BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
TÊN ĐỀ TÀI : TÊN ĐỀ TÀI : TRÌNH BÀY NỘI DUNG LÝ
THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN.
C.MÁC ĐÃ THỪA KẾ VÀ PHÁT TRIỂN LÍ THUYẾT NÀY NHƯ
THẾ NÀO? SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA C.MÁC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BÀI TẬP LỚN
Học phần : Lịch sử các học thuyết kinh tế
Hà Nội – 2022
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................4
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA CÁC NHÀ
KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN.................................................................4
1.1. Học thuyết giá trị - lao động của William Petty..................................4
1.2. Lý luận về giá trị – lao động của Adam Smith....................................6
1.3. Lý luận về giá trị – lao động của David Ricardo.................................9
CHƯƠNG 2: SỰ KẾ THỪA CỦA C.MAC.........................................11
2.1 Sự hoàn thiện học thuyết giá trị - lao động của K.Marx....................11
2.2 Sự kế thừa của C.Mac.........................................................................12
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA C.MAC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................15
KẾT LUẬN.............................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................19
3
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh vào cuối thế kỷ XVIII, ở các nước Anh và Pháp, học
thuyết kinh tế cổ điển xuất hiện. Vào thời kỳ này sau khi tích luỹ được
một số lớn tiền tệ, giai cấp tư sản tập trung vào phát triển lĩnh vực sản
xuất. Vì vậy, các công trường thủ công trong lĩnh vực sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, diễn ra việc tước đoạt ruộng
đất của nơng dân, hình thành giai cấp vô sản và chủ chiếm hữu ruộng đất.
Song song với đó là sự tồn tại của chủ nghĩa phong kiến khơng chỉ kìm
hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà còn làm sâu sắc hơn mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa phong kiến. Bên cạnh đó, nếu
thời kỳ chủ nghĩa trọng thương, người ta chỉ tập trung vào khâu lưu thơng
thì thời kỳ này đã chuyển dần sang sản xuất. Nhiều vấn đề kinh tế được
đặt ra của q trình sản xuất vượt ra ngồi giới hạn giải thích của lý
thuyết kinh tế trọng thương. Điều này phải có lý thuyết kinh tế soi đường
và học thuyết kinh tế cổ điển Anh ra đời mà đại biểu chủ yếu là các nhà
kinh tế học William Petty, Adam Smith và David Ricardo.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NỘI DUNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA CÁC NHÀ
KINH TẾ TƯ SẢN CỔ ĐIỂN
1.1. Học thuyết giá trị - lao động của William Petty
Thứ nhất là quan niệm về giá trị lao động của William Petty ( 16231687 ). Ông là một con người học rộng biết nhiều và sinh ra trong một gia
đình thợ thủ cơng, có trình độ tiến sĩ vật lý, là người phát minh ra máy
móc, là đại địa chủ đồng thời là nhà đại cơng nghiệp. Ơng là người áp
dụng phương pháp mới trong nghiên cứu khoa học, gọi là khoa học tự
nhiên tức là tôn trọng và thừa nhân các quy luật khách quan, vạch ra mối
liên hệ phụ thuộc, nhân quả giữa các sự vật hiện tượng. Về lý thuyết giá
trị lao động, ơng có cơng nêu ra ngun lý của giá trị lao động. Ông đưa
ra ba phạm trù về giá cả hàng hoá trong tác phẩm “ bàn về thuế khố và lệ
phí “. Đó là giá cả tự nhiên, giá cả nhân tạo và giá cả chính trị.
Thế nào là giá cả tự nhiên? Ông viết “ một người nào đó, trong thời
gian lao động khai thác được 1ounce bạc và cùng thời gian đó sản suất
được 1 barrel lúa mỳ thì 1 ounce bạc được coi là giá cả tự nhiên của 1
barrel lúa mỳ. Nêu nhờ mỏ quặng phong phú tài nguyên hơn thì với thời
gian lao động nói trên, bây giờ khai thác được 2 ounce bạc thì 2 ounce
bạc này là giá cả tự nhiên của 1 barrel lúa mỳ. Như vậy, giá cả tự nhiên
( giá trị hàng hoá ) là do lao động hao phí của người sản suất tạo ra và vì
vậy giá cả tự nhiên quyết định giá trị sản phẩm.
