Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
=====000=====

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÁN PHÁ GIÁ, CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI
VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
Lớp tín chỉ: TMA301.15
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Vũ Hồng Việt

Hà Nội – 05/2019


DANH SÁCH SINH VIÊN NHĨM 5

STT

1

HỌ VÀ TÊN

Nguyễn Thị Qun
(Nhóm trưởng)

MÃ SINH VIÊN

1715510110

2



Ngô Thị Thanh Thúy

1715510135

3

Vũ Thùy Linh

1715510078

4

Đỗ Thị Thu Hồng

1711110288

5

Hoàng Thị Hoa

1711110265

6

Triệu Ngọc Sơn

1713310139



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
BÀI LÀM..................................................................................................... 2
Chương I.
1.

Bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới ................... 2

Bán phá giá ........................................................................................ 2
1.1

Khái niệm ...................................................................................... 2

1.2

Điều kiện và mục tiêu bán phá giá hàng hóa ................................. 2

1.2.1 Điều kiện để một nhà xuất khẩu bán phá giá hàng hóa............ 2
1.2.2 Mục đích của bán phá giá hàng hóa ........................................ 2
1.3

Tác động của bán phá giá.............................................................. 3

1.3.1 Tích cực ................................................................................... 3
1.3.2 Tiêu cực ................................................................................... 4
1.3.3 Tóm tắt khái quát ..................................................................... 6
1.4

Nguyên nhân bán phá giá .............................................................. 7


1.4.1 Bán phá giá để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận................... 7
1.4.2 Bán phá giá để thực hiện chiến lược đòn bẩy trong cạnh tranh
7
1.4.3 Bán phá giá hàng hóa để thực hiện các chiến lược củng cố thị
trường 8
1.4.4 Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ .............................. 8
2.

3.

Chống bán phá giá ............................................................................. 9
2.1

Khái niệm ...................................................................................... 9

2.2

Mục tiêu, bản chất của các biện pháp chống bán phá giá ............ 10

2.3

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá ......................... 12

2.4

Cách tính biên độ giá................................................................... 12

2.5

Cách xác định thiệt hại ................................................................ 14


Tổng quan về pháp luật bán phá giá của Việt Nam ........................ 15
3.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của Việt
Nam 15
3.2 Cơ quan chống bán phá giá, người giải quyết vụ việc chống bán
phá giá .................................................................................................. 16


Chương II.
1.

2.

Thực trạng bán phá giá, chống bán phá giá ................... 17

Tổng quan chung về thực trạng bán phá giá ở Việt Nam hiện nay 17
1.1

Thống kê các vụ kiện bán phá giá ................................................ 17

1.2

Nguyên nhân gây ra việc bán phá giá .......................................... 18

Bán phá giá hàng hóa nước ngồi tại Việt Nam ............................. 20
2.1 Vụ kiện về mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt
Nam 20
2.2

Vụ kiện dầu ăn ‘Chiến tranh dầu ăn’ ........................................... 23


2.3

Bài học rút ra cho Việt Nam ........................................................ 27

2.3.1 Bài học đối với cơ quan nhà nước ......................................... 27
2.3.2 Bài học đối với doanh nghiệp ................................................ 31
3.

Hàng hóa Việt Nam bán phá giá ở nước ngoài ............................... 38
3.1
Mỹ

Vụ Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá cá tra, cá basa vào thị trường
38

3.1.1 Thực trạng ............................................................................. 38
3.1.2 Nguyên nhân.......................................................................... 40
3.1.3 Tác động................................................................................ 44
3.2

Vụ kiện mặt hàng bao và túi đóng hàng dệt từ polyetylen ............ 46

3.2.1 Khái quát thị trường ngành công nghiệp nhựa Việt Nam ....... 46
3.2.2 Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng “Bao và túi
đóng hàng dệt từ Polyetylen” của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ ... 51
Chương III.
1.

Bài học kinh nghiệm ......................................................... 53


Công việc của Chính phủ và các cấp cơ quan quản lý .................... 53

2. Biện pháp phịng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá ở
nước ngoài đối với các doanh nghiệp ..................................................... 54
LỜI KẾT ................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 58


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh tồn cầu hố và quốc tế nền kinh tế, hội nhập và tham gia
các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc
gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình.
Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt
nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hoá. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt nam ngày càng có uy
tín trên thị trường thế giới đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của
nước ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo
ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hoá của ta không cho xuất khẩu vào thị
trường của nước họ. Việt nam tham gia vào ASEAN, APEC và đàm phán xin
gia nhập WTO đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại
liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng nước ngoài
chắc chắn sẽ ngày càng tăng trên thị trường nước ta, có thể gây ra những tổn
thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước do hàng rào bảo hộ bằng
các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế
nhập khẩu cũng giảm xuống.
Đứng trước thực tế đó, địi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng
các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang
tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và u cầu của đất nước.

Bài tiểu luận này xin đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc
bán phá giá, thuế chống bán phá giá cũng như thực trạng bán phá giá hàng hóa
nước ngồi tại Việt Nam, hàng hóa Việt Nam bán phá giá ở nước ngồi và
những bài học rút ra.

