Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

KHỞI SỰ KINH DOANH Kế hoạch dự án cửa hàng lụa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.45 KB, 34 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---

BÀI TIỂU LUẬN

Môn: KHỞI SỰ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH KINH DOANH
CỬA HÀNG LỤA THIÊN PHÚC

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Đỗ Hải Chi

– A35992 – ĐT:

Lê Phương Thảo



A36473



ĐT:

0975710581
Nguyễn Thu Phương
0983247031

– A37343 – ĐT:



HÀ NỘI - 2022

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Từ lâu, hình ảnh tấm lụa đã ln gắn với con người Việt Nam. Với một bề dày
lịch sử trong việc ươm tơ dệt lụa, lụa tơ tằm Việt Nam được đánh giá là một trong
những loại lụa đẹp nhất thế giới và có thể sánh ngang với chất lượng của các nước như
Trung Quốc, Ấn Độ.
Trải qua q trình đơ thị hóa thì nhiều làng nghề dệt lụa đang dần bị mai một và
khơng cịn nhiều, tuy nhiên, nghề dệt lụa vẫn được giữ gìn, có quy mô sản xuất tập
trung và phát triển ở một số địa danh ở Việt Nam, ví dụ như Làng lụa Vạn Phúc, Làng
dệt lụa Nha Xá, Cổ Chất…. Giờ đây người dân ở các làng dệt lụa ngoài làm bằng thủ
cơng thì đã kết hợp với cơng nghệ máy móc, cho ra những thước lụa đẹp. Từ đó những
sản phẩm từ lụa ngày càng được đa dạng và được chào đón vì màu sắc bóng mượt,
thước vải mềm mại, hoa văn tinh tế.
Nhận thấy đây là một thị trường có những tiềm năng mở, nhóm chúng em đã
thực hiện bài tiểu luận “Lụa Vạn Phúc – Hà Đông” để đưa ra dự án kinh doanh cửa
hàng bán lụa tại Hà Nội, với mong muốn gìn giữ một truyền thống lâu đời và đẹp đẽ
của Việt Nam, đồng thời tạo ra những xu hướng sản phẩm mới từ lụa.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức và khả năng tiếp cận còn hạn chế, áp dụng thực tế
còn bỡ ngỡ. Nhưng chúng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài tiểu luận một cách
tốt nhất. Chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót và chưa chính xác, kính
mong thầy xem xét và góp ý thêm để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin cảm ơn!
.



PHẦN 1. Ý TƯỞNG KINH DOANH
1.1.Giới thiệu chung về ý tưởng
Giới thiệu về cửa hàng
Cửa hàng tơ lụa Thiên Phúc chuyên cung cấp đa dạng các mặt hàng khăn, cà vạt,
phụ kiện thời trang và gia đình, quà tặng từ lụa cao cấp độc đáo được sản xuất bởi
những nghệ nhân tài hoa tại Làng Vạn Phúc – một làng nghề truyền thống xe tơ dệt lụa
nổi tiếng trên khắp Việt Nam.

Hình 1 - Logo của cửa hàng
Thiên Phúc ln nỗ lực để hoàn thành sứ mệnh đưa Lụa Tơ Tằm truyền thống Việt
Nam tới tận tay người tiêu dùng trong và ngồi nước.
Cửa hàng tơ lụa Thiên Phúc có địa chỉ tại 13 Phố Lụa, Quận Hà Đông, Hà Nội
Mô tả sản phẩm (mô tả về sản phẩm và dịch vụ cung cấp)
Các sản phẩm lụa được bày bán tại Thiên Phúc được làm 100% từ lụa tơ tằm, vô
cùng độc đáo và đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu về mặt thẩm mỹ của khách hàng.
Một số sản phẩm đặc trưng từ lụa sẽ được bày bán tại cửa hang như:
− Lụa tơ tằm dệt theo cách truyền thống Việt Nam
− Lụa in thêu hoa văn đặt làm thủ công
− Cà vạt làm từ lụa
− Áo dài lụa
− Khăn lụa thường
− Khăn lụa cao cấp
− Đồ làm từ lụa khác

4


Những sản phẩm lụa của cửa hàng Thiên Phúc sẽ là chất liệu vải có bề mặt rất
mỏng, mịn được sản xuất bởi một loại tơ, loại tơ tốt nhất để tạo ra vải lụa đó là tơ tằm.
Cụ thể đó là những người ni tằm sẽ xe các sợi tơ ra để đan dệt thành lụa. Đây được

coi là một loại hình nghề đã xuất hiện từ rất lâu đời và có nguồn gốc từ đất nước Trung
Quốc. Từ đó mà lụa trở thành loại vải đắt tiền, chỉ dành cho giới thượng lưu trong xã
hội phong kiến thời điểm đó.
Để đánh giá chất lượng của sợi tơ tằm sẽ phụ thuộc rất lớn vào loại lá dùng để
nuôi tằm. Hiện nay các loại tơ tằm tự nhiên để sản xuất ra vải lụa gồm có: tơ tằm dâu, tơ
tằm sồi, tơ tằm lạc và tơ tằm lá sắn. Trong đó tơ tằm dâu là được sử dụng phổ biến và
được ưa chuộng nhất chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.
Trải qua một thời gian dài phát triển từ thời phong kiến cho tới xã hội hiện đại
ngày nay thì vải lụa vẫn là một trong những loại vải cao cấp được đông đảo người tiêu
dùng u thích.
Ngày nay tuy có sự hỗ trợ của máy móc nhưng nét đẹp và đặc trưng lớn nhất của
lụa Việt có lẽ là q trình thủ cơng làm ra nó, là hình ảnh đơi bàn tay thoăn thoắt của
người nghệ nhân từng bước, từng cơng đoạn để hồn thành nó. Chính vì thế mà giá của
nó cũng khá cao. Bề mặt vải lụa mềm, mịn và mượt, sờ vào thấy mát tay không giống
với bất kỳ loại vải nào khác. Lụa ngun chất khá dễ bị nhăn chính vì thế bạn cần lưu ý
cẩn thận trước khi mặc nhé. Chất liệu lụa cũng là một trong các yếu tố được cho có là
ảnh hưởng và góp phần hình thành thẩm mỹ và phong cách ăn mặc của người Việt.
Bằng chứng rõ nhất là áo dài – quốc phục của người Việt, tuy có thể được may từ nhiều
chất liệu khác nhau nhưng người Việt vẫn ưu tiên sử dụng lụa trên hết.
Vải lụa mang trong mình 3 đặc tính quan trọng nhưng lại ít được quan tâm.
Đặc tính thứ nhất là đặc tính cơ học. Vải lụa được xem là một trong những loại vải
xuất phát từ sợi tự nhiên bền bỉ nhất hiện nay. Do có đặc điểm cấu tạo từ sợi tự nhiên
nên độ co giãn của vải lụa khá thấp, chỉ ở mức trung bình. Đặc tính thứ hai là đặc tính
vật lý. Vải lụa có cấu trúc khá giống với hình tam giác. Do đó, khi có ánh sáng chiếu
vào, người dùng sẽ quan sát thấy được sự phản chiếu óng ánh một cách tự nhiên của vải
lụa thơng qua các góc cạnh khác nhau. Đặc tính thứ ba là đặc tính hóa học. Do được tạo
ra từ tơ tằm nên vải lụa có khả năng giữ nước tương đối tốt. Cũng chính đặc điểm này
mà khi sử dụng vải lụa ta sẽ có cảm giác vải hay bị bám vào da. Tuy nhiên, lụa vẫn
được xem là loại vải có khả năng giữ ấm tốt khi thời tiết chuyển lạnh đặc biệt là vào
những ngày mùa đơng lạnh giá.

