Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

SKKN đổi mới nội dung bài thể dục nhịp điệu bằng nội dung võ VOVINAM nhằm nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả cho học sinh trường chúng tôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 68 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN CẢNH CHÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỔI MỚI DẠY NỘI DUNG BÀI THỂ DỤC BẰNG NỘI DUNG
VÕ VOVINAM NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, HỨNG
THÚ VÀ HIỆU QUẢ GIỜ HỌC Ở 3 KHỐI THPT.
Môn: THỂ DỤC
Tác giả: TRẦN VĂN HẠNH
Tổ : Xã Hội
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân - Nghệ An

1


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thể dục thể thao (TDTT) là lĩnh vực hoạt động không thể thiếu trong nền văn hoá
của mỗi dân tộc cũng như nền văn hoá của nhân loại. Là một phương tiện giáo dục
hữu hiệu về thể chất đối với mỗi con người.Tập luyện TDTT giúp con người phát
triển về thể chất, củng cố và nâng cao sức khỏe, phát triển cân đối và hài hịa
hình thái cơ thể, đồng thời phát triển các phẩm chất đạo đức, trí sáng tạo, thẩm
mỹ, tăng khả năng làm việc phục vụ cho lao động sản xuất và sẵn sàng bảo vệ
Tổ quốc. Giáo dục thể chất (GDTC) có tầm quan trọng trong việc nâng cao sức
khoẻ về thể lực với mục tiêu “Khoẻ để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khoẻ
để chinh phục đỉnh cao tri thức” và góp phần vào việc phát triển nhân cách cho học
sinh. GDTC trong các trường phổ thông là một mặt giáo dục quan trọng không
thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục
tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước,
cũng như để mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ có điều kiện “Phát triển cao về trí
tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức” để


đáp ứng nhu cầu đổi mới của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
TDTT còn là cầu nối giữa các dân tộc và các quốc gia trên toàn thế giới. Qua đó,
trao đổi và tiếp thu những tinh hoa văn hóa, những thành tựu khoa học kỹ thuật,
học hỏi lẫn nhau, tăng cường tình đồn kết gắn bó hữu nghị giữa các dân tộc và
các quốc gia trên thế giới.
Trong nhiều năm qua, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển nền
TDTT Việt Nam dân tộc, khoa học và nhân dân, chú trọng đến việc tăng cường
công tác GDTC trong các nhà trường. Quyết định số 2198/QĐ - TTg ngày 03
tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thể
dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020 đề cập: “Đẩy mạnh công tác giáo dục
thể chất và thể thao trường học, bảo đảm yêu cầu phát triển con người toàn
diện, làm nền tảng phát triển thể thao thành tích cao và góp phần xây dựng
lối sống lành mạnh trong tầng lớp thanh - thiếu niên”.
Thực hiện theo Quyết định số 2198/QĐ - TTg ngày 03 tháng 12 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam
đến năm 2020 đồng thời để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học, đặc biệt là
công tác phát triển phong trào GDTC nhằm góp phần quan trọng trong việc
tuyển chọn, phát hiện nhân tài thể thao, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng học sinh
nâng cao thành tích, phát triển tố chất thể lực,... tham gia và đạt kết quả cao nhất
về chuyên môn trong các giải TDTT cũng như trong các kỳ Hội khỏe phù đổng
(HKPĐ) các cấp. Mỗi giáo viên dạy thể dục trường chúng tơi nói chung và bản
thân nói riêng ln nêu cao tình thần học hỏi sáng tạo vận dụng những phương
pháp đổi mới trong dạy học. Nghiên cứu những mặt ưu, nhược điểm tình hình
1


đối tượng học sinh và nội dung chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu,
nhiệm vụ trong tình hình mới. Với đặc trưng của bộ môn Thể dục hầu hết các
tiết học đều học thực hành ngoài trời, ngoài việc tổ chức tốt các tiết dạy nội khóa
trong chương trình, chúng ta cần triệt để khai thác vận dụng cơng tác huấn

luyện (học tập ngoại khóa) và các tổ chức Câu lạc bộ TDTT quần chúng vào nội
dung chương trình nội khóa trong nhà trường là điều cần thiết và hết sức quan
trọng. Trong các kỳ HKPĐ các cấp, cơ bản các nội dung học từ bắt buộc đến tự
chọn đều được đưa vào nội dung thi đấu ngoài công tác kiểm tra, đánh giá,
khẳng định chất lượng mũi nhọn bộ mơn thì đây cũng chính là một sân chơi
nhằm phát triển công tác GDTC trong nhà trường. Tạo tinh thần đồn kết, học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tích cực luyện rèn nâng cao về thể chất cho các em,
đồng thời đây cũng chính là chìa khóa nhằm tuyển chọn nhân tài thể thao cho
đất nước...Riêng các nội dung thi võ thuật nói chung là chưa được đưa vào nội
dung học mà chỉ được tuyển chọn qua huấn luyện từ các Câu lạc bộ quần chúng
tổ chức. Vì vậy trong thời gian qua bản thân tôi đã đi khảo sát thực tế trên địa
bàn Huyện nhà Thanh Chương nói riêng và tất cả các huyện trong Tỉnh nói
chung ngồi Phịng Văn hóa mỗi huyện đều có Câu lạc bộ Võ thuật. Từ môn võ
KARATE, TAEKWONDO , VÕ CỔ TRUYỀN, VOVINAM ... Ngồi ra cịn nhiều
Câu lạc bộ võ thuật quần chúng khác thành lập và đông đảo thanh thiếu niên
đang là lứa tuổi học sinh từ cấp tiểu học đến THPT tham gia. Bên cạnh đó,
Trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức giải
TDTT, các kỳ HKPĐ những môn võ: KARATE, TAEKWONDO, VÕ CỔ TRUYỀN,
VOVINAM được Sở, nghành đưa vào môn thi đấu chính thức và tập luyện thành
bài đồng diễn cho các kỳ HKPĐ. Quan sát một số trận đấu trong khuôn khổ
quốc gia, Hội khỏe phù đổng ( HKPĐ) cấp Khu vực, cấp Tỉnh, cấp Huyện. Qua
tiếp xúc với các Huấn luyện Viên, các giáo viên dạy Thể dục thì tất cả đều thừa
nhận rằng đối với môn thi đấu võ thuật nói chung: “Các Vận động viên, học
sinh, sinh viên của chúng ta thi đấu chưa đạt hiệu quả cao là do thể lực còn yếu,
kỹ chiến thuật còn chưa hợp lý, trình độ và kỹ năng thi đấu chưa đáp ứng được
yêu cầu chất lượng của các giải đấu”.
Nguyên nhân ở đây là gì? Theo tơi, nhiều học sinh cảm nhận đây là một nội
dung thi đấu không được đào tạo trong chương trình chính khóa mà chủ yếu các
em được tập luyện qua các câu lạc bộ dẫn đến các em đi học khơng đều, khơng
nhiệt tình tập luyện theo yêu cầu, nhiệm vụ của giáo viên giao cho. Bên cạnh

vấn đề nêu trên, mơn võ thuật cịn có một đặc trưng riêng là địi hỏi học sinh
phải có năng khiếu của bản thân, tính năng động trong học tập và việc học và tập
luyện đòi hỏi phải thường xun liên tục thì mới có thể tiếp thu kiến thức và kỹ
năng, từng bước hoàn thiện được các yêu cầu kỹ thuật và thể lực mà bộ môn địi
hỏi. Do vậy, nhiều học sinh có năng khiếu võ thuật và đã qua tập luyện ở các
câu lạc bộ cảm thấy e ngại thiếu tự tin và gặp nhiều khó khăn khi được giáo viên
2