Nếu giá cả tự nhiên là giá trị của hàng hố, thì giá cả nhân tạo là giá
cả thị trường của hàng hố. Ơng viết “ tỷ lệ giữa lúa mỳ và bạc chỉ là giá
cả nhân tạo chứ khơng phải là giá cả tự nhiên “. Ơng cho rằng, giá cả
nhân tạo thay đổi phụ thuộc vào giá cả tự nhiên và quan hệ cung cầu trên
thị trường.
5
Về giá cả chính trị, ngồi yếu tố lao động hao phí nó cịn phụ thuộc
vào quan điểm chính trị và bối cảnh xã hội vì vậy nó là cơ sở quyết định
giá cả thị trường của sản phẩm. Vì vậy, chi phí lao động trong gia cả
chính trị cao hơn chi phí lao động trong giá cả tự nhiên ( giá trị ) bình
thường.
Ơng cũng đạt vấn đề nghiên cứu lao động giản đơn và lao động phức
tạp, so sánh lao động trong thời gian dài, lấy năng suất lao động trung
bình của nhiều năm để ta loại trừ tình trạng ngẫu nhiên. Như vậy, ơng là
người đầu tiên thấy được cơ sở của giá cả tự nhiên ( giá trị ) là lao động
hao phí, thấy được mối quan hệ giữa lượng giá trị và năng suất lao động.
Có thể nói ơng là người đầu tiên đặt nền móng cho lý luận giá trị lao
động. Nhưng ơng vẫn lẫn lộn hay chưa phân biệt được lao động tạo ra giá
trị sử dụng và lao động tạo ra giá trị. Mặt khác ơng cịn đưa ra luận điểm
là “ lao động là cha còn đất đai là mẹ của của cải “. Về phương diện của
cải vật chất, đây là sáng kiến vĩ đại của ông. Nhưng ông lại xa rời tư
tưởng giá trị lao động khi kết luận “ lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên
của giá cả mọi vật phẩm “ tức là lao động và đất đai là nguồn gốc của giá
trị ( giá cả tự nhiên ). Ông đã lẫn lộn lao động với tư cách là nguồn gốc
của giá trị sử dụng với lao động có tư cách là nguồn gốc của giá trị ( tức
là ông đã đồng nhất lao động cụ thể với lao động trừu tượng. Đứng về
phương diện giá trị thì đây là quan diểm sai lầm. Điều này là mầm mống
của các lý thuyết nhân tố sản xuất tạo ra giá trị sau này.
Tuy nhiên ông vẫn chưa phân biệt được các phạm trù giá trị, giá trị
trao đổi và giá cả. Ơng vẫn cịn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng
thương nên ông chỉ giới hạn lao động tạo ra giá trị trong lao động khai
thác vàng và bạc, chính vì vậy mà ơng khẳng định rằng muốn xác định
giá trị của các vật phẩm thì phải đem so sánh lao động hao phí làm ra nó
và hao phí làm ra bạc và vàng ( ông là người lấy bạc và vàng làm chất
6
liệu cho tiền tệ ). Ông chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc
của giá trị, còn giá trị hàng hoá khác được xác định nhờ quá trình trao đổi
với bạc.
William Petty là người đầu tiên suy nghĩ và viết ra một cách có hệ
thống về kinh tế học, đồng thời là một trong những người đầu tiên áp
dụng các nguyên lý kinh tế học vào thực tiễn. K.Marx nhận xét Petty là
nhà tư tưởng, nhà thực tiễn lớn, là nhà nghiên cứu kinh tế thiên tài của
giai cấp tư sản Anh và là cha đẻ của kinh tế chính trị cổ điển.
William Petty là người đầu tiên khai sinh ra lý luận giá trị - lao
động, ông cho rằng giá trị được tạo ra từ lao động, tức nguồn gốc thực sự
của của cải. Chính nhờ lao động mà những thứ có nguồn gốc tự nhiên trở
nên có giá trị với con người, giúp con người không phụ thuộc vào tự
nhiên. Như vậy, giá cả tự nhiên là giá trị hàng hóa, nó có được do con
người sản xuất ra thông qua lao động. Lượng của giá cả tự nhiên hay giá
trị, tỷ lệ nghịch với năng suất lao động khai thác bạc (tiền tệ). Theo ông,
giá cả do con người tạo ra có tỉ lệ thuận với giá cả tự nhiên và quan hệ
cung cầu – hàng hóa trên thị trường. Học thuyết giá trị – lao động của
W.Petty chưa phân biệt được giá trị, giá trị trao đổi với giá cả.
