Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

PHIẾU HỌC TẬP 1 SƠ đồ TƯ DUY HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VĂN MINH ĐÔNG NAM á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.72 KB, 4 trang )

Phiếu học tập 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN MINH ĐƠNG NAM Á
Tư liệu 1: Văn minh Đơng Nam Á từ trước và đầu công nguyên đến thế kỷ VII
Là thời kỳ hình thành và bước đầu phát triển của các nước Đơng Nam Á.
Ở phía Bắc, Âu Lạc bị các triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược, đơ hộ và áp đặt văn minh
Hán. Cịn lại phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ. Khác với
văn minh Hán, văn minh Ấn Độ đến đây 1 cách hoà bình thơng qua hoạt động của thương nhân
bn bán. Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng liên tục trong suốt 10 thế kỷ và khá tồn diện về tơn giáo,
chữ viết, văn học, nghệ thuật, tổ chức nhà nước…Trên nền tảng của văn minh bản địa, với kỹ nghệ
sắt đã khá phát triển vào đầu công nguyên và dưới ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, từ TK I đến TK
VII ở Đơng Nam Á đã hình thành một loạt các quốc gia sơ kỳ như Phù Nam, Lâm Ấp, Taruma (phía
Tây đảo Giava)…trong đó quan trọng nhất là Phù Nam và Lâm Ấp (vì làm chủ con đường bn bán
trên biển qua Đơng Nam Á lúc đó). Tới giữa TK VII, Chân Lạp hoàn thành chinh phục Phù Nam và
trở thành 1 nước lớn mạnh ở lục địa Đông Nam Á. Giữa TK VIII ở đảo Sumatra, các tiểu quốc thống
nhất lại dưới vương triều Sri Vijaya (Tam Phật Tề, thay thế vị trí của Phù Nam trước đây). Vương
quốc Pagan (Mianma) cũng phát triển lớn mạnh.
Đây là thời kỳ cư dân Đông Nam Á xây dựng được tổ chức bộ máy nhà nước, mở ra thời đại văn
minh: thời đại tạo lập và phát triển của các nước Đông Nam Á. Đó là những nhà nước quân chủ và
chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Ấn Độ.
Trước khi có người Ấn Độ và Trung Quốc, người Đông Nam Á chưa có chữ viết. Khi văn hố Ấn
Độ và Trung Quốc lan toả tới thì phần lớn người Đơng Nam Á sử dụng chữ cổ Ấn Độ (chữ Phạn),
riêng miền Bắc Việt Nam dùng chữ Hán. Trên cơ sở chữ Phạn và chữ Pali, người Đông Nam Á đã
sáng tạo ra chữ của riêng mình: chữ Chăm cổ, chữ Mơn (Mianma), chữ Khơ me cổ.
Trước khi có người Ấn Độ và Trung Quốc, người Đơng Nam Á chưa có tơn giáo, họ chỉ có tín
ngưỡng. Cư dân Đơng Nam Á đã tiếp thu các giáo lí mới, hệ thống thần linh, quan niệm về con
đường giải thốt của Phật giáo, Bàlamơn…
Cơng trình kiến trúc, điêu khắc ảnh hưởng bởi tơn giáo như Mỹ Sơn (Quảng Nam), Borobudur
(Indonesia), tượng Phật đứng Phù Nam,..
Tư liệu 2: Văn minh Đông Nam Á từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XV


