Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Bán phá giá là gì biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.59 KB, 12 trang )

Bán phá giá là gì? Biện pháp chống bán phá giá trong thương mại quốc
tế
Cùng với sự phát triển của xu hướng hội nhập quốc tế, nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc sản xuất và kinh doanh các mặt hàng sản phẩm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng xuất hiện tình trạng bán phá giá làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín doanh nghiệp. Vậy, bán phá giá
là gì và tác động của bán bán giá là như th ế nào? Chúng ta cùng tìm hi ểu
rõ qua bài viết dưới đây nhé các bạn.
Bán phá giá là gì?
Trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm về việc hiểu thế nào là bán phá giá
(Tiếng Anh: Dumping).
Theo từ điển Findlaw legal Dictionary: bán phá giá là “ to sell in quantity
at a very low price” (bán hàng hóa v ới giá rất thấp), theo định nghĩa
chuyên ngành là “to sell abroad at less than the market price at home” (bán
hàng hóa ở nước ngồi thấp hơn giá tại thị trường trong nước). Theo cách
hiểu này, một loại hàng hóa được coi là bán phá giá tại thị trường nước
ngồi khi nó đang đư ợc bán với giá thấp hơn so với giá nội địa hay cịn gọi
là giá bán hàng hóa tương t ự tại nước xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xác định
giá hàng hóa của thị trường nội địa, trên thực tế, là không phải dễ dàng
thực hiện được, đôi khi là không th ể, do hàng hóa đó ch ỉ được sản xuất để
xuất khẩu mà không đư ợc đưa ra bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu
hoặc khơng có loại hàng hóa tương tự được bán ở thị trường nội địa để có
thể so sánh.
Cũng có quan điểm cho rằng là khi các sản phẩm được bán vào một thị
trường với giá bán ở mức dưới giá thành sản xuất thì được xem là bán phá
giá. Quan điểm này căn cứ vào việc so sánh mức giá bán của sản phẩm tại
thị trường của nước xuất khẩu với giá thành của sản phẩm được tạo nên từ


các chi phí liên quan đ ến q trình sản xuất của sản phẩm đó. Tuy nhiên,
việc xác định các chi phí cấu thành nên sản phẩm ở mỗi quốc gia sẽ được


tính tốn khác nhau dựa trên cơ cấu chi phí khác nhau. Do đó, n ếu xác định
bán phá giá theo cách này s ẽ gây ra sự bất hợp lý, không công b ằng khi lấy
cơ cấu chi phí được tính tốn theo cách th ức của quốc gia này đem so với
quốc gia khác và kết luận về việc bán phá giá.
Cũng có quan điểm cho rằng để tìm ra hành vi bán phá giá c ần căn cứ trên
cơ sở giá xuất khẩu và giá trị thơng thường của hàng hóa bị điều tra có
hành vi bán phá giá. Các hi ểu này đã được thể hiện tại Điều VI của Hiệp
định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT). Tại Điều VI quy định:
“…bán phá giá, tức là việc sản phẩm của một nước được đưa vào kinh
doanh thương mại trên thị trường của một nước khác với giá thấp hơn giá
trị thông thường của sản phẩm, phải bị xử phạt nếu việc đó gây ra hoặc đe
dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của một
bên ký kết…”. Với cách hiểu này, hành vi bán phá giá đã đư ợc xác định
trên cơ sở so sánh giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu của hàng hóa,
sản phẩm bị nghi là bán phá giá.
Để làm rõ hơn định nghĩa này, Đi ều 2 của Hiệp định thực thi Điều VI của
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) hay còn gọi là Hiệp định chống bán phá giá (ADA) đã
đưa ra định nghĩa cụ thể về bán phá giá như sa u:
“Một sản phẩm bị coi là bán phá giá (t ức là được đưa vào lưu thông
thương mại của một nước khác thấp hơn giá trị thơng thường của sản phẩm
đó) nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước này
sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm
tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại
thông thường”.