1


BÀI LÀM
Chương I. Bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới
1.

Bán phá giá
1.1

Khái niệm

Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), một sản phẩm
bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ
một nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của
sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương
mại thông thường. Như vậy về bản chất, bán phá giá trong thương mại quốc tế
là hành vi phân biệt giá cả: đối với cùng một sản phẩm hoặc sản phẩm tương
tự, nhưng giá xuất khẩu lại thấp hơn giá tiêu thụ nội địa.

1.2

Điều kiện và mục tiêu bán phá giá hàng hóa

1.2.1


Điều kiện để một nhà xuất khẩu bán phá giá hàng hóa

- Nhà sản xuất phải có tiềm lực kinh tế mạnh để theo đuổi chiến lược bán
phá giá.
- Nhà xuất khẩu phải độc chiếm, không chỉ thị trường trong nước, nếu
không hàng hóa bán phá giá ở nước ngồi có thể nhập khẩu ngược trở lại vào
thị trường trong nước, khi đó kế hoạch bán phá giá sẽ bị phá sản.
- Thị trường nước nhập khẩu không áp dụng biện pháp chống bán phá
giá.
1.2.2

Mục đích của bán phá giá hàng hóa

- Dưới góc độ kinh tế, việc bán phá giá khơng phải khơng đem lại những
lợi ích nhất định.
- Dưới góc độ của nước xuất khẩu, bán phá giá tạo điều kiện cho nhà sản
xuất có điều kiện phát huy tối đa năng lực sản xuất, khả năng tăng lợi nhuận
và thâm nhập thị trường mới.

2


- Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng
đánh bại đối thủ, loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường
nước ngoài. Và tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh và mức độ phá giá, có thể
trở thành doanh nghiệp độc quyền, độc quyền nhóm, qua đó tận dụng lợi thế
của doanh nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận.
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có mức tồn kho lớn, để giải
phóng hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể bán phá giá để giải phóng hàng tồn

kho hoặc trong trường hợp khan hiếm ngoại tệ hoặc tìm kiếm ngoại tệ trong
trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp có thể thực hiện bán phá giá.

1.3

Tác động của bán phá giá

Tác động của hiện tượng bán phá giá được nhìn nhận ở cả hai góc độ tích
cực và tiêu cực bằng việc phân tích ảnh hưởng của nó đối với lợi ích của người
tiêu dùng, nhà sản xuất có liên quan và các doanh nghiệp kinh doanh sản
phẩm cạnh tranh nội địa.
1.3.1
a.

Tích cực
Với người tiêu dùng

Việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá có những ảnh hưởng đáng kể đến
người tiêu dùng của nước nhập khẩu cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong ngắn hạn, việc bán phá giá đã tối đa hóa lợi ích cho người tiêu
dùng vì họ có cơ hội mua được hàng hóa nhập khẩu giá rẻ. Với tâm lý vị lợi,
người tiêu dùng ln có xu hướng lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu sử
dụng ở mức giá thấp nhất có thể. Sự xuất hiện của hàng hóa nhập khẩu phá
giá trên thị trường đã làm tăng khả năng thỏa mãn nhu cầu của họ. Phân tích
thị trường trong trạng thái tĩnh, dùng phương pháp nhân độ thỏa dụng của từng
cá nhân thành độ thỏa dụng của cả thị trường, có thể thấy, hiện tượng bán
phá giá có khả năng làm tăng thặng dư tiêu dùng tại nước nhập khẩu.
Với nguyên tắc, trong kinh tế thị trường, lượng hàng hóa người ta mua phụ
3



thuộc vào giá cả của nó hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu có
thể là động lực kích thích tiêu dùng.
b.

Với các doanh nghiệp cạnh tranh nội địa

Việc bán phá giá hàng hóa nhập khẩu cịn làm tăng mức độ cạnh tranh
trên thị trường. Việc hàng hóa nhập khẩu phá giá với giá bán rẻ hơn so với
hàng hóa nội địa đã tạo ra sức ép cho ngành sản xuất nội địa trong việc tìm
phương cách nâng cao khả năng cạnh tranh theo nguyên tắc giá cả là tín
hiệu đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Mức cạnh tranh tăng sẽ có tác
dụng làm giảm sức ỳ của các doanh nghiệp nội địa, làm giảm khả năng bóc
lột khách hàng của các doanh nghiệp nội địa với giả thiết rằng trước khi
có hiện tượng bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp này đang
có vị trí độc quyền.

c.

Với nhà sản xuất có liên quan tại nước nhập khẩu

Các doanh nghiệp có liên quan được xác định là những doanh nghiệp
của nước nhập khẩu hoạt động ở ngành sản xuất khác có sử dụng hàng hóa
nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất. Khi hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, các
doanh nghiệp nói trên có được nguồn nguyên liệu rẻ để sản xuất, kinh doanh,
từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho ngành sản xuất mà họ hoạt động.

1.3.2
a.