Bên cạnh đó chất liệu vải lụa này thì khơng nên phơi trực tiếp dưới nắng và đây
cũng là loại sợi tự nhiên không chứa bất kỳ hóa chất nào nên phải vệ sinh thường xuyên
để tránh sâu bọ.
5


Sự mềm mịn và óng ả tự nhiên khi sử dụng làm trang phục sẽ giúp người mặc trở
nên sang trọng, quý phái hơn trong mắt những người xung quanh. Cũng nhờ vào đặc
tính mềm mại tự nhiên mà hơn 90% sản phẩm quần áo tơ tằm được sản xuất ra dành cho
phụ nữ. Lụa tơ tằm mặc cả ngày, người có đổ mồ hơi thì ngửi cũng khơng thấy mùi vì
tính khử mùi rất tốt. Khả năng dẫn nhiệt kém nên mùa hè mặc lụa sẽ mát còn mùa đơng
sẽ ấm áp hơn, giúp điều hịa thân nhiện. Đặc biệt, với khả năng thấm hút tốt
nên các khăn lụa được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ nhỏ. Cụ thể là nên đặt một
chiếc khăn ở lưng và đầu trẻ khi chúng ngủ để tránh việc mồ hôi thấm ngược lại vào
người ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vì được làm từ sợi tơ thiên nhiên nên các sản
phẩm từ lụa tơ tằm nguyên chất thân thiện và khơng gây dị ứng hay kích thích kể cả đối
với làn da vô cùng nhạy cảm của trẻ sơ sinh. Nhờ vào kiểu thắt khăn lụa và kiểu dáng
các loại trang phục lụa mà mỗi người có thể thể hiện cá tính của riêng mình.
Khi mua sản phẩm của Thiên Phúc Silk, khách hàng được đổi lại sản phẩm trong
vòng 3 ngày kể từ khi xuất hóa đơn. Sản phẩm đổi là sản phẩm còn nguyên tem mác,
chưa quả sử dụng chưa giặt và chỉnh sửa. Sản phẩm đổi phải bằng hoặc hơn giá. Không
áp dụng đổi đổi với sản phẩm giảm giá và sản phẩm đã chỉnh sửa.
1.2.Cơ hội thị trường, ý tưởng kinh doanh
1.2.1. Cơ hội thị trường:
Trong lịch sử ngành hàng tơ lụa thế giới, Việt Nam tuy không phải là một “đế chế”
trên con đường tơ lụa vĩ đại của nhân loại nhưng luôn được thế giới nhìn nhận như một
quốc gia có lịch sử nghề tơ lụa lâu đời trải qua hàng nghìn năm. Nước ta ngày nay vẫn
cịn nhiều vùng trồng dâu ni tằm và dệt lụa nổi tiếng như Cổ Đô, Vạn Phúc (Hà Nội),
Nha Xá (Hà Nam), Cổ Chất (Nam Định), Duy Duyên, Mã Châu (Quảng Nam), Tân
Châu (An Giang)…

Tơ lụa Việt Nam từ xưa đã nổi tiếng óng mượt, mịn màng và bền đẹp khơng thua
gì tơ lụa của Trung Hoa, Nhật Bản và các nước khác. Ví như ở miền Bắc, lụa Cổ Đô
xưa được mệnh danh là “lụa cống”, tức là loại lụa thượng hạng dùng để cống nạp cho
triều đình. Ở miền Trung, thuở xưa nghề tơ lụa cũng phát triển rất mạnh, nhất là vùng
Quảng Nam, vì nơi đây có thương cảng Hội An, một điểm dừng chân quan trọng trong
hành trình giao thương của con đường tơ lụa trên biển. Vào thời kì hưng thịnh, tức
khoảng từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19, Hội An là nơi có nhiều thuyền bn của Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Xiêm (Thái Lan), Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp... đến giao thương
mua bán, chủ yếu là mặt hàng gốm sứ và lụa tơ tằm.
Còn lụa Vạn Phúc trước đây từng được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh
xảo nhất xứ Đông Dương, nên vào các năm 1931 và 1932 từng được chọn đưa đi tham
dự các cuộc đấu xảo (hội chợ) lớn ở Marseille và Paris (Pháp).
6


Tính đến thời điểm hiện tại làng Vạn Phúc có khoảng 800 hộ dân làm nghề dệt
chiếm 60% dân số sinh sống trong làng. Mỗi năm làng nghề sản xuất ra khoảng 2.5 đến
3 triệu vải, chiếm tới 63% doanh thu của tồn làng nghề.
Lụa Vạn Phúc có tên tuổi nổi tiếng không chỉ được dân trong nước ưa chuộng mà
cịn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Khơng chỉ góp phần lưu giữ những giá trị
tinh thần văn hóa truyền thống lớn lao mà cịn góp phần giải quyết việc làm, đóng góp
lớn vào ngân sách của nhà nước.
Vậy tại sao chúng ta phải chi trả rất nhiều cho sản phẩm nhập khẩu cùng loại từ
các nước khác như từ Trung Quốc, Thái Lan,…trong khi những người thợ tài hoa của
làng lụa Vạn Phúc đã tạo ra rất nhiều sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm bản sắc văn hóa
Việt và xuất khẩu đi rất nhiều nước ở Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản?
Xuất phát từ những câu chuyện xa xưa và bề dày lịch sử của sản phẩm vô cùng
tinh tế mang tên lụa Vạn Phúc, ý tưởng kinh doanh tơ lụa được chúng tôi nghiên cứu và
phát triển thành cửa hàng tơ lụa Thiên Phúc. Việc xây dựng cửa hàng kinh doanh lụa và
các sản phẩm từ lụa trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể hơn là trên chính mảnh đất

