở lý luận nền tảng liên quan đến BHXH tự nguyện, có một số bài
viết đã điểm qua được về thực trạng pháp luật hiện nay, thực tiễn áp dụng pháp luật
hiện nay, đồng thời có một số gợi mở về các đề xuất, kiến nghị, giải pháp … Tuy
nhiên, đây chủ yếu là dưới dạng các bài viết ngắn, mang tính gợi mở, chưa thật sự
tồn diện, và sâu sắc đối với các quy định pháp luật hiện nay về BHXH tự nguyện.
Do vậy, trong đề tài này, tác giả sẽ kế thừa một số kiến thức, kết quả nghiên cứu
trước đây. Tuy nhiên, tác giả sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu đối tượng là bảo hiểm xã
hội tự nguyện dưới góc độ pháp lý và thực tiễn áp dụng trong giai đoạn hiện nay.
Đề tài mà tác giả lựa chọn là một vấn đề hẹp, mang tính chun sâu trong tồn bộ


5
những vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, cụ thể là bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Vì vậy, dưới hình thức luận văn thạc sĩ định hướng ứng dụng, việc chọn đề tài của
tác giả sẽ có những ý nghĩa riêng biệt.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thực hiện đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội tự nguyện” tác
giả không chỉ khái quát được về thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về BHXHTN
hiện nay mà còn hướng đến nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần
hồn thiện pháp luật và cơ chế pháp lý về BHXHTN. Qua đó, góp phần nâng cao
vai trị, và phát huy hiệu quả, ý nghĩa thực sự của BHXHTN.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Về giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về bảo hiểm xã hội tự
nguyện ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (chủ yếu tập trung từ 2015 đến nay và

tập trung vào các quy định của Luật BHXH năm 2014 và các văn bản huớng dẫn chi
tiết thi hành luật này). Cụ thể như đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề pháp lý về
đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện, các chế độ bảo hiểm xã hội tự
nguyện, quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện… Khi nghiên cứu về bảo hiểm xã hội tự
nguyện, tác giả đặt dưới góc độ đặc thù của loại bảo hiểm xã hội này và trong mối
liên hệ với bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tác giả nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay, những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện và hệ thống pháp lý
điều chỉnh.
Về phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được xây dựng trên nền tảng chung khoa học duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin; nghiên cứu lý luận kết hợp với thực
tiễn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả phối hợp hợp lý các phương pháp nghiên
cứu khoa học cơ bản, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phối
hợp với phương pháp so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.
Cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích, diễn dịch đối với các vấn đề về: cơ sở lý luận; các
quy định pháp luật cụ thể về chế độ BHXH tự nguyện, các quy định về chế độ hưu
trí, tử tuất.


6
+ Phương pháp quy nạp, tổng hợp được áp dụng trong việc hệ thống hoá các
quy định pháp luật, hệ thống các quan điểm, ý kiến, hay nhận xét, đánh giá về các
quy định pháp luật, các số liệu thống kê, báo cáo về việc giải quyết chế độ BHXH
tự nguyện, thực tiễn áp dụng pháp luật.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu, đặc biệt là tham khảo thêm các quan điểm,
cách giải quyết, các giải pháp phù hợp để hoàn thiện các quy định pháp luật hiện
nay về thực hiện chế độ BHXH tự nguyện, bổ sung thêm chế độ thai sản và điều
chỉnh một số quy định hiện hành nhằm đảm bảo chế độ BHXH tự nguyện thực sự

đáp ứng được tính khả thi và ngày càng hồn thiện hơn.
5. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo có
giá trị đối với những học giả, nhà nghiên cứu pháp lý. Những nội dung được nghiên
cứu, đặc biệt là những đề xuất, kiến nghị mà tác giả đề cập trong luận văn nhằm
hướng đến việc đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi và hoàn thiện pháp luật trong thời
gian tới.
6. Kết cấu, bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có ba
chương gồm:
Chương 1. Đối tượng tham gia và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chương 2. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý quỹ
Chương 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện


7
CHƯƠNG 1
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA VÀ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
1.1. Quy định pháp luật về đối tượng tham gia, đóng bảo hiểm xã hội
tự nguyện
1.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15
tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy
định tại Khoản 4 Điều 2 của Luật BHXH năm 2014, bao gồm2:
 Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày
01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày
01/01/2018 trở đi;
 Người hoạt động không chuyên trách ở thơn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố,
khu, khu phố;
 Người lao động giúp việc gia đình;

 Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng
tiền lương;
 Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã;
 Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự
tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
 Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời
gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;
 Người tham gia khác.
Qua quy định trên, có thể thấy rằng, khác với BHXH bắt buộc, đối tượng chủ
yếu mà BHXHTN hướng tới là những người lao động không tham gia QHLĐ như:
xã viên hợp tác xã, người buôn bán tự do, hành nghề tự do…3 Điều này xuất phát từ
bản chất của BHXHTN là loại hình BHXH mà trong đó NLĐ có quyền tự quyết
Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 888/QĐ-BHXH
ngày 16/7/2018 và Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
3
Lê Thị Hồi Thu (2019), Giáo trình Pháp luật An sinh xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 111.
2


8
định tham gia bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện, NLĐ cân nhắc để lựa chọn cho
phù hợp với khả năng và nguyện vọng của mình.
1.1.2. Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Hiện nay, theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Luật BHXH năm 2014, người
tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn linh hoạt các phương thức đóng:
 Hàng tháng;
 03 tháng một lần;
 06 tháng một lần;
 12 tháng một lần.

Đặc biệt người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được đóng một lần cho
nhiều năm về sau (nhưng khơng q 05 năm một lần) hoặc đóng một lần cho những
năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương
hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH cịn thiếu khơng q 10 năm (120
tháng tham gia BHXH) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Điều này
có nghĩa rằng, trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
(nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi) mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội cịn thiếu
khơng q 10 năm, có nguyện vọng tiếp tục đóng BHXHTN để hưởng lương hưu, thì
được đóng một lần cho thời gian còn thiếu và thời điểm hưởng lương hưu được tính
từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu. Đây là điểm mở
rộng của quy định tại Luật BHXH năm 2014 so với các quy định trước đây.
1.1.3. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật BHXH
năm 2014 và theo phương thức đóng được quy định như sau:
Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo
hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.
Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn
thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ
tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng
mức đóng hàng tháng theo quy định trên nhân với 3 đối với phương thức đóng 03


9
tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương
thức đóng 12 tháng một lần.
Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1
Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP này được tính bằng tổng mức đóng của các
tháng đóng trước, trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng
trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm

đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do
Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản
1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP này được tính bằng tổng mức đóng của các
tháng cịn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình qn
tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cơng bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương
thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho
nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó
Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thơn thì
khơng phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.\
Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương
thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho
nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định
này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả
một phần số tiền đã đóng trước đó:
 Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc;
 Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
 Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
 Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường
hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị dịnh 134/2015/NĐ-CP
hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c 1
Điều 9 Nghị dịnh 134/2015/NĐ-CP được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với
thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và khơng bao
gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).


10
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước

trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện
chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện cho NLĐ. Cụ thể hiện nay, Nhà nước
quy định mức hỗ trợ và đối tượng được hỗ trợ khi tham gia BHXH TN như sau:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng
theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chu n
hộ nghèo của khu vực nơng thơn, cụ thể:
• Bằng 30% đối với người tham gia BHXH TN thuộc hộ nghèo;
• Bằng 25% đối với người tham gia BHXH TN thuộc hộ cận nghèo;
• Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Nhà nước khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo
hiểm xã hội cho người tham gia BHXH TN.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà
nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
Thời gian hỗ trợ tuỳ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
Như vậy, có thể thấy so với các quy định trước đây, Luật BHXH năm 2014
đã có một số thay đổi linh hoạt như không khống chế tuổi trần tham gia BHXHTN,
hạ mức thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng; linh hoạt về phương thức đóng, hỗ trợ
tiền đóng cho người tham gia BHXHTN. Đây là những thay đổi góp phần hướng tới
mục tiêu gia tăng độ bao phủ của BHXHTN.
1.2. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật về đối tượng tham gia và
đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện theo quy định của pháp luật hiện nay là
rất rộng. Vì vậy, cùng với BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện đã tạo nên một chính
sách BHXH đảm bảo bao phủ gần như tồn bộ đối tượng là người lao động. Chính
sách, pháp luật về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện về cơ bản đã đáp ứng được
nhu cầu của lực lượng lao động muốn tham gia BHXH. Tuy nhiên, trong thực tế
việc áp dụng và triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập làm hạn chế khả năng
tham gia của các đối tượng BHXH tự nguyện.



