Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHỦ đề văn hóa của nước AI cập cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.91 KB, 13 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
-----š›&š›-----

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA CỦA NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI
Nhóm : Nhóm 5
Lớp HP: DHKQ14_HE - 420300346101
GVHD: TS. Mai Thanh Hùng

Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022


BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA THƯƠNG MAI DU LỊCH
-----š›&š›-----

CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA CỦA NƯỚC AI CẬP CỔ ĐẠI

Nhóm : Nhóm 5
Lớp HP: DHKQ14_HE - 420300346101
GVHD: TS. Mai Thanh Hùng

Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
ST


T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11 Nguyễn Thị Tuyết Vi

Họ Và Tên
Trần Thị Ngọc Hạnh
Nguyễn Quốc Bảo
Phan Thị Diễm
Kiều Thị Kim Duyên
Bùi Thị Mỹ Duyên
Châu Thị Bích Lan
Lại Thị Quỳnh Như
Đặng Thị Xuân Phương (NT)
Phạm Thị Tú Quyên
Đặng Thị Kim Thoa


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
B.PHẦN NỘI DUNG:........................................................................................................ 1
I. Tổng quan về đất nước Ai Cập :........................................................................... 1

II.
Những nền văn hóa đặc trưng của Ai Cập:..................................................... 2
1. Chính trị:............................................................................................................. 2
2. Tơn giáo:.............................................................................................................. 2
3. Kiến trúc:............................................................................................................. 3
4. Truyền thông đại chúng ở Ai Cập:................................................................... 4
5. Người dân Ai Cập:.............................................................................................. 5
6. Văn hóa giao tiếp:............................................................................................... 6
7. Những điều cấm kỵ của Ai Cập:....................................................................... 7
C.KẾT LUẬN..................................................................................................................... 8


Lời mở đầu

Ai Cập là một trong những cái nôi của nền văn hóa nhân loại. Nhờ vào những điều
kiện thuận lợi về mặt tự nhiên ngay từ rất sớm nơi đây đã hình thành và phát triển
một nền văn hóa vơ cùng rực thành tựu mà cư dân Ai Cập cổ đại đạt được không
những là niềm tự hào của đất nước Ai Cập nói riêng mà cịn là của thế giới nói
chung. Việc tìm hiểu khám phá những văn hóa ấy là vơ cùng cần thiết nó giúp cho
chúng ta có một cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về nền văn hóa. Chủ đề này nhóm
chúng em đã nghiên cứu một cách khái quát về tổng quan và những nền văn hóa chủ
yếu của Ai Cập cổ đại mặt khác cũng đề cập đến sự phát triển của Ai Cập hiện nay.
Trên cơ sở những kiến thức đã thu thập được từ những nguồn tài liệu khác nhau
chúng em hi vọng rằng phần nghiên cứu của chúng em sẽ mang lại những tri thức bổ
ích cho các bạn. Trong quá trình chọn lọc, nghiên cứu nhưng chúng em khơng thề
tránh khỏi những sai sót .Rất mong được sự góp ý của Thầy và các bạn.


A.PHẦN MỞ ĐẦU


Mục tiêu
Về kiến thức: Sinh viên nắm được những nền văn hóa đặc trưng của Ai Cập cổ đại,
từ đó có nhận thức đúng đắn hơn và rõ hơn
Về kỹ năng: Sinh viên có kỹ năng,hiểu rõ về phong cách trong giao tiếp giúp ta tự
tin hơn.
B.PHẦN NỘI DUNG:
I.

Tổng quan về đất nước Ai Cập :
Ai Cập : tên đầy đủ là cộng hòa Ả Rập Ai Cập

Vị trí địa lý: Là một quốc gia xuyên lục địa. Phần lớn lãnh thổ nằm ở Bắc Phi cùng
với bán đảo Sinai nằm ở Tây-Á. Ai Cập giáp với vùng biển Địa Trung Hải và có
biên giới giáp với Dải Gaza và Israel về phía đơng bắc, giáp vịnh Aqaba về phía
đơng, giáp biển Đỏ về phía đơng và nam, giáp Sudan về phía nam, và Libya về phía
tây.
Quốc kỳ:

Quốc huy:

Thủ đơ: Cairo
Cairo có diện tích 453 km2. Lịch sử xây dựng thành phố Cairo liên quan đến việc du
nhập của các dân tộc Ả rập. Năm 641, người Ả rập đánh chiếm khu vực, xây dựng
nên thành phố Cairo ngày nay.
Đây chính là những nền móng ban đầu của Cairo. Năm 969, vương triều Photima Ả
rập của Tunis chinh phục Ai Cập, xây dựng thêm một thành phố mới khác là Foctater
nằm ở phía Bắc. Năm 973 vương triều dời đô đến đây lấy tên là Cairo.
1



Trong tiếng Ả rập nó có nghĩa là "thắng lợi". Khoảng giữa thế kỷ 14, Cairo phát triển
nhanh chưa từng thấy, trở thành thành phố lớn nhất châu Phi và Tây Á lúc bấy giờ.
Sau đó vài thế kỷ, Cairo trải qua nhiều bước thăng trầm, lần lượt bị người Thổ Nhĩ
Kỳ, thực dân Anh - Pháp chiếm lĩnh. Năm 1922, Ai Cập trở thành vương quốc độc
lập. Năm 1952, tổ chức sĩ quan do Gamal Abdel Nasser lãnh đạo phát động "Cuộc
cách mạng tháng 7", lật đổ vương triều Farouk, năm sau đổi thành nước Cộng hòa.
Đến nay, Cairo là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Ai Cập.
AI.

Những nền văn hóa đặc trưng của Ai Cập:
1. Chính trị:

Năm 3200 trước CN, Ai Cập đã là một quốc gia phong kiến thống nhất với 30 triều
đại Pharaon trị vì. Ai Cập đã trải qua ách thống trị của các đế quốc Hy Lạp, La Mã,
Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Anh. Sau cuộc xâm lược của Pháp, Tổng trấn Mohammed Ali
(1769 – 1849) đã lập ra một triều đại hùng mạnh và tồn tại cho đến ngày 23/7/1952
khi Thiếu tướng Mohammed Najiv lật đổ Vua Farouq, chấm dứt thời kỳ phong kiến,
khai sinh ra nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập.
Ai Cập đã là một nước cộng hòa từ ngày 18 tháng 6 năm 1953. Tổng thống
Mohamed Hosni Mubarak đã làm Tổng thống nền Cộng hoà từ 14 tháng 10 năm
1981, sau vụ ám sát cựu Tổng thống Mohammed Anwar El-Sadat. Ông ta là lãnh đạo
đảng cầm quyền Đảng Dân chủ Quốc gia. Mubarak giữ chức vụ cho đến nhiệm kỳ
thứ năm thì bị nhân dân Cairo nổi dậy lật đổ vào tháng 2 năm 2011. Thủ tướng
Ahmed Nazif lên cầm quyền ngày 9 tháng 7 năm 2004, sau khi Atef Ebeid từ chức.
Chính quyền Ai Cập bị nhiều nước coi là độc tài quân sự. Dù quyền lực trên danh
nghĩa được tổ chức theo hệ thống bán tổng thống đa đảng, theo đó quyền hành pháp
trên lý thuyết được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, trên thực tế hầu như
chỉ một mình Tổng thống được bầu ra trong những cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử
viên trong vòng hơn năm mươi năm qua. Ai Cập cũng có những cuộc bầu cử nghị
viện đa đảng thường xuyên. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, trong đó Mubarak

thắng cử nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp, được tổ chức vào tháng 9 năm 2005.
Đa số người dân Ai Cập vẫn cịn hồi nghi về q trình dân chủ hóa và vai trị của
các cuộc bầu cử. Một tỷ lệ rất nhỏ những người đủ tư cách bầu cử trên thực tế đã bị
gạt ra khỏi danh sách cuộc bầu cử năm 2005. Tuy nhiên, báo chí đã cho thấy họ ngày
càng tự do hơn trong việc chỉ trích tổng thống, và những kết quả của cuộc bầu cử
nghị viện gần đây cho thấy những đảng Hồi giáo như đảng hiện bị cấm Anh Em Hồi
giáo đã thắng nhiều ghế, việc này chứng tỏ một sự thay đổi thật sự đang diễn ra.

