Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận cao học, môn lịch sử quan hệ quốc tế, vai trò và hoạt động của liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.57 KB, 29 trang )

TIỀU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:

VAI TRỊ CỦA LIÊN HỢP QUỐC
SAU CHIẾN TRANH LẠNH


MỤC LỤC
Trang

I.

MỞ ĐẦU

II.

NỘI DUNG

1

Chương 1: Khái quát về tổ chức Liên Hợp Quốc
1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hợp Quốc

3

2. Tơn chỉ mục đích và ngun tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc

7

3. Cơ cấu tổ chức của Liên Hợp Quốc



12

Chương 2: Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh Lạnh.
1.Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh

17

2. Vai trò của Liên Hợp Quốc trước và sau chiến tranh lạnh

19

3. Một số hoạt động của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh Lạnh

23

III.

KẾT LUẬN

29

IV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

29

2



MỞ ĐẦU
Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với sứ mệnh gìn giữ
hịa bình và an ninh thế giới, đồng thời thúc đẩy hợp tác và phát triến của các quốc
gia. Trải qua 60 năm hoạt động và phát triển, tổ chức này đã có những đóng góp to
lớn trong việc gìn giữ hịa bình và tăng cường phát triển thế giới. Tuy nhiên, sau khi
chiến tranh lạnh kết thúc, bước vào thiên niên kỷ thứ ba, Liên Hợp Quốc đang phải
đối mặt với nhiều thách thức mới do tình hình thế giới đã có quá nhiều thay đổi,
biến động phức tạp. Xu thế tồn cầu hóa khiến khơng một quốc gia, một nhóm
nước nào có thể đơn phương giải quyết vấn đề chung của các nước. Đồng thời sự
hợp tác giữa các nước, khối, khu vực ngày càng gia tăng mạnh mẽ tạo đà cho nhân
loại phát triển. Thể chế và cơ chế đa phương ngày càng đóng một vai trị quan trọng
trong mọi mặt của đời sống xã hội.
Có thể nói, vai trị của Liên Hợp Quốc khơng thể thiếu được như một trung
tâm điều hòa hành động của các quốc gia, dân tộc trong một thế giới đang đứng
trước những vấn đề tồn cầu mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải
quyết nếu khơng có sự hợp tác đa phương. Chính vì vậy, em chọn đề tài của tiểu là
“ Vai trò và hoạt động của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh”
Vì thời gian và khả năng có hạn, tiểu luận của em cịn có những sai sót, kính
mong các thầy cơ xem xét và chỉ bảo thêm cho em.
Em xin chân thành cám ơn.

3


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TỔ CHỨC LIÊN HỢP QUỐC
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc là một tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới với thành viên là
những nước độc lập có chủ quyền. Liên Hợp Quốc được hình thành theo sáng kiến
của Liên Xơ, Anh và Mỹ; tổ chức này chính thức ra đời ngày 24/10/1945 tại hội

nghị San Francisco (Mỹ). Tên gọi “Liên hợp quốc” đã được Tổng thống Mỹ
Franklin D.Roosevelt sáng lập ra và được sử dụng lần đầu tiên trong “Tuyên ngôn
của Liên Hợp Quốc” vào ngày 1/1/1942, trong đó 26 quốc gia đã khẳng định cam
kết tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại các nước thuộc phe phát xít. Sự ra đời của
Liên Hợp Quốc được xem như là một sự kiện quan trọng và là sự kết hợp của
nhiều yếu tố khác nhau.
Trong những năm đầu của chiến tranh thế giới lần thứ hai, Tổng thống Mỹ
Franklind. Roosevelt đã nảy sinh ý tưởng về việc thành lập một hệ thống an ninh
tập thể hiệu quả hơn so với Hội quốc liên. Ông là người đề xướng việc thành lập
một tổ chức để đảm bảo hịa bình quốc tế thay cho Hội Quốc Liên. Ông đã bày tỏ
vấn đề này với Thủ tướng Anh Churchill và tiếp theo là tìm cơ hội thảo luận với
ngun sối Stalin (Liên Xô). Nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra trong từng chính phủ
về việc hình thành một tổ chức an ninh tập thể mới, với cấu trúc, chức năng và
quyền hạn của tổ chức này.
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai ngày càng ác liệt với quy mô càng ngày
càng lớn. Điều đó địi hỏi các quốc gia chống phát xít phải hợp tác chặt chẽ với
nhau bằng cam kết mang tính pháp lý quốc tế. Đây chính là cơ sở dẫn đến cuộc họp
mặt của đại diện 26 quốc gia tham chiến chống khối trục phát xít vào ngày
1/1/1942 tại Washington. Các nước này đã thông qua một tun bố quan trọng, đó
là “Tun ngơn của 26 nước” hay cịn gọi là “Tun ngơn liên hợp của các dân
tộc”, đánh dấu sự hình thành của khối đồng minh chống phát xít. Tên gọi Liên Hợp
Quốc chính là xuất hiện từ đây. Chính phủ các nước lớn như Liên Xô, Anh, Mỹ,
Trung Quốc đều đã ký vào bản tuyên ngôn này.
4


Sự hình thành khối đồng minh với nhiều quốc gia trên thế giới có chế độ
chính trị - xã hội khác nhau là nhằm tạo sự đảm bảo vững chắc trong việc đánh bại
các nước phát xít, cứu lồi người khỏi thảm họa chiến tranh. Song mặt khác, khối
đồng minh ấy lại không phải là một khối thống nhất bởi giữa các nước tham chiến

tuy có mục tiêu chung nhưng do bản chất chế độ chính trị- xã hội khác nhau, lợi ích
quốc gia khác nhau cho nên có những mục tiêu khác nhau trong quá trình tham gia
quan hệ. Một vấn đề quan trọng nữa là quan hệ giữa các cường quốc và các nước
nhỏ hơn trong tổ chức này. Ngay từ đầu, ba nước Mỹ, Anh, Liên Xô đã nhất trí cho
rằng các nước có vai trị lớn trong việc đánh bại phe trục phải được trao trách
nhiệm gìn giữ hịa bình sau chiến tranh và phải đóng vai trị lãnh đạo mà khơng bị ý
chí tập thể của nhiều quốc gia nhỏ hơn ngăn trở.
Sau cuộc họp của đại diện 26 nước trong mặt trận đồng minh chống phát xít
1/1/1942, một loạt các hội nghị quốc tế về việc thành lập Liên Hợp Quốc đã được
tiến hành trong thời gian chiến tranh.
Cuối tháng 10/1943, theo sáng kiến của Liên Xô, hội nghị ngoại trưởng ba
nước Liên Xô, Mỹ, Anh đã được tổ chức tại Matxcơva. Hội nghị đã nhấn mạnh sự
cần thiết phải thành lập một tổ chức tồn cầu trong thời gian sớm nhất, có thể được,
duy trì hịa bình và an ninh thế giới trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của
tất cả các nước u chuộng hịa bình, khơng phân biệt nước lớn hay nhỏ. Hội nghị
đã đánh dấu bước tiến thực tiễn đầu tiên trong quá trình hình thành tổ chức Liên
Hợp Quốc. Bên cạnh những vấn đề thống nhất chung, các bên cũng đưa ra nhiều
quan điểm khác về cơ cấu tổ chức Liên Hợp Quốc. Thực chất điều này phản ánh lợi
ích quốc gia, lợi ích giai cấp trong quan hệ quốc tế.
Từ ngày 28/11 đến ngày 1/12/1943 lần đầu tiên những người đứng đầu ba
nước Liên Xô, Mỹ, Anh là Stalin, Roosevelt và Churchill đã họp mặt tại thủ đô
Têhêran của Iran. Họ đã đưa ra một tuyên bố chung quan trọng, trong đó có nhấn
mạnh sự quyết tâm của ba nước sẽ cùng nhau cộng tác trong thời gian chiến tranh
cũng như hịa bình sau này. Đồng thời, họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự
5


