Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Giáo trình hàn ống chất lượng cao (nghề hàn cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.08 KB, 40 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN/MƠN HỌC: HÀN ỐNG CHẤT LƯỢNG CAO
NGÀNH/NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo quyết định số: …. /QĐ … ngày … tháng … năm …
của Hiệu trưởng)

Quảng Ninh, năm 2021



TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nội bộ nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


1


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình được biên soạn theo đề cương môn học/mô đun. Nội dung biên
soạn theo tinh thần ngắn gọn, dễ hiểu, các kiến thức trong chương trình có mối liên
hệ chặt chẽ. Khi biên soạn giáo trình tác giả đã cố gắng cập nhật những kiến thức
mới, phù hợp với đối tượng học sinh cũng như cố gắng, gắn những nội dung lý thuyết
với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính


thực tiễn. Giáo trình được thiết kế theo môn học thuộc hệ thống môn học mô đun cơ
sở của chương trình đào tạo nghề Hàn trình độ Trung cấp, trình độ Cao đẳng và
được dùng làm giáo trình cho học viên trong các khóa đào tạo. Ngồi ra giáo trình
cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo để đào tạo ngắn hạn hoặc cho các
công nhân kỹ thuật các nhà quản lý và người sử dụng nhân lực.
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo, đề
cương chương trình nhưng do biên soạn lần đầu, thiếu sót là khó tránh. Tác giả rất
mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của q thầy, cơ giáo và bạn đọc để
nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hồn thiện hơn.
Quảng Ninh, ngày … tháng … năm 20…..
Nhóm biên soạn
Chủ biên:
Giáo viên khoa cơ khí xây dựng

2


MỤC LỤC
BÀI 1: HÀN ỐNG DẪN KHÍ, DẪN DẦU BẰNG VẢY THIẾC............................ 5
2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn............................................. 5
2.2. Kỹ thuật hàn .................................................................................................. 7
BÀI 2: HÀN ỐNG DẪN KHÍ, DẪN DẦU BẰNG VẢY ĐỒNG ............................ 9
2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn. .......................................... 9
2.2. Kỹ thuật hàn ................................................................................................ 10
BÀI 3: HÀN ỐNG BẰNG THIẾT BỊ HÀN KHÍ (ƠXY, KHÍ CHÁY) ................. 12
2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 12
2.2. Kỹ thuật hàn ................................................................................................ 15
BÀI 4: HÀN ỐNG BẰNG THIẾT BỊ HÀN TIG ................................................... 20
2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 20
2.2. Kỹ thuật hàn ................................................................................................ 23

BÀI 5: HÀN ỐNG BẰNG THIẾT BỊ HÀN MAG, MIG ....................................... 27
2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn........................................... 27
2.2. Kỹ thuật hàn ống bằng phương pháp hàn MAG, MIG ........................... 31

3


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơ đun: Hàn ống chất lượng cao
Mã số mô đun: MĐ24
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 15giờ; Thực hành: 41giờ; Kiểm tra : 04 giờ)
I. Vị trí tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Hàn ống chất lượng cao được bố trí giảng dạy sau các mơ đun Hàn
điện hồ quang, Hàn MIG, MAG, Hàn TIG, Hàn khí.
- Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn của nghề.
II. Mục tiêu mơ đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được kỹ thuật hàn ống chất lượng cao bằng các phương pháp hàn
khác nhau.
+ Nhận biết đầy đủ các loại vật liệu dùng trong hàn ống chất lượng cao.
- Kỹ năng:
+ Chọn được chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết.
+ Hàn được các loại ống dẫn dầu dẫn khí, ống chịu áp lực cao, bằng các loại vật
liệu khác nhau như: ống đồng , ống thép, ống hợp kim, hàn phục hồi sửa chữa các loại
ống dẫn khí dẫn dầu, bằng các loại thiết bị hàn khác nhau như: hàn khí, hàn vảy, hàn
hồ quang tay, hàn TIG, MIG, MAG đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc, có
tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, tính cẩn thận tỷ mỉ, ý thức tiết kiệm vật liệu khi
thực tập. Biết sắp xếp bố trí nơi làm việc gọn gàng, khoa học. Làm việc tại các nhà

máy, các cơ sở sản xuất cơ khí.
III. Nội dung của môn học:

