TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
LÀNG XÃ VIỆT NAM
Lớp học phần: 2211LITR191201
Nhóm: Mưa nắng thất thường
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Tên sinh viên
Lê Thị Xuân Mai
Trần Nguyễn Gia Huy
Lê Nguyễn Trà My
Trương Thị Thảo Nguyên
Hồ Tâm Như
Nguyễn Thị Oanh
Trương Mỹ Quỳnh
Mã số sinh viên
48.01.601.019
48.01.601.013
48.01.601.020
48.01.601.024
48.01.601.030
48.01.601.032
48.01.601.036
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
BẢNG PHÂN CƠNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỒN THÀNH CÔNG VIỆC
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC LỊCH SỬ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAM
3
1.1 Khái niệm làng, xã, thôn
3
1.2 Phân loại làng xã
4
1.3 Tên gọi làng xã
5
1.4 Nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển
5
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU KINH TẾ CỦA LÀNG XÃ
12
2.1 Chế độ sở hữu ruộng đất
12
2.2 Thương nghiệp làng xã
14
2.3 Thủ công nghiệp làng quê
14
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU XÃ HỘI CỦA LÀNG XÃ
16
3.1 Các loại hình tổ chức làng xã
16
3.2 Tổ chức bộ máy tự trị và hành chính
18
3.3 Hương ước
19
3.4 Tái lập hương ước và vai trò của hương ước mới trong quản lý làng xã hiện nay
26
CHƯƠNG 4: VĂN HÓA LÀNG XÃ VIỆT NAM
28
4.1 Tín ngưỡng - tơn giáo trong làng xã cổ truyền Việt Nam
28
4.2 Tôn giáo, tư tưởng
34
4.3 Tính tự trị
49
4.4 Tính cộng đồng
52
4.5 Ý nghĩa tích cực và hạn chế của tính tự trị và tính cộng đồng trong làng xã cổ
truyền Việt Nam
53
4.6 Biểu tượng truyền thống của làng xã
53
4.7 Một số tác phẩm nghệ thuật xoay quanh chủ đề làng xã hay nông thôn Việt Nam
54
CHƯƠNG 5: LÀNG NAM BỘ
57
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC LỊCH SỬ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA LÀNG XÃ VIỆT NAM
1.1 Khái niệm làng, xã, thơn: Có nhiều khái niệm về làng
a) Làng:
Thời Văn Lang – Âu Lạc, làng là danh từ chỉ một đơn vị cư trú trên một địa vực
nhất định của người Việt, chủ yếu sống bằng nông nghiệp.
Theo GS. Bùi Xuân Đính: “Làng là một đơn vị tụ cư truyền thống của người nơng
dân Việt, có địa vực riêng, cơ cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cưới cheo, tang
ma, khao vọng) thờ cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng,
hồn chỉnh và tương đối ổn định trong q trình lịch sử”.
“Làng còn là danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam thời xưa”
( Nguyễn Trãi, Dư địa chí; “Các trấn tổng xã danh bị lãm” (1810–1813)).
Làng là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn
ở Việt Nam.
“Làng là một tế bào xã hội của người Việt. Nó là tập hợp dân cư chủ yếu theo quan
hệ láng giềng, cùng sống trên một khu vực gồm một khu đất để làm nhà ở và một khu đất
để trồng trọt, một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập” (Phạm Hùng
Cường, Làng xã truyền thống Việt Nam, Bảo tồn và phát triển).
Trải qua quá trình phát triển, làng dần trở thành một đơn vị xã hội cơ bản. Làng trở
thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở (xã) từ thế kỷ VII dưới thời thuộc nhà Đường.
Đến thế kỷ thứ XIX có tới 12 loại đơn vị hành chính cấp cơ sở ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
như xã, thơn, phường, giáp, trang trại, xóm…
b) Xã
Xã là danh từ chỉ một làng lớn.
Từ thời Minh Mạng trở về sau, xã dùng để chỉ các đơn vị hành chính cơ sở của nhà
nước.
* Khái niệm: “Làng xã” là một đơn vị tụ cư, đơn vị kinh tế, đơn vị tín ngưỡng và sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ sở. Những người sống gần nhau có xu
hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản phẩm của khối liên kết này là làng, xóm (Trần
Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam).
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
b) Thôn
Giữa thế kỷ X, thôn là danh từ chỉ một làng nhỏ thông thường dưới chế độ phong
kiến Việt Nam; là một đơn vị hành chính dưới cấp xã.
1.2 Phân loại làng xã
a) Theo thời gian hình thành: Về lịch sử thay đổi của làng xã, có ba lần biến cách:
Thế kỷ XV khi chế độ quân điền được thực hiện.
Cuối thế kỷ XIX khi thực dân Pháp đặt ách thống trị trên đất nước ta.
Cách mạng tháng Tám 1945 và cải cách ruộng đất đã làm thay đổi hẳn cơ chế làng
xã, tác động mạnh vào tổ chức cổ truyền này.
b) Theo vùng địa lý: Thượng, Hạ, Đông, Đồi.
Làng miền núi (bản, mường, plây, bn); làng trung du, làng đồng bằng (làng, ấp,
phum, sóc).
Những người sống trên một khu vực mặc dù thuộc các dòng họ khác nhau cũng hợp
lại thành một làng.
c) Theo nghề nghiệp
Làng nông nghiệp, làng chài, làng thủ công như làng đúc đồng, làng dệt lụa, làng
gốm.
Những người cùng làm một nghề về sau gọi là phường. Những phường này sẽ là
mầm mống của thành thị.
d) Theo phương thức thành lập
Được phản ánh qua tên gọi: Xá
Làng thành lập dựa trên hình thức di dân khai canh; đồn điền nông nghiệp chuyển
thành trại; điền trang gọi là trấn…
e) Theo tôn giáo
Làng thuần lương, làng cơng giáo tồn tịng.
f) Theo đặc điểm văn hóa
Làng văn (làng văn vật), ngày nay chúng ta gọi là làng văn hóa.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
“Làng văn là dạng làng nổi tiếng về văn học được mọi người kính nể, ngày nay con
cháu vẫn tiếp tục phát huy. Đó là những làng có truyền thống học chữ Nho, nhiều người
đỗ đạt... cùng sinh hoạt văn hóa của các gia đình Nho học tạo ra nét văn hóa riêng cho
các làng văn” (Chuyên khảo Làng văn hóa xứ Thanh)
Làng võ là những làng có truyền thống thượng võ, dân làng hầu hết mọi người đều
biết võ nghệ, trong làng thường có lị võ.
1.3 Tên gọi làng xã: Các loại làng xã có thay đổi tên qua các thời kỳ lịch sử do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
Thời kỳ dựng nước, ở Việt Nam hình thành nhiều đơn vị tụ cư với những tên gọi
riêng biệt nằm trong 15 bộ của nước Văn Lang.
Tới thời kỳ Bắc thuộc, chính quyền phong kiến phương Bắc với tay sâu vào làng xã
người Việt (dịch âm tên đất, tên làng từ tiếng Việt cổ sang tiếng Hán). Thời này, làng xã
được gọi là các chạ, kẻ, chiềng.
Thời thuộc Đường, chính quyền đơ hộ biến được một số ít làng xã Việt thành làng
xã phụ thuộc vào chúng. Ở bộ phận làng xã này, nhà Đường gọi là hương hay xã.