11
Về mặt số lượng, ngay từ khi chính sách BHXH tự nguyện bắt đầu được triển
khai từ năm 2008 (theo quy định của Luật BHXH năm 2006) và đến nay qua hơn 12
năm thực hiện, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng lên một cách đáng kể, từ
trên 6 nghìn người vào năm 2008 lên đến 1,12 triệu người vào tháng 4/20224. Cụ thể
qua các năm như sau: Năm 2015, số người tham gia BHXH tự nguyện là: 217.669
người, nhưng đến năm 2019, số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng: 573.943
người. Năm 2020, theo thống kê của BHXH Việt Nam, số người tham gia BHXH tự
nguyện trên cả nước là: 1.068.000 người, tăng 494.057 người so với năm 2019. Tính
đến hết năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện đã đạt khoảng 2,2% lực
lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức, so với
năm 2015 (có 217.669 người tham gia) là tăng 850.331 người (gấp gần 04 lần)5.
Tuy nhiên, để đánh giá tốc độ phát triển của đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện, ngoài số lượng người tham gia BHXH tự nguyện tăng lên hằng năm, chúng
ta phải đo lường được mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện đó là tỷ lệ % của đối
tượng thực tế tham gia BHXH tự nguyện so với số lượng lao động thuộc diện tham
gia BHXH tự nguyện và toàn bộ lực lượng lao động. Số lượng người tham gia BHXH
cũng như tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong lực lượng lao động là sự
phản ánh mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện và mức độ tham gia của
người lao động đối với chính sách BHXH tự nguyện. Trên thực tế, tỷ lệ tham gia
BHXH tự nguyện càng cao thì mức độ an tồn cho tuổi già hoặc khi gặp rủi ro khác
càng cao (tức là ASXH càng cao). Mặt khác, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện
cũng phản ánh sự tiến bộ xã hội của một quốc gia. Xu hướng chung là BHXH tự
nguyện đều hướng tới đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, phòng ngừa,
giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tỷ lệ dân số tham gia BHXH tự nguyện cao điều đó
cũng đồng nghĩa với khả năng phịng ngừa rủi ro của dân số cao, vì đa số người lao
động chủ động tiết kiệm được số tiền cần thiết để phòng ngừa lúc rủi ro và mức độ an
toàn của họ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, sau hơn 12 năm triển khai,

về độ bao phủ, tính đến tháng 12/2020, cả nước mới chỉ có 1.068.000 người tham gia
BHXH tự nguyện, một con số còn rất khiêm tốn so với khoảng 30 triệu lao động
trong khu vực phi chính thức. Độ bao phủ thực tế như vậy là còn quá thấp.
Ngọc Dung (2021), “Bảo hiểm xã hội tự nguyện: thêm giải pháp để nhiều người có lương hưu”, Báo Người
lao động điện tử, truy cập ngày 01/6/2022.
5
Theo số liệu báo cáo thống kê của BHXH Việt Nam, báo cáo đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách
BHXH, BHYT.
4