Trong khoa học pháp lý, hành vi bán phá giá có th ể được phân biệt với việc
bán hạ giá hoặc bán với giá rẻ đến từ việc giảm chi phí ở các khâu hoặc do
năng suất gia tăng. Pháp lu ật coi những hành vi này là c ạnh tranh lành

mạnh, cần khuyến khích. Tuy nhiên, hành vi bán phá giá l ại đi ngược lại
với các quy tắc cạnh tranh công b ằng của thị trường tự do trong đối xử về
giá.
Tóm lại, từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận về hành vi bán phá
giá như sau: Bán phá giá là hành vi c ạnh tranh khơng cơng bằng về giá của
hàng hóa xuất khẩu tại thị trường nước nhập khẩu. Theo đó, hàng hóa xu ất
khẩu được bán tại thị trường nước nhập khẩu với giá thấp hơn mức giá có
thể so sánh được của sản phẩm đó đang đư ợc bán tại thị trường nước xuất
khẩu theo các điều kiện thương mại thơng thư ờng.

Khái niệm bán phá giá là gì?
Tác động của bán phá giá là gì?


Bán phá giá mang tính tích c ực và tiêu cực, trên từng đối tượng khác nhau.
Tác động tích cực:
Bán phá giá mang l ại lợi ích cho ngư ời tiêu dùng ở nước nhập khẩu: việc
hàng hóa được nhà sản xuất, xuất khẩu bán với mức giá thấp hơn giá hiện
có trên thị trường, sẽ giúp người tiêu dùng có điều kiện hưởng lợi về giá
cả, được mua hàng hóa t ốt với mức giá cạnh tranh. Đối với thị trường nước
nhập khẩu, việc hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài được bán với
giá rẻ tại thị trường nhập khẩu sẽ làm cho mặt bằng giá cả tại thị trường
nói chung có xu hư ớng giảm đi. Việc này có thể tác động đến nhà sản xuất
nội địa theo hai hướng sau: việc nhà xuất khẩu bán phá giá có th ể tạo nên
động lực khiến cho nhà sản xuất nội địa tập trung tăng cư ờng sức cạnh
tranh sản phẩm của mình thơng qua vi ệc nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi
mới trang thiết bị nhằm đưa ra được mức giá có thể cạnh tranh hơn. Lúc
này, thị trường nước nhập khẩu càng trở nên sôi động hơn, giá sẽ càng rẻ
hơn, và chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nội địa không đủ
tiềm lực để duy trì sự cạnh tranh, bị yếu thế và bị loại khỏi thị trường. Khi

một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh
nghiệp thuộc ngành đó, dẫn đến tình trạng mất việc làm và gây ra các tác
động dây chuyền không tốt tới những ngành kinh doanh khác.
Đối với nhà sản xuất, xuất khẩu: bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản
xuất, xuất khẩu bán được nhiều hàng, có khả năng tăng lợi nhuận, thâm
nhập và dần chiếm lĩnh thị trường nước nhập khẩu. Mặc dù giá bán ở thị
trường nước ngồi có thấp nhưng vẫn trong sự kiểm sốt giá cả của doanh
nghiệp và vẫn có lãi thì việc sản xuất vẫn sẽ được duy trì và mở rộng.
Chính vì vậy, bản thân các quy định pháp luật quốc tế khơng tự thân nó
khơng lên án việc phá giá. Hành vi bán phá giá ch ỉ bị lên án và bị áp dụng
các biện pháp chống bán phá giá khi nó gây thi ệt hại cho thị trường nước
nhập khẩu


Tác động tiêu cực:
Tính tiêu cực của hành vi bán phá giá đư ợc thể hiện qua những yếu tố thiệt
hại mà nó gây ra cho thị trường nước nhập khẩu như sau:
Một là, thiệt hại được thể hiện thông qua những tổn hại mà ngành sản xuất
sản phẩm tương tự của thị trường nước nhập khẩu phải gánh chịu và mối đe
dọa đối với lợi ích của người tiêu dùng khi s ản phẩm nhập khẩu đã thực sự
chiếm lĩnh được thị trường nước nhập khẩu.
Hai là, hành vi bán phá giá vi ph ạm nguyên tắc cạnh tranh cơng b ằng
trong thương mại quốc tế. Khi có hiện tượng bán phá giá xảy ra với mục
đích đẩy đối thủ cạnh tranh đến bờ vực phá sản, lúc đó nguyên t ắc cạnh
tranh công bằng tại thị trường nước nhập khẩu đã bị tổn hại nghiêm trọng.
Hành vi bán phá giá nhằm triệt hạ nền sản xuất nội địa của nước nhập khẩu
cũng đồng thời làm hủy diệt những lợi thế cạnh tranh trong thương m ại
quốc tế của nước nhập khẩu.
Ba là, ngành sản xuất nội địa sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và đầu
tiên từ hành vi bán phá giá hàng hóa nh ập khẩu. Khi bàn đến việc sử dụng