hợp tác giữa ba nước và của một tổ chức quốc tế đối với hịa bình an ninh lâu dài
của các dân tộc.
Từ ngày 9/12/1943 Mỹ đã thành lập nhóm nghiên cứu tổ chức tương lai có

trụ sở ở Washington. Tuy nhiên, phải đến hội nghị trù bị tại Dumbarton Oaks (từ
tháng 9 đến tháng 10/1944) các vấn đề chính liên quan đến tổ chức sắp ra đời mới
được đưa ra thảo luận một cách kỹ lưỡng. Tại hội nghị, đại diện tồn quyền của bốn
nước Liên Xơ, Mỹ, Anh và Trung Hoa dân quốc đã đàm phán sơ bộ việc soạn thảo
Hiến Chương Liên Hợp Quốc. Hội nghị chia thành hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ
ngày 21/8 đến ngày 28/9 gồm các đại diện Liên Xô, Mỹ và Anh; giai đoạn sau từ
ngày 29/8 đến ngày 7/10 gồm các đại diện Mỹ, Anh và Trung Hoa dân quốc. Cách
bố trí như vậy là nhằm thể hiện sự trung lập của Liên Xô trong cuộc chiến chống
Nhật. Hội nghị đã thảo luận một số vấn đề then chốt như: tổ chức Liên Hợp Quốc
sẽ gồm các cơ quan là “Đại hội đồng”, “Hội đồng bảo an”, “Ban thư ký”, “Tòa án
quốc tế”, và theo yêu cầu của Mỹ sẽ gồm có cả: “Hội đồng kinh tế- xã hội”. Hội
đồng bảo an sẽ gồm 11 thành viên trong đó 5 nước là thành viên thường trực( là
bốn nước tham dự hội nghị Dumbarton Oaks và Pháp). Tuy nhiên, hội nghị không
thỏa thuận được về thủ tục bỏ phiếu trong Hội đồng bảo an. Vấn đề này được
chuyển lên ba nguyên thủ quốc gia Stalin, Roosevelt và Churchill giải quyết tại Hội
nghị Yanta (Liên Xô) vào tháng 2/1945.
Ba vị dứng đầu nhà nước Liên Xô, Mỹ và Anh đã giải quyết những vấn đề
vướng mắc còn lại trong việc thành lập Liên Hợp Quốc. Hội nghị nhất trí một lần
nữa khẳng định việc thành lập Liên Hợp Quốc và thảo luận vấn đề quan trọng nhất
là vấn đề biểu quyết ở Hội đồng bảo an mà ở hội nghị Dumbarton Oaks cịn gác lại(
tức là áp dụng ngun tắc nhất trí trong năm ủy viên thường trực Hội đồng bảo an
và công nhận quyền phủ quyết (veto) của từng Ủy viên thường trực). Hội nghị cũng
thỏa thuận là sẽ triệu tập hội nghị quốc tế thành lập Liên Hợp Quốc vào tháng
4/1945 và soạn thảo một bản Hiến chương dựa trên những đề nghị của hội nghị
trước đây.
6


Ngày 25/04/1945 tại thành phố San Francisco (Mỹ) hội nghị quốc tế thành
lập Liên Hợp Quốc đã được tiến hành. Hội nghị kéo dài hai tháng với sự tham gia

của đại diện 50 quốc gia với trên 850 đại biểu cùng các cố vấn, chuyên gia, nhân
viên kỹ thuật, tất cả gần tới 3500 người. Hội nghị căn cứ vào các đề nghị của Hội
nghị Dumbarton Oaks, sự thỏa thuận tại Yanta và những đề nghị bổ sung của các
chính phủ để soạn ra Hiến chương Liên Hợp Quốc gồm 19 chương với 111 điều
khoản.
Ngày 25/06/1945 Hiến chương được hội nghị nhất trí thơng qua. Ngày
26/10/1945, tại tịa nhà cựu chiến binh ở San Francisco 50 đoàn đại biểu đã long
trọng tiến hành lễ ký kết vào bản Hiến chương Liên Hợp Quốc. Có thể nói, Hiến
chương Liên Hợp Quốc là một điều ước quốc tế quan trọng nhất của thời kỳ sau
chiến tranh Thế giới thứ hai đến nay. Nó quy định mục tiêu, nguyên tắc, thành viên,
cơ cấu tổ chức, hình thức và lề lối hoạt động của các cơ quan chính yếu Liên Hợp
Quốc. Hiến chương Liên Hợp Quốc được cộng đồng quốc tế coi là nguồn quan
trọng nhất của luật pháp quốc tế đương đại. Mặt khác, Hiến chương Liên Hợp Quốc
cũng là sản phẩm thỏa hiệp của sự đấu tranh giữa hai hệ thống pháp luật khác nhau(
xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa). Do vậy, việc thực thi những điều khoản
trong Hiến chương là một quá trình tiếp tục hợp tác và đấu tranh liên tục trên tinh
thần thiện chí và thái độ tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên lớn cũng như nhỏ,
giàu cũng như nghèo vì mục tiêu cao cả của Liên Hợp Quốc.
Bốn tháng sau, ngày 24/10/1945, sau khi được phê chuẩn Hiến chương Liên
Hợp Quốc bắt đầu có hiệu lực. Liên Hợp Quốc đã được thành lập từ đống tro tàn
của cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Từ đó, hàng năm ngày 24/10 trở thành
ngày kỷ niệm của Liên Hợp Quốc.
Liên Hợp Quốc ra đời là một sự kiện quan trọng và do tác động tổng hợp
của nhiều yếu tố. Đó là vai trị yếu kém của Hội quốc liên trong việc duy trì hịa
bình và an ninh quốc tế; sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ hai với những hậu
quả thảm khốc của nó với lồi người. Đó là những nỗ lực to lớn của các nước nhằm
7


thiết lập một thể chế tồn cầu có hiệu quả hơn trong việc giữ gìn hịa bình và an

ninh quốc tế nhằm loại trừ khả năng xảy ra chiến tranh Thế giới thứ ba và đảm bảo
một trật tự thế giới mới trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh Thế giới thứ hai. Việc
thành lập Liên Hợp Quốc cho thấy quyết tâm của cả cộng đồng quốc tế muốn xây
dựng một hệ thông an ninh tập thể hữu hiệu hơn nhằm duy trì hịa bình và an ninh
quốc tế.
2.1. Tơn chỉ mục đích và ngun tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
2.1. 1. Tơn chỉ mục đích
Theo quy định của Hiến chương, tôn chỉ của Liên Hợp Quốc gồm có bốn
điểm sau:
Duy trì hịa bình và an ninh thế giới.
Tôn chỉ đầu tiên của Liên Hợp Quốc là “Duy trì hịa bình và an ninh thế giới; và
nhằm mục đích đó, áp dụng những biện pháp tập thể có hiệu quả để ngăn ngừa và
thủ tiêu các mối đe dọa hịa bình, chấm dứt các hành vi xâm lược hoặc các hành vi
phá hoại hịa bình, dựa trên ngun tắc chính nghĩa và luật pháp quốc tế, dùng
phương pháp hịa bình để điều chỉnh hoặc giải quyết những tranh chấp quốc tế hay
những tình thế có thể làm hại cho hịa bình”.
Lời nói đầu của của Hiến chương cũng nêu rõ: “Liên Hợp Quốc tập trung lực
lượng để duy trì hịa bình và an ninh thế giới” và “cam kết khơng dùng vũ lực, nếu
khơng phải vì lợi ích chung”
Những quy định nêu trên đã xác định nhiệm vụ chủ yếu của Liên Hợp Quốc là
duy trì hịa bình và an ninh thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ này, Liên Hợp Quốc có
thể áp dụng những biện pháp tập thể có hiệu quả để chấm dứt ngay những hành vi
xâm lược đe dọa và phá hoại hịa bình. Những biện pháp tập thể này chỉ có thể áp
dụng sau khi được Hội đồng bảo an quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữa năm
nước lớn. Đối với các cuộc tranh chấp và những tình thế có hại cho hịa bình thế
giới, Liên Hợp Quốc phải giải quyết bằng phương pháp thương lượng hịa bình,
theo ngun tắc chính nghĩa và theo luật pháp quốc tế, nghĩa là một mặt tổ chức
8