của làng lụa Vạn Phúc truyền thống sẽ là một cơ hội kinh doanh tiềm năng, đáp ứng nhu
cầu của khách hàng về các sản từ lụa.
1.2.2. Ý tưởng kinh doanh
Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và với mong muốn muốn duy trì, giữ
gìn bản sắc văn hố truyền thống lâu đời , độc đáo của địa phương và phát triển du lịch,
sản phẩm mang thương hiệu Thiên Phúc Silk được làm khép kín, từ trồng dâu ni tằm,
dệt đũi đến thiết kế, sản xuất. Hơn nữa, sản phẩm được làm thủ công, tỉ mỉ. Nhiều mẫu
sản phẩm được họa sĩ vẽ trực tiếp trên vải tạo nét độc đáo. Ngoài ra, Thiên Phúc Silk sẽ
đẩy mạnh phát triển mặt hàng cao cấp, đặc biệt là sản phẩm tơ lụa, đồng thời mở rộng
thị trường quốc tế để nhiều người hơn nữa biết đến sản phẩm lụa tơ tằm của Việt Nam.
1.3.Đánh giá ý tưởng
Ngành tơ lụa của Việt Nam không ít lần trải qua khủng hoảng, thăng trầm. Điều đó
khơng chỉ làm tổn thương ngành công nghiệp thời trang Việt Nam mà cho những làng
nghề ươm tơ dệt lụa truyền thống. Vì thế, qua những sự kiện thời trang, những cuộc
triển lãm là cơ hội để người nông dân, nghệ nhân và chính Thiên Phúc Silk gửi đi thơng
điệp rằng cái gì thuộc về văn hóa, về truyền thống dân tộc thì giá trị cũng như vẻ đẹp
của nó sẽ luôn trường tồn. Và lụa tơ tằm truyền thống của Việt Nam xứng đáng được
tôn vinh là sứ giả ngoại giao - một hình ảnh đẹp tự nhiên, mềm mại biểu trưng cho mối
quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới.

7


Cơng đoạn tạo ra lụa
Tục ngữ Việt Nam xưa có câu “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”
theo đúng nghĩa đen của nó đã phần nào cho ta thấy được sự khó khăn, vất vả của
những người làm nghề trồng dâu – nuôi tằm – ươm tơ – dệt lụa. Đó là cả một q trình
lao động cần mẫn với nhiều cơng đoạn địi hỏi sự tỉ mỉ và cơng phu của người làm nghề
thì mới có thể có được những thước lụa mềm mại, quyến rũ thêu dệt nên những bộ trang
phục sang trọng óng ả bóng mượt với các mẫu thiết kế đa dạng, bắt mắt. Thật vậy, trước

khi những thước lụa đẹp đến với người dùng, nó đã phải trải qua một quy trình sản xuất
gồm: Nuôi tằm – làm kén, Nhả tơ – Ươm tơ – Dệt lụa – Nhuộm màu.
Nuôi tằm là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Trong 1 năm, thời
điểm thích hợp nhất để chăn tằm là vào mùa xn và mùa thu, có khí hậu tương đối mát
mẻ, thuận lợi cho tằm phát triển tốt nhất. Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ làm kén
thì khoảng từ 23 – 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và được chia thành 5 độ tuổi khác
nhau. Thức ăn chính của tằm là lá dâu, và dâu tằm phải được trồng ở những vùng đất
sạch, không bị phèn ô nhiễm nguồn nước. Tần suất ăn của tằm suốt ngày đêm, sau
khoảng 3 tầm phát triển đén kích thước tối đa thì bị đến nơi thích hợp để nhả tơ và tạo
kén.
Sau khi Tằm đến thời gian tạo kén, người nuôi sẽ bắt Tằm đặt lên một chiếc né
riêng. Trong suốt 48h, tằm liên tục nhả sợi protein (từ nước bọt) quanh mình và cuộn
trịn trong đó Tằm sẽ nhả tơ và nằm im trong kén khoảng 7 ngày. Lượng tơ tằm nhả ra
có thể lên đến 1 Kilomet. Sau khi nhả tơ xong con tằm nằm trong kén để hóa thành
nhộng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch kén tằm cho giai đoạn tiếp theo.
Sau khi đưa tằm chín nhả tơ tạo kén sau 7 ngày thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Cơng đoạn
ươm tơ này diễn ra rất nhanh chóng chỉ trong vòng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành
con ngài và cắn lớp kén bên ngoài chui ra, như vậy tơ tằm sẽ bị vụn và không se sợi
được nữa. Để ươm tơ thì đầu tiên phải cho kén vào trong nước thật sôi để chất sericin
tan ra để xác định được mối tơ và bắt đầu se sợi.
Đây là bước chuẩn bị nguyên liệu sợi tơ thô cho cơng đoạn dệt tiếp theo, thì tùy
vào mục đích của người dệt và sản phẩm muốn tạo ra thì nguồn nguyên liệu sợi tơ cần
tới những số lượng khác nhau.
Tùy vào chất lượng của sợi tơ mà sẽ có những cách dệt khác nhau để điều chỉnh
độ dày mỏngcủa vải lụa, chính ở q trình dệt sợi đã tạo ra nhiều loại vải lụa khác nhau
quyết định tới độ dày mỏng, độ bóng mềm và độ cứng của vải.
Đây là cơng đoạn cuối cùng để tạo nên tính thẩm mỹ, vẻ ngoài cho các loại vải
lụa, bởi vải lụa gốc chỉ có màu trắng ngà của tơ nên để cho vải có nhiều sắc đa dạng bắt
mắt thì bắt buộc phải nhuộm màu. Trước khi ngâm với thuốc nhuộm, lụa được ngâm
8



trong nước nóng để làm truột tơ tức là loại bỏ sạch sẽ lớp keo bám trên bề mặt sợi. Cách
để nhuộm vải lụa của các làng nghề nhuộm bằng cách sử dụng các nguyên liệu từ thiên
nhiên như vỏ cây, lá cây, các loại củ như củ nâu…
Ngoài ra tùy vào cách phối màu và yêu cầu sản phẩm của khách hàng mà vải lụa
cũng có thể pha và nhuộm màu thành các loại họa tiết như lụa hoa nhí, vải lụa chấm bi,
vải lụa trơn, vải lụa bóng, vải lụa hoa, vải lụa trắng…
Cách thức bày bán sản phẩm tại cửa hàng
Đến với Thiên Phúc, những sản phẩm sẽ được bày bán theo các phân khu riêng:
-

Tầng 1: Bao gồm cuộn lụa trơn và cả hoa văn, phục vụ khách mua lụa và kiểm
nghiệm mọi loại mẫu mã, màu sắc

-

Tầng 2: Trưng bày những mẫu sản phẩm được làm từ lụa (khăn lụa, áo dài lụa,
quần áo và các sản phẩm khác làm bằng lụa)

Các sản phẩm sẽ được bố trí và trưng bày theo từng khu giúp khách hàng dễ dàng
tìm kiếm được sản phẩm. Ngồi ra, các sản phẩm của cửa hàng sẽ được mô phỏng bằng
hình vẽ 3D trên các màn hình để khách hàng có thể dễ dàng hình dung và có cái nhìn
tổng quan nhất về sản phẩm mà mình chọn lựa.