Học thuyết của ông còn chịu ảnh hưởng tư tưởng Chủ nghĩa Trọng
thương khi cho rằng: giá trị tiền tệ càng cao thì giá trị của hàng hóa càng
cao. Ơng chỉ thừa nhận lao động khai thác bạc là nguồn gốc của giá trị,
còn giá trị của các hàng hoá khác chỉ được xác định nhờ q trình trao đổi
với bạc. Mặt khác, ơng có đóng góp to lớn khi giải thích nguồn gốc của
của cải bằng câu nói nổi tiếng là “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi
của cải”. Nhưng ơng lại xa rời tư tưởng giá trị – lao động khi kết luận
“Lao động và đất đai là cơ sở tự nhiên của giá cả mọi vật phẩm” tức là cả
lao động và đất đai là nguồn gốc của giá trị. Điều này làm nền tảng cho
các lý thuyết về vấn đề sản xuất tạo ra giá trị sau này.
7
1.2. Lý luận về giá trị – lao động của Adam Smith
Adam Smith (1723 – 1790) được xem là cha đẻ của ngành kinh tế
học do cách nhìn nhận của ông về chủ nghĩa tư bản như một hệ thống
kinh tế làm cho mọi người đều giàu có lên. Ơng là người đầu tiên nhìn
thấy lợi ích từ việc cạnh tranh nhiều hơn và lập luận ủng hộ các chính
sách thúc đẩy cạnh tranh.
So với William Petty và trường phái trọng nơng thì lý thuyết giá trị
lao động của Adam Smith có một bước tiến đáng kể. Ơng đã chỉ ra rằng
tất cả các loại lao động sản xuất đều tạo ra giá trị, lao động là thước đo
cuối cùng của giá trị. Ông đã phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị
trao đổi và giá trị sử dụng đồng thời khẳng định: giá trị sử dụng không
quyết định giá trị trao đổi. Ông bác bỏ quan điểm cho rằng tính ích lợi
quyết định giá trị trao đổi mà A.R.J. Turgot ủng hộ. Khi phân tích giá trị
hàng hố, ơng cho rằng giá trị được biểu hiện trong giá trị trao đổi hàng
hoá, trong quan hệ số lượng với hàng hố khác, cịn trong nền sản suất
hàng hố phát triển, nó được biểu hiện ở tiền. Ơng chỉ ra lượng giá trị
hàng hố do hao phí lao động trung bình cần thiết quyết định. Lao động
giản đơn và lao động phức tạp ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị
hàng hoá, trong cùng một thời gian, lao động chuyên môn phức tạp sẽ tạo
ra một lượng giá trị nhiều hơn so với lao động giản đơn hay không phức
tạp.
Ông đưa ra hai định nghĩa về giá cả: giá cả tự nhiên ( giá trị hàng
hoá ) và giá cả thị trường. Về bản chất, giá cả tự nhiên là biểu hiện tiền tệ
của giá trị. Ông cho rằng, nếu giá cả của một loại hàng hố nào đó phù
hợp với những gì cần thiết cho thanh tốn về địa tô, tiền lương công nhân,
lợi nhuận cho tư bản được chi phí cho khai thác, chế biến, đưa ra thị
trường thì có thể nói hàng hố được bán với giá cả tự nhiên, còn giá cả
thực tế mà qua đó hàng hố được bán gọi là giá cả. Nó có thể cao hay
8
thấp hơn hay trùng với giá cả tự nhiên. Theo ơng giá cả tự nhiên mang
tính chất khách quan cịn giá cả thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác. Ngồi giá cả tự nhiên, giá cả thị trường cịn phụ thuộc vào quan hệ
cung cầu và các loại độc quyền khác.
Tuy nhiên lý thuyết về giá trị lao động của Adam Smith cịn nhiều
hạn chế. Ơng nêu lên hai định nghĩa:
+ Thứ nhất: giá trị do lao động hao phí để sản xuất ra hàng hố
quyết định, lao động là thước đo thực tế của giá trị. Với định nghĩa này
ông là người đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động.
+ Thứ hai: ông cho rằng giá trị do lao động mà người ta có thể mua
được bằng hàng hoá này quyết định. Đây là điều luẩn quẩn và sai lầm của
ơng. Từ đó ơng cho rằng, giá trị do lao động tạo ra chỉ đúng trong nền
kinh tế hàng hố giản đơn. Cịn trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá trị
do các nguồn thu nhập tạo thành, nó bằng tiền lương cơng với lợi nhuận
và địa tơ. Ơng cho rằng, tiền lương, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc
đầu tiên của mọi thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi nào. Tư
tưởng này xa rời lý thuyết giá trị lao động. Về kết cấu giá trị hàng hố
ơng xem thường tư bản bất biến C, coi giá trị chỉ có V+m.
