Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CAO BIEN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.4 KB, 20 trang )

Phần 1 : Cao Biền và thành Thăng Long
Cách đây khoảng 1200 năm, nước ta lúc ấy đang
nằm trong ách cai trị của nhà Đường, thời vua
Đường Trung Tông. Cao Biền làm quan Thái Sử, là
một người rất giỏi địa lý, được vua Đường Trung
Tông phong làm An Nam Tiết Độ Sứ sang cai trị nước
Nam. Trước khi đi, vua Đường cho vời Cao Biền vào
và nhủ rằng :
“…Khanh học địa lý tối vi linh diệu, trẫm nghe An
Nam có nhiều quý địa kết phát tới thiên tử, sản xuất
ra nhiều nhân tài, anh kiệt nên luôn luôn nổi nên
chống đối. Qua bên đó, khanh nên tường suy phong
thủy, kiến lãm sơn xuyên và làm tờ tấu biểu kèm
theo lời diễn giải các kiểu đất, gửi về cho Trẫm xem
trước. Rồi ở bên đó khanh đem tài kinh luân, đoạt
thần công, cải thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất đó
đi. Đó là cách nhổ cỏ thì nhổ tận gốc vậy, để tránh
hậu họa sau này…”
(…Công học địa lý, tối vi linh diệu, trẫm văn An nam
đa hữu thiên tử quý địa, Công đương dụng lực ngụ
mục, hoặc hữu áp chi, triển bình sinh chi kinh luân,
thuật thánh hiền chi quy củ, đoạt thần công nhi cải
thiên mệnh, nhiên vi tiễu thảo trừ căn, chi đồ thứ cơ
vô hậu lệ, tường suy phong thủy, kiến lãm sơn
xuyên, nhất nhất diễn ca lập kiểu, trẫm đắc tiện văn
giả ”
Cao Biền vâng lệnh sang Việt nam, ông đã bỏ công
xem xét. Và nhận thấy rằng có một mạch đất cực lớn
thuộc loại Đại cán long xuất phát từ Côn Lôn sơn
chạy qua, đến Việt nam chia làm ba chi lớn, trong đó
có tới 27 ngôi đất kết phát tới thiên tử, còn lại là


hàng nghìn ngôi đất lớn nhỏ kết phát các anh tài kiệt
xuất. Ông đã xem xét. Ghi chép, diễn ca được 632
huyệt chính, 1517 huyệt bàng thuộc các tỉnh trên
lãnh thổ Bắc Việt Nam:
Hà Đông: 81 chính, 246 bàng
Sơn Tây : 36 chính, 85 bàng
Vĩnh yên, Phúc yên, Phú thọ : 65 chính, 155 bàng
Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An : 183 chính, 483 bàng
Gia Lâm, Bắc ninh, Đáp cầu, Bắc giang, Lạng sơn :
134 chính, 223 bàng
Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình : 133
chính, 325 bàng
(chi tiết các địa danh huyệt kết và diễn ca này xin để
dịp khác vì dài dòng quá, tôi không đưa vào đây)
Sau khi thống kê, diễn giải tường tận, Cao Biền làm
sớ tấu gửi về cho vua Đường Trung Tông. Bản tấu
này có tên là “Cao Biền Tấu thư địa lý kiểu tự” (Tác
giả Cao Trung đã giới thiệu được một phần trong
một số sách địa lý của ông). Bản tấu thư này được
nhà Đường cất giữ rất bí mật, coi là bí thư.
Ở Việt nam, Cao Biền tiến hành trấn yểm các kiểu
đất lớn. Thủ pháp của Cao Biền để trấn yểm là : Bắt
đồng Nam, đồng Nữ, mổ bụng moi hết nội tạng, sau
đó nhét cỏ bấc vào trong, cho ngồi giả phụ đồng.
Sau đó đăng đàn làm phép, khu thần tróc quỷ, gọi
các thần linh cai quản các ngôi đất lớn đến nhập
đồng. Nếu thấy các tử thi cử động thì liền dùng
gươm phép tẩm máu gà, máu chó mà trừ khử cho
mất thiêng đi.
(Theo thuật Địa lý, một ngôi đất kết là do khí mạch

của đất thăng lên, và các ngôi đất đó do các thần
linh cai quản nuôi dưỡng, đất càng lớn thì thần linh
càng mạnh. Cho nên khi trấn yểm, nếu muốn phá
được ngôi đất ấy thì trước hết phải trừ được thần
linh cai quản, sau đó mới yểm bùa, triệt phá. Do vậy
nếu nói về Địa lý, ngoài việc nghiên cứu lý thuyết,
muốn làm thầy, táng được huyệt còn phải có tài khu
thần tróc quỷ, sai khiến quỷ thần mới có thể đặt
được các ngôi đất lớn. Nếu không có phép ấy, ắt sẽ
bị phản hại mà mang họa vào thân)
Cao Biền đã tiến hành trấn yểm các ngôi đất lớn
nhưng hầu hết đều thất bại, chuyện đó có dịp sẽ nói
sau.
Trở về với ngôi đất thành Thăng long, Cao Biền đã
diễn ca ngôi đất như sau :
Thăng Long đệ nhất đại huyết mạch, Đế vương quý
địa :
Giao châu hữu chi địa -(đất Giao Châu có một ngôi
đất)
Thăng long thành tối hùng -(thăng long tối hùng
mạnh)
Tam hồng dẫn hậu mạch -(ba con sông lớn dẫn hậu
mạch, tiếp khí cho mạch là sông Thao, sông Lô, sông
Đà).
Song ngư trĩ tiền phương -(hai con cá dẫn đường,
chính là bãi Phúc Xá ngoài sông Hồng)
Tản lĩnh trấn Kiền vị -(núi Tản Linh trấn tại phương
Kiền – tây bắc)
Đảo sơn đương Cấn cung -(núi tam Đảo giữ phương
Cấn - Đông bắc)

