Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGỮ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.59 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN 8
Phần I. Đọc hiểu
Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy…
Một hôm người chu định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất
nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát
tan trong đất. Tốt nhất hãy giữ lại chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí
tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó
thật sự sung sướng khi được khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng
nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó
chết dần chết mịn. Trong lúc đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó
mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó mang đến cho đời những hạt lúa mới…
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 2: Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn:
“Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong
đất. Tốt nhất hãy giữ lại chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để
trú ngụ”.Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó.
Câu 3: Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khơ, tác giả muốn phê phán điều gì?
Câu 4: Văn bản “Câu chuyện về hai hạt lúa” gửi tới chúng ta thơng điệp gì?
Câu 5: Từ câu chuyện phần đọc – hiểu em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về
“sống có ý nghĩa”
Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:


GIÁ TRỊ CỦA HỊN ĐÁ
Có một học trị hỏi thầy mình rằng:


- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hịn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng khơng được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta
trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người khơng hiểu tại sao
anh lại bán một hịn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình
đã đến hỏi và trả giá hịn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
- Hịn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một
đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
- Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là
dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng khơng được bán.
Người học trị rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức
hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
- Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi
giá mà thơi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vơ cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu
trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết khơng bán và vội về kể lại với
thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
- Hịn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị
cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người khơng hiểu. Với
người khơng hiểu và khơng thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu,
cịn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hịn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế,
điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc
sống.
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản
Câu 2: Nêu công dụng của dấu hai chấm trong đoạn văn sau:
Có một học trị hỏi thầy mình rằng:



- Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
- Con đem hòn đá này ra chợ nhưng khơng được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta
trả giá bao nhiêu.
Câu 3: Vì sao người thầy trong câu chuyện lại u cầu học trị mình mang hịn đá xấu
xí đi hỏi giá trị mà lại khơng bán
Câu 4: Văn bản “Giá trị của hịn đá” gửi đến chúng ta thơng điệp gì?
Câu 5: Từ câu chuyện phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về
“trân trọng cuộc sống mỗi ngày”
ĐỀ 3
Đọc hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sơng rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân
(Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm)
Câu 1. Xác định thể thơ và PTBĐ chính đoạn thơ.
Câu 2. Chỉ ra 2 từ láy tượng hình có trong đoạn thơ.
Câu 3. Tìm 1 trường từ vựng có trong đoạn thơ.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của BPTT được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
“ Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau”
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và cho biết nó thuộc kiểu câu gì:


“Gió sơng rười rượi hoa màu thiên nhiên”

Câu 6. Thơng qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi gắm tình cảm gì?
Câu 7: (2,0 điểm)
Triển khai câu chủ đề sau thành một đoạn văn diễn dịch từ 8 đến 10 câu:
Biểu hiện của tình yêu tổ quốc rất phong phú.
(Trong đoạn văn sử dụng ít nhất 1 câu ghép.)
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc hiểu
Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
Đối với vi trùng, chúng ta có kháng sinh là vũ khí hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn
dịch của cơ thể. Song với virus, toàn bộ gánh nặng đều được đặt lên vai hệ miễn dịch.
Điều này giải thích, tại sao virus corona gây chết người ở người lớn tuổi, có bệnh mãn
tính nhiều hơn. Tất nhiên, vẫn cịn hai bí ẩn: nó gây chết nam giới nhiều hơn, và trẻ
em - người có hệ miễn dịch chưa phát triển tốt - lại ít bị nhiễm hơn.
Như vậy, trong đại dịch do virus corona gây ra lần này, vũ khí tối thượng mà chúng ta
có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như
mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập
vào cơ thể ta. Còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch mới cứu được chúng
ta.
Muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, cần ăn uống đủ chất, đủ vitamin, tập luyện thể
thao. Đặc biệt, lối sống vui vẻ, lạc quan giúp hệ miễn dịch rất nhiều.
(Trích bài Cái giá của khẩu trang, Bác sĩ Võ Xuân Sơn trên báo vnexpressnet,
5/2/2020)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Câu: “Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa
tay, tránh tiếp xúc... chỉ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể ta” xét theo
mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
Câu 3.Theo tác giả muốn cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, ta cần phải làm gì?
Câu 4:



Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ)
trình bày suy nghĩ về tinh thần tương thân tương ái trong phòng, chống COVID -19.
Phần II. Viết văn
Câu 1: Thuyết minh về chiếc bút bi
Câu 2: Thuyết minh về chiếc nón lá
Câu 3: Thuyết minh về một quyển sách mà em yêu thích.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×