Tiêu cực
Với người tiêu dùng

Trong dài hạn, quyền lợi của người tiêu dùng có thể bị xâm hại nếu
doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá hàng hóa để thực hiện chiến lược chiến
đoạt thị trường bằng cách định giá hủy diệt ngành sản xuất trong nước. Mặc
dù bán phá giá đem lại lợi ích cho người tiêu dùng ở hiện tại, song khi đã
chiếm đoạt được thị trường nhập khẩu, giá của hàng hóa nhập khẩu sẽ tăng
vọt trong tương lai để các doanh nghiệp lấy lại những gì đã mất từ việc phá
4


giá. Người tiêu dùng lại trở thành nạn nhân của mức giá độc quyền do các
doanh nghiệp nước ngoài ấn định.
b.

Với ngành sản xuất nội địa

Tác động tiêu cực của bán phá giá hàng hóa nhập khẩu chủ yếu được
chứng minh bằng những thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu.
Các doanh nghiệp sản xuất nội địa và người lao động trong các doanh nghiệp
này là nạn nhân thực tế và trực tiếp của việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.
Nếu mức phá giá làm giá cạnh tranh của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn chi phí
sản xuất của hàng hóa nội địa, doanh nghiệp nội địa sẽ bị đẩy vào tình trạng
cạnh tranh khơng lối thoát, hoặc chịu lỗ để chạy đua theo mức giá phá giá,
hoặc mất khách hàng. Trong trường hợp mức phá giá làm giá cạnh tranh của
hàng hóa nhập khẩu thấp hơn giá bán hiện tại nhưng không thấp hơn chi phí
sản xuất của hàng hóa nội địa thì thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa phải chịu
là sự suy giảm lợi nhuận, suy giảm lợi tức đầu tư…. Tuy nhiên, trong trường
hợp này có hai khả năng trái ngược nhau xảy ra:

Thứ nhất, việc suy giảm lợi nhuận của ngành sản xuất nội địa là cần
thiết cho lợi ích chung của thị trường nước nhập khẩu do các doanh nghiệp
nội địa đang chi phối thị trường.
Thứ hai, sự suy giảm lợi nhuận làm giảm tính hấp dẫn về đầu tư của thị
trường nội địa. Khi mức phá giá đẩy mặt bằng giá hàng hóa cạnh tranh với
hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nhập khẩu xuống gần bằng chi phí bình
qn (giá thành hàng hóa) sẽ làm giảm khả năng có lợi nhuận xuống mức tối
thiểu. Đương nhiên, sức hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư vào ngành sản xuất nội
địa sẽ giảm cho dù việc bán phá giá không đủ để loại bỏ các doanh nghiệp
đang hoạt động.
Trên góc độ vi mơ, mất thị trường và mất lợi nhuận, đây thực sự là mối
lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển,
vì lợi thế so sánh của các nước ln thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên
5


gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất
nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.
Trên góc độ vĩ mơ: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của
nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm
của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh
khác.

1.3.3

Tóm tắt khái quát

Như vậy, việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vừa có những tác
động tích cực, vừa có tác động tiêu cực cho thị trường của nước nhập khẩu.
Vì thế, khi tiến hành xử lý hành vi phá giá, Nhà nước bị đặt vào tình trạng phải

giải quyết xung đột giữa quyền lợi của người tiêu dùng đang được thụ hưởng
(hiện tại đang mua được hàng hoá giá rẻ) và lợi ích của nhà sản xuất trong
nước (phải hạ giá thành để có thể cạnh tranh với hàng hố đang phá giá, và
việc mất dần thị phần của họ). Vấn đề là Nhà nước phải lựa chọn lợi ích cơ
bản cần được bảo vệ. Đôi khi, trong các vụ việc chống bán phá giá, các lực
lượng thị trường với lợi ích đối lập ln đấu tranh với nhau và tạo ra những
áp lực không nhỏ để buộc cơ quan có thẩm quyền đưa ra các quyết sách phù
hợp với lợi ích của họ.
Nhìn chung, các chun gia kinh tế đều nhìn nhận rằng bán phá giá là
hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Chính
vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là
bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật
quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản
xuất trong nước của mình.

6


1.4

Nguyên nhân bán phá giá

1.4.1

Bán phá giá để tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận

Khi hành vi bán phá giá được thực hiện với mục đích tối đa hóa lợi
nhuận và doanh thu thì đương nhiên mức độ phá giá sẽ không gây lỗ cho doanh
nghiệp. Tức là, giá xuất khẩu chỉ thấp hơn giá bán nội địa của hàng hóa tương
tự mà khơng thấp hơn chi phí sản xuất của sản phẩm bị bán phá giá.

Để tối đa hóa lợi nhuận bằng cách bán phá giá, các doanh nghiệp có hai
cách định giá:
 Doanh nghiệp định giá theo khả năng thanh toán của người tiêu dùng
tại các vùng thị trường.
 Doanh nghiệp xuất khẩu có vị thế độc quyền trên thị trường xuất
khẩu trong khi phải cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu.