Thiên phong hồi Bạch hổ -(nghìn ngọn núi quay về
Bạch hổ)
Vạn thủy nhiễu Thanh long -(muôn dòng nước từ ba
con sông Thao, Lô, Gâm đều tụ lại tại nga ba Việt trì,
chảy về nhiễu Thanh Long)
Ngoại thế cực trường viễn -(thế bên ngoài rất rộng
và xa, tất cả cá núi non trên suốt mạch sông Hồng từ
Việt trì đến Ninh Bình đều chầu về)
Nội thế tối sung dong -(thế bên trong rất mạnh mẽ,
đầy đặn)
Tô giang chiếu hậu hữu -(sông Tô lịch dẫn mạch từ
phía sau, bên phải)
Nùng sơn cư chính cung -(núi Nùng đóng tại chính
cung)
Chúng sơn giai củng hướng -(tất cả núi non đều
hướng về rất đẹp)
Vạn thủy tận chiều tông -(là nơi tận cùng, hợp lưu
của mọi dòng nước từ thượng nguồn dẫn khí mạch
về)
Vị cư cửu trùng nội -(là nơi ở của vua chúa (cửu
trùng), đất làm kinh đô)
Ức niên bảo tộ long -(có thể bền vững tới 10 vạn
năm)
Cầu kỳ Hổ bất bức -(…….)
Mạc nhược trung chi đồng -(…….)
Mặc dù rất ngắn gọn, nhưng bài diễn ca trên đã nói
nên cái thế đất của thành Thăng long cực lớn. Các
nhà địa lý đời sau phân thế, gọi là Bát tự Phân lưu
Hư hoa Hà nội (là nơi nước phân lưu như hình chữ
bát). Trong bài diễn ca trên, ngoài các mô tả chung,

cần chú ý tới mấy điểm đặc biệt :
Thứ nhất, là vị trí huyệt kết, thông thường định
huyệt kết rất khó khăn, nhưng ở đây Cao Biền đã nói
rõ “Nùng sơn cư chính cung”, đó chính là nơi huyệt
kết chính cung. Núi Nùng bây giờ không còn nữa,
mọi người thường nhầm với gò đất ở trong vườn hoa
Bách thảo, theo các nhà khảo cổ đánh giá, có lẽ nó
nằm tại vị trí gần khu Hoàng thành cổ, đền Bạch mã
là khu vực chân núi.
Thứ hai, trong bài diễn ca trên, câu đầu tiên “Thăng
long thành tối hùng”, rất nhiều người dịch là thành
Thăng long, nhưng cái tên Thăng long là mãi đến đời
Lý mới có. Theo ý kiến các nhà Địa lý, “Thăng long”
ở đây có lẽ là nói về cái thế đất, khí mạch thăng lên.
Mạch đang đi chìm, đến vị trí này nổi nên kết phát
nên gọi là Thăng Long. Và đây cũng là một cơ sở của
cái tên Thăng long sau này, chưa hẳn đã là theo
truyền thuyết đức Lý thái tổ nhìn thấy rồng bay lên
mà đặt tên. Quan điểm này còn nhiều tranh cãi.
Thứ ba, Trong bài diễn ca trên có hai câu cuối rất
khó hiểu, nhiều người dịch, mỗi người một ý. Nhưng
theo đa phần các nhà Địa lý đều thống nhất một ý
như sau: (bỏ qua phần văn phạm dịch thuật). “Cầu
kỳ Hổ bất bức, Mạc nhược trung chi đồng” có nghĩa
là nếu không bức được Bạch Hổ thì bất quá cũng chỉ
là nơi đồng không mà thôi !.
(Trong thuật Địa lý, nước dẫn khí mạch về để kết
huyệt, Long Hổ hai bên lưu giữ khí mạch cho khỏi
thoát, khỏi bị phong suy. Nhưng Thanh long là cát
thần, ngôi trưởng, Bạch hổ là hung thần, ngôi thứ,

cho nên Long phải dài hơn Hổ, phải nằm bên ngoài
Hổ, phải khống chế được Hổ thì mới yên, ngược lại là
loạn, thứ tất đoạt trưởng, sinh nhân hung ác, phản
nghịch, tất sinh biến. Nếu khí mạch khi nhập huyệt
mà lại nghịch hướng, hoặc quá lớn mà tản mát sẽ
nuôi dưỡng cả Long và Hổ. Nếu nuôi dưỡng Long thì
lành, nuôi dưỡng Hổ thì hung. Đối với thành Thăng
Long, khi nhập huyệt, khí mạch được ba con sông Tô
lịch, Kim ngưu, và Thiên phụ (cái tên sông này
không biết có chính xác không, tôi chưa tra cứu
được) dẫn về, trong đó sông Tô lịch nằm đằng sau,
phía Phải hơi chệch đường, nuôi dưỡng cho Bạch hổ.
Ba con sông này tập trung tại khu vực cuối đường
Bưởi gần Hồ Tây, là chỗ mà người ta đã đào được
trận đồ bát quái. Đây chính là nơi Thủy Khẩu)
Nhận thấy đây là một Quý địa, là nơi đế đô có thể
bền vững tới 10 vạn năm, nếu trị được ngôi đất này
có thể làm đất kinh đô được. Cho nên Cao Biền ra tay
trấn yểm, không phải với mục đích là triệt phá thế
đất Thăng long mà mục đích là khống chế khí mạch
không cho nuôi dưỡng Bạch hổ nữa (Thực ra có
muốn triệt phá cũng không thể đủ sức, đủ tài làm
việc này, vì ngôi đất này cực lớn). Nơi trấn yểm được
ông chọn là Thủy khẩu, nơi con sông Tô lịch dẫn khí
mạch về bên Bạch Hổ. (xin chú ý đây là nói về nội
Long và nội Hổ, vì thế đất Thăng Long có nhiều tầng
Long Hổ). Với mục đích là chọn đất đặt Kinh Đô,
nhằm đô hộ lâu dài đất Giao Châu.
Khi Cao Biền trấn yểm, có lẽ do linh khí núi sông linh
thiêng, do anh linh bao đời của dòng giống Lạc Hồng

bất khuất đã hiển linh xuất thánh, không để cho Cao
Biền thực hiện ý định đóng đô lâu dài nên đã ra sức
cản phá, kết hợp với nhân dân lúc bấy giờ tìm mọi
cách ngăn cản cho nên Cao Biền đã thất bại. Ông đã
không xây dựng được nơi chính huyệt, Cao Biền
đành chuyển ra bên cạnh đóng đô nơi thành Long
Biên, là tòa thành đã có từ trước. Cũng chính vì vậy
mà sự nghiệp của Cao Biền ở nước Nam đã không
kéo dài được. Và thành Long Biên sau này cũng chỉ
là một thành nhỏ, trước đây không một đời vua nào
đóng đô ở đây được lâu bền cả, như Mai Thúc Loan,
Lý Bí … cũng đều đóng đô ở Long biên, nhưng chỉ
được thời gian rất ngắn ngủi.
(Các vị thần được phong là Thăng long Tứ Trấn đã có
công giữ thành, giữ đất, đến nay vẫn được nhân dân
Nam Việt biết ơn, thờ phụng. Công đức của các ngài
gắn liền với đất Thăng Long – Hà Nội. Và các ngài
đến nay vẫn giúp cho cháu con nước Việt gìn giữ một
Kinh thành với thế đất nổi danh quý địa Bát tự phân
lưu)
Phần 2 : Tấu thư địa lý kiểu tự
Quay lại chuyện cuốn “Cao Biền tấu thư Địa lý kiểu
tự”. Cuốn sách này sau khi được dâng về cho
Đường đế, đã được lưu giữ trong kho sách cấm của
triều đình, xếp vào hàng bí thư.
Trải qua các đời Đường, Tống….đến thời nhà Minh,
với danh nghĩa “Phò Trần Diệt Hồ” nhà nước
phương Bắc lại đem quân xâm lấn nước ta. Chỉ huy
cuộc chiến tranh này là ba danh tướng: Trương
Phụ, Mộc Thạch, Hoàng Phúc. Trong đó có Hoàng