9


PHẦN 2. THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
2.1.Thị trường mục tiêu của dự án

2.1.1. Tổng quan thị trường lụa tơ tằm
Ngành lụa tơ tằm nói chung:
Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất lụa tơ tằm lớn trên
thế giới. Năng lực sản xuất tơ lụa của Việt Nam rất lớn, tính đến năm 2018, Việt Nam là
nước sản xuất lụa lớn thứ ba ở châu Á và lớn thứ sáu trên thế giới, sản xuất khoảng 450
tấn.
Phần lớn các nhà máy se tơ dệt lụa của cả nước đang tập trung tại Bảo Lộc với hệ
thống ươm tơ tự động cùng các nhà máy dệt lụa lớn. Ngoài ra, nơi sản xuất và bán lụa
tơ tằm ít khi nhỏ lẻ, mà hay tập trung ở các làng nghề lụa như Vạn Phúc, Nha Xá…
Hiện tại với công nghệ tiên tiến, bên cạnh việc dệt lụa thủ công, các làng nghề dệt
lụa đang dần chun mơn hố các mặt hàng, các cơng đoạn hay quy mô sản xuất. Nhiều
mặt hàng lụa mới đã ra đời, chất lượng, mẫu mã sản phẩm tiếp tục được nâng cao.
Mặc dù trước đó sản phẩm của ngành tơ lụa trong nước bị thờ ơ bởi sự du nhập
của các loại lụa pha, vải giá rẻ nhập khẩu, nhưng sự đa dạng hóa và xu hướng thời trang
quay vòng đang giúp ngành thời trang tơ lụa dần quay lại một cách mạnh mẽ.
Đôi khi chất lượng của các thước lụa không đều.
Giá thành: giá dao động từ 110.000 VNĐ – 550.000 VNĐ một mét vải khổ 90 cm
và khổ 120 cm tùy loại lụa.
Ngành lụa tơ tằm ở làng nghề Vạn Phúc (Hà Đông)
Ngày nay, làng lụa Vạn Phúc đã biến tấu trở nên vô cùng đa dạng với nhiều mẫu
mã, chủng loại khác nhau: mây bay, long phượng, đũi hoa, vân thọ đỉnh, tứ quế...Từ đó
cho ra những sản phẩm lụa mới phong phú, độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay, lụa Vạn Phúc Hà Đơng có gần 800 hộ gia đình làm nghề dệt lụa, chiếm
gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại nơi đây. Mỗi năm, làng tơ lụa Vạn Phúc Hà Đông
đã sản xuất khoảng 2,5 đến 3 triệu mét vuông vải, tương đương với 63% doanh thu của
toàn bộ làng nghề.
Các cửa hàng bán lẻ nhập lụa Vạn Phúc nhưng thường bán cả lụa pha, giá thành sẽ
nhỏ hơn so với vải lụa ngun chất.
Ở Hà Đơng có ba dãy lụa với xấp xỉ gần 150 cửa hàng, chủ yếu là để đáp ứng nhu
cầu thăm quan của du khách. Các cửa hàng bán vải lụa tại làng nghề Vạn Phúc chưa có

đột phá nhiều về cơng nghệ mà vẫn bán theo cách truyền thống.
Ưu điểm của lụa Vạn Phúc:
10


Truyền thống lâu đời, từng được sử dụng may trang phục cho triều đình và được
đánh giá là một trong những nơi có vải lụa tơ tằm đẹp nhất cả nước.
Chất lụa ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, ln mịn óng, mềm mại
cùng màu sắc óng ánh với những nét hoa văn tao nhã, khi nổi khi chìm tạo sự tao nhã,
rực rỡ.
2.1.2. Phân tích khách hàng:
Hiện nay ngoài dùng để may áo may khăn thì lụa cịn có thể dùng để làm cà vạt,
khăn tay, may túi nhỏ…Tùy vào từng sản phẩm thì giá thành sẽ có sự khác nhau và phù
hợp với nhu cầu mua của các khách hàng. Tuy nhiên, giá thành của lụa tơ tằm nguyên
chất thường cao hơn so với các loại vải lụa khác trên thị trường nên không phải ai cũng
sẵn sàng chi tiền cho lụa tơ tằm.
Tuy nhiên, trong thế giới đang không ngừng phát triển và hội nhập, nền kinh tế
mở, thu nhập và cuộc sống của mọi người được cải thiện, nhu cầu mua sắm và làm đẹp
sẽ còn tiếp tục tăng lên.
Đặc điểm của nhóm khách hàng khi mua lụa tơ tằm:
Thường là khách hàng cá nhân, mua để sử dụng, làm quà tặng hoặc bán lại.
Tỷ lệ khách hàng nữ giới mua lụa tơ tằm nhiều hơn so với nam giới., thu nhập của
khách hàng trung bình và cao, ổn định hàng tháng và thường là những người làm trong
ngàng cơ quan viên chức.
Những khách hàng nữ đã có gia đình có xu hướng mua và sử dụng sản phẩm từ
lụa nhiều hơn.
Chất lượng, độ bóng, màu sắc và họa tiết cũng như giá cả của lụa sẽ ảnh hưởng
nhu cầu mua của khách.
Yêu thích thời trang và cái đẹp, sẵn sàng chi trả từ 3 – 5 triệu trong một lần mua
sắm.

2.1.3. Thị trường mục tiêu
Từ những tìm hiểu và phân tích trên, cửa hàng đưa ra thị trường mục tiêu nhắm
đến, đó là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 25 – 45 tuổi và có nguồn thu nhập ổn định.
2.2.Phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối thủ
Phân loại cạnh
tranh
Sản phẩm