Đầu thế kỷ X, Khúc Hạo tiến hành nhiều biện pháp cải cách đất nước. Ơng đã bỏ tên
gọi là hương của chính quyền nhà Đường đặt ra trước đó, đổi thành giáp. Bên cạnh tên
giáp, bấy giờ cịn có một số tên như thôn, động, sách, trang, trại.
Từ thời Lý – Trần trở về sau, đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã (xã lớn, xã vừa và
xã nhỏ).Các làng xã mang tên nơm đều có thêm tên Hán Việt hay chỉ có tên Hán Việt. Có
một số làng xã tên gọi phản ánh những đặc trưng của làng (về thiên nhiên, địa hình lịch
sử, đặc sản, nghề nghiệp).
1.4 Nguồn gốc lịch sử và quá trình phát triển
a) Làng xã Việt Nam có q trình hình thành khá phức tạp.
* Ý kiến thứ nhất:
Từ thời kỳ văn hóa Phùng Nguyên cách ngày nay khoảng 4000 năm, trên đất nước
ta đã diễn ra q trình tan rã của cơng xã thị tộc và thay vào đó là q trình hình thành
cơng nơng thôn (làng Việt).
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Chính sự tư hữu về TLSX đã đưa đến sự phân hóa giàu nghèo xã hội, tạo ra sự
“phân ly” trong công xã nguyên thủy, khiến một bộ phận dân cư từ bỏ thị tộc của mình đi
nơi khác. Bộ phận dân cư phân ly của các thị tộc khác nhau đã tập hợp lại trên một địa
điểm mới, tạo nên một công xã nông thôn mới, được bổ sung bằng một quan hệ mới –
quan hệ láng giềng.
Lúc này tồn bộ ruộng đất cùng với rừng núi, sơng ngịi, ao đầm trong phạm vi làng
đều thuộc quyền sở hữu của làng. Ruộng đất phân chia cho các gia đình sử dụng (mang
tính chất bình đẳng, dân chủ). Đơn vị sản xuất chủ yếu trong làng là gia đình nhỏ. Ngồi
những ruộng đất phân chia cho các thành viên cày cấy, làng có thể giữ một phần ruộng
đất để sản xuất chung nhằm sử dụng hoa lợi thu hoạch vào những chi phí cơng
cộng. Cơng việc khai hoang, làm thủy lợi và các hình thức lao động cơng ích khác đều
được tiến hành bằng lao động hợp tác của các thành viên trong làng.
Làng Việt là một loại hình của cơng xã phương Đơng, trong đó nơng nghiệp gắn với
TCN, làng xóm gắn với ruộng đất, nên mang tính ổn định cao. Tính ổn định cao này đã
hóa thân thành tinh thần cơng xã, thành truyền thống xóm làng trở thành nguồn sức mạnh
tiềm tàng trong công cuộc dựng nước và giữ nước.
Những làng Việt cổ thời hậu kỳ xã hội nguyên thủy hoặc thời Văn Lang-Âu Lạc
thường được gọi tên kèm theo chữ Kẻ. Đó là những làng truyền thống.
Thời phong kiến độc lập có các dạng làng mới được thành lập (làng khai canh, làng
biệt triện…)
* Ý kiến thứ hai:
Làng Việt được hình thành trong quá trình liên hiệp (gắn kết với nhau chống thiên
tai, bảo vệ cuộc sống…) giữa những người nông dân lao động trên con đường chinh phục
những vùng đất mới để trồng trọt.
b) Phát triển
Cuối thời kỳ Hùng Vương: Tồn tại phổ biến loại hình làng định cư công xã nông
thôn. Đứng đầu công xã là Bồ chính (già làng) và Hội đồng cơng xã để đảm nhận chức
năng tổ chức và giải quyết những vấn đề có liên quan đến sinh hoạt cộng đồng. Xuất hiện
liên minh giữa các công xã.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Thời kỳ Bắc thuộc: Phong kiến Trung Quốc đã tìm mọi cách nắm lấy và sử dụng
làng Việt truyền thống như một công cụ phục vụ cho mưu đồ thống trị và đồng hóa của
chúng. Người Việt khơng ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng xóm làng, biến xóm làng
của mình thành những pháo đài chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, dựa vào làng và xuất
phát từ làng mà đấu tranh giành lại nước.
Cuối thời kỳ Bắc thuộc, nhân cơ hội nhà Đường đang khủng hoảng, họ Khúc được
sự ủng hộ của quần chúng nổi dậy lật đổ chính quyền đơ hộ. Đầu thế kỷ X, chính quyền
tự chủ của họ Khúc bước đầu xác lập quyền sở hữu trên danh nghĩa của nhà nước đối với
ruộng đất cơng xã. Tích cực thi hành chính sách cải cách hành chính, biến làng thành đơn
vị hành chính cấp cơ sở của nhà nước, gọi là xã. Khái niệm “làng xã” như một đơn vị tụ
cư, kinh tế, tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đơn vị hành chính cấp cơ
sở. Đây cũng chính là bước chuyển biến rất quan trọng của nơng thôn Việt Nam truyền
thống.
Trong suốt thế kỷ X-XI, XII: Nhà nước TW tập quyền với tư cách là người chủ sở
hữu tối cao về ruộng đất bóc lột tơ thuế và lao dịch đối với làng xã. Chế độ tư hữu ruộng
đất mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhưng ngày càng phát triển nhanh. Cấp xã trở thành đơn
vị hành chính cấp cơ sở ở nơng thơn, cấp thơn dường như đồng thời xuất hiện do nhu cầu
quản lý hành chính của bản thân cấp xã. Nhà nước thơng qua xã quản lý dân làng, nhưng
xã khó có thể làm tốt chức năng quản lý hành chính của mình nếu không thông qua một
cấp trung gian khác là thôn. Thôn vì thế đã trở thành đầu mối giáp nối, gắn kết và điều
hịa hai hệ thống quản lý: hành chính và tự trị, luật pháp và tục lệ, chính trị và xã hội.
Đầu thời Trần(1242), Trần Thái Tông tiến hành phân chia ra các xã lớn, nhỏ mà đặt
các chức đại tư xã, tiểu tư xã là các xã quan thay mặt nhà nước trực tiếp quản lý từ 1 đến
4 xã.
Chiếm được nước ta, nhà Minh áp đặt mô hình nơng thơn Trung Quốc vào nơng
thơn Việt Nam. Chúng tiến hành chia dân ta thành từng “lý” (mỗi lý gồm 110 hộ) và
đứng đầu lý là lý trưởng. Dưới lý là giáp. Những chức lý trưởng, giáp thủ đều luân phiên
nhau làm trong thời hạn một năm với nhiệm vụ thu thuế và bắt phu dịch.
Sau khi chiến thắng quân Minh (11-1428), Lê Lợi tiến hành tổ chức lại làng
xã. Phân ra làm 3 loại xã theo số đinh. Những xã loại vừa và nhỏ trong thực tế chỉ là
thôn. Thôn cũng được chia ra thành nhiều loại (thôn phụ thuộc xã và những thôn độc
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
lập). Đặt các xã quan (viên chức của nhà nước, do nhà nước cử ra để quản lý làng xã) tùy
theo từng loại xã.
Năm 1466, Lê Thánh Tông tiến hành cải cách lại bộ máy quản lý hành chính: Đổi
chức xã quan thành xã trưởng, quy định việc bầu xã trưởng cũng như tư cách, đạo đức,
năng lực của xã trưởng rất chặt chẽ. Xã dưới thời Lê Thánh Tông được tổ chức theo
hộ. Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị sản xuất cơ bản nhất trong nền kinh tế tiểu
nông. Tổ chức và quản lý làng xã theo đơn vị hộ gia đình.