Thời gian (giờ)

Số
Tên các bài trong mô đun
TT

Tổng

số thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra

1

Hàn ống dẫn khí, dẫn dầu bằng vảy thiếc

12

3

9

2


Hàn ống dẫn khí, dẫn dầu bằng vảy đồng

12

3

9

3

Hàn ống bằng thiết bị hàn khí (ơxy, khí cháy)

12

3

7

4

Hàn ống bằng thiết bị hàn TIG

12

3

9

5


Hàn ống bằng thiết bị hàn MAG, MIG

12

3

7

2

Cộng

60

15

41

04

4

2


BÀI 1: HÀN ỐNG DẪN KHÍ, DẪN DẦU BẰNG VẢY THIẾC
1. Mục tiêu:

- Nêu được quy trình chuẩn bị phơi hàn, kỹ thuật hàn ống dẫn khí, dẫn dầu

bằng vảy thiếc
- Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp ơ-xy hố, đúng kích
thước, đúng kiểu liên kết.
- Gá phơi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan của các
chi tiết.
- Chọn chế độ hàn như: nhiệt độ nung, tốc độ nung phù hợp với từng vảy hàn,
chiều dày, tính chất vật liệu và kích thước vật hàn.
- Hàn nối các loại ống thép, ống đồng dẫn dầu, dẫn khí bằng vảy thiếc đảm
bảo tràn láng tốt, chắc kín, khơng rỗ khí ngậm xỉ
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị.
2. Nội dung

2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn
2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn
Thiết bị và dụng cụ:
- Mũi cạo
- Bàn chải sắt
- Chổi lông
- Giũa dẹt
- Lọ đựng thuốc hàn
- Bộ dụng cụ, thiết bị hàn khí
- Bàn hàn
Vật liệu hàn
- Ông dẫn dầu bằng thép d200, s=5mm
- Thiếc hàn 50 (50%Sn và 50%Pb)
- Thuốc hàn muối clo rua kẽm (Zncl2)
2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn
Bản vẽ


5


Yêu cầu:

Mối hàn chắc chăn
Vảy hàn tràn đều giữa 2 bề mặt tiếp xúc
L = 100mm
L1, L2 = 500 mm
D: 210 mm
d: 200 mm

Chuẩn bị:
Sử dụng máy mài, máy ráp làm sạch và tạo nhám vị trí mặt ngồi chi tiết ống
từ mép ống về mỗi phía một khoảng 50-70 mm. Làm sạch và tạo nhám mặt trong
của chi tiết măng sơng.

2.1.3. Gá đính phơi
- Đặt phơi lên khối U
- Điều chỉnh khe hở giữa 2 ống khoảng 0,5 ÷ 1 mm.
6


- Tiến hàn hàn đính 3 điểm, cách đều nhau.
- Sau khi hàn đính xong, cần kiểm tra lại kích thước khe hở, độ đồng trục của
hai ống và hai ống không bị vênh nhau.
2.2. Kỹ thuật hàn
2.2.1. Chọn chế độ hàn
- Dùng bép hàn số 1 để hàn công suất ngọn lửa hàn 250lit/h
- Chọn que hàn có đường kính d=2mm

- Tốc độ hàn khi hàn đắp cần đảm bảo trong khoảng từ 0,25-0,15m/ph không nên
nhỏ hơn 0,15m/ph dễ gây rỗ trong mối hàn
Chọn ngọn lửa trung tính để hàn
Tỷ lệ:

𝑂𝑂2

𝐶𝐶2 𝐻𝐻2

= 1,1-1,2

2.2.2. Góc độ mỏ hàn

2.2.3. Phương pháp dao động que hàn
Chọn phương pháp hàn trái, que hàn đi trước mỏ hàn
Mỏ hàndao động nhằm cung cấp nhiệt độ giúp kim loại bổ sung dễ dàng thấm vào
vị trí tiếp giáp giữa chi tiết và ống măng sơng.