Phúc là một tướng rất giỏi, uyên thâm kỳ môn độn
giáp, đặc biệt là Địa lý. Ông nghiên cứu rất nhiều,
và đã lấy được từ trong kho sách cuốn Cao Biền tấu
thư. Lần này sang Việt Nam ông mang theo với
dụng ý kiểm chứng lại các ngôi đất kết mà Cao Biền
đã nêu. Nhưng trong cuộc chiến tranh này quân
Minh đã thất bại, Đại quân sư Nguyễn Trãi đã dùng
kế “vây thành diệt viện” chém đầu Liễu Thăng, bức
hàng, bắt sống toàn bộ tướng lĩnh trong đó có
Hoàng Phúc và cuốn Tấu thư địa lý này đã được thu
hồi từ tay Hoàng Phúc. Nguyễn Trãi là người uyên
thâm, trọng nhân tài, biết tiếng Hoàng Phúc nên
không dám khinh mạn, mời vào tiếp chuyện. Khi
tiếp chuyện Nguyễn Trãi rất khâm phục tài học của
Hoàng Phúc. Khi bàn luận về Địa lý, Hoàng Phúc có
nói với Nguyễn Trãi rằng: Nhà Hoàng Phúc được
ngôi đất kết, có cái xá văn tinh cứu giải nên không
sợ hung hiểm, nếu đúng như Địa lý thì không quá
100 ngày nữa Hoàng Phúc sẽ được tha. Hoàng Phúc
còn nói với Nguyễn Trãi rằng, ngôi đất nhà ông ở
Nhị Khê, Thượng Phúc, Hà Đông có trong bản tấu
thư của Cao Biền, theo sách này, đất nhà Nguyễn
Trãi kết phát công hầu khanh tướng, nhưng long lai
đoản mạch, tại cung Mùi (ứng với ngôi thứ thất) có
cái thương sa đâm vào nên rất độc, có thể phạm
hình thương quan ngục, nếu không chữa ắt sẽ có
ngày tai họa. Cao Biền đã mô tả thế đất như thế
này :
Nhị Khê Thượng Phúc - Thôn Nhị Khê, Thượng Phúc,
Hà Đông

Mạch kết bình dương - Mạch kết dưới bình dương
(đất bằng)
Sơn như ngư đại - Núi như cá lớn
Thủy như loa tràng - Nước như cái loa dài
Tam môn giới khí - Thủy khẩu ba đường giới khí
Cửu khúc trụ đường - Chín khúc nước trụ tại minh
đường
Tiền hô hậu ủng - Tiền hô hậu ủng, Nguyễn trãi
cùng Lê lợi khởi nghĩa, kêu gọi nhân dân đều được
ủng hộ là vì vậy
Hổ phục long hàng - Hổ phục long hàng, Bắt sống
tướng giặc, chém đầu Liễu Thăng là vì vậy
Thế xuất khanh tướng - Thế đất xuất công hầu
khanh tướng
Quyền chưởng binh lang - Nắm quyền điều khiển
binh lang
Hiềm sơn lai đoản mạch - Nhưng vì Long lai đoản
mạch
Ly biệt tha hương -Nên sẽ ly biệt tha hương, cha
Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt
sang Trung Quốc, không về
Khủng bị hình thương -Sợ là sẽ bị phạm hình
thương, đời sau Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc
Quả nhiên, sau đó để thực hiện chính sách bang
giao, Lê Lợi đã cấp thuyền cấp ngựa cho quân Minh
giải giáp về nước, đúng như lời Hoàng Phúc nói.
Còn Nguyễn Trãi, sau vì cái án Lệ chi viên mà bị tru
di tam tộc, kỳ lạ thay nó lại gây ra bởi sự liên quan
đến Thị Lộ, người thứ thiếp của ông, đúng như lời
Hoàng Phúc đã nói.

(Ngày nay ngôi mộ đó vẫn còn, tôi đã có dịp đến
tận nơi quan sát, thế đất đúng như mô tả. Trong cái
nạn tru di tam tộc, có một người vợ thứ của Nguyễn
Trãi đã nhanh chân chạy thoát sang đất Lào, sinh
một người con trai, sau 22 năm, vụ án sáng tỏ,
dòng họ Nguyễn được minh oan, con cháu được tìm
về, người con đó được bổ làm quan và trên đường
đi sứ sang Trung Quốc đã bị đắm thuyền trên hồ
Động Đình (nhân gian đã thêu dệt câu chuyện Rắn
Trắng báo oán để lạc hướng quần chúng về vụ án
oan khiên nhất lịch sử này). Ngày nay con cháu của
Nguyễn Trãi còn sót lại sinh sống ở Chí Linh, Hải
Dương, vẫn cứ mỗi đời có ít nhất một người chết vì
dao kiếm, súng gươm, tai nạn thương vong, vẫn
ứng với lời tiên đoán của Cao Biền).
Cuốn sách “Cao Biền tấu thư địa lý kiểu tự” vì thế
mà được lưu truyền trong nhân gian, đã có một số
người tìm được huyệt đặt mộ mà từ đó phát đến
công hầu khanh tướng. Tất cả những địa danh ấy,
những ngôi đất ấy đến nay vẫn không thay đổi
nhiều. Các thầy địa lý ngày xưa đã sao chép ra
nhiều bản, đến nay vẫn còn nhiều quyển chép tay
còn sót lại trong các tủ sách gia đình của một số
dòng họ.

Phần 3: Nhà Lý đặt thành Thăng Long:
Lý Công Uẩn, người làng Cổ Pháp (Bắc Ninh). Xung
quanh ngài có rất nhiều truyền thuyết, không dám lạm
bàn. Chỉ xin bàn đến cái việc Nhà Lý dời đô ra Thăng
Long.

