Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà lê, nhà nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.25 KB, 14 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THỊ VÂN ANH

PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ,
NHÀ NGUYỄN VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ
Ở VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Lý luận lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Mã số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2017


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ

Công trình được hoàn thành
tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

1.
2.

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. ĐOÀN ĐỨC

LƯƠNG
2. PGS.TS.



3.
4.

NGUYỄN DUY PHƯƠNG

5.
6.

Phản biện 1:

7.
8.
9.

Phản biện 2:

10.
11.

Phản biện 3:

12.
13.

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

14.

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


15.

Vào hồi

giờ

ngày tháng

năm 2017

16.
17.

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Hồ Thị Vân Anh (2012), "Nguyên tắc hương hỏa trong Hoàng Việt luật lệ",
Thông tin pháp lý, (12).
Hồ Thị Vân Anh (2012), "Quy định về hương hỏa trong pháp luật thừa kế
thời Nguyễn ở Việt Nam", Tạp chí Kiểm sát, (18).
Hồ Thị Vân Anh (2013), "Tìm hiểu quy định thừa kế trong pháp luật thời nhà
Nguyễn", Tạp chí Kiểm sát, (6).
Hồ Thị Vân Anh (2013), "Về quyền hưởng di sản thừa kế của người con gái
trong pháp luật phong kiến nhà Nguyễn", Tạp chí Giáo dục lý luận,
(200).
Hồ Thị Vân Anh (2013), "Về hiếu, lễ, nghĩa trong pháp luật thừa kế - những
giá trị truyền thống của người Việt", Thông tin pháp lý, (30).
Hồ Thị Vân Anh (2013), "Ảnh hưởng của phong tục tập quán đến pháp luật
thừa kế", Tạp chí Kiểm sát, (15).

Hồ Thị Vân Anh (2013), "Quan hệ giữa phong tục, tập quán với pháp luật về
thừa kế trong thời kỳ phong kiến", Tạp chí Kiểm sát, (18).
Hồ Thị Vân Anh (Chủ nhiệm) (2014), Thừa kế theo pháp luật trong Hoàng Việt luật lệ thời
Nguyễn ở Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp cơ sở Khoa Luật - Đại học Huế.
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Địa vị của người con gái trong chế định thừa kế
pháp luật Triều Nguyễn", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (3).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và
phong tục tập quán trong xây dựng pháp luật thừa kế", Tạp chí Kiểm sát,
(7).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Phong tục, tập quán về hương hỏa và việc xây dựng chế
định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (1).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Vướng mắc trong việc thực thi một số quy định về
thừa kế theo di chúc theo Bộ luật Dân sự", Tạp chí Kiểm sát, (8).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 về thừa kế theo di chúc", Tạp chí Nghề luật, (2).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện quy định di sản dùng vào việc thờ cúng trong
Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (324).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Vấn đề xác định di sản thừa kế trong pháp luật
phong kiến Triều Nguyễn", Tạp chí Pháp luật và phát triển, (5).
Hồ Thị Vân Anh (2015), "Hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về quyền
để lại di sản dùng vào việc thờ cúng", Tạp chí Khoa học Kiểm sát, (3).
Hồ Thị Vân Anh (Chủ nhiệm) (2016), Giải quyết tranh chấp về thừa kế qua thực
tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Đề tài khoa học cấp Đại học Huế.


24

phong tục tập quán sinh hoạt của người Việt, là sự kế tục những tục
lệ tốt đẹp của dân tộc. Điều này thể hiện rõ nét qua việc nhà lập pháp
cổ xưa đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hiện đại và truyền

thống; giữa pháp luật và phong tục tập quán; giữa đạo đức và pháp
luật... Có thể khẳng định giá trị của cổ luật thừa kế đã, đang và sẽ tiếp
tục có sức sống trong đời sống dân sự Việt Nam, nếu được bảo tồn,
giữ gìn, nghiên cứu một cách công phu và hệ thống thì giá trị vận
dụng cổ luật thừa kế trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành và
trong đời sống dân sự chắc chắn còn nhiều vấn đề lớn hơn.
Vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong
hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành là một trong những yêu cầu
khách quan của công cuộc hoàn thiện pháp luật, phù hợp với chủ
trương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước là "xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Vận dụng các giá trị cổ luật thừa kế là vận dụng những giá trị
gắn liền với văn hóa dân tộc, đồng thời với việc loại bỏ những tư
tưởng lạc hậu. Các giá trị này khi vận dụng phải nhằm đáp ứng yêu
cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Việc vận dụng
này trước hết phải trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của pháp luật
thừa kế, từ đó tiến hành hệ thống hóa các giá trị cổ luật thừa kế và
nêu ra những gợi ý có thể vận dụng để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện
pháp luật thừa kế hiện hành. Với những giải pháp vận dụng trên cả
phương diện lý luận và hệ thống giải pháp về hoàn thiện pháp luật cụ
thể mà luận án đã đưa ra thì cổ luật nói chung và cổ luật thừa kế nói
riêng sẽ là một trong những kênh thông tin đưa ra những gợi ý hiệu
quả trước hết cho việc giữ gìn những giá trị cổ luật, sau nữa là góp
phần hoàn thiện và thực thi pháp luật trong giai đoạn hiện nay, góp
phần vào việc xây dựng nền pháp luật hiện đại, văn minh nhưng vẫn
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Thực hiện đề tài này, tác giả tâm đắc với câu nói của nhà văn hào
Leibnitz: “Hiện tại chứa đầy quá khứ và cũng nặng gánh tương lai”, âu
cũng là “một lòng bất vong bản”, ấy cũng là “nghĩa cử của người”.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu giá trị cổ luật thừa kế cũng là một trong những kênh
gợi ý cho công tác hoàn thiện và thực thi pháp luật thừa kế. Giá trị
trong nội dung pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ trước
đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan. Vấn đề vận dụng
các giá trị này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam cũng đã ít
nhiều được quan tâm nghiên cứu nhưng vẫn chưa đạt những thành tựu
đáng kể và chưa tương xứng với tầm vóc các giá trị của nó.
Thừa kế là chế định đặc biệt vì nó liên quan nhiều đến văn hóa văn hóa tộc người, đòi hỏi các nhà lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp
khi xây dựng những chế định này cũng như khi vận dụng pháp luật thừa
kế đều phải có sự am hiểu về phong tục tập quán của dân tộc, về văn hóa
dân tộc mà thật ra nội dung này được tập trung ở cổ luật của dân tộc. Thực
tế áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn những bất cập giữa quy định của
pháp luật về thừa kế và thực tiễn thi hành, mà một trong những lý do của
thực trạng này là vẫn còn khoảng cách giữa pháp luật và thực tiễn do một
số quy định của pháp luật thừa kế chưa thực sự phù hợp với phong tục tập
quán, thói quen ứng xử mang tính chất cộng đồng của người Việt. Nghiên
cứu các chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam còn là
để hiểu biết về những phong tục tập quán của người Việt tạo tiền đề cho
việc vận dụng các giá trị cổ luật để hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt
Nam hiện nay, phần nào giải quyết bất cập nêu trên.
Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24 tháng 5 năm
2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến 2010, định hướng đến 2020” đã khẳng định: “Xây dựng và
hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “phát huy di sản văn hóa dân tộc”...
Vì vậy, nghiên cứu về “Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà

Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt
Nam” là cần thiết, có cơ sở khoa học và phù hợp với mã ngành Lý
luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nội dung, giá trị của pháp luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn và thực trạng vận dụng các giá trị của hệ