các công cụ pháp luật để ngăn chặn hành vi bán phá giá, nhà nư ớc sẽ gặp
phải sự khó khăn trong việc giải quyết mối xung đột giữa quyền lợi của
người tiêu dùng đang đư ợc thụ hưởng (được mua hàng hóa với giá rẻ) với
lợi ích của nhà sản xuất trong nước khi phải hạ giá thành để có thể cạnh
tranh với hàng hóa nhập khẩu đang bán phá giá. Vì v ậy, nếu chỉ có sự hiện
diện của việc bán phá giá thì chưa đ ủ cơ sở để yêu cầu nhà nước và pháp
luật phải tham gia điều chỉnh, chỉ khi có thiệt hại đối với ngành sản xuất
nội địa thì nhà nước mới cần can thiệp.
Yêu cầu chống bán phá giá
Như vậy, việc hàng hóa bị bán phá giá ở thị trường nhập khẩu không phải
lúc nào cũng gây h ại cho phía nư ớc nhập khẩu, thậm chí là rất có lợi cho


phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, xét dư ới nhiều góc độ khác, bán phá giá
lại là một hành vi cạnh tranh thương m ại không công bằng, và cần phải
được điều chỉnh bởi các quy định về pháp luật chống bán phá giá. Các nư ớc
có hàng hóa nhập khẩu BPG ln tìm cách áp dụng các biện pháp đối phó
với vấn đề này nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước tác động tiêu
cực từ hành vi BPG của các nhà xuất khẩu.
Cụ thể, một số nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy yêu cầu các chính phủ hành
động chống bán phá giá như sau:
Một là, xuất phát từ môi trường cạnh tranh nhập khẩu gia tăng tạo ra những
áp lực về cạnh tranh giá cả, lợi nhuận, việc làm lên các nhà sản xuất trong
nước. Những áp lực đó đã thúc đẩy họ gia tăng vận động hành lang, gây
sức ép lên chính ph ủ để ban hành các biện pháp bảo hộ cho ngành sản xuất
trong nước. Cùng với đó, việc cán cân thương mại thâm hụt cũng là một lý
do ảnh hưởng đến quyết định sử dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Cùng với đó, một nguyên nhân khác cũng thúc đ ẩy hành động chống bán
phá giá xuất phát từ tính chất hội nhập thương mại tồn cầu chính là sự hội
nhập quốc tế ngày càng sâu rộng làm cho quá trìn h tự do hóa thương mại

và đầu tư ngày càng trở nên mạnh mẽ. Q trình tự do hóa thương m ại
được thực hiện ở phạm vi khu vực và trên toàn thế giới, dựa trên cơ sở các
hiệp định song phương và đa phương. Đi ển hình cho các thỏa thuận ở phạm
vi khu vực là: EU, NAFTA, AFTA… và tồn cầu là WTO. Chính vì thế, khi
bàn về hội nhập quốc tế chắc chắn cần đề cập đến những quy định có tính
ngun tắc của WTO. Các nước thành viên của WTO phải thống nhất thực
hiện những nguyên tắc cơ bản nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt những rào cản
của thương mại quốc tế. Trên thực tế,sự ra đời của WTO là để thúc đẩy tự
do hóa thương mại, tuy nhiên WTO th ừa nhận rằng, các nước thành viên có
thể sẽ phải chống lại cạnh tranh nước ngồi để bảo vệ sản xuất trong nước.
Tuy vậy, WTO yêu cầu các nước phải thông qua thuế quan tiến hành sự bảo


