MỞ ĐẦU
Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh
được chính thức khái quát là “một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta,
kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”
[Trích Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà nội,2001,tr.83-84]
Tư tưởng HCM là một hệ thống những luận điểm ở tầm lý luận và
phương pháp luận nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con
người. Hệ thống đó bao gồm những luận điểm về con đường đi lên của cách
mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã
hội, những luận điểm về đường lối chính trị và phương pháp cách mạng, các
vấn đề về chiến lược và sách lược nhằm bảo đảm sự thành công của cách
mạng. Những luận điểm về đường lối và chính sách đối ngoại, về đồn kết
quốc tế, kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thế giới, sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, những luận điểm về đạo đức, lối sống, phong cách
và văn hóa nhằm xây dựng con người, bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ cách
mạng cho hôm nay và cho mai sau.
Từ trước đến nay, nhất là sau Đại hội IX của Đảng, tư tưởng HCM đã
được nghiên cứu vừa tổng thể, vừa phân tích dưới các góc độ khác nhau về
những vấn đề khác nhau. Nghiên cứu tư tưởng HCM về kinh tế là cần thiết và
càng trở nên cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đã và
đang bước vào thời kỳ mới- đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế
tri thức; hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Qua q trình nghiên cứu, có thể thấy trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh, tư tưởng kinh tế của Người là một bộ phận hợp thành, là tư tưởng của
1
nhà chính trị bàn về kinh tế, do đó nó có sự thống nhất cao độ giữ kinh tế với
chính trị, kinh tế với văn hóa, đạo đức và con người. Nó được hình thành và
phát triển cùng với q trình hình thành tư tưởng HCM về con đường giải
phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Trong
suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã dồn hết tâm trí, sức lực cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc cả về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, trong đó
nội dung về kinh tế là hết sức quan trọng. Bời vì theo Người, đất nước được
độc lập mà dân cịn đói rách thì độc lập khơng có ý nghĩa gì. Người nhấn
mạnh: “ Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no,
mặc đủ”
Những tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh có tính chất nguyên lý soi sáng tư
duy kinh tế của chúng ta, đặc biệt là tư tưởng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển kinh tế nông nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng kinh tế
của Người. Những tư tưởng kinh tế nói chung, về phát triển nơng nghiệp nói
riêng của Hồ Chí Minh là một mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và những quy luật kinh tế khách
quan vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng về phát triển nông
nghiệp của Hồ Chí Minh đã và đang là những cơ sở lý luận cho đường lối
phát triển kinh tế nói chung, đường lối phát triển kinh tế nơng nghiệp, nơng
thơn nói riêng của Đảng ta.
Chúng ta thấy rằng, trong tiến trình đổi mới kinh tế, kinh tế nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, nhưng lại phải đối mặt
với hàng loạt khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, trên nền tảng tư tưởng
Hồ Chí Minh, dùng phương pháp luận Hồ Chí Minh để đánh giá thực trạng
việc phát triển nông nghiệp nông thôn hiện nay, những thành tựu, hạn chế,
cúng với những phát sinh mới trong thời đại mới. Chính vì lý do đó em chọn
đề tài: ”Quan điểm của Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và định
hướng vận dụng ở nước ta hiện nay”. Điều này, góp phần thiết thực cho việc
2
học tập, nghiên cứu và công tác sau này, đặc biệt là rèn luyện cho mình hướng
tư duy, tác phong làm việc và lối sống theo tấm gương đạo đức của Người.
Khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế nông nghiệp, nông
thôn, cần dựa phương pháp luận rõ ràng, đó là:
Phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của nước ta, là một nước nông nghiệp
lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội; không nên sa đà vào bình luận những câu chữ
mà phải nắm thực chất tư tưởng của Người; cần hết sức tránh suy diễn theo ý
chủ quan của mình, tránh tư duy bảo thủ mà phải trung thực và loại bỏ những
quan điểm, kết luận mà khơng cịn phù hợp với thực tế; cần tìm đọc nhiều,
nghe nhiều về Hồ Chí Minh để giúp ta có cái nhìn khách quan từ nhiều góc độ
để kết luận mang tích khoa học.
Và do đặc thù là chun ngành kinh tế chính trị, nên khi tìm hiểu về tư
tưởng của Người cần nghiên cứu dưới gốc độ trên những quan điểm cơ bản
nhất, khái quát nhất.
Trong tiểu luận này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để nhìn nhận vấn
đề có tính logích, chắc chắn trong lập luận; Phương pháp tổng hợp, phương
pháp phân tích: nhằm khái qt, tổng hợp trên nhiều góc độ, nhiều tư liệu,
nhiều phương diện khác nhau; Ngoài ra, tiểu luận còn sử dụng các phương
pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu liên ngành…
3
NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP
1.1.Cơ sơ lý luận của việc hình thành tư tưởng HCM về phát triển nông nghiệp
1.1.1.Lý luận của Mác, Ăngghen về nông nghiệp
Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, Mác, Ăngghen cho rằng sản suất
của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thật vây,
muốn sống trước hết con người phải có ăn, uống, mặc, ở và những của cải vật
chất khác. Những thứ này khơng có sẵn trong tự nhiên, chúng được tạo ra
thông qua lao động của con người
C.Mác viết: “ Đứa trẻ con nào cũng biết rằng bất kể dân tộc nào cũng
sẽ diệt vong, nếu như nó ngừng lao động, khơng phải một năm mà chỉ mấy
tuần thơi” [trích C.Mác và Ăngghen: tồn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,1997,t32,t749]
Sản xuất của cải vật chất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng
là một yếu tố khách quan. Nó cần thiết cho mọi hình thái kinh tế xã hội. Tuy
nhiên do sự phát triển của lực lượng sản xuất và trên cơ sở đó, quan hệ sản
xuất có sự biến đổi làm cho tính chất của sản xuất, phân phối, trao đổi của
mỗi hính thái kinh tế xã hội có sự khác biệt nhất định. Trong lịch sử phát triển
xã hội loài người, do tồn tại chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nên đã
tồn tại quan hệ người bóc lột người. Trong nơng nghiệp cũng vậy, chế độ tư
hữu ruộng đất đã gây ra nhiều trở ngại cho sự phát triển và nâng cao năng suất
lao động trong nông nghiệp.
C. Mác viết: “ Sở hữu ruộng đất, nguồn gốc đầu tiên của mọi của cải,
đã trở thành một vấn đề lớn mà việc giải quyết sẽ quyết định tương lai của
giai cấp công nhân”. Sđd, t18,t.82. Theo C. Mác, để giải phóng giai cấp vơ
sản thốt khỏi ách áp bức, bóc lột, trước hết phải giải quyết vấn đề sơ hữu.