12
Một vài nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do:
Thứ nhất, người dân hiện nay còn chưa quan tâm, chưa hiểu hết về các chính
sách cũng như quyền lợi được hưởng khi tham gia đóng BHXH tự nguyện.
Thứ hai, xuất phát từ những quy định pháp luật về BHXH tự nguyện dẫn đến
việc chưa hấp dẫn được người dân, chưa có tính khuyến khích so với các bảo hiểm
khác, cụ thể là các quy định về thời gian để được hưởng chế độ hưu trí, và quy định
của pháp luật hiện hành về các chế độ của BHXH tự nguyện chưa đa dạng.
Về thời gian điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, một bộ phận người dân, đặc
biệt là người dân thuộc khu vực nơng thơn có nguồn thu nhập tương đối ổn định
nhưng vẫn e ngại tham gia đóng BHXH tự nguyện khi cho rằng thời gian tham gia
đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí là quá dài, phải đủ 20
năm. Bên cạnh đó, về các chế độ của BHXH tự nguyện, trong khi người tham gia
BHXH bắt buộc được hưởng 05 chế độ (chế độ dài hạn gồm hưu trí, tử tuất; ngắn
hạn gồm ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp) thì người tham gia
BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 02 chế độ dài hạn, chưa giải quyết các chế độ
ngắn hạn. Trong khi đó chính các chế độ ngắn hạn lại được nhiều người dân quan
tâm vì nó giải quyết nhu cầu trước mắt, tác động tức thời và khi người dân tham gia
họ cũng được hưởng quyền lợi gần nhất chứ không phải chờ đủ 20 năm để hưởng

chế độ hưu trí. Do vậy, bản thân những quy định này chính là yếu tố gây nên tâm lý
e ngại, thiếu hấp dẫn người dân ham gia BHXH tự nguyện.
Tóm lại, mục tiêu của nhà nước mở rộng phạm vi bao phủ của BHXH tự
nguyện, thông qua nhiều giải pháp để gia tăng đối tượng tham gia vẫn cịn nhiều
thách thức khó khăn ở trước mắt và lâu dài, điều đáng lưu tâm, trở ngại nhất là thái
độ của người dân, người lao động đối với chính sách BHXH tự nguyện. Bên cạnh
đó là những hạn chế, vướng mắc cịn tồn tại trong chính sách, các quy định pháp
luật về BHXH tự nguyện.
1.3. Một số đề xuất, kiến nghị và các giải pháp khuyến khích các đối
tượng tham gia và đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1.3.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thứ nhất, đề xuất nâng mức hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện từ 30% lên
50% đối với người thuộc hộ nghèo, từ 25% lên 30% đối với người thuộc hộ cận
nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại.


13
Hiện nay, tại các địa phương, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lớn, lực lượng
lao động tự do, lao động phi chính thức có số lượng lớn chính là lực lượng mà
BHXH tự nguyện hướng đến. Việc tham gia BHXHTN phụ thuộc rất nhiều vào thu
nhập của người dân. Với mức đóng phí BHXH tự nguyện hiện nay theo quy định
bằng 22% mức tiền lương tối thiểu chung là khá cao so với người có thu nhập thấp,
cơng việc bấp bênh, không ổn định. Do vậy, việc xây dựng và hồn thiện chính sách
hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXHTN cho nhóm lao động này là rất cần thiết để
họ có thể tham gia BHXHTN.
Lý do có đề xuất này là do các chuyên gia cho rằng số lượng người tham gia
BHXH tự nguyện chưa nhiều một phần do người dân chưa hiểu được hết lợi ích của
chính sách, một phần có ngun nhân từ chính sách và do thu nhập của đối tượng lao
động tự do bấp bênh, không bền vững. Mặt bằng thu nhập của nhiều NLĐ tự do cịn
thấp, trong khi đó mức hỗ trợ người tham gia chưa hấp dẫn người dân. Hiện tại, ngân

sách nhà nước hỗ trợ 15.400 đồng/tháng tiền đóng BHXH tự nguyện đối với người
tham gia không thuộc hộ nghèo và cận nghèo, 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc
hộ cận nghèo và 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo. Thời gian người
tham gia BHXH tự nguyện được nhận hỗ trợ tối đa trong vòng 10 năm từ ngân sách
nhà nước6. Do vậy, trên tinh thần đó, tác giả đề xuất nâng mức hỗ trợ tiền đóng
BHXH tự nguyện từ 30% lên 50% đối với người thuộc hộ nghèo, từ 25% lên 30% đối
với người thuộc hộ cận nghèo và từ 10% lên 20% đối với các đối tượng còn lại.
Thứ hai, sửa đổi chính sách, quy định pháp luật về điều kiện hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội tự nguyện nhằm tăng sức hấp dẫn của loại hình an sinh này. Cụ thể,
đối với quy định về điều kiện hưởng chế độ hưu trí, cần tạo điều kiện về thời gian
đóng BHXH tự nguyện để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm và tiến tới
xuống còn 10 năm để được hưởng lương hưu.
Lý do tác giả đưa ra đề xuất này bởi vì như đã phân tích, cách thiết kế chính
sách của chương trình bảo hiểm hiện nay có thể khơng khuyến khích tham gia: những
người tham gia cần có đóng góp ít nhất 20 năm để được hưởng chế độ hưu trí, và nếu
khơng đủ 20 năm họ sẽ được trả lợi ích trọn gói một lần cho tuổi già. Và số tiền nhận
một lần cho thời gian đóng phí bảo hiểm ngắn tương đương với 1,5 tháng của tiền
lương trung bình của người nghỉ hưu một năm đóng góp, đây thực sự là khoản trợ cấp
Ngọc Dung (2021), “Bảo hiểm xã hội tự nguyện: thêm giải pháp để nhiều người có lương hưu”, Báo Người
lao động điện tử, truy cập ngày 01/6/2022.
6