2

23

thống pháp luật này qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam từ năm 1945
đến nay, luận án chỉ ra những hạn chế, bất cập của quá trình vận dụng
này, từ đó đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục vận
dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc hoàn
thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu chế định thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn từ
đó chỉ ra các giá trị vận dụng trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật
thừa kế ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng vận dụng các giá trị pháp luật
thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng và hoàn thiện
pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
- Phân tích, xác định rõ các yêu cầu và đề xuất các giải pháp
tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong
hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu đề tài này dưới góc độ lý luận và lịch sử
nhà nước và pháp luật; không nghiên cứu dưới góc độ luật nội dung
chuyên ngành (luật dân sự). Vì vậy, luận án tập trung nghiên cứu chỉ
rõ giá trị trong nội dung của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà
Nguyễn; cơ sở lý luận và thực trạng vận dụng các giá trị này từ năm
1945 đến nay; chỉ ra những bất cập của pháp luật thừa kế hiện hành
nhất là những bất cập của quá trình vận dụng. Trên cơ sở đó xác định
rõ các yêu cầu và đề xuất những giải pháp tiếp tục vận dụng pháp luật
thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa
kế ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà
Nguyễn ở Việt Nam và nghiên cứu sự vận dụng các giá trị này
trong hoàn thiện pháp luật thừa kế trong phạm vi không gian là ở
Việt Nam.
* Về thời gian nghiên cứu
- Đề tài tập trung vào pháp luật thừa kế của các thời kỳ lịch sử:
Thời kỳ Lê sơ (từ năm 1428 - 1527) và thời kỳ nhà Nguyễn giai đoạn
độc lập tự chủ (từ năm 1802 - 1858).

kiểm soát hoạt động tố tụng dân sự, thậm chí những người có thẩm
quyền trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Thứ hai, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cần
thực hiện tốt hơn trách nhiệm nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về văn
hóa dân tộc, về phong tục tập quán tốt đẹp trên lĩnh vực thừa kế.
Kết luận chương 4
Để vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong
hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành ở Việt Nam hiện nay, trước hết

cần nhận thức đúng đắn các yêu cầu của việc vận dụng, xem đây là
những yêu cầu cấp thiết, làm cơ sở để đề ra những giải pháp vận dụng
phù hợp với thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ
thống pháp luật thừa kế trong giai đoạn hiện nay. Các nhóm giải pháp đề
ra cũng phải có sự liên hệ mật thiết với nhau, không thể coi trọng giải
pháp này hoặc xem nhẹ giải pháp kia. Tuy nhiên, trình tự thực hiện các
giải pháp phải có tính logic, gắn bó liên tục. Trước hết, cần quan tâm các
giải pháp về hệ thống hóa cổ luật thừa kế, tiếp đến mới là các giải pháp
về vận dụng cổ luật vào hoàn thiện pháp luật hiện hành. Việc phân định
các nhóm giải pháp để thực thi rất có ý nghĩa, một mặt chúng ta vẫn nhìn
nhận được những giá trị nhất định của từng nhóm giải pháp, mặt khác
việc gắn kết các giải pháp trong quá trình triển khai sẽ làm cho quá trình
thực hiện vận dụng cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có tính
khoa học và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Pháp luật về thừa kế là một bộ phận trong nền pháp luật của
một triều đại, thể hiện sâu sắc phong tục tập quán của một dân tộc.
Việc vận dụng những giá trị truyền thống trong hoàn thiện pháp luật
hiện hành có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động xây dựng và thực
thi pháp luật.
Từ sự phân tích, đánh giá các giá trị của pháp luật thừa kế thời
kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã cho thấy những nội dung của cổ luật thừa
kế dưới hai triều đại này hết sức phong phú, đa dạng, thậm chí có
nhiều tư tưởng tiến bộ vượt trước thời đại. Pháp luật thừa kế nhà Lê,
nhà Nguyễn đã giải quyết vấn đề thừa kế trên tinh thần tôn trọng


22

3


diện trên có thể rơi vào tình trạng quá chủ quan hoặc là quá khách
quan làm cho quy phạm không đủ sức sống trên thực tế. Phải nghiên
cứu và vận dụng mối quan hệ hữu cơ giữa pháp luật với đạo đức
truyền thống dân tộc trong việc xây dựng, ban hành pháp luật thừa kế
và tổ chức thực thi pháp luật thừa kế trong cuộc sống. Đồng thời,
khai thác những giá trị tích cực, hợp lý của các phong tục tập quán cổ
truyền trong việc điều chỉnh các quan hệ thừa kế hiện nay. Vận dụng
kinh nghiệm và giá trị của cổ luật để giải quyết các bất cập sau:
- Về thời điểm mở thừa kế
- Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế
4.2.2.4. Vận dụng hoàn thiện pháp luật thừa kế trên cơ sở
bảo vệ sự ổn định và hòa thuận trong gia đình
Bảo đảm sự bền vững, hòa thuận trong gia đình là mục đích
cốt yếu mà các quy định về thừa kế phải hướng đến. Bài học kinh
nghiệm của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn về giải quyết
các mối quan hệ trong gia đình với bối cảnh giữ gìn sự đoàn kết và
yêu thương giữa các thành viên có ý nghĩa tham khảo để vận dụng
tiếp tục hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện nay qua các vấn đề sau :.
Một là, bất cập trong quy định của pháp luật về người thừa kế.
Hai là, bất cập trong quy định của pháp luật về hạn chế phân chia di
sản. Ba là, bất cập trong việc xác định di sản thừa kế.
4.2.2.5. Vận dụng truyền thống xây dựng quy phạm pháp
luật thừa kế cụ thể, chi tiết và đảm bảo hiệu lực thực thi
Thứ nhất, pháp điển hóa pháp luật thừa kế xây dựng quy phạm
pháp luật đầy đủ, tránh diễn đạt các quy phạm pháp luật thừa kế trùng
lắp ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ hai, trong xây dựng quy phạm pháp luật thừa kế phải chi
tiết hóa hành vi, trách nhiệm pháp lý (chế tài) cụ thể, áp dụng chính
xác trong giải quyết các tranh chấp trong các quan hệ pháp luật.

Thứ ba, trong quy phạm pháp luật thừa kế phải định hướng cho
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thừa kế về hành xử sự đúng
pháp luật của mình.
4.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của người có
thẩm quyền và của nhân dân trong việc hiểu và vận dụng các giá
trị của cổ luật thừa kế
Thứ nhất, về nâng cao năng lực người có thẩm quyền ở đây
chủ yếu là những người thực hiện hoạt động lập pháp và trong một số
trường hợp là những người hoạt động trong lĩnh vực tố tụng dân sự,

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Về phương pháp cụ thể, luận án sử dụng các phương
pháp sau đây: (i) Phương pháp phân tích: được sử dụng để phân tích các
nguồn tài liệu sơ cấp và thứ cấp trong suốt quá trình thực hiện luận án. (ii)
Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các tri thức có được từ
hoạt động phân tích tài liệu. (iii) Phương pháp lịch sử cụ thể: được sử
dụng trong quá trình phân tích tài liệu để đảm bảo tính khách quan, khoa
học và toàn diện. (iv) Phương pháp thống kê: sử dụng để thống kê các
công trình nghiên cứu theo các nhóm, thống kê các nội dung quy định của
pháp luật theo các nhóm; đánh giá thực trạng của quá trình vận dụng qua
các giai đoạn lịch sử của quá trình hoàn thiện pháp luật thừa kế. (v)
Phương pháp so sánh: dùng để nghiên cứu hai hệ thống pháp luật thừa kế
của hai thời kỳ lịch sử: thời kỳ nhà Lê, thời kỳ nhà Nguyễn, từ đó rút ra
những điểm tương đồng và khác biệt. (vi) Phương pháp nghiên cứu thông
qua tài liệu thứ cấp: được sử dụng để nghiên cứu những tác phẩm có chứa
đựng một số nội dung của luận án không còn tài liệu trực tiếp để nghiên
cứu. Đây là phương pháp sử dụng tương đối phổ biến khi nghiên cứu cổ
luật đảm bảo cho việc nghiên cứu được toàn diện, hiệu quả.