Trong nông nghiệp đó là giải quyết vấn đề sở hữu ruộng đất. Làm được việc
đó, bước đầu đã khắc phục được trở ngại lớn cho sự phát triển nông nghiệp,
4
nhất là đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. C. Mác chỉ
rõ: “ Trong nông nghiệp, do xiềng xích của chế độ tư hữu, do tình trạng phân
tán của ruộng đất, nên rất khó áp dụng những sự cải tiến và những thành tựu
của khoa học hiện có, rồi đây cũng sẽ bước vào giai đoạn hoàn toàn mới, giai
đoạn phồn vinh và sẽ cung cấp hoàn toàn đầy đủ sản phẩm cho xã hội”. [Sđd,
Nxb CTQG,Hà Nội, 2002,t4,t473-474]
C. Mác đã vạch ra những nhân tố cản trở sự phát triển của nơng nghiệp
đó chính là chế độ tư hữu về ruộng đất, nhất là sơ hữu nhỏ, phân tán đã làm
cho đất đai manh mún, cạn kiệt màu mở, khó áp dụng khoa học kỹ thuật và
Ông cho rằng cần phải tiến hành một nền sản xuất lớn trong nông nghiệp. C.
Mác viết: “ Cái mà chúng ta cần là một nền sản xuất vẫn khơng thể nào được
thỏa mãn khi một nhóm người cịn có thể điều tiết sản xuất theo sở thích và
lợi ích riêng tư của họ hoặc làm cạn kiệt ruộng đất một cách ngu ngốc. Tất cả
những phương pháp hiện đại như tưới nước, tiêu nước, cày bằng hơi nước,
sản phẩm hóa học v.v… phải được áp dụng rộng rãi trong nơng nghiệp.
Nhưng những trí thức khoa học mà chúng ta nắm được và những phương tiên
kỹ thuật để canh tác mà chúng ta có chỉ có thê dùng một cách có kết quả nếu
được dùng trong việc canh tác đại quy mô” [Sđd, Nxb CTQG,Hà Nội,
2002,t18,t 83- 85]
Khi nghiên cứu tình hình sản xuất nơng nghiệp ở Pháp, C. Mác lại nhấn
mạnh vấn đề sở hữu nhỏ, cá thể về ruộng đất- nhân tố cản trở việc áp dụng
khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Mác viết: “ Ở Pháp quả vậy hễ ai có khả
năng mua đất, đều có thể có ruộng đất, nhưng chính việc có thể có được ruộng
đât như vậy đã dẫn đến tình trạng phân chia đất đai thành nhiều mảnh nhỏ
được canh tác bởi những người có ít tiền và chủ yếu dựa vào lao động của
bản thân và của gia đình mình. Hình thức sở hữu ruộng đất này và phương
thức canh tác bằng những mảnh đất nhỏ do hình thức sở hữu ấy tạo nên, đang
loại trừ mọi việc ứng dụng những phương pháp cải tiến hiện đại trong nông
nghiệp, đồng thời biến bản thân người nông dân thành kẻ kiên quyết phản đối
5
mọi tiến bộ xã hội và nhất là phản đối quốc hữu hóa ruộng đất”. [C. Mác –
Ăngghen tồn tập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997, t18,tr.83]
Vậy giải quyết vấn đề sở hữu nhỏ về ruộng đất này bằng cách nào?
Làm thế nào để đưa một nước đại bộ phận là tiểu nông lên sản xuất lớn sau
khi giai cấp vơ sản đã giành được chính quyền? Khi viết về “ Vấn đề nông
dân ở Pháp và ở Đức Ăng ghen chỉ rõ: “ … Chúng ta thấy trước sự tiêu vong
tất yếu của tiểu nông, nhưng chúng ta tuyệt nhiên khơng có nhiệm vụ đẩy
nhanh sự tiêu vong đó bằng sự can thiệp của mình... Cung hồn tồn hiển
nhiên rằng khi chúng ta nắm được chính quyền chúng ta sẽ không thể nghĩ
đến dùng bạo lực để tước đoạt tiểu nơng ( dù có hoặc khơng có bồi thường
cũng vậy). Nhiệm xụ của chúng ta đối với tiểu nông trước hết là phải hướng
nền kinh tế của họ vào con đường kinh doanh hợp tác, không phải bằng bạo
lực mà bằng những tấm gương và bằng sự giúp đỡ của xã hội” [Sđd, Nxb
CTQG,Hà Nội, 2002, tr85]
1.1.2.Lý luận của Lênin
* Cơ sở lý luận của vấn đề ruộng đất trong phát triển nông nghiệp ở
Nga
Trong các tác phẩm: “ Phong trào kinh tế mới trong đời sống của nông
dân”, “ Bàn về cái gọi là thị trường”, “ Thế nào là người bạn dân và họ đã
chống lại những người dân chủ xã hội như thế nào”, “ Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản ở Nga”.. và trong nhiều tác phẩm về vấn đề rộng đất khác,
Leenin đã chỉ ra những nguyên nhân chi phối cuộc đấu tranh của giai cấp
nông dân Nga chống lại bọn địa chủ, chỉ rõ cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của
sự hình thành giai cấp nơng dân Nga sau cải cách.
Tiếp tục phát triển lý luận về địa tô của Mác, trong tác phẩm “ Vấn đề
ruộng đất và những kẻ phê phán Mác”, Lênin đã nghiên cứu những vấn đề
quan trọng nhất của lý luận về ruộng đât: địa tô, phê phán quy luật màu mở
của đất đai giảm dần, sản xuất lớn và sản xuất nhỏ trong nơng nghiệp, tính
chất đối kháng giữa thành thị và nông thôn.
6
Trong “ Dự thảo giải thích cương lĩnh của Đảng xã hội dân chủ” được
viết trong nhà tù năm 1895- 1896, Leenin đã chỉ ra 4 biện pháp thực hiện đối
với chính sách ruộng đất ở Nga như sau:
-Thứ nhất, Cần bãi bỏ những khoản phải chuộc lại rộng đất và tiền bồi
thường của nông dân đối với những khoản thanh tốn chuộc lại đất đai.
- Hai là, Hồn lại cho nông dân ruộng đất đã cắt của họ trong năm 1861
- Thứ 3,Cần thực hiện bình đẳng hồn tồn trong các khoản nộp và các
khoản thuế thu trên ruộng đất của nông dân và đại chủ
- Thứ 4, Bãi bỏ chế độ liên đới bảo lãnh và tất cả các đạo luật ngăn cản
những người nông dân sử dụng ruộng đất của họ
*Thực hiện chính sách ruống đất và kế hoạch hợp tác hóa của Lênin:
- Quốc hữu hóa ruộng đất là biện pháp đầu tiên do Lênin đưa ra nhằm
chuyển ruộng đất cho nông dân lao động
- Hợp tác hóa là con đường tất yếu để giải phóng nông dân và nâng cao
năng suất lao động trong nông nghiệp.
Lênin cho rằng lao động trong nền kinh tế nhỏ ít năng suất, ở đó khơng
thể áp dụng và sử dụng hợp lý máy móc nơng nghiệp cũng như khoa học kỹ
thuật hiện đại. Nền kinh tế tểu nông lãng phí lớn lao động của con người.