Phương Linh Silk

Nha Xá

Bá Minh Silk

Trực tiếp

Trực tiếp

Trực tiếp

Vải lụa và các sản
phẩm từ lụa

Vải lụa và các sản
phẩm từ lụa

Lụa tơ tằm không pha
trộn


11


Giá bán

180.000 – 5.000.000
VNĐ

150.000 – 400.000
VNĐ

275.000 – 1.500.000
VNĐ

Bán hàng

Bán trực tiếp tại cửa
hàng và qua website

Bán trực tiếp tại cửa
hàng và qua website

Bán trực tiếp tại cửa
hàng và qua website

Thương hiệu

Thành lập từ 2002
và có tiếng trong
ngành


Thành lập từ 2016
Thành lập từ 2017 và
và đang dần khẳng
đang dần khẳng định
định được thương
được thương hiệu trên
hiệu trên thị trường
thị trường
Bảng 1 – Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiện tại ở Hà Nội các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có thể kể đến Phương Linh Silk,
Nha Xá, Lụa Hà Silk, Silky Việt Nam…Ngồi ra cịn các cửa hàng bán lẻ nằm ở trong
Phố Lụa ở Hà Đông.
Thế mạnh của đối thủ:
Các sản phẩm từ lụa đa dạng.
Cung cấp dịch vụ giao hàng, bán hàng cả trên website trực tuyến.
Thành lập đã lâu và có danh tiếng cùng chỗ đứng nhất định trong việc kinh doanh
lụa.
Điểm yếu của đối thủ:
Cách bán hàng vẫn còn truyền thống, marketing chưa tốt.
Các mẫu mã sản phẩm đã cũ, không được thay đổi hay cải tiến nhiều.
2.3.Lợi thế cạnh tranh
Ứng dụng công nghệ 3D mới vào việc giới thiệu sản phẩm, cho phép khách hàng
tham khảo sản phẩm và chọn mẫu mã một cách khách quan nhất.
Các cam kết về chất lượng sản phẩm và có hướng dẫn cách bảo quản sản phẩm
một cách tốt nhất.
Các sản phẩm được cập nhật liên tục và phù hợp với thị hiếu của thị trường.
Các mẫu mã đa dạng
Có kế hoạch quảng bá rõ ràng, hợp lý.


12


PHẦN 3. ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ CHO DỰ ÁN
3.1.Cơng nghệ 3D trong việc giới thiệu sản phẩm
Công nghệ đang ngày càng hiện đại và được con người áp dụng trên mọi mặt cuộc
sống. Ngành thời trang cũng không ngoại lệ, thậm chí đây cịn là ngành có doanh số
khơng kém cạnh các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng ở Việt Nam
vẫn chưa có những ứng dụng cụ thể vào cơng việc kinh doanh.
Nhận ra vấn đề đó, Thiên Phúc Silk quyết định đưa công nghệ mô phỏng 3D vào
việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Cụ thể, Thiên Phúc sẽ đưa lên trang web
chính của cửa hàng mục “Thiết kế sản phẩm”, tại đây khách hàng có thể tự thiết kế sản
phẩm cho mình.
3.2.Cách thức hoạt động
Khách hàng có thể vào trang web của Thiên Phúc Silk hoặc trải nghiệm công nghệ
này trực tiếp tại máy thông minh được đặt ở cửa hàng.
Khách chọn mục “Thiết kế sản phẩm”, tại đây khách sẽ được chọn:
Sản phẩm mà mình muốn mua hoặc thiết kế (khăn, áo dài, cà vạt…)
Kích thước của sản phẩm.
Chọn họa tiết và chất lụa mà khách muốn.
Sau đó, ứng dụng sẽ xử lý và đưa ra mơ hình 3D của sản phẩm mà khách vừa thiết
kế với kích thước và màu vải lụa mà khách đã chọn.
Ngồi ra, trang web cịn được thiết kế để hỏi về độ tuổi, màu sắc mong muốn của
khách hàng và đưa ra các gợi ý cho khách hàng dễ lựa chọn.

Hình 2 - Một số mẫu trang phục thiết kế 3D

13



PHẦN 4. KẾ HOẠCH KINH DOANH
4.1.Xây dựng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
4.1.1. Cơ cấu tổ chức

Hình 3 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức
4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí
Vị trí

Chủ cửa hàng

Bộ phận marketing

Nhiệm vụ
Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày
của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ được giao.
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản
lý nội bộ của doanh nghiệp.
- Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người
lao động.
- Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp
phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường.
- Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những
rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể.
- Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu
thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới.
- Xác định phạm vi thị trường cho những sản phẩm

hiện tại và dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa
mới, hướng tiêu thụ sản phẩm.
- Xác định thị trường mục tiêu, xây dựng kế hoạch
trong chiến lược Marketing, xây dựng kế hoạch bán
hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn.
- Phân tích mức độ chấp nhận của thị trường đối với
sản phẩm hiện tại, lập chương trình nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới, cải tiến, hồn thiện sản phẩm
14


Bộ phận nhân sự

-

-

-

Bộ phận tài chính –
kế tốn

-

-

-

hiện tại, có hướng phát triển sản phẩm trong tương
lai

Phân tích nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
Thiết lập mối quan hệ hiệu quả với giới truyền
thông.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược
Marketing.
Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,
đảm bảo hoạt động luôn diễn ra liên tục, hiệu quả.
Xây dựng và quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ
đối với đội ngũ nhân sự.
Tổ chức các chương trình đào tạo ngắn hạn cho
nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cần
thiết phục vụ cho công việc.
Đưa ra các biện pháp hiệu quả để xử lý các mâu
thuẫn phát sinh giữa đội ngũ nhân viên với nhau và
giữa nhân viên với Ban lãnh đạo.
Nắm bắt các thông tin, quy định về nhân sự trong
công ty và kịp thời truyền tải các thơng tin đó đến
tồn thể nhân viên.
Quản lý thông tin, hồ sơ nhân sự.
Thực hiện, hướng dẫn thực hiện, theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc giải ngân đối với các nguồn vốn.
Theo dõi, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh và
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính.
Đề xuất và thực hiện các giải pháp huy động vốn;
Đàm phán các hợp đồng tín dụng; Tổ chức quản lý
và sử dụng nguồn vốn.
Thực hiện, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra
các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ hạch toán kế
toán theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho
người lao động; Theo dõi tiền lương, thu nhập và
thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Kiểm tra việc bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán.
Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chính
ngắn và dài hạn.

15


-

-

Bộ phận bán hàng
-

-

Nhóm bán hàng
-

-

Kho

-

Tham mưu, đưa ra ý kiến, đề xuất các vấn đề liên
quan đến hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ ra

thị trường sao cho hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu và
phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là
nghiên cứu cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã có để
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Lập báo cáo theo đúng quy. Báo cáo cần thể hiện tất
cả các hoạt động bán hàng cũng như thể hiện các
nhiệm vụ và quyền hạn được giao của phịng bán
hàng.
Thúc đẩy q trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa,
dịch vụ.
Thực hiện trực tiếp nhiệm vụ tiếp cận với khách
hàng.
Thực hiện theo đúng yêu cầu, chỉ thị từ bộ phận bán
hàng cấp trên, kết hợp với những nhóm và bộ phận
khác để cung cấp sản phẩm.
Chịu trách nhiệm nhận và bảo quản sản phẩm, hàng
hóa tại cửa hàng.
Trưng bày và sắp xếp hàng hóa.
Tư vấn và bán hàng.
Giải đáp các thắc mắc và khiếu nại về sản
phẩm/dịch vụ cho khách hàng.
Sắp xếp, bảo quản hàng hóa và kiểm sốt các điều
kiện bảo quản.
Đảm bảo trật tự, an toàn vệ sinh lao động và phòng
chống cháy nổ tại nơi làm việc.
Thực hiện các hoạt động xuất hàng và nhập hàng
Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu.
Sắp xếp hàng hóa trong kho.
Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho

Giao đúng và đủ hàng hóa cho khách hàng theo tiêu
chí: nhanh, an tồn và tiết kiệm.
Thu tiền hàng theo đúng hóa đơn tiếp nhận, các
trường hợp không thu được tiền cần báo cáo lại cấp
trên để có phương án xử lý, khơng tự ý bỏ hàng lại
đi về.