Lý Thái Tổ được dạy dỗ bởi hai nhà sư: Lý Vạn Hạnh và
Lý Khánh Văn (hai anh em ruột). Đây là hai đại tôn sư
rất uyên thâm, gồm cả tài đức, đều được phong Quốc
sư. Có lẽ trong quá trình nuôi dạy Lý thái tổ, hai vị tôn
sư này đã nhìn thấy cái chân mệnh thiên tử của Ngài
nên đã có hướng cho một triều đại mới. Bởi vậy mà
ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Lý đế đã được đào tạo rất
công phu kiêm cả văn võ. Cái quá trình chuẩn bị cho
ngài lên ngôi đã được sắp đặt rất kỹ càng bằng các
biện pháp gây thanh thế trong lòng dân chúng bằng
các bài sấm ký, đồng giao, bằng các điềm báo thiên
nhiên, chỉ qua một sự việc về cây gạo làng Dương lôi
(nơi Lý thái tổ sinh sống khi chưa nhập kinh) bị sét
đánh, trong thớ gỗ xuất hiện bài thơ nói rằng Nhà Lý
sẽ thay nhà Lê, đã minh chứng cho một sự chuẩn bị rất
chu đáo của hai nhà sư Lý Vạn Hạnh và Lý Khánh Văn
(cái này thuộc về lịch sử, không bàn nữa). Nhưng đáng
chú ý là việc chuẩn bị cho công cuộc dời đô của nhà
Lý.
Nhà sư Lý Vạn Hạnh là một người cực giỏi địa lý, ngài
đã nghiên cứu rất nhiều về thế đất thành Thăng Long.
Lẽ tất nhiên Ngài phải biết cái thế đất ấy muốn dùng
được thì phải trấn được Bạch Hổ mới có thể lập kinh
đô. Chính vì vậy, sau khi nên ngôi, Nhà Lý đã cho dời
đô ra Thăng Long. Trong quá trình xây dựng thành Lý
Vạn Hạnh đã tiến hành trấn yểm ở nhiều điểm, nhưng
điểm cốt lõi vẫn là nơi mà trước kia Cao Biền đã thất
bại – đó chính là Thủy Khẩu.
(Nếu nghiên cứu về địa lý thì ai cũng biết rằng vị trí
của Thủy Khẩu quan trọng như thế nào đối với một

ngôi đất, nó đóng vai trò như cái yết hầu của con
người, bởi vậy việc trấn yểm nếu thực hiện tại vị trí
này thì có thể khống chế cả cuộc đất. Nói như vậy
nhưng nếu trấn yểm tại Thủy Khẩu là nơi khí tụ trước
khi đổ vào minh đường để nuôi dưỡng huyệt mạch thì
sẽ vô cùng khó khăn vì nơi ấy khí lực cực mạnh. Một
ngôi đất tốt, nhưng nếu thủy khẩu bị chặn lại, nước
không đem khí mạch đến đc, ắt sẽ sinh họa ngay. Vì
thế nên có câu phú “đăng sơn tầm tổ tông, đáo xứ vấn
thủy khẩu” đó là điều đầu tiên phải làm).
Việc Lý Vạn Hạnh thực hiện trấn yểm như thế nào, đó
là một điều không thể nói. Nhưng chúng ta chỉ cần biết
rằng ông đã thành công. Ông đã trị được con sông Tô
lịch, khống chế được Bạch Hổ. Từ đó đất Thăng Long
đã trở thành đế đô muôn đời cho các triều đại, ngày
càng hưng thịnh. Việc làm này của sư Lý Vạn Hạnh
được thành công cũng là nhờ thần thiêng sông núi,
giúp cho con cháu nước Nam trấn giữ được kinh thành,
để mà có được cái thế đất Anh Hùng Vạn Cổ. Đấy là
hồn thiêng Đất Việt đã giữ gìn ngôi đất bao đời để trao
lại cho cháu con Lạc Việt, mà không cho kẻ ngoại bang
xâm phạm.
Quay lại với các sự việc về trận đồ bát quái được tìm
thấy, các nhà khảo cổ đã chứng minh rằng các di vật
tìm thấy là thuộc đời Lý. Vì vậy, quan điểm cho rằng
trận đồ này do Cao Biền lập là không có cơ sở, hẳn
nhiên không phải là các di vật này “sau này mới rơi
xuống” như một số quan điểm. Nên biết rằng từ khi
Cao Biền tiến hành trấn yểm đến đời Lý là khoảng hơn
200 năm – sông lấp sóng bồi, vậy mà sao khi phát

hiện, các di vật đều cùng một niên đai, đều cùng một
địa tầng – đó là một điều vô lý. Nhưng nếu nó là tác
phẩm của Lý Vạn Hạnh thì hoàn toàn có lý, bởi vì như
trên đã dẫn, Nhà Lý khi dời đô ra Thăng Long đã xây
dựng tòa thành mới mà không dùng thành Long Biên
như các thế hệ trước.
(Nói thêm về phần địa lý : Khi phân tích kiểu đất Nam
Việt, Có nhiều quan điểm cho rằng Sông Hồng là
Thanh Long là chưa đúng. Chúng ta biết rằng Thanh
Long hay Bạch Hổ đều là núi, là đất, là nơi ôm giữ khí
mạch cho huyệt. Còn sông suối chỉ là huyết mạch, dẫn
khí nhập huyệt. Khi long đình nhập huyệt, khí chỉ tại
minh đường để từ đó nuôi dưỡng huyệt kết nên khi
tầm long tróc mạch phải tìm đến chỗ mà có “long đình,
chỉ khí” mới là chân huyệt. Còn riêng thế đất Thăng
Long, ta biết rằng Côn lôn sơn là thái tổ sơn, khí mạch
xuất phát từ đây, đi xuống phía Nam, qua hai thiếu tổ
sơn là Vân Lĩnh, Đan Sơn, đều thuộc tỉnh Vân Nam, sau
đó chuyển về Việt Nam, chia ba chi : Quảng Ninh là tả
chi, Thăng Long là trung chi, Thanh Nghệ là hữu chi
(đất Thanh Nghệ lại chia làm ba tiểu chi nữa), kết tại
Thăng long là chính huyệt. Nếu quan sát một cách
tổng thể trên bản đồ vệ tinh, ta sẽ nhìn thấy ngay
đường đi của mạch, khi qua biên giới, mạch đi rất trực,
tiến thẳng xuống phía Nam, kết tại Hà Nội. Mà theo
như cụ Tả Ao thì “Mạch thô đi chẳng khép vào, vốn đi
một chiều ấy mạch phát dương”. Ta đã biết, mạch có
MẠCH ÂM, MẠCH DƯƠNG. Nếu mạch phát âm cơ thì là
đất để mộ, nếu mạch phát dương cơ thì là đất làm nhà,
làm doanh trại, làm thành phố, hoặc lớn như Thăng