Leenin viết “ Nếu chuyển từ nền kinh tế nhỏ, phân tán ấy sang nền kinh tế tập
thể thì năng suất lao động sẽ tăng lến gấp đơi, sự tiêu phí lao động của con
người trong nông nghiêp và trong sản xuất xã hội sẽ ít đi hai ba lần” [Lênin
tồn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, M. 1977, tr214. ]
Chính vì vậy Nhà nước Xô viết bằng mọi cách thúc đẩy việc xuất hiện
và phát triển các xí nghiệp tập thể.
Tuy nhiên trong một nền kinh tế mà đại bộ phận là tiểu nơng thì khơng
thể nhanh chóng chuyển sang kinh tế tập thể được mà nó phải trải qua một
thời gian dài với nhiều bước quá độ. Leenin viết: “ Cuộc cách mạng của tồn
thể nơng dân vẫn là một cuộc cách mạng tư sản và.. nếu không trải qua một
loạt bước quá độ, một loạt giai đoạn quá độ thì trong một nước lạc hậu không
7
thể biến cuộc cách mạng đó thành cách mạng xã hội chủ nghĩa được” [Sách
đd, tập 42, Nxb Tiến bộ, M.1977, tr 214]
Lên nin cũng chỉ rõ việt cải tạo người tiều nơng cần phải có một thời
gian dài. Người viết, cải tạo người tiểu nơng, cải tạo tồn bộ tâm lý và tập quá
của họ là một công việc phải làm nhiều thế hệ mới xong. Đối với người tiểu
nơng thì chỉ có sơ sở vật chất kỹ thuật, những máy kéo và máy móc với quy
mơ lớn trong nơng nghiệp, điện khí hóa trên quy mơ lớn, mới có thể giải
quyết được vấn đề đó, mới có thể làm cho tồn bộ tâm lý của họ, có thể nói
trỏe nên lành mạnh được
Theo Lênin điều kiện tiên quyết để để chuyển các hộ nông dân nhỏ lên
con đường của nền kinh tế tập thể lớn là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần
thiết cho nó như máy móc, điện khí hóa, sử dụng các phương pháp quản lý
kinh tế khoa học. Leenin coi máy kéo là phương tiện phá vỡ nền nơng nghiệp
cũ chuyển nó sang con đường nông nghiệp tập thể.
Đồng thời Người cũng chỉ rõ việc chuyển từ nền kinh tế nông dân nhỏ
sang nền sản xuất tập thể lớn không thể diễn ra một cách tự phát. Cần phải có
sự tác động có phương hướng đến q trình này từ phía nhà nước, sự ủng hộ
về mặt kinh tế cảu chế độ nông trại. Cần phải giành cho các nông trại hàng
loạt các khoản ưu đãi về kinh tế, tài chính và tín dụng, tìm các hình thức ủng
hộ các nơng trang tập thể
1.1.3. Cơ sở hình thành tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh
Tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển cùng với
quá trình hình thành tư tưởng của Người về con đường giải phóng dân tộc và
xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vì vậy, tư tưởng kinh tế
Hồ Chí Minh là một bộ phận hữu cơ trong tư tưởng chính trị của Người, đó là
“Nước được độc lập, dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành”, là sự thống nhất giữa độc lập về chính trị và sự phồn
vinh về kinh tế. Lý tưởng của Người được hình thành trên những cơ sở sau:
8
Thứ nhất, là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân văn trong truyền
thống văn hoá Việt Nam. Đây là truyền thống nổi bật trong suốt hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, ảnh hưởng tư tưởng phương Đơng, bởi Hồ Chí Minh xuất thân
trong một gia đình Nho học, Người thấm nhuần tư tưởng của các nho gia,
cùng với đó là sự rành bạch tư tưởng nhân đạo của các tôn giáo, sự chăm lo
an sinh cho nhân dân của các bậc minh quân, hiền tài.
Thứ ba, bằng thực tiễn sinh động và phong phú của mình, Hồ Chí Minh
đã nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc là sự áp bức, bóc lột một cách ăn
cướp tàn bạo, man rợ… từ đó, người phê phán và hình thánh những quan
điểm kinh tế sẽ áp dụng khi đất nước giành được độc lập, tự do.
Thứ tư, sự tiếp nhận Chính sách Kinh tế mới của Lênin, Hồ Chí Minh
là người trực tiếp được đọc, suy ngẫm và tìm được chân lý từ Chính sách
Kinh tế mới của Lênin; chính Người đã được chứng kiến những thành tựu
trong một xã hội thực thi chính sách đó, một nhà nước Xơ Viết cịn nặng tính
tiểu nơng đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đó là những cơ sở hình thành nên tư tưởng kinh tề Hồ Chí Minh, từ
những cơ sở chung đó, q trình hình thành và phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn trong tư tưởng của Người được thể hiện cụ thể qua quá trình hoạt
động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. Quá trình ấy được thể hiện qua
các giai đoạn cách mạng khác nhau trong từng thời kỳ lịch sử nước nhà.
1.1.4. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về
phát triển nơng nghiệp và kinh tế nông thôn
1.1.4.1. Đặc đểm của nền kinh tế nông nghiệp nước ta đã ảnh hưởng
đến tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế nông nghệp, nông
thôn
Nước ta là một nước nông nghiệp. Từ bao đời, cuộc sống của nhân dân
Việt Nam luôn lấy canh nông làm gốc. Các nhà nghiên cứu lịch sử và nông
9
học cho rằng Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa
nước.
Trong thời kỳ phong kiến, các triều vua đều quan tâm đến phát triển
nông nghiệp. Bên cạnh việc phải chống giặc ngoại xâm, nhân dân ta luôn phải
đương đầu với nạn lũ lụt, hạn hán, mất mùa, đói kém, dốt nát, bệnh tật. Để tồn
tại và phát triển, ông cha ta luôn quan tâm đến việc mở mang bờ cõi, tăng
diện tích khai hoang phục hóa, cải tạo đất đai, đắp đê chống lụt, lấn biển để có
thêm đất đai tăng gia sản xuất nhằm đảm bảo cái ăn, cái mặc. Tiếp thu được
truyền thống của cha ơng, Người thường nói: “ Tấc đất cũng q hóa như tấc
vàng” “ Lồi người ai cũng “ dĩ thực vi tiên” ( nghĩa là trước hết cần phải ăn);
nước ta thì “ dĩ nơng vi bản ( nghĩa là nghề nông làm gốc)… “ Thực túc thi
binh cường cấy nhiều thì khỏi đói”. Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, tr. 114115
1.1.4.2. Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống
Sinh ra và lớn lên ở một miền quê Nghệ An ngheo khó, Hồ Chủ Tịch đã
chứng kiến nỗi thống khổ của người dân mất nước. Người nông dân hiền lành
chất phác, cần cù lao động nhưng bị một cổ hai tròng áp bức, sưu cao, thuế
nặng, làm quần quật mà vẫn cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Với tấm
lòng yêu nước, thương dân, Người đã ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng
cho q hương đất nước khỏi cảnh nô lệ, lầm than. Suốt đời người có một
“ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc,
ai cũng được học hành”
1.1.4.3.Từ thực tiễn lãnh đạo nhân dân ta trong chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc, thống nhất đất nước và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế
nơng nghiệp, nơng thơn được hình thành từ trong những điều kiện lịch sử nhất
định, có thể được chia qua các thời kỳ sau:
• Giai đoạn trước 1945
10
Đây là gian đoạn hình thành ban đầu của tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh
tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng. Lúc này, nền kinh tế
Việt Nam là một nền kinh tế thuộc địa, mang nặng tính chất sản xuất nhỏ,
nơng nghiệp lạc hậu, đồng thời có một số yếu tố tư bản chủ nghĩa.