5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Một là, luận án xác định được các tiền đề của pháp luật thừa
kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn; xây dựng được khái niệm về pháp
luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó đánh giá
được các giá trị của cổ luật riêng về chế định thừa kế.
Hai là, luận án chỉ rõ tính hợp lý và cần thiết của việc tiếp tục
vận dụng những giá trị của pháp luật thời kỳ này vào hoàn thiện
pháp luật thừa kế hiện hành bởi cách tiếp cận lợi ích chính đáng
quyền con người trong lĩnh vực thừa kế đã có ngay chính trong các
giá trị trong quy định cổ luật thừa kế thời kỳ này.
Ba là, luận giải cơ sở lý luận về vận dụng pháp luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện
nay. Luận án tiếp cận vấn đề này dưới góc độ phân tích khái niệm,
các nguyên tắc vận dụng.
Bốn là, luận án khái quát, phân tích và đánh giá được thực
trạng vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong
xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam giai đoạn từ
năm 1945 đến nay.


4

21

Năm là, luận án chỉ rõ các yêu cầu của việc tiếp tục vận dụng
và đề xuất một hệ thống các giải pháp nhằm tiếp tục vận dụng pháp
luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật
thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về

lịch sử nhà nước và pháp luật thông qua nghiên cứu cổ luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn.
- Luận án là một công trình độc lập để các nhà nghiên cứu, các
giảng viên, sinh viên, học viên chuyên ngành luật tham khảo trong
việc thực hiện các công trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập các
vấn đề liên quan.
- Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được các cơ quan
lập pháp sử dụng làm luận cứ khoa học, tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc xây dựng các giải pháp về hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện
đại. Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa cho các cơ quan có chức năng
quản lí về văn hóa, lịch sử trong việc lưu giữ những giá trị của cổ
luật, là luận cứ khoa học cho việc tiếp tục tìm hiểu những giá trị
truyền thống cội nguồn dân tộc, giữ gìn, tôn tạo và phát huy bản sắc
dân tộc Việt.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương 11 tiết.

Nam. Cần có sự tập hợp các chuyên gia của nhiều lĩnh vực khác nhau
như văn hóa học, luật học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, xã hội
học... tham gia vào quá trình này, đồng thời cũng cần tranh thủ sự
hợp tác và giúp đỡ của Chính phủ và chuyên gia các nước khác.
4.2.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu cổ luật thừa kế trong giảng
dạy pháp lý và trong nghiên cứu khoa học
Từ góc độ khoa học pháp lý, cần tiến hành những nghiên cứu
công phu, nghiêm túc, toàn diện và có tính hệ thống về cổ luật, cổ
luật thừa kế dưới hai thời kỳ này, nghiên cứu các tiền đề cho sự ra
đời của cổ luật thừa kế, các nguyên tắc của cổ luật thừa kế... làm cơ
sở xây dựng các giáo trình, sách chuyên khảo chuyên sâu về cổ luật
thừa kế. Đồng thời thực hiện việc tập hợp các tài liệu cổ luật thừa kế,

đánh giá các giá trị theo những cách thức có đảm bảo về mặt pháp lý
sẽ có ý nghĩa trong việc đảm bảo vận dụng các giá trị này trong hoàn
thiện pháp luật thừa kế hiện hành.
4.2.2. Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật
4.2.2.1. Vận dụng kinh nghiệm giải quyết hài hòa mối quan hệ
giữa “hiện đại” và “truyền thống” trong hoàn thiện pháp luật thừa kế
Giải pháp cụ thể cho vấn đề này là, cần làm rõ các giá trị, kinh
nghiệm và bài học xây dựng, phát triển pháp luật thừa kế của một số
nước có ảnh hưởng trực tiếp hoặc có những đặc điểm tương đồng với
pháp luật thừa kế Việt Nam như Pháp, Đức, Nhật... Trên cơ sở đó
đánh giá tác động (cả tích cực và tiêu cực) của nền pháp luật dân sự
của quốc gia này đối với pháp luật thừa kế Việt Nam trong quá khứ
và hiện đại. Dự báo xu hướng tác động của pháp luật dân sự các nước
đó đối với nền pháp luật dân sự, cụ thể trên lĩnh vực thừa kế ở Việt
Nam trong tương lai là yêu cầu cần thiết khách quan đặt ra trong quá
trình tìm hiểu các vấn đề lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật
thừa kế ở Việt Nam hiện nay.
4.2.2.2. Vận dụng kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa
pháp luật và phong tục, tập quán trong hoàn thiện pháp luật thừa kế
Thứ nhất, về xây dựng công nhận hương ước, luật tục trong
lĩnh vực thừa kế.
Thứ hai, cần hoàn thiện quy định “di sản dùng vào việc thờ
cúng” theo phong tục tập quán của người Việt.
4.2.2.3. Vận dụng kinh nghiệm giải quyết hài hòa mối quan hệ
giữa đạo đức và pháp luật trong hoàn thiện các qui định về thừa kế
Điều này cho đến tận ngày nay các nhà làm luật ở nước ta vẫn
phải tuân thủ khi ban hành luật. Bởi lẽ, thiếu một trong hai phương

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật
thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
* Đề tài khoa học, các công trình sách
- Đề tài khoa học cấp bộ do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư
pháp chủ trì năm 2003 với nội dung “Nghiên cứu lịch sử hình
thành, nội dung cơ bản và những giá trị của Quốc triều hình luật
thời nhà Lê (Bộ luật Hồng Đức)” do PGS.TS. Lê Thị Sơn làm chủ
nhiệm đề tài.