chọn vào đội tuyển. Mặt khác, yều cầu về học tập ngày càng cao nên các em
dành nhiều thời gian cho việc học các mơn văn hố, thời gian cịn lại rất ít để tự
tập luyện ở nhà . Cịn các câu lạc bộ võ thuật thì chủ yếu chỉ tổ chức vào các dịp
hè vì thế các em khơng được tiếp tục rèn luyện làm mất tính chất liên tục dẫn
đến kết quả môn võ thuật hạn chế. Bên cạnh đó với nội dung học Bài Thể dục
nhịp điệu trong chương trình SGK thể dục từ cấp THCS và cấp THPT tuy có
những mặt ưu điểm nhưng bên cạnh vẫn cịn một số hạn chế đó là khơng phù
hợp với xu thế phát triển tâm sinh lý của thế hệ học sinh hiện nay. Bản thân tôi
đã bước vào nghề dạy 24 năm cũng là nội dung bài TDNĐ đó nhưng đối tượng
HS đã chuyển tiếp sang thời kỳ đổi mới về mọi mặt thể trạng, tri thức và tiếp
cận công nghệ mới cũng như đổi mới phương pháp giảng dạy chính vì vậy qua
khảo sát tâm sinh lý và tính hứng thú học tập của HS thì hầu hết các em cho ý
kiến là Bài TDNĐ nội dung cịn khơ khan, đơn điệu. Với những lí do nêu trên
năm học 2021 - 2022, từ thực tiễn trong công tác giảng dạy kết hợp tâm tư
nguyện vọng của người học tôi mạnh dạn nghiên cứu và thể nghiệm sáng kiến:
“.Đổi mới nội dung bài Thể dục nhịp điệu bằng nội dung võ VOVINAM
nhằm nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả cho học sinh Trường
chúng tôi”. Tôi mong các đồng nghiệp xây dựng, góp ý để sáng kiến hoàn thiện
hơn cùng nhau ứng dụng trong giảng dạy mơn thể dục tại đơn vị mình .
2. MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI.
2.a. Mục đích nghiên cứu

Tơi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
Phát huy tính tích cực tư duy nghiên cứu tìm tịi của học sinh thơng qua hệ
thống mạng intenet, tài liệu sách vở về nội dung võ VOVINAM. Tiếp tục kế
thừa phát huy năng lực cho các em đã tham gia tập luyện ở các câu lạc bộ võ
thuật đồng thời tạo nguồn nhân tài và nâng cao chất lượng vận động viên cho
các kỳ HKPĐ từ cấp cở sở đến cấp quốc gia
Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo hứng thứ học tập, tìm kiếm, dễ dàng
lĩnh hội kiến thức mới cho học sinh.
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cấu trúc nội dung dạy mơn võ
thuật VOVINAM, q trình Sở Giáo dục & Đào tạo hàng năm tổ chức tập huấn
bồi dưỡng cho giáo viên Thể dục môn võ VOVINAM. Đồng thời sau khi nghiên
cứu cấu trúc các bài tập của võ VOVINAM phù hợp với chương trình bài thể
dục nhịp điệu trong SGK và thiết kế thành modul bài giảng khơng làm ảnh
hưởng đến tính khoa học của chương trình SGK cũng như cấu trúc chương trình
giảng dạy của Bộ, Sở qui định nhưng vẫn đem lại tính hứng thú, tích cực hóa
hoạt động học tập của HS đồng thời đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của phòng
3


trào TDTT quần chúng và chương trình GDTC trong nhà trường giai đoạn mới
hiện nay qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập môn Thể dục
và tạo tính hứng thú tập luyện học tập cho HS ở trường THPT nói chung.
2.b. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng modul bài giảng
và sử dụng các bài giảng để phát huy tính hứng thú và tích cực học tập của học
sinh đối với nội dung học võ VOVINAM.
- Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng nội dung dạy võ VOVINAM để
phát huy tính hứng thú và tích cực học tập của học sinh ở trường chúng tôi
- Xây dựng hệ thống các bài tập cụ thể cho từng tiết học phù hợp với chương
trình qui định từng khối lớp và nghiên cứu modul bài giảng có hệ thống nhất từ

khối 10 đến khối 12 theo hướng kế thừa và phát huy theo nguyên tắc: Từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp và từ nhẹ đến nặng
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm đưa vào áp nội dung đã chọn trong quá trình
giảng dạy thể nghiệm một số lớp ở học sinh khối 10.
2.c. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu:
Trong  khuôn  khổ  của  đề  tài tôi  chỉ  nghiên  cứu  việc  xây dựng và sử dụng
nội dung dạy võ VOVINAM ở  trường chúng tôi. 
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10:

Gồm: + Lớp thực nghiệm 10A1 có 42 em  HS
+ Lớp đối chứng 10A2 có 42 em HS,
Tổng số 84 em HS.
- Thời gian: Từ tháng 9/2021 - 12/2021
-Địa điểm:Trường chúng tôi.
2.e. Phương pháp nghiên cứu:
Để giải quyết nhiệm vụ đề ra, trong q trình nghiên cứu tơi đã sử dụng
các phương pháp sau:
-. Phương pháp nghiên cứu lý luận .
-. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
-. Phương pháp quan sát .
-. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
-. Phương pháp phỏng vấn , thực nghiệm
- Phương pháp kiểm tra đánh giá các tố chất thể lực và kỹ thuật
-. Phương pháp thống kê toán học.
4


PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI
DẠY NỘI DUNG BÀI THỂ DỤC BẰNG NỘI DUNG VÕ VOVINAM

NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ GIỜ
HỌC Ở 3 KHỐI THPT.
I.1. Cơ sở lý luận của đổi mới dạy nội dung bài thể dục bằng nội dung võ
thuật cổ truyền nhằm nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả giờ học
I.1.a. Cơ sở pháp lý
- Luật giáo dục số 43/2019/QH14, Điều 30 quy định: “ Phương pháp giáo dục
phổ thơng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù
hợp với đặc trưng từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi
dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy
độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học; tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng vào q trình giáo dục ”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/202013 của Hội nghị TW 8 khóa XI về
đổi mới căn bản tồn diện giáo dục và đào tạo xác định: “ Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
trọng phẩm chất, năng lực người học”; “ Tập trung phát triển trí tuệ, phẩm chất,
hình thành phẩm chất năng lực cơng dân, phát hiện bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
I.1.b. Cơ sở thực tiễn
Những năm trước đây phòng trào TDTT quần chúng chưa phát triển, hệ thống
mạng, intenet chưa phổ biến. Học sinh hoạt động TDTT cơ bản thông qua các
giờ học thể dục chính khóa. Hiện nay khi đất nước phát triển nhu cầu hoạt động
TDTT quần chúng phát triển, nhận thức của các bậc phu huynh về sinh hoạt,
nhu cầu vận động của con em mình là rất cần thiết và bổ ích ngồi việc hạn chế
con em chơi các trò chơi điện tử, truy cập các trang mạng không lành mạnh
thường đăng ký cho con em tham gia hoạt động các câu lạc bộ thể thao như:
Bóng đá, bóng chuyền, cầu lơng, bơi, câu lạc bộ võ thuật vv... Nhưng khi bước
vào cấp học THPT do thời gian học văn hóa nhiều khơng có thể tiếp tục theo tập

câu lạc bộ các em phải nghỉ tập để học văn hóa. Đối với nội dung: Bóng chuyền,
bóng đá, cầu lông, bơi các em vẫn được tiếp tục học tập và nâng cao trình độ
qua kiến thức và tập luyện trong giờ Thể dục chính khóa. Riêng mơn võ thuật là
nội dung rất được nhiều em ưa thích ...Thực tiễn hiện nay đội ngũ giáo viên dạy
5