này có thể giải quyết các mối tranh chấp quốc tế bằng cách thương lượng hịa bình
trong lúc chưa xảy ra tình trạng xâm lược, mặt khác phải kiên quyết chấm dứt hành
vi xâm lược nếu đã xảy ra. Có như vậy, Liên Hợp Quốc mới trở thành một tổ chức
quốc tế bảo vệ hịa bình và an ninh trên toàn thế giới.
Xúc tiến quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tơn trọng quyền bình
đẳng và dân tộc tự quyết của nhân dân.
Theo điều một của Hiến chương, tôn chỉ thứ hai của Liên Hợp Quốc là
“Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tơn trọng ngun tắc bình
đẳng về quyền lợi và tự quyết của nhân dân, và sẽ dùng những biện pháp thích
đáng để củng cố hịa bình ở khắp nơi”.
Theo tôn chỉ này, tất cả các quốc gia, tất cả nhân dân thuộc các dân tộc đều
có quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế theo ý mình. Tất cả các dân tộc
chưa được độc lập đều có quyền thực hiện nền độc lập dân tộc của mình theo
ngun tắc dân tộc tự quyết, khơng ai có thể dùng thủ đoạn cưỡng bức can thiệp
vào sinh hoạt của bất cứ dân tộc nào.
Nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi và dân tộc tự quyết là nền tảng phát triển
quan hệ hữu nghị giữa các nước, là cơ sở cho an ninh và hịa bình thế giới.
Xúc tiến sự hợp tác quốc tế trên các mặt kinh tế, xã hội và văn hóa.
Theo điều 1 của Hiến chương tôn chỉ thứ ba của Liên Hợp Quốc là: “Thực
hiện sự hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và các vấn
đề có tính chất phục vụ lợi ích chung của nhân loại trên thế giới, phát triển và
khuyến khích việc tơn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản của tồn thể nhân
loại, khơng phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hay tôn giáo”.
Cũng như các tôn chỉ khác của Liên Hợp Quốc, tơn chỉ này có ý nghĩa vơ
cùng to lớn. Để bảo vệ hịa bình và an ninh thế giới thì Liên Hợp Quốc chẳng
những phải giải quyết các cuộc tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hịa bình,
chấm dứt các hành vi xâm lược, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước mà còn
phải đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế rộng rãi trên nhiều mặt. Tính chất rộng rãi của sự
9



hợp tác này khơng những biểu hiện về mặt chính trị mà còn biểu hiện ở chỗ cần
phải hợp tác giữa các nước về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và phải tơn trọng nhân
quyền cũng như các quyền tự do cơ bản. Đó là những điều kiện cần thiết cho việc
giữ gìn hịa bình an ninh thế giới, thúc đẩy hợp tác và phát triển giữa các quốc gia.
Xây dựng Liên Hợp Quốc thành một trung tâm điều hòa hành động hành
động của các nước
Điều 1 của Hiến chương có quy định tơn chỉ cuối cùng của Liên Hợp Quốc
là “Để đạt được mục đích chung kể trên, Liên Hợp Quốc phải là một trung tâm điều
hòa hành động của các nước”, nhằm tạo cho Liên Hợp Quốc có vai trị quốc tế thất
sự hơn Hội quốc liên, để giải quyết các vấn đề chung, vấn đề giữa các quốc gia,
làm cho lợi ích chung hơn lợi ích riêng, hạn chế tình trạng vơ chính phủ trong quan
hệ quốc tế.
Theo tôn chỉ này, Liên Hợp Quốc phải là một trung tâm quan trọng cho tất cả
mọi quốc gia có chế độ chính trị xã hội khác nhau cùng thương lượng và hợp tác
với nhau. Lẽ tất nhiên, nó cũng không ngăn cấm các nước hữu quan thương lượng
bên ngoài Liên Hợp Quốc để giải quyết những vấn đề xích mích với nhau theo
nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.
2.2. Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc
Để thực hiện các tôn chỉ của Liên Hợp Quốc, bản Hiến chương Liên Hợp
Quốc quy định rõ ràng những nguyên tắc cơ bản mà cả tổ chức Liên Hợp Quốc
cũng như các nước thành viên phải tuân theo. Nguyên tắc này được nêu rõ trong lời
nói đầu và trong điều 2 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Nó gồm 5 điểm chính
sau:
Điểm 1. Ngun tắc chủ quyền bình đẳng giữa các nước
Lời nói đầu của Hiến chương có quy định sự bình đẳng về quyền lợi của các
nước lớn và nhỏ. Khoản 1 trong điều 2 của Hiến chương cũng nêu rõ: “Tổ chức
này(tức Liên Hợp Quốc) xây dựng trên nguyên tắc chủ quyền bình đẳng của các
nước hội viên. Điều đó có nghĩa là các nước đều có chủ quyền một cách toàn vẹn
10



về lãnh thổ và độc lập về chính trị của mỗi nước phải được tơn trọng. Mỗi nước
phải làm trịn nghĩa vụ quốc tế mà mình đã đảm nhận. Nguyên tắc này nói rõ bất
luận chế độ chính trị của nước đó như thế nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều bình đẳng
với nhau về chủ quyền”. Các nước này đều được quyền tự chủ về đối nội và được
độc lập về đối ngoại.
Điều 2. Nguyên tắc tôn trọng sự tồn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các
nước.
Khoản 4 trong điều 2 của Hiến chương quy định “Trong quan hệ quốc tế của
mình, các nước hội viên khơng được có hành động đe dọa hoặc dùng vũ lực hay bất
cứ phương pháp nào khác trái với tôn chỉ Liên Hợp Quốc để xâm phạm đến sự toàn
vẹn lãnh thổ và nền độc lập chính trị của mỗi nước hội viên hoặc bất cứ nước nào
khác”.
Nguyên tắc này nhằm khẳng định sự thiêng liêng của lãnh thổ, nền độc lập dân
tộc và có tác dụng ngăn chặn chiến tranh và các hành vi xâm lựợc. Theo nguyên tắc
này, tất cả những hành vi xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của
các nước khác, như đe dọa bằng vũ lực hay can thiệp vào công việc nội bộ của
nước khác,… đều trái với tôn chỉ của Liên Hợp Quốc và là phi pháp.
Điều 3. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước
nào.
Khoản 7 trong điều 2 của Hiến chương quy định: “Không được coi rằng bản
Hiến chương này ủy quyền cho Liên Hợp Quốc can thiệp vào công việc về bản chất
thuộc thẩm quyền nội bộ của một nước nào, và không bắt buộc một nước hội viên
nào đề nghị giải quyết các việc ấy theo thủ tục quy định ở Hiến chương; nhưng
nguyên tắc này không cản trở việc dùng các biện pháp trong chương VII”.
Đây là ngun tắc quan trọng trong việc giữ gìn hịa bình và an ninh thế giới.
Nguyên tắc này xuất phát trực tiếp từ nguyên tắc chủ quyền bình đẳng giữa các
nước, giúp các thành viên tham gia và đóng góp, khơng can thiệp vào công việc nội
bộ của nước khác, tức là tôn trọng chủ quyền của nước khác.