Long là làm kinh đô. Mô tả về điều này sách viết :
“Tiên vấn tổ tôn giả, tổ giả, đột khởi nhất sơn vi tổ,
phân hành thiên chi vạn điệp, như Côn lôn sơn đột
khởi vi tổ sơn, thị dã. Tôn giả ly tổ biệt khởi nhất sơn
vi tôn, phân hành Đông ngung, Tây lũng, như Vân
Lĩnh, Đan sơn giáng Nam, thị dã” – Trước tiên phải hỏi
đến tổ tôn, Tổ là một ngọn núi đột khởi lên, rồi phân
hành ra ngàn vạn chi nhánh, như núi Côn Lôn một
mình cao vọt nên là Tổ sơn. Tôn là mạch tự khi rời Tổ
sơn rồi cũng lại cao vọt lên riêng biệt, phân ra Đông
ngung, Tây lũng, như núi Vân lĩnh, Đan sơn cao vọt
nên rồi đổ xuống phía Nam vậy).
Vận khí chưa thay đổi nhiều lắm đâu. Chưa một quốc
gia nào mà thủ đô phát triển sang tả ngạn nhiều hơn
bên hữu ngạn cả (Tất nhiên còn tùy địa thế). Cho dù
khí lực của sông bên trên sông Hồng (Tôi không nhớ
tên) có vượng lên chăng nữa thì sự phát triển lên tả
ngạn luôn là điều phải rất cân nhắc. Tất cả những công
trình đô thị lớn bên tả ngạn sông Hồng rất ít khi thành
công và hoàn mỹ. Hãy nghiệm xem.
Về dòng sông Đà, ta đã biết có hai công trình thủy
điện lớn nhất Đông Nam Á. Đó là Nhà máy thủy điện
Hòa Bình với công suất 1920MW, Thủy điện Sơn La với
công suất 2400MW.
Xét về mặt địa lý, khí thủy dẫn khí nhập huyệt, thủy
cường thì khí thịnh. Nhưng trong địa lý, nếu khí mà
quá thịnh thì không tốt. Khí thịnh thì phát nhanh, phát
mạnh nhưng hay cương ngạnh và thường không bền.
Chính vì vậy trong khoa địa lý có nói :
Đối với sơn :

"Nhược kiến Tổ tôn tủng bạt, nhất định tử tôn tranh
hùng " (nếu thấy tổ sơn mà cao vút, sắc nhọn thì
nhất định con cháu sẽ tranh hùng). Sở dĩ có điều này
là bởi vì nếu Tổ sơn mà cao vút, nhọn sắc tức là khí đã
quá thịnh, con cháu đởi sau sẽ tranh hùng, cương
ngạnh.
Còn đối với thủy : "Thanh kỳ, khuất khúc vi quý, thô
cường, trực trọc vật thủ " (nước chảy mà trong trẻo,
thanh kỳ, đường đi lai khuất khúc quanh co là quý, còn
nếu thô mạnh, chảy thẳng, đục thì không nên dùng)
Trở lại vấn đề khí mạch của thủ đô Hà Nội : Trong ba
nhánh sông dẫn khí nhập huyệt của Hả Nội thì dòng
sông Đà là cường thịnh nhất, hung dữ nhất. Vì vậy, khi
xây dựng hai công trình thủy điện trên sẽ trị thủy sông
Đà, làm cho nguồn khí mạch điều hòa, bớt hung hãn
và đương nhiên là sẽ tốt hơn trước. Bởi vì hai công
trình trên không hề ngăn chặn dòng nước sông Đà, mà
chỉ là điều tiết dòng nước sông Đà thôi.
Ngoài ra một nhánh sông nữa là sông Lô, chúng ta sắp
có một công trình thủy điện Tuyên Quang, cùng là một
điều tốt cho khí mạch của Thủ Đô khi nó được điều hòa
hơn, dồi dào hơn và hiền lành hơn. Và trong tương lai
thì dòng sông Gâm cũng sẽ được xây dựng thủy
điện
(nói thêm về khí mạch, cái quý nhất của khí mạch là 3
điểm : chung tụ, nhuyễn nhược và dồi dào. Vì vậy
trong các sách địa lý của cụ Tả Ao có nói "Thắt cuống
cà, sa đít nhện" hoặc "Thắt cuống cà phì ra mới kết"
Nghĩa là Long lai nếu trước khi nhập huyệt mà thắt lại
để khống chế bớt khí mạch cho huyệt, làm cho khí

mạch rót từ từ vào huyệt thì rất tốt).
HỆ THỐNG KINH, MẠCH, HUYỆT, LẠC.
1/HUYỆT : Là nơi tập trung Khí huyết của Tạng phủ.Là nơi tập
trung các cơ năng hoạt động của Tạng phủ.Mỗi Tạng phủ có các
đường Kinh,Mạch,Lạc nằm ở những nơi cố định.Những Huyệt
lớn gọi là Khổng Huyệt.Những Huyệt bình thường gọi là Huyệt.
Kinh, Mạch, Huyệt, Lạc làm nhiệm vụ dẫn cơ năng Tạng phủ từ
trên xuống dưới,từ ngoài vào trong,từ dưới lên trên,từ trong ra
ngoài,trong toàn bộ cơ thể con người.Trong cơ thể có một
mạch Nhâm,một mạch Đốc,12 đường Kinh chính,cộng thành 14
Huyệt Kinh.có 365 đường Kinh Lạc và 666 đường Kỳ Huyệt.Hệ
thống Kinh,Mạch,Huyệt ,Lạc tiếp nhận Thiên khí,Địa khí,Thời
khí,có tính chất Âm Dương Ngũ hành.Nhờ hệ thống trên,ta có
thể tìm đến các chỗ đường Khí bị tắc mà đả thông cho
thuận.Mỗi loại Bệnh tật đều có một số Huyệt liên quan để ta có
thể kích thích khi có bệnh.
2/Kinh :Là các đường dẫn Khí từ Huyệt nọ tới Huyệt kia.Các
đường đó đi lắt léo,chồng chất qua rất nhiều chỗ;liên đới với
các đường Kinh khác theo tính chất Âm Dương ,Ngũ hành,liên
vận đến cả với Trời đất mà biến động sự sống,tinh thần con
người,vì vậy mà gọi là Kinh.
3/Mạch :Nó là các Nguồn Mạch có Gốc chính đi ra.Nó đi khắp
nơi,phân chia ra nhiều chỗ cần thiết,đến tận cùng của mọi nơi
và sau lại trở về với chính Gốc.
4/Lạc: Nó là các đường của Kỳ huyệt , nhiều hơn Kinh, Mạch,
nhỏ hơn nhiều. Nó đi ngang, tắt ,chằng chịt, chi chít, khó tìm
hơn. Nó giúp cho con người điều hòa Tâm sinh lý rất tốt, nó
thường hay xuất hiện theo chu kỳ, dùng để định Tâm, an Lạc.
Có lẽ vì vậy mà người ta dùng chữ An lạc?
Các đường Kinh lại chia ra các đường Kinh nội và ngoại.