bộ môn GDTC cơ bản được đào tạo nội dung môn võ VOVINAM tại các trường
Đại học và hàng năm cũng được Sở GD & ĐT cử đi bồi dưỡng tập huấn đầy đủ
môn võ VOVINAM. Nhưng chưa được đưa vào chương trình dạy chính khóa
nhằm giúp các em tiếp tục phát huy tính hứng thú và ham thích cũng như để
giáo viên thực hiện nhiệm vụ đào tạo vận động viên và tuyển chọn huấn luyện
nhân tài võ VOVINAM cho đất nước.
I.1.c. Đặc điểm tâm, sinh lý của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
- Về mặt tâm lý: Ở lứa tuổi này các em bắt đầu thích chứng tỏ mình là người
lớn, muốn để cho mọi người tơn trọng mình đã có trình độ hiểu biết nhất định,
có khả năng phân tích tổng hợp, các em muốn hiểu biết nhiều, có nhiều hồi bão
trong học tập thành tích trong thể thao và cả mơ ước tương lai sự nghiệp. Nhưng
các em còn nhiều nhược điểm, thiếu kinh nghiệm và tính kiên trì trong sinh hoạt
học tập và cuộc sống.
- Về mặt hứng thú: Các em đã có thái độ tự giác tích cực trong học tập xuất phát
từ động cơ học tập đúng đắn và hướng tới việc chọn nghề sau khi đã học xong
Trung học phổ thơng (THPT) hay đạt thành tích cao trong các kỳ hội khỏe phù
đồng(HKPĐ). song hứng thú học tập rèn luyện cũng còn nhiều động cơ khác
nhau như: Giữ lời hứa với Bố mẹ bạn bè và đôi khi các em vẫn cịn mang tính tự
ái, e dè hiếu danh… cho nên giáo viên cần định hướng tạo cơ hội nắm bắt tâm
sinh lý của các em tạo điều kiện xây dựng động cơ đúng đắn cho các em được
hứng thú bền vững trong học tập nói chung và trong giáo dục thể chất nói riêng.
- Về mặt tình cảm; So với học sinh các cấp học trước học sinh THPT biểu lộ rõ
rệt hơn tình cảm gắn bó và u quí mái trường mà các em sắp phải rời xa, đặc

biệt là đối với giáo viên gây được thiện cảm và sự tôn trọng cảu các em là một
trong những thành công trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Điều đó giúp giáo
viên thuận lợi trong q trình giảng dạy, thúc đẩy các em tích cực, tự giác trong
học tập và ham thích mơn thể dục. Do vậy giáo viên phải là người mẫu mực
trong ứng xử giao tiếp với học sinh, công bằng, biết động viên kịp thời và quan
tâm đúng mức tới học sinh, tôn trọng kết quả học tập cũng như tình cảm của các
em.
- Về trí nhớ; Ở lứa tuổi này hầu như các em khơng cịn việc ghi nhớ máy móc do
các em đã biết cách ghi nhớ hệ thống, đảm bảo tính logic, tư duy chặt chẽ hơn là
lĩnh hội bản chất của vấn đề.
* Đặc điểm phát triển khả năng vận động và tố chất thể lực
Sự phát triển khả năng vận động và các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với
với sự phát triển của cơ thể nói chung và của từng cơ quan nói riêng. Bản thân
sự vận động cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển cơ thể.
+ Phát triển bộ máy vận động: Trong q trình phát triển của cơ thể có sự thay
đổi mô sụn bằng mô xương. Cùng với sự phát triển cơ thể chiều dài, chiều dày
6


và biến đỗi thành phần hóa hóa học của xương cũng như độ bền của xương tăng
lên, tủy xương trong ống xương cũng phát triển dần theo lứa tuổi. Sự phát triển
của cơ phụ thuộc vào sự phát triển của xương.
+ Sự phát triển các tố chất thể lực: Quá trình hình thành và phát triển các các tố
chất thể lực ln có quan hệ chặt chẽ với sự hình thành kỹ năng vận động và
mức độ phát triển các cơ quan , hệ cơ quan cơ thể. Sự phát triển tố chất thể lực
không đồng đều, các tố chất thể lực có giai đoạn phát triển nhanh, có giai đoạn
phát triển tương đối chậm
I.1.d. Tác dụng của việc đổi mới nội dung bài thể dục nhịp điệu bằng nội
dung võ thuật cổ truyền nhằm nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả
giờ học môn GDTC ở Trường chúng tơi.

Giúp học sinh có động lực học tập bằng cách đáp ứng nhu cầu cơ bản của
chúng trong lớp học. Học sinh khi học tập một cách có động lực sẽ là người học
suốt đời. Những chiến lược dưới đây sẽ cải thiện động lực và hứng thú của học
sinh trong lớp học và mang đến một môi trường học tập tốt hơn.
Khi nói đến việc tạo động lực trong lớp học chúng ta thường nghĩ về các
chiến lược để động viên, khuyến khích học sinh làm điều gì đó hoặc thực hiện
nhiệm vụ học tập với nỗ lực cao hơn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu một cách sâu
hơn, chúng ta nhận ra rằng, động lực học tập không đơn thuần đến từ lời khen
hay phần thưởng. Nó là sự thỏa mãn bên trong giống như sự thỏa mãn những
nhu cầu cá nhân.Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thể phân
loại các chiến lược tạo động lực và hứng thú thành những chiến lược bên ngoài
và những chiến lược tạo động lực từ bên trong.
Các hình thức tạo động lực bên ngồi đến từ một tác nhân bên ngồi.
Ngược lại, các hình thức động lực nội tại khai thác vào các yếu tố từ chính bên
trong. Những hình thức động lực này có thể đến sự thỏa mãn bên trong, chẳng
hạn như sự thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Để học sinh có động lực nội tại, điều
quan trọng là các nhu cầu cơ bản của chúng được đáp ứng. Điều này có nghĩa là,
giáo viên phải cung cấp một môi trường lớp học và trạng thái cảm xúc của học
sinh mà việc học tập cá nhân có thể phát triển.
Nhu cầu cơ bản
Nhu cầu cơ bản của con người về tình yêu và sự thuộc về, quyền lực,
năng lực, tự do và niềm vui dường như là những điều vốn có và mang tính phổ
quát. Những nhu cầu cơ bản này tồn tại liên tục cả trong và ngoài lớp học. Bằng
chứng cho thấy một học sinh đến từ một gia đình trong đó nhu cầu cơ bản được
đáp ứng, nhiều khả năng học sinh đó sẽ hành động tự tin hơn, tập trung và tin
tưởng hơn.
Là giáo viên, chúng ta phải nhận ra học sinh có những nhu cầu cơ bản và
những nhu cầu đó sẽ tự thể hiện, bằng cách này hay cách khác ở trường. Khi
7