20

5

Chương 4
YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG
PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM

- Đề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015 do
GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế chủ trì với nội dung “Giá trị kế thừa về
nhà nước và pháp luật dưới triều vua Lê Thánh Tông trong sự nghiệp
xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”.
- Các công trình sách bao gồm:
+ Năm 1959, GS. Vũ Văn Mẫu tiếp tục xuất bản bộ Giáo trình
Việt Nam dân luật lược khảo, do Nxb Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản
tại Sài Gòn. Tiếp đến, năm 1968 GS. Vũ Văn Mẫu xuất bản bộ Giáo
trình Dân luật lược giảng tại Sài Gòn. Trong hai tác phẩm này tác giả

cũng có đề cập ít nhiều đến cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn.
+ Đến năm 1970, GS. Vũ Văn Mẫu xuất bản bộ Giáo trình
Cổ luật Việt Nam lược khảo. Bộ tác phẩm này cung cấp nhiều
thông tin và tư liệu quý cho việc nghiên cứu pháp luật thừa kế nhà
Lê, nhà Nguyễn.
+ Tác phẩm “Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ
thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc” do Viện nghiên cứu khoa học pháp
lý của Bộ tư pháp xuất bản năm 1998, Nxb Chính trị quốc gia.
+ Đầu năm 2005, trên cơ sở của đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, TS. Huỳnh Công Bá đã xuất bản tác phẩm: Hôn nhân và gia
đình trong pháp luật triều Nguyễn. Trong phần “thân quyền về tài
sản khi cha mẹ chết” tác giả đã nghiên cứu sơ bộ các chế định về
thừa kế trong pháp luật nhà Nguyễn.
* Luận án, luận văn và tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học
- Vấn đề thừa kế được nghiên cứu trong một số luận án tiến sĩ.
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu chỉ chủ yếu trong pháp luật dân sự
hiện đại, như: Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm
1945 đến nay” (2001), luận án tiến sĩ luật học của TS. Phùng Trung
Tập; luận án tiến sĩ “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam” của TS. Trần Thị Huệ.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Châu “Hoàn thiện
pháp luật về thừa kế ở Việt Nam hiện nay”, Hà Nội năm 2007.
- Hội thảo nghiên cứu chuyên sâu về QTHL được tổ chức vào 2
ngày 17 và 18 tháng 3 năm 2007 tại Thành phố Thanh Hóa (do Bộ Tư
pháp phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức) với tiêu đề “Quốc
triều Hình luật - những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng
nhà nước pháp quyền ở Việt Nam”. Và gần đây nhất là Hội thảo khoa
học “Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ
thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX” mang tầm cỡ quốc gia được UBND tỉnh


4.1. YÊU CẦU ĐẢM BẢO VIỆC TIẾP TỤC VẬN DỤNG
PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM
- Yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh giữ gìn
và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Yêu cầu về khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình hội
nhập quốc tế ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống.
- Yêu cầu về hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.
4.2. GIẢI PHÁP TIẾP TỤC VẬN DỤNG PHÁP LUẬT
THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM
4.2.1. Nhóm giải pháp về lý luận
4.2.1.1. Xác định tầm quan trọng của vấn đề truyền thống trong
các chương trình xây dựng hoàn thiện pháp luật thừa kế của Nhà nước
Để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trước mắt và lâu dài, cần thiết
phải có những giải pháp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, giá trị xã
hội của văn hóa truyền thống trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng. Cần có sự quan tâm
đầu tư mạnh mẽ cho việc xây dựng và phát triển các giá trị truyền
thống trong pháp luật ở nước ta hiện nay. Cần đưa việc xây dựng và
phát triển các giá trị truyền thống trong pháp luật thành một trong
những nội dung được ghi nhận trong văn kiện của Đảng và hoạch định
các chương trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước.
4.2.1.2. Tổ chức sưu tầm, khai thác, nghiên cứu, hệ thống
hóa các văn bản về pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
Hiện nay công tác này chưa được đầu tư tương xứng. Đa phần
các văn bản pháp luật về thừa kế của hai thời kỳ này (trừ 2 bộ luật
QTHL và HVLL) ít nhiều đã bị thất lạc hoặc vẫn đang tản mác, hoặc
được sưu tầm nhưng vẫn còn nguyên bản dưới dạng chữ Hán - Nôm
với hình thức mộc bản. Để thực hiện nhiệm vụ khó khăn này, Nhà

nước cần có sự đầu tư thỏa đáng cho việc thực hiện các dự án sưu
tầm, hệ thống hóa, biên dịch, phân tích, đánh giá, bảo vệ và sử dụng
có hiệu quả các giá trị của các di sản văn hóa pháp luật này của Việt


6

19

Thanh Hóa phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại
Thanh Hóa từ ngày 18 đến ngày 19 tháng 10 năm 2008...
- Việc nghiên cứu còn được tập trung ở một số bài báo đăng trên
các tạp chí chuyên ngành trước năm 2010 như: “Tương đồng và khác
biệt Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của Trung Hoa” và “Những giá trị
tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” của Th.S Nguyễn Minh
Tuấn; “Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong QTHL” của tác
giả Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số 3/2003; “Những bộ cổ
luật Việt Nam và một số giá trị đương đại” của tác giả Vũ Thị Phụng...
Hai bài báo: “Pháp chế triều Nguyễn đối với vấn đề nhân thân của
người phụ nữ”, “vấn đề tài sản trong pháp luật hôn nhân và gia đình
dưới triều Nguyễn” của TS Huỳnh Công Bá đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Huế, tập 2 và 3 do Trung tâm nghiên cứu Huế xuất bản...
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến vận dụng
pháp luật và vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
* Đề tài khoa học, các công trình sách
Trong đề tài khoa học cấp bộ “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội
dung cơ bản và những giá trị của Quốc triều hình luật thời nhà Lê (Bộ luật
Hồng Đức)”, do Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp chủ trì năm 2003, các
tác giả còn tập trung phân tích, đánh giá những giá trị trong QTHL.
- Các công trình sách:

+ Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, pháp chế và
sự vận dụng trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”
của Viện nhà nước và pháp luật Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, năm 2009.
+ Sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình
luận bản án” gồm 2 tập của PGS.TS Đỗ Văn Đại, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội năm 2013.
* Luận án, luận văn
+ Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Phùng Trung Tập năm
2001 “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945
đến nay”.
+ Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Đỗ Đức Minh “Học
thuyết pháp trị Trung Hoa thời cổ đại: Giá trị và sự kế thừa trong
quản lí xã hội ở nước ta hiện nay”, Hà Nội năm 2011. Đây là luận án
vận dụng những quan điểm của học thuyết cổ đại trong lịch sử để kế
thừa trong việc giải quyết những vấn đề hiện tại của xã hội.

các nguồn tài liệu thứ cấp phần nhiều vẫn là bản tiếng Pháp. Chưa kể
rất nhiều tài liệu bị tản mát và thất lạc.
- Cơ sở pháp lí của việc vận dụng các giá trị của cổ luật trong
hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành chưa đầy đủ, nhiều quy định
còn chung chung khó có thể thực thi trên thực tế.
- Do quy định về thuật ngữ “tập quán”, “phong tục tập quán”
còn thiếu thống nhất.
Kết luận chương 3
Trên nền tảng lý luận về vận dụng và các giá trị của cổ luật
thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn. Đứng trước yêu cầu vận dụng
các giá trị này vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật thừa kế
hiện hành. Trong chương 3, luận án đã tập trung nghiên cứu, làm rõ
cơ sở lý luận về vận dụng và nghiên cứu thực tiễn vận dụng cổ luật

thừa kế dưới hai thời kỳ này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở
Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Trên cơ sở quan niệm về vận dụng
và hệ thống các nguyên tắc vận dụng, tại chương 3, luận án đã tiếp
tục phân tích thực trạng vận dụng cổ luật thừa kế của hai thời kỳ này
trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay
qua các giai đoạn cụ thể: Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám 1945
đến trước khi có PLTK 1990, giai đoạn từ PLTK 1990 đến trước khi
có BLDS 1995 và giai đoạn từ khi BLDS 1995 có hiệu lực đến nay.
Qua đó, luận án đã đánh giá những thành tựu đạt được của quá trình
vận dụng và những vấn đề chưa đạt được của quá trình này, chỉ ra
những nguyên nhân của những bất cập này. Đây là căn cứ, là cơ sở
cho việc đề ra những yêu cầu và đề xuất hệ thống giải pháp cho việc
tiếp tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong
hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam.