2. Tôn giáo:
Theo hiến pháp, bất kỳ một thể chế mới nào đều phải tuân theo luật Hồi giáo (tiếng Ả
rập: ‫)ا ل ل‬. Ai Cập là một nước Hồi giáo với gần 90% dân số theo đạo này, phần
2


lớn thuộc dòng Sunni một nhánh của Hồi giáo.Người theo Cơ Đốc giáo chiếm
khoảng 10% dân số, phần lớn là dịng Chính thống giáo Copt với 9%, 1% cịn lại
gồm Cơng giáo, Chính thống giáo Hy Lạp, Chính thống giáo Syria, và Chính thống
giáo Armenia, phần lớn sống tại Alexandria và Cairo. Ai Cập cũng là quốc gia có số
dân theo Hồi giáo đông thứ hai châu Phi sau Nigeria và đứng thứ ba khu vực Trung
Đông sau Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.
Người Ai Cập coi trọng giá trị gia đình mạnh mẽ và ln có sự gắn kết với các thành
viên của gia đình.

Tháng ăn chay Ramadan ở Ai Cập có nhiều quy định nghiêm ngặt
Hầu hết các doanh nghiệp đều đóng cửa vào thứ Sáu là ngày lễ Hồi giáo trong khi
đó một số nơi đóng cửa vào thứ 5.
Người Hồi giáo ở Ai Cập trong tháng Ramadan và chỉ được phép làm việc trong sáu
giờ mỗi ngày. Mặc dù không bắt buộc phải nhịn ăn trong tháng Ramadan. Trong khi
đó những người theo đạo Kitơ khơng được phép ăn, uống, hút thuốc hoặc nhai kẹo
cao su ở nơi công cộng. Các nhà thờ Hồi giáo lớn mở cửa cho khách du lịch, ngoại

trừ trong các dịch vụ tôn giáo. Tất cả những người đến nhà thờ sẽ tháo giày trước khi
vào bất kỳ tịa nhà tơn giáo nào ở Ai Cập

3. Kiến trúc:
Đặc điểm của kiến trúc Ai Cập là cơng trình có quy mơ lớn, kích thước đồ sộ, nặng
nề và thần bí. Trước khi nhắc đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc Ai Cập cổ
đại, phải nói đến sự khéo tay trong nghề làm đá của những người thợ giỏi trong xã
3


hội Ai Cập cổ đại. Vật liệu đá trong xã hội Ai Cập có nhiều loại: đá vơi, đá sa thạch,
đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương, đá minh ngọc... Kinh nghiệm xây dựng thủy lợi
trên hai bờ sông Nin giúp cho người dân Ai Cập phát minh ra máy nâng và vận
chuyển, biết cách tổ chức lao động cho hàng vạn người một lúc. Mặt bằng, mặt
đứng, mặt cắt của cơng trình kiến trúc được dùng với thước đo. Việc sử dụng dụng
cụ như rìu, búa và thước thủy chuẩn cũng rất chuyên nghiệp.
Kim tự tháp

Người Ai Cập cổ đại có tục lệ ướp xác, tạo thành các "mummy" và chôn chúng trong
những ngôi mộ đồ sộ là Mastaba và Kim tự tháp. Mastaba là lăng mộ của tầng lớp
quý tộc, là một khối xây bằng đá, có mặt cắt hình thang, mặt bằng hình chữ nhật.
Trong Mastaba có ba phịng: sảnh, phịng tế lễ và phịng thờ (nơi đặt tượng người
chết). Từ mặt trên của Mastaba người ta đào một giếng hình trịn hoặc hình vng,
sâu đến khoảng 30 m. Đáy giếng thông sang một hành lang rồi đến phòng mai táng
(nơi để quan tài). Sau khi chơn người chết, giếng được lấp kín. Ở Ai Cập cịn tìm
thấy nhiều nơi có dấu vết của các khu vực có Masataba như khu lăng mộ vua chúa ở
Memphis, xây dựng ở vương triều thứ ba, khoảng thế kỷ 18 trước Cơng ngun.
Loại hình kiến trúc này là nguồn gốc ban đầu của các Kim tự tháp.