Học thuyết giá trị – lao động của A.Smith so với học thuyết của
W.Petty có bước tiến đáng kể, như việc ông cho rằng giá trị được tạo ra
từ lao động sản xuất giản đơn, lao động chính là thước đo cuối cùng để
kiểm tra giá trị, cịn trong chủ nghĩa tư bản thì giá trị chính là thu
nhập. A.Smith đã phân biệt được sự khác nhau giữa hai cách dùng
từ “giá trị”: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi với giá cả. Ơng cho rằng
giá trị có hai nghĩa khác nhau, có lúc giá trị do lao động trong các ngành
sản xuất vật chất tạo ra (giá trị chính là chi phí lao động), có lúc giá trị
hàng hóa bằng số lượng lao động mà người ta có thể mua được nhờ hàng
hóa đó (giá trị chính là tiền cơng của lao động). Việc phân biệt sự khác
9
nhau giữa hai cách dùng từ giá trị sử dụng và giá trị trao đổi này nhằm
giải thích rõ thêm là giá trị trao đổi lớn hay nhỏ khơng có liên quan gì đến
giá trị sử dụng. Đồng thời, A. Smith còn chứng minh mối quan hệ giữa
giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Khi phân tích giá trị hàng hố, ơng đặt
giá trị ở hai vị trí khác nhau: trong quan hệ với số lượng hàng hóa khác
thì giá trị được biểu hiện ở giá trị trao đổi của hàng hóa; trong nền sản
xuất phát triển thì giá trị được thể hiện dưới dạng tiền tệ.
Hạn chế của A.Smith khi cho rằng những thứ không có giá trị sử
dụng có thể có giá trị trao đổi; giá trị hàng hóa được chia thành ba loại
thu nhập “Tiền lương, lợi nhuận, địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi
thu nhập cũng như là của bất kỳ giá trị trao đổi nào”. Những người theo
trường phái Marx cho rằng A.Smith đã lẫn lộn giữa giá trị và thu
nhập. Bên cạnh đó, ơng cũng chưa phân biệt được lao động và sức lao
động, vì vậy ơng khơng thể giải thích lao động làm thế nào có thể tạo ra
lợi nhuận. Tư tưởng này xa rời lý thuyết giá trị – lao động “Giá trị là do
lao động hao phí để sản xuất hàng hố quyết định, lao động là thước đo
thực tế của mọi giá trị”.
Bên cạnh các mặt hạn chế vừa nêu, những lý luận giá trị - lao động
của A.Smith cũng có những đóng góp quan trọng về mặt khoa học, ơng là
người đầu tiên trình bày một cách có hệ thống lý luận giá trị lao động,
đồng thời về cơ bản ông đã kiên trì dùng lý luận giá trị lao động để
nghiên cứu vấn đề lợi nhuận và địa tô. Đó là đóng góp chủ yếu của ơng
về mặt khoa học. Với những đóng góp như thế K.Marx đã gọi A.Smith là
nhà kinh tế học tổng hợp của công trường thủ công.
1.3. Lý luận về giá trị – lao động của David Ricardo
David Ricardo (1772 – 1823) nhìn nhận và phân tích các quy luật
vận động của chủ nghĩa tư bản và ông đã đạt tới đỉnh cao của kinh tế
chính trị học tư sản. Trong lý thuyết giá trị – lao động của mình,
10
D.Ricardo đã kế thừa và phát triển lý thuyết của A.Smith. Như thế
K.Marx nhận xét “so với A.Smith thì Ricado đã đi xa hơn nhiều”.
Ơng đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hố là giá trị và giá trị
trao đổi. Cho rằng giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi của nó được biểu
hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng số lượng lao động hao phí để sản
xuất ra hàng hóa. Đồng thời ơng cũng chỉ rõ giá trị sử dụng là điều kiện
cần thiết cho giá trị trao đổi, nhưng không phải là thước đo để kiểm tra
giá trị trao đổi..