Là thời kỳ phát triển tồn thịnh của Đơng Nam Á: hình thành những vương quốc thống nhất,
lớn mạnh như Đại Việt, Ăngco (Campuchia), vương quốc Champa dời đô về Vijaya, vương quốc
Pagan thống nhất Miến Điện, vương quốc Mojopahit (Indonesia), vương quốc của người Thái: Lan
Na, Sukhothay, Authaya; vương quốc người Lào – Lan Xang…
Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện từ trung ương tới địa phương, đây là thành tựu văn
minh quan trọng về mặt tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng. Bộ máy nhà nước theo hướng quân
chủ chuyên chế, vua là tối cao, đồng nhất với thần, với tín ngưỡng thần vua (mức độ chuyên chế ở
các nước khác nhau).
Sự xâm nhập và lan toả đạo Hồi đã mang tới cho Đông Nam Á một thành tố văn minh mới là
đạo Hồi và văn minh Hồi giáo. Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á bắt đầu từ TK VII, VIII nhưng rõ
nét là từ TK XIII qua các thương nhân Hồi giáo Arap, Ấn Độ, Ai Cập. Hồi giáo ảnh hưởng mạnh tới
các quốc gia Đông Nam Á hải đảo (Indonesia, Brunây, Malaisia), và ảnh hưởng tới những cộng
đồng nhỏ ở Mianma, Thái Lan…làm xuất hiện 1 loạt các tiểu quốc Hồi giáo như Ma-lắc-ca, An-chê
(cực Bắc đảo Sumdra).
Thời kỳ chứng kiến sự xuất hiện chữ viết mới của khu vực như chữ Xiêm cổ (TK XIII), chữ Lào (TK
XIV), chữ Nôm (Việt Nam). Văn học viết phát triển mạnh như “Truyện về các ông vua Pasai” (Hồi
quốc, Indonesia), “Sách của các ông vua” – viết về các ông vua vương triều Mojopahit, bộ sách
“Ma hả xạt” do Trai-lốc và 1 số cao tăng soạn thảo nói về tiền kiếp của Phật Thích ca…
Kiến trúc: kinh đô Su-khô-thay và Ayuthaya (Thái Lan), Pagan (Miến Điện), Ăng-co, hoàng thành
Thăng Long; đền Ăng-co Wat, Ăng-co Thom, chùa Vàng – Miến Điện.


Tư liệu 3: Văn minh Đông Nam Á từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Thời kỳ suy yếu của các nước Đông Nam Á, sự suy yếu diễn ra không đều về mặt thời gian.
Vương quốc Campuchia suy yếu từ TK XV khi người Khơ me khơng cịn giữ được vai trò trong khu
vực, vương quốc Champa suy yếu từ TK XV khi bị Đại Việt đánh, vương quốc Ma-lắc-ca bị Bồ Đào
Nha xâm lược năm 1511, vương triều Mojopahit ở Indonesia sụp đổ, phân tán thành nhiều tiểu
quốc, Philipin bị Tây Ban Nha xâm lược năm 1564, Lào suy yếu từ cuối TK XVII và chia cắt thành 3
tiểu quốc…Cuối TK XIX hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân
phương Tây trừ Xiêm.

Thời kỳ này, xuất hiện 1 số tác phẩm văn học nổi tiếng như “Cuộc chiến đấu của Alaungpaya”vua Miến Điện 1752 – 1760; “Ramakien”- tác phẩm sử thi Thái và “Riêm kê” – sử thi Campuchia
phỏng theo sử thi Raymayana - Ấn Độ, Truyện Kiều – Việt Nam, “Cuốn sách của những công phẫn”
– Indonesia.
Kiến trúc đô thị như kinh đô Băng Cốc, kinh thành Huế, kinh đô Viên Chăn, đền chùa, nhà thờ
Ki-tô giáo.
Sự xuất hiện và truyền bá của Ki-tô giáo làm phong phú văn minh Đông Nam Á: 1 bộ phận cư
dân Đông Nam Á có đức tin mới, lễ nghi mới. Người Đơng Nam Á biết đến phong cách kiến trúc
mới của phương Tây (kiến trúc Gothic và Romanesque), biết tới nghệ thuật hội hoạ phương Tây
(tranh sơn dầu, bột màu với bút pháp tả thực), các lễ hội mới như giáng sinh, phong tục mới của
Ki-tô giáo (đi nhà thờ, đọc Kinh thánh, rửa tội), thể loại văn học mới (tiểu thuyết hiện đại ví dụ:
Truyện thầy Lazarơ Phiền” – Nguyễn Trọng Quản, viết bằng chữ Quốc ngữ, ở Việt Nam). Đội ngũ
giáo sĩ ngồi truyền bá đức tin, thì cịn truyền bá 1 số thành tựu khoa học tự nhiên vào Đông Nam
Á…
Tài liệu tham khảo





Mai Ngọc Chừ, Văn hố Đơng Nam Á, Nxb Quốc gia, Hà Nội, 1998
Phạm Đức Dương, Văn hố Đơng Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001
Ngơ Văn Danh, Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1999.
Trương Sỹ Hùng (Cb), Mấy tín ngưỡng tơn giáo Đơng Nam Á, Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2003.

NHIỆM VỤ:
Dựa vào tư liệu 1,2,3 hãy tóm tắt lại dưới dạng sơ đồ timeline quá trình hình thành và phát triển của văn
minh Đơng Nam Á từ đầu Công nguyên đến TK XIX (mỗi thời kỳ, kèm theo các thành tố văn minh mới)





×