hộ đó. Bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh không công b ằng
phù hợp với nguyên tắc của WTO là cơ sở thúc đẩy yêu cầu chống bán phá
giá. Như vậy, để tiếp tục có thể bảo hộ thị trường trong nước khi các rào
cản thương mại bị gỡ bỏ dần, các nước đã sử dụng biện pháp chống bán phá
giá như công cụ bảo hộ thay thế.
Hai là, để đối phó và hạn chế những tác động tiêu cực từ việc hàng nhập
khẩu bán phá giá, nước nhập khẩu có thể tiến hành các biện pháp chống
bán phá giá. Bởi vì, bán phá giá, trong m ột giai đoạn nhất định, có thể
mang lại lợi ích cho ngư ời tiêu dùng vì đư ợc mua hàng hóa v ới giá rẻ. Tuy
nhiên, nếu xét về mặt lâu dài, thì bán phá giá l ại trở thành mối đe dọa đối
với lợi ích của người tiêu dùng khi hàng hóa nhập khẩu đó đã thực sự loại
bỏ được các hàng hóa cùng loại của nhà sản xuất của thị trường nước nhập
khẩu, và nhân cơ hội chiếm lĩnh vị trí thống lĩnh thị trường nhập khẩu. Một
khi hàng hóa nhập khẩu đã ở vị trí độc quyền, nó có thể sẽ bắt đầu được
tăng giá để bù lại phần chi phí thiệt hại mà doanh nghiệp đã phải gánh chịu
do bán phá giá trước đó. Lúc này, không nh ững người tiêu dùng bị thiệt hại
mà kéo theo nó là những tác động tới lợi ích chung của cả xã hội. Lúc này

yêu cầu chống bán phá giá đư ợc đặt ra hơn bao gi ờ hết nhằm thiết lập lại
sự cân bằng của thị trường nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
loại bỏ những hành vi cạnh tranh không công b ằng ra khỏi thị trường.
Chống bán phá giá là gì?
Để ngăn chặn hành vi bán phá giá, chính ph ủ các nước nhập khẩu đều có
những biện pháp xử lý, thậm chí trả đũa nhằm duy trì mơi trư ờng cạnh
tranh lành mạnh trong thương m ại quốc tế, cũng như khắc phục thương
mại, bù đắp những tổn thất do bán phá giá gây ra và b ảo vệ ngành sản xuất
trong nước. Chống bán phá giá là việc các cơ quan có thẩm quyền của nước
nhập khẩu áp dụng các biện pháp phù hợp tác động trực tiếp lên sản phẩm


nhập khẩu BPG để nhằm loại bỏ những thiệt hại mà sản phẩm nhập khẩu
BPG đó gây ra cho ngành s ản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu.
Tuy rằng biện pháp chống bán phá giá được xếp vào nhóm các biện pháp
phi thuế quan nhưng thực chất nó lại thường được ban hành như một phần
của luật thuế quan, sử dụng một biện pháp khắc phục giống như thuế quan,
mục tiêu cuối cùng của nó là áp thuế chống bán phá giá lên hàng hóa b ị
điều tra, và cơ quan hải quan sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thi quyết
định áp thuế chống bán phá giá. Và ngay c ả khi cuối cùng khơng có mức
thuế nào được áp dụng, thì các thủ tục hành chính liên quan t ự bản thân nó
đã đủ để gây ra những tác động bất lợi lên hàng nhập khẩu.
Như vậy có thể rút ra kết luận rằng: Chống bán phá giá là hành vi pháp lý
được thực hiện bởi đại diện ngành sản xuất trong nước hoặc cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu nhằm khởi xướng một vụ điều tra
chống bán phá giá theo những trình tự và thủ tục nhất định đối với hàng
hóa bị nghi ngờ đang bán phá giá tại thị trường nước nhập khẩu.
Các biện pháp chống bán phá giá
Theo quy định của ADA, các quốc gia khi có căn cứ cho rằng có hành vi
bán phá giá có thể sử dụng các biện pháp chống bán phá giá gồm: Thuế