chúng ta nhìn nhận các vấn đề về hành vi và khơng khí cảm xúc trong lớp học
thơng qua lăng kính của các nhu cầu cơ bản, các vấn đề sẽ được chiếu sáng và
các giải pháp trở nên rõ ràng hơn
Yêu và tin
Cảm giác yêu thương và thuộc về được cho là nhu cầu cơ bản nhất của
con người. Khi một học sinh cảm thấy không được yêu thương, xa lánh hoặc cô
lập, các phản ứng bên trong thông thường là cảm giác tội lỗi, vô dụng, cô đơn và
lòng tự trọng bị hạ thấp, trong khi các phản ứng bên ngồi thơng thường bao
gồm những hành động q khích. Giáo viên có thể cho học sinh cảm giác yêu
thương và thân thuộc hơn bằng cách nhận ra những phẩm chất và tài năng độc
đáo, tạo ra một môi trường lớp học an toàn về mặt cảm xúc, và thể hiện sự quan
tâm và tôn trọng thực sự.
Sức mạnh
Ý thức về quyền lực có liên quan cơ bản đến sự phát triển của nhu cầu
kiểm soát bản thân. Khi một học sinh cảm thấy chúng khơng có bất kỳ sức mạnh
nào, các phản ứng bên trong phổ biến bao gồm rút lui và thụ động, trong khi các
phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm nổi loạn và thù địch. Giáo viên có thể
cung cấp cho học sinh cảm giác có quyền lực bằng cách cho họ lựa chọn, trao
trách nhiệm và cơ hội cho lãnh đạo và trao quyền sở hữu cho việc phát triển các
nội quy, quy trình của lớp.
Năng lực
Phần lớn bản sắc của chúng ta được kết nối với những gì chúng ta có thể
làm và khả năng thực hiện tốt như thế nào. Khi một học sinh cảm thấy vô dụng,
không được đánh giá cao, không đủ năng lực hoặc không được coi trọng, các
phản ứng thông thường bao gồm mất động lực hoặc cảm giác không thỏa đáng,
trong khi các phản ứng bên ngồi thơng thường là khoe khoang, hành động q
thẩm quyền, gây chú ý và kiếm cớ gây sự. Giáo viên có thể cho học sinh ý thức
cao hơn về năng lực bằng cách tập trung vào sự tiến bộ chứ khơng phải kết quả,
xóa bỏ sự so sánh giữa các học sinh với nhau, nhận ra sự tiến bộ của học sinh,

bày tỏ kỳ vọng cao và giúp học sinh đạt được mục tiêu mà chúng đã đặt ra.
Sự tự do
Mỗi chúng ta đều cần cảm giác rằng chúng ta tự chủ và có quyền tự do
lựa chọn. Chúng ta phải cảm thấy được tự do để có thể thể hiện cá tính của
mình. Khi học sinh cảm thấy q bị hạn chế hoặc bị cầm tù, các phản ứng bên
trong thông thường sẽ bị rút lại hoặc bực bội. Trong khi các phản ứng bên ngoài
phổ biến bao gồm chống trả, chống cự tích cực hoặc tìm kiếm con đường xung
quanh sự kiểm sốt. Giáo viên có thể giúp học sinh trải nghiệm sự tự do thông
qua việc hỗ trợ học sinh tự chủ và sáng tạo, tránh sự khen ngợi và thất vọng cá
nhân, xác nhận các quan điểm khác nhau trong lớp. Cho học sinh thấy rằng giáo
8


viên không phải lúc nào cũng biết tất cả và mọi người đều có quyền mắc sai
lầm.
Sự vui vẻ
Mỗi chúng ta đều cần được vui chơi, trải nghiệm sự ngạc nhiên và niềm
vui. Khi một học sinh bị đặt trong một mơi trường kìm nén hoặc tẻ nhạt, các
phản ứng bên trong phổ biến bao gồm buồn chán, thất vọng và mơ mộng, trong
khi các phản ứng bên ngoài phổ biến bao gồm tạo ra một trò vui của riêng mình,
lơi kéo giáo viên vào các trị chơi (ngồi nhiệm vụ). Giáo viên có thể thúc đẩy
học sinh cảm giác vui vẻ bằng cách sử dụng sự hài hước, tạo cơ hội cho chơi
sáng tạo, làm cho việc học trở nên hấp dẫn và thú vị và sử dụng chu đáo cạnh
tranh lành mạnh.
Một khi năm nhu cầu này được đáp ứng trong lớp học, học sinh sẽ có
được khát khao, mong muốn học tập từ bên trong. Đó chính là nguồn động lực
gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn GDTC mà chúng được sống trong
một không gian nơi chúng có thể tập trung vào việc học có mong muốn tự học.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN GDTC Ở TRƯỜNG
THPT CHÚNG TÔI TRONG NHỮNG NĂM QUA.

I. Tổ chức khảo sát thực trạng
I.1. Các quan điểm của Đảng, Nhà nước và định hướng phát triển GDTC
trong thời kì đổi mới.
Mục tiêu giáo dục của chúng ta là “…đào tạo con người Việt Nam phát triển
tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ
quốc”.
Đảng ta luôn khẳng định rõ vị trí và tầm quan trọng của TDTT trong việc thực
hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh và
động lực phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng diễn
ra từ ngày 19/4 đến 22/4/2011 đã đề ra văn kiện quan trọng về chủ trương đường
lối trong lãnh đạo xây dựng đất nước trong những năm đầu thế kỷ 21. Đối với công
tác TDTT văn kiện có ghi “Phát triển mạnh hoạt động TDTT cả về quy mơ và chất
lượng, góp phần nâng cao thể lực và phát huy tinh thần dân tộc của con người Việt
Nam”. Văn kiện cũng khẳng định “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về
nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển thể dục thể
thao quần chúng và thể thao thành tích cao”.
- Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020”, gọi tắt
là Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị.
9


- Hướng dẫn số 40 - HD/BTGTW - BCSĐBVH,TTVDL, ngày 05 tháng 3 năm
2012 về hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 08 - NQ/TW của Bộ Chính trị. Tập
trung vào những nội dung chủ yếu sau: Phát triển phong trào thể dục thể thao
quần chúng, nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và thể thao trường học; Mở
rộng và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo tài năng thể thao, phát triển thể thao
thành tích cao trên địa bàn, vùng, miền; Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu

lực quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển nguồn nhân
lực trong lĩnh vực thể dục thể thao; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ
đảng, chính quyền..
Ngày nay Đảng ta đã khẳng định “Phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng
trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người; công tác TDTT phải góp phần tích cực
nâng cao sức khỏe, thể lực; giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh;
làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; nâng cao năng xuất
lao động xã hội và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang”. Để xứng đáng
với vị trí quan trọng đó, cơng tác TDTT phải theo đúng định hướng của Đảng,
bám sát các yêu cầu thực tiễn cuộc sống, hoạt động có hiệu quả thiết thực, gắn
mục tiêu xây dựng con người, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh
quốc phòng, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp
nhân dân về sức khỏe, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao đời sống văn
hóa tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
TDTT quần chúng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của một nền TDTT
nước nhà và phát triển TDTT quần chúng là mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên hàng
đầu trong định hướng phát triển sự nghiệp TDTT nước ta. Bởi chỉ có chăm lo,
gây dựng phong trào thể thao quần chúng tốt mới có thể tạo dựng được nền
tảng và những điều kiện tiền đề cần thiết để phát triển thể thao thành tích cao,
mở rộng quan hệ quốc tế và qua đó đưa sự nghiệp TDTT nước nhà tiến
nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của
nền giáo dục XHCN. GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hồn thiện cá tính,
nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất của học sinh nhằm
đào tạo con người mới phát triển tồn diện, phục vụ đắc lực cho cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh quốc phòng, thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn hiện nay là Xây dựng thành công CNXH và
Bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng vị trí cơng tác GDTC, là một mặt
trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường XHCN. GDTC trong nhà
trường các cấp còn giữ vai trò quan trọng, then chốt trong chiến lược phát triển
sự nghiệp TDTT. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào
10


tạo chung, đồng thời là một bộ phận quan trọng của nền TDTT Việt Nam.
GDTC trong trường học đang cùng với thể thao thành tích cao, thể thao cho mọi
người và các bộ phận thể dục khác, đảm bảo cho nền TDTT phát triển cân đối và
đồng bộ, góp phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT
Việt Nam.
Giáo dục con người phát triển toàn diện phải “kết hợp hài hòa sự phong phú về
tinh thần, sự trong sáng về đạo đức, sự toàn diện về thể chất.” Sự cường tráng về
thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý tạo ra sản
phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội. Vì vậy, chăm lo cho con người về thể chất là
trách nhiệm của tồn xã hội nói chung và ngành TDTT nói riêng. Đó chính là
mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền giáo dục TDTT nước ta mà Đảng, Nhà
nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm, nhắc nhở.
Đến nay hệ thống tổ chức quản lý giáo dục thể chất đã được hình thành và phát
triển trong nhà trường các cấp từ địa phương đến trung ương, khẳng định vị thế
quan trọng của công tác giáo dục thể chất trong sự nghiệp giáo dục đào tạo của
nước ta. Có thể thấy rằng lĩnh vực GDTC trong trường học nói chung và giáo
dục thể chất trong các trường THPT nói riêng, đã và đang thu hút sự chú ý quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, các nhà giáo dục học và chuyên môn.
I.2. Thực trạng về dạy học GDTC ở trường chúng tôi.
I.2.a. Thực trạng chương trình mơn học GDTC tại trường chúng tơi.
Tiến hành đánh giá thực trạng chương trình giảng dạy mơn học Thể dục tại
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân thông qua tham khảo tài liệu và phỏng vấn
trực tiếp các giáo viên giảng dạy môn học thể dục tại trường. Kết quả được trình

bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thực trạng chương trình giảng dạy môn Thể dục
tại Trường chúng tôi.
Khối 10