16


Nhóm quản lý sản
phẩm

-

Xác định đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất.
Xây dựng lịch trình sản xuất.
Tìm ra biện pháp làm giảm chi phí sản xuất.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn đạt chất lượng
tiêu chuẩn tối thiểu và tốt.
Cải thiện sản phẩm.
Tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới
Thường xuyên quản lý chất lượng sản phẩm, đảm
bảo và tránh xảy ra trường hợp hàng lỗi.
Cùng với bộ phận bán hàng tham gia phát triển sản
phẩm phù hợp vớ nhu cầu, thị yếu của khách hàng.

Bảng 2 – Nhiệm vụ từng vị trí
4.2.Kế hoạch sản xuất
4.2.1. Mơ tả kế hoạch sản xuất

Trong khâu sản xuất, cửa hàng lụa Thiên Phúc có trụ sở ở Phố Lụa, Vạn Phúc, Hà
Đơng. Với vị thế thuận lợi sẵn có, Thiên Phúc sẽ lấy nguồn nguyên vật liệu bao gồm lụa
và một sản phẩm làm từ lụa (khăn, quần áo…) ngay tại làng nghề Vạn Phúc. Tuy nhiên
điểm khác biệt của cửa hàng nằm ở công nghệ in ấn và thêu, Thiên Phúc sẽ sử dụng
đồng thời cả những sản phẩm thêu thủ cơng của các nghệ nhân, ngồi ra cũng sẽ sử
dụng công nghệ thêu hoa văn cho các sản phẩm được sản xuất hàng loạt.
Với những sản phẩm được in thêu sản xuất hàng loạt, Thiên Phúc sẽ đặt tại xưởng
sản xuất ở Vạn Phúc – Hà Đông. Bên cạnh đó với những khách hàng có mong muốn đặt
làm theo nhu cầu cũng sẽ được cửa hàng hỗ trợ.
4.2.2. Quy trình phục vụ kinh doanh
Thời gian cửa hàng lụa Thiên Phúc là 8h00 – 23h00 hằng ngày.
− 8h00: Cửa hàng mở cửa và phục vụ khách hàng.
+ Nhân viên lễ tân đón tiếp khách hàng và tư vấn lựa chọn cho khách hàng sản
phẩm theo nhu cầu.
+ Kiểm tra nguồn hàng liên tục để tránh thiếu hàng cung ứng cho khách.
+ Sắp xếp đầy đủ mẫu mã, màu sắc các mặt hàng để khách hàng có thể dễ dành
tiếp cận các sản phẩm.
− 13h00: Nhân viên đổi ca làm việc.
+ Thực hiện các công việc giống như ca sáng.
− 18h00: Nhân viên đổi ca làm việc.
17


+ Thực hiện các công việc như những ca trước, bàn giao cơng việc với ca
trước.
+ Kết hợp, tính tốn, xác định doanh thu tiêu thụ cuối ngày.
+ Bàn giao số liệu cho bên kế toán kiểm tra, tổng hợp dữ liệu và doanh thu
trong ngày.
+ Nhân viên dọn dẹp cửa hàng và chuẩn bị cho ngày hôm sau.
4.3.Kế hoạch tài chính

4.3.1. Chi phí
Với những nghiên cứu từ thị trường và nguồn nguyên vật liệu cung cấp, Thiên
Phúc đã tổng hợp được phân khúc chi phí nguyên vật liệu lụa nhập trực tiếp tại xưởng
trên thị trường hiện nay như sau:
− Lụa tơ tằm dệt theo cách truyền thống Việt Nam có khổ ngang 90cm:
+ Lụa trơn mỏng giá 100,000đ/m
+ Lụa dày khoảng 250,000đ/m
− Với lụa khổ 120m sẽ có giá cao hơn, cụ thể:
+ Lụa mỏng trơn 180,000/m
+ Lụa dày khoảng 320,000đ/m
− Giá lụa in sẽ cao gấp đôi giá lụa trơn. Kết hợp với đặc điểm co rút tự nhiên khi
tiếp xúc với nước, vải sẽ bị rút 10%. Tính ra một mét vải khổ 120m in hoa văn
nhập trực tiếp từ xưởng có thể lên tới 650,000đ/m.
− Lụa in thêu hoa văn đặt làm thủ cơng có giá 700,000đ/m
− Giá cà vạt làm từ lụa có giá 400,000đ/chiếc
− Áo dài lụa: 700,000đ/bộ
− Khăn lụa thường: 500,000đ/chiếc
− Khăn lụa cao cấp: 700,000đ/chiếc
− Đồ làm từ lụa khác: 300,000đ/chiếc
Với chi phí thuê mặt bằng, Thiên Phúc đã đặt trụ sở cửa hàng tại trung
tâm làng nghề Vạn Phúc – Hà Đơng có diện tích cửa hàng là 50m2 có 2 tầng
− Tầng 1: Bao gồm cuộn lụa trơn và cả hoa văn, phục vụ khách mua lụa và kiểm
nghiệm mọi loại mẫu mã, màu sắc
− Tầng 2: Trưng bày những mẫu sản phẩm được làm từ lụa (khăn lụa, áo dài lụa,
quần áo và các sản phẩm khác làm bằng lụa)
18


Chi phí dành cho nhân cơng bao gồm:
− Bộ phận marketing: 360,000,000 VND/năm

− Bộ phận nhân sự: 228,000,000 VND/năm
− Bộ phận tài chính – kế tốn: 348,000,000 VND/năm
− Bộ phận bán hàng: 804,000,000 VND/năm
− Tổng chi phí dành cho mảng nhân sự: 1,740,000,000 VND/năm
Chi phí cho cơng cụ, thiết bị:
STT

Thiết bị

SL

Đơn giá

Thành tiền

1

Máy tính

4

7,000,000

28,000,000

2

Máy in

1


5,000,000

5,000,000

3

Điều hịa

4

5,000,000

20,000,000

4

Hệ thống đèn

6

1,500,000

9,000,000

5

Chi phí đầu tư
website


1

20,000,000

20,000,000

5

Hệ thống bàn ghế

2

7,000,000

14,000,000

6

Giá, kệ

8

1,000,000

8,000,000

7

Hệ thống biển
hiệu


1

2,000,000

2,000,000

Tổng

106,000,000
Bảng 3 – Chi phí thiết bị

Tổng chi phí (khơng tính chi phí thiết bị, tài sản cố định)
Sản phẩm
Lụa trơn
mỏng 90cm
Lụa dày
90cm
Lụa trơn
mỏng 120cm
Lụa dày
120cm

Đơn giá

Số
lượng

Giá (tháng)