Giữa năm 1490, Lê Thánh Tơng lại ban hành thể lệ tách xã cũ, lập xã mới. Trong xã
hội tồn tại phổ biến loại hình một xã có nhiều thơn phụ thuộc và bên cạnh xã trưởng xuất
hiện thôn trưởng. Đồng thời với việc cải tổ bộ máy quản lý hành là việc thi hành chính
sách mới về ruộng đất, thâu tóm tồn bộ ruộng đất của các làng xã trong tay nhà nước và
tiến hành phân chia theo thể lệ, thời gian cũng như quy định mức tô thuế chung cho cả
nước, biến làng xã thành người quản lý ruộng đất công cho nhà vua và nông dân cày
ruộng đất công làng xã thành tá điền của nhà nước. Những làng xã tương đối tự trị trước
đây giờ trở thành một đơn vị kinh tế phụ thuộc nhà nước, vừa cung cấp lương thực, thực
phẩm, lao dịch, binh dịch cho nhà nước, vừa cung cấp đất đai để nhà nước ban cho những
viên chức của mình.Ra điều luật cho phép các làng xã được lập hương ước riêng.
Đưa ra được phương án tối ưu để xử lý hài hòa mối quan hệ giữa quyền quản lý
của nhà nước và truyền thống tự trị của xóm làng. Các vương triều phong kiến sau đó
(vua Lê đầu thế kỷ XVI, nhà Mạc,...) trên đại thể đều lấy mơ hình tổ chức quản lý làng xã
thời Lê Thánh Tông làm khuôn mẫu.
Từ thế kỷ XVI, nhất là vào các thế kỷ XVII-XVIII, tình hình nơng thơn có nhiều
thay đổi nên mơ hình tổ chức quản lý làng xã nông nghiệp tự cấp tự túc, công điền, độc
canh lúa nước khơng cịn hiệu lực nữa. 1658, vua Lê Thần Tơng tiến hành cải cách bộ
máy quản lý làng xã nhằm cứu vãn lại tình thế nhưng khơng được các làng xã ủng hộ. Ít
năm sau, dưới thời Cảnh Trị (1663-1672), vua Lê Huyền Tông phải định lại việc bầu xã
trưởng nhằm kiểm tra chặt chẽ hơn người lãnh đạo làng xã.
Bước sang thế kỷ XVIII, can thiệp một cách trực tiếp vào công việc của làng xã
(1762, vua Lê Dụ Tông định lại phép khảo công xã trưởng...), nhưng đã khơng cịn hiệu
quả. Long Đức (1732) và Vĩnh Hựu (1735) họ Trịnh đã buộc phải quyết định bãi bỏ phép
khảo khóa xã trưởng, phó mặc cho làng xã tự chọn lấy xã trưởng của mình. Đây là sự bất
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
lực hoàn toàn của nhà nước phong kiến trong việc quản lý các xã trưởng, bỏ mặc cho bọn
cường hào hồnh hành, gây ra mn vàn tệ nạn ở thơn q.
Tình hình nơng thơn càng ngày càng nặng nề căng thẳng. Người nông dân Việt Nam
giờ đây bị bần cùng hóa, phá sản, phải rời bỏ đồng ruộng, xóm làng đi lang thang kiếm
ăn một cách tuyệt vọng.
Bùng phát các cuộc khởi nghĩa nông dân rộng lớn và cuối cùng tất cả các chính
quyền (Lê - Trịnh, Nguyễn) đó đều bị lật nhào bởi phong trào nông dân Tây Sơn.
Sau đó, Quang Trung lên ngơi vua kiên quyết và khẩn trương đưa dân phiêu tán trở
về quê quán sản xuất và thanh tốn tình trạng ruộng đất bỏ hoang. Chủ trương này vừa
mới được triển khai thì Quang Trung đã qua đời và người kế nghiệp ông không đủ bản
lĩnh và tài năng để tổ chức thực hiện chủ trương đó, nên tình hình khơng những khơng
được cải thiện mà thậm chí ngày một xấu đi.
Gia Long khơi phục lại quyền thống trị của họ Nguyễn trong bối cảnh như thế, đã
đặc biệt đề cao vai trò của làng xã trong quốc sách trị nước của mình. Ơng muốn cải tổ
làng xã nhưng vì đây là vấn đề khơng đơn giản và chưa tìm ra được giải pháp thỏa đáng
nên chính sách của Gia Long đối với làng xã chưa có gì mới so với trước. Dưới thời vua
Gia Long, công việc điều tra ruộng đất, trên phạm vi toàn miền Bắc và lập sổ địa bạ để
quản lý ruộng đất một cách thống nhất và chặt chẽ đã được tiến hành một cách quy mô và
vượt xa bất cứ các triều đại nào trước đó.
Minh Mệnh lên ngơi trong tình hình xã hội rất phức tạp: Ở nơng thơn, nơng dân đói
khổ phải bỏ đi phiêu tán rất nhiều, làng xã chứa chất đầy rẫy những vấn đề phức tạp, mà
phức tạp hơn cả vẫn là làm sao có thể quản lý được bộ máy quản lý làng xã. Minh Mệnh
đã đi đến quyết định cải tổ lại bộ máy quản lý xã thơn: Bỏ chức xã trưởng và thay vào đó
là chức lý trưởng, quy định một xã chỉ có 1 lý trưởng và tùy theo quy mơ làng xã đặt
thêm phó lý; Lý trưởng và phó lý phải được chọn trong số những người “cật lực cần
cán”, do dân bầu, được phủ huyện xét kỹ và bẩm lên trấn để cấp văn bằng, mộc triện;
Trách nhiệm của lý trưởng rất nặng nề nhưng không nằm trong hàng quan chức nữa (biện
pháp hạn chế quyền hành của lý trưởng), nhưng lại chính là cơ hội tốt để cho bọn cường
hào đứng sau lý trưởng mà thao túng làng xã. Cải cách của Minh Mệnh làm cho cường
hào có điều kiện phát triển mạnh thêm.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Suốt thời kỳ tồn tại của nhà Nguyễn, nhà nước bất lực hay không thể giải tỏa nỗi sự
lộng hành, lũng đoạn của bọn cường hào, làm cho nhà Nguyễn không quản lý được làng
xã một cách chặt chẽ.
Sau khi chiếm được nước ta: Thực dân Pháp đã chọn phương án không những
không thủ tiêu tổ chức xã thôn cổ truyền mà cịn tìm mọi cách duy trì nó thơng qua bọn
địa chủ phong kiến và hội đồng kỳ mục, biến nó thành cơng cụ hữu hiệu cho chính sách
thống trị và khai thác thuộc địa. Nhưng thôn làng cổ truyền chính là nơi ni dưỡng tinh
thần u nước, ý thức quốc gia dân tộc, nhiều làng xã đã trở thành những pháo đài,
những căn cứ chống Pháp mà chúng không thể đàn áp nổi. Để bảo đảm cho nền thống trị
của mình, thực dân Pháp cải tổ lại tổ chức xã thôn cổ truyền, hướng hoạt động của bộ
máy này vào việc phục vụ ngày một đắc lực cho chính sách đô hộ của thực dân Pháp. Lợi
dụng truyền thống quản lý làng xã của người Việt thông qua hương ước, đưa luật pháp
của chính quyền bảo hộ vào lệ làng, lệ làng hóa phép nước, khn tất cả các hương ước
vào một khn mẫu chung có lợi cho thực dân Pháp và buộc các làng phải nghiêm luật
thực hiện.