18

7

tưởng tiến bộ và “tinh thần” lập pháp truyền thống. Trong quá trình
xây dựng pháp luật thừa kế ngoài việc tham khảo pháp luật các nước
trên thế giới thì nội dung các điều luật thừa kế trong các BLDS hiện
đại vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng của truyền thống lập pháp Việt Nam.
3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG
PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM
3.3.1. Về kết quả đạt được
- Việc vận dụng các tinh thần trong nội dung cổ luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã góp phần làm cho pháp luật thừa kế

trở nên hoàn thiện hơn và phù hợp hơn; gần gũi hơn với thực tiễn
cuộc sống. Pháp luật thừa kế được xây dựng trên nền tảng phù hợp
với nhận thức, tập quán, thói quen của người dân sẽ có hiệu quả thực
thi cao và có sức sống bền bỉ, lâu dài.
- Việc áp dụng tập quán về thừa kế có thể làm định hướng hình
thành đường lối giải quyết các trường hợp tương tự trong thực tiễn
hiện tại, làm căn cứ cho việc phát triển án lệ.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế
- Quá trình vận dụng trên thực tiễn đã cho thấy, việc vận dụng
này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, đánh giá các giá trị
và chỉ ra bài học kinh nghiệm trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn. Việc đặt ra các yêu cầu, các nguyên tắc để vận
dụng trực tiếp các giá trị trong nội dung cổ luật thừa kế thời kỳ này
vào việc hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành ít được quan tâm.
- Như đã phân tích ở trên, việc vận dụng chỉ mới tập trung ở 2
nội dung chủ yếu: Một là, vận dụng tư tưởng truyền thống về “hương
hỏa” của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong việc
quy định di sản dùng vào việc thờ cúng; Hai là, thừa nhận một số tập
quán từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong lĩnh vực thừa kế. Giá trị
trong các nhóm nội dung còn lại chưa được vận dụng trực tiếp, rõ
nét. Việc vận dụng trực tiếp các giá trị trong nội dung cổ luật thừa kế
để xây dựng và hoàn thiện các quy định về thừa kế trong các BLDS
hiện đại còn ít được quan tâm nghiên cứu.
* Nguyên nhân của những hạn chế
- Tài liệu về cổ luật thừa kế dưới hai triều đại này tương đối
phong phú nhưng nhiều tài liệu chưa được dịch ra tiếng Việt. Nhiều
nguồn tài liệu trực tiếp vẫn đang còn ở dạng nguyên bản Hán Nôm;

+ Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai “Áp dụng

tập quán trong giải quyết các vụ việc dân sự của tòa án nhân dân ở
Việt Nam hiện nay”, Hà Nội năm 2014.
+ Luận án Tiến sĩ của tác giả Vi Văn Sơn “Luật tục người
Thái và sự vận dụng trong quản lí nhà nước đối với cộng đồng người
Thái ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam”, Hà Nội năm 2015. Luận án
đã cung cấp cho tác giả những góc nhìn đa chiều về nghiên cứu lý
luận vận dụng pháp luật và nghiên cứu hệ thống các quan điểm và
giải pháp về vận dụng.
* Tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo khoa học
Việc nghiên cứu nội dung liên quan đến vận dụng cổ luật còn
được tập trung ở một số bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
“Tương đồng và khác biệt Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của Trung Hoa”
và “Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức” của
ThS Nguyễn Minh Tuấn; “Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ
trong QTHL” của tác giả Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số
3/2003; “Những bộ cổ luật Việt Nam và một số giá trị đương đại” của
tác giả Vũ Thị Phụng... Và “Tính tích cực của “Hoàng Việt luật lệ” và
giá trị của nó đối với nền tư pháp Việt Nam hiện đại” đăng trong Kỷ yếu
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV năm 2012...
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
* Luận án, luận văn
Người Việt Nam đầu tiên nghiên cứu HVLL thành một luận án
tiến sĩ là luật sư Phan Văn Trường (1875-1933) trình tại Đại học
đường Paris vào những năm 20 của thế kỷ XX. Luận án gồm 2 đề tài
có tên là Essais sur le code Gia Long (86 trang) và một luận án phụ
có tên Le droit pénal à travers l’ancienne l’Egislation Chinoise
(Etude comparée sur le code Gia Long) (phần sau gồm 194 trang).
- Đến năm 1928, Trần Văn Liêu tiếp tục đệ trình một luận án
Tiến sĩ Luật học khác tại Đại học đường Paris với tiêu đề De la
propriété familiale comme fondement du droit familial Vetnamien, d’

après Le Code Gia Long et Le Code des Lê.
* Các công trình, sách
- Vào năm 1865, Gabriel Anbaret là người đầu tiên dịch xong
HVLL ra tiếng Pháp và cho xuất bản với tiêu đề của tác phẩm là
“Code annamite: Lois et rèlements du Royaune d’ Annam” 2 vol
xuất bản ở Paris năm 1865. Tiếp đó, đến năm 1876, Paul Louis
Philastre dịch lại bộ HVLL ra tiếng Pháp xuất bản tại Paris, tiêu đề
Le Code Annamite, gồm 2 tập.


8

17

+ Tác phẩm “An Nam Yi You, Xiao Fang Hu Zhai Yu Di Cong
Chao” của tác giả người Trung Quốc Phan Đỉnh Khuê, xuất bản năm 1889.
- Cổ luật thừa kế Việt Nam còn thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của cả các học giả Nhật Bản, nổi bật là các tác phẩm của học giả
Yamamoto Tatsuro. Tác giả đã nghiên cứu tương đối toàn diện chế
định thừa kế trong các tác phẩm: “Annam reicho no koninho” xuất
bản năm 1938, “Annam no fudosan bai monjo” xuất bản năm 1940
và “Koku chokeiritsu ni miere henshaku” xuất bản năm 1984. Các
tác phẩm này cung cấp nhiều tư liệu cho việc nghiên cứu lĩnh vực
thừa kế trong xã hội phong kiến Việt Nam.
- Tác phẩm “Varieties of huong hoa: A Problem of Vietnamese
Law” của Henry Mc Aleavy, xuất bản năm 1958. Là tác phẩm duy
nhất của một tác giả nước ngoài nghiên cứu về chế định hương hỏa
trong cổ luật Việt Nam.
- Năm 1990, Giáo sư Insun Yu đã viết công trình nghiên cứu
“Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century Vietnam”, nhà

xuất bản Korea năm 1990. Bản dịch tiếng Việt tên gọi “Luật và xã hội
Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1994.
* Các bài viết, hồi ký
- Trong thời gian này, còn ghi nhận một số tác phẩm tiếp tục
nghiên cứu về tục lệ và xã hội Việt cổ như: Các tác phẩm hồi ký của
Léo Pold Cardière, tiêu đề “Les Europeens qui ont vu le vieux Hué: l’
Abbé de Choisy” xuất bản tại Paris năm 1929, tác phẩm “Voyages
and Discoveries” của William Dam Pier xuất bản năm 1931; tác
phẩm “A Sketch of the Geography of Cochin China” của Charles
Chapman xuất bản năm 1817, tái bản năm 1970 tại Paris.
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
1.3.1. Đánh giá chung
+ Về mặt lý luận
× Góp phần sưu tầm, hệ thống hóa và dịch thuật các bộ cổ luật
có chế định về thừa kế, các Chỉ, Dụ dưới luật về thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn.
× Nghiên cứu, đánh giá những giá trị tiến bộ của pháp luật thừa
kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn.
× Bước đầu đánh giá và nhìn nhận lại pháp luật nhà Nguyễn
trong đó có pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Nguyễn.