7


2.2.4. Khởi đầu- Nối liền và kết thúc mối hàn
Chi tiết đắp được đốt nóng đến nhiệt độ từ 9000- 9500 bằng ngọn lửa hàn, cho
mỏ hàn bắt thiếc bằng cách cho mỏ hàn cắt vào thanh thiếc, thiếc sẽ chảy lỏng và
bám vào mỏ hàn
Đưa mỏ hàn đã bắt thiếc vào vị trí mối hàn, tốt nhất là ở vị trí lịng thuyền
chuyển động mỏ hàn chậm cho mỏ hàn vừa đốt nóng vật hàn đến nhiệt độ hàn, vừa
làm cho thiếc chảy lỏng bám vào vật hàn, người thợ phải quan sát thiếc chảy thật
lỏng lúc đó mới dịch chuyển mỏ hàn, khi hết thiếc trên mỏ hàn cũng là lúc mỏ hàn
nguội, ta lại nung tiếp và tiếp tục hàn cho hết đường hàn.

- Quan sát qua kính hàn thấy vẩy bạc chảy tràn láng tốt, điền đầy khe hở đường
hàn là được
Tư thế hàn thường sử dụng là tư thế hàn ngang để đảm bảo kim loại trung
gian được khuếch tán đều giữa chi tiết và ống măng sông.
2.2.5. Kiểm tra, sửa chữa các khuyết tật của mối hàn ống.
a. Làm sạch kiểm tra chất lượng mối hàn:
- Hàn xong chờ cho phôi hàn nguội, gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch
trên bề mặt phôi
- Dùng nước sạch hoặc dung dịch xút 5% rửa sạch chi tiết hàn
- Kiểm tra độ điền đầy của vẩy thiếc vào khe hở đường hàn
- Kiểm tra chất lượng chảy láng và chất lượng bề mặt của mối hàn , kiểm tra
các khuyết tật của mối hàn
b. Các dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa:
· Mối hàn khơng ngấu:
Ngun nhân: Đốt nóng chưa đến nhiệt độ hàn(bề mặt kim loại cơ bản chưa
chảy lỏng) đã cho vẩy hàn vào
Biện pháp phòng ngừa: Nung mép hàn đúng nhiệt độ quy định, ln ln
quan sát tình hình nóng chảy của vẩy hàn, vũng hàn
· Mối hàn ngậm xỉ:
Nguyên nhân: Do không làm sạch hết vết bẩn và vết ơ-xy hố trên phơi hàn
trước khi hàn, hoặc nung chưa đến nhiệt độ khi hàn
Biện pháp phòng ngừa: Nung mép hàn đúng nhiệt độ , chấp hành tuyệt đối
công tác làm sạch
· Mối hàn khơng đúng kích thước:
Ngun nhân: do quét thuốc hàn vào đường hàn có bề rộng quá lớn hoặc quá
bé làm cho thiếc hàn bám vào đường hàn với kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ
Biện pháp phòng ngừa:
Khống chế chiều rộng khi quét thuốc hàn lên đường hàn

8



BÀI 2: HÀN ỐNG DẪN KHÍ, DẪN DẦU BẰNG VẢY ĐỒNG
1. Mục tiêu:

- Nêu được quy trình chuẩn bị phơi hàn, kỹ thuật hàn ống dẫn dầu bằng vảy
hàn đồng
- Chuẩn bị thiết bị hàn: như đèn khò, thiết bị dụng cụ hàn khí, dụng cụ làm
sạch phơi, gá phơi đầy đủ an toàn.
- Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp ơ-xy hố, đúng kích
thước, đúng kiểu liên kết.
- Gá phơi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan của các
chi tiết.
- Chọn chế độ hàn như: nhiệt độ nung, tốc độ nung phù hợp với vảy hàn, chiều
dày, tính chất vật liệu và kích thước vật hàn.
- Hàn nối các loại ống thép, ống đồng dẫn dầu, dẫn khí bằng vảy đồng đảm
bảo tràn láng tốt, đảm bảo chắc kín, khơng rỗ khí ngậm xỉ.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị.
2. Nội dung

2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn.
2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn
Thiết bị và dụng cụ:
- Mũi cạo
- Bàn chải sắt
- Chổi lông
- Giũa dẹt
- Lọ đựng thuốc hàn
- Bộ dụng cụ, thiết bị hàn khí

- Bàn hàn
Vật liệu hàn
- Ơng dẫn dầu bằng đồng 20, s=2mm
- Vẩy hàn bạc 72 (gồm 72% Ag + 28% Cu) có nhiệt độ nóng chảy 7790c
- Thuốc hàn hàn the Na2B4O7 hoặc H2BO3
2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn
Bản vẽ:

9


2.1.3. Gá đính phơi
Đặt phơi hàn gá phơi hàn với khe hở tốt nhất từ 0,03- 0,05mm

2.2. Kỹ thuật hàn
2.2.1. Chọn chế độ hàn
- Dùng bép hàn số 1 để hàn công suất ngọn lửa hàn 250lit/h
- Chọn que hàn có đường kính d=2mm
- Tốc độ hàn khi hàn đắp cần đảm bảo trong khoảng từ 0,25-0,15m/ph không nên
nhỏ hơn 0,15m/ph dễ gây rỗ trong mối hàn
Chọn ngọn lửa ô- xy hố để hàn
Tỷ lệ:

O2
> 1,2
C2 H 2

2.2.2. Góc độ mỏ hàn
- Chọn góc nghiêng mỏ hàn = 200-700


10


2.2.3. Phương pháp dao động que hàn
Chọn phương pháp hàn trái, que hàn đi trước mỏ hàn
2.2.4. Khởi đầu- Nối liền và kết thúc mối hàn
- Chi tiết đắp được đốt nóng đến nhiệt độ từ 9000- 9500 bằng ngọn lửa hàn,
sau đó đốt nóng que hàn, cho que hàn bắt thuốc hàn, rồi cho que hàn vào vị trí hàn,
đầu que hàn được nhúng vào bể kim loại lỏng, hoặc cũng có thể sau khi đốt nóng
vật hàn thì rải thuốc hàn lên đường hàn
- Quan sát qua kính hàn thấy vẩy bạc chảy tràn láng tốt, điền đầy khe hở đường
hàn là được
2.2.5. Kiểm tra, sửa chữa các khuyết tật của mối hàn ống.
a. Làm sạch kiểm tra chất lượng mối hàn:
- Hàn xong chờ cho phôi hàn nguội, gõ sạch xỉ, dùng bàn chải sắt đánh sạch
trên bề mặt phôi
- Dùng nước sạch hoặc dung dịch xút 5% rửa sạch chi tiết hàn
- Kiểm tra độ điền đầy của vẩy bạc vào khe hở đường hàn
- Kiểm tra chất lượng chảy láng và chất lượng bề mặt của mối hàn , kiểm tra
các khuyết tật của mối hàn
b. Các dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp phịng ngừa:
· Mối hàn khơng ngấu:
Ngun nhân: Đốt nóng chưa đến nhiệt độ hàn(bề mặt kim loại cơ bản chưa
chảy lỏng) đã cho vẩy hàn vào
Biện pháp phòng ngừa: Nung mép hàn đúng nhiệt độ quy định, luôn luôn
quan sát tình hình nóng chảy của vẩy hàn, vũng hàn
· Mối hàn ngậm xỉ:
Nguyên nhân: Do không làm sạch hết vết bẩn và vết ơ-xy hố trên phơi hàn
trước khi hàn, hoặc nung chưa đến nhiệt độ khi hàn
Biện pháp phòng ngừa: Nung mép hàn đúng nhiệt độ , chấp hành tuyệt đối

công tác làm sạch

11


BÀI 3: HÀN ỐNG BẰNG THIẾT BỊ HÀN KHÍ (ƠXY, KHÍ CHÁY)
1. Mục tiêu:

- Giải thích u cầu kỹ thuật khi hàn các loại ống chịu áp lực cao, ống chịu
nhiệt, chịu ăn mịn hố chất.
tồn.

- Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn khí đầy đủ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an

- Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp ơ-xy hố, đúng kích
thước, đúng kiểu liên kết.
- Gá phơi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các
chi tiết.
- Chọn chế độ hàn đường kính que hàn, góc nghiêng mỏ hàn, cơng suất ngọn
lửa, vận tốc hàn, số lớp hàn phù hợp với chiều dày vật liệu kiểu liên kết hàn.
- Hàn nối các loại ống thép, ống đồng dẫn dầu, dẫn khí, ống chịu áp lực cao,
ống chịu nhiệt, ống chịu ăn mịn hố chất bằng thiết bị hàn khí, đảm bảo chắc kín,
khơng rỗ khí ngậm xỉ.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị.
2. Nội dung

2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn
2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn
Thiết bị:

- Máy sinh khí a-xê-ty-len (hoặc chai khí a-xê-ty-len), chai ơ-xy, ống
mềm dẫn khí, van giảm áp, mỏ hàn khí, bàn ghế hàn, đồ gá hàn, kính hàn hơi,
búa nguội, giũa, bàn chải sắt, thước lá, dưỡng kiểm tra mối hàn

12


Dụng cụ phụ trợ dùng trong nghề hàn: bàn chải sắt, búa gõ xỉ, thước lá, kìm rèn,
ke vng, búa nguội...

Điều kiện an tồn:
- Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng, hệ thống
thơng gió, hút bụi hoạt động tốt
- Nền xưởng khơ ráo, thiết bị hàn khí đảm bảo độ kín
- Bảo hộ lao động đầy đủKính hàn đội đầu, găng tay da, kính hàn, trang phục
bảo hộ
13


Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra:
Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng, thước lá,...

Vật liệu hàn:
- Dây hàn phụ Ø1,6; Ø2,4; số lượng 0,5kg/ sinh viên /ca.
- Khí O2, C2H2.
2.1.2. Chuẩn bị phơi hàn
Bản vẽ:

Thép ống CT3 hoặc tương đương, có đường kính ngồi 40 mm, chiều dài
100 mm, chiều dày 5 mm, số lượng 4 ống/sinh viên/ca


14


2.1.3. Gá đính phơi
a. Hàn đính kết cấu ống
- Đặt phôi ống lên đồ gá định tâm (khối V), căn chỉnh khe hở và xiết đai
kẹp chặt ống.
- Hàn đính chắc chắn, mối hàn đính khơng vượt q 15mm. Độ lệch giữa
hai mép ống không vượt quá 1,6 mm. Hàn đính xong tiến hành mài mỏng 2
đầu mối hàn đính để thuận lợi khi nối và kết thúc mỗi đoạn hàn.

-Căn chỉnh khe hở

Vị trí các mối đính

b. Gá phơi đúng vị trí hàn
Gá phơi lên đồ gá quay được ở vị trí nằm ngang (đường sinh ống song
song với mặt phẳng hình chiếu bằng).