Cách mạng tháng Tám 1945 thành cơng và sự thành lập chính quyền dân chủ nhân
dân về nguyên tắc là sự phủ định hồn tồn bộ máy chính quyền cũ của đế quốc phong
kiến từ TW đến cơ sở. Trong những ngày đầu của chính quyền dân chủ nhân dân, các Ủy
ban nhân dân lâm thời ở cơ sở được thành lập dựa theo các đơn vị xã thôn của thời kỳ
trước cách mạng. Sau cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân xã (4-1946), nhiều thôn làng cũ sát
nhập lại thành những xã tương đối lớn (có quan hệ về nguồn gốc lịch sử, văn hóa, có sự
gần gũi về địa vực cư trú, có sự gắn bó tự nhiên về kinh tế, xã hội…).
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ: Xu hướng sáp nhập nhiều xã cũ
thành một xã lớn được đẩy mạnh hơn (do nhu cầu của việc thành lập các làng chiến
đấu). Cấp xã được xây dựng thành cấp cơ sở của hệ thống chính quyền, cấp thơn vẫn tồn
tại cho đến những năm cuối của cuộc kháng chiến. Ở vùng thực dân Pháp tạm thời chiếm
đóng: chủ trương lập bộ máy tề để quản lý làng xã, lập ra các làng tề trên cơ sở vẫn dựa
theo quy mô các làng xã truyền thống.
Trong công cuộc cải cách ruộng đất và thời kỳ xây dựng tổ đổi công: Đảng dựa vào
thơn xóm mà phát động phong trào. Đến thời kỳ hợp tác xã nơng nghiệp bậc thấp, thơn
khơng cịn là đơn vị hành chính cơ sở, nhưng nó đã hóa thân vào HTX và còn giữ được
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
nét truyền thống riêng của mình. Từ khi HTX chuyển lên bậc cao với quy mơ tồn xã thì
thơn làng truyền thống hầu như bị giải thể. Việc chia tách hay quy gọn các xã chỉ thuần
túy theo quy mô diện tích và dân số mà hầu như khơng tính đến cơ sở truyền thống của
làng xã.
Khi mơ hình tập thể hóa nơng nghiệp được đẩy tới đỉnh cao, khắp nông thôn miền
Bắc cuộc sống của người nông dân đang dấn sâu vào cảnh nghèo nàn đơn điệu. Để tồn tại
và phát triển, phải đổi mới mơ hình tổ chức và quản lý nông thôn, nông nghiệp.
Đây là sự mở đầu hết sức có ý nghĩa khơng chỉ cơng cuộc đổi mới nơng nghiệp,
nơng thơn mà cũng chính là bước chuẩn bị hết sức cơ bản cho sự nghiệp đổi mới toàn
diện của Đảng và nhà nước ta ở thập kỷ cuối thế kỷ XX và thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU KINH TẾ CỦA LÀNG XÃ
KHÁI QUÁT: Làng xã Việt Nam truyền thống từ trong lịch sử có nhiều loại hình kinh tế
phong phú như trồng trọt, chăn ni, thương nghiệp, nhưng có nét đặc trưng là khơng có
sự tách biệt dứt khốt giữa trồng trọt, chăn nuôi, thương nghiệp như nhiều nước
khác.Hầu hết các làng xã Việt Nam đều lấy hoạt động kinh tế nông nghiệp làm cơ sở, có
kết hợp với các làng nghề thủ công, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chăn nuôi không tách rời
với nông nghiệp trồng lúa nước ở Việt Nam trong các làng xã. Cùng với sự phát triển của
nền kinh tế nông nghiệp, các nghề thủ công, thương nghiệp ở các làng xã cũng ngày càng
phát triển và được mở rộng hơn. Thủ công từng bước tách khỏi nông nghiệp, xuất hiện
ngày càng nhiều các làng nghề.
2.1 Chế độ sở hữu ruộng đất
2.1.1 Ruộng đất công: là ruộng công làng xã, do làng xã trực tiếp quản lý và phân chia
cho các thành viên của làng theo lệ làng hoặc theo quy định của nhà nước (chính sách
quân điền thời Lê Sơ, thời Nguyễn).
a) Nguồn gốc và diễn biến
Thời Văn Lang- Âu Lạc, ruộng đất còn thuộc quyền sở hữu chung của cả cộng
đồng. Mọi thành viên trong các làng xóm đều bình đẳng, khơng ai có quyền chiếm giữ
làm của riêng. Mỗi thành viên trong làng (chạ) được phân chia một số lượng ruộng đất
(theo quy định của làng) để cày cấy và hưởng thụ. Người được chia chỉ có quyền sử dụng
(chiếm hữu) mà khơng có quyền sở hữu. Ruộng đất vẫn là của công của làng.
Trong thời kỳ bị phong kiến Trung Hoa đô hộ, chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất về
cơ bản, nói chung vẫn thuộc làng xã, nhưng cũng có những chuyển biến nhất định trong
một bộ phận ruộng đất nào đó, một số hình thức sở hữu ruộng đất mới xuất hiện như sở
hữu tư nhân, sở hữu tối cao của chính quyền đơ hộ.
Sang thời kỳ đất nước độc lập tự chủ, tình hình ruộng đất có nhiều chuyển biến tác
động trực tiếp đến hoạt động kinh tế của các làng xã. Dưới thời Lý Trần (XI-XIV), làng
xã vẫn giữ được quyền sở hữu của mình và ruộng đất cơng làng xã vẫn giữ một vị trí rất
quan trọng trong đời sống của nhân dân. Hàng năm, làng xã vẫn tiến hành phân chia
ruộng đất cho nông dân theo tục lệ và chịu trách nhiệm thu thuế theo diện tích đã trình
lên quan trên nộp cho nhà nước.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Nhìn chung trong thời kỳ phong kiến bộ phận ruộng đất công ngày càng giảm. Đến
thế kỷ XIX, ở Nam Bộ hầu hết là ruộng đất tư. Ở Trung Bộ như Bình Định, ruộng đất
cơng khơng cịn là bao khiến Tổng đốc Bình – Phú là Vũ Xuân Cẩn phải 2 lần tâu với
vua Minh Mạng ban hành phép quân điền chia lại ruộng đất ở riêng Bình Định năm 1839.
Ở Bắc Bộ ruộng đất công cũng thu hẹp, ở các địa phương ruộng đất tư đã nhiều hơn
ruộng đất công.
b) Nguyên tắc quản lý và cách phân chia
Từ thế kỷ X cho đến thế kỷ XIV, làng xã nắm quyền sở hữu và phân chia đất công,
nhà nước chỉ có quyền sở hữu trên danh nghĩa.
Từ thế kỷ XV, nhà Lê Sơ với tay xuống can thiệp vào việc phân chia bằng
chính sách “quân điền”.
c) Tính hai mặt của ruộng đất công trong làng xã
Một mặt ruộng đất công làng xã có tác dụng hình thành nên truyền thống cộng đồng
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân ta như “Bán anh em xa mua láng giềng gần”,
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Nhưng sự tồn tại của ruộng đất công làng xã cũng tạo nên những mặt hạn chế như
làm thui chột vai trò cá nhân do bị hòa tan vào cộng đồng, làm cho con người ít sáng tạo,
hình thành nên các tư tưởng cục bộ, bản vị, ngay thay đổi nên bảo thủ.