1.4.2

Bán phá giá để thực hiện chiến lược đòn bẩy trong cạnh
tranh

Các doanh nghiệp xuất khẩu có thể xuất khẩu hàng hóa với mức giá
thấp hơn giá thành sản xuất để chiếm lĩnh thị trường và khoản lỗ sẽ được bù
bằng lợi nhuận của hàng hóa tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trong trường hợp
này, hành vi bán phá giá được thực hiện nhằm chiếm đoạt thị phần trên thị
trường nhập khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể thực hiện:
 Các chiến lược cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu để thu được lợi
nhuận độc quyền (có thể bằng các thỏa thuận ấn định giá, thỏa
thuận giảm sản lượng để chi phối giá…).
 Đồng thời, xuất khẩu với mức giá lỗ để giành ưu thế cạnh tranh về
giá với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cạnh tranh của nước
nhập khẩu và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cạnh tranh từ
nước thứ ba.

7


Với mức giá có ưu thế trong cạnh tranh, doanh nghiệp xuất khẩu giành
được thị phần, thậm chí có thể loại bỏ được các đối thủ cạnh tranh trên thị

trường nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu tính tổng thể, doanh nghiệp không bị
lỗ do đã được bù khoản lỗ trong hoạt động xuất khẩu bằng lợi nhuận độc quyền
trên thị trường nội địa. Tiêu biểu cho chiến lược đòn bẩy là việc định giá xuất
khẩu theo chi phí biến đổi bình quân. Trong tình huống này, dù giá trên thị
trường nội địa cao hơn và giá xuất khẩu lại thấp hơn chi phí bình qn, song
doanh nghiệp vẫn có được lợi nhuận từ hai thị trường. Mặc dù hành vi bán phá
giá đã cấu thành, song người chịu thiệt hại trực tiếp là người tiêu dùng trên thị
trường xuất khẩu và các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nhập khẩu.

1.4.3

Bán phá giá hàng hóa để thực hiện các chiến lược củng cố
thị trường

Các doanh nghiệp có thể thực hiện việc bán phá giá với mức giá xuất
khẩu gây lỗ (thấp hơn giá thành của hàng hóa) để tạo thói quen tiêu dùng trên
thị trường nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường; hoặc giữ chân những
khách hàng có khả năng chuyển sang nhà cung cấp khác.

1.4.4

Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ

Do nhà sản xuất, xuất khẩu khơng bán được hàng, sản xuất bị đình trệ,
sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng… nên đành bán tháo để thu hồi vốn.
Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà khơng
quan tâm đến lí do vì sao nhà sản xuất bán phá giá.
Tuy nhiên như đã phân tích bên trên bán phá giá có những tác động tích
cực đối với nền kinh tế.Vì thế khơng phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp
dụng biện pháp chống bán phá giá. Cụ thể chỉ khi vi phạm ba điều sau theo

WTO:


Hàng nhập khẩu bị bán phá giá
8




Ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể



Có mối quan hệ nhân quả giữa việc bán hàng nhập khẩu bán phá

giá và thiệt hại nói trên.
Những hành động bán phá giá khơng nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
thì khơng bị coi là bán phá giá (ví dụ: bán hàng tươi sống, bán hàng thanh lý,
bán hàng hạ giá theo mùa, bán hàng tồn kho đã lỗi thời về kiểu dáng và công
nghệ nhưng vẫn còn thời hạn sử dụng; bán hàng sắp hết hạn sử dụng...).

2.

Chống bán phá giá
2.1

Khái niệm

Xuất phát từ quan điểm cho rằng hành vi bán phá giá, ở một mức độ
nghiêm trọng nhất định là hành vi thương mại không công bằng, luật lệ của

GATT trước đây và WTO hiện nay đều cho phép các quốc gia áp dụng biện
pháp có tính trả đũa, tự vệ thương mại. Trong các biện pháp hạn chế thương
mại như áp dụng hạn ngạch, hạn chế số lượng, tăng thuế, các biện pháp hạn
chế có tính kỹ thuật, phi thuế quan khác, để chống lại hành vi bán phá giá, các
quốc gia chỉ có quyền áp dụng biện pháp tăng thuế nhập khẩu. Đó chính là
hành vi chống bán phá giá của một quốc gia. Nói cách khác, quốc gia bị thiệt
hại chỉ có thể áp dụng biện pháp là đánh thuế bổ sung (thuế chống bán phá
giá) đối với hàng hóa nhập khẩu bị xác định là bán phá giá. Các biện pháp hạn
chế số lượng hay các biện pháp hạn chế phi thuế quan khác không được coi là
hợp pháp.
Vậy thuế chống bán phá giá ở đây chính là khoản thuế bổ sung bên cạnh
thuế nhập khẩu thông thường, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá
vào nước nhập khẩu. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại
bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra. Trên thực tế,
thuế chống bán phá giá được nhiều nước sử dụng như một hình thức "bảo hộ
hợp pháp" đối với sản xuất nội địa của mình. Để ngăn chặn hiện tượng lạm
9


dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thoả thuận về các quy
định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống
bán phá giá, tập trung trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO Hiệp định ADA. Và quyền áp dụng thuế bán phá giá của quốc gia bị thiệt hại
thực chất là quyền có tính ngoại lệ đối với hai nguyên tắc trong thương mại đa
biên: Thứ nhất, đó là ngoại lệ đối với nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc (MFN).
Thuế chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với hàng hóa cụ thể của quốc gia xuất
khẩu cụ thể, đã bị xác định là đối tượng của hành vi bán phá giá; Thứ hai, áp
dụng thuế bán phá giá cũng là ngoại lệ đối với nguyên tắc tôn trọng các cam
kết về cắt giảm thuế. Quốc gia bị thiệt hại khơng có nghĩa vụ tôn trọng giữ
nguyên mức thuế đã cam kết đối với các hàng hóa nhập khẩu là đối tượng của
hành vi bán phá giá bị cấm.


2.2

Mục tiêu, bản chất của các biện pháp chống bán phá giá

Như đã phân tích ở trên, ta thấy rằng bán phá giá bị coi là hành vi thương
mại quốc tế không công bằng. Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân
bằng giữa sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội
địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế khơng lành mạnh, các quốc gia
có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để bù đắp lại những thiệt
hại cho ngành sản xuất nội địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Mặc dù mục tiêu của các biện pháp chống bán phá giá được cho là để
đảm bảo sự công bằng trong thương mại quốc tế nhưng thực tế không đơn giản
như vậy. Đối với các nước đang phát triển như Ấn Độ, Brazil, Argentina… sử
dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo vệ nền sản xuất còn non trẻ của
chính mình. Đối với các quốc gia phát triển, các biện pháp chống bán phá giá
vừa là công cụ để hạn chế mở cửa thị trường, đồng thời hạn chế sự thâm nhập
thị trường từ các nước đang phát triển.

10


Mặt khác, vì các quốc gia có quyền tự do trong việc xây dựng các thủ
tục để xác định các hiện tượng bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán
phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước mình, do đó, nhiều quốc gia đã
lạm dụng các biện pháp chống bán phá giá một cách tùy tiện để hạn chế nhập
khẩu, hơn là để đạt được mục tiêu khắc phục có tính hạn chế mà Hiệp định
chống bán phá giá của WTO cho phép.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này thì chống bán phá
giá khơng phải là chính sách cơng mà là chính sách tư. Đó là một phương tiện

mà đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng quyền lực cử Nhà nước để giành lợi thế
trước các đối thủ khác. Xét từ góc độ bảo hộ sản xuất trong nước, bên hưởng
lợi là ngành công nghiệp nội địa và nạn nhân của các biện pháp này là các nhà
sản xuất, xuất khẩu nước ngồi. Chúng ta có thể nhận thấy rõ hơn bản chất và
mục đích này thơng qua một bản báo cáo của Ủy ban Thương mại Quốc tế
Hoa kỳ “… mục đích của pháp luật chống bán phá giá và chống trợ cấp không
phải là bảo vệ người tiêu dùng mà là bảo vệ các nhà sản xuất… Thực chất,
chức năng của pháp luật chống bán phá giá là để bảo vệ cho các công ty và
những người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất ở Hoa Kỳ. Vì vậy,
chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi người hưởng lợi từ các lợi ích kinh tế này là
các nhà sản xuất và các chi phí kinh tế sẽ do người tiêu dùng gánh chịu.
Hơn nữa, các quy định chống bán phá giá là là một biện pháp khắc phục
thương mại mà các thành viên của WTO đã đồng ý rằng là cần thiết để duy trì
hệ thống thương mại đa phương. Động cơ kinh tế để sử dụng biện pháp chống
bán phá giá là nhằm để duy trì thương mại công bằng. Tuy nhiên, theo một
nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có 90% các biện pháp này khơng nhằm bảo
vệ cạnh tranh lành mạnh hoặc thương mại công bằng, mà ngược lại, nó quay
lại bóp méo dịng chảy thương mại quốc tế và hạn chế sự phát triển nội tại
khách quan của hoạt động này, đi ngược lại mục đích của WTO.
Trong q trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với những ưu thế về
lực lượng lao động trẻ, đông về số lượng, rẻ về giá thành, trong bối cảnh thực
11


hiện chính sách tăng cường xuất khẩu. Việc hàng hóa Việt Nam là đối tượng
chịu sự áp đặt các biện pháp chống bán phá giá của nhiều thị trường khác là
khơng tránh khỏi. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu
đầy đủ các quy định về bán phá giá, chống bán phá giá của WTO, cũng như
của các quốc gia nhập khẩu, để từ đó xây dựng các biện pháp đối phó một
cách hữu hiệu và hiệu quả hơn.