14
nhỏ. Những phụ nữ ở độ tuổi đầu 40 và những người đàn ông ở độ tuổi giữa 40 sẽ có
ít động cơ để tham gia. Tỷ lệ tham gia của lao động trẻ cũng rất thấp, có lẽ một phần
vì thiếu sự nhận thức của cơng chúng về chế độ BHXH tự nguyện, một phần là thiếu
sự đảm bảo lương hưu tối thiểu, có thể gây ra nhận thức chung rằng các quy định của
chế độ BHXH tự nguyện là kém thu hút và kém lôi cuốn hơn so với các quy định của
chương trình bắt buộc. Điều này dẫn đến phạm vi bảo hiểm của hệ thống tự nguyện

trên thực tế hiện nay còn rất thấp. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm tự nguyện qua nhiều năm
vẫn còn ở mức tương đối, chủ yếu người tham gia là những người đã tham gia đóng
BHXH bắt buộc nghỉ việc khi đủ tuổi nghỉ hưu (nam đủ 60, nữ đủ 55) mà chưa đủ số
năm tham gia đóng BHXH và muốn hồn thành thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu cần
thiết (đủ 20 năm) để được hưởng lương hưu. Số lượng người tham gia BHXHTN từ
đầu là rất thấp7. Do vậy, việc đề xuất sửa đổi quy đinh về điều kiện hưởng chế độ hưu
trí theo hướng giảm thời gian đóng BHXH tự nguyện xuống là một cách thức để tạo
nên tính hấp dẫn cho loại hình an sinh này.
Thứ ba, cần cân nhắc cần bổ sung thêm quyền lợi cho người tham gia BHXH
tự nguyện như các quyền lợi về ốm đau, thai sản... trong q trình đóng.
Mục đích của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là
nhằm góp phần đảm bảo ASXH, giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước. Do đó, khi xây
dựng pháp luật về BHXH tự nguyện phải hài hòa giữa nhu cầu của người tham gia
và yêu cầu cân đối quỹ. Mục đích chính của người tham gia BHXH tự nguyện là để
có khoản thu nhập khi về già (hết khả năng lao động), khi chết thân nhân được
hưởng chế độ tử tuất. Do đó, khi xây dựng pháp luật, phải xem xét đến khả năng
đóng (có thu nhập để đóng hay không), đồng thời những quy định về trợ cấp nhất
thiết phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về cuộc sống khi họ khơng cịn khả năng
lao động, khơng cịn thu nhập. Về lâu dài có thể mở rộng những quyền lợi ngắn hạn
khác khi nguồn quỹ có khả năng đáp ứng.
1.3.2. Các giải pháp khuyến khích các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
tự nguyện
Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách, các quy định pháp luật, để tiếp tục
khuyến khích NLĐ tham gia BHXHTN nhiều hơn nữa, cần có hệ thống các giải
pháp đồng bộ và hiệu quả hơn, phối kết hợp nhiều biện pháp hỗ trợ như:
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2017), “Bảo hiểm xã hội tự nguyện và yêu cầu mở rộng đối tượng tham gia”,
Tạp chí Quản lý nhà nước, số 254 (3/2017), tr.89.
7