*Nội kinh là phần kinh của 14 đường Kinh,Mạch chính,quan hệ
với Tạng phủ,chuyển dần sang các chi nhánh,Kinh Cân Âm và
Kinh Cân Dương.Nội Kinh liên quan đến các tương quan,phản
xạ,phát sinh Ngoại giao cảm,giữa Linh hồn,Vía,Phách và thể
xác.
* Ngoại Kinh :Là những kỳ huyệt để bổ xung cho các Kinh
chính ,khi cần thiết dùng cho lúc nguy cấp.Ví dụ cụ thể như :có
người đã bị chết lâm sàng,tiêm,chích thuốc theo Tây Y không
được,nhưng dùng Đông Y có khi chỉ cần bấm,day,châm,cứu
Huyệt thì bệnh nhân có thể sống lại được.Có rất nhiều kỳ Huyệt
mà tùy trường hợp có thể hút Linh hồn của người mới chết ,trở
về nhập vào cơ thể.Ngoại Kinh bao gồm cả nội quan thân thể.Có
nhiều Kỳ huyệt nhạy bén,rất công hiệu,có thể cứu mệnh con
người,trong nhiều trường hợp nguy cấp .Đời thường từ xưa đã
từng chữa bệnh cứu người bằng phương pháp này,song họ vẫn
cho đó là Thần bí.
Tóm lại có 2 Mạch chính là Nhâm,Đốc ;12 đường Kinh chính,15
đường Mạch Lạc,và vô số Huyệt.
Xin nói thêm về Huyệt :Có các Huyệt hợp và các huyệt Giao hội,
đó là các giao hội với các Kinh Dương và âm.Có các loại Huyệt
là Du huyệt,Mộ huyệt,Nguyên huyệt,Lạc huyệt,Khích huyệt
Trong Võ thuật còn truyền lại các Huyệt Thần đạo Võ thuật.Theo
người viết được biết :Có 36 Huyệt đạo Kinh, nếu vô tình hay
hữu ý tác động vào thì bất cứ Huyệt nào trong số 36 Huyệt này
đều có thể gây ra chết người .Các Huyệt đó rất nguy hiểm nên
còn gọi là tử Huyệt. Ngoài ra còn có 72 Huyệt đạo Kinh phụ. Nếu
tác động vào bất cứ Huyệt nào trong số những Huyệt này đều
có thể gây tàn phế , tật nguyền, rất khó chữa trị. Đây là yếu hại
Huyệt hay còn gọi là Nạn Kinh. Người viết chỉ sơ qua vài nét về
Thần đạo Võ thuật cho dễ hiểu thêm về tầm quan trọng của

Huyệt với Linh hồn và cơ thể con người. Khi tác động vào tử
Huyệt ,các yếu hại Huyệt chính là bất ngờ dùng lực phá hủy hệ
thống Kinh , Mạch, làm tan rã các kết nối giữa Linh hồn và cơ
thể con người.Các hệ thống khác như Kinh, Mạch, Huyệt,
Lạc,gắn kết lục phủ , ngũ tạng của cơ thể lập tức bị rối
loạn,mạnh thì dẫn đến tử vong ,nhẹ thì dẫn đến tàn phế,tật
nguyền, rất khó chữa trị. Thần đạo Võ thuật gọi là Huyệt đạo
kinh có liên hệ đến các Luân xa.
Theo nguyên lý "Con người là tiểu Vũ trụ "thì Âm Dương ,Ngũ
hành được phản ánh trong Đông Y rất rõ rệt.Các đường Kinh
thứ nhất :Can -Đởm,Tâm -Tiểu trường,Tỳ -Vị,Phế -Đại
trường,Thận -Bàng quang là năm cặp đại diện cho Ngụ
hành.Ngòai ra còn hai đường Kinh bổ xung là Kinh Tâm bào và
Kinh Tam tiêu.Tổng cộng 12 Kinh gọi là đường Kinh chính.Hai
đường Kinh Tâm bào và Tam tiêu không có thành phần riêng
của mình nên phải lấy từ các thành phần khác làm thành phần
của mình.
Mặt khác Kinh Tam tiêu được xem là Cha của các đường Kinh
Dương,còn Kinh Tâm bào được xem là Mẹ của các đường Kinh
Âm.
Kinh Tâm bào có nhiệm vụ đặc biệt là bảo vệ Kinh Tâm.
Kinh Tam tiêu có nhiệm vụ đặc biệt là làm sứ giả của Mệnh Môn
Hỏa.Mang Mệnh Môn Hỏa đến các vùng Thượng tiêu,Trung
tiêu,Hạ tiêu.
Các đường Kinh được chia ra làm hai nhánh :Nhánh trái thuộc
Dương (đối ứng với Bán cầu não Phải ),nhánh phải thuộc Âm
( đối ứng với Bán cầu não trái ).
Từ đó các Huyệt được chia ra :Huyệt phía trái thuộc
Dương,Huyệt phía Phải thuộc Âm.
Từ Lý thuyết về Đông Y như trên ta theo nguyên lý Thiên -Địa

-Nhân hợp nhất rút ra Lý thuyết trong Phong thủy áp dụng cho
Long ,mạch như sau:
Thuyết Phong thủy với cả hai phần Âm và Dương trạch quan
niệm con người có quan hệ hữu cơ với Trời ,Đất, cả khi sống và
cả sau khi chết (Huyệt mộ có thể ảnh hưởng đến nhiều đời con
cháu sau này ).
1/Về Thiên :Chấp nhận có Sinh khí giáng xuống (gọi là Dương
giáng ) trên các đỉnh núi cao.Thừa nhận ảnh hưởng của các Vì
Sao ảnh hưởng đến con người.Sự tương tác của các lực vũ trụ
ảnh hưởng theo thời gian,với con người khác nhau.Ảnh hưởng
theo chu kỳ của 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời,được đại diện bởi
Cửu tinh đồ xoay chuyển theo Quỹ đạo của HÀ ĐỒ (không như
quan niệm của cổ văn chữ Hán từ trước đến nay là theo quỹ đạo
LẠC THƯ -Khi có điều kiện người viết xin trở lại vấn đề
này).Phải chăng 9 Sao và Hạn (La hầu,Thổ tú,Thủy diệu,Thái
bạch,Thái dương,Vân hớn,Kế đô,Thái âm,Mộc đức và Tam
kheo,Ngũ hộ,Thiên tinh,Toán tận,Thiên la,Địa võng,Diêm
vương,Huỳnh tuyền )ảnh hưởng tuần hòan theo chu kỳ sinh học
của con người là Đại lượng đo lường ảnh hưởng sự tương tác
của 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời đối với con người.Còn Cửu
tinh đồ là đại lương đặc trưng của sự tương tác các hành tinh
trong Hệ Mặt trời với từng cuộc đất.
Ngòai ra còn ảnh hưởng của hệ Nhị Thập Bát tú tới từng cuộc
đất.
2/Về Địa :Chấp nhận có Sinh khí (Còn gọi là Long )chảy theo các
mạch nước,tụ lại,và THĂNG lên (bởi lẽ Âm thăng,Dương
giáng ).Ta thử suy luận một chút về danh từ THĂNG LONG :Đó
là khí Âm thăng lên -THĂNG LONG.ĐÂY MớI THỰC LÀ Ý NGHĨA
CỦA DANH TỪ THĂNG LONG (chứ không như người ta đồn đại
Vua Lý Công Uẩn thấy Rồng bay lên và đặt tên kinh đô là