Trước tình cảnh đất nước bị thực dân Pháp khai thác một cách cùng
kiệt, nhân dân ta trở thành nô lệ, ngay từ thời niên thiếu, Người đã ý thức
được điều này và khi trưởng thành Hồ Chí Minh đã tham gia vào những hoạt
động chống siêu cao thuế năng, cho đến năm 1911 Người ra đi để tiếp thu
những nền văn minh lớn, những tư tưởng lớn, trải nghiệm thực tiễn phong
phú để rồi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
Thời kỳ này, người đề cập các quan điểm về hợp tác xã, dân cày có
ruộng. Về hợp tác xã Người cho rằng, người dân muốn được “công ít lợi
nhiều” thì lập hợp tác xã sinh sản (hợp tác xã sản xuất nông nghiệp) để giúp
nhau làm ăn. Lưu ý rằng, trước 1945, Hồ Chí Minh đang tập trung tuyên
truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị mọi điều kiện và thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam, hướng mọi hoạt động vào cách mạng giải phóng dân tộc
nên chưa có điều kiện thực hiện rộng khắp tư tưởng của mình về kinh tế nơng
nghiệp, nơng thơn trong nền kinh tế mới, nhưng đó là cơ sở bước đầu định
hướng cho việc xây dựng về sau.
• Giai đoạn 1945 - 1954
Trong giai đoạn này, tư tưởng về phát triển nơng nghiệp, nơng thơn của
Hồ Chí Minh được thể hiện rất phù hợp với thời kỳ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hồ vừa ra đời đã gặp vơ vàn khó khăn, chúng ta đang phải chống cả ba
thứ giặc nguy hiểm là giắc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Lúc này, Hồ Chí
Minh chẳng những đặc biệt quan tâm đến sự đoàn kết toàn dân, giữ vững độc
lập dân tộc, bảo vệ chính quyền mà cịn hết sức chăm lo đến công cuộc kiến
thiết nước nhà, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, Người đã hết sức
quan tâm đến đời sống nơng nghiệp, vì đây là ngành sản xuất chủ yếu của
nước ta nhằm giải quyết cái ăn cho nhân dân và cho bộ đội đánh giặc.
11
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp sắp thành công, năm 1953, Hồ Chí
Minh chỉ rõ rằng: tiêu diệt chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất, thực hiện
người cày có ruộng, giải phóng sức sản xuất ở nơng thơn, phát triển sản xuất,
đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn tồn. Ngày 19 tháng 12 năm 1953,
Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 197-SL, công bố thi hành luật cải cách ruộng đất.
Việc cải cách tuy chưa hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ
nhưng đã có tác dụng giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy phát triển nông
nghệp, cải thiện được đời sống ở nông thơn.
• Giai đoạn 1954 - 1969
Trong giai đoạn này, cách mạng Việt Nam đồng thời có hai nhiệm vụ
chiến lược: Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội,
miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nhưng cả hai
miền đều có một mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hồn thành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước rồi cùng tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Trong giai đoạn 1954 - 1969, có thể chia ra hai thời kỳ với
những tư tưởng về phát triển nông nghiệp, kinh tế nơng thơn của Hồ Chí
Minh như sau:
Thời kỳ 1955 - 1957, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến khôi phục và
phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện, nhất là sản xuất lương
thực, xem việc khơi phục, phát triển nơng nghiệp là khâu chính của công cuộc
khôi phục kinh tế, nhằm đẩy lùi nạn đói, ổn định tình hình nơng thơn. Theo
Người, mục tiêu của mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta “Trước hết là
nhằm cải thiện đời sống của nhân dân, nhất là nhân dân lao động” 1. Mà
muốn cải thiện đời sống của nhân dân, thì nhân dân phải tăng gia sản xuất.
Thời kỳ 1958 - 1969, Đảng ta chủ trương tiến hành cải tạo xã hội chủ
nghĩa, bước sang thời kỳ trực tiếp xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mơ hình
chung của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc bấy giờ, ở miền Bắc thực
hiện nền kinh tế tập trung hố cao độ. Nhưng sự nơn nóng muốn nhanh chống
1
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 8, NXB.CTQG, Hà Nội 2000, tr203
12
có chủ nghĩa xã hội nên việc mỏ rộng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp một
cách ồ ạt, cùng với đó là “ưu tiên phát triển cơng nghiệp năng” đã làm cho đời
sống nhân dân thập kỷ sáu mươi vơ cùng khó khăn.
Qua đó, chúng ta thấy rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn này
là tất yếu phải tổ chức hợp tác hố nơng nghiệp. Người chỉ rõ, nông thôn
không phải chỉ dừng lại ở cải cách ruộng đất mà cịn phải “tổ chức hợp tác
hóa nơng nghiệp”, theo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ và cùng có
lợi, “làm cho nơng nghiệp xã hội hố”2. Tuy mơ hình hợp tác xã nơng nghiệp
ở nước ta từ những năm 1958-1988 theo cơ chế tập trung bao cấp đã làm cho
nông dân không hăng say sản xuất, nhưng tư tưởng của Hồ Chí Minh về hợp
tác xã là phản ánh đúng quy luật đi lên của kinh tế nông thôn, nông nghiệp
Việt Nam.
1.2.Nội dung tư tưởng HCM về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
1.2.1. Về vai trị của nơng nghiệp, nơng thơn
1.2.1.1. Về nơng nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm và các
nguyên liệu đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở cho toàn xã hội
Nước ta là một nước nông nghiệp, đại đa số dân cư sống ở nông thôn,
phần lớn lao động làm nông nghiệp, bởi vậy HCM luôn coi nông nghiệp là
nghành sản xuất chính, là cơ sở để phát triển kinh tế đất nước. Trong thư gửi
điền chủ nông dia Việt Nam, Người viết: “ Việt Nam là nước sống về nông
nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong cơng cuộc xây dựng
nước nhà, chính phủ trơng mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp
một phẩn lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu, nơng nghiệp ta thịnh thì
nước ta thịnh”
Tiếp thu quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Leenin về
vai trò của sản xuất đối với việc giải quyết vấn đề ăn, mặc, ở, trước hết, Hồ
2
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 8, sđd, tr76
13
Chủ tịch cho rằng nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo cho
nhu cầu ăn, mặc, ở của nhân dân.