11


Điều 4. Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hịa
bình.
Khoản 3 trong điều 2 của Hiến chương quy định: “Các nước hội viên phải
dùng phương pháp hịa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình, để khơng
làm nguy hại đến nền hịa bình, an ninh và chính nghĩa trên thế giới”.
Đây là nguyên tắc quan trọng để ngăn ngừa chiến tranh và vạch trần những
kẻ đi xâm lược. Theo quy định của Hiến chương, Hội đồng bảo an có trách nhiệm
xúc tiến việc giải quyết tranh chấp ấy. Nếu tranh chấp đó đã trở thành một cuộc
xâm lược giữa nước này với nước kia, Hội đồng bảo an có quyền dùng hành động
của mình để chấm dứt cuộc xâm lược đó.
Điều 5. Ngun tắc chung sống hịa bình.
Lời nói đầu của Hiến chương nêu rõ: các nước cần phải “cố gắng nhân
nhượng nhau, chung sống hòa thuận với nhau trên tinh thần thân thiện láng giềng”.
Hơn nữa, tư tưởng chung sống hịa bình này cũng đã thể hiện ngay trong bản thân
tổ chức Liên Hợp Quốc. Vì Hiến chương có quy định tất cả các nước, không kể
thuộc chế độ xã hội nào, nếu bằng lịng gìn giữ hịa bình thế giới đều có thể trở
thành hội viên của Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc này chứng tỏ Liên Hợp Quốc cần
phải liên hợp mọi nước lớn nhỏ cùng bảo vệ hịa bình thế giới. Chỉ có như thế, Liên
Hợp Quốc mới thực hiện được mục đích cao nhất của mình là bảo vệ hịa bình và
an ninh quốc tế.
1.3. Cơ cấu tổ chức Liên Hợp Quốc.
Tổ chức Liên Hợp Quốc gồm có 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng
bảo an, Hội đồng kinh tế xã hội, Tòa án quốc tế, Ban thư ký và Hội đồng quản thác.
Tuy nhiên đến nay thì vai trị của Hội đồng ủy thác đã khơng còn lớn như trước,
hoạt động hạn chế do hầu hết các lãnh thổ quản thác đã đươc trao trả độc lập. Ngồi
ra Liên Hợp Quốc cịn 17 tổ chức chun môn và tự trị, 16 tổ chức kinh tế xã hội.
Trụ sở chính của Liên Hợp Quốc đặt tại NewYork (Mỹ) nhưng bộ máy hành chính

nằm rải rác ở khoảng 600 địa điểm trên thế giới với khoảng 160.000 nhân viên.
12


Ngơn ngữ làm việc chính của Liên Hợp Quốc là tiếng ẢRập, Anh, Pháp, Tây Ban
Nha, Nga và Trung Quốc. Chức năng nhiệm vụ của 5 cơ quan chính của Liên Hợp
Quốc có thể sơ lược như sau:
Đại Hội Đồng (General Assembly- GA)
Đây là cơ quan đại diện rộng rãi nhất, bao gồm tất cả các nước thành viên
của Liên Hợp Quốc. Mỗi thành viên có đồn đại biểu 5 người và một số lượng
không hạn chế về chuyên gia và cố vấn. Mỗi thành viên có một phiếu bầu.
Đại hội đồng có chức năng và quyền hạn như: Xem xét và kiến nghị về nguyên
tắc hợp tác trong việc duy trì hịa bình và an ninh quốc tế; nghiên cứu và đề xuất để
thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển luật pháp quốc tế, thực hiện các quyền con người,
hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế…; xem
xét và thông qua ngân sách Liên Hợp Quốc và phân bổ sự đóng góp của các thành
viên khơng thường trực của Hội đồng bảo an, các thành viên trong Hội đồng kinh tế
xã hội, bầu Tổng thư ký, thẩm phán tòa án quốc tế.
Đại hội đồng có 7 ủy ban để thực hiện các vấn đề cụ thể:
Ủy ban 1: Về các vấn đề chính trị, an ninh bao gồm cả giải trừ quân bị
Ủy ban 2: Về các vấn đề kinh tế và tài chính.
Ủy ban 3: Về các vấn đề xã hội nhân đạo và văn hóa.
Ủy ban 4: Về các vấn đề quản thác các lãnh thổ nằm dưới sự bảo trợ của LHQ.
Ủy ban 5: Về các vấn đề hành chính và ngân sách.
Ủy ban 6: Về các vấn đề pháp luật
Ủy ban 7: Ủy ban chính trị đặc biệt.
Theo quy định trong điều 11 khoản 2 và điều 12 khoản 1 của Hiến chương,
quyền hạn của Đại hội đồng và của Hội đồng bảo an khác nhau về thực chất cũng
như về pháp lý. Đại hội đồng có quyền thảo luận về các vấn đề hịa bình thế giới,
nhưng trước hoặc sau việc thảo luận việc dùng hành động đó, Đại hội đồng phải

giao lại cho HĐBA. Tức là Đại hội đồng không được quyết định yêu cầu dùng hành
động trong vấn đề đó. Nếu HĐBA không yêu cầu, Đại hội đồng không được đưa ra
13


đề nghị gì về các vấn đề đã được ghi trong chương trình nghị sự của HĐBA. Vì chỉ
có HĐBA mới có quyền áp dụng hành động (như dùng hành động chính trị, kinh tế
hay quân sự để châm dứt một sự xung đột nào đó) trong việc gìn giữ hịa bình và an
ninh thế giới. Trước vấn đề như thế, Đại hội đồng chỉ có thể đưa ra những đề nghị
thơng thường. Đề nghị này chủ yếu có tác dụng về mặt cơng lý chứ khơng có hiệu
lực bắt buộc thi hành.
Mỗi năm Đại hội đồng họp một lần bắt đầu vào ngày thứ 3 của tuần thứ 3
của tháng 9, tính từ tuần đầu tiên có ít nhất một ngày làm việc. Ngồi khóa họp
thường lệ hàng năm của Đại hội đồng, khi xét thấy cần thiết thì HĐBA hoặc quá
nửa số các nước hội viên có thể yêu cầu triệu tập cuộc họp bất thường của Đại hội
đồng.
Mỗi nước hội viên có một lá phiếu ở Đại hội đồng. Đối với các vấn đề quan
trọng như các đề án về bảo vệ hịa bình và an ninh thế giới, bầu cử những nước ủy
viên không thường trực trong HĐBA, những nước ủy viên trong Hội đồng kinh tế
xã hội, phê chuẩn những nước mới xin gia nhập Liên Hợp Quốc hay tước bỏ quyền
lợi của các nước hội viên… thì được quyết nghị với 2/3 số các nước hội viên cố
mặt tại hội nghị và có tham gia bỏ phiếu. Các vấn đề khác có thể quyết nghị bằng
quá nửa số các nước hội viên có mặt tại hội nghị và có tham gia bỏ phiếu. Ngồi ra,
không kể đến những vấn đề đã được quy định, nếu Đại hội đồng muốn xếp thêm
một vấn đề nào đó vào các loại vấn đề quan trọng cũng chỉ cần được nửa hơn số
các nước hội viên đồng ý là có thể được thơng qua.
Hội Đồng Bảo An: (Secủity Council- SC)
Là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, Hội đồng bảo an được
thành lập nhằm duy trì hịa bình và an ninh quốc tế. Theo Điều 39 của Hiến chương
Liên Hợp Quốc, HĐBA là cơ quan duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền quyết