D.Ricardo đã gạt bỏ những vấn đề không cần thiết và mâu thuẫn
trong lý luận giá trị của A.Smit. Chẳng hạn, trong định nghĩa về giá trị
của A.Smith, D.Ricardo chỉ ra là định nghĩa “Giá trị lao động hao phí
quyết định” và cấu tạo giá trị hàng hóa được ba bộ phận cấu thành là: c +
v + m là phù hợp, cịn định nghĩa “Giá trị lao động mà người ta có thể
mua được bằng hàng hố này quyết định” là khơng phù hợp. Theo ơng,
giá trị có được khơng phải chỉ trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn mà
ngay cả trong nền kinh tế hàng hóa phát triển.
D.Ricardo đã nghiên cứu ảnh hưởng của năng suất lao động đến giá
trị hàng hóa vì ơng cho rằng năng suất lao động trong một phân xưởng và
khối lượng sản phẩm có tỉ lệ thuận với nhau nhưng hai yếu tố này có tỉ lệ
nghịch với giá trị của một đơn vị sản phẩm. Bên cạnh những đóng góp to
lớn đó, trong lý luận về giá trị - lao động của mình, D.Ricardo cũng có
những hạn chế nhất định như: khơng chỉ ra được mâu thuẫn giữa giá trị
và giá trị hàng hóa; chưa làm rõ mặt vật chất giá trị do chưa biết đến tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa; chưa phân biệt được giá trị
hàng hố và giá cả sản xuất, chưa chỉ ra được giá trị là biểu hiện quan hệ
xã hội của những người sản xuất hàng hóa; chưa nghiên cứu hệ thống các
hình thái giá trị, nên chưa thấy được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ;
chưa thể giải thích được sự chuyển dịch “c” vào sản phẩm mới diễn ra
11
như thế nào. Lý luận nghiên cứu của D.Ricardo còn mang tính siêu hình,
ơng coi giá trị là phạm trù vĩnh viễn, là thuộc tính của mọi vật.
Tóm lại, lý luận về giá trị - lao động của D.Ricardo đạt tới đỉnh cao
của kinh tế chính trị Tư sản cổ điển. Ơng đã giải thích các vấn đề lý
thuyết kinh tế dựa trên nền tảng lý luận giá trị - lao động.
12
CHƯƠNG 2: SỰ KẾ THỪA CỦA C.MAC
2.1 Sự hoàn thiện học thuyết giá trị - lao động của K.Marx
Karl Marx (1818 – 1883) – một cái tên đi liền với hệ thống kinh tế
xã hội chủ nghĩa. Ông nghiên cứu sự vận hành của các nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa và phân tích những vấn đề nảy sinh trong chủ nghĩa tư bản.
So với các nhà kinh tế học trước đây, học thuyết của Marx đã có một
bước phát triển đáng kể đó là ơng đã chỉ ra tính hai mặt của lao động sản
xuất hàng hóa là lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Do đó, học
thuyết của ơng có vị trí và vai trị hết sức quan trọng trong hệ thống lý
luận kinh tế chính trị học của mình đặc biệt là lý luận giá trị - lao động
mà các nhà kinh tế học trước ông chưa giải quyết triệt để. Trong bộ Tư
bản quyển I, Marx có viết: “Tơi là người đầu tiên đã chứng minh một
cách có phê phán tính chất hai mặt ấy của lao động chứa đựng trong
hàng hóa.Vì đây là điểm xuất phát mà nhận thức của khoa kinh tế chính
trị xoay chung quanh, cho nên ở đây nó cần được xem xét một cách tường
tận hơn nữa”.
Nếu như các nhà kinh tế học trước Marx có vai trị quan trọng trong
việc phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng (tính có
ích của một vật làm cho vật đó trở thành một giá trị sử dụng) và giá
trị (là lao động xã hội đã vật hóa trong hàng hóa). K.Marx cũng có
những đóng góp khơng kém phần quan trọng khi ơng cho rằng hàng hóa
là sự thống nhất biện chứng của hai mặt: giá trị trao đổi và giá trị: “giá trị
sử dụng của các hàng hóa là đối tượng của một mơn học đặc biệt là mơn
thương phẩm học. Giá trị sử dụng chỉ được thực hiện trong việc sử dụng
hay tiêu dùng… Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan
hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được
trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác…giá trị trao đổi hình như là
13
một cái gì đó ngẫu nhiên và thuần túy đối tượng, cịn giá trị trao đổi nội
tại, vốn có của bản thân hàng hóa…”.