-Về vấn đề ăn, Hồ Chí minh đã thấu hiểu nạn đói năm 1945 đã cướp đi
sinh mệnh của trên hai triệu đồng bào ta. Đây là nỗi đau lớn không bao giờ
quên đối với các thế hệ người Việt chúng ta. Người đã nhiều lần nhắc lại: “
Việt Nam ta có câu tục ngữ “ Có thực mới vực được đạo”, Trung Quốc cũng
có câu tự ngữ “ Dân dĩ thực vi thiên”. Hai câu ấy tuy đơn giản nhưng rất đúng
lẽ. Muốn nâng cao đời sống của nhân dân thì trước hết phải giải quyết tốt vấn
đề ăn ( rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn
thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lương thực”. Do vậy, Người luôn nhắc nhở
các tầng lớp nhân dân phải đẩy mạnh tăng gia sản xuất, trồng nhiều cây lương
thực, hoa màu, phát triển chăn ni trâu, bị, lợn, gia cầm v.v..
-Về vấn đề mặc, Người chỉ rõ chính quyền mới phải “ làm cho dân có
mặc”. Khi về thăm hợp tác xã Đại Nghĩa ( Hà Đông), Người khuyến khích bà
con nơng dân phải tích cực tích cực trồng bơng, trồng dâu, ni tằm để có
nhiều ngun liệu dệt vải, dệt lụa. Khi về thăm quê hương Nghệ An, Người
lại troa đổi với nhân dân địa phương. “ Đây là một năm sản xuất bao nhiêu
bông? 2.000 mẫu tây được bao nhiêu tấn? 1000 tấn bơng tuy là ít, nhưng nếu
chú trọng lượng thực mà khơng có bơng thì tức là có ăn chứ chưa có mặc”
-Về vấn đề ở, Người cho rằng đây là một mặt của vấn đề dân sinh và là
vấn đề rất quan trọng. Người đánh giá: “ Nông thôn của ta, nhà ở của đồng
bảo phần nhiều đang ọp ẹp, tối tăm, chẳng ra sao, chẳng có hàng lối gì… Khi
trước, nhà nào lo làm nhà nấy, làm thế nào cũng được. Nhưng bây giờ khơng
phải như thế. Bây giờ mình phải đổi mới nơng thơn. Nơng thơn mình phải
quang đãng, sạch sẽ”
Mặc dù bận trăm công ngàn việc lãnh đạo đất nước, nhưng Chủ Tịch
HCM luôn quan tâm và lo cho dân từ những việc rất cụ thể. Người thường
xuyên vận động nhân dân trồng cây gây rừng để vừa có gỗ, tre làm nhà ở lại
vừa đảm bảo môi trường sinh thái. Khi còn sống, tết nào Người cũng vận
14
động nhân dân, cán bộ và chính Người ln gương mẫu thực hiện tết trồng
cây:
“Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
Về thăm Nghệ An, Người nhắc nhở Đảng bộ tỉnh: “ Đồng bào muốn ăn
ở tươm tất thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây”
1.2.1.2.Nơng nghiêp là cơ sở để phát triển công nghiệp và các ngành
kinh tế quốc dân khác
- Trước hết, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển cơng
nghiệp
Hồ Chủ tịch thường nhân mạnh vai trị của nông nghiệp đối với công
nghiệp. Người viết: “ Sản xuất nông nghiệp… cung cấp nguyên liệu, vật liệu
để khôi phục tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp và cung cấp lâm
thổ sản để mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngồi” Hồ Chí Minh: Tồn
tập, t 10, tr 619
-Thứ 2, Phát triển nông nghiệp nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế quốc
dân thống nhất
Chủ Tịch HCM nhận thức rất rõ mối quan hệ và sự tác động qua lại
giữa nông nghiệp, công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Trong mối quan hệ
với công nghiệp, Người đã nói rất hình ảnh: “ Người thì có 2 chân. Kinh tế
một nước thì có 2 bộ phận chính: nong nghiệp và cơng nghiệp. Người khơng
thể thiếu 1 chân thì nước không thể thiếu 1 bộ phận kinh tế”. Người cịn nhấn
mạnh: “ Nơng nghiệp khơng phát triển thì cơng nghiệp cũng khơng phát triển
được”. Tiếp đó Người cịn chỉ ra mối quan hệ giữ nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp. Ba mặt này có mối quan hệ khăng khít và tác động lẫn nhau
trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Trong tạp chí Sinh hoạt
thương nghiệp, số đặc biệt, năm 1956 Bác viết: “ Về nhiệm vụ thì phải hiểu rõ
trong nền kinh tế quốc dân có ba mặt quan trọng: nông nghiệp, công nghiệp,
15
thương nghiệp. Ba mặt công tác quan hệ mật thiết với nhau. Thương nghiệp là
cái khâu giữa nông nghiệp và công nghiệp”
1.2.1.3.Nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ hàng hóa của
cơng nghiệp.
Nơng nghiệp phát triển, nơng dân sẽ có nhiều hàng hóa đưa ra thị
trường do đó lại thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Người chỉ rõ: “ Thương
nghiệp đưa hàng đến nông thôn phục vụ nông dân, thương nghiệp lại đưa
nông sản, nguyên liệu cho thành thị tiêu dùng” [Sách đã dẫn, tập 11, tr 532]
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trị của sự phát triển nơng
nghiệp
Khi nói đến phát triển nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, cần lưu ý rằng, vai trị của nơng nghiệp đối với nền kinh tế, Hồ
Chí Minh đã gắn nơng nghiệp với nông thôn. Với Người, nông nghiệp, nông
dân và nông thôn là một, bởi vì nơng dân sống ở nơng thơn và nơng nghiệp
là nghề chính của họ. Do vậy, xác định vị trí, vai trị của nơng nghiệp, kinh tế
nơng thơn được Hồ Chí Minh thể hiện khá rõ trong cái bài viết, bài nói của
Người.
Kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn có một vị trí hết sức đặc biệt trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh. Với Người phát triển nơng nghiệp, kinh tế nông thôn
là nhân tố đầu tiên, là cội nguồn của mọi vấn đề xã hội.
Như vậy, về vai trị của nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, được Người đánh giá như sau:
- Việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thơn cung cấp vấn đề
lương thực, thực phẩm, nó có vai trị quyết định đối với một nước có nền
nơng nghiệp lạc hậu như nước ta để là cơ sở, tiền đề cho các lĩnh vực khác
nhằm hồn thành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Phát triển nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn có mối quan hệ hữu cơ, mật
thiết đối với các ngành công nghiệp, thương nghiệp… mà trước hết là công
16
nghiệp, vì nó là nguồn ngun liệu cung cấp cho cơng nghiệp và là một bộ
phận hàng hóa xuất khầu thu ngoại tệ về cho đất nước.