* Trong BLDS 2005 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006)
Tương tự như tư tưởng xây dựng BLDS 1995, khi soạn thảo những
điều luật trong BLDS 2005 các nhà làm luật Việt Nam tiếp tục dựa trên
kinh nghiệm của pháp luật dân sự các nước trên thế giới điều chỉnh các
vấn đề về thừa kế, và tất nhiên vẫn sửa đổi dựa trên cơ sở giải quyết những
vướng mắc trong thực tiễn thực thi pháp luật thừa kế ở Việt Nam trong
thời gian qua. Vì vậy, việc vận dụng giá trị nội dung của cổ luật thừa kế

thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện chế định thừa kế vẫn chưa rõ
nét. Tương tự như trong BLDS 1995, BLDS 2005 vẫn chỉ vận dụng một
số các giá trị trong tinh thần lập pháp và vận dụng một số các tục lệ về
thừa kế phù hợp với nguyên tắc của bộ luật. Cụ thể:
Một là, tại Điều 3 BLDS 2005 cho phép áp dụng tập quán hoặc
lựa chọn giữa tập quán và sự thỏa thuận của các bên trong các quan
hệ thừa kế. Hai là, BLDS 2005 tiếp tục vận dụng tư tưởng truyền
thống trong chế định hương hỏa trong việc quy định nội dung di sản
dùng vào việc thờ cúng tại Điều 670 BLDS 2005.
* Trong BLDS 2015 (Có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2017)
Có thể thấy, tư tưởng của quá trình xây dựng và hoàn thiện
BLDS 2015 trước hết trên cơ sở giải quyết những vấn đề vướng mắc
về lý luận và thực tiễn của xã hội dân sự Việt Nam vào thời điểm
hiện tại và tiếp đến là trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm pháp luật dân
sự, pháp luật thừa kế của các nước trên thế giới là chủ yếu. Kinh
nghiệm về truyền thống và tục lệ thừa kế vẫn tiếp tục được đề cập
đến nhưng vẫn chưa thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình
vận dụng để hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành. Tuy nhiên, trong
BLDS 2015 vấn đề áp dụng tập quán trong đó có các tập quán về
thừa kế đã được quan tâm và chú trọng hơn.
BLDS 2015 vẫn tiếp tục giữ lại quy định di sản dùng vào việc
thờ cúng tại Điều 645 và không có sửa đổi bổ sung gì trong nội dung
điều luật này.
Như đã phân tích ở trên, giá trị nội dung của pháp luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn hầu như chưa được vận dụng trực tiếp để
xây dựng và hoàn thiện quy định về thừa kế trong các BLDS. Tuy
nhiên, nếu phủ nhận hoàn toàn và cho rằng pháp luật thừa kế hiện đại
không vận dụng bất kì giá trị nào trong cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê,
nhà Nguyễn thì lại không khách quan và chưa hợp lí. Thật ra, việc vận
dụng, ngoài những nội dung như đã phân tích ở trên, trong quá trình

lập pháp nhà làm luật cũng đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của các tư


16

9

3.2.2. Giai đoạn từ khi Pháp lệnh thừa kế được ban hành đến
ngày Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực thi hành (ngày 01/07/1996)
Trong xu thế cải cách nền kinh tế và xu hướng mở cửa, pháp
luật dân sự nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng trong thời kỳ này
chịu ảnh hưởng của nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới như truyền
thống pháp luật Xô Viết, pháp luật Pháp... nên sự vận dụng những giá
trị của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong xây dựng
pháp lệnh thừa kế (PLTK) hầu như không rõ nét. Tuy nhiên vẫn có
thể tìm thấy một số nội dung trong PLTK có sự thay đổi cho phù hợp
hơn với thực tiễn và tục lệ của dân tộc. Đây là sự vận dụng một số tư
tưởng trong nội dung của cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà
Nguyễn, cụ thể như sau:
Một là, Nhà nước vẫn tiếp tục chính sách tôn trọng, thừa nhận,
giữ gìn, phát huy những tập quán tốt đẹp trong đó có các tục lệ về
thừa kế của dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hai là,
Sự vận dụng tục lệ và quy định của pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà
Nguyễn thể hiện trong nội dung con nuôi lập tự và không lập tự. Ba
là, Phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được quy
định trong PLTK theo hướng coi trọng huyết thống đã ít nhiều chịu
ảnh hưởng của tư tưởng mang tính truyền thống được vận dụng từ
tinh thần lập pháp từ thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn.
3.2.3. Giai đoạn sau ngày Bộ luật Dân sự 1995 có hiệu lực đến nay
Có thể thấy, quan điểm vận dụng chủ đạo trong quá trình soạn

thảo và xây dựng các chế định về thừa kế trong BLDS 1995 chủ yếu
là trên cơ sở các vướng mắc về lý luận, thực tiễn của hoàn cảnh cụ
thể Việt Nam và trên cơ sở tham khảo quy định thừa kế trong các
BLDS của một số nước trên thế giới. Giá trị của cổ luật thừa kế được
vận dụng ở đây chủ yếu là một số giá trị về tinh thần và tư tưởng lập
pháp; ngoài ra có một số quy định trong cổ luật thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn đến đây đã được thừa nhận là phong tục tập quán
nên đã được BLDS 1995 thừa nhận như một giải pháp giải quyết vấn
đề thực tiễn tranh chấp về thừa kế trong nhân dân với điều kiện
không trái với các nguyên tắc của BLDS. Cụ thể như sau:
Một là, Nhà nước đã khẳng định chính sách tôn trọng, thừa
nhận, giữ gìn, phát huy những tập quán tốt đẹp của các dân tộc trong
đó có tập quán về thừa kế trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
Hai là, quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng vẫn tiếp tục
được quy định tại điều 673 BLDS 1995.

+ Về mặt thực tiễn
Một số công trình liên quan đến đánh giá các giá trị của cổ luật
thừa kế của các thời kỳ này đã gợi mở cho tác giả những nội dung về
kế thừa và vận dụng cổ luật nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện
pháp luật thừa kế hiện hành. Những đề tài nghiên cứu theo hướng rút
ra những bài học kinh nghiệm từ những giá trị của cổ luật thừa kế
thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn gợi mở cho việc vận dụng để hoàn thiện
pháp luật thừa kế hiện hành.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu của luận án
* Về phương diện lý luận:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận về pháp luật thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn. Hai là, nghiên cứu quan niệm về vận dụng và
cơ sở lý luận về vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà
Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa kế Việt Nam. Ba là, nghiên

cứu những nhóm quan hệ pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà
Nguyễn. Bốn là, đánh giá những giá trị của cổ luật thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn. Trên cơ sở đánh giá giá trị cổ luật thừa kế của
hai triều đại này.
* Về phương diện thực tiễn:
Một là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng quá trình
vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ở Việt Nam
từ năm 1945 đến nay. Luận án đánh giá quá trình vận dụng này đã
đạt được những thành tựu gì và đánh giá cả những bất cập, hạn chế
của quá trình vận dụng ấy. Luận án tiếp tục luận giải và chỉ ra nguyên
nhân của những bất cập, vướng mắc trong quá trình vận dụng.
Hai là, luận án chỉ rõ các yêu cầu và giải pháp trong việc tiếp
tục vận dụng pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong
hoàn thiện pháp luật thừa kế hiện hành.
Kết luận chương 1
Có thể khẳng định rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cổ luật thừa
kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn cũng như đánh giá được những thành
tựu tiến bộ và yếu tố vận dụng trong hoàn thiện pháp luật dân sự hiện
đại. Chưa có công trình nào nghiên cứu quá trình vận dụng các giá trị
này trong hoàn thiện pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Hơn nữa, đặt vấn
đề xây dựng Nhà nước pháp quyền trong bối cảnh vẫn giữ gìn và