Giá (năm)

100,000

100

10,000,000

120,000,000

250,000

100

25,000,000

300,000,000

180,000

100

18,000,000

216,000,000

320,000

100


32,000,000

384,000,000

19


Lụa in thêu
hoa văn
Lụa in thêu
đặt làm theo
nhu cầu
Cà vạt lụa
Khăn lụa
thường
Khăn lụa cao
cấp
Áo dài lụa
Quần áo làm
từ lụa
Đồ làm từ lụa
khác
Chi phí
marketing
Chi phí
nguyên vật
liệu phụ
Chi phí thuê
mặt bằng
Chi phí điện,

nước…
Nước, trà cho
khách
Bảo trì, duy
trì hàng tháng
Lương
Khác

650,000

100

65,000,000

780,000,000

700,000

50

35,000,000

420,000,000

350,000

100

35,000,000


420,000,000

400,000

100

40,000,000

480,000,000

600,000

100

60,000,000

720,000,000

700,000

100

70,000,000

840,000,000

600,000

100


60,000,000

720,000,000

300,000

60

18,000,000

216,000,000

30,000,000

1

30,000,000

360,000,000

15,000,000

1

15,000,000

180,000,000

35,000,000


1

35,000,000

420,000,000

7,000,000

1

7,000,000

84,000,000

10,000

20

200,000

2,400,000

5,000,000

1

5,000,000

60,000,000


145,000,000
5,000,000
Tổng

1
1

145,000,000
5,000,000
710,200,000
Bảng 4 – Tổng chi phí

1,740,000,000
60,000,000
8,522,400,000

Chi phí khác phát sinh trong tháng được xác định theo bảng sau đây:
ST
T

Nguyên liệu

Số
lượng
20

Đơn giá

1


Nước, trà cho khách

2

Thuê địa điểm

35,000,000

3

Tu sửa hàng tháng

5,000,000
20

10,000

Tổng
200,000


4

Điện, nước

7,000,000

5

Khác


5,000,000

Tổng

52,200,000

Tổng (năm)

626,400,000
Bảng 5 – Chi phí phát sinh tháng

4.3.2. Dự tính doanh thu trung bình
ST

Tên

T

Số lượng

Giá

Doanh thu

1

Lụa trơn mỏng 90cm

80


150,000

12,000,000

2

Lụa dày 90cm

90

400,000

36,000,000

3

Lụa trơn mỏng 120cm

90

300,000

27,000,000

4

Lụa dày 120cm

80


450,000

36,000,000

5

Lụa in thêu hoa văn

90

1,000,000

90,000,000

6

Lụa in thêu đặt làm
theo nhu cầu

45

1,200,000

54,000,000

7

Khăn lụa thường


95

700,000

66,500,000

8

Khăn lụa cao cấp

90

1,800,000

162,000,000

9

Áo dài lụa

90

1,500,000

135,000,000

10

Cà vạt lụa


95

700,000

66,500,000

11

Quần áo làm từ lụa

95

1,000,000

95,000,000

12

Đồ làm từ lụa khác

54

500,000

27,000,000

Tổng (tháng)

807,000,000


Tổng (năm)

9,684,000,000
Bảng 6 – Dự tính doanh thu

4.3.3. Một số chỉ tiêu tài chính:
Tổng mức đầu tư: 1,000,000,000 VND
Vốn tự có: 400,000,000 VND
Vốn vay: 600,000,000VND, mức lãi suất theo ngân hàng BIDV 8%/năm.
Chế độ thuế Cấu trúc vốn (ĐVT: VNĐ)
Thuế TNDN Vốn tự có
21


Vốn vay Ngân hàng
Tỷ trọng vốn vay
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu
Bảng 7 – Cấu trúc vốn và chế độ thuế
Theo quan điểm chủ đầu tư (EPV), Thiên Phúc có kế hoạch trả nợ như sau:
(ĐVT: triệu đồng)
Số tiền phải trả
Năm
1
2
3
4
5

Dư cuối kỳ


Dư đầu kỳ
600
480
360
240
120

Gốc
120
120
120
120
120
Bảng 8 – Kế hoạch trả nợ

Lãi
46.8
37.44
28.08
18.72
9.36

480
360
240
120
0

Thời gian hoàn vốn: (ĐVT: tỷ đồng)
Năm

NCF
PV
Cộng dồn

1
-0.02
-0.02

2
0.99
0.84

3
1.40
1.09

4
1.82
1.30

5
2.27
1.49

-0.02

0.82

1.90


3.20

4.70

Bảng 9 – Thời gian hoàn vốn
PP= 1.64 năm = 2 năm 2 tháng 2 ngày
4.4.Kế hoạch marketing
4.4.1. Thiết lập website:
Hiện nay trước sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ 4.0, người dùng cũng
càng ngày ưa thích việc mua sắm trực tuyến với nhiều tiện ích, thuận lợi như có thể
tham khảo dễ dàng các mặt hàng mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng. Thiên Phúc
cũng nhận thức rõ được nhu cầu này, và để phục vụ khách hàng được đầy đủ những tiện
nghi nhất, cửa hàng sẽ lập trang web cho phép khách hàng có thể mua hàng trực tuyến.
Với website của cửa hàng, ngồi việc có thể mua hàng trực tuyến, khách hàng có
thể được nhận tư vấn miễn phí từ nhân viên và được hỗ trợ cũng như cho phép giao dịch
24/7.
22


Ngồi ra website của Thiên Phúc cịn cung cấp xu hướng của những mẫu mã và
hoa văn đang thịnh hành. Các sản phẩm cũng sẽ được cửa hàng mô tả về chất liệu, cảm
nhận và tính ứng dụng để khách hàng có thể hình dung một cách dễ dàng nhất.
Đặc biệt, đến với website của Thiên Phúc, khách hàng còn được trải nghiệm
những mẫu mã với hình ảnh 3D, cho thấy từng chi tiết của sản phẩm, giúp cho khách
hàng hình dung về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc… một cách cụ thể nhất mà không phải
đến cửa hàng. Với dịch vụ này, khách hàng cũng có thể được trải nghiệm trực tiếp tại
cửa hàng với sự chăm sóc tận tình của nhân viên, đồng thời sẽ được nhận tư vấn trực
tiếp về sản phẩm, cụ thể là với những sản phẩm với nhu cầu được đặt làm riêng.
4.4.2. Mạng xã hội (Social Media)
Hiện nay ngoài phát triển các trang web bán hàng, việc phát triển cửa hàng và sản