- Việc phát triển nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn của Hồ Chí Minh
còn là quan điểm tự lực cánh sinh của Người. Đó là trước hết phải dựa vào
chính sức mình, cái có sẳn, cái lợi thế của mình rồi mới mong sự giúp đỡ từ
bạn bè các nước.
Chính vì ý nghĩa đó, ngay sau khi đất nước giành được độc lập, trong
thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, ngày 11 tháng 4 năm 1946, Hồ Chí Minh
viết rằng “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy
canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trơng
mong vào nơng dân, trơng cậy vào nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta
thịnh”1
1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng kết cấu kinh tế - kỹ
thuật trong việc phát triển nông nghiệp
Nội dung về xây dựng kết cấu kinh tế - kỹ thuật trong nông nghiệp,
nông thôn là một vấn đề có tính khoa học và nội dung rất lớn trong tư tưởng
của Hồ Chí Minh, bởi nó mang tính lịch sử, nhằm phục vụ những điều kiện cụ
thể, với nhiều biền cố trong xây dựng miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam, gồm có những nội dung:
1.4.1. Tổ chức lại sản xuất, từng bước đưa nông nghiệp lên sản xuất
lớn xã hội chủ nghĩa
Trong nội dung tổ chức lại sản xuất, Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ cải
tạo các thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xem đó là cơng
việc tất yếu của chính quyền cách mạng.
Từ quan điểm đó, ngay sau miền Bắc được giải phóng, cơng cuộc cải
cách ruộng đất được hoàn thành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “Cải
cách ruộng đất xong… cần phải thực hiện đổi công cho rộng khắc và vững
1
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 4, NXB.CTQG,Hà Nội 2000, tr215
17
chắc, mà cần phải tổ chức hợp tác xã nông nghiệp nơng nghiệp và khi có điều
kiện và nơng dân u cầu thì tiến tới nơng trường tập thể. Thế cũng chưa hết
mà cịn phải làm cho nơng nghiệp xã hội hố. Có như vậy nơng nghiệp mới
phát triển đầy đủ, nông dân mới thực sự ấm no” 1. Nhưng trong hồn cảnh
hiện tại, chúng ta chua có cơng nghiệp hóa, chưa chuẩn bị một cách đầy đủ về
cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơng cuộc tập thể hố nơng nghiệp thì cần phải có
những biện pháp cụ thể khác. Hồ Chí Minh đưa ra ba điều để giải quyết trong
hồn cảnh này, đó là: “Điều mấu chốt… phải chú ý ba điều:
-Giữ đúng nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi,
-Phải có cán bộ để giúp các hợp tác xã về các mặt tổ chức và quản lý,
-Phải coi trọng chất lượng. Làm đến đâu phải chắc đến đấy, rồi phát
triển dần ra. Khẩn trương nhung hết sức thận trọng”1. Những nguyên tắc này
của Người đưa ra, chính là những nguyên lý trong quản lý kinh tế.
Đó là, để nông dân tự nguyện, dựa trên cơ sở giáo dục, thuyết phục
từng bước chứ khơng mang tính chất gị ép, bắt buộc. Với Người, phải làm
sao cho nông dân (kể cả những người chưa vào hợp tác xã) thấy được lợi ích
của tập thể mà tự nguyện họ xin vào, Người nói “hợp tác xã đồn kết chặt,
sản xuất tốt, thu nhập cao, họ nhận thấy hợp tác xã là hơn hẳn thì họ tự
nguyện xin vào”2; cịn quan điểm “cùng có lợi” có nghĩa là phải bảo đảm cho
sản xuất phát triển, nông dân và hợp tác xã đều có thu nhập cao, thực hiện
nghĩa vụ với nhà nước ngày càng tốt hơn. Người viết “Gọi là hợp tác xã bậc
cao thì đồn kết phải cao”, sản xuất phải cao, thu nhập chung của hợp tác xã
phải cao”3.
Người cũng khẳng định hướng phát triển của nông nghiệp là từng bước
đi lên sản xuất lớn, Hồ Chí Minh khẳng định “chủ nghĩa xã hội là làm cho
dân giàu nước mạnh. Ở nông thôn, nông dân được ruộng rồi mà cứ làm ăn
theo cách cũ thì sản xuất khơng thể gia tăng được, xã hội khơng tiến lên được
1
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập8, sđd, tr78
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập9, NXBCTQG, Hà Nội2000,tr266
2 3
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập10, sđd, tr499, tr403
34
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập8, sđd, tr226
1
18
mà phải thụt lùi”4. Người cũng cho rằng, tổ chức phân phối của hợp tác xã
phải là thực hiện hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, người làm nhiều
thì được hưởng nhiều, người làm ít phải hưởng ít và phải tránh chủ nghĩa bình
quân trong sản xuất và phân phối.
Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tổ chức lại sản xuất là phải tiến hành từng
bước, có quy mơ phù hợp với trình độ nhận thức của nơng dân và năng lực
quản lý của cán bộ, con đường và mục đích Người nêu ra đó là: từ đổi cơng
từng vụ, từng việc, có bình cơng chấm điểm; tiến đến hợp tác xã bậc thấp rồi
mới đến hợp tác xã bậc cao… Người cũng là người có quan điểm từ rất sớm
về xây dựng vùng nơng nghiệp sản xuất hàng hóa, chun canh quy mơ lớn
và từng bước thí điểm vùng sản xuất lúa là chính, sản xuất chè là chính…
Những quan điểm của Người về hợp tác xã và hợp tác hố nơng nghiệp,
nơng thơn và việc tổ chức lại sản xuất cho nơng dân là rất tồn diện, cả về
chính trị, tư tưởng, tổ chức quản lý, lãnh đạo và nổi bật hơn cả chính là nội
dung về xây dựng cơ cấu sản xuất, kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất nông
nghiệp và xây dựng nông thôn.