định đánh giá thực tại của các mối đe dọa đối với hịa bình, phá hoại hịa bình hoặc
hành động xâm lược, và sẽ khuyến nghị hoặc quyết định các biện pháp cần được
tiến hành phù hợp với các Điều 41 và 42, để duy trì hoặc khơi phục hịa bình và an
14


ninh quốc tế. Trong khi thực hiện chức năng này, HĐBA được coi là hành động với
tư cách thay mặt cho tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc. Trên thực tế, những
chức năng mà HĐBA được trao có thể được coi là nhằm 3 mục tiêu: gìn giữ hịa
bình, vãn hồi hịa bình và kiến tạo hịa bình.
HĐBA có 15 thành viên: 5 ủy viên thương trực là các thành viên cố định
trong HĐBA và có quyền phủ quyết (đó là: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) và
10 ủy viên khơng thường trực được các nước cịn lại trong Liên Hợp Quốc bầu
chọn và làm việc trong nhiệm kỳ 2 năm, luân phiên theo khu vực địa lý.
Hội đồng kinh tế xã hội (Economic and Social Council- ECOSOC):
Đây là một trong những cơ quan chính của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ
nghiên cứu báo cáo và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục, y tế và các vấn đề tương tự khác nhằm nâng cao đời sống vật chất
cũng như tinh thần của các dân tộc trên thế giới.
Hội đồng kinh tế có 5 ủy ban khu vực và 17 ủy ban và tiểu ban thường trực
giúp việc. Thành phần trong Hội đồng kinh tế xã hội gồm có 18 nước hội viên Liên
Hợp Quốc do Đại hội đồng bầu ra. Nhiệm kỳ của các nước ủy viên là 3 năm. Mỗi
năm bầu lại 6 nước. Hội đồng kinh tế xã hội mỗi năm họp 2 lần. Những nước đã hết
nhiệm kỳ có thể được bầu lại.
Tịa án quốc tế:
Đây là cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ giải quyết
những tranh chấp giữa các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong tịa án quốc tế
có 15 thành viên thẩm phán. Những người này do Đại hội đồng và HĐBA tuần tự
bầu ra theo danh sách ứng cử viên thống nhất. Người ứng cử phải được đa số phiếu
tuyệt đối ở Đại hội đồng cũng như HĐBA mới được trúng cử. Nhiệm kỳ của thẩm

phán là 9 năm.
Việc tổ chức quyền hạn và thủ tục cơng tác của Tịa án quốc tế đều được
quy định tỉ mỉ trong “Quy ước của tòa án quốc tế”. Quy ước này là một bộ phận
trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.
15


Ngoài việc xét xử những vụ tố tụng quốc tế bằng tư pháp, tịa án quốc tế
cịn có trách nhiệm phát biểu những ý kiến tư vấn đối với các vấn đề pháp luật đã
được giao cho nghiên cứu. Hiến chương cũng quy định Đại hội đồng hay HĐBA có
thể nhờ tịa án quốc tế góp ý kiến trong phạm vi tư vấn đối với bất cứ vấn đề nào
thuộc luật pháp. Những bản án xét xử bằng tư pháp và những ý kiến tư vấn của tòa
án quốc tế đều phải là ý kiến chung của quá nửa số các thẩm phán có mặt tại phiên
tịa hay phiên họp. Trong trường hợp có số phiếu ngang nhau đối với hai ý kiến
khác nhau thì chủ tịch hoặc quyền chủ tịch bỏ phiếu quyết định.
Ban thư ký:
Ban thư ký là cơ quan hành chính- tổ chức của Liên Hợp Quốc, đặc biệt có
trách nhiệm giúp cho việc hồn thành những nghị quyết mà Liên Hợp Quốc thông
qua, bảo đảm việc đăng lục và công bố các hiệp ước quốc tế, xuất bản các văn kiện
của Liên Hợp Quốc.
Đứng đầu ban thư ký là Tổng thư ký do Đại hội đồng bổ nhiệm theo kiến
nghị của HĐBA, nhiệm kỳ là 5 năm, hết nhiệm kỳ có thể được bổ nhiệm lại theo
thủ tục quy định trong Hiến chương. Các cán bộ nhân viên trong Ban thư ký đều do
Tổng thư ký bổ nhiệm.
Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo ban thư ký và làm báo cáo hàng năm lên Đại hội
đồng về sự hoạt động của Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cịn có thể
u cầu HĐBA chú ý đến những vấn đề mà ơng xét thấy có nguy hại đến hào bình
và an ninh thế giới. Tổng thư ký cũng thi hành những nhiệm vụ khác mà các tổ
chức chính của Liên Hợp Quốc như Đại hội đồng, HĐBA… đã giao cho. Tổng thư
ký và các nhân viên trong ban thư ký đều phải chịu trách nhiệm trước Liên Hợp

Quốc.

16


CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA LIÊN HỢP QUỐC SAU CHIẾN TRANH
LẠNH.
2.1 Khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
Chiến tranh lạnh là một cuộc đối đầu về ý thức hệ, kinh tế và địa chính trị
giữa hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa sau Thế chiến thứ hai. Đây có
lẽ là cuộc chiến trang lạnh được nhiều người biết đến trong lịch sử của thế kỷ 20.
Bản chất chung của cuộc chiến là sự mâu thuẫn giữa Mỹ và Liên bang Xô Viết
những năm sau chiến tranh của Thế chiến thứ hai. Sau khi trật tự hai cực tan rã, tình
hình thế giới đã có rất nhiều chuyển biến sâu sắc.
Trước hết, đó là thế giới phát triển nhanh chóng theo hướng đa cực, tuy
nhiên đây mới chỉ là thời kỳ quá độ. Các học giả Trung Quốc gọi đó là trạng thái
“một siêu cường, nhiều cường quốc”. Mặc dù có những cách khái quát khác nhau
nhưng nhìn chung các ý kiến đều thống nhất ở chỗ là Mỹ hiện là cường quốc vượt
trội, là cường quốc duy nhất có khả năng ảnh hưởng ở cấp độ toàn cầu. Trật tự thế
giới trong tương lai sẽ phát triển theo xu thế là tiến tới một hệ thống đa cực, cân
bằng về sức mạnh. Bên cạnh đó, các vấn đề tồn cầu đang nổi lên, địi hỏi phải có
sự hợp tác giữa các nước; vì có lợi ích đan cài nên các nước, đặc biệt là giữa các
nước lớn vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau. Các nước vừa và nhỏ cố gắng thi
hành chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ hơn. Các quốc gia có xu hướng liên kết
với nhau trên từng vấn đề, dựa trên cơ sở lợi ích tương đồng, coi trọng cải thiện và
phát triển quan hệ với các nước láng giềng.
Cuộc chiến tranh lạnh đã cho các nước bài học sâu sắc trong việc phát triển
kinh tế. Đồng thời, chiến tranh lạnh cũng chia đôi thế giới thành hai thị trường lớn
gần như biệt lập nhau: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Việc các cường quốc
tăng cường chạy đua vũ trang đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và