2.3

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Các quy định của tổ chức Thương mại thế giới về các biện pháp chống
bán phá giá cho phép chính phủ các nước được phép đánh thuế chống bán phá
giá với điều kiện có tiến hành điều tra và xác định được tình trạng bán phá giá
của hàng nhập khẩu, việc nhập khẩu hàng hóa phá giá đó gây ra (hoặc có nguy
cơ gây ra) sự thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước sản
xuất ra những sản phẩm tương tự hoặc gây cản trở đối với việc hình thành một
ngành sản xuất trong nước. Yêu cầu áp dụng biện pháp chống phá giá phải do
ngành công nghiệp trong nước nêu ra. Các chính phủ khơng được áp dụng
biện pháp nào nếu không được sự ủng hộ của các công ty đại diện cho 25%
tổng sản lượng những sản phẩm giống (cùng loại) với hàng hóa được coi là
bán phá giá. Ngay cả khi sự phá giá là nghiêm trọng thì các biện pháp chống
phá giá cũng chưa chắc được áp dụng nếu ngành cơng nghiệp đó khơng chứng
minh được khó khăn là do phá giá, mà khơng phải kết quả của ngun nhân
khác.

2.4
-

Cách tính biên độ giá

Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thơng thường và giá xuất

khẩu (tính trên giá xuất khẩu). Giá thơng thường càng cao hơn giá xuất khẩu
thì biên độ phá giá càng lớn. Biên độ phá giá được tính riêng cho từng nhà sản
xuất – xuất khẩu nước ngồi hoặc tính chung cho một nhóm nhà sản xuất –
xuất khẩu nước ngoài tùy thuộc vào việc họ có hợp tác tham gia vụ điều tra

hay khơng.
12


 Cơng thức tính biên độ phá giá:

Trong đó:


Giá thơng thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường
nước xuất khẩu (hoặc sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang
một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản
phẩm, chi phí quản lý, bán hàng hóa và khoản lợi nhuận hợp lý –
WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng phương pháp
này)



Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà sản xuất (hoặc giá bán
cho người mua độc lập đầu tiên)

-

Ngồi phương pháp tính biên độ phá giá trên, hiện nay, còn một cách

khác được các nước phát triển sử dụng, điển hình là Hoa Kỳ, đó là phương
pháp Zeroing (Quy về 0). Phương pháp này cho phép quy về 0 tất cả các giao
dịch có biên độ phá giá âm.
Ví dụ, nếu một nhà xuất khẩu bị điều tra thực hiện 5 giao dịch xuất
khẩu, trong đó có 2 giao dịch xuất khẩu có biên độ phá giá là 20%, 1 giao dịch

có biên độ phá giá bằng 0 và 2 giao dịch có biên độ phá giá -25% thì nếu
khơng sử dụng phương pháp Zeroing, bình quân biên độ phá giá của nhà xuất
khẩu này sẽ là:
 (20% + 20% + 0% - 20% - 25%): 5 = -2%
(Với biên độ phá giá âm, tức là không phá giá, nhà xuất khẩu này sẽ
khơng bị áp thuế)
Tuy nhiên, nếu sử dụng Zeroing thì biên độ phá giá trung bình sẽ là:
 (20% + 20% + 0% + 0% + 0%): 5 = 8%
(Và kết quả là nhà xuất khẩu sẽ bị áp thuế 8%).

13


Như vậy có thể thấy đây là phương pháp thiên vị cho nước nhập khẩu
đặc biệt đối với các nước phát triển, nó được áp dụng trước khi Đạo luật chống
bán phá giá năm 1995 được ban hành, nhưng đến nay đã được tổ chức Thương
mại thế giới bác bỏ hoàn toàn.

2.5

Cách xác định thiệt hại

Việc xác định thiệt hại là một bước không thể thiếu trong một vụ điều
tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng
kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể
xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Để xác định thiệt hại, ta cần xem xét phương diện sau:
 Về hình thức: các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 2 dạng: thiệt hại
thực tế (thiệt hại về vật chất đối với một ngành sản xuất trong nước)
hoặc thiệt hại tương lai (nguy cơ gây thiệt hại về vật chất đối với

một ngành sản xuất trong nước).
 Về mức độ: thiệt hại này phải ở mức đáng kể.
 Về phương pháp: các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân
tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất
nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản
phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân
công…).
Để xác định nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước cần
quan tâm đến các yếu tố sau:
 Tốc độ tăng nhập khẩu và khả năng tăng nhập khẩu trong tương
lai.
 Khả năng tăng năng lực xuất khẩu của nhà xuất khẩu dẫn đến khả
năng tăng nhập khẩu.

14


 Tình hình hàng nhập khẩu làm giảm sút giá sản phẩm tương tự ở
nước nhập khẩu.
 Số lượng tồn kho sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu.

3.

Tổng quan về pháp luật bán phá giá của Việt Nam
3.1

Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của Việt
Nam

Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích

hợp pháp của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam đã ban hành các văn
bản quy định pháp luật về các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và
tự vệ. Các văn bản đó gồm:
- Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 11/ 06/ 2002 về tự vệ trong
nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam
- Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam
- Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về việc chống
bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam
- Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về chống trợ
cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
- Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào
Việt Nam
- Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thu, nộp, hồn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ

15


cấp và các khoản đảm bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp.