4. Truyền thông đại chúng ở Ai Cập:

Ai Cập là quốc gia tiến bộ nhất ở Trung Đông là lĩnh vực truyền thông. Báo chí,
phim ảnh, truyền hình, âm nhạc và nghệ thuật có tầm quan trọng tối cao trong nền
văn hóa Ai Cập.
4


Ai Cập có một nền tảng báo chí miễn phí, đặc biệt khi được so sánh với sự kiểm
duyệt được áp dụng ở các quốc gia Ả Rập khác.
Hệ thống phát thanh của Ai Cập truyền các chương trình trên khắp thế giới Ả Rập
bằng tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Pháp và các ngơn ngữ khác. Truyền hình Ai Cập
được kiểm sốt bởi chính phủ, với năm kênh truyền hình quốc gia.

Nhà hát lớn Cairo
Ai Cập là quốc gia Ả Rập duy nhất có ngành cơng nghiệp điện ảnh và đã làm phim
từ những năm 1930. Ai Cập cũng là nơi có các địa điểm giải trí trực tiếp, như Nhà
hát lớn Cairo , Nhà hát múa rối quốc gia, Nhà hát giao hưởng quốc gia.
Đất nước này có một số bảo tàng với truyền thống nghệ thuật cổ xưa rất ấn tượng và
đã tạo ra những giải thưởng Nobel về văn học, điều này chiếm vị trí quan trọng trong
nền văn hóa Ai Cập.
5. Người dân Ai Cập:
Phụ nữ ở Ai Cập đa số là khá bảo thủ và khiêm tốn, tuân theo các nguyên tắc Hồi
giáo dành cho phụ nữ. Đàn ông vô danh không bao giờ nên tiếp cận một phụ nữ Ai
Cập; thay vào đó các câu hỏi và mối quan tâm khác nên được giải quyết thông qua
một người đàn ông khác. Điểm cần lưu ý là phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt
tay.
Trong nền văn hóa Ai Cập, một chiếc khăn đội đầu thường được đeo như một biểu
tượng của sự khiêm tốn trong đời sống của phụ nữ Ai Cập. Khi ra ngồi họ thường
giữ kín cánh tay và chân nhất là ở những khu vực tôn giáo.
5



Phụ nữ Ai Cập thường đeo khăn trùm đầu

Trong giao tiếp người Ai Cập thường gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng hoặc ngồi
gần nhau để trao đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần lưu ý trong việc gọi tên của
người đó. Tên của người Ai Cập được viết bằng tiếng A-rập, không sử dụng bản chữ
latinh như tiếng Anh. Đôi khi cách phát âm cũng làm chúng ta hiểu sai ý nghĩa về tên
của họ.
Người Ai Cập nói chung rất nhiệt tình, vì vậy khách du lịch Ai Cập hiếm khi gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm sự trợ giúp với các hướng dẫn hoặc khuyến nghị. Đất
nước Ai Cập xinh đẹp vẫn còn rất nhiều điều thú vị chờ chúng đến khám phá, hãy
đến và trải nghiệm những phong tục tập quán, nếp sống của người dân bên bờ sơng
Nile huyền bí.
6. Văn hóa giao tiếp:
Nét đặc trưng văn hóa Ai Cập trong giao tiếp người Ai Cập có thói quen Gặp gỡ trực
tiếp, giáp mặt và đứng/ ngồi gần nhau để trao đổi nói chuyện. Khi chào hỏi cần hết
sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Tên người Ai Cập được viết bằng
tiếng Ả Rập không sử dụng hệ chữ Latinh như tiếng Anh nên từ khó nhớ một cách
đầy đủ và chính xác. Cũng có khi phát âm cũng làm bạn hiểu sai ý nghĩa và tên của
họ.Vì vậy nên chắc chắn về tên riêng của người Ai Cập khi gọi tên họ. Phụ nữ và
nam giới không bao giờ bắt tay.
7. Những điều cấm kỵ của Ai Cập:
6


Cấm kỵ trong ăn uống của người Ai Cập
Trong việc ăn uống, người Ai Cập phải tuân thủ một số điều cấm kỵ như sau:
Theo luật Hồi giáo, người theo đạo Hồi không được ăn thịt heo, uống rượu
và các động vật chết, tiết của các động vật. Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào
thức ăn là không nên vì nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon. Người Ai