2.1.2 Ruộng đất tư nhân
a) Nguồn gốc: Do cá nhân khai hoang, do mua bán, thừa kế hay nhà nước ban tặng, ban
thưởng...
b) Phương thức khai thác: theo 2 phương thức chủ yếu:
- Ruộng tự canh là ruộng đất mà chủ ruộng tự cày cấy.
- Ruộng phát canh là ruộng mà chủ ruộng thuê tá điền cày cấy để bóc lột địa tô.
2.1.3 Nông nghiệp
Nền văn minh cổ truyền Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
Nhưng tùy điều kiện tự nhiên và nhu cầu cuộc sống từng vùng, nghề nông thường kết
hợp với nhiều nghề phụ. Dưới chế độ phong kiến, ở các làng xã Việt Nam, nông nghiệp
ln đóng vai trị là ngành kinh tế chủ đạo. Do đất đai nước ta thuận lợi cho nên việc phát
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
triển nơng nghiệp có nhiều đồng bằng rộng lớn phì nhiêu nên cư dân Việt Nam thời
phong kiến chọn nông nghiệp làm nghề sinh sống chủ yếu. Mặt khác, do lấy Nho gia làm
hệ tư tưởng thống trị nên các triều đại phong kiến Việt Nam luôn chủ trương xây dựng và
phát triển nền kinh tế đất nước lấy nông nghiệp làm nền tảng “dĩ nông vi bản”. Các triều
đại từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Nguyễn đều thi hành chính sách trọng nơng.
2.2 Thương nghiệp làng xã
Do nhu cầu quá bức bách trong đời sống của người nông dân mà thời phong kiến
các chợ làng đã tự phát hình thành. Chợ làng thường nằm ở các vị trí là ngã ba ngã tư
đường giao thơng, các khu vực trung tâm hành chính; cịn nếu là vùng có sơng thì bao giờ
cũng thường gắn với bến sơng. Chợ làng là nơi nông dân bán nông phẩm gồm lương
thực, rau, củ, quả do họ làm ra; đồng thời người nông dân chỉ ra chợ mua thực phẩm chủ
yếu là các loại cá, thịt, muối, mắm.
2.2.1. Hệ thống chợ địa phương gồm chợ phiên - phố nhỏ và thị trấn – thị từ
2.2.2. Làng chợ, làng cuộn
2.3 Thủ công nghiệp làng quê
Do đặc điểm nghề nông nên ở nông thôn luôn tồn tại sẵn những nguyên liệu cho các
nghề thủ cơng phát triển, do đó hầu hết các làng xã Việt Nam đều có sản xuất thủ cơng
với tư cách là nghề phụ của nông dân lúc nông nhàn. Sản xuất thủ cơng do đó phần lớn
mang tính chất gia đình như chăn tằm dệt lụa, làm nón, đan lát, thêu thùa...
2.3.1. Làng nghề
Làng nghề Việt Nam là một thuật ngữ dùng để chỉ các cộng đồng cư dân, chủ yếu ở
các vùng ngoại vi thành phố và nông thơn, có chung truyền thống sản xuất các sản phẩm
thủ công cùng chủng loại tại Việt Nam. Làng nghề thường mang tính tập tục truyền thống
đặc sắc, đặc trưng, khơng chỉ có tính chất kinh tế mà cịn bao gồm cả tính văn hóa, đặc
điểm du lịch tại Việt Nam.
Phân bố: Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng
như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu
thổ miền Trung và miền Nam
Hình thành và phát triển: những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề
Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây. Cùng với sự phát triển của nền văn
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban
đầu là những công việc phụ tranh thủ lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết
trong sinh hoạt, sau phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập
ngồi nghề nơng.
Những đặc điểm sản phẩm: bởi những lợi ích khác nhau do các nghề thủ cơng đem
lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển
dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả thấp hay khơng phù hợp với làng thì dần bị mai
một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những làng nghề chun sâu vào một nghề duy nhất
nào đó như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng chạm gỗ, làng đồ đồng...
Những làng nghề nổi tiếng: Dù nhiều làng nghề đã biến mất cùng với thời gian,
nhưng hiện nay, các con số thống kê cho thấy ở Việt Nam còn gần 2.000 làng nghề thuộc
các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt,
giấy, tranh dân gian, gỗ, đá.... Trong đó có các làng nghề rất nổi tiếng như:
+ Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yến, Nam Định)
+ Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
+ Làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh)
+ Làng đá mỹ nghệ Non Nước (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
+ Làng lụa Vạn Phúc (Hà Đơng, Hà Nội)
Ngồi ra, cịn có các làng nghề truyền thống khác vẫn cịn duy trì hoạt động.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU XÃ HỘI CỦA LÀNG XÃ
3.1 Các loại hình tổ chức làng xã
a) Tập hợp người theo địa vực ngõ, xóm gồm 4 cách:
Thứ nhất, tập hợp cư dân của làng dọc theo chân đê hoặc dọc theo bờ sông. VD: các
làng ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Thứ hai, phân bố khu cư trú theo một hình khối liên tục khơng có khoảng cách giữa
các thơn, xóm (các thơn, xóm liền nhau) hay ơ bàn cờ.
Thứ ba, phân bố theo hình vằn khanh (hình dạng thế đất của làng).
Thứ tư, phân bố lẻ tẻ cách biệt nhau bởi đồng ruộng và tách thành nhiều thơn xóm.
b) Tập hợp theo dịng họ
* Khái niệm: Những gia đình cùng một huyết thống tập hợp lại trong một
cộng đồng gọi là họ. Mỗi họ thường có nhà thờ tổ tiên chung và do một tộc trưởng
đứng đầu. Ngôi tộc trưởng thường thế tập và giành cho người con trai trưởng của
dòng trưởng trong họ. Làng Việt Nam là một phức hợp của nhiều tổ chức xã hội
mà trước hết là dòng họ. Các mối liên kết trong làng có nghề nghiệp, tín ngưỡng
tơn giáo, địa vực láng giềng, xóm, giáp, đơn vị hành chính làng xã và họ hàng
dòng máu, nhưng mối liên kết họ hàng vẫn là bền vững nhất. Có thể coi cộng đồng
làng trước tiên là tập hợp của những dịng họ.
* Q trình hình thành và phát triển:
Từ khởi đầu cho đến nay là sự chuyển đổi và phát triển từ liên kết hộ gia đình tiến
lên là liên kết họ hàng và các dịng họ với nhau. Đó cũng là mối liên kết tự nhiên theo
hôn nhân và theo sản xuất. Từ đời xưa, tổ chức cư trú của nhiều làng đã theo dòng họ.
Những địa danh làng mang tên họ còn lưu lại đến ngày nay khá nhiều từ Nghệ Tĩnh đến
đồng bằng Bắc Bộ như Đỗ Động, Lưu Xá, quan hệ tơng tộc này được duy trì, tồn tại phục
vụ cho chế độ phong kiến.
Có người cho rằng quan hệ tông tộc trong làng Việt tồn tại trong mấy thế kỷ qua có
nguồn gốc trực tiếp từ thị tộc nguyên thủy. Ý kiến này chỉ đúng một phần, còn một phần
nữa là cơ chế xã hội của chế độ phong kiến Việt Nam đã sản sinh ra và duy trì nó. Cần
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
phân biệt thị tộc và tông tộc. Tông tộc và thân tộc ra đời muộn, phục vụ cho chế độ
phong kiến thời trung cổ.