Khối 11

Khối 12

TT

Nội dung giảng dạy

Số giờ

Tỷ lệ
Số giờ
%

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số giờ
%
%

1

Lý thuyết

2


2.9

2.9

2

Thể dục nhịp điệu

10

14.28 10

14.28 10

14.28

3

Các môn nhảy

12

17.14 12

17.14 12

17.14

4


Các ND chạy ngắn

10

14.28 10

14.28 10

14.28

5

Cầu lông

10

14.28 10

14.28 10

14.28

6

Đá cầu

6

8.57


8.57

8.57
11

2

6

2

12

2.9


7

Các môn tự chọn

12

17.14 12

17.14 12

17.14

8


Kiểm tra

8

11.42 8

11.42 8

11.42

9

Tổng số

70

100

100

100

70

70

Qua đó cho thấy, Trường chúng tơi đang giảng dạy mơn học Thể dục theo
chương trình thống nhất được Bộ sở Giáo dục - Đào tạo quy định.
Qua nghiên cứu phân phối chương trình mơn học Thể dục của nhóm

chun mơn ban hành dựa trên hướng dẫn và phê duyệt của BGH phụ trách
chun mơn cho thấy: Tồn bộ chương trình môn học thể dục bao gồm 7 nội
dung cơ bản với 70 tiết học trong một năm, học kỳ I có 36 tiết, học kỳ II có 34
tiết và mỗi tuần có 2 tiết, trong đó sự phân chia thời gian cho từng nội dung cụ
thể như sau:
+ Số giờ học lý thuyết chỉ có 2 giờ chiếm 2,9% tổng số giờ cho từng khối, như
vậy là q ít khơng đủ để giáo viên truyền đạt và học sinh có thể tiếp thu hết
những kiến thức chung cũng như các kỹ thuật thể thao. Đây là điểm hạn chế của
chương trình, gây khó khăn cho nhận thức cơ bản về tri thức TDTT cho học sinh.
+ Các nội dung như chạy, nhảy, đều là nội dung của môn điền kinh, cầu
lông các nội dung này chiếm một tỉ lệ lớn (chạy có 10 tiết chiếm 14,28%; các
mơn nhảy có 12 tiết chiếm 17,14%; cầu lông 10 tiết chiếm 14,28%) đây là
những nội dung chủ yếu của môn học. Các môn học này các em đã được làm
quen từ các lớp dưới, điều đó đã phần nào tạo cho các em cảm giác nhàm chán,
đơn điệu khơng kích thích đươc sự hứng thú tập luyện cho các em.
+ Thể dục trong nhà trường cũng được chú ý với 10 tiết chiếm 14,28%.
Tuy nhiên, do trang thiết bị chưa được đầy đủ, nhà tập chưa được xây dựng nên
nội dung chủ yếu là đội hình đội ngũ và một số các bài thể dục tay không.
+ Các môn thể thao tự chọn có 12 tiết chiếm 17,14% thời gian, tỷ lệ này không
nhỏ nhưng thực tế số giờ này bị cắt bớt để bù vào các nội dung khác chưa tập vì
lý do thời tiết hay một số lý do khác. Trong các giờ học tự chọn vì điều kiện sân
bãi dụng cụ tập luyện khơng đủ nên khơng có điều kiện để cho các em tập luyện
mơn thể thao mà mình u thích và khơng tạo được cho các em hứng thú tập
luyện.
I.2.b. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC Trường chúng
tôi.
Chúng tôi thấy rằng, thực tiễn cơ sở vật chất dụng cụ trang thiết bị tập
luyện của nhà trường hiện nay tương dối đảm bảo gồm 3 sân học và tập luyện
cho môi giáo viên giảng dạy. Về diện tích khn viên nhà trường đủ rộng và
được lát ghạch sạch sẽ an tồn, bóng mát phù hợp cho các em tập luyện học tập

kể cả giờ học tiết 4. Phòng học được trang bị đầy dủ tivi màn hình chiếu lớn có
12


thể giáo viên sử dụng dạy .. những buổi học thời tiết không thuận lợi như mưa,
dạy trực tuyến mùa dịch covid…
I.2.c. Thực trạng tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho học sinh
Trường chúng tơi.
Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân nằm ở vị trí trung tâm của Thị trấn huyện
nhà có nhiều câu lạc bộ, sân chơi thể thao và hằng năm các em được tiếp cận
học hỏi qua các giải thi đấu thể thao như: HKPĐ của nghành từ cấp huyện, cụm,
cấp tỉnh, và các giải thể thao do huyện nhà tổ chức. Vì vậy việc tổ chức hoạt
động TDTT ngoại khóa cho học sinh Trường chúng tơi có nhiều mặt thuận lợi.
Thông thường, bộ môn Thể dục tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa cho học
sinh khi chuẩn bị có giải thi đấu thể thao và tổ chức theo hình thức đội tuyển,
khơng tổ chức đại trà. Khi tổ chức các mơn TDTT ngoại khóa, bộ mơn sẽ cử
giáo viên hướng dẫn. Căn cứ vào nội dung ngoại khố để phân cơng giáo viên
hướng dẫn học sinh theo từng nội dung được phân công bồi dưỡng chứ không cố
định giáo viên phải hướng dẫn cụ thể số học sinh là bao nhiêu. Thời gian còn lại,
học sinh tập luyện TDTT ngoại khóa theo hình thức tự phát hoặc theo các câu
lạc bộ mình đăng ký tham gia và có thể được sử dụng cơ sở vật chất sẵn có của
nhà trường để tiến hành tổ chức tập luyện.
I.2.d. Thực trạng đối tượng nghiên cứu
- Mục đích khảo sát: Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các bài tập
và biện pháp mang tính quy trình khi sử dụng chúng trong dạy học các nội dung
học của mơn Thể dục nói chung và nội dung học võ VOVINAM nói riêng.
Đối tượng tơi chọn là 2 lớp 10 A1 và 10A2 với 84 em, tỷ lệ nam nữ giữa các lớp
tương đương với nhau. Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như
bằng nhau.
Đối tượng được chia làm 2 nhóm:

Nhóm đối chứng: Lớp 10A2 gồm 42 em học sinh
- Tập luyện bình thường theo PPCT ban hành.
Nhóm thực nghiệm: Lớp 10A1 gồm 42 em học sinh
- Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng sáng kiến vào giảng dạy.
- Nội dung khảo sát:
+ Nhận thức của HS về việc nội dung đổi mới bài TDNĐ bằng nội dung võ
VOVINAM vào chương trình giảng dạy môn thể dục.
+Ý kiến của HS về việc đổi mới bài TDNĐ bằng nội dung võ VOVINAM
vào chương trình giảng dạy môn thể dục.