THĂNG LONG ).Ta cũng nói thêm rằng Khí làm cho Kinh đô
THĂNG LONG phát triển mạnh mẽ về sau này là Khí Âm -Địa
khí .
3/Về Nhân :Có thể xác định được Âm phần,Dương
phần,Họa,Phúc,Mệnh,Thân của từng con người.
Bây giờ xin các bạn nhìn lên Bản đồ Việt nam phần Bắc bộ.
Các bạn hãy đánh dấu vào các địa danh sau :Trước hết là các
dãy núi cao vút của các tỉnh Lai châu,Sơn la,Hòa bình,tới dãy
Tam đảo ,dọc theo sông Tô lịch ngày xưa,đi tiếp tới Cổ loa,kéo
dài đến sông Đuống,sông Thái bình,ra tới Quảng ninh và chìm
xuống Vịnh Hạ long.Ta nối tất cả các điểm trên thành một
đường.Đường cong đó chính là nhánh Thanh long của đồng
bằng Bắc bộ.Theo phân tích ở phần trên ta biết rằng Thanh long
thuộc Dương.Đây cũng chính là một Long mạch có hành Khí
Dương .Các Huyệt nằm trên nhánh Thanh long đều có hành khí
Dương.
Bây giờ ta tiếp tục đánh dấu những địa danh sau: Xuất phát
cũng từ những dặng núi cao chót vót của các tỉnh Lai châu,Sơn
la,Hòa bình ,đi tới dẵy núi Ba vì,qua cầu Hàm Rồng,theo sông
Lam và dẵy núi Hồng lĩnh đổ ra biển.Nối các địa danh đó lại thì
đường cong đó chính là nhánh Bạch Hổ của Đồng bằng Bắc
bộ.Nhánh Bạch hổ thuộc Âm,do vậy Long mạch này có hành khí
Âm.Các Huyệt nằm trên nhánh Bạch hổ đều có hành khí Âm
Đến đây ta đã có thể hình dung được hai nhành Thanh long,
Bạch hổ của Đồng bằng Bắc bộ. Nhánh Thanh long sau sự Trấn
yểm của Cao biền và sau này là sự san ủi của người Pháp đã bị
bế Khí rất nhiều.Tuy nhiên do sự sai lầm của Cao biền về độ số
của cung Đoài nên sự trấn yểm đó không hoàn thiện.Theo các
cổ thư chữ Hán ,cung Đoài có độ số là 7 -ứng với phương
Tây .Đây là độ số của Lạc thư.Chính vì vậy mà Cao biền mới

Trấn yểm 7 cây cọc,theo đúng độ số của phương Tây.Tuy
nhiên ,theo hiểu biết của người viết và kết hợp với một số kinh
nghiệm của một số tiền bối về Phong thủy ở vùng đất Phong
châu ngày xưa (nay là tỉnh Phú thọ -Kinh đô của các Thời đại
Hùng vương ) thì độ số của phương Tây không phải là như
vậy.Theo người viết,trong các vấn đề về Phong thủy thực hiện
trên trái đất này phải dựa vào Hà đồ và độ số của Hậu thịên Bát
quái mới chính xác.Khi đặt độ số của Hậu thiên Bát quái lên Hà
đồ ta có một vòng tương sinh theo chiều thuận kim đồng hồ
.Theo chiều từ phương Bắc,Đông Bắc,Đông,Đông nam, tới
Tây,tây bắc và trở lại về Bắc ta có các độ số như sau :1-8-3-2-7-
4-9-6.
Ta vẩn biết rằng :
1 -là hành Dương Thủy.
6 -Là hành Âm Thủy.
8 -Là hành Âm Mộc.
3 -là hành Dương Mộc.
2 -là hành âm Hỏa.
7 -là hành Dương Hỏa.
5 - là hành Dương Thổ.
10 -là hành Âm Thổ.
4 -là hành Âm Kim.
9 -là hành Dương Kim.
Theo chiều thuận kim đồng hồ ta có các hành tương sinh với
nhau như sau :Thủy (6-1 )sinh Mộc (8-3 )sinh Hỏa (2-7 )sinh Thổ
(10-5 )sinh Kim (4-9 ) và lại trở về hành Thủy.Tôi không đi sâu
vào việc chứng minh Lý thuyết trên vì nó khác với tất cả các cổ
văn chử Hán từ xưa cho đến tận ngày hôm nay.Điều quan trọng
là nếu Cao biền ngày xưa biết được điều này,thì giờ đây có thể
chúng ta chỉ còn nghe danh sông Tô lịch trong Huyền sử.

Trở lại vấn đề trên sông Tô lịch,sau khi Cao biền Trấn,yểm dòng
sông cứ càng ngày càng nhỏ lại,kết hợp với sự san lấp của
người Pháp sau này,dòng sông Tô,trước chảy ra sông Hồng ở
cửa Hà khẩu,nay bị chặn lại từ khúc Thụy khê ra tới sông
Hồng.Kể từ đó sông Tô lịch phải đổi dòng chẩy ngược lại.Hiện
nay sông Tô lịch chỉ còn chẩy từ khu vực Phường NGHĨA ĐÔ
-QUẬN CẦU GIẤY -HÀ NỘI,theo thuận dòng chẩy (Ta nhớ lại sự
kiện trước Thành Luy lâu có dòng Nghịch thủy ) chẩy ra sông
Nhuệ và cuối cùng mới đổ ra lại sông Hồng.Như vậy hiện
nay,dòng chẩy của sông Tô lịch đi theo nhánh Bạch hổ đã nêu
trên (Thay vì chẩy theo nhánh Thanh long như ngày xa
xưa ).Nhánh Thanh long thuộc Dương khí,đã bị ngăn,bế phần
lớn nên từ khi đó cho tới nay chỉ có rất ít anh hùng hào kiệt
được sinh ra ở khu vực dọc theo đường đi của nó.Ngược lại
,nhánh bạch hổ từ xưa cho đến nay ta chưa nghe có vụ trấn yểm
nào được thực hiện,ngòai trường hợp cũng do Cao biền chê là
vùng đất Thanh hóa,Nghệ an có một con rồng (Long mạch )
nhưng bị què nên không tiến hành trấn yểm.Hai nhánh Thanh
long và Bạch hổ có cùng nguồn xuất phát từ Tổ sơn,nay nhánh
Thanh long bị chặn lại một phần lớn nên gần như toàn bộ
Nguyên khí được dẫn theo đường nhánh Bạch hổ.Theo nhận xét
của người viết,kể từ đó về sau này,Thành Đại la bị mất Dương
khí nên chẳng bao lâu bị xóa bỏ và thay vào đó là Thành Thăng
long được xây dựng dựa trên khí Âm của nhánh Bạch hổ.Ta
cũng để ý thấy một điều rất rõ ràng
rằng :Trải qua hơn một ngàn năm từ khi có sự Trấn yểm của
Cao biền,các vị Vua,tướng tài giỏi,các bậc hiền tài của Đất nước
đều có nguồn gốc từ các vùng đất thuộc nhánh Bạch hổ mà
ra.Các bạn có thể kiểm chứng điều này qua Lịch sử.
Tới câu hỏi cuối cùng trong bài viết này,người viết tự nhận thấy