phẩm trên các trang mạng xã hội là cực kỳ cần thiết. Việc phát triển trên các kênh mạng
có thể giúp Thiên Phúc có thể tương tác, thu thập dữ liệu, quảng cáo sản phẩm.
Tại Việt Nam hiện nay có những trang mạng xã hội phổ biến như Facebook,
Instagram, YouTube và Tiktok với số lượng lớn người dùng, đến từ mọi lứa tuổi.
Thiên Phúc đầu tiên sẽ lập fanpage trên Facebook, Instagram và kênh YouTube,
Tiktok để truyền tải thông tin cũng như tương tác và nhận feedback của khách hàng.
Ngoài ra với các kênh mạng xã hội như vậy, cửa hàng có thể tạo những chủ đề như phối
đồ, thêu hoa văn…
Chạy quảng cáo trên Facebook và Instagram để quảng bá thương hiệu thơng qua
nội dung và hình ảnh, lên các fanpage hay nhóm hội chia sẻ địa điểm mua bán hàng
hố, lụa tơ tằm để nâng cao uy tín cho cửa hàng.
Bên cạnh đó, Thiên Phúc cũng sẽ phải đặc biệt chú ý đến phần chăm sóc khách
hàng trên những kênh mạng xã hội như trên. Thiên Phúc sẽ phải quan tâm đến tỷ lệ và
tốc độ phản hồi khách hàng qua những bình luận và hịm thư, đảm bảo khách hàng
không phải đợi trong thời gian qua lâu, qua đó cũng giúp cửa hàng giữ chân được khách
hàng. Bên cạnh đó, nhân viên của cửa hàng cũng sẽ được hướng dẫn để đảm bảo khâu
chăm sóc khách hàng diễn ra được chất lượng, khách hàng thấy được sự thân thiện và
hiếu khách của cửa hàng.
4.4.3. Marketing từ KOLs:
KOLs là cái tên khơng cịn xa lạ trong marketing, vai trị của các KOLs đang ngày
càng trở nên quan trọng và ý nghĩa hơn. Chính vì thế việc th KOLs hiện nay cũng rất
phổ biến do nhu cầu muốn quảng bá thương hiệu, sản phẩm được lan tỏa tới nhiều
khách hàng hơn thông qua sức ảnh hưởng của KOLs. Họ sẽ được sử dụng và trải
nghiệm các sản phẩm, dịch vụ của cửa hàng từ đó đưa ra những bài đánh giá, chia sẻ
23


với cộng đồng người dùng trên một số các trang mạng xã hội. Ngoài ra một số những
người nổi tiếng có thể sẽ giúp cửa hàng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm
năng.

Với mặt hàng của cửa hàng đều là những sản phẩm làm từ lụa, cửa hàng hướng
tới đối tượng bao gồm các bạn trẻ và cả những đối tượng là người có thu nhập ổn định
trong xã hội, từ đây là cửa hàng cũng sẽ tiến hành thuê một số KOLs có sức ảnh hưởng
trên các trang mạng xã hội như Hoàng Minh Ngọc, Ly Phạm, Kiều Chinh, Hoàng Yến
Official, wyn.anh hay một số những diễn viên hay người nổi tiếng được các chị em theo
dõi: Thanh Hương, Bảo Thanh…
4.4.4. Chương trình khuyến mại:
Các chương trình khuyến mãi sẽ được cửa hàng áp dụng trong các dịp đặc biệt
như khai trương, ngày lễ… với mức giảm giá có thể lên đến 50%.
Ngồi ra có thể có những ưu đãi cho những khách hàng trung thành và những
khách hàng mua số lượng lớn hoặc là hoá đơn thanh tốn giá trị cao.
Bên cạnh đó, cửa hàng sẽ lên một danh sách những khách hàng VIP, với điều kiện
đó là khách hàng thân thiết của cửa hàng, và với những hố đơn có giá trị cao thì sẽ
được giảm giá, và được Thiên Phúc ưu đãi cho những dịp như sinh nhật…
Đặc biệt, Thiên Phúc cũng sẽ có thẻ khách hàng thân thiết giúp khách hàng có thể
tích điểm và đến thời điểm cuối năm có thể đổi điểm lấy mã ưu đãi và phần quà đến từ
cửa hàng.
4.4.5. Chiến lược marketing mix:
Không ngừng cải thiện sản phẩm, với vấn đề cốt lõi là bản thân Thiên Phúc cần
phải không ngừng cập nhật như cầu của khách hàng, thị trường, hiểu được ưu – nhược
điểm của sản phẩm, từ đó có những chiến lược cải thiện, duy trì.
Giá cả đưa ra cần phải phù hợp với đối tượng khách hàng, không quá cao so với
thị trường, nhưng cũng cần phải đảm bảo không bị lỗ.
Kế hoạch xúc tiến cũng cần phải được không ngừng cải thiện, phù hợp với thị
trường và bản thân của hàng, kết hợp tốt các kênh truyền thơng.
Có những hoạch định về địa điểm phù hợp, không quá xa nguồn nguyên vật liệu,
nhưng cũng khơng được khó tìm. Bên cạnh đó, cần phải có kế hoạch cho cụ thể về địa
điểm chi nhánh, thuận tiện cho phân phối sản phẩm và cho cả khách hàng.
4.5.Kế hoạch nhân sự
4.5.1. Dự toán tiền lương

Dưới đây là bảng kế hoạch tiền lương cho nhân viên thuộc cửa hàng lụa Thiên
Phúc:
24


STT

Chức vụ

Số
lượng

Tiền lương
(tháng)

Tiền lương (năm)

1

Trưởng bộ phận
marketing

1

9,000,000

108,000,000

2


Nhân viên
marketing

3

7,000,000

252,000,000

3

Trưởng bộ phận
nhân sự

1

9,000,000

108,000,000

4

Nhân viên bộ
phận nhân sự

2

5,000,000

120,000,000


5

Trưởng bộ phận
tài chính - kế tốn

1

9,000,000

108,000,000

6

Nhân viên kế tốn

2

5,000,000

120,000,000

7

Nhân viên tài
chính

2

5,000,000


120,000,000

8

Trưởng bộ phận
bán hàng

1

9,000,000

108,000,000

9

Nhân viên bán
hàng

4

7,000,000

336,000,000

10

Nhân viên kho

3


5,000,000

180,000,000

11

Nhân viên quản lý
sản phẩm

3

5,000,000

180,000,000

145,000,000

1,740,000,000

Tổng

Bảng 10 – Dự toán lương
4.5.2. Điều kiện, yêu cầu nhân sự:
Bộ phận marketing:
− Trưởng bộ phận: giám sát nhân viên trong bộ phận, đảm bảo tiến độ công việc,
lên chiến lược marketing cho cửa hàng. Ngồi ra trưởng bộ phận marketing đã
từng có kinh nghiệm marketing trong ngành hàng trang phục, ngành lụa tơ tằm.
− Nhân viên marketing: thực hiện theo yêu cầu của trưởng bộ phận và cửa hàng,
chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu về khách hàng, thị trường, đóng góp, tham gia

vào chiến lược marketing của cửa hàng. Nhân viên marketing nên có kinh
nghiệm trong lĩnh vực ít nhất 6 tháng.
25


×