10

15

phát huy giá trị truyền thống để xây dựng nền văn hóa pháp lý Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì đây là vấn đề càng cấp

thiết. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Pháp luật thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn và sự vận dụng trong hoàn thiện pháp luật thừa
kế ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học.

nâng cao ý thức, hành vi và lối sống pháp luật cho các thành viên
trong xã hội.
Từ cách tiếp cận trên, rút ra khái niệm: Vận dụng pháp luật
thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn thiện pháp luật thừa
kế ở Việt Nam là hoạt động chuyển tải những giá trị truyền thống
trong lĩnh vực thừa kế của thời kỳ này vào xây dựng và hoàn thiện
pháp luật thừa kế hiện hành; xóa bỏ các yếu tố tiêu cực, bảo đảm
hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế, góp phần giữ gìn và phát
huy bản sắc của dân tộc.
3.1.2. Các nguyên tắc vận dụng
* Nguyên tắc quán triệt đường lối đổi mới của Đảng về xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ mới
* Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan và toàn diện; lịch sử cụ
thể và phát triển trong quá trình vận dụng
* Nguyên tắc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống văn
hóa tốt đẹp, xây dựng nền văn hóa pháp luật tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, loại bỏ các tư tưởng lạc hậu
3.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ
THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT THỪA KẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
3.2.1. Giai đoạn từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
trước ngày có Pháp lệnh thừa kế năm 1990
Các tư tưởng tiến bộ của cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn như:
tư tưởng tôn trọng phụ nữ, người vợ gần như ngang quyền với chồng
trong gia đình, các con được bảo vệ quyền thừa kế ngang nhau (kể cả
con gái), tư tưởng đảm bảo sự gắn bó, đoàn kết trong gia đình... chỉ bắt

đầu ít nhiều xuất hiện trong tinh thần xây dựng pháp luật thừa kế của
thời kỳ bấy giờ thành các nguyên tắc cơ bản trong sắc lệnh số 97-SL.
Thông tư số 81 quy định trường hợp một người được nhận làm
“thừa tự” thì coi như con nuôi và người này cũng là người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật của người lập tự. Quy định như trên tại Thông
tư số 81 đã được xây dựng trên cơ sở tục lệ của dân tộc và ít nhiều
phản ánh sự vận dụng tinh thần của quy định về “thừa tự” trong pháp
luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn. Ngoài ra Thông tư số 81 đã có quy
định về di sản dùng vào việc thờ cúng. Quy định này hoàn toàn
không tìm thấy trong pháp luật dân sự phương Tây mà đây là quy
định “thuần Việt”. Việc lưu giữ quy định này có lẽ là sự vận dụng rõ
nét nhất các giá trị của cổ luật thừa kế.

Chương 2
NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHÁP LUẬT THỪA KẾ
THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
2.1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ CÁC TIỀN ĐỀ CỦA
PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử
* Điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật thời kỳ Lê sơ (1428 - 1527)
Trong lịch sử phát triển các nhà nước phong kiến ở Việt Nam,
thời Lê sơ (thế kỷ thứ XV - thế kỷ XVIII) được đánh giá là thời kỳ
phát triển hưng thịnh, đặc biệt là giai đoạn khi vua Lê Thánh Tông
(1442 - 1497) trị vì đất nước (1460 - 1497), một vị vua anh minh,
xuất chúng và mẫn tiệp.
Nền kinh tế và chế độ ruộng đất phát triển, đời sống người dân
ấm no, đầy đủ. Dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao: “Đời vua Thái
Tổ, Thái Tông / Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”; “Kì này lúa
mọc xanh đồng / Giỗ vua Thái Tổ, Thái Tông mưa rào”. Người dân
ngày càng nhiều của cải và đất đai tích lũy được, thúc đẩy các quan

hệ dân sự phát triển trong đó có các quan hệ về thừa kế.
- Tình hình pháp luật thời Lê sơ
Xét dưới góc độ pháp điển hóa pháp luật, thì QTHL là kết quả
của quá trình xây dựng pháp luật không ngừng nghỉ của các vị vua
thời Lê sơ dựa trên một nền tảng kinh tế - xã hội thịnh trị của phong
kiến Việt Nam. Riêng đối với các quy định về thừa kế, QTHL cũng
đã có những quy định chặt chẽ, đặc biệt là các điều luật về hương hỏa
hoàn toàn mang bản sắc dân tộc Việt. Nhìn chung pháp luật thế kỉ
XV - XVIII không những đồ sộ về khối lượng mà còn phong phú về
hình thức văn bản và đa dạng về lĩnh vực điều chỉnh.


14

11

phong tục, tập quán điều chỉnh. Bốn là, còn một số hạn chế về kĩ
thuật lập pháp.

* Điều kiện kinh tế - xã hội và pháp luật thời Nguyễn (giai
đoạn độc lập tự chủ) (1802 - 1858)
Nhà nước vẫn duy trì phương thức sản xuất phong kiến trên cơ
sở chế độ sở hữu tư nhân như dưới triều Lê sơ và ngày càng mở rộng;
có chính sách tích cực trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là việc
quản lý và mở rộng đất đai (nhiều nhất là quai đê, lấn biển lập làng).
Nông nghiệp vẫn chú trọng, nhưng công thương nghiệp vẫn bị hạn
chế nhiều. Dưới triều Nguyễn, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của
chế độ sở hữu và chiếm hữu tư nhân về ruộng đất. Xu hướng chung
đối với ruộng đất công làng xã là ngày càng thu hẹp để nhường chỗ
cho chế độ ruộng đất tư hữu ngày càng phát triển. Đây cũng là tiền đề

cho sự phát triển của pháp luật dân sự nhất là sự bức thiết ra đời của
pháp luật thừa kế xuất phát từ nhu cầu thừa kế đất đai của tư nhân.
- Tình hình pháp luật thời nhà Nguyễn (giai đoạn độc lập tự chủ).
Khảo cứu các tài liệu về cổ luật thời kỳ nhà Nguyễn, nhận thấy
thật ra ngoài HVLL ban hành dưới triều Gia Long, vua Minh Mạng
trong thời gian trị vì còn ban hành bộ Quốc triều tân luật. Trong bộ
luật thứ hai dưới triều Nguyễn này, vua Minh Mạng đã chủ yếu bổ
khuyết các vấn đề dân luật và về thừa kế, hương hỏa... nghiên cứu
một số chế định cho thấy nội dung Quốc triều tân luật gần với QTHL
triều Lê sơ.
Để bổ khuyết cho 2 Bộ luật chính này, nhà Nguyễn còn ban
hành rất nhiều các văn bản pháp luật khác như Chiếu, Chỉ và đặc biệt
là Đạo, Dụ của các vua. Đạo dụ năm Thiệu Trị thứ tư (1844) bổ sung
cho Điều 83 HVLL điều chỉnh các vấn đề di sản của người vô tự.
Đạo dụ năm Gia Long thứ ba (1805) và Đạo dụ năm Tự Đức thứ tám
(1855) quy định về thừa kế.
2.1.2. Tiền đề xác lập pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
* Tiền đề thứ nhất: Quyền thừa kế được xác lập trên cơ sở điều
kiện kinh tế của nền sản xuất nông, công và thương nghiệp.
* Tiền đề thứ hai: Quyền thừa kế được xác lập trên cơ sở ảnh
hưởng và tiếp thu các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập
quán của dân tộc Việt.
* Tiền đề thứ 3: Ảnh hưởng các trường phái triết học Trung
Hoa và tham chước chọn lọc pháp luật Trung Hoa
* Tiền đề thứ tư: Lịch sử hình thành và phát triển của cổ luật
thừa kế là một quá trình kế thừa pháp luật thừa kế giữa các triều đại
trong lịch sử.

