Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giáo trình mạng máy tính ( nghề công nghệ thông tin – trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 116 trang )

TẬP ĐỒN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CƠNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



Giáo Trình

MẠNG MÁY TÍNH

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2021


Tuyên bố bản quyền
Giáo trình này sử dụng làm tài liệu giảng dạy lƣu hành nội bộ trong trƣờng Cao
đẳng Công nghệ Tp.HCM
Cao đẳng Công nghệ Tp.HCM không sử dụng và không cho phép bất kỳ cá
nhân hay tổ chức nào sử dụng giáo trình này với mục đích kinh doanh.
Mọi trích dẫn, sử dụng giáo trình này với mục đích khác hay ở nơi khác đều
phải đƣợc sự đồng ý bằng văn bản của Cao đẳng Công nghệ Tp.HCM


LỜI NĨI ĐẦU
Mục tiêu của giáo trình nhằm cung cấp cho sinh viên một tài liệu tham
khảo chính về mơn học Mạng máy tính, trong đó giới thiệu những khái niệm căn
bản nhất về hệ thống mạng máy tính, đồng thời trang bị những kiến thức và một
số kỹ năng chủ yếu cho việc bảo trì và quản trị một hệ thống mạng. Đây có thể
coi là những kiến thức ban đầu và nền tảng cho các kỹ thuật viên, quản trị viên
về hệ thống mạng.
Bao gồm những khái niệm cơ bản về hệ thống mạng, nội dung chính của
mơ hình tham chiếu các hệ thống mở - OSI, những kiến thức về đường truyền vật
lý, khái niệm và nội dung cơ bản của một số giao thức mạng thường dùng và


cuối cùng là giới thiệu về các hình trạng mạng cục bộ.
Trình bày một trong những hệ điều hành mạng thông thường nhất hiện
đang dùng trong thực tế: hệ điều hành mạng Windows 2000 Server. Ngoài phần
giới thiệu chung, tài liệu còn hướng dẫn cách thức cài đặt và một số kiến thức
liên quan đến việc quản trị tài khoản người dùng.
Mặc dù đã có những cố gắng để hồn thành giáo trình theo kế hoạch,
nhưng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm soạn thảo giáo trình, nên tài liệu
chắc chắn còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
của hội đồng thẩm định và các thầy cô trong Khoa cũng như các bạn sinh viên
và những ai sử dụng tài liệu này.


Phụ lục

MỤC LỤC
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ MẠNG MÁY TÍNH ................. 1
I. LỊCH SỬ MẠNG MÁY TÍNH ....................................................................... 1
II. GIỚI THIỆU MẠNG MÁY TÍNH ................................................................ 2
1. Định nghĩa mạng máy tính ......................................................................... 2
2. Mục đích của việc kết nối mạng................................................................. 2
III. ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN MẠNG MÁY TÍNH ............................................ 2
IV. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH .............................................................. 3
1. Dựa theo vị trí địa lý................................................................................... 3
2. Dựa theo cấu trúc mạng.............................................................................. 5
3. Dựa theo phƣơng pháp chuyển mạch ......................................................... 5
CHƢƠNG II: MƠ HÌNH OSI (Open System Interconnection) ............................. 2
I. MƠ HÌNH THAM KHẢO OSI ...................................................................... 2
II. CÁC GIAO THỨC TRONG MƠ HÌNH OSI ............................................... 3
1. Q trình đóng gói dữ liệu (tại máy gửi).................................................... 3
2. Quá trình truyền dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận ................................... 4

3. Chi tiết q trình xử lí tại máy nhận ........................................................... 5
III. CHỨC NĂNG CỦA CÁC LỚP TRONG MƠ HÌNH THAM CHIẾU OSI 5
1. Lớp ứng dụng (Application Layer) ............................................................ 5
2. Lớp trình bày (Presentation Layer) ............................................................ 5
3. Lớp phiên (Session Layer) ......................................................................... 6
4. Lớp vận chuyển (Transport Layer) ............................................................ 6
5. Lớp mạng (Network Layer)........................................................................ 6
6. Lớp liên kết dữ liệu (Data link Layer)........................................................ 6
7. Lớp vật lý (Physical Layer) ........................................................................ 7
CHƢƠNG III: TÔ PÔ MẠNG ............................................................................. 13
I. MẠNG CỤC BỘ ........................................................................................... 13
II. KIẾN TRÚC MẠNG CỤC BỘ ................................................................... 13
1. Mạng Bus (tuyến) ..................................................................................... 13
2. Mạng sao .................................................................................................. 14
3. Mạng Ring (vòng) .................................................................................... 14


Phụ lục

4. Mạng Mesh (lƣới) ..................................................................................... 15
5. Mạng cellular (mạng tế bào) .................................................................... 15
6. Mạng kết nối hỗn hợp............................................................................... 15
III. CÁC PHƢƠNG PHÁP TRUY CẬP ĐƢỜNG TRUYỀN VẬT LÝ ......... 16
1. Phƣơng pháp đa truy nhập CSMA/CD ..................................................... 16
2. Phƣơng pháp đa truy nhập Token Bus ..................................................... 17
3. Phƣơng pháp đa truy nhập token ring ...................................................... 18
CHƢƠNG IV: CÁP MẠNG VÀ VẬT TẢI TRUYỀN ....................................... 20
I. CÁC THIẾT BỊ MẠNG THÔNG DỤNG .................................................... 20
1. Khái niệm ................................................................................................. 20
2. Tần số truyền thơng .................................................................................. 20