chống bán phá giá, biện pháp tạm thời, và cam kết giá.
Thuế chống bán phá giá:
Về mặt bản chất, thuế chống bán phá giá là m ột khoản tiền nộp bổ sung bên
cạnh thuế nhập khẩu thông thương, do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
nhập khẩu ban hành, đánh vào các s ản phẩm nhập khẩu nước ngoài bị bán
phá giá vào thị trường trong nước. Theo đó, loại thuế này nhằm mục đích
chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc bán phá giá
các hàng hóa nhập khẩu nước ngồi gây ra đối với các ngành sản xuất nội
địa. Thông thường, mỗi quốc gia đều có một hệ thống các quy định riêng


về thủ tục và điều kiện áp đặt thuế chống phá giá đối với sản phẩm nước
ngoài. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá đư ợc nhiều quốc gia sử dụng
như là một hình thức “bảo hộ hợp pháp” đối với các sản phẩm sản xuất
trong nước. Thế nhưng, đôi khi quy ền này bị lạm dụng khiến cho các doanh
nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị áp thuế phải chịu mức thuế không hợp lý. Để
ngăn chặn hiện tượng này, các nư ớc thành viên WTO đã cùng th ỏa thuận về
các quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt
thuế chống bán phá giá, tập trung trong Hiệp định ADA. Theo đó, vi ệc áp
dụng thuế bán phá giá chỉ được thực hiện khi xác định đủ ba điều kiện bắt
buộc sau đây:


Thứ nhất, hàng nhập khẩu nước ngồi bị bán phá giá



Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của quốc gia nhập khẩu bị
thiệt hại đáng kể;




Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và
thiệt hại nói trên.

Áp dụng biện pháp tạm thời:
Biện pháp tạm thời là biện pháp do cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với
hàng hóa bị điều tra nhập khẩu trước khi có quyết định cuối cùng về biện
pháp chống bán phá giá, nhằm ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra cho
ngành sản xuất nội địa trong quá trình điều tra. Biện pháp tạm thời trong
chống bán phá giá chỉ có thể được áp dụng khi đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về thủ tục theo như quy đ ịnh tại Điều 7.1 của ADA, cụ thể sau đây:


Đã có kết luận sơ bộ của cơ quan có thẩm quyền xác nhận có việc bán
phá giá và có th ể dẫn đến thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa;



Cơ quan có thẩm quyền kết luận cần áp dụng các biện pháp này để
ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra trong quá trình điều tra;




Việc điều tra đã được bắt đầu theo đúng quy đ ịnh;

Biện pháp Cam kết về giá:
Theo quy định của ADA, trong q trình t ố tụng cơ quan có thẩm quyền và
các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm đang bị điều tra chống bán phá giá có

thể thỏa thuận với nhau về cam kết về giá. Cam kết về giá là thỏa thuận
giữa từng nhà xuất khẩu với cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong
đó nhà xuất khẩu tự nguyện cam kết tăng giá lên hoặc đình chỉ hành động
bán phá giá vào khu vực đang điều tra. Quá trình đi ều tra sẽ chấm dứt khi
cam kết về giá được thông qua, trừ trường hợp các nhà xuất khẩu có yêu
cầu tiếp tục điều tra hoặc nếu cơ quan có thẩm quyền quyết định như vậy.
Cam kết về giá sẽ tự động chấm dứt hiệu lực khi cơ quan có th ẩm quyền có
kết luận khơng có việc bán phá giá hoặc khơng có thiệt hại đáng kể. Như
vậy có thể nhận thấy, ba biện pháp chống BPG này về tính chất, thủ tục áp
dụng là không giống nhau, mỗi một biện pháp được áp dụng với mục đích
riêng và tại các thời điểm khơng giống nhau. Nếu như biện pháp cam kết về
giá là sự thỏa thuận giữa các nhà xuất khẩu với cơ quan điều tra chống
BPG về việc sẽ tăng giá hàng hóa hoặc chấm dứt hành vi BPG, đ ể có thể
chấm dứt vụ kiện; Biện pháp tạm thời lại được cơ quan điều tra chống BPG
áp dụng sau khi có kết luận sơ bộ, nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra
cho ngành sản xuất trong nư ớc trong thời gian cuộc điều tra tiếp tục diễn
ra; Trong khi đó, bi ện pháp áp thuế chống BPG là biện pháp được sử dụng
sau khi có kết luận cuối cùng về 40 hành vi BPG và thiệt hại. Nếu biện
pháp cam kết về giá được áp dụng thì cuộc điều tra được chấm dứt và
khơng có việc áp dụng 2 biện pháp còn lại. Tuy nhiên, nếu biện pháp cam
kết về giá khơng đạt được sự đồng thuận, thì tiếp theo đó biện pháp tạm
thời sẽ có thể được áp dụng trong quá trình đi ều tra, và thuế chống bán phá
giá sẽ là biện pháp cuối cùng sau khi các bi ện pháp trên đã đư ợc áp dụng