Dựa trên việc phát hiện tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa,
ta thấy K.Marx đã có những bước tiến hơn so với D.Ricardo trong việc
phân tích giá trị của hàng hóa một cách khoa học “chỉ có lượng lao động
xã hội cần thiết, hay thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra
một giá trị sử dụng… sức sản xuất của lao động…”. Như vậy, giá trị
hàng hóa được tạo ra bằng sự kết tinh lượng lao động trong nó, thời gian
cần thiết để tạo ra một sản phẩm, sức sản xuất của lao động (trình độ, quy
trình sản xuất, quy mơ…) trong điều kiện bình thường của xã hội.
Căn cứ vào quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển về nguồn gốc
của giá trị hàng hóa là lao động và trên cơ sở phát hiện tính chất hai mặt
của lao động sản xuất hàng hóa. K.Marx đã chỉ ra giá trị hàng hóa do lao
động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa quyết định “bất kỳ lao
động nào, một mặt, cũng đều là sự chi phí sức lao động của con người
hiểu theo nghĩa sinh lý, và chính với tính chất lao động giống của con
người hay lao động trừu tượng của con người mà lao động tạo ra giá trị
hàng hóa”.
K.Marx đã đưa ra một số quan điểm mới như: lượng giá trị hàng
hóa, lượng giá trị sử dụng, lượng lao động và đã phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến các yếu tố đó. Theo Marx, dùng lượng lao động, lượng
của cải được kết tinh trong hàng hóa để đo được đại lượng giá trị. Yếu tố
quyết định đại lượng giá trị của giá trị sử dụng ấy chính là lượng lao động
xã hội cần thiết, hay thời gian gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất
ra một giá trị sử dụng.
2.2 Sự kế thừa của C.Mac
14
Đến chủ nghĩa mác, Mác đã kế thừa và phát triển các học thuyết của
trường phái kinh tế cổ điển Anh, loại bỏ những nhân tố sai lầm, siêu hình,
giữ lại những nhân tố đúng và đưa ra phương pháp nghiên cứu khoa học
nhất là việc vận dụng phép biện chứng. Trên cơ sở nghiên cứu có phê
phán những di sản của trường phái cổ điển, Mác đã sáng lập ra học thuyết
khoa học đúng đắn về giá trị lao động. Học thuyết này là điểm xuất phát
để phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư và mở ra một bước ngoặt cách
mạng trong khoa học kinh tế nói chung.Tính chất hai mặt của lao động
thể hiện trong hàng hố do C.Mác vạch ra có ý nghĩa phương pháp luận
rất quan trọng để phân tích một cách khoa học cách sản xuất tư bản chủ
nghĩa. Nhờ có quan niệm về bản chất hai mặt của lao động thể hiện trong
hàng hoá, Mác đã loại bỏ được sự lầm lẫn giữa giá trị của hàng hoá và giá
trị sử dụng của hàng hố trong kinh tế chính trị cổ điển tư sản, đông thời
xác định rằng, chúng là một thực thể thống nhất giữa những mặt đối lập
trong hình thái hàng hoá của sản phẩm lao động.
Mác chỉ ra rằng, giá trị là biểu hiện của các quan hệ giữa con người
với con người hình thành trong quá trình cùng nhau lao động, và các quan
hệ này được biểu hiện ở sự trao đổi sản phẩm lao động (do đó chúng trở
thành hàng hoá) trên thị trường, giá trị là hiện thân của lao động xã hội
của những người sản xuất hàng hố và chỉ của lao động mà thơi. Bản thân
các tư liệu sản xuất là sản phẩm của lao độngvà có thể chuyển dần giá trị
sang hàng hố bằng cách sử dụng các tư liệu sản xuất đó để sản xuất ra
một giá trị không lớn hơn gia trị chứa đựng trong bản thân chúng. Cho
nên chúng không thể là nguồn gốc của giá trị mới, cả đất đai cũng không
tạo ra giá trị. Các nguồn tài nguyên khác cũng chỉ là địa bàn của lao động,
là một tư liệu lao động tham gia vào quá trình tạo ra giá trị sử dụng của
hàng hoá. Thực thể giá trị của hàng hố khơng chỉ đơn giản là hao phí
năng lượng thần kinh, bắp thịt hiểu theo nghĩa sinh lý mà là lao động trừu
15
tượng của người sản xuất hàng hoá, tức là một hình thái lịch sử nhất định
của lao động xã hội gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Đại lượng của giá
trị được xác định không phải bằng thời gian lao đông cá biệt mà bằng thời
gian lao động xã hội cần thiết. Tất cả những điều này chứng minh rằng:
giá trị khơng phải là thuộc tính tự nhiên mà là thuộc tính xã hội của hàng
hố, nó biểu hiện các quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng
hố thơng qua các vật phẩm lao động của họ. Chính V.I.Lenin đã chỉ rõ:
phàm ở chỗ nào các nhà kinh tế học tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với
vật ( hàng hoá này đổi lấy hàng hoá khác ), thì ở chỗ đó, Mác tìm thấy
quan hệ giữa người với người. Sự trao đổi hàng hoá thể hiện mối liên hệ
giữa những người sản xuất riêng lẻ với nhau, do thị trường làm trung
gian.