1.4.2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường việc áp dụng khoa học
kỹ thuật vào quản lý và sản xuất nông nghiệp
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là một nhiệm
vụ rất quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, tư tưởng này của Người đã
được tiếp nhận từ những quan điểm của các nhà Mácxit trước mà cụ thể là
những tác phẩm của Lênin, Lênin viết “Đối với người tiểu nơng thì chỉ có cơ
sở vật chất, kỹ thuật, những máy kéo và những máy móc với quy mơ lớn trong
nơng nghiệp, điện khí hóa trên quy mơ lớn… mới có thể làm cho tồn bộ tâm
lý của họ mới trở nên lành mạng được. Chính điều kiện đó có thể nói cải tạo
triệt để và hết sức nhanh chóng người tiểu nơng”1.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lãnh đạo nơng dân miền Bắc tổ chức
lại sản xuất nông nghiệp, tiến hành tập thể hóa trong điều kiện nền kinh tế
4
1
V.I.Lênin, tồn tập, NXB Tiến Bộ, Matxcova 1978, tiếng Việt, tập 43, tr72
19
nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu, chưa có cơng nghiệp hóa… Chúng ta tiến hành
xây dựng quan hệ sản xuất mới trong điều kiện lực lượng sản xuất của ta đang
ở trình độ thấp kém. Vì vậy, để nơng nghiệp, nơng thơn phát triển mạnh và
mang lại hiệu quả, thì cần phải cải tiến trong khâu sản xuất, quản lý, đòi hỏi
phải là sự cải tiến trong áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, có như
vậy mới có thể đẩy mạnh sản xuất và hiện đại hóa được. Hồ Chí Minh cho
rằng “Thế giới ngày nay có máy móc tối tân, có vệ tinh nhân tạo, nhưng cách
cày cấy của ta rất cũ kỹ, rất lạc hậu, vì vậy khó nhọc nhiều mà thu hoạch ít.
Để tiến bộ, chúng ta phải cải tiến kỹ thuật”1.
Cách tuyên truyền đưa kỹ thuật vào sản xuất của Hồ Chí Minh đến với
đồng bào nhân dân là dễ hiểu, ngắn gọn và rất thuyệt phục. Người khơng
dùng những thuật ngữ mang tính khoa học cao, hay những biện pháp, chủ
trương to lớn mà là rất bình dân, phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý của
nông dân nông thôn. Người viết:
“Nước phải đủ, phân phải nhiều;
Cày sâu, giống tốt, cấy đều rảnh hơn;
Trừ sâu, diệt chuột chớ quên;
Cải tiến nông cụ là nền nhà nông;
Ruộng nương quản lý ra công;
Tám điều đầy đủ, thóc bơng đầy bồ”1
Đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp, Hồ Chí
Minh quan tâm đến công tác cải tiến nông cụ và thủy lợi.
Cơ giới hóa và hiện đại hóa nơng nghiệp là cái đích để nơng nghiệp và
nơng dân phấn đấu. Nhưng thực tế đất nước ta đang khó khăn, trình độ sản
xuất cịn kém, thì theo Người phải mất một thời gian từ 15 đến 20 năm thì
chúng ta mới có thể làm ngay được. Nên việc cải tiến nơng cụ, với những máy
hiện có thì là điều cần thiết trước mắt để họ có thể làm ngay được nhằm đưa
năng suất cao hơn.
1
1
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập9, sđd, tr213
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập9, sđd, tr530
20
Trong cơng tác thủy lợi, Người khẳng định vai trị đặc biệt của thủy lợi,
xem đó là biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển nơng nghiệp. Hồ Chí
Minh cũng thường xuyên theo dõi sát sao công tác thủy lợi và phịng chống
thiên tai, Người đi thăm nơng dân và cán bộ các địa phương chống hạn, chống
úng; kiểm tra các tuyến đê bao, chống lũ… Để công tác thủy lợi có kết quả,
Người yêu cầu phải biết kết hợp kinh nghiệm nhân dân và phương tiện khoa
học mới, phải biết khai thác hợp lý và sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất
mà thủy lợi mang lại để phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất nông
nghiệp, nông thôn.
Qua nội dung về vấn đề đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất nơng nghiệp thể hiện tính tồn diện, cụ thể và sâu sát trong chỉ đạo,
nhằm từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp,
đồng thời từng bước khắc phục sự mất cân đối và thiếu đồng bộ giữa phát
triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất mới ở nông thôn torng
những năm đầu thời kỳ quá độ.
1.4.3. Quan điểm về kềt cấu kinh tế - kỹ thuật ở nông thôn
Theo Hồ Chí Minh, vấn đề chăm lo phát triển kinh tế ở nông thôn là
phải nâng cao đời sống của nơng dân. Người nói “Đồng bào nơng dân làm ăn
quanh năm vất vả khó nhọc, phải có lúc nghỉ ngơi giải trí” “phải làm sao cho
ai nấy đều ăn no, mặc ấm, có nhà ở cao ráo, có đường sá sạch sẽ”1.
Hồ Chí Minh chỉ rõ nhân tố quyết định để cải thiện đời sống nhân dân
là đồng thời vời việc phát triển sản xuất, phải thực hành tiết kiệm, phải tích
cực lao động. Người thường nói “Muốn ăn quả thì phải trồng cây, muốn ăn
no, mặc ấm, đời sống được cải thiện thì phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm”; “Phải coi mức sống với sản xuất là như thuyền với nước, nước cao thì
thuyền lên cao. Sản xuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ thì đới sống mới được cải thiện,
khơng có cách nào khác”2
1
2
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập10, sđd, tr402
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập11, sđd, tr109
21
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng kết cấu kinh tế - kỹ thuật
trong nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, là những
tiền đề quan trọng cho việc tạo niềm tin và tinh thần cách mạng của nông dân
để xây dựng kinh tế nông nghiệp, nông thôn mới giàu đẹp hơn.
1.5. Tư tưởng Hồ Chí Minh về những giải pháp phát triển nông
nghiệp, kinh tế nông thôn
Thứ nhất, Giải pháp quan trọng nhất là cơng nghiệp giúp đỡ nơng
nghiệp
Hồ Chí Minh cho rằng, trong từng bước hiện đại hóa nơng nghiệp,
nơng thôn về lâu dài, công nghiệp là con đường cơ bản bảo đảm sự phát triển
kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Nhưng, trong một giai đọan nhất định
phải coi nơng nghiệp là quan trọng nhất vì xuất phát điểm của chúng ta là một
nước nông nghiệp lạc hậu. Vì thế, Người nói “Đời sống nhân dân chỉ có thể
thật dồi dào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi;
dùng máy móc cả trong nông nghiệp và trong công nghiệp… Hiện nay, chúng
ta lấy sản xuất trong nơng nghiệp làm chính, vì muốn mở mang cơng nghiệp
thì phải có lương thực, ngun liệu. Nhưng cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
vẫn là mục tiêu phấn đấu chung, là con đường ấm no thực sự của nhân dân
ta”1
Thứ hai, Phát triển các ngành kinh tế một cách toàn diện và các ngành
phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm trung tâm
Đây là một tư tưởng chỉ đạo rất đúng đắn của Người, đó là việc phát
triển nơng nghiệp là chính nhưng cũng phải hết sức tôn trọng và phải chú ý
đến việc phát triển của các ngành khác như công nghiệp, thương nghiệp, giao
thông, giáo dục…
Thứ ba, Phải phát triển một nền nông nghiệp toàn diện
Đây là một tư tưởng lớn của Người trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn. Người thường nhắc “Trung ương thường nói nơng nghiệp
1 2 3
Hồ Chí Minh, toàn tập, tập10, sđd, tr40-41, 445, 418
22
phải tồn diện. Mình khơng những cốt gạo, ngơ, khoai, sắn, bơng, mà cịn cốt
các thứ khác nữa. Cho nên phải tịan diện” 2, “Sản xuất phải tồn diện, trồng
cây lương thực và cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi, phát triển nghề
rừng, chú trọng đẩy nhanh chăn ni, vì miền núi có khả năng chăn ni”3…
Như vậy, đối với Người, một nền nơng nghiệp tồn diện là:
Nền nơng nghiệp có trồng trọt phát triển. Trồng các loại cây lương thực
để cung cấp lương thực, trong đó, cây lúa là cây lương thực chính. Ngồi ra
cịn có các loại hoa màu tạo nguồn lương thực bổ sung cho lúa và nguồn
lương thực chủ yếu cho chăn nuôi.