3. Các đặc tính của phƣơng tiện truyền dẫn ................................................. 20
4. Các kiểu truyền dẫn .................................................................................. 21
5. Cáp đồng trục (coaxial) ............................................................................ 22
6. Cáp xoắn đôi ............................................................................................. 24
7. Cáp quang (Fiber-optic cable) .................................................................. 27
II. CÁC THIẾT BỊ KẾT NỐI ........................................................................... 28
1. Card mạng (NIC hay Adapter) ................................................................. 28
2. Modem ...................................................................................................... 30
3. Repeater .................................................................................................... 31
4. Hub ........................................................................................................... 32
5. Bridge ....................................................................................................... 33
6. Switch ....................................................................................................... 33
7. Router ....................................................................................................... 36
III. MỘT SỐ KIỂU NỐI MẠNG THÔNG DỤNG VÀ CÁC CHUẨN .......... 37
1. Kiểu 10Base2 ........................................................................................... 37
2. Kiểu 10Base5 ........................................................................................... 38
3. Kiểu 10BaseT ........................................................................................... 39
CHƢƠNG V: GIAO THỨC TCP/IP.................................................................... 43
I. MƠ HÌNH THAM CHIẾU BỘ GIAO THỨC TCP/IP ................................ 43
1. Mơ hình tham chiếu giao thức TCP (Transmission Control Protocol) .... 43


Phụ lục

2. Mơ hình tham chiếu giao thức IP (Internet Protocol) .............................. 45
3. Vai trò và chức năng các tầng trong mơ hình TCP/IP............................. 46
II. GIAO THỨC IP ........................................................................................... 47
1. Tổng quan địa chỉ IP ................................................................................ 47
2. Giới thiệu địa chỉ IP ................................................................................. 48
3. Các lớp địa chỉ IP ..................................................................................... 50

4. Giao thức IPv6 (Internet Protocol Version Number 6) ............................ 60
III. CÁC GIAO THỨC TCP VÀ UDP ............................................................ 63
1. Giao thức điều khiển truyền tin (Tranmission Control Protocol – TCP) . 63
2. Giao thức không kết nối (User Datagram Protocol – UDP) .................... 64
IV. MỘT SỐ GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN...................................................... 64
1. Giao thức thông báo điều khiển mạng ICMP (Internet Control Message
Protocol) ................................................................................................................ 64
2. Giao thức phân giải địa chỉ ARP (Address Resolution Protocol) ............ 65
3. Giao thức phân giải địa chỉ ngƣợc RARP (Reverse Address Resolution
Protocol) ................................................................................................................ 66
CHƢƠNG VI: HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG ............................................................ 76
I. CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH MẠNG ............................................................ 76
1. Giới thiệu hệ điều hành mạng Windows Server 2003.............................. 76
2. Cài đặt hệ điều hành mạng Windows Server 2003 .................................. 77
3. Hệ điều hành windows server 2008 ......................................................... 86
II. QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƢỜI DÙNG.................................................. 90
1. Tạo User Account (hay còn gọi tắt là User) ............................................. 90
2. Tạo Group (nhóm ngƣời dùng) ................................................................ 91
3. Mơ hình Workgroup ................................................................................. 92
4. Mơ hình Domain ...................................................................................... 93
III. BẢO VỆ DỮ LIỆU .................................................................................... 93
1. Giới thiệu Active Directory ...................................................................... 93
2. Kiến trúc của Active Directory ................................................................ 94
3. Objects ...................................................................................................... 95
4. Organizational Unit .................................................................................. 95


Phụ lục

5. Domain ..................................................................................................... 96

6. Domain Tree ............................................................................................. 97
7. Forest (rừng) ............................................................................................. 98


Phụ lục

CHƢƠNG TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: Mạng máy tính
Mã môn học: MH 13
Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí
nghiệm, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ)
I. Vị trí, tính chất mơn học:
- Vị trí: đƣợc bố trí sau khi ngƣời học học xong các mơn học chung.
- Tính chất: là môn học cơ sở ngành bắt buộc.
II. Mục tiêu mơn học:
- Về kiến thức:
 Trình bày đƣợc tổng quan về mạng máy tính.
 Nêu đƣợc các thành phần cơ bản của mạng và các mơ hình mạng.
 Trình bày và phân biệt đƣợc các giao thức truyền trong hệ thống mạng.
 Nêu đƣợc quá trình truyền dữ liệu trong mơ hình OSI.
- Về kỹ năng:
 Thiết kế đƣợc các mơ hình kết nối một hệ thống mạng LAN.
 Cài đặt và cấu hình đƣợc giao thức mạng TCP/IP.
 Kiểm tra và điều chỉnh đƣợc các sự cố đơn giản trên mạng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 Đánh giá tính tự giác, tính kỷ luật tham gia đầy đủ thời gian thực hiện môn
học.
 Cẩn thận, thao tác nhanh chuẩn xác.
III. Nội dung môn học:



Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính

1

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠNG NGHỆ MẠNG MÁY TÍNH
Chƣơng này trình bày về cơng nghệ mạng máy tính, sự hình thành, phát triển,
mô tả các đặc trƣng cơ bản, phân loại và xác định các kiểu thiết kế mạng máy tính
thơng dụng.
I. LỊCH SỬ MẠNG MÁY TÍNH
Máy tính của thập niên 1940 là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát
minh ra transitor bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và
đáng tin cậy hơn.
Năm 1950, các máy tính lớn mainframe chạy bởi các chƣơng trình ghi trên thẻ
đục lỗ (punched card) bắt đầu đƣợc dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo
nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng đƣợc lập trình nhƣng cũng có rất nhiều khó
khăn trong việc tạo ra các chƣơng trình dựa trên thẻ đục lỗ này.
Vào cuối thập niên 1950, ngƣời ta phát minh ra mạch tích hợp (IC) chứa nhiều
transitor trên một mẫu bán dẫn nhỏ, tạo ra một bƣớc nhảy vọt trong việc chế tạo các
máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu
transistor trên một mạch.
Vào cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, các máy tính nhỏ đƣợc gọi là
minicomputer bắt đầu xuất hiện.
Năm 1977, công ty máy tính Apple Computer giới thiệu máy vi tính cũng đƣợc
gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC).
Năm 1981, IBM đƣa ra máy tính cá nhân đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi
hơn của các IC đƣa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh
doanh.
Vào giữa thập niên 1980, ngƣời sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia
sẻ các tập tin bằng cách dùng modem kết nối với các máy tính khác. Cách thức này