Tóm lại, các học thuyết gía trị lao động của các nhà kinh tế học
trường phái kinh tế cổ điển Anh đã có những đóng góp khơng nhỏ trong
phân tích các khái niệm và các quy luật kinh tế của nền sản xuất hàng
hoá. Trên cơ sở kế thừa có phê phán của học thuyết này, C.Mác lần đầu
tiên đã phát hiện ra tính hai mặt của sản xuất hàng hoá, tạo thành một
cuộc cách mạng trong kinh tế chính trị học. Bên cạnh đó, với lý luận xuất
phát là lý luận giá trị vân dụng vào trong điều kiện chủ nghĩa tư bản Mác
đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư, học thuyết về tích luỹ tư bản,
học thuyết về tái sản xuất ... từ đó làm sáng tỏ nhiều vấn đề kinh tế có
liên quan đến việc xác định bản chất của chủ nghĩa tư bản cũng như xác
định xu hướng vận động của nó. Cũng trên cơ sở các quan điểm mà Mác
đã phát triển và đưa ra hàng loạt các quan niệm chuẩn xác về các quy luật
trong nền kinh tế sản xuất hàng hố, hình thành nên học thuyết Mác mà
giá trị của nó vơ cùng to lớn trong kho tàng trị thức của nhân loại.
16
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG LÝ THUYẾT GIÁ TRỊ CỦA C.MAC
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Một là, khai thác những di sản lý luận C. Mác về phương pháp sản
xuất ra giá trị thặng dư trong nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nền kinh tế
hàng hóa, thơng qua thị trường, giai cấp tư sản mới mua được tư liệu sản
xuất và sức lao động, mới bán được hàng hóa và bóc lột được giá trị
thặng dư do người lao động tạo ra. Trong nền kinh tế của chủ nghĩa tư
bản, dưới sự tác động của các quy luật kinh tế, trong đó có quy luật giá
trị thặng dư, nhà tư bản thực hiện phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tuyệt đối là thực hiện kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động
nhưng phương pháp này vấp phải những phản kháng của người lao động
nên các nhà tư bản thực hiện phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối bằng cách ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào
sản xuất để tăng năng suất lao động xã hội, bên cạnh đó các nhà tư bản
cịn tích cực cải tiến tổ chức sản sức, tiết kiệm chi phí sản xuất, tìm hiểu
nhu cầu của thị trường. Các tiềm năng về vốn, khoa học cơng nghệ, trình
độ quản lý sản xuất kinh doanh được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ, từ
đó làm cho nền kinh tế năng động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế cần phải
vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư mà các nhà tư bản
đã vận dụng để phát triển sản xuất đặc biệt là chú trọng vận dụng phương
pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối để năng cao năng suất lao động,
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế kết hợp với phân phối theo lao
động và hiệu quả kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho người lao động.
Những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong
việc cải thiện năng suất lao động (NSLĐ), nhờ đó đã có những cải thiện
17
đáng kể, cả về giá trị và tốc độ. Theo Báo cáo của Tổ chức Năng suất
Châu Á (APO) năm 2020 đã cho thấy: năng suất lao động của Việt Nam
được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,8%/năm,
cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%). Đóng
góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt
khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30-35%). Cũng theo Báo cáo 2020 của
Tổ chức Năng suất châu Á (APO), năng suất lao động Việt Nam tụt hậu
so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.
Điều này cho thấy Việt Nam cần phải có nhiều nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa
trong việc cải thiện năng suất quốc gia.