15
Một là, đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động thu, đặc biệt từ đội ngũ các đại lý
thu BHXH tự nguyện:
Trên thực tế, những năm qua, số người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng
tăng có sự đóng góp rất tích cực của hệ thống đại lý thu BHXH. Nhất là khi BHXH các
tỉnh ký kết hợp đồng đại lý thu với Bưu điện tỉnh tạo nên tính cạnh tranh trong việc tổ
chức tuyên truyền, thu BHXH ở các địa phương. Các đại lý thu tích cực tuyên truyền,
vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện góp phần đưa chính sách BHXH tự
nguyện của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Nhiều đại lý bám sát cơ sở, trực tiếp
đến từng hộ dân để vận động, nhắc nhở khi đến hạn nộp BHXH tự nguyện. Có thể
khẳng định vai trị của đại lý thu BHXH, BHYT đã góp phần tích cực cùng với ngành
BHXH trong cơng tác truyền thông, vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, vẫn cịn tồn
tại trong cơng tác quản lý, đào tạo cán bộ nhân viên đại lý thu cùng sự thiếu quan tâm,
đôn đốc của UBND các xã, phường, thị trấn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
hoạt động của đại lý. Việc phân chia, giao chỉ tiêu cho nhân viên đại lý thu chưa thực
hiện nghiêm túc, dẫn đến tình trạng bng lỏng chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện. Nhiều địa phương cách thức hoạt động của nhân viên đại lý chưa
thực sự phù hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu mở rộng “thị trường”. Ở các địa
phương, ngoại trừ một số cá nhân điển hình thì hầu hết các nhân viên đại lý thu chỉ
ngồi tại nhà và tại bưu cục, bưu điện văn hoá xã để thu BHXH tự nguyện. Điều đó đã
vơ tình tạo tâm lý thụ động cho nhân viên đại lý thu, nhiều nhân viên đại lý thu có tư
tưởng đây là cơng việc phụ để có thêm thu nhập chứ chưa coi đó là nghề nghiệp thực
sự. Vì vậy, để phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian tới, cơ
quan BHXH các tỉnh cần thực hiện các giải pháp đối với cơng tác kiện tồn và nâng
cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại lý thu BHXH tự nguyện như sau:
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình, nghiệp vụ thu, bồi dưỡng kỹ
năng khai thác, vận động thu, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH tự
nguyện; từng bước sàng lọc, tuyển chọn, đào tạo nhân viên đại lý thu trở thành
chuyên nghiệp, chuyên sâu nghiệp vụ, tập trung thời gian nhiều cho công tác vận

động, tuyên truyền thực hiện tốt nhiệm vụ thu; giao chỉ tiêu thu BHXH cho từng đại
lý thu theo tháng, quý, năm.
Bồi dưỡng cho nhân viên đại lý thu kỹ năng khai thác, quản lý tốt đối tượng
tham gia BHXH qua tra cứu thông tin trên dữ liệu các phần mềm hỗ trợ như tra cứu


16
thông tin người tham gia BHXH tự nguyện để nhắc NLĐ đến ngày nộp tiền và cập
nhật số điện thoại của người tham gia trên phần mềm để theo dõi, thơng báo nhắc
đóng BHXH tự nguyện đúng hạn theo quy định. Cập nhật kịp thời những chính sách
quy định mới, bổ sung, sửa đổi cho nhân viên đại lý thu, để phát huy hiệu quả trong
hoạt động của mạng lưới đại lý thu, góp phần nâng cao tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH
tự nguyện.
Thường xuyên phối hợp với Bưu điện, UBND xã, phường, thị trấn rà sốt,
kiện tồn, mở rộng mạng lưới đại lý thu BHXH của tỉnh theo hướng thuận tiện và
ph hợp với địa bàn dân cư đảm bảo NLĐ tham gia thuận lợi. Mặt khác phải đưa ra
các tiêu chu n cần thiết đối với nhân viên đại lý thu để nâng cao hơn nữa hiệu quả
hoạt động của các đạu lý như: nhân viên đại lý phải tham gia BHXH tự nguyện nếu
chưa tham gia BHXH bắt buộc; đưa ra chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH
tự nguyện cụ thể phải đạt được theo mỗi tháng hoặc mỗi quý hoặc mỗi năm phải đạt
là bao nhiêu người cụ thể nhằm nâng cao trách nhiệm, quyền lợi và hiệu quả hoạt
động của đại lý giảm thiểu các trường hợp nhân viên đại lý hoạt động dàn trải, kém
hiệu quả.
Cơ quan BHXH quản lý chặt chẽ hoạt động của các đại lý thu; thẩm định kỹ
hồ sơ trước khi ký hợp đồng đại lý thu; gắn với trách nhiệm của Giám đốc BHXH
các quận, huyện trong việc quản lý cá nhân, đơn vị ký hợp đồng làm đại lý thu;
thường xuyên tập huấn, đào tạo về các kỹ năng khai thác, công tác tuyên truyền,
vận động cho hệ thống đại lý thu;
Xây dựng quy chế thi đua khen thưởng thiết thực, kịp thời căn cứ trên kết quả
hoạt động định kỳ hàng quý, sáu tháng, năm của từng đại lý thu nhằm tạo động lực