Nhà nước phong kiến dựa vào tông tộc để thống trị, lợi dụng tông tộc làm một chỗ
dựa vương quyền. Sự kết hợp vương quyền với dòng họ đã tạo ra những “danh hương,
vọng tộc”. Ở mỗi làng lại có một số dịng họ lớn sản sinh ra nhiều thế hệ sĩ phu quan lại,
khoa bảng. Chế độ phong kiến Việt Nam đề cao gia tộc, gia trưởng, pháp lý hóa các quan
hệ họ hàng, tạo ra một dạng phong kiến mang đậm tông tộc chủ nghĩa.
* Ý nghĩa:
Hỗ trợ cho nền kinh tế tiểu nông khá tốt, giúp cho tiểu nông khắc phục được nhiều
trở ngại, khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt.
Họ hàng căn bản khơng đối lập với làng xã, có khác biệt nhưng vẫn thống nhất với
làng xã. Họ hàng liên quan với làng thông qua tổ chức giáp. Giáp là đơn vị nhỏ của làng,
có giáp tổ chức theo khu vực địa lý, có giáp lại tổ chức theo dịng họ. Có nhiều làng thì
giáp là họ. Có thể cho giáp là khâu trung gian giữa làng và họ, “hành chính hóa” dịng họ,
quản lý dịng họ và quản lý bằng dịng họ. Như vậy, dịng họ có vị trí quan trọng, có nơi
là nịng cốt của làng. Có làng do một vài họ chi phối.
c) Tập hợp theo giáp (tuổi)
Tất cả nam giới trong làng tập hợp lại trong những giáp. Mỗi làng thường có nhiều
giáp. Người con trai sinh ra được bố mẹ đăng ký vào giáp và từ đó cho đến lúc chết, theo
tuổi tác lần lượt giữ các cương vị trong giáp, được hưởng quyền lợi và làm nghĩa vụ đối
với làng, nước một cách bình đẳng. Trật tự duy nhất của giáp là tuổi tác. Từ 18 tuổi gọi là
dân đinh, bắt đầu gánh vác nghĩa vụ cho đến 59 tuổi sau khi lên lão thì được miễn trừ.
Giáp là một tổ chức rất năng động trong các hoạt động của làng xã. Đứng đầu giáp là Cai
giáp, giúp việc cho Cai Giáp có 3 ơng Lềnh (Lềnh nhất, Lềnh hai, Lềnh ba). Lưu ý, ngoài
giáp tổ chức như nói ở trên thì trong lịch sử cịn tồn tại loại hình giáp là đơn vị hành
chính.
d) Tập hợp theo nghề nghiệp, sở thích và Phường, hội
Làng Việt Nam còn tổ chức theo chức nghiệp.
VD: Hội Tư Văn là hội của những người đi học và làm quan lập ra, xuất hiện rất
sớm, có thể có từ thế kỷ XV duy trì phát triển vào các thế kỷ XVIII, XIX và đầu XX. Hội
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Tư Văn là của các đồ nho có chữ Hán, trong thời Pháp thuộc có nơi kết nạp thêm người
học chữ tây. Một số làng có thêm Hội Tư võ, Hội Làng binh của những người đi lính và
các quan võ về làng. Hội theo giới tính có Hội Chư bà, hội theo lứa tuổi có Hội Mục
đồng (của trẻ chăn trâu), hội Lão (của những người già cả) và hội Đồng niên. Tuy nhiên,
sự ràng buộc của các loại hội này không chặt chẽ và sâu sắc bằng phường và hội hay
dòng họ, nhưng cũng thường xuyên một năm vài ba lần họp hành, ăn uống, sự liên kết
này cũng góp phần ràng buộc các cư dân làng xã theo một định hướng luân lý, đạo đức.
Làng Việt Nam cịn có phường hội, một mối dây ràng buộc con người họ. Những
người cùng nghề trong một làng họp thành phường hay phe. Phường là tổ chức nghề
nghiệp của những người làm nghề thủ công và buôn bán, mà ở nước ta chủ yếu là của
nông dân làm thêm các nghề thủ công hay buôn bán. Phường thủ công hay bn bán đều
có những quy định cụ thể gọi là phường lệ để ràng buộc người cùng nghề, ổn định sản
xuất, chống cạnh tranh, là mối dây ràng buộc khá chặt chẽ đối với những người làm thủ
công hoặc buôn bán. Hiện tượng phường tồn tại trong làng quê làm cho cơ cấu và cơ chế
vận hành của làng nông thôn Việt Nam khác với phương Tây. Như vậy, nông thôn nước
ta về kinh tế, bên cạnh nông nghiệp lại đan xen hay gắn liền với thủ công nghiệp và buôn
bán nhỏ.
Cuối cùng, hợp tác theo quan hệ tương trợ: một số người do nhu cầu của cuộc sống
họp nhau thành các hội. Những hội này hồn tồn mang tính tự nguyện và thường chỉ
hoạt động trong một thời gian. Các mối quan hệ chằng chéo đan xen trên đây đã thắt chặt
sự gắn bó cộng đồng giữa các thành viên trong làng xã.
3.2 Tổ chức bộ máy tự trị và hành chính
a) Bộ máy tự trị - tự quản
Tiên chỉ: là chức vụ do làng bầu ra, là người có uy tín và có quyền cao nhất,
là người đứng đầu Hội đồng kỳ mục, có phẩm tước cao nhất làng, tuổi đời nhiều
nhất trong số các quan lại đã nghỉ hưu, các chức sắc và khoa mục. Đây là những
nhân vật đứng đầu làng, có quyền quyết định mọi việc của làng.
Thứ chỉ: là người thứ hai trong bộ máy quản lý của làng, thay mặt cho Tiên
chỉ mỗi khi Tiên chỉ vắng mặt, không tham gia hội họp, hoặc trực tiếp thay mặt
Tiên chỉ giải quyết những công việc mà Tiên chỉ phân công.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Bô lão: gồm các người già cả trong làng từ 60 tuổi trở lên sau khi đã khao
vọng làng. Các cụ được quyền tham gia hội họp bàn bạc việc làng.
Kỳ mục: bao gồm các quan lại đã nghỉ hưu, các chức sắc (từ cửu phẩm trở
lên, các tú tài, cử nhân suất đội trở lên), các bậc khoa bảng, các cựu chánh phó
tổng và chánh, phó tổng đương chức, các hương trưởng, hào trưởng, các cựu lý
trưởng, phó lý, các xã nhiêu, chánh phó tổng do mua mà có. Nhóm Kỳ mục do
Tiên chỉ đứng đầu, là cơ quan quản lý quan trọng nhất của làng xã, điều kiện vào
hội đồng không nhất định mà tùy theo Hương ước của mỗi làng.
b) Bộ máy quản lý hành chính (Hội đồng Kỳ địch)
Là cơ quan chấp hành do Lý trưởng đứng đầu. Giúp Lý trưởng là phó lý. Tuần đinh
chịu trách nhiệm về trị an của làng, là người chỉ huy tự vệ làng đốc thúc việc canh phòng
và đốc thúc việc nộp thuế của đinh tráng.
Bộ phận này có trách nhiệm đại diện cho làng khi làm việc với các cơ quan nhà
nước cấp trên, đồng thời chịu trách nhiệm trước nhà nước về các nghĩa vụ của làng đối
với nước như tô thuế, sai phái lao dịch, đi phu đi lính. Bộ phận Kỳ địch quản lý sổ đinh,
sổ điền của làng trên cơ sở đó để điều động, sai phái dân đinh thu tô thuế và các khoản
mà làng đặt ra để chi dùng cho các hoạt động của làng và nộp cho nhà nước.