đƣợc gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này đƣợc mở rộng
bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các
máy tính này đƣợc gọi là sàn thơng báo (bulletin board). Các ngƣời dùng kết nối đến
sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thơng điệp, cũng nhƣ gửi lên hay tải về các
tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hƣớng truyền tin, và chỉ với những ai biết về
sàn thông báo đó. Ngồi ra, các máy tính tại sàn thơng báo cần một modem cho mỗi
kết nối, khi số lƣợng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng đƣợc nhu cầu.
Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã phát
triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích qn sự
và khoa học. Cơng nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy
tính kết nối lại với nhau bằng các đƣờng dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ


Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính

2

liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác nhƣ thế nào. Thay vì chỉ có thể
thơng tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thơng tin với nhiều máy tính
cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở
thành Internet.
II. GIỚI THIỆU MẠNG MÁY TÍNH
1. Định nghĩa mạng máy tính
Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi đƣợc nối kết với nhau
thơng qua các phƣơng tiện truyền dẫn nhƣ cáp, sóng điện từ, tia hồng ngoại... giúp cho
các thiết bị này có thể trao đổi dữ liệu với nhau một cách dễ dàng.

Hình 1. 1 Mạng máy tính

2. Mục đích của việc kết nối mạng

Trong kỹ thuật mạng, việc quan trọng nhất là vận chuyển dữ liệu giữa các máy.
Nói chung sẽ có hai phƣơng thức là:
- Mạng quảng bá (broadcast network): bao gồm một kênh truyền thông đƣợc chia
sẻ cho mọi máy trong mạng. Mẫu thông tin ngắn gọi là gói (packet) đƣợc gửi ra bởi
một máy bất kỳ thì sẽ tới đƣợc tất cả máy khác. Trong gói sẽ có một phần ghi địa chỉ
gói đó muốn gửi tới.
Khi nhận các gói, mỗi máy sẽ kiểm tra lại phần địa chỉ này. Nếu một gói là dành
cho đúng máy đang kiểm tra thì sẽ đƣọc xử lý tiếp, bằng khơng thì bỏ qua.
- Mạng điểm nối điểm (point-to-point network): bao gồm nhiều mối nối giữa các
cặp máy tính với nhau. Để chuyển từ nguồn tới đích, một gói có thể phải đi qua các
máy trung gian. Thƣờng thì có thể có nhiều đƣờng di chuyển có độ dài khác nhau (từ
máy nguồn tới máy đích với số lƣợng máy trung gian khác nhau). Thuật toán để định
tuyến đƣờng truyền giữ vai trò quan trọng trong kỹ thuật này.
III. ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN MẠNG MÁY TÍNH
- Các đƣờng dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay
đƣờng trung chuyển (trunk).
- Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hố dùng để nối hai
hay nhiều đƣờng trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu
đến trong các đƣờng vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định)


Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính

3

một đƣờng dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói
(packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính
dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn đƣờng" hay "bộ định tuyến" (router).

Mạng hình sao (Star)

Mạng chu trình (Loop)
Mạng đầy đủ (Complete)
Hình 1.2 Các mạng có cấu trúc điểm - điểm

IV. PHÂN LOẠI MẠNG MÁY TÍNH
1. Dựa theo vị trí địa lý
1.1. LAN (từ Anh ngữ: local area network)
LAN hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tƣ nhân trong một toà nhà, một khu
vực (trƣờng học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. Chúng nối các máy chủ
và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi
thơng tin. LAN có 3 đặc điểm:
- Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km.
- Thƣờng dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đƣờng dây cáp (cable) nối tất cả
máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thƣờng là 10 Mbps, 100 Mbps, 1 Gbps, và gần đây
là 10 Gbps.
1.2. MAN (Metropolitan Area Network)
Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố hay giữa các thành phố với
nhau.
MAN hay cịn gọi là "mạng đơ thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài
km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phịng gần nhau trong thành phố, nó có thể là
cơng cộng hay tƣ nhân và có đặc điểm:
- Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.
- Khơng dùng các kỹ thuật nối chuyển.
- Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại, hay ngay cả truyền hình.
Ngày nay ngƣời ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín
hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps.


Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính


4

Hình 1.5: Cấu trúc mạng đô thị MAN

1.3. WAN (Wide Area Network)
Mạng diện rộng, kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc
gia trong cùng một châu lục. Thông thƣờng kết nối này đƣợc thực hiện thơng qua
mạng viễn thơng. Các WAN có thể đƣợc kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là
GAN.
1.4. GAN (Global Area Network)
WAN còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thƣờng cho quốc
gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp các
máy nhằm chạy các chƣơng trình cho ngƣời dùng. Các máy này thƣờng gọi là máy lƣu
trữ(host) hay cịn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính đƣợc
nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng
con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp (message) từ máy
chủ này sang máy chủ khác.
Router

Hình 1.6: Cấu trúc một mạng diện rộng WAN

Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đƣờng cáp hay là đƣờng dây điện thoại, mỗi
đƣờng dây nhƣ vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến khơng nối
chung đƣờng dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định
truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận đƣợc một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa
gói này cho đến khi đƣờng dây ra cần cho gói đó đƣợc trống thì nó sẽ chuyển gói đó
đi. Trƣờng hợp này gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng
con lƣu trữ và chuyển tiếp (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển



Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính

5

gói. Có nhiều kiểu cấu hình cho WAN dùng ngun lý điểm tới điểm nhƣ là dạng sao,
dạng vòng, dạng cây, dạng hồn chỉnh, dạng giao vịng, hay bất định.
2. Dựa theo cấu trúc mạng
2.1. Kiểu điểm - điểm (point - to - point)
Đƣờng truyền nối từng cặp nút mạng với nhau. Thông tin đi từ nút nguồn qua
nút trung gian rồi gởi tiếp nếu đƣờng truyền không bị bận. Do đó, cịn có tên là mạng
lƣu trữ và chuyển tiếp (store and forward).