những đại lý thu hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần phát triển đối tượng tham gia
BHXH tự nguyện nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban chấp
hành Trung ương Khố XII.
Hai là, cùng với đó là việc xây dựng, ứng dụng các giải pháp ứng dụng công
nghệ thông tin hỗ trợ cho công tác quản lý thu, khai thác, phát triển đối tượng tham
gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu hộ gia
đình, dữ liệu thu BHXH, BHYT, BHTN; dữ liệu chi BHXH, BHYT, BHTN tập
trung tồn quốc. Do đó đây là kênh thơng tin thiết thực hỗ trợ đắc lực cho công tác
vận động, tư vấn phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Cụ thể là thực


17
hiện truy xuất dữ liệu theo từng nhóm đối tượng để có chiến lược truyền thơng, vận
động NLĐ phù hợp và có hiệu quả như: nhóm NLĐ đã từng tham gia BHXH đang
hưởng chế độ BHTN được quản lý trên phần mềm giải quyết hưởng các chế độ
hoặc phần mềm quản lý thu BHXH, Nhóm NLĐ làm việc theo nhóm ngành nghề,
nhóm theo độ tuổi lao động, nhóm những người có thu nhập khá trên phần mềm hộ
gia đình, … Khi phân nhóm và sàng lọc được đối tượng sẽ thuận tiện để truyền
thông, tư vấn. Đơn cử: Đối với nhóm đối tượng là NLĐ đang hưởng BHTN thì dựa
vào thông tin trên dữ liệu chi BHTN gồm họ tên, địa chỉ, số điện thoại có thể cung
cấp cho nhân viên đại lý nơi NLĐ cư trú truyền thông, vận động tham gia hoặc cán
bộ làm công tác khai thác thu thuộc cơ quan BHXH trực tiếp tư vấn qua điện thoại
sẽ mang lại hiệu quả cao. Hoặc nhóm đối tượng là xã viên hợp tác xã không hưởng
lương: Trong nhóm này có rất nhiều người có đủ khả năng tham gia, nhất là nông
dân sản xuất giỏi. Tuy nhiên, trong vận động tuyên truyền cần lưu ý giới thiệu
phương thức đóng linh hoạt (tương ứng theo mùa vụ) để họ cảm nhận việc tham gia
BHXH tự nguyện dễ dàng hơn. Hoặc nhóm đối tượng là cộng tác viên bưu điện:
Đây là nhóm đối tượng có mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị. Dựa vào mối quan
hệ hợp tác để tác động, vận động nhóm này tham gia BHXH TN. Hoặc nhóm đối