Gá phơi ở vị trí nằm ngang, quay được
2.2. Kỹ thuật hàn
2.2.1. Điều chỉnh ngọn lửa hàn
Chọn công suất ngọn lửa theo bảng thực nghiệm sau:
15


2.2.2. Góc nghiêng mỏ hàn
Góc làm việc của mỏ hàn và dây hàn phụ luôn nằm trong mặt phẳng chứa
trục đường hàn. Góc di chuyển của mỏ hàn và dây hàn phụ chủ yếu phụ thuộc vào

chiều dày vật liệu.
Chiều dày vật liệu (mm)

Góc nghiêng mỏ hàn so với tiếp tuyến tại điểm hàn

≤1

200

1÷3

300

3÷5

400

5÷7

500

7 ÷ 10

600

10 ÷ 15

700

16



Góc độ của mỏ hàn và dây hàn phụ
2.2.3. Phương pháp dao động mỏ hàn
Dao động của mỏ hàn và dây hàn phụ: dây hàn phụ luôn dao động dọc
theo trục của dây hàn (bón vào bể hàn theo từng giọt). Mỏ hàn dao động theo
hình vịng trịn hoặc theo hình bán nguyệt.

Mỏ hàn dao động hình bán nguyệt

Mỏ hàn dao động hình vịng trịn

Chu vi của ống tương ứng với các vị trí của mặt đồng hồ. Tiến hành nung
nóng sơ bộ từ vị trí 1h30’ đến vị trí 12h và tiến hành hàn. Quan sát thấy kim loại
cơ bản nóng chảy thì bón dây hàn phụ vào, khi hình thành bể hàn giữa hai mép
phơi thì tiến hành dao động mỏ hàn và dây hàn phụ. Bón dần từng giọt kim loại
dây hàn vào bể hàn. Khi hàn đến vị trí 12h thì dừng lại và xoay ống và thực hiện
hàn tương tự.
Khi hàn cần giữ và duy trì đúng góc độ của mỏ hàn và dây hàn phụ. Thực
hiện các chuyển động của mỏ hàn và dây hàn phụ hợp lý ở từng thời điểm.

17


Thực hiện hàn từ điểm 1h30’
Khi hàn xong lớp lót ta tiến hành làm sạch, kiểm tra lớp hàn lót bằng mắt
thường và các dụng cụ đo như thước cặp, thước lá,…nếu thấy có khuyết tật thì tiến
hành sửa chữa ngay, làm sạch rồi tiến hành hàn lớp trung gian, lớp phủ.
Nối que hàn: ta xác định đoạn hàn tiếp sau đó để nung nóng sơ bộ, nung cho
bể hàn cuối đạt đến trạng thái chảy và cho dây hàn phụ vào.

Khi hàn nếu thấy hiện tượng bể hàn loang rộng, chảy xệ thì ta kéo cho mỏ
hàn ra xa bể hàn.
2.2.4. Kiểm tra, sửa chữa các khuyết tật của mối hàn ống.
a. Kiểm tra
- Dùng bàn chải sắt làm sạch mối hàn.
- Kiểm tra và phát hiện các khuyết tật bên ngồi mối hàn: sai lệch về vị trí,
hình dáng kích thước mối hàn; cháy thủng; độ đồng đều của vảy hàn...
- Kiểm tra mức độ biến dạng của liên kết hàn.
b. Đánh giá
Cho phép tồn tại những khuyết tật trong mối hàn như sau:
- Rỗ khí đơn, đường kính khơng lớn hơn 10% chiều dày vật liệu nhưng khơng
vượt q 3mm.
hàn.

- Rổ khí dải dọc mối hàn tổng chiều dài khơng q 200mm trên 1m đường

- Rỗ khí chùm, không quá 5 điểm trên 1 đường hàn, đường kính của một
khuyết tật khơng q 1,5mm.

18


Các khuyết tật thường gặp, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
TT Tên

1

Hình vẽ minh họa

Ngun nhân


Cách khắc
phục

- Cơng suất ngọn - Điều chỉnh
lại công suất ngọn
lửa quá lớn
- Tốc độ hàn lửa
- Tăng tốc độ
quá chậm
- Góc độ mỏ hàn hàn
- Giảm góc di
q lớn

Cháy
thủng

chuyển của mỏ
hàn

2

3

- Cơng
suất
ngọn lửa quá nhỏ
- Lượng dư gia
công lớn
- Tốc độ hàn

nhanh
- Mỏ hàn cách
xa bể hàn q
di
- Góc
chuyển của mỏ
hàn nhỏ.