Hình 0-1 Cấu trúc điểm – điểm

2.2. Kiểu khuyếch tán
Bản tin đƣợc gởi đi từ một nút sẽ đƣợc tiếp nhận bởi các nút còn lại (còn gọi là
broadcasting hay point to multipoint). Trong bản tin phải có vùng địa chỉ cho phép mỗi
nút kiểm xem có phải tin của mình khơng và xử lý nếu đúng bản tin đƣợc gởi đến.

Hình 0-2 Cấu trúc kiểu khuyếch tán

3. Dựa theo phƣơng pháp chuyển mạch
3.1. Mạng chuyển mạch kênh (Line switching network)
Chuyển mạch kênh dùng trong mạng điện thoại. Một kênh cố định đƣợc thiết
lập giữa cặp thực thể cần liên lạc với nhau. Mạng này có hiệu suất khơng cao vì có lúc
kênh bỏ khơng.


Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính


6

Hình 0-3 Mạng chuyển mạch kênh

3.2. Mạng chuyển mạch thông điệp (Message switching network)
Các nút của mạng căn cứ vào địa chỉ đích của “thơng điệp” để chọn nút kế tiếp. Nhƣ
vậy các nút cần lƣu trữ và đọc tin nhận đƣợc, quản lý việc truyền tin. Trong trƣờng hợp bản
tin quá dài và nếu sai phải truyền lại. Phƣơng pháp này giống nhƣ cách gởi thƣ thông thƣờng.
Mạng chuyển mạch thơng báo thích hợp với các dịch vụ thơng tin kiểu thƣ điện tử
(Email) hơn là đối với các ứng dụng có tính thời gian thực vì tồn tại độ trễ nhất định do lƣu
trữ và xử lý thông tin điều khiển tại mỗi nút.

Hình 0-4 Mạng chuyển mạch thơng điệp

3.3. Mạng chuyển mạch gói (Packet switching network)
Bản tin đƣợc chia thành nhiều gói tin (packet) có độ dài 512 bytes, phần đầu của
gói tin thƣờng là địa chỉ đích, mã để tập hợp các gói. Các gói tin của các thơng điệp
khác nhau có thể đƣợc truyền độc lập trên cùng một đƣờng truyền. Vấn đề phức tạp ở
đây là tạo lại bản tin ban đầu, đặc biệt là khi truyền trên các con đƣờng khác nhau.
Chuyển mạch gói mềm dẻo, hiệu suất cao. Sử dụng hai kĩ thuật chuyển mạch kênh và
chuyển mạch gói trong cùng một mạng thống nhất gọi là mạng ISDN (Integrated
Services Digital Network – Mạng thơng tin số đa dịch vụ)

Hình 0-5 Mạng chuyển mạch gói


Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính

7


CÂU HỎI
Câu 1. Truyền thơng máy tính (computer communication) là q trình:
A. Truyền đi các electron trên đƣờng dây cáp mạng
B. Truyền đi các tín hiệu điện từ từ máy tính này sang máy tính khác
C. Truyền dữ liệu từ máy tính này sang máy tính khác
D. Truyền dữ liệu từ thiết bị này sang thiết bị khác.
Câu 2. Giao thức (protocol) trong truyền thông mạng đƣợc hiểu là:
A. Tập các quy tắc quy định cách thức trao đổi dữ liệu giữa các thực thể tham gia
mạng
B. Là một tập hợp các lệnh nào đó cho phép điều khiển từ xa một máy tính
C. Là cách thức hai máy tính nói chuyện với nhau
D. Là cách thức để con ngƣời nói chuyện đƣợc với máy tính
Câu 3. Trong mơ hình mạng hình sao (star model), nếu Hub xử lý trung tâm bị hỏng
thì:
A. Mạng vẫn hoạt động bình thƣờng
B. Mạng khơng thể tiếp tục hoạt động
C. Mạng vẫn hoạt động bình thƣờng ở các nhánh nhỏ
D. Không sao cả, Hub xử lý trung tâm khơng có ý nghĩa trong mơ hình sao
Câu 4. Trong mơ hình mạng hình sao (star model). Nếu một máy tính bị hỏng thì:
A. Mạng vẫn có thể làm việc đƣợc, tuy nhiên mọi truy cập đến máy hỏng bị
ngừng lại
B. Mạng không hoạt động nữa
C. Mạng bình thƣờng, khơng sao cả
D. Mạng vẫn có thể làm việc đƣợc, tuy nhiên mọi máy tính khơng truy cập đƣợc
với nhau
Câu 5. Mơ hình mạng hình sao (star model) là dạng mơ hình:
A. Điểm - Điểm (point - to - point)
B. Điểm - Nhiều Điểm (broadcast)
C. Nhiều Điểm - Nhiều Điểm
D. Nhiều Điểm - Điểm

Câu 6. Topo mạng cục bộ nào mà tất cả các trạm phân chia chung một đƣờng truyền
chính:
A. Bus
C. Ring
B. Star
D. Hybrid
Câu 7. Các máy hoạt động trong một mạng vừa nhƣ máy phục vụ (server), vừa nhƣ
máy khách (client) có thể tìm thấy trong mạng nào?
A. Client/Server
B. Ethernet