không thành công (cam k ết giá), hoặc hết thời hạn áp dụng (biện pháp tạm
thời) và có quyết định áp thuế chống BPG của cơ quan có thẩm quyền.
Luật chống bán phá giá
Luật chống bán phá giá của một quốc gia là pháp luật do cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia đó ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan

hệ xã hội pháp sinh trong lĩnh v ực bán phá giá hoặc chống bán phá giá
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước hành vi bán phá giá hàng hóa c ủa
doanh nghiệp nước ngồi tại thị trường quốc gia nhập khẩu.
Đặc điểm của luật chống bán phá giá
Bảo hộ thương mại đối với sản xuất trong nước: Mục tiêu chính của các
biện pháp chống bán phá giá là b ảo hộ thị trường trong nước, đảm bảo sự
công bằng trong thương mại quốc tế và giảm đi áp lực cạnh tranh từ hàng
hóa nhập khẩu lên các nhà sản xuất tại nước nhập khẩu. Bên cạnh đó cịn
có mục đích chính trị, một số nước sử dụng chống bán phá giá như một đòn
thương mại nhằm trả đũa các hành vi bảo hộ mà nước khác đã áp dụng đối
với nước mình trước đó.
Pháp luật chống bán phá giá g ồm những quy định chặt chẽ về thủ tục: Về
mặt thủ tục, một vụ điều tra chống bán phá giá luôn đư ợc áp dụng điều tra
theo một trình tự thủ tục xác định. Trong quá trình điều tra, một biện pháp
khắc phục tạm thời được áp dụng là biện pháp “khẩu lưu” hàng hóa, tức là
các mặt hàng đang bị nghi ngờ bán phá giá sẽ bị tạm giữ trong giai đoạn
điều tra, điều này sẽ tác động xấu đến nhà sản xuất.
Vai trò của luật chống bán phá giá trong thương m ại quốc tế là gì?
Pháp luật chống bán phá giá đư ợc coi là một công cụ quan trọng, hợp pháp
để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt khi các hàng rào thuế
quan được dỡ bỏ theo các cam kết quốc tế đã đề ra.


Pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là một
trong ba trụ cột của hệ thống pháp luật phòng vệ thương mại được áp dụng
để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hóa nư ớc ngồi.
Luật chống bán phá giá để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp
để chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh.
Pháp luật chống bán phá giá cho phép các qu ốc gia nhập khẩu áp thuế bổ
sung nhằm vào các nhà sản xuất hoặc quốc gia cụ thể để khắc phục các

hành vi thương mại không công b ằng và giúp các ngành công nghi ệp trong
nước trước sự gia tăng đột biến của hàng hóa nhập khẩu.
Pháp luật chống bán phá giá cịn cho phép các ngành cơng nghi ệp của nước
nhập khẩu nộp đơn khiếu nại về hoạt động bán phá giá ở nước thứ ba lên
cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu cơ quan này bảo vệ quyền lợi theo quy
định hiện hành.
Pháp luật chống bán phá giá th ực hiện nhiệm vụ ngăn chặn các doanh
nghiệp nước ngoài bán sản phẩm xuất khẩu với giá thấp hơn giá các sản
phẩm tương tự tại thị trường trong nước.
Thông qua pháp lu ật chống bán phá giá, các doanh nghi ệp trong nư ớc tham
gia vào việc sản xuất các mặt hàng cạnh tranh với hàng nhập khẩu có thể
tiếp nhận phần thị phần bị mất của các doanh nghiệp nước ngoài.



×