cuộc sống của nhân dân các nước này nói riêng. Trong khi đó, một số nước vì lý do
chủ quan hoặc khách quan, lấy chiến lược cạnh tranh và phát triển kinh tế làm
chính, đã thu được những thành tựu to lớn như Nhật Bản, các nước NICs… Vì vậy,
17


sau chiến tranh lạnh tất cả các quốc gia đều tiến hành điều chỉnh chiến lược phát
triển, hướng vào lĩnh vực kinh tế. Thực tế cho thấy không phải tiềm lực quân sự mà
nền kinh tế phồn vinh mới chính là sức mạnh của mỗi quốc gia. Từ đó, những hoạt
động kinh tế khơng cịn giới hạn trong thị trường truyền thống mà nó ngày càng
được mở rộng trên qui mơ tồn cầu. Một thị trường thế giới, một nền kinh tế toàn
cầu dần dần xuất hiện. Kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, mang lại
những thay đổi có lợi cho các nước tư bản phát triển. Đồng thời khoa học cơng
nghệ có bước đột phá, càng thúc đẩy q trình tồn cầu hóa, khu vực hóa. Đó cũng
là cơ sở thúc đẩy cơng cuộc tồn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh
lạnh. Nói một cách khác, tồn cầu hóa kinh tế chính là mặt chủ yếu của cơng cuộc
tồn cầu hóa hiện nay mà thành quả của nó là sự ra đời của WTO (1/1/1995). Nhân
tố kinh tế có vị trí và tác dụng ngày càng lớn trong việc giao dịch quốc tế. Vì vậy,
các nước đều tích cực điều chỉnh quan hệ với các nước khác để xây dựng một trật
tự kinh tế có lợi cho mình. Lợi ích kinh tế là động lực chính cho quan hệ song
phương và đa phương, là nhân tố thúc đẩy hợp tác và đấu tranh. Quan hệ quốc tế
nhờ đó mà năng động linh hoạt hơn.
Sau chiến tranh lạnh, trong bối cảnh của sự hòa dịu, một loạt các điểm nóng
trên thế giới bắt đầu được hạ nhiệt. Trước hết là ở những khu vực được coi là đối
đầu căng thẳng nhất giữa Liên Xô và Mỹ. Vào thời kỳ chiến tranh lạnh, khu vực
Trung Đông luôn trong trạng thái không ổn định. Những cuộc chiến tranh đẫm máu
đã xảy ra mà nguyên nhân chính là sự đối đầu giữa hai cực Xô- Mỹ và hai khối
Đơng- Tây. Nhưng dần dần dấu hiệu hịa dịu đã xuất hiện. Tiến trình hịa bình đi
được những bước đầu tiên sau khi các nước ngày càng nhận thức được rằng: chiến
tranh không phải là biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề.

Bên cạnh đó, sau chiến tranh lạnh cũng xuất hiện các mâu thuẫn mới làm nảy
sinh nhưng nguy cơ mới, như mâu thuẫn giữa phương Tây với thế giới Hồi giáo,
mâu thuẫn giữa các nền văn minh, xuất hiện nguy cơ khủng bố. Những cuộc đụng

18


độ, xung đột, bạo lực và căng thẳng diễn ra ở mức độ khác nhau ở một số khu vực.
Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp tài nguyên… bùng lên dữ dội.
2.2 Vai trò của Liên Hợp Quốc sau chiến tranh lạnh
Trong chiến tranh lạnh, Liên Hợp Quốc đơn giản là diễn đàn để các nước
lớn, nhất là Mỹ và Liên Xơ cơng kích nhau. Sự tham gia của Mỹ vào tổ chức này
nhằm đảm bảo cho tổ chức này mạnh mẽ hơn, nhưng sự tham gia đó cũng là một
phần trong việc thiết kế về mặt tổ chức. Liên Hợp Quốc đã khơng có được tầm cỡ
như trong viễn cảnh ban đầu của nó là do chiến tranh lạnh và ưu tiên tiếp theo là
những toan tính về quyền lực. Ngay từ trước khi Hiến chương Liên Hợp Quốc được
ký kết, căng thẳng Xô- Mỹ về tương lai của Ba Lan và những quốc gia Đông Âu
khác đã lên cao. Rõ ràng là, thay vì là một thể chế thống nhất, Liên Hợp Quốc
trong thời gian này đã trở thành một diễn đàn cho cuộc ganh đua giữa Mỹ và Liên
Xô cũng như đồng minh của hai siêu cường này. Họ có quan điểm khác nhau về
việc ai sẽ là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, rồi là việc nước nào sẽ tham gia vào Đại
hội đồng. Cả Mỹ và Liên Xô đều dùng lá phiếu phủ quyết nhiều tới mức mà Hội
Đồng Bảo An gần như tê liệt.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, vai tò và tác dụng của LHQ ngày càng
giảm xuống. Mặc dù vẫn là tổ chức quốc tế quan trọng nhất, nhưng Liên Hợp Quốc
đang ngày càng trở nên hữu danh vô thực. Ra đừi và thay thế Hội quốc liên từ
tháng 10/1945, với mục tiêu chủ yếu là duy trì hịa bình và an ninh quốc tế, hợp tác
để phát triển kinh tế xã hội của các dân tộc trên thế giới, tạo điều kiện cho việc giải
trừ vũ khí, giảm thiểu ngân sách quân sự…Tóm lai, Liên Hợp Quốc là một công cụ
quan trọng để cộng đồng quốc tế điều hành công việc thế giới. Nhưng những năm

qua, điểm lại hoạt động của Liên Hợp Quốc, nhất là 2 thập niên gần đây thì thất
vọng chỉ trích nhiều hơn là hài lòng. Liên Hợp Quốc ngày càng cho thấy rõ vai trị
bất lực của mình trong vai trị duy trì hịa bình như ở Angola, Xơmali hay ở Nam tư
cũ. Thất bại trong nhiệm vụ của mình là đối phó với các cuộc khủng hoảng trên thế
giới. Liên Hợp Quốc cũng khơng đưa ra được một chính sách nào để phòng ngừa
19


đối với các cuộc tranh chấp đang nhen nhúm như ở Angiêri, Bắc Phi hay ở Brundi.
Còn những cuộc tranh chấp đang trên đà giải quyết như ở Trung Đông hay Bắc Ailen thì Liên Hợp Quốc gần như hồn toàn vắng mặt. Trong những vấn đề khác như
mở rộng khối NATO hay các chính sách ở Đơng Nam Á, hay liên quan đến Hiệp
ước khơng phổ biến vũ khí hạt nhân thì Liên Hợp Quốc cũng chỉ có một vai trò thứ
yếu. Đứng về mặt thống kê, về mặt con số thì Liên Hợp Quốc có mặt ở mọi nơi vá
ai cũng thấy sự can thiệp của Liên Hợp Quốc. Nhưng về mặt chính trị thì khác, vì
phải thấy là các cuộc khủng hoảng rốt cuộc thường được giải quyết mà khơng có
những tiếng nói của Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc đã và đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu và hoạt
động của mình nhằm phát huy tác dụng hơn nữa. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
mỗi năm khai mạc một lần, đại biểu của các nước đều tích cực đưa ra các sáng
kiến, đề xuất những yêu cầu và đồng thời phát biểu ý kiến đối với những vấn đề
trọng đại trên thế giới. Những chương trình thảo luận và những quyết nghị của đại
hội mặc dù khơng mang tính cưỡng chế, nhưng nó cũng hình thành một sức mạnh
to lớn về mặt đạo lý, có ảnh hưởng tích cực đối với trật tự trên thế giới.
Trong việc gìn giữ hịa bình và an ninh quốc tế Liên Hợp Quốc đã góp phần
giải quyết nhiều điểm nóng xung đột ở các châu lục trên thế giới, góp phần gìn giữ
hịa bình và an ninh thế giới. Bên cạnh đó, HĐBA Liên Hợp Quốc cũng thường
xuyên mở những phiên họp để thảo luận và nghiên cứu việc ngăn chặn những cuộc
xung đột ở các nơi trên thé giới, cố gắng thúc đẩy những điểm nóng đó cùng ngồi
lại để có thể tìm ra biện pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn. Trong vòng 50 năm qua,
Liên Hợp Quốc đã xúc tiến hồn thành 172 hiệp định hịa bình, phái đội duy trì hịa