Chƣơng I: Tổng quan về cơng nghệ mạng máy tính

2

C. Peer to Peer
D. LAN
Câu 8. Nếu lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố chính để phân loại thì mạng có phạm vi
lớn nhất là:
A. Lan
C. Wan
B. Man
D. Gan
Câu 9. Trong topo mạng cục bộ star (ngôi sao), thiết bị trung tâm có thể là:
A. Router, Switch
C. Hub, Router
B. Switch, Hub, Router
D. Hub
Câu 10. Topo mạng loại nào mà tín hiệu lƣu chuyển trên một vòng theo một chiều duy

nhất:
A. Bus
C. Ring
B. Star
D. Hybrid
Câu 11. Trong mạng Ring, mỗi trạm của mạng đƣợc nối với vòng nhờ bộ phận:
A. Hub, Switch
C. Router
B. Bridge, Router
D. Repeater
Câu 12. Với topo mạng Ring, dữ liệu đƣợc truyền dựa trên liên kết nào:
A. Điểm - điểm
C. Đa điểm - đa điểm
B. Điểm - đa điểm
D. Đa điểm - điểm
Câu 13. Trong mạng Bus, đƣờng truyền chính đƣợc giới hạn hai đầu bởi thiết bị nào:
A. T-connector
C. Terminator
B. Transceiver
D. Hub
Câu 14. Trong mạng Bus, mỗi trạm đƣợc nối vào bus qua thiết bị nào:
A. T-connector
C. Terminator
B. Transceiver
D. T-connector, Transceiver
Câu 15. Với topo mạng Bus, dữ liệu đƣợc truyền dựa trên liên kết nào:
A. Điểm - điểm
C. Đa điểm - đa điểm
B. Điểm - đa điểm
D. Đa điểm - điểm

Câu 16. Có mấy loại topo mạng:
A. 2
C. 4
B. 3
D. 5


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

2

CHƢƠNG II: MƠ HÌNH OSI (Open System Interconnection)
Chƣơng này nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản để thiết kế một mơ hình giao thức
mạng máy tính theo quan điểm chia các tiến trình truyền thông thành cấu trúc nhiều
tầng, đƣợc xếp chồng lên nhau để thực hiện một tiến trình truyền thơng hồn chỉnh.
Giới thiệu mơ hình OSI, đƣợc xem nhƣ là một mơ hình chuẩn, một chiến lƣợc phát
triển các hệ thống mở và một khung khái niệm về giao thức và dịch vụ.
I. MƠ HÌNH THAM KHẢO OSI
Mơ hình OSI (Open System Interconnection): là mơ hình đƣợc tổ chức ISO đề
xuất từ 1977 và công bố lần đầu vào 1984. Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể
truyền thơng với nhau phải có những qui tắc giao tiếp đƣợc các bên chấp nhận. Mơ
hình OSI là một khn mẫu giúp chúng ta hiểu dữ liệu đi xuyên qua mạng nhƣ thế nào
đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu đƣợc các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp.
Trong mơ hình OSI có bảy lớp, mỗi lớp mơ tả một phần chức năng độc lập. Sự
tách lớp của mô hình này mang lại những lợi ích sau:
Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn giúp
chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn.
- Chuẩn hóa các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung
cấp sản phẩm.
Ngăn chặn đƣợc tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hƣởng đến các lớp

khác, nhƣ vậy giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.
Mơ hình tham chiếu OSI định nghĩa các qui tắc cho các nội dung sau:
- Cách thức các thiết bị giao tiếp và truyền thông đƣợc với nhau.
- Các phƣơng pháp để các thiết bị trên mạng khi nào thì đƣợc truyền dữ liệu, khi
nào thì khơng đƣợc.
- Các phƣơng pháp để đảm bảo truyền đúng dữ liệu và đúng bên nhận.
- Cách thức vận tải, truyền, sắp xếp và kết nối với nhau.
- Cách thức đảm bảo các thiết bị mạng duy trì tốc độ truyền dữ liệu thích hợp
Mơ hình OSI đƣợc chia thành 7 lớp có chức năng nhƣ sau:
+ Application Layer (lớp ứng dụng): giao diện giữa ứng dụng và mạng.
+ Presentation Layer (lớp trình bày): thoả thuận khuôn dạng trao đổi dữ liệu.
+ Session Layer (lớp phiên): cho phép ngƣời dùng thiết lập các kết nối.
+ Transport Layer (lớp vận chuyển): đảm bảo truyền thông giữa hai hệ thống.
+ Network Layer (lớp mạng): định hƣớng dữ liệu truyền trong môi trƣờng liên
mạng.
+ Data link Layer (lớp liên kết dữ liệu): xác định việc truy xuất đến các thiết bị.
+ Physical Layer (lớp vật lý): chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi.


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

3

Hình 2.1 – Mơ hình tham chiếu OSI

II. CÁC GIAO THỨC TRONG MƠ HÌNH OSI
1. Q trình đóng gói dữ liệu (tại máy gửi)
Đóng gói dữ liệu là q trình đặt dữ liệu nhận đƣợc vào sau header (và trƣớc
trailer) trên mỗi lớp. Lớp Physical khơng đóng gói dữ liệu vì nó khơng dùng header
và trailer. Việc đóng gói dữ liệu khơng nhất thiết phải xảy ra trong mỗi lần truyền dữ

liệu của trình ứng dụng. Các lớp 5, 6, 7 sử dụng header trong quá trình khởi động,
nhƣng trong phần lớn các lần truyền thì khơng có header của lớp 5, 6, 7 lý do là
khơng có thơng tin mới để trao đổi.

Hình 2.2. Tên gọi dữ liệu ở các tầng trong mơ hình OSI


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

4

Các dữ liệu tại máy gửi đƣợc xử lí theo trình tự nhƣ sau:
Ngƣời dùng thông qua lớp Application để đƣa các thông tin vào máy tính. Các
thơng tin này có nhiều dạng khác nhau nhƣ: hình ảnh, âm thanh, văn bản…
- Tiếp theo các thơng tin đó đƣợc chuyển xuống lớp Presentation để chuyển
thành dạng chung, rồi mã hoá và nén dữ liệu.
- Tiếp đó dữ liệu đƣợc chuyển xuống lớp Session để bổ sung các thông tin về
phiên giao dịch này.
- Dữ liệu tiếp tục đƣợc chuyển xuống lớp Transport, tại lớp này dữ liệu đƣợc cắt
ra thành nhiều Segment và bổ sung thêm các thông tin về phƣơng thức vận chuyển dữ
liệu để đảm bảo độ tin cậy khi truyền.
- Dữ liệu tiếp tục đƣợc chuyển xuống lớp Network, tại lớp này mỗi Segment
đƣợc cắt ra thành nhiều Packet và bổ sung thêm các thơng tin định tuyến.
- Tiếp đó dữ liệu đƣợc chuyển xuống lớp Data Link, tại lớp này mỗi Packet sẽ
đƣợc cắt ra thành nhiều Frame và bổ sung thêm các thơng tin kiểm tra gói tin (để
kiểm tra ở nơi nhận).
- Cuối cùng, mỗi Frame sẽ đƣợc tầng Vật Lý chuyển thành một chuỗi các bit, và
đƣợc đẩy lên các phƣơng tiện truyền dẫn để truyền đến các thiết bị khác.
2. Quá trình truyền dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận
Bƣớc 1: Trình ứng dụng (trên máy gửi) tạo ra dữ liệu và các chƣơng trình phần