tượng là lao động tự do, bn bán nhỏ,...: đây là nhóm đối tượng đa dạng về việc
làm, thu nhập, trình độ. Đối với nhóm đối tượng này cần phân thành những nhóm
nhỏ dựa vào đặc điểm việc làm, thu nhập, địa bàn,.. để có giải pháp tuyên truyền
vận động phối hợp,…
Xây dựng phần mềm theo dõi thơng tin đóng nộp, quản lý người tham gia
dành cho nhân viên đại lý thu để hỗ trợ việc quản lý và khai thác đối tượng tham gia
đồng thời cung cấp danh sách các đối tượng tiềm năng theo địa bàn cư trú của nhân
viên đại lý để họ biết được thông tin NLĐ và dễ dàng tiếp cận, truyền thơng vận
động tham gia,…
Khai thác có hiệu quả cơng tác truyền thông trên trang điện tử của ngành, hệ
thống tin nhắn thoại qua các mạng di động và mạng xã hội vì đây cũng là kênh
tương tác trực tiếp với NLĐ khá gần gũi, thuận tiện trong tương lai.
Ba là, đa dạng phương thức thu BHXH tự nguyện.
Với phương thức thu theo địa phương (từng xã, phường, thị trấn) như hiện
nay còn chưa thuận tiện cho người tham gia do đó cần thiết phải đa dạng phương
thức đóng để việc tham gia của NLĐ được dễ dàng như thu qua tài khoản nộp của


18
người khác (như con cháu nộp cho bố mẹ, ông bà,…), đóng qua giao dịch điện tử,
đóng hộ cho người tham gia (tổ chức, hội, tổ nghề đóng cho cá nhân),… tức là khai
thác thu ở mọi hình thức sao cho thông tin người tham gia được cung cấp đầy đủ vì
hiện nay ngành BHXH đã có hệ thống dữ liệu tập trung tồn quốc, với sự hỗ trợ của
cơng nghệ thông tin, đa dạng phương thức thu sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút
người tham gia.
Bốn là, tổ chức hiệu quả công tác truyền thông, vận động các nhóm đối tượng
có tiềmnăng tham gia BHXH tự nguyện.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ,
BHXH tỉnh chỉ đạo BHXH cấp huyện tiến hành rà sốt, thống kê phân nhóm đối
tượng tại từng địa phương sau đó phối hợp với các tổ chức hội, đội, đoàn thể, đại lý

thu để tổ chức vận động, truyền thơng thành từng nhóm để phát triển đối tượng
tham gia đồng thời thực hiện thu trực tiếp tại nơi truyền thơng. Cụ thể là đối với
mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ áp dụng cách thức tiếp cận truyền thông khác
nhau để đạt hiệu quả cao nhất như:
Đối với nhóm đối tượng hết tuổi lao động (năm đủ 60 nữ đủ 55) chưa hưởng
lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: Nhóm này thì khơng tiếp cận trực tiếp với
đối tượng mà vận động gián tiếp qua con cháu của họ để con cháu hỗ trợ họ
tham gia đóng để sau này hưởng chế độ mai táng phí và tuất 1 lần khi họ qua đời
giảm bớt gánh nặng cho gia đình, mức vận động là mức thấp nhất.
Áp dụng chủ yếu phương thức truyền thơng nhóm kết hợp truyền thơng liên
cá nhân cho các nhóm đối tượng:
NLĐ có thu nhập tương đối ổn định có độ tuổi từ 35 – 45: đây là độ tuổi khá
chín chắn về suy nghĩ về nhận thức để có thể quyết định rõ ràng việc có hay khơng
tham gia BHXH tự nguyện.
NLĐ đang đăng ký hưởng BHTN: đây là nhóm NLĐ ở khu vực chính thức
mới bị chuyển sang NLĐ khu vực phi chính thức, họ có đủ nhận thức về việc tham
gia BHXH tự nguyện nên rất thuận tiện để vận động.
Nhóm NLĐ làm việc trong các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, tổ hợp
tác: nhóm này đa số có thu nhập ổn định và một số trong họ đã từng là người đã
từng tham gia BHXH bắt buộc.


19
Năm là, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính và nâng cao chất lượng phục
vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức ngành BHXH.
BHXH tỉnh cần đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng phân cấp, phân
quyền cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Việc phân cấp quản lý nhằm tạo
điều kiện để BHXH cấp huyện chủ động hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
giảm bớt thời gian, công sức của người tham gia.
Cần nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác

cho đội ngũ viên chức đặc biệt là nâng cao ý thức, đạo đức người viên chức ngành
BHXH trong giao tiếp với đối tượng, tạo thói quen trong xử trí công việc theo nếp
sống “Văn minh công sở”, tạo ấn tượng tốt, đảm bảo sự hài lòng cho đối tượng.


×