Mặt khác, Lý trưởng và các thành viên của hội đồng Kỳ địch khơng có lương hàng
tháng của nhà nước mà chỉ có ít phụ cấp. Nhà nước phong kiến và thực dân cho phép họ
tích trữ những khoản thuế ruộng cơng bù vào. Do vậy, Lý trưởng và dịch mục thường
phải đứng về phía kỳ mục, về phía làng xã, làm cho chính quyền nhà nước đến tận làng
xã mang nội dung “lưỡng tính”, pháp quyền chính thống đến đây bị khúc xạ, bị suy yếu
bớt.
3.3 Hương ước
* Khái niệm:
Hương ước, tùy theo cách ghi chép của từng làng mà có tên gọi khác nhau (hương
ước, khoán ước, hương biên, hương khoán...). Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên
quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành
dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Xưa kia các điều lệ ấy quen được gọi là “lệ làng”, được truyền từ đời này sang đời
khác. Rất có thể lúc đầu hương ước được đúc kết trong các áng văn vần để cho dễ nhớ và
dễ truyền khẩu, đại khái cũng giống như các áng văn mang tính chất luật tục, ngày nay
cịn thấy ở nhiều dân tộc thiểu số. Trải qua thời kỳ Đại Việt, dần dần ở tất cả các làng,
các lệ làng được sắp xếp thành hệ thống, thành hương ước. Và tất cả các hương ước của
người Việt đều được ghi chép thành văn bản. Hương ước có những nét đặc thù tùy theo
từng làng. Hương ước là danh từ thông dụng nhất và có ý nghĩa đầy đủ nhất để gọi bản
ghi chép hệ thống các lệ làng. Nhưng tùy theo từng nơi mà người ta còn dùng cả những
danh từ khác nhau “hương biên”, “hương lệ”, “hội định”, “hội ước”...
Hương ước được xây dựng trên cơ sở những mối quan hệ giữa các thành viên của
cộng đồng làng xã với nhau, giữa mỗi thành viên với cộng đồng, giữa các cộng đồng nhỏ
trong làng và cộng đồng làng.
VD: Hương ước làng Quỳnh Đơi lại chia làm 3 phần: khốn hội, khốn làng,
khốn phe. Hoặc như làng Mộ Trạch (Cẩm Bình, Hải Dương) cũng là làng đơng dân,
lâu đời lại có nhiều quan lại sĩ phu thì hương ước cũng ra đời rất sớm và có trên trăm
điều khoản. Cịn các làng bé nhỏ, nghề nghiệp không phức tạp (chủ yếu là nơng
nghiệp), dân thưa thì hương ước ngắn gọn, sơ lược….
* Q trình hình thành:
Một trong những tính chất của hương ước là tự điều khiển xã hội trong làng, dân
càng đông càng nhiều nghề mà lại muốn tạo nên một kết cấu chặt chẽ, ổn định thì
hương ước phải phong phú, phức tạp, đề cập nhiều mặt của cuộc sống (bao gồm tư
tưởng, tín ngưỡng, hội làng, kinh tế, giáo dục, hương ẩm...). Quá trình can thiệp của
nhà nước vào làng, dần dần biến làng thành một đơn vị hành chính cấp cơ sở của nhà
nước đương nhiên là quá trình hạn chế và thu hẹp dần quyền tự trị của làng xã. Tất
nhiên làng xã dù là đơn vị hiền lành nhất thì cũng khơng bao giờ dễ dàng chấp nhận
ngay sự can thiệp này và khi ngấm ngầm, lúc cơng khai tìm mọi cách chống lại sự can
thiệp đó của nhà nước.
Cuộc đấu tranh giằng dai giữa làng xã với nhà nước, giữa truyền thống tự trị với
cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất, khiến cho nhà nước khơng thể khơng
có nhân nhượng nhất định đối với làng xã trên nguyên tắc bảo đảm quyền quản lý của
mình. Hương ước ra đời vừa đáp ứng nhu cầu tự trị, tự quản của làng xã, vừa khẳng
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
định quyền quản lý làng xã của bản thân nhà nước thống trị. Một hương ước chính thức
thành văn bao giờ cũng phải bảo đảm cả hai yếu tố luật nước và lệ làng. Chắc chắn sẽ
khơng có hương ước nếu như hồn tồn chỉ có luật nước, nhưng cũng khơng thể trở
thành một hương ước chính thức nếu như hồn tồn chỉ có những tập tục cổ truyền của
làng xã từ ngàn xưa mà không hề biết đến đời sống chính trị và pháp luật hiện hành.
Hương ước phản ánh lợi ích, ý chí, nguyện vọng của các cộng đồng làng xã,
buộc các chính quyền nhà nước phải tính đến trong việc ban hành và thực thi luật
nước. Điều này có nghĩa là bộ máy nhà nước khi xây dựng và ban hành pháp luật đều
phải xử lý mối quan hệ lợi ích của nhà nước và lợi ích của các cộng đồng làng xã.
Trong bối cảnh các làng xã Việt Nam trước đây là “một tiểu triều đình” thì lợi ích của
các cộng đồng làng xã chi phối mạnh mẽ lợi ích của nhà nước. Do vậy, luật nước chỉ
có thể phát huy hiệu lực và “thẩm thấu” vào đời sống khi chúng tương đồng trên những
nội dung cơ bản về quan hệ lợi ích được xác định trong các hương ước.
* Một số nội dung cơ bản của hương ước:
Nhìn chung, hương ước của các làng thường có các nội dung cơ bản sau đây:
+ Những điều khoản quy định về ranh giới lãnh thổ làng
+ Những điều khoản quy định về việc bảo vệ, sử dụng đất đai và mơi trường có
liên quan đến sản xuất nông nghiệp
+ Những điều khoản quy định về tổ chức quản lý các mối quan hệ trong làng ví
dụ quy định về xóm ngõ, phe giáp
+ Những điều khoản quy định về bộ máy quản lý và quan hệ giữa các bộ phận
đó với nhau
+ Những điều khoản quy định về việc đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ đối với
nhà nước như đóng thuế, đi phu đi lính
+ Những điều khoản quy định về xét công, tội, thưởng, phạt, đền bù, suy tơn,
cấm đốn
+ Những điều khoản quy định về sửa đổi bổ sung, lưu giữ lệ làng... Tuy nhiên,
tùy theo đặc điểm của mỗi làng mà có thể có những đặc điểm cụ thể khác nhau. Lệ
làng có vai trò là một bộ luật (hiến pháp) riêng của làng.
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
VD: Dưới đây là nội dung một số điều trong bản hương ước làng Quỳnh Đôi:
...
Điều 21: Lệ hương ước là lệ chung cho cả làng, kẻ trên, kẻ dưới, người lớn, người
nhỏ, đã có lệ đặt ra thứ tự rồi, quan viên nên vui lòng giữ phép để làm gương cho cả làng.
Nếu quan viên nào cứ họp riêng một mình, các ơng già và người trẻ khơng được dự vào
thời cách ấy là không hợp lệ hương ẩm, các lệ ấy nên thôi, quan viên nên nghĩ lại điều ấy
...
Điều 63: Người ta phải lấy luân lý làm trọng, nghĩa là làm cha thì tính nết cho
lành, làm con thì thờ cha mẹ cho có hiếu, làm anh thì ở với em cho hiền hịa, làm em thì
ở với anh cho cung kính, chồng nói thì vợ nghe, làm người nên cư xử như thế. Nếu
không như thế chẳng khác gì lồi súc vật. Ai có điều lỗi khơng đợi người nhà trình
làng, chỉ cần có người cáo giác với làng, theo tội nặng nhẹ, làng phạt.