cứng, phần mềm cài đặt mỗi lớp sẽ bổ sung vào header và trailer (q trình đóng gói
dữ liệu tại máy gửi).
Bƣớc 2: Lớp Physical (trên máy gửi) phát sinh tín hiệu lên mơi trƣờng truyền tải
để truyền dữ liệu.
Bƣớc 3: Lớp Physical (trên máy nhận) nhận dữ liệu.
Bƣớc 4: Các chƣơng trình phần cứng, phần mềm (trên máy nhận) gỡ bỏ header
và trailer và xử lý phần dữ liệu (quá trình xử lý dữ liệu tại máy nhận).
+ Giữa bƣớc 1 và bƣớc 2 là quá trình tìm đƣờng đi của gói tin. Thơng thƣờng,
máy gửi đã biết địa chỉ IP của máy nhận. Vì thế, sau khi xác định đƣợc địa chỉ IP của
máy nhận thì lớp Network của máy gửi sẽ so sánh địa chỉ IP của máy nhận và địa chỉ
IP của chính nó:
+ Nếu cùng địa chỉ mạng thì máy gửi sẽ tìm trong bảng MAC Table của mình để
có đƣợc địa chỉ MAC của máy nhận. Trong trƣờng hợp khơng có đƣợc địa chỉ MAC
tƣơng ứng, nó sẽ thực hiện giao thức ARP để truy tìm địa chỉ MAC. Sau khi tìm đƣợc
địa chỉ MAC, nó sẽ lƣu địa chỉ MAC này vào trong bảng MAC Table để lớp Datalink
sử dụng ở các lần gửi sau. Sau khi có địa chỉ MAC thì máy gửi sẽ gởi gói tin đi (giao
thức ARP sẽ đƣợc nói thêm trong chƣơng 6).


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

5

+ Nếu khác địa chỉ mạng thì máy gửi sẽ kiểm tra xem máy có đƣợc khai báo
Default Gateway hay khơng.
3. Chi tiết q trình xử lí tại máy nhận
Bước 1: Lớp Physical kiểm tra quá trình đồng bộ bit và đặt chuỗi bit nhận đƣợc
vào vùng đệm. Sau đó thơng báo cho lớp Data Link dữ liệu đã đƣợc nhận.
Bước 2: Lớp Data Link kiểm lỗi frame bằng cách kiểm tra FCS trong trailer.
Nếu có lỗi thì frame bị bỏ. Sau đó kiểm tra địa chỉ lớp Data Link (địa chỉ MAC) xem

có trùng với địa chỉ máy nhận hay khơng. Nếu đúng thì phần dữ liệu sau khi loại
header và trailer sẽ đƣợc chuyển lên cho lớp Network.
Bước 3: Địa chỉ lớp Network đƣợc kiểm tra xem có phải là địa chỉ máy nhận hay
không (địa chỉ IP) ? Nếu đúng thì dữ liệu đƣợc chuyển lên cho lớp Transport xử lý.
Bước 4: Nếu giao thức lớp Transport có hỗ trợ việc phục hồi lỗi thì số định
danh phân đoạn đƣợc xử lý. Các thơng tin ACK, NAK (gói tin ACK, NAK dùng để
phản hồi về việc các gói tin đã đƣợc gởi đến máy nhận chƣa) cũng đƣợc xử lý ở lớp
này. Sau quá trình phục hồi lỗi và sắp thứ tự các phân đoạn, dữ liệu đƣợc đƣa lên lớp
Session.
Bước 5: Lớp Session đảm bảo một chuỗi các thông điệp đã trọn vẹn. Sau khi các
luồng đã hoàn tất, lớp Session chuyển dữ liệu sau header lớp 5 lên cho lớp
Presentation xử lý.
Bước 6: Dữ liệu sẽ đƣợc lớp Presentation xử lý bằng cách chuyển đổi dạng thức
dữ liệu. Sau đó kết quả chuyển lên cho lớp Application.
Bước 7: Lớp Application xử lý header cuối cùng. Header này chứa các tham số
thoả thuận giữa hai trình ứng dụng. Do vậy tham số này thƣờng chỉ đƣợc trao đổi lúc
khởi động q trình truyền thơng giữa hai trình ứng dụng.
III. CHỨC NĂNG CỦA CÁC LỚP TRONG MƠ HÌNH THAM CHIẾU OSI
1. Lớp ứng dụng (Application Layer)
Là giao diện giữa các chƣơng trình ứng dụng của ngƣời dùng và mạng. Lớp
Application xử lý truy nhập mạng chung, kiểm soát luồng và phục hồi lỗi. Lớp này
không cung cấp các dịch vụ cho lớp nào mà nó cung cấp dịch vụ cho các ứng dụng
nhƣ: truyền file, gởi nhận E-mail, Telnet, HTTP, FTP, SMTP…
2. Lớp trình bày (Presentation Layer)
Lớp này chịu trách nhiệm thƣơng lƣợng và xác lập dạng thức dữ liệu đƣợc trao
đổi. Nó đảm bảo thơng tin mà lớp ứng dụng của một hệ thống đầu cuối gởi đi, lớp ứng
dụng của hệ thống khác có thể đọc đƣợc. Lớp trình bày thơng dịch giữa nhiều dạng dữ
liệu khác nhau thơng qua một dạng chung, đồng thời nó cũng nén và giải nén dữ liệu.
Thứ tự byte, bit bên gởi và bên nhận qui ƣớc qui tắc gởi nhận một chuỗi byte, bit từ
trái qua phải hay từ phải qua trái. Nếu hai bên khơng thống nhất thì sẽ có sự chuyển



Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

6

đổi thứ tự các byte bit vào trƣớc hoặc sau khi truyền. Lớp presentation cũng quản lý
các cấp độ nén dữ liệu nhằm giảm số bit cần truyền. Ví dụ: JPEG, ASCCI,
EBCDIC...
3. Lớp phiên (Session Layer)
Lớp này có chức năng thiết lập, quản lý, và kết thúc các phiên thông tin giữa hai
thiết bị truyền nhận. Lớp phiên cung cấp các dịch vụ cho lớp trình bày. Lớp Session
cung cấp sự đồng bộ hóa giữa các tác vụ ngƣời dùng bằng cách đặt những điểm kiểm
tra vào luồng dữ liệu. Bằng cách này, nếu mạng khơng hoạt động thì chỉ có dữ liệu
truyền sau điểm kiểm tra cuối cùng mới phải truyền lại. Lớp này cũng thi hành kiểm
soát hội thoại giữa các quá trình giao tiếp, điều chỉnh bên nào truyền, khi nào, trong
bao lâu. Ví dụ nhƣ: RPC, NFS,... Lớp này kết nối theo ba cách: Haft-duplex,
4. Lớp vận chuyển (Transport Layer)
Lớp vận chuyển phân đoạn dữ liệu từ hệ thống máy truyền và tái thiết lập dữ liệu
vào một luồng dữ liệu tại hệ thống máy nhận đảm bảo rằng việc bàn giao các thông
điệp giữa các thiết bị đáng tin cậy. Dữ liệu tại lớp này gọi là segment. Lớp này thiết
lập, duy trì và kết thúc các mạch ảo đảm bảo cung cấp các dịch vụ sau.
5. Lớp mạng (Network Layer)
Lớp mạng chịu trách nhiệm lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên
logic thành địa chỉ vật lý đồng thời nó cũng chịu trách nhiệm gởi packet từ mạng
nguồn đến mạng đích. Lớp này quyết định đƣờng đi từ máy tính nguồn đến máy tính
đích. Nó quyết định dữ liệu sẽ truyền trên đƣờng nào dựa vào tình trạng, ƣu tiên dịch
vụ và các yếu tố khác. Nó cũng quản lý lƣu lƣợng trên mạng chẳng hạn nhƣ chuyển
đổi gói, định tuyến, và kiểm sốt sự tắc nghẽn dữ liệu. Nếu bộ thích ứng mạng trên bộ
định tuyến (router) không thể truyền đủ đoạn dữ liệu mà máy tính nguồn gởi đi, lớp

Network trên bộ định tuyến sẽ chia dữ liệu thành những đơn vị nhỏ hơn, nói cách
khác, nếu máy tính nguồn gởi đi các gói tin có kích thƣớc là 20Kb, trong khi Router
chỉ cho phép các gói tin có kích thƣớc là 10Kb đi qua, thì lúc đó lớp Network của
Router sẽ chia gói tin ra làm 2, mỗi gói tin có kích thƣớc là 10Kb. Ở đầu nhận, lớp
Network ráp nối lại dữ liệu. Ví dụ: một số giao thức lớp này: IP, IPX,... Dữ liệu ở lớp
này gọi packet hoặc datagram.
6. Lớp liên kết dữ liệu (Data link Layer)
Cung cấp khả năng chuyển dữ liệu tin cậy xuyên qua một liên kết vật lý. Lớp này
liên quan đến:
- Địa chỉ vật lý
- Mơ hình mạng
- Cơ chế truy cập đƣờng truyền
- Thông báo lỗi


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

7

- Thứ tự phân phối frame
- Điều khiển dòng.
Tại lớp data link, các bít đến từ lớp vật lý đƣợc chuyển thành các frame dữ liệu
bằng cách dùng một số nghi thức tại lớp này. Lớp data link đƣợc chia thành hai lớp
con:
- Lớp con LLC (logical link control)
- Lớp con MAC (media access control)
+ Lớp con LLC là phần trên so với các giao thức truy cập đƣờng truyền khác, nó
cung cấp sự mềm dẻo về giao tiếp. Bởi vì lớp con LLC hoạt động độc lập với các giao
thức truy cập đƣờng truyền, cho nên các giao thức lớp trên hơn (ví dụ nhƣ IP ở lớp
mạng) có thể hoạt động mà không phụ thuộc vào loại phƣơng tiện LAN. Lớp con

LLC có thể lệ thuộc vào các lớp thấp hơn trong việc cung cấp truy cập đƣờng truyền.
+ Lớp con MAC cung cấp tính thứ tự truy cập vào mơi trƣờng LAN. Khi nhiều
trạm cùng truy cập chia sẻ môi trƣờng truyền, để định danh mỗi trạm, lớp cho MAC
định nghĩa một trƣờng địa chỉ phần cứng, gọi là địa chỉ MAC address. Địa chỉ MAC là
một con số đơn nhất đối với mỗi giao tiếp LAN (card mạng).
7. Lớp vật lý (Physical Layer)
Định nghĩa các qui cách về điện, cơ, thủ tục và các đặc tả chức năng để kích hoạt,
duy trì và dừng một liên kết vật lý giữa các hệ thống đầu cuối. Một số các đặc điểm
trong lớp vật lý này bao gồm:
- Mức điện thế
- Khoảng thời gian thay đổi điện thế
- Tốc độ dữ liệu vật lý
- Khoảng đƣờng truyền tối đa
- Các đấu nối vật lý