vượt quá khả năng của mình nên rất mong đợi sự đóng góp của
các Cao nhân,tiền bối trong và ngoài nước, ngõ hầu có thể cứu
lấy một dòng Nguyên khí của Đất nước.Các câu hỏi đó là :Sau
khi rút đạo Bùa Trấn yểm của Cao biền lên,Nguyên khí bị thoát
ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Thủ đô HÀ NỘI nói riêng
và Đất nước này nói chung ???Có thể hàn lại Long mạch như
Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH đã làm không ?Khi Long mạch
đã được phục hồi sẽ xẩy ra hiện tượng gì tiếp theo ?Có thể lại
xẩy ra hiện tượng sụt lở đất như ngày xưa không ?
Còn rất nhiều câu hỏi tiếp theo chủ đề này.Người viết xin tạm
dừng ở đây và mong mỏi sự đóng góp của tất cả những người
có lòng thương yêu Quê hương xứ sở,thương yêu Đất THĂNG
LONG ngàn năm văn vật,là món quà có ý nghĩa mừng Sinh nhật
1000 năm THĂNG LONG -HÀ NỘI.
Trong bài viết,tôi có sử dụng một số Tài liệu của Gíáo sư
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG, ĐOÀN VĂN THÔNG, Ẩn sĩ PHƯỢNG
-Nghệ an , Ẩn sĩ Lý Thiên Hương -Đức thọ Hà tĩnh và một số tài
liệu của các Ẩn sĩ tỉnh PHÚ THỌ -Xin trân trọng cảm ơn
Tôi đã xác minh lại nguồn tin này;Theo Thượng tọa Thích HUỆ
Xướng -Chùa Giác Lâm _Quận Tân bình -TP.HCM :Thượng tọa
THÍCH VIÊN THÀNH đã viên tịch khoảng hơn một tháng sau khi
làm lễ cúng HÀN LONG MẠCH tại sông Tô lịch,nguyên nhân chết
theo Y học là xuất huyết não.Thượng tọa THÍCH VIÊN THÀNH là
chủ trì chùa Hương.
Giải thích thêm:
Mỗi một Huyệt vị có thời gian đóng và mở riêng của nó -Tức là
thời gian ứng nghiệm.Khi muốn tác động vào một Huyệt vị nào
đó cần phải đúng thời gian đóng hoặc mở của nó mới có tác
dụng.Khi dùng thủ thuật Trấn (đè lên )Yểm (Chôn xuống )cho
thay đổi kết cấu của cả một vùng đất để có thể xây dựng cả một

Kinh thành thì sự hiểu biết phải vô cùng chính xác.Tiếc rằng
kinh nghiệm này không được phổ biến rộng rãi nên thất truyền
lần lần . Mà đó cũng là một điều may mắn cho Nhân loại vì nếu ai
cũng có thể làm được thì Trái đất chúng ta sẽ đi về đâu?Tuy
nhiên trong Lịch sử cũng chỉ ra rằng có rất nhiều ngưởi có khả
năng đó.Bạn có thể tham khảo trong các truyền thuyết Lịch sử
-Tất nhiên vì chỉ có những người Trấn yểm mới biết,những sự
việc được ghi nhận là do kể lại nên mất tính chất trung thực
.Tuy nhiên ,không thiếu dẫn chứng trong lịch sử nhắc đi nhắc lại
vấn đề đó.
Tôi xin nêu thêm một vấn đề quan trọng có liên quan đến sự
Trấn hoặc yểm sau này.Đó là hành Khí của khu vực bị Trấn yểm
và độ số của nó.Theo nhận xét của riêng người viết,khu vực đó
thuộc phía Tây của La thành nên có hành Khí là Dương kim và
độ số của nó là 9.Như vậy ta cũng thấy rằng khi tiến hành trấn
yểm,Cao biền cũng biết rất rõ điều đó ,chỉ có sai lầm về độ số
của phương Tây .Theo sách cổ chữ Hán đến tận ngày hôm
nay,phương Tây thuộc Kim và có độ số theo Lạc thư là 7.Đó là
sai lầm cơ bản của cổ thư chữ Hán và tất nhiên khi ứng dụng thì
Cao biền sẽ sai theo.Theo người viết được biết,tại một số vùng
của đất Phong châu ngày xưa,các nhà Phong thủy vẫn áp dụng
tính độ số khi ứng dụng những việc cụ thể trong Phong thủy
theo Hà dồ và số của Hậu thiên Bát quái.Như vậy theo người
viết,phương Tây có hành Khí Dương Kim và độ số là 9 mới
chính xác.Lạc thư và độ số Tiên thiên Bát quái chỉ áp dụng cho
những vấn đề có tầm vóc Vĩ mô như khi tính toán các dải Ngân
hà,Thiên hà, có tầm vóc Vũ trụ.Để có thể trấn được khu vực bị
hở của Long mạch,theo thiển ý của người viết,nên dùng hình
thức Trấn -Tức là đè lên vùng bị hở theo đúng quy luật Âm
dương Ngũ hành.Ta có thể dựng một cây cầu Sắt có 9 nhịp hay

9 cột sắt,hoặc có cái gì đó có biểu tượng cho số 9 đè lên khu
vực đã rút đạo Bùa .Theo những tin tức gần đây nhất,sự phát
sinh các việc kỳ lạ như đã nêu ở trên,cũng chỉ gói gọn như
những việc đã xẩy ra.Như vây ta thấy rằng Long mạch không
còn thoát Khí ra nữa.Nguyên nhân là Khu vực đó qua thời gian
bị phong tỏa, bế Khí quá lâu (Gần 1200 năm ),luồng Nguyên khí
đã có sự thay đổi,cũng không loại trừ đã có sự trấn,yểm lại của
một số nhà Phong thủy tài ba giấu mặt.Tôi từng chứng kiến một
vài lần khai mở những Huyệt đạo bị Trấn yểm của các nhà
Phong thủy Việt nam ẩn danh.Ta cũng nhận thấy rằng (không
biết có phải do trùng hợp hay không ):Kể từ ngày đạo Bùa được
Khai mở,vùng dọc theo nhánh Thanh long đã phát triển rất
mạnh mẽ.Từ rất lâu đời,các vùng này là khu vực Nông thôn lạc
hậu,nay đã vươn mình trở thành hàng loạt khu chế xuất hiện
đại.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×