13


+ Nhận thức của GV về vai trò, tác dụng của việc sử dụng nội dung đổi
mới bài TDNĐ bằng nội dung võ VOVINAM vào chương trình giảng dạy mơn
thể dục.
- Phương pháp khảo sát:
Bằng phương pháp quan sát (thông qua dự giờ, thăm lớp), điều tra bằng
phiếu anket, phỏng vấn trực tiếp GV, HS tổng kết kinh nghiệm của GV để thu
thập thông tin về thực trạng nghiên cứu, thống kê toán học (dùng để xử lý số
liệu thu thập được)
- Thời gian khảo sát: tháng 02 và tháng 12 năm 2021
II. Kết quả khảo sát
II.1. Nhận thức của HS về việc nội dung đổi mới bài TDNĐ bằng nội dung
võ VOVINAM vào chương trình giảng dạy mơn thể dục.
Qua phân tích xử lý số liệu thu được từ ý kiến trả lời 2 câu hỏi dành cho HS
chúng tôi thấy rằng:
+ Đưa nội dung võ VOVINAM vào thay thế nội dung bài TDNĐ để giảng
dạy nhằm tăng sự hứng thú và tính tích cực học tập của học sinh theo ý kiến của
các em có đến 86% chọn phương án a) rất cần thiết, 13% chọn phương án b) cần

thiết và chỉ có 1% chọn phương án c) khơng cần thiết.
+ Với câu hỏi 2 thì có 92 % các em chọn phương án a) rất yêu thích, 8% chọn
phương án b) u thích và khơng có em nào chọn phương án c). như vậy qua
khảo sát ý kiến của các em cho thấy việc lựa chọn nội dung võ VOVINAM vào
giảng dạy thay thế nội dung bài TDNĐ theo tôi là rất hợp lý và đáp ứng được
nguyện vọng của các em.
II.2. Nhận thức của GV về vai trò, tác dụng của việc sử dụng nội dung
đổi mới bài TDNĐ bằng nội dung võ VOVINAM vào chương trình giảng
dạy mơn thể dục.
Qua phân tích số liệu thu được từ ý kiến trả lời 2 câu hỏi dành cho GV
(phụ lục 1) chúng tôi thấy rằng:
- 100% GV khẳng định sử dụng sáng kiến này trong dạy học nội dung Thể
dục là rất cần thiết (câu hỏi 1)
- Về vai trò, tác dụng của việc sử dụng nội dung đổi mới bài TDNĐ bằng
nội dung võ VOVINAM vào chương trình giảng dạy mơn thể dục. 100% Gv
khẳng định sử dụng sáng kiến này trong dạy học nội dung Thể dục là rất có tác
dụng (câu hỏi 2)

14


II.3. Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh
nghiệm đổi mới nội dung bài thể dục nhịp điệu bằng nội dung võ
VOVINAM nhằm nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả giờ học
II.3.a. Những thuận lợi khi xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh nghiệm đổi
mới nội dung bài thể dục nhịp điệu bằng nội dung võ VOVINAM nhằm
nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả giờ học
1) Đội ngũ GV giảng dạy mơn Thể dục có trình độ chuyên môn tốt (02 GV đạt
chuẩn đào tạo) đã có chứng chỉ đào tạo qua mơn võ VOVINAM, ln tâm huyết
với nghề. Bản thân tôi cũng là một giáo viên được đào tạo đạt chuẩn tại trường

Đại Học Vinh và đạt giáo viên giỏi môn Thể dục.
2) Tổ chuyên mơn có sự đồn kết cao, ln có sự phối hợp, bàn bạc, học hỏi
kinh nghiệm của nhau, thống nhất với nhau trong các hoạt động chuyên môn.
Các GV đều nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc đổi mới nội dung Bài
TDNĐ bằng nội dung môn võ VOVINAM nhằm tăng sự hứng thú và tính tích
cực học tập của học sinh đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong đổi mới
phương pháp và chương trình dạy học thời kỳ mới.
3) Qua cách đánh giá ở trên chúng tơi nhận thấy đã có những HS có ý thức tốt,
tích cực, độc lập trong học tập, đây là cơ sở để GV sử dụng sáng kiến trong dạy
học nhằm lôi cuốn các HS này và thông qua họ tạo ra bầu khơng khí tương tác
tốt trong học tập. Đặc biệt là nhiều em đã được đào tạo huấn luyện qua các câu
lạc bộ võ thuật quần chúng vì vậy việc chọn lựa cốt cán trợ giảng cho giáo viên
khá thuận lợi, các em ln thích thú và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao.
II.3.b. Những khó khăn khi xây dựng và sử dụng sáng kiến kinh nghiệm đổi
mới nội dung bài thể dục nhịp điệu bằng nội dung võ VOVINAM nhằm
nâng cao tính tích cực, hứng thú và hiệu quả giờ học
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, khi xây dựng và sử dụng sáng kiến trong
dạy học. vẫn cịn một số khó khăn, tồn tại cần phải giải quyết:
1) Số lượng HS thụ động trong học tập cịn rất nhiều khơng khí học tập chưa
tốt, bên cạnh đó vẫn cịn hiện tượng HS học “đối phó” chỉ mục đích học cho
qua, chưa chịu khó tìm hiểu tham khảo qua sách báo thời sự, internet.
2) Số lượng giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu trên Internet liên quan đến dạy
học nội dung mơn võ VOVINAM vẫn cịn ít và thiếu.
3) Trong quá trình tổ chức dạy học môn Thể dục do đặc thù không thi tốt nghiệp
nên ý thức học tập của HS còn chưa cao.

15


CHƯƠNG III: DẠY NỘI DUNG BÀI THỂ DỤC BẰNG NỘI DUNG VÕ

VOVINAM NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, HỨNG THÚ VÀ
HIỆU QUẢ GIỜ HỌC
I.1. Nội dung đổi mới .
I.1.a. Cấu trúc khung chương trình giảng dạy nội dung bài TDNĐ tại
Trường chúng tôi.
Khối 10

Khối 11

Khối 12

TT

Nội dung giảng dạy

Số giờ

Tỷ lệ
Số giờ
%

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số giờ
%
%

1

Lý thuyết


2

2.9

2.9

2

Thể dục nhịp điệu

10

14.28 10

14.28 10

14.28

3

Các môn nhảy

12

17.14 12

17.14 12

17.14


4

Các ND chạy ngắn

10

14.28 10

14.28 10

14.28

5

Cầu lông

10

14.28 10

14.28 10

14.28

6

Đá cầu

6


8.57

8.57

8.57

7

Các môn tự chọn

12

17.14 12

17.14 12

17.14

8

Kiểm tra

8

11.42 8

11.42 8

11.42


9

Tổng số

70

100

100

100

2

6

70

2

12

70

2.9

I. LỚP 10.
Cả năm: 35 tuần = 70 tiết. - Học kỳ 1: 18 tuần = 36 tiết.
- Học kỳ 2: 17 tuần = 34 tiết

Lý thuyết

Học

TD NĐ
Chạy bền
TD NĐ
Chạy ngắn.