Sau cây lương thực là cây công nghiệp, trong các bài phát biểu của Hồ
Chí Minh, ngồi cây lúa và cây lương thực bổ sung là cây cơng nghiệp, đó là
các loại cây bơng, cây cao su, cây cà phê, cây chè, cây dâu, cây mía… để làm
nguồn ngun liệu cho cơng nghiệp chế biến.
Trồng trọt còn phải là trồng các loại cây ăn quả, phục vụ cho đời sống
của nông dân, một nguồn lợi rất lớn trong việc phát triển loại cây này của
đồng bào nơng thơn.
Trồng trọt trong nơng nghiệp cịn có trồng cây để lấy gỗ, lấy gỗ để làm
nhà, tạo khơng gian, tạo cảnh quan, bảo vệ mơi trường… vì vậy, ở đâu Người
cũng khuyên bà con trồng cây, truyền thống ấy trở thành một nét đẹp trong tư
tưởng của Hồ Chí Minh.
- Nền nơng nghiệp tồn diện là bao gồm ngành chăn ni phát triển,
Người nói rằng “Phải phát triển chăn ni để bảo đảm có thêm thịt ăn, thêm
sức kéo, thêm phân bón”1, đó là các loại trâu, bò, lợn, thỏ, dê, gà, vịt… nhằm
phục vụ cho việc trồng trọt và thực phẩm cho cuộc sống.
- Phát triển nơng nghiệp tồn diện cịn là phát triển lâm nghiệp, trồng
cây, gây rừng, khai thác lâm thổ sản. Người nhắc nhỡ đồng bào là phải bảo vệ
rừng, là bảo vệ cho chính mơi trường sống của mình.
2
3
1
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập10, sđd, tr406
23
- Nơng nghiệp tồn diện phải đặt trong mối quan hệ phải phát triển
ngành ngư nghiệp và các ngành kinh tế gắn liền với biển, là các ngành nuôi
trồng thủy sản, một lợi thế rất lớn của chúng ta kể cả nước mặn và nước ngọt.
Đây cũng là ngành mà cung cấp một nguồn thực phẩm lớn cho đời sống nhân
dân.
- Phát triển nơng nghiệp tồn diện cịn là phát triển ngành phụ gia đình.
Việc tận dụng lao động ngồi mùa màng, ngồi những cơng việc chính của bà
con nơng dân ở nông thôn, họ làm thêm nghề phụ để tăng thêm thu nhập như
các ngành nghề mây, tre đan, nghề gỗ, chạm khắc, nghề dệt, thêu, bún bánh…
đây là một lĩnh vực tạo một nguồn thu lớn, mang tính truyền thống và tạo
công ăn việc làm rất tốt cho kinh tế nơng thơn.
Theo Hồ Chí Minh, nơng nghiệp tồn diện là bao gồm các ngành nghề
phụ và các ngành nghề truyền thống ở nông thôn, như:
Loại ngành nghề sản xuất, sửa chữa công cụ lao động nông nghiệp và
chế biến sản phẩm của nông nghiệp.
Loại ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng thông thường hoặc cao cấp
phục vụ nhu cầu tiêu dùng như đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, hàng dệt, may
mặc…
Loại ngành nghề cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp như
giấy, dệt vải, dệt lụa, thép…
Các ngành nghề phụ đã giải quyết việc làm ở nông thôn, nâng cao đời
sống người dân và giúp cho nông nghiệp phát triển hơn. Việc phát triển ngành
nghề bổ sung cho nông nghiệp làm cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì:
Thúc đẩy việc sản xuất mang tính khoa học, dựa trên sự phân công, hợp
tác lao động phù hợp với từng loại ngành nghề, đẩy mạng sản xuất hàng hóa,
nơng phẩm;
Phát triển ngành nghề, giải quyết được việc làm tại chỗ, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nơng thơn;
24
Phát triển làng nghề ở nông thôn, tạo điều kiện phát triển kết cấu hạ
tầng ở nông thôn, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Đẩy mạnh công tác thủy lợi, tăng cường chống lụt, bão, hạn hán để
bảo vệ mùa màng.
Đây là công việc mà Hồ Chí Minh ln quan tâm và thường xun
nhắc nhỡ đối với các cấp chính quyền, cán bộ và nhân dân. Người khuyến
khích “Làm thủy lợi thì khị nhọc vài năm nhưng sung sướng muôn đời” 1.
Trong công tác này, Người đề cao tính vai trị của quần chúng, Nhà nước chỉ
làm thêm những cơng trình lớn và thật cần thiết. Song song với cơng tác thủy
lợi, trong nơng nghiệp đó là việc chống hạn và chống lụt, bảo… để hạn chế
thất thốt mùa màng.
- Chính sách kinh tế và quan hệ của Nhà nước đối với phát triển nông
nghiệp, nông thơn.
Chính sách đối với nơng nghiệp, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm về
chính sách giá cả và chính sách thuế
Về giá đối với mặt hàng nông phẩm là rất cần thiết và phù hợp. Dù
chúng ta đang thực hiện cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp,
nhưng những chỉ đạo của Người về giá “Mua bán phải theo giá cả thích
đáng… Giá cả phải bảo đảm cho Nhà nước, hợp tác xã và xã viên cùng có lợi
để xây dựng nước nhà”1; Về thuế, tư tưởng của Người là là nhằm khuyến
khích sản xuất, khuyến khích tăng năng suất lao động. Hồ Chí Minh nêu ra
nguyên tắc là Chính phủ quyết khơng tăng thuế vào chính sách định mức,
thuế phải khuyến khích sản xuất.
Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân, là Nhà nước phải giúp đỡ nông
dân trên nhiều mặt và khi mua bán với nông dân phải theo hợp đồng kinh tế.
Sự giúp đỡ của Nhà nước là việc giúp vốn, đào tạo cán bộ, về xây dựng kết
cấu hạ tầng cho nông nghiệp. Người nói “Chính phủ phải xuất tiền xây những
trường học, mời thầy để đào tạo cán bộ các ngành về nơng nghiệp. Chính
1
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập10, sđd, tr397
Hồ Chí Minh, tồn tập, tập10, sđd, tr414
1 2
25