Cập quan niệm rằng tay trái là tay khơng sạch sẽ, vì thế bạn nên sử dụng tay phải
trong mọi trường hợp hoặc ít ra là phải sử dụng cả hai tay. Bạn khơng được để ngón
cái chỉ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra, vì đó là cử chỉ xúc phạm người
đối diện.
Khi uống canh nóng hoặc một thức uống nóng khác, cấm phát ra bất cứ âm
thanh nào
Thức ăn đã đưa vào miệng, cấm nhả ra
Không ăn những động vật khi sát sinh mà chưa đọc câu “đức chúa lòng
lành”.
Cấm kỵ trong hơn nhân của người Ai Cập
Người Ai Cập có nhiều cấm kỵ trong hôn nhân. Theo kinh Coản, họ phải tuân thủ
một số điều cấm kỵ như nghiêm cấm lạm dụng tình dụng, nếu vi phạm người đó sẽ
chịu hình phạt bị ném đá đến chết.
Đàn ông không được lấy thím, lấy mơ, các người vợ của cha mình, con gái của
những người vợ của cha mẹ vợ và chị em gái của mẹ vợ. Ngồi ra, nghi thức đính
hơn kiêng tổ chức vào tháng giêng.
Những điều cấm kỵ trong giao tiếp ở Ai Cập
Với 90% dân số Ai Cập theo Đạo Hồi, trong cách cư xử giao tiếp người Ai Cập có
những điều cấm kỵ như sau:
Khơng chơi cờ bạc và các thứ dùng để chơi cờ bạc.
Đứng, ngồi gần, hỏi, nhìn hoặc nói chuyện với phụ nữ
Tự ý lấy đó đạc của họ mà khơng được phép Gây thương tích thân thể cho người
khác

Đưa các thứ cho họ bằng tay trái
Khơng tiểu tiện ở chỗ có người và nói chuyện với người khác khi đang tiểu tiên, đại
tiên.
7



Ăn, hút thuốc ở nơi công cộng khi đang trong tháng Ramadan (Tháng nhịn
ăn uống ban ngày).
Gây ồn ào khi có người cầu kinh
Đi trước mặt người đang cầu kinh
Vào nhà thờ Hồi giáo mà không cởi giầy và không sạch sẽ
Không vào nhà riêng hoặc nơi ở của người khác khi chưa được mời Mặc quần áo
thiếu lịch sự hoặc rách bẩn.
Ngồi chân chữ ngũ mà để bàn chân trái quay về phía họ hoặc dùng chân để chỉ một
vật nào đó.
Dùng giấy có ảnh tổng thống để làm việc khác.
Vỗ vào mông họ dù là người thân.
Khi tranh cãi không lột mũ của đối phương vứt xuống đất.

C.KẾT LUẬN
Thơng qua những phần tìm hiểu ở trên, nhóm chúng em đã học hỏi được một số điều
cơ bản về nền văn hố Ai Cập cổ đại. Chúng tơi nhận thấy rằng Ai Cập cổ đại là khu
vực rất đặc biệt với nền văn hóa và văn minh phát triển từ rất sớm và tồn tại trong
thời gian khá lâu dài. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập vừa thuận lợi vừa khắc nghiệt
đã tạo nên nét đặc trưng trong tính cách con người Ai Cập và trong văn hố Ai Cập
nói chung cũng như các cơng trình kiến trúc nói riêng. Cư dân ở đây là những người
dũng cảm, liều lĩnh, kiên nhẫn và chăm chỉ. Nhà nước Ai Cập ra đời từ rất sớm,
mang tính chất chuyên chế. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ do bị áp bức bóc lột
q nặng nề. Chính vì vậy, tầng lớp áp bức đã khơng ít lần nổi dậy đấu tranh, lật đổ
chế độ cai trị. Ai Cập cũng đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược các vùng
đất, các nước khác. Có thể nói, người dân Ai Cập sớm bước vào xã hội văn minh
cùng những thành tựu vô cùng to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm : chữ
viết, văn hố, tơn giáo, khoa học tự nhiên, kiến trúc, điêu khắc... mà ngày nay nhân
loại không thể phủ nhận được. Tất cả đều là do sức sáng tạo thần kỳ của con người
thuở đó. Ai Cập cổ đại là một đất nước rất vĩ đại, rất đáng tự hào, có vai trị quan
trọng trong việc mở đường cho nền văn minh nhân loại. Do đó, nghiên cứu về văn

hố Ai Cập cũng là một công việc cần thiết mà các học giả cần phải quan tâm.

8



×