Học
Học
Ôn
Học

Chạy bền

Học

TD NĐ

Ôn
Học
Học
Ôn
Ôn

Tiết 1
Tiết 2

Tiết 3


Tiết 4
Tiết 5

Chạy ngắn.
Chạy bền
TD NĐ

+ Giới thiệu: Mục tiêu nội dung chương trình TD lớp 10
(Tóm tắt)
+ Tập luyện TDTT và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để
rèn luyện sức khoẻ (học nội dung 1)
+ Học động tác 1, 2, 3(bài TDNĐ cho nam riêng, nữ riêng).
+ Tập bài tập 1 (tr 71)
+ Ôn nội dung tiết 2.
+ Giới thiệu kỹ thuật chạy ngắn, cách sử dụng bàn đạp,
xuất phát.
+ Bài tập 1 và 2 (tr 55,56), Chạy nhanh 30-40m
+ Chạy bền: Luyện tập chạy bền trên điạ hinh tự nhiên.
+ Ôn động tác 1-3.
+ Học động tác 4 và 5.
+ Bài tập 3 và 4 (tr 56)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Ơn từ động tác 1 - 5

16


Chạy ngắn.
Chạy bền

Tiết 6

Tiết 7

TD NĐ
Chạy ngắn.
Chạy bền
TD NĐ
Chạy ngắn.
Chạy bền
TD NĐ

Tiết 8
Tiết 9

Chạy bền
Lý thuyết:
TD NĐ

Tiết 10

Tiết 11

Chạy bền
TD NĐ
Chạy ngắn.
Chạy bền
TD NĐ

Tiết 12


Tiết 13

Tiết 14

Tiết 15
Tiết 16
Tiết 17
Tiết 18
Tiết 19

Chạy bền
TD NĐ
Chạy ngắn.
Chạy bền

Học
Học
Ôn
Học
Ôn
Ôn
Học
Học
Ôn
Ôn
Học
Ôn
Học
Ôn

Học
Ôn
Ôn
Học
Ôn
Ôn
Học
Học
Ôn
Học
Ôn

TD NĐ
Chạy ngắn.
Chạy bền
TD NĐ
Chạy ngắn.

Ôn
Học
Ôn
Ôn

Chạy bền
TD NĐ
Chạy ngắn.
Chạy bền
Chạy ngắn.

Học

Học
Ôn
Ôn
Ôn

Chạy bền
TD NĐ
Chạy bền
TD NĐ
Chạy bền

Học
Ôn
Ôn
Ôn
Ôn

+ Học động tác 6-7
+ Bài tập 5 (tr 56,57) và một số điều luật điền kinh (phần
chạy ngắn)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Ơn từ động tác 1-7.
+ Bài tập 6 và 7 (tr 57)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Ơn động tác 1-7
+ Bài tập 2 và 4(tr61)
+ Trò chơi phát triển tốc độ (do GV chọn)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
+ Ơn từ động tác 1-7
+ Học động tác 8 và 9

+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
+ Tập luyện TTTD và sử dụng các yếu tố thiên nhiên để
rèn luyện sức khoẻ (nội dung 2 và 3)
+Ôn động tác 1-9.
+ Học động tác 10-11
+ Hiện tượng cực điểm và cách khắc phục.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Ôn từ động tác 1-11.
+ Bài tập 9 (tr 57)
+ Trị chơi giáo dục sức bền (do GV chọn)
+ Ơn từ động tác 1-11
+ Học động tác 12 và 13
+ Bài tập 7 (tr 61)
+ Ôn từ động tác 1-13
+ Bài tập 5 (tr 61)
+ Tập những nội dung học sinh còn yếu (do GV chọn).
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
+ Ơn từ động tác 1-13
+ Học động tác 14,15, và 16
+ Bài tập 6 (tr 71).
+ Ôn từ động tác 1-16
+ Bài tập 5 (tr 61)
+ Bài tập 9 (tr 57)
+ Trò chơi giáo dục sức bền (do GV chọn).
+ Ôn từ động tác 1-16
+ Bài tập 9(tr 57)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Bài tập 5 (tr 61)
+ Bài tập 9 (tr 57)
+ Trò chơi giáo dục sức bền (do GV chọn).

+ Hoàn thiện bài TD NĐ Nam, bài TD NĐ nữ.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Kiểm tra 15 phút: Bài TDNĐ
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.

LỚP 11:
Cả năm: 35 tuần = 70 tiết. - Học kỳ 1: 18 tuần = 36 tiết.
- Học kỳ 2: 17 tuần = 34 tiết

17


Học
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3

Tiết 4

Tiết 5
Tiết 6
Tiết 7
Tiết 8
Tiết 9
Tiết 10
Tiết 11
Tiết 12
Tiết 13
Tiết 14


Lý thuyết
TD NĐ
Chạy bền
TD NĐ
CT sức

Học
Học
Ôn
Học

Chạy bền
TD NĐ

Học
Ôn
Học
Học

CT sức
Chạy bền
TD NĐ
CT sức
Chạy bền
TD NĐ
CT sức
TD NĐ
CT sức
TD NĐ
CT sức

Lý thuyết
TD NĐ
CT sức

Học
Ôn
Ôn
Học
Ôn
Học
Học
Ôn
Học
Ôn
Học
Học

CT sức
Nhảy Xa

Ôn
Ôn
Học
Ôn
Ôn
Kiểm
tra
Ôn
Học


CT sức
Chạy bền

Ôn
Ôn

TD NĐ
CT sức
CT sức

+ Giới thiệu: Mục tiêu nội dung chương trình lớp 11 (tóm tắt).
+ Ngun tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện
TDTT (Học nội dung nguyên tắc 1).
+ Học đt 1-3 bài TD nhịp điệu nữ, động tác 1-9 bài TD nam.
+ Tập bài tập 1 (tr 60).
+ Ôn nội dung tiết 2.
+ Giới thiệu kỹ thuật chạy tiếp sức 4 x 100m.
+ Một số bài tập phát triển thể lực.
+ Tập bài tập 2 (tr 61).
+ Ôn động tác 1-3 (Nữ)- Động tác 1-9 (Nam).
+ Học mới động tác 4 -6 ( nữ), động tác 10- 32 (nam).
+ Kỹ thuật Trao – Nhận tín gậy.
+ Bài tập 1 và Bài tập 3 (Tr 48, 49)
+ Luyện tập chạy bền (bài tập 4).
+ Ôn động tác 1 – 6 bài nữ và 1 – 32 bài nam.
+ Ôn nội dung tiết 4.
+ Kỹ thuật Xuất phát . ( Btập 6 ,7 trang 50)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Học động tác 6 – 9 bài nữ và 32 – 42 bài nam.
+ Tập bài tập 4 (trang 50 ).

+ Ôn nội dung tiết 6 (nam học 42 – 50).
+ Tập phối hợp kỹ thuật trao - nhận tín gậy 4 người (BT5 )
+ Ôn nội dung tiết 7.
+ Tập bài tập 9 và 10 (trang 51, 52 )
+ Nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc hệ thống trong tập luyện
TDTT (tiếp theo).
+ Ơn 1 - 9 bàì nữ và 1 – 50 bài nam.
+ Phối hợp và hoàn thiện chạy tiếp sức.
+ Giới thiệu một số điều luật cơ bản (phần chạy tiếp sức)
+ Ôn nội dung tiết 10.
+ Ôn tập chuẩn bị kiểm tra (Ôn ND tiết 10)
+ Kiểm tra chạy tiếp sức: KT chạy tiếp sức 4x100m
+ Hoàn thiện bài tập thể dục NĐ (Nữ )và BTPT chung (Nam).
+ Giới thiệu kỹ thuật nhảy xa ưỡn thân.
+ Tập các bài tập phát triển sức mạnh chân, sức nhanh và nâng
cao thể lực.+ Tập bài tập 1 và 2 (tr 75).
+ Kiểm tra 15 phút: Bài TD Nam-Nữ
+ Trò chơi phát triển sức bền.

LỚP 12:
Cả năm: 35 tuần = 70 tiết. - Học kỳ 1: 18 tuần = 36 tiết.
- Học kỳ 2: 17 tuần = 34 tiết
Tiết 1
Tiết 2
Tiết 3

Lý thuyết

Học


TD
CT sức
Chạy bền

Học
Ôn
Học

TD

Ôn
Học

+ Giới thiệu mục tiêu, nội dung chương trình TD lớp 12.
+ Khái niệm và ý nghĩa của việc tập luyện sức mạnh (phần 1)
+ Động tác 1-2 (nữ).
+ Động tác 1-9 TD phát triển chung (nam).
+ Một số ĐT bổ trợ : XP thấp, XP cao, chạy tăng tốc.
+ Trò chơi: (Do GV chọn)..
+ Động tác 1-2 (Nữ); Động tác 1-9 (Nam).
+ Động tác 3-4 (Nữ); Động tác 10-18 (Nam).