Khơng
ngấu

Lõm bề
mặt lớp
hàn lót

Tốc độ hàn
chậm
- Dao động mỏ
hàn với biên độ
lớn
- Đầu dây hàn
phụ khơng bón ở
trong lịng ống.

19

- Tăng cơng suất
ngọn lửa
- Giảm tốc độ
hàn

- Điều chỉnh
khoảng cách từ
nhân ngọn lửa tói
bể hàn
- Tăng góc di
chuyển của mỏ
hàn.
- Điều
chỉnh
tăng tốc độ hàn
- Dao động mỏ
hàn xung quanh
khe hở lắp ghép
- Bón que hàn
vào trong lịng
ống.


BÀI 4: HÀN ỐNG BẰNG THIẾT BỊ HÀN TIG
1. Mục tiêu:

- Giải thích yêu cầu kỹ thuật khi hàn các loại ống chịu áp lực cao, ống chịu
nhiệt, chịu ăn mịn hố chất
- Nêu được quy trình chuẩn bị phơi hàn, kỹ thuật hàn ống bằng máy hàn TIG
- Chuẩn bị mép hàn sạch hết các vết dầu mỡ, vết bẩn, lớp ơ-xy hố, đúng kích
thước, đúng kiểu liên kết.
- Gá phơi hàn chắc chắn đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan của các
chi tiết.
- Hàn nối các loại ống thép bằng phương pháp hàn TIG đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và định mức thời gian.

- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc độc lập, tư duy sáng tạo, đảm bảo an toàn
cho người và thiết bị.
2. Nội dung
2.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu, phôi hàn
2.1.1. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật liệu nghề hàn
Thiết bị: Máy hàn TIG, máy mài, bàn gá phôi,

Bộ phụ kiện hàn TIG
Dụng cụ: Máy mài cầm tay, kìm cắt dây, búa gõ xỉ, bàn chải sắt.

20


Đồ bảo hộ: Kính hàn đội đầu, găng tay da, quàn áo, giày bảo hộ
Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra: Thước đo chiều rộng, chiều cao mối hàn; dưỡng,
thước lá,...

Vật liệu hàn
- Que hàn phụ, ϕ2.4
- Chai khí Ar

- Điện cực 100%W,ϕ2.4
2.1.2. Chuẩn bị phôi hàn
a. Bản vẽ

21


Trên hình là bản vẽ liên kết hàn nối ống có vát mép ở vị trí nằm ngang cố định
(5g). gồm hai chi tiết ống có đường kính ngồi 110 mm, chiều dày 8 mm, hàn theo

chu vi ống. kích thước mối hàn:
- Mặt ngấu có kích thước: bề rộng 4 ÷ 7 mm, chiều cao từ 0 ÷ 2,5 mm
- Mặt ngồi có kích thước: bề rộng 10 ÷ 12 mm, chiều cao từ 0 ÷ 2,5 mm
b. Phơi hàn

Thép ống CT31 hoặc tương đương, có đường kính ngồi 110 mm, chiều dài
100 mm, chiều dày 8 mm, góc vát 300, số lượng 4 ống/sinh viên/ca
2.1.3. Gá đính phơi
a. Hàn đính kết cấu ống
- Hàn đính ở vị trí thuận lợi nhất.
- Đặt phôi ống lên đồ gá định tâm (khối V), căn chỉnh khe hở 3,2 ÷ 4 mm sau
đó xiết đai kẹp chặt ống.
- Hàn đính chắc chắn, mối hàn đính nên hàn trực tiếp vào mép hàn lớp lót,
chiều dài mối hàn đính từ 10 ÷ 15 mm. Độ lệch giữa hai mép ống không vượt q
1,6 mm.

Vị trí các mối đính

Gá, kẹp chặt phơi

22


×