...
Điều 69: Học trò cốt giữ nết na làm đầu, gần đây học trò chỉ biết chuyện tập văn bài,
về mặt tu luyện tính nết cho tốt thì cịn thiếu, làng có bàn bạc làm việc gì thì tụ họp gièm
pha, phỉ báng này nọ, lấy lời bậy bạ viết vào giấy. Cái tệ ấy nên bỏ, từ nay về sau ai cịn
giữ thói ấy có người phát giác, làng bắt phạt một con lợn đáng giá là 3 quan tiền
...
Điều 72: Phàm ai uống rượu thì phải có điều độ, khơng nên uống nhiều, nếu ai uống
quá say nói ầm ĩ hun náo, nói cạnh khóe người ta, khen chê chính quyền trong làng,
chửi bóng chửi gió hàng xóm láng giềng, trêu ghẹo đàn bà, con gái đều là vì rượu làm,
nên cả làng bắt phạt: lợn một con đáng giá là 1 quan 5 tiền.
Điều 73: Trong làng cốt lấy sự khơng kiện nhau là q, phàm ai có sự gì uất ức thì
phải trình làng để làng xét xử, không được đưa nhau đi kiện ở quan. Nếu làng xét xử
khơng được rõ ràng cơng bằng thì mới đưa nhau đến quan xử, quan xử y như làng xửa
thì làng phạt lợn 1 con đáng giá 3 quan. Nếu khơng trình làng đi kiện ở quan, làng cũng
phạt như vậy.
...
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
Điều 84: Khi đi chợ gặp người già, có mang xách gì, mình là người trẻ tuổi, sức
mạnh bạo nên mang xách hộ cho người già, nếu cứ lững thững thì làm lơ như thể khơng
biết, thời phải phạt.
...
Điều 95: Người ở với nhau cùng xóm nên thương nhau, giúp đỡ nhau là lẽ thường.
Các nhà giàu làng ta thường có lúa gạo bán ở chợ, tháng bảy tháng tám gặp mưa gió, có
người đến vay thì nói hết rồi, cần tiền đến mua thì họ bán cao giá như thế thật đáng ghét.
Từ nay về sau, các nhà ấy phải nên chừa cái tệ ấy. Người nào còn giữ thói xấu ấy, có
người phát giác thì khơng cho người làm thuê đến nhà ấy làm công.
...
Nội dung của các điều khoản trên đã phản ánh sự khác biệt giữa lệ làng và
phép nước. Điểm nổi bật ở đây là nội dung hương ước nhằm bảo vệ trật tự xã hội,
bảo vệ những điều kiện của sản xuất và an ninh thơn xóm..Hương ước đó được
nâng lên thành ngun tắc, quy ước và trở thành sức mạnh của làng xã. Hương
ước khơng chỉ đơn thuần mang tính chất là một hệ thống luật tục. Trong hương
ước khơng chỉ có những điều cấm khơng được làm những gì mà lại cịn có những
điều khun nên làm những gì.
Có bốn loại quy ước chủ yếu trong các bản hương ước, những quy ước về chế độ
ruộng đất; những quy ước về việc khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường;
những quy ước về tổ chức xã hội và trách nhiệm của các chức trách trong làng; những
quy ước về văn hóa tinh thần và về tín ngưỡng. Loại quy ước về chế độ ruộng đất có tầm
quan trọng hàng đầu. Tuy ở nơng thơn cũng có những nghề như lâm nghiệp, ngư nghiệp
và thủ công, mỹ nghệ... nhưng ở tuyệt đại đa số các làng, nhân dân chủ yếu làm nông
nghiệp.
Trong hương ước, những quy ước về chế độ ruộng đất được xác định một cách rất
cụ thể và chi tiết.
Trong loại quy ước về việc thúc đẩy và bảo vệ sản xuất, thì quan trọng nhất là
những quy ước về việc duy tu đê đập, việc sử dụng nguồn nước, khơi vét kênh mương,
việc cấm lạm sát trâu bò để bảo đảm sức kéo trong cày, bừa, việc cấm bỏ ruộng hoang,
việc cấm chặt cây ở rừng chắn gió (nhất là ở vùng ven biển)... Ngoài ra, ở những làng
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan
mà nghề thủ công hoặc mỹ nghệ là nguồn sinh nhai quan trọng thì lại có thể có những
quy ước nhằm khuyến khích sự phát triển nghề thủ cơng hoặc mỹ nghệ ấy.
Loại quy ước về tổ chức xã hội và về trách nhiệm của các chức dịch trong làng có
thể mang những chi tiết khác nhau nếu xem xét hương ước của các làng khác nhau. Tuy
nhiên, về vấn đề này, các hương ước của mọi làng nói chung đều bao gồm hai nội dung
chủ yếu:
Chiếm phần khá quan trọng trong hương ước là loại quy ước về văn hóa tinh thần,
về tín ngưỡng. Các quy ước này gồm hai phạm vi chính. Đó là các quy ước về việc bảo
đảm những mối quan hệ tốt trong gia đình, trong dịng họ, trong tồn thể dân làng, về
việc coi trọng sinh nghiệp, về việc cưu mang giúp đỡ lẫn nhau, về việc khuyến học... Nói
chung, những quy ước thuộc loại này khơng đơn thuần chỉ mang tính chất là những luật
lệ mà còn bao hàm cả ý nghĩa giáo huấn nhằm mục đích xây dựng thuần phong mỹ tục.
Các quy ước liên quan đến tín ngưỡng là những quy ước về việc tổ chức chăm nom và
duy tu những nơi thờ cúng, đình, đền, miếu, chùa, những quy ước về việc tuân thủ những
điều cấm kỵ mang tính chất tơn giáo, tín ngưỡng thể lệ tổ chức việc cúng tế, tổ chức các
hội lễ dân gian khác nhau, nhất là tổ chức hội lễ của làng.
* Vai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã: Hương ước của làng có
vai trị tích cực lẫn tiêu cực.
Mặt tích cực:
Tác dụng đồn kết, cố kết thắt chặt các thành viên của làng lại với nhau, do đó
củng cố tinh thần cộng đồng, tinh thần tập thể, và liên đới trách nhiệm. Hương ước có
vai trị quan trọng đối với việc ổn định nếp sống trong làng và có sức mạnh một phần
là do các hình phạt và hình thức khen thưởng. Kẻ vi phạm phải nộp tiền phạt, nhiều
hay ít thì tùy loại vi phạm và mức độ vi phạm. Với những tội nào đó thì lại phải làm
cỗ lớn để trước là làm lễ tạ tội với thần Thành hồng ở đình, sau là mời dân làng dự
tiệc. Nhân dân thường gọi đó là phạt vạ.
Hương ước phản ánh tâm lý của dân làng, phản ánh một phương diện quan trọng
của văn hóa làng. Đó là các quan niệm của dân làng về điều phải, điều trái. Luật pháp
nhà nước khó phản ánh sinh động các quan niệm phải, trái, đúng, sai của dân từng làng
như trong hương ước. Hương ước vừa uốn người ta vào khuôn phép của cộng đồng, vừa
động viên người ta hành động. Và nếu người ta quen nói “phép vua thua lệ làng” thì câu
PAGE \* MERGEFORMAT 1
Tieu luan