18


Tiết 4

Tiết 5

Tiết 6


CT sức

Ôn

Chạy bền
TD
CT sức
Chạy bền

Ôn
Ôn
Học
Ôn
Ôn

TD

Ôn

CT sức
Chạy bền
TD

Học
Học
Ôn
Học
Ôn
Học


CT sức
Chạy bền
TD

Tiết 7

CT sức
Chạy bền
TD

Tiết 8

CT sức
Chạy bền

Ôn
Học
Ôn
Học
Ôn
Ôn
Học
Ôn
Học

CT sức

Ôn
Học

Học

Chạy bền

Ôn

TD

TD
Tiết 9

Tiết 11

CT sức

Ôn
Học
Ôn
Ôn
Ôn
Học
Ôn

Tiết 12

Chạy bền
TD
CT sức
Chạy bền
CT sức


Ôn
Ôn
Học
K/tra

TD
Nhảy xa

Ôn
Ôn

Tiết 10

Tiết 13
Tiết 14

CT sức
Chạy bền
TD

+ Trao- nhận tín gậy (phối hợp di chuyển nhanh theo nhóm 2
người : số 1-2; số 2-3; số 3- 4).
+ Chạy tốc độ cao 30m.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Động tác 2-4 (Nữ); Động tác 1-18 (Nam).
+ Động tác 19-27 (nam).
+ Kỹ thuật xuất phát ,Trao- nhận tín gậy 4 người (chậm,
nhanh)
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên .

+ Động tác 1-4 (Nữ); Động tác 1-27 (Nam).
+ Học động tác 5 (Nữ).
+ Hoàn thiện kỹ thuật trao- nhận tín gậy (BT 3) .
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
+ Động tác 1-5 (Nữ); Động tác 1-27 (Nam).
+ Động tác 28-37 (Nam).
+ Nội dung tiết 5.
+ Giới thiệu hiện tượng cực điểm, cách khắc phục.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Động tác 1-5 (Nữ) ; Động tác 1-37 (Nam).
+ Động tác 6-7 (Nữ).
+ Phối hợp kỹ thuật trao- nhận tín gậy (BT 4).
+ Kỹ thuật chạy đường vòng.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên.
+ Động tác 1-7 (Nữ).
+ Động tác 38- 45 (Nam).
+ Nội dung tiết 7.
+ Giới thiệu hiện tượng “chuột rút “và cách khắc phục.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
+ Động tác 1-7 (Nữ); Động tác 1- 45 (Nam).
+ Học động tác 8 (Nữ).
+ Luật thi đấu chạy tiếp sức (4x100).
+ Hòan thiện kỹ thuật trao- nhận tín gậy tồn đội
(Cự ly do GV chọn cho phù hợp với sân tập).
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên
* Giáo án dạy học theo chủ đề, NCBH
+ Động tác 1 - 8 (Nữ); Động tác 1 - 45 (Nam)
+ Động tác 46-50 (Nam).
+ Nội dung tiết 9.
+ Luyện tập chạy bền. (GV chọn)

+ Động tác 1-50 (Nam); Động tác 1- 8 (Nữ).
+ Động tác 9 - 10 (Nữ).
+ Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao thành tích kỹ thuật traonhận tín gậy tồn đội.
+ Luyện tập chạy bền trên địa hình tự nhiên .
+ Động tác 1-50 (Nam); Động tác 1-10 (Nữ).
+ Ôn nội dung tiết 11 (Chuẩn bị kiểm tra).
+ BT phát triển sức bền ( Do GV chọn)
+ Chạy tiếp sức: KT chạy phối hợp 4x100m
+ Kiểm tra 15 phút: Bai TD Nam-Nữ
+ Một số bài tập bổ trợ nhảy xa “Ưỡn thân”.

19


Học
Ôn

Chạy bền

+ Tập BT 1, BT 3 (trang 73, 74 ).
+ Trò chơi phát triển sức bền.

I.1.b. Cấu trúc khung chương trình giảng dạy nội dung võ VOVINAM sau
khi đổi mới nội dung tại Trường chúng tôi.
Khối 10

Khối 11

Khối 12


TT

Nội dung giảng dạy

Số giờ

Tỷ lệ
Số giờ
%

Tỷ lệ
Số giờ
%

Tỷ lệ
%

1

Lý thuyết

2

2.9

2

2.9

2


2.9

2

Võ thuật VOVINAM

10

14.28

10

14.28

10

14.28

3

Các môn nhảy

12

17.14

12

17.14


12

17.14

4

Các ND chạy ngắn

10

14.28

10

14.28

10

14.28

5

Cầu lông

10

14.28

10


14.28

10

14.28

6

Đá cầu

6

8.57

6

8.57

12

8.57

7

Các môn tự chọn

12

17.14


12

17.14

12

17.14

8

Kiểm tra

8

11.42

8

11.42

8

11.42

9

Tổng số

70


100

70

100

70

100

Dựa vào cấu trúc chương trình giảng dạy mơn thể dục nói chung và nội dung
mơn võ VOVINAM nói riêng cho 3 khối chúng ta có thể sử dụng cuốn giáo
trình VOVINAM tập I để soạn thảo chương trình giảng dạy cho HS cấp THPT.
Cụ thể cho khối 10, khối 11 và khối 12 như sau:
+ Đối với khối 10
Nội

Khởi

Dung

động

Các lối té ngã

chuyên môn

Kỹ


thuật

văn

Các lối đá

Nhập môn quyền

bản

Tiết
Tiết 2

X

X

Tiết 3

X

X

Tiết4

X

X

Tiết 5


X

X

Tiết 6

X

X

Tiết7

X

X

X

20


Tiết 8

X

Tiết 10

X


X

Tiết 11

X

X

Tiết 12

X

X

Tiết 13

X

Tiết 14

X

X

X

Tiết 15

X


X

X

Tiết 16

X

X

X

Tiết 17

X

X

Tiết 18

X

X

Tiết 19

X

X


X
X

+ Đối với khối 11
Nội
Dung

Khởi

động

chun mơn

Phân địn căn

Địn

chân

bản trình độ I

cơng từ 1 - 6

tấn

Khóa gỡ

Thập tự quyền

Tiết

Tiết 2

X

X

Tiết 3

X

X

Tiết4

X

X

Tiết 5

X

X

Tiết 6

X

X


X

Tiết7

X

X

X

Tiết 8

X

Tiết 10

X

X

Tiết 11

X

X

Tiết 13

X


X

Tiết 14

X

X

X

Tiết 12
X
X

21


Nội

Khởi

Dung

động

môn

chuyên

20 thế chiến lược


Long hổ quyền

Song luyện I

tiến công

Tiết
Tiết 2

X

X

Tiết 3

X

X

Tiết4

X

X

Tiết 5

X


X

X

Tiết 6

X

X

X

Tiết7

X

X

X

Tiết 9

X

X

X

X


Tiết 8

X

X

X

Tiết 10

X

X

X

Tiết 11

X

X

X

Tiết 12

X

X


X

Tiết 13
Tiết 14

X

X

+ Đối với khối 12

22


I.1.c. Nội dung, chương trình huấn luyện cho 3 khối.
+ Đối với khối 10.
Bài tập 1: Khởi động chuyên môn

B
ài tập 2; Các lối té ngã.

23


B
ài tâp 3: Kỹ thuật căn bản

24



×