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

8

CÂU HỎI
Câu 1. Mơ hình OSI bao gồm các tầng (viết từ tầng cao xuống tầng thấp):
A. Application, Network, Presentation, Session, Transport, Data Link, Physical
B. Application, Presentation, Session, Network, Transport, Data Link, Physical
C. Application, Presentation, Session, Transport, Network, Data Link, Physical
D. Application, Session, Presentation, Transport, Network, Data Link, Physical
Câu 2. Trình tự dịng dữ liệu khi truyền từ máy này sang máy khác trong mơ hình OSI:
A. Data, segment, frame, packet, bit
B. Data, packet, segment, frame, bit
C. Data, frame, packet, segment, bit

D. Data, segment, packet, frame, bit
Câu 3. Tầng nào chịu trách nhiệm tích hợp dữ liệu các tầng trên để tạo thành một gói
tin gọi là segment:
A. Transport
C. Data Link
B. Network
D. Physical
Câu 4. Tầng nào trong mơ hình OSI chịu trách nhiệm mã hóa dữ liệu theo dạng âm
thanh, hình ảnh, văn bản …
A. Application.
C. Network
B. Session
D. Presentation.
Câu 5. Tầng nào trong mơ hình OSI làm việc với các tín hiệu điện:
A. Data Link
C. Physical
B. Network
D. Session
Câu 6. Đơn vị dữ liệu của tầng Physical là:
A. Frame
C. Segment
B. Packet
D. Bit
Câu 7. Cho biết đặc điểm của địa chỉ ở tầng Data Link:
A. Còn gọi là địa chỉ vật lý (MAC)
B. Còn gọi là địa chỉ mạng
C. Còn gọi là địa chỉ ảo
D. Cịn gọi là địa chỉ loopback
Câu 8. Chức năng chính của tầng Network:
A. Điều khiển và định tuyến việc truyền tin tin cậy

B. Thêm địa chỉ MAC vào gói tin
C. Chuyển gói tin thành dạng Segment
D. Thêm địa chỉ mạng vào gói tin
Câu 9. Chức năng của tầng Transport:
A. Nén dữ liệu


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

9

B. Định dạng thông điệp thành các segment
C. Đánh số các packet
D. Chia nhỏ dữ liệu từ tầng trên xuống để tạo thành các segment
Câu 10. Chức năng của tầng Session:
A. Mã hóa dữ liệu
C. Thêm địa chỉ mạng vào dữ liệu
B. Điều khiển các phiên làm việc
D. Giải mã dữ liệu
Câu 11. Chức năng của tầng Presentation:
A. Mã hoá, giải mã dữ liệu
C. Phân đoạn dữ liệu
B. Phân rã dữ liệu
D. Đánh địa chỉ logic mạng
Câu 12. Phát biểu nào sau đây mơ tả đúng nhất cho tầng Application
A. Mã hố dữ liệu
B. Cung cấp những dịch vụ mạng cho những ứng dụng của ngƣời dùng
C. Nén dữ liệu
D. Chuyển dữ liệu thành dạng bit
Câu 13. OSI là chữ viết tắt của chữ:

A. Open Systems International
C. Open Systems Interconnection
B. Open Standards Institute
D. Open Sources Initiative
Câu 14. Đơn vị dữ liệu của tầng Data-Link là:
A. Frame
C. Segment
B. Packet
D. Bit
Câu 15. Đơn vị dữ liệu của tầng Network là:
A. Frame
C. Segment
B. Packet
D. Bit
Câu 16. Đơn vị dữ liệu của tầng Transport là:
A. Frame
C. Segment
B. Packet
D. Bit
Câu 17. MAC là chữ viết tắt của chữ:
A. Medium Access Collision
B. Medium Access Control
C. Medium Avoidance Control
D. Medium Avoidance Community
Câu 18. FTP là chữ viết tắt của chữ:
A. File Transfer Protocol
C. File Transfer Package
B. File Trivial Post
D. File Transformation Protocol
Câu 19. SNMP là chữ viết tắt của chữ:

A. Simple Networking Model Protocol
B. Simple Network Management Protocol


Chƣơng II: Mơ hình OSI (Open System Interconnection)

10

C. Sophisticated Network Management Protocol
D. Small Network Management Protocol
Câu 20. Mơ hình OSI bao gồm bao nhiêu tầng (lớp):
A. 5
C. 7
B. 6
D. 8
Câu 21. Các giao thức TCP và UDP làm việc trên tầng nào của mơ hình OSI?
A. Physical
C. Transport
B. Application
D. Data-Link
Câu 22. Các giao thức HTTP, DNS, FTP và SMTP làm việc trên tầng nào của mơ hình
OSI?
A. Presentation
C. Session
B. Application
D. Data-Link
Câu 23. Mơ hình TCP/IP bao gồm bao nhiêu tầng (lớp):
A. 4
C. 6
B. 5

D. 7
Câu 24. Mơ hình TCP/IP bao gồm các tầng (viết từ tầng cao xuống tầng thấp):
A. Application, Internet, Transport, Network Access
B. Application, Transport, Network Access, Internet
C. Application, Transport, Internet, Network Access
D. Application, Network Access, Internet, Transport
Câu 25. Trong mơ hình TCP/IP, tầng nào có chức năng trình bày dữ liệu?
A. Application
C. Data
B. Transport
D. Presentation
Câu 26. Trong mơ hình OSI, tầng nào thực hiện việc chọn đƣờng và chuyển tiếp thơng
tin; thực hiện kiểm sốt luồng dữ liệu và cắt/hợp dữ liệu:
A. Session
C. Transport
B. Network
D. Data link
Câu 27. Trong mơ hình OSI, tầng nào cung cấp phƣơng tiện để truyền thông tin qua
liên kết vật lý đảm bảo tin cậy:
A. Physical
C. Network
B. Data Link
D. Transport
Câu 28. Tầng hai trong mơ hình OSI tách luồng bit từ Tầng vật lý chuyển lên thành:
A. Frame
C. Packet
B. Segment
D. PSU
Câu 29. Độ dài của địa chỉ MAC:
A. 48 bits

C. 24 bits
B. 16 bits
D. 32 bits


×