Hai là, khai thác những luận điểm của Mác về những biện pháp, thủ
đoạn nhằm thu được nhiều giá trị thặng dư của các nhà tư bản để góp
phần vào việc quản lý thành phần kinh tế tư nhân( đặc biệt là kinh tế tư
bản tư nhân) trong nền kinh tế ở nước ta sao cho vừa khuyến khích phát
triển, vừa hướng thành phần kinh tế này đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã
hội. Điều này cần có chính sách thúc đẩy thành phần kinh tế này để qua
đó thu hút được nhiều lao động xã hội, sử dụng nhiều trình độ lao động
để tạo ra nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội. Trong thực tế, sau
hơn 30 năm kể từ khi Luật đầu tư được ban hành năm 1987, đây là văn
bản pháp quan trọng nhất chính thức hóa việc tiếp nhận đầu tư nước
ngồi, tạo điều kiện mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam. Hơn 30 năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi (FDI) đang trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế,
đóng góp khơng nhỏ sự phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam. Theo
thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn 30 năm đón vốn FDI, từ
năm 1988 đến tháng 8/2018, 63 tỉnh, thành phố của cả nước thu hút
26.438 dự án FDI của 129 quốc gia và vùng lãnh thổ còn hiệu lực, với
tổng vốn đăng ký 333,83 tỷ USD. Vốn FDI đầu tư vào 19/21 ngành trong
18
hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Đầu tư nước ngoài hiện là nguồn
vốn bổ sung quan trọng chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư cả nước,
đóng góp khoảng 20% GDP. Năm 2017, khu vực FDI đóng góp khoảng
8 tỷ USD, chiếm 14,4% tông thu ngân sách. 10 đối tác đứng đầu có số
vốn đăng ký khoảng 82%, trong đó phải kể đến Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapor và Đài Loan (Trung Quốc).
Ba là, nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
để có cơ chế, chính sách phân phối giá trị thặng dư đảm bảo công bằng
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
C.Mác đã khẳng định giá trị thặng dư không phải do tư bản (tiền)
được đầu tư vào sản xuất sinh ra, hoặc do máy móc tạo ra. Giá trị thặng
dư là do lao động thặng dư của người lao động tạo ra. Hiện nay, trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, người lao
động không chỉ bao gồm người công nhân trực tiếp đứng máy, mà cịn có
những người lao động khác như lao động của những người chủ doanh
nghiệp, lao động của bộ phận quản lý sản xuất kinh doanh… Nếu người
chủ doanh nghiệp cũng là người trực tiếp quản lý thì lao động của họ
cũng tạo ra giá trị thặng dư. Lao động quản lý gọi là lao động phức tạp.
Như vậy, chủ doanh nghiệp được hưởng một phần giá trị thặng dư từ
hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp là hồn tồn chính
đáng. Vấn đề đặt ra làm sao lượng hóa chính xác số lượng lao động
thặng dư của từng bộ phận, từng người lao động để thực hiện phân phối
giá trị thặng dư một cách công bằng trong các doanh nghiệp hiện nay.
19
KẾT LUẬN
Đứng trên quan điểm của các nhà kinh tế học trước đây về học
thuyết giá trị - lao động, K.Marx đã hệ thống, chọn lọc các yếu tố phù
hợp để xây dựng nên học thuyết giá trị - lao động một cách đầy đủ và
chuẩn xác hơn bằng việc khảo sát và phân tích hàng hóa dựa trên mối
quan hệ cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên các mặt
bản chất đại lượng, hình thái biểu hiện và quy luật tác động.
Từ những vấn đề đã trình bày ở trên, ta thấy được ý nghĩa to lớn của
các nhà kinh tế học trước Marx và việc kế thừa, phát triển của học thuyết
đó của Marx một cách khoa học góp phần đẩy mạnh việc học tập cũng
như nghiên cứu học thuyết giá trị - lao động vào trong thời đại hiện nay.
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính – Cục quản lý giá (2007), Tài liệu bồi dưỡng kiến thức
ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá, Lưu hành nội bộ.
2. Các Mác (1976), bộ Tư bản, Quyển 1, Tập 1, Nxb. Sự thật – Hà Nội.
3. Dteven Pressman (2003), 50 nhà kinh tế tiêu biểu, Nxb. Lao động.
4. P.A.Samuelson và William D.Nordhaus (1997), Kinh tế học, Nxb.
Thống kê.
5. Lịch sử các học thuyết kinh tế (2007), Nxb. ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh.
6. Từ điển Kinh tế Chính trị học (1987), Nxb. Sự thật – Hà Nội.
7. C.Mác-Ph.Ănghen, Toàn tập, tập 23, tr 873.