3.2

Cơ quan chống bán phá giá, người giải quyết vụ việc chống bán
phá giá


- Cơ quan chống bán phá giá thuộc Bộ Thương mại
 Cơ quan điều tra chống bán phá giá ( gọi tắt là Cơ quan điều tra).
 Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá (gọi tắt là Hội đồng xử
lý).
- Người tiến hành giải quyết vụ việc chống bán phá giá
 Người đứng đầu Cơ quan điều tra.
 Điều tra viên vụ việc chống bán phá giá (sau đây gọi là Điều tra
viên).
- Thành viên Hội đồng xử lý.

16


Chương II. Thực trạng bán phá giá, chống bán phá giá
Tổng quan chung về thực trạng bán phá giá ở Việt Nam hiện nay

1.

1.1

Thống kê các vụ kiện bán phá giá

Hiện, hàng hóa của Việt Nam là đối tượng bị điều tra của 78 vụ kiện
chống bán phá giá trên thế giới, 12 vụ điều tra chống trợ cấp và 17 vụ điều tra
chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá.
Trong 78 vụ Việt Nam bị kiện chống bán phá giá có tới 37 vụ liên quan
đến các sản phẩm sắt thép (chiếm gần 50% các loại hàng hóa). Nhóm thứ 2 bị
kiện nhiều đó là mặt hàng dệt.
Các mặt hàng dệt bị kiện nhiều là do xuất khẩu sợi dệt mà khơng sử

dụng được vào q trình sản xuất hàng dệt may xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ
và Ấn Độ - 2 thị trường đứng đầu trong việc chuyên đi kiện các vụ chống bán
phá giá và chống trợ cấp.
Những sản phẩm khác bị kiện chống bán phá giá là mặt hàng nông, thủy
sản. Mặc dù không nhiều như 2 mặt hàng kể trên, nhưng đây là một vấn đề
đáng quan tâm trong bối cảnh Việt Nam đang hướng các mặt hàng nông sản
là lĩnh vực xuất khẩu mũi nhọn.
Tính đến tháng 5/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ có hơn 400 lệnh chống
bán phá giá và chống trợ cấp có hiệu lực. Số lượng các cuộc điều tra chống
bán phá giá và chống trợ cấp khởi xướng bởi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tăng lên
hàng năm, năm 2016 là 56 vụ, năm 2017 có 73 vụ, riêng 5 tháng đầu năm 2018
là 53 vụ.
Theo bà Nga, Việt Nam là đối tượng bị kiện nhiều nhất trong các vụ
kiện chống bán phá giá ở Hoa Kỳ. Tiếp đến là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, EU,
Canada, Brazil...

17


Câu hỏi đặt ra là liệu có phải các nước này đang nhắm đến Việt Nam
hay không và câu trả lời là không. Bởi trong số những nước đi kiện chống bán
phá giá nhiều nhất trên thế giới là Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Brazil, Argentina, Úc,
thì có Ấn Độ, Argentina, Úc đã công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, một số nước láng giềng ở cạnh Việt Nam là Indonesia,
Malaysia, Thái Lan - những nước trước năm 2011 chưa từng kiện chống bán
phá giá đối với hàng hóa Việt Nam thì từ năm 2011 lại kiện dồn dập, và đây
cũng là những nước bị kiện chống bán phá giá nhiều trên thế giới.

1.2


Nguyên nhân gây ra việc bán phá giá

Hành động bán phá giá xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến
những nguyên nhân chính sau đây:
- Do có các khoản tài trợ của Chính phủ hoặc cơ quan cơng cộng nước
ngồi. Chính sách tài trợ nhằm đạt được hai mục đích chính sau đây:
 Duy trì và tăng cường mức sản xuất xuất khẩu
 Duy trì mức sử dụng nhất định với các yếu tố sản xuất như lao động
và tiền vốn trong nền kinh tế. Các khoản tài trợ có thể được cấp cho
người sản xuất cũng như cho người tiêu dùng, nhưng về mặt tác động
kinh tế thì chúng đều như nhau và đều đưa đến những hệ quả kinh tế
tương tự.
Các hình thức tài trợ chủ yếu là: trợ cấp, ưu đãi về thuế, tín dụng ưu đãi,
sự tham gia của Chính phủ vào các chi phí kinh doanh cũng như các hỗ trợ
xuất khẩu.
Các khoản tài trợ giúp các ngành thực hiện công nghệ mới, trang bị máy
và thiết bị hiện đại, nghĩa là giúp cho các ngành mới gia nhập thị trường và
18


đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước, tăng
cường xuất khẩu. Do đó mà chi phí sản xuất giảm xuống dẫn đến việc hạ giá
bán.
- Do nhập siêu lớn, vẫn phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này. Khi
đó có thể áp dụng biện pháp bán phá giá để giải quyết cho vấn đề thiếu
hụt ngoại tệ.
- Do trong một nước có quá nhiều hàng tồn kho, không thể giải quyết
theo cơ chế giá bình thường.
Bán phá giá được sử dụng như là công cụ cạnh tranh. Sau khi đã chiếm
lĩnh được thị trường nội địa của nước nhập khẩu, triệt tiêu được sự cạnh tranh

của hàng nội địa thì các hãng sẽ tìm cách thao túng thị trường nội địa để thu
được lợi nhuận tối đa.
Cũng có thể có một số nước làm ra sản phẩm với giá thành rất thấp do
sử dụng lao động trẻ em, tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm
hàng xuất khẩu. Việc sử dụng lao động trẻ em ngoài việc mang lại siêu lợi
nhuận còn là cách để cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh. Nhờ giá nhân công rẻ
mạt, người ta có thể hạ giá thành sản phẩm , xuất khẩu hàng hố bán phá giá
ở nước ngồi.
- Đối với mặt hàng ngoại nhập khẩu, do thu được lợi nhuận siêu ngạch
có được từ trốn thuế nhập khẩu, hàng ngoại sẽ điều tiết và chiếm lĩnh
được thị trường với giá cạnh tranh so với hàng hố sản xuất trong nước.
Ví dụ: hàng vải trên thị trường Việt Nam, thực tế hàng vải nội chỉ giữ
20% thị phần còn 80 % thị phần là hàng vải ngoại nắm giữ, trong đó hàng
Trung Quốc chiếm 60% thị phần, phần lớn số vải từ Trung Quốc là do nhập
lậu, trốn thuế nên được bán với giá dù chỉ bằng 1/3- 1/2 hàng sản xuất trong
nước.

19


2.

Bán phá giá hàng hóa nước ngồi tại Việt Nam
2.1

Vụ kiện về mặt hàng thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt
Nam

Thời gian gần đây, trong tiến trình mở cửa thị trường ngày càng sâu,
rộng và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu tại thị trường trong nước ngày

càng lớn, một số Hiệp hội/Doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu sử dụng các
cơng cụ phịng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và biện pháp
tự vệ) để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngành trước hàng hóa nước ngồi. Một
trong số đó phải kể đến vụ kiện tiêu biểu với mặt hàng thép không gỉ cán nguội
nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước/vùng lãnh thổ: Cộng hịa nhân dân Trung
Hoa, Ma-lai-xi-a và In-đơ-nê-xi-a và Lãnh thổ Đài Loan.
- Một số thông tin về vụ việc:
 Cơ quan điều tra: Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương;
 Nguyên đơn: Công ty TNHH POSCO VST và Cơng ty cổ phần
Inox Hịa Bình;
 Giai đoạn điều tra: từ ngày 01/04/2012 đến ngày 31/03/2013;
 Sản phẩm bị điều tra: Thép không gỉ cán nguội.
- Nội dung vụ việc:
Theo cáo buộc của Posco VST và Inox Hịa Bình, sản phẩm thép khơng
gỉ nhập khẩu từ 4 nước/vùng lãnh thổ nêu trên vào Việt Nam đang được bán
phá giá và hành vi bán phá giá này đã và đang gây ra những thiệt hại đáng kể
đối với ngành công nghiệp sản xuất thép không gỉ cán nguội của Việt Nam
nói chung và nguyên đơn nói riêng.
Cục Quản lý Cạnh tranh cũng cho hay, năm 2010, doanh thu sản xuất
thép trong nước tăng 280,39% so với 2009. Tuy nhiên con số này khơng được
duy trì kể từ 2011 (chỉ tăng 39,33%). Trong giai đoạn điều tra chống bán phá

20


giá từ 01/04/2012 đến 31/3/2013, doanh thu chỉ cao hơn cùng kỳ trước đó
18,61%.
Bộ Cơng Thương cho rằng, trong khi công suất của ngành tăng 120%,
sản lượng tăng hơn 51,89% thì việc doanh thu chỉ tăng hơn 18% đã phản ánh
sự khơng bình thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành thép gỉ

tại thị trường trong nước.
Bộ nhìn nhận có hiện tượng bán phá giá thép khơng gỉ của 4 nước dẫn
đến ngành sản xuất thép trong nước chịu thiệt hại ở mức đáng kể. "Nếu
tình trạng bán phá giá của hàng hóa từ 4 nước, lãnh thổ thuộc phạm vi điều tra
tiếp diễn, ngành sản xuất trong nước sẽ tiếp tục chịu thiệt hại về sau. Cục Quản
lý cạnh tranh khẳng định.
Do vậy, để duy trì sân chơi lành mạnh cho thị trường trong nước, tạo
điều kiện cho ngành sản xuất trong nước phát triển ổn định, Cục Quản lý cạnh
tranh kiến nghị áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vòng 120
ngày đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu của 4 nước Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia và Đài Loan. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà
sản xuất của Trung Quốc thấp nhất, từ 6,45% đến 6,99%. Mức thuế áp cao
nhất được áp cho công ty Yuan Long Stainless Steel Corp của Đài Loan
(Trung Quốc) với hơn 30%. Các nhà sản xuất thép không gỉ của Indonesia;
Malaysia lần lượt là 12,03% và 14,38%.
Mức thuế chống bán phá giá được áp dụng cụ thể như sau:

21


×