bình với tư cách là người thứ ba để đảm bảo khách quan công bằng, tạo nên vùng
đệm giữa hai đối phương đang xung đột. Liên Hợp Quốc đã thành lập 49 lực lượng
hoạt động gìn giữ hịa bình ở khắp các châu lục Á, Âu, Mỹ La Tinh, Châu Phi. Liên
Hợp Quốc đã góp phần đạt được gần 200 giải pháp hịa bình thơng qua thương
lượng chấm dứt các xung đột khu vực (như Nammibia, Cônggô, Ănggôla,
20


Mơdămbich, Campuchia, Đơng Timo…). Hiện tại cũng có hàng chục ngàn binh
lính và cảnh sát dân sự của 111 nước tham gia vào hoạt động gìn giữ hịa bình ở
hơn 17 điểm nóng trên khắp thế giới. Đã có hàng ngàn nhân viên giữ gìn hịa bình
của Liên Hợp Quốc đổ máu để duy trì cho cuộc sống bình yên của nhiều dân tộc
trên thế giới. Liên Hợp Quốc cũng đã chi hàng chục tỉ đơla cho hoạt động gìn giữ
hịa bình và an ninh thế giới, tạo ra sức mạnh cộng đồng quốc tế ngăn chặn phổ
biến vũ khí hạt nhân, đấu tranh đòi cắt giảm và giải trừ qn bị.
Ngồi ra, Liên Hợp Quốc cịn tham gia giải quyết xung đột như: yêu cầu
ngừng bắn, thực hiện giám sát, hòa giải, lập ra các ủy ban điều tra, môi giới trung
gian và trực tiếp đề ra giải pháp. Năm 1991, tại khóa họp lần thứ 46 Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc đã quyết định cử ra một điều phối viên chuyên lo về các cuộc bầu
cử, giúp cho LHQ có những bước đột phá mới trong trong lĩnh vực viện trợ bầu cử
đối với các nước hội viên. Về mặt tài giảm quân bị, tháng 1 năm 1946 Liên Hợp
Quốc đã thơng qua nghị quyết đầu tiên có liên quan đến việc sử dụng hịa bình
ngun tử năng lượng và hủy bỏ vũ khí nguyên tử cũng như các loại vũ khí có sức
hủy diệt khác. Ủy ban tài quân của Liên Hợp Quốc đã thương thảo đối với các vấn
đề khống chế những loại vũ khí nguy hiểm, lần lượt đề xuất và thông qua điều ước
ngăn cấm một phần việc thí nghiệm hạt nhân (1963); điều ước khơng phổ biến rộng
vũ khí hạt nhân (năm 1970) và đến năm 1995 lại quyết định điều ước này có giá tri
mãi mãi; điều ước ngăn cấm đặt vũ khí hạt nhân dưới đáy biển (năm 1971); điều
ước ngăn cấm vũ khí sinh vật (năm 1972), v.v… Về phương diện phi thực dân hóa,
Liên Hợp Quốc đã có những thành tích to lớn. Năm 1960, Đại hội đồng Liên Hợp

Quốc thông qua “Tuyên ngôn độc lập” gửi đến các quốc gia và nhân dân thuộc địa
nhằm thúc đẩy tiến trình phi thực dân hóa.
Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cũng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc
đẩy quan hệ hợp tác giữa các quốc gia. Từ khi ra đời cho đến nay, Liên Hợp Quốc
đã có nhiều hoạt động tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của từng nước thành viên
với nhau. Liên Hợp Quốc đã dành 1/3 ngân sách cho hợp tác quốc tế, thúc đẩy tiến
21


bộ xã hội, cải thiện những điều kiện sống của các quốc gia dân tộc trên thế giới.
Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã có sáng kiến và thực hiện
nhiều dự án về phát triển nông nghiệp,công nghiệp, về bảo vệ môi trường sinh thái,
trồng rừng nước sạch,…ở trên 130 quốc gia. Tổ chức công nghiệp của Liên Hợp
Quốc cũng xúc tiến thúc đẩy tăng cường đầu tư hỗ trợ hợp tác sản xuất và chuyển
giao công nghệ ở các quốc gia giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong
việc hỗ trợ cho các chương trình phát triển xã hội thơng qua các tổ chức như
Chương trình phát triển (UNDP), ngân hàng thế giới (WB) triển khai các dự án về
phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ,… cho vay vốn, tạo việc làm hỗ trợ phát triển
kinh tế xã hội, chăm lo phát triển tiềm năng của con người ở các nước thành viên.
Liên Hợp Quốc cịn góp phần rất tích cực vào việc bảo vệ và phát triển các
giá trị lịch sử văn hóa của các quốc gia thành viên. Liên Hợp Quốc thông qua tổ
chức giáo dục khoa học văn hóa (UNESCO) tạo điều kiện giúp đỡ các nước sở hữu
các di tích văn hóa thế giới trong việc giữ gìn, tu tạo và bảo vệ tốt các cơng trình
đó. Có rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh của các quốc gia
trên thế giới nhận được sự giúp đỡ này như Ai Cập, Italia, Pháp, Ấn Độ, Trung
Quốc, Indonesia, Campuchia, Việt Nam,…
Liên Hợp Quốc cịn có một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cứu
trợ, từ thiện nhân đạo. Thông qua cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn
(UNHCR), Liên Hợp Quốc đã cung cấp viện trợ hàng hóa, thực phẩm, thuốc men,
tiền,… cho hàng chục triệu người tỵ nạn, những người chịu hậu quả nặng nề từ các

cuộc xung đột hoặc thiên tai bất ngờ. Quỹ nhi đồng quốc tế hàng năm cũng chi
khoảng 300 triệu đơla cho tiêm phịng dịch bệnh và chống suy dinh dưỡng, hỗ trợ
giáo dục cơ sở ở 138 quốc gia. Bên cạnh đó cịn là chương trình nước sạch cho hơn
1,3 tỷ dân ở nông thôn, các vùng dân cư ở các quốc gia trên thế giới… Liên Hợp
Quốc đã giải quyết những vấn đề mà không một nước nào- cho dù hùng mạnh đến
đâu– có thể giải quyết một mình, thậm chí cả một châu lục. Cơn sóng thần ở Ấn Độ