Kết luận chương 2
Qua việc đánh giá điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và pháp

luật của hai thời kỳ: nhà Lê và nhà Nguyễn; nghiên cứu những tiền
đề cho sự ra đời của cổ luật thừa kế. Có thể khẳng định cổ luật thừa
kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn ra đời dựa trên những điều kiện lịch
sử cụ thể của thời kỳ đó. Cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
dù chịu ảnh hưởng của triết học Nho giáo và cổ luật phong kiến
Trung Hoa nhưng vẫn phản ánh được truyền thống, tục lệ của dân
tộc. Giá trị của cổ luật thừa kế hai thời kỳ này được nghiên cứu và
đánh giá toàn diện trong các quy định của pháp luật nhà nước và cả
trong hương ước, luật tục liên quan đến thừa kế. Các nội dung nghiên
cứu trong chương 2 đã cho thấy mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn
chế nhất định song cổ luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đã có những
thành tựu đáng kể, nhiều giá trị tích cực và tiến bộ.
Chương 3
VẬN DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ
THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN TRONG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT THỪA KẾ Ở VIỆT NAM
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
3.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC VẬN DỤNG
PHÁP LUẬT THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
TRONG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THỪA KẾ
3.1.1. Khái niệm
Lịch sử nhà nước và pháp luật phong kiến nhà Lê, nhà Nguyễn
đã để lại cho hậu thế nhiều giá trị truyền thống trong lĩnh vực pháp
luật thừa kế, nhiều giá trị trong các nội dung này vẫn ít nhiều còn giá
trị trong vận dụng xây dựng pháp luật thừa kế ở nước ta hiện nay.
Vận dụng cổ luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trong hoàn
thiện pháp luật thừa kế Việt Nam hiện nay, là đưa giá trị của nội
dung và các tư tưởng lập pháp tiến bộ, các tục lệ tốt đẹp trong cổ luật
vào xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế hiện hành;



12

13

2.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT THỪA KẾ
THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
2.2.1. Khái niệm pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
Là một quan hệ pháp luật phát sinh trong đời sống kinh tế xã
hội cụ thể, nên pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn trước
hết vẫn chứa đựng đầy đủ những nội dung và tính chất chung trong
phạm trù khái niệm pháp luật về thừa kế như đã nêu trên.
Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn là hệ thống
những quy tắc xử sự do nhà nước của các thời kỳ này ban hành hoặc
thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thừa kế.
Pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn có những đặc
điểm riêng sau đây:
Một là, về quyền để lại thừa kế.
Khác với dân luật hiện đại, thừa kế theo quan niệm truyền
thống và theo pháp luật thời nhà Lê, nhà Nguyễn đều hướng đến mục
đích củng cố nền tảng gia đình và bảo đảm sự lưu truyền dòng dõi hết
đời này sang đời khác. Danh từ ‘ Thừa kế’ được GS Vũ Văn Mẫu
giải thích lại là sự rút ngắn từ bốn chữ ‘kế tự thừa diêu’ (tức là nối
dõi và thừa tiếp sự tế tự).
Hai là, về quyền hưởng di sản thừa kế.
Quyền hưởng di sản thừa kế trong pháp luật thừa kế nhà Lê,
nhà Nguyễn được quy định chung cho cả nam lẫn nữ. Tuy nhiên,
quyền để lại thừa kế thường thuộc về cha mẹ, vợ chồng thì quyền
hưởng thừa kế mở rộng cho con cái.

Ba là, về quyền thừa kế di sản hương hỏa.
Vì liên quan đến việc thờ tự và nối dõi nên quyền thừa kế, khai
thác tài sản hương hỏa trước tiên đương nhiên thuộc về người con
trai trưởng. Đây không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ, nhưng quan
trọng hơn, là vinh dự to lớn, củng cố vị thế của người con trai trưởng
trong dòng tộc.
2.2.2. Nội dung quy định của pháp luật thừa kế thời kỳ nhà
Lê, nhà Nguyễn
2.2.2.1. Nhóm các quy định do Nhà nước ban hành
* Nhóm các quy định những vấn đề chung về thừa kế
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Về thời điểm mở thừa kế
- Về di sản thừa kế

* Nhóm các quy định điều chỉnh quan hệ phát sinh giữa những
chủ thể được hưởng thừa kế
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Quan hệ hôn nhân
- Quan hệ huyết thống
- Quan hệ nuôi dưỡng (nghĩa dưỡng)
* Nhóm các quy định về các hình thức thừa kế
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Thừa kế không có chúc thư
- Thừa kế hương hỏa (thừa kế tự sản)
2.2.2.2. Nhóm các quy định do Nhà nước thừa nhận về
hương ước và luật tục để giải quyết các quan hệ thừa kế
Luận án tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
* Về hương ước (hay còn gọi là khoán ước) liên quan đến thừa kế
* Về luật tục liên quan đến thừa kế
2.3. CÁC GIÁ TRỊ TRONG NỘI DUNG PHÁP LUẬT

THỪA KẾ THỜI KỲ NHÀ LÊ, NHÀ NGUYỄN
2.3.1. Các giá trị tích cực trong pháp luật thừa kế thời kỳ
nhà Lê, nhà Nguyễn
* Trong nội dung các quy định pháp luật thừa kế
Thứ nhất, pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn đã
giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán.
Thứ hai, pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn thể
hiện truyền thống nhân đạo, tinh thần bảo vệ quyền con người.
Thứ ba, pháp luật thừa kế nhà Lê, nhà Nguyễn đã giải quyết tốt
mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật; bảo vệ sự ổn định và hòa
thuận trong gia đình.
* Trong kỹ thuật luật pháp
Thứ nhất, các quy phạm cổ luật thừa kế được xây dựng cụ thể,
chi tiết, dân lấy làm tiện và đảm bảo hiệu lực thực thi bằng việc quy
định các chế tài.
Thứ hai, một số các quy phạm về cổ luật thừa kế thể hiện được
kỹ thuật lập pháp đặc sắc.
2.3.2. Một số hạn chế mang tính lịch sử trong các quy định
pháp luật thừa kế thời kỳ nhà Lê, nhà Nguyễn
Một là, còn tồn tại sự bất bình đẳng trong quyền hưởng di sản
thừa kế giữa vợ và chồng. Hai là, tồn tại sự phân biệt đối xử trong
quyền hưởng thừa kế giữa các con. Ba là, một số vấn đề còn để



×