22


Dương đã cho thấy các quốc gia có mối ràng buộc với nhau chặt chẽ như thế nào và
thế giới này nhỏ bé ra sao.
Ngồi những vai trị kể trên, Liên Hợp Quốc còn tham gia điều phối hoạt
động chung của các nước, các tổ chức chính phủ vì mục tiêu hịa bình, hợp tác phát
triển và tiến bộ xã hội, tổ chức phối hợp hành động bảo vệ môi trường, giảm tỷ lệ
gia tăng dân số, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát
triển.
3. Một số hoạt động của Liên hợp quốc sau chiến tranh lạnh
3.1 Hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc.
Hiện nay thảm họa chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn đang tiếp tục ở một
số nơi gây thiệt hại to lớn về người và của cho nhân dân các nước đồng thời trùm
bóng đen lên hịa bình và ổn định của thế giới. Bối cảnh và nguyên nhân dẫn đến
xung đột rất phức tạp, để giải quyết cơng bằng và hợp lý địi hỏi phải có những cố
gắng lớn của các nước liên quan và của Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc
tế.
Mấy năm qua, những nỗ lực kiến tạo hịa bình hịa bình của Liên Hợp Quốc
vẫn đượcduy trì theo thứ tự ở nhiều vùng khác nhau như Nambia, El Salvador,
Mozambique và Cyprus. Nhiệm vụ truyền thống của Liên Hợp Quốc là xây dựng
lòng tin, được tiến hành trên cơ sở hoàn toàn trung lập giữa các bên cần sự hỗ trợ
quốc tế để gìn giữ và thực thi hịa bình.Gìn giữ hịa bình là một nhiệm vụ khó khăn

và nguy hiểm.
Có thể chia các loại chiến dịch gìn giữ hịabình do Liên Hợp Quốc tiến hành
trong thời kì sau chiến tranh lạnh thành ba loại: chiến dịch gìn giữ hịa bình truyền
thống; chiến dịch gìn giữ hịa bình mở rộng và chiến dịc hịa bình xen lẫn hoạt động
cưỡng chế.
Sau chiến tranh lạnh, xu hướng của các nước lớn trong việc giải quyết các
vấn đề quốc tế, giải quyết những tranh chấp xung đột là chuyển từ đối đầu sang đối
thoại. Vì vậy mà Liên Hợp Quốc đã liên tiếp tổ chức các chiến dịch gìn giữ hịa
23


bình mới, mang tính chất truyền thống, lực lượng gìn giữ hịa bình đứng giữa các
bên tham chiến. Mục đích của những chiến dịch này hầu như là giám sát các cuộc
ngừng bắn, rút quân để tạo môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán sau đó.
Hoạt động tiêu biểu cho lọai hình này là: Phái đồn Liên Hợp Quốc về tổ chức
trưng cầu dân ý tại Tây Xahara (MINURSO), từ tháng 9-1991 đến nay. Đây được
coi như vấn đề nhạy cảm trong quan hệ giữa Angiêri, Marốc, Pháp và Tây Ban
Nha. Các bên đều mong muốn sớm giải quyết vấn đề qua đàm phán nhưng lại káhc
nhau về cách giải quyết. Vì vậy mà MINURSO vẫn tiếp tục hoạt động để chờ đợi
giải pháp cuối cùng cho Tây Xahara. Có thể thấy một số những mặt tích cực của
hoạt động này. Đó là hoạt động này đảm bảo các bên xung đột đồng thuận và hợp
tác với lực lượng gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc. Khơng những thế, Liên
Hợp Quốc được nắm quyền chỉ huy, khiểm sốt mọi diễn tiến của lực lượng gìn giữ
hịa bình. Các nước lớn không được giao quyền chỉ huy lực lượng này.
Một loại hình khác cũng cần phải nhắc đến là chiến dịch gìn giữ hịa bình mở
rộng. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Hợp Quốc phải đối mặt với rất nhiều
cuộc xung đột mới như xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột nội bộ, nội chiến và
khủng bố, tranh chấp tài nguyên bùng lên dữ dội. Tại một số nước như Xômali,
Haiiti, CHDC Côngô, các cuộc xung đột thường dẫn đén tình trạng hỗn loạn, chính
quyền trung ương không quản lý được công việc của đất nước, xuất hiện những

nhóm vũ trang địa phương, những nhóm cơn đồ, thủ lĩnh các phe chính trị… Trong
những trường hợp như thế này, lực lượng gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc
không pahỉ là giải quyết xung đột giữa các nước với nhau mà là phải kiểm soát bạo
lực trong nội bộ một nước. Hoạt động cảu lực lượng gìn giữ hịa bình Liên Hợp
Quốc tại Campuchia từ tháng 11-1991 đến 9-1993 là một ví dụ điển hình. Đây được
coi là lực lượng gìn giữ hịa bình lớn nhất và nhiều tham vọng nhất kể từ khi Liên
Hợp Quốc ra đời. Thành cơng của lực lượng gìn giữ hịa bình tại Campuchia đã
đánh dấu vai trị khơng thể thiếu được của Liên Hợp Quốc cũng như sự cần thiết
của lực lượng gìn giữ hịa bình để giải quyết các cuộc khủng hoảng, nội chiến bằng
24


biện pháp hịa bình tái thiết đất nước thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Nếu mục tiêu của
hoạt động gìn giữ hịa bình truyền thống là giữ ổn định tại các điểm nóng, kiềm chế
xung đột giữa các quốc gia thì hoạt động của lực lượng gìn giữ hịa bình mở rộng
có bước đi chủ động để tiến hành giải pháp hịa bình trọn gói như đã tiến hành ở
Campuchia, Mơdămbích, Ăngơla. rõ ràng là hoạt động gìn giữ hịa bình mở rộng
của Liên Hợp Quốc đã đạt được những thành cơng nhất định. Nó khơng chỉ chấm
dứt các cuộc xung đột dai dẳng, chấm dứt nội chiến, đem lại hịa bình cho nhân dân
mà cịn tiến hành một số các hoạt động nhân đạo, tiến hành tái thiết dất nước sau
xung đột.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc đã tổ chức một số chiến dịch gìn giữ hịa bình xen
lẫn cưỡng chế theo. Nguyên nhân ra đời hoạt động này là do nhiều chiến dịch gìn
giữ hịa bình Liên Hợp Quốc truyền thống hoặc gìn giữ hịa bình mở rộng đều
khơng đủ khả năng giải quyết những cuộc xung đột phức tạp, nhất là khi chiến dịch
đó chứa đựng nhiều rủi ro. Mặt khác, bản thân Liên Hợp Quốc không thể có đủ
quân số, phương tiện cần thiết và ngân sách để cùng lúc triển khai nhiều chiến dịch
hịa bình trên các châu lục. Hoạt động của lực lượng gìn giữ hịa bình xen lẫn hành
động cưỡng chế ở Nam Tư cũ từ 1992 đến nay (tại Crôtia, ở Bôxnia- Hecxêgôvina,
và ở Cơxơvơ) là một điển hình. Liên Hợp Quốc đã tiến hành 10 chiến dịch tại nơi

đây, với những hành động tiêu biểu như thực hiện những chiến dịch hòa bình mở
rộng với nhiều nhiệm vụ phức tạp, từ giúp đỡ người hồi hương đến viện trợ nhân
đạo, từ giúp các bên ngồi vào bàn đàm phán đến cứu trợ những người bị bao vây, từ
việc khơi phục lại chính quyền sở tại đến giúp đỡ các cuộc bầu cử…Cũng cần phải
nói thêm rằng, lực lượng gìn giữ hịa bình ở Nam Tư cũ đã phối hợp chặt chẽ với
các tổ chức khu vực, đặc biệt là với NATO. Có thể nói rằng, lực lượng gìn giữ hịa
bình đã góp phần mở rộng vai trò của Liên Hợp Quốc trong việc bảo vệ những
quyền cơ bản của con người, ngăn chặn phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền.
Do nảy sinh nhiều cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc, tranh chấp lãnh thổ tài
nguyên… làm cho Liên Hợp Quốc phải tíên hành nhiều hơn các chieens dịch gìn
25


×