1
LỜI CẢM ƠN!
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ
khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, tác giả đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất,
tác giả xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Xã Hội Học – Trường Đại Học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho tác giả trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong
học kỳ này, Khoa đã tổ chức cho lớp xã hội học k16 được đi thực tập tại Cà Mau, qua
đó thu thập được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho tác giả và kết quả đề viết báo
cáo khoa học. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ths. Phạm Thị Tú Anh đã tận tâm
hướng dẫn tác giả qua từng buổi học chuyên đề như những buổi nói chuyện, thảo luận
về đề tài mà tác giả đang nghiên cứu “Vấn đề tham gia sử dụng BHYT của nhóm
Doanh nhân tại Cà Mau hiện nay- Thực trạng và nguyên nhân”. Nếu không có những
lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì có lẽ bài báo cáo này của tác giả rất khó có thể
hoàn thiện được. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn cô!
Bài báo cáo được thực hiện trong khoảng thời gian gần 6 tuần. Bước đầu đi vào thực
tế, tìm hiểu về lĩnh vực an sinh xã hội, trong đó có BHYT, kiến thức của tác giả còn
hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học
cùng lớp để kiến thức của tác giả trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
2
Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tác giả.
Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong báo cáo là trung thực và chưa từng
được người khác công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
3
MỤC LỤC
4
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Trên thế giới, bảo hiểm y tế (BHYT) được coi là một trong những cơ chế tài
chính chủ yếu cho y tế. BHYT đang là giải pháp cơ bản, thiết thực giúp cho
người dân chủ động kinh tế trong việc phòng ngừa ốm đau bệnh tật. Bên cạnh
đó BHYT là một lĩnh vực hết sức quan trọng của an sinh xã hội (ASXH), đảm
bảo được ASXH thì sẽ đạt được sự phát triển bền vững cho mỗi quốc gia về mặt
xã hội (nguồn: Lưu Quang Tuấn, Thực hiện chính sách BHYT là một biện pháp
góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Bản tin số 25, Viện KHLĐXH năm 2010). Vì
vậy BHYT vừa là mục tiêu vừa là nhu cầu tất yếu của một xã hội phát triển,
do đó BHYT toàn dân là mục đích mà nhiều quốc gia hướng tới. Ở Việt
Nam, chính sách BHYT được chính thức ban hành và thực hiện từ năm 1992
(nguồn: chuyên đề BHYT toàn dân - thực trạng và kiến nghị, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, viện nghiên cứu Lập pháp, 2013). Do vậy, BHYT toàn dân là một
trong những giải pháp cho bài toán chống bệnh tật hiện nay của người dân
Việt Nam. Trong đó nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác cũng là một
bộ phận dân cư của Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung. Nên cần phải có
nghiên cứu về BHYT của nhóm này để làm rõ bài toàn về BHYT hiện nay như
thế nào.
Thực hiện Nghị quyết số 21 của Bộ Chính Trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020,
năm 2013, tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành, các cấp tỉnh Cà Mau cũng ban
hành nhiều chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết trên. Tuy
nhiên cuối năm 2012 thì tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế của tỉnh Cà Mau
đứng ở vị trí thấp, xấp xỉ 50%, trong khi bình quân chung của cả nước là 65%
(nguồn: Báo Cà Mau online-chuyên đề “Thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn
dân”). Dịch vụ bảo hiểm y tế ra đời là một hệ quả tất yếu của nhu cầu được bảo
hiểm của dân chúng. Tuy nhiên theo thực trạng đã đề cập ở trên cho thấy người
dân Cà Mau tham gia sử dụng bảo hiểm y tế còn thấp, bên cạnh đó chưa đề cập
5
tới số liệu của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác trong khi đó đây là
một nhóm tạo nên nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân (nguồn: Vai trò
của doanh nghiệp trong việc thực hiện an sinh xã hội :
www.snv.binhdinh.gov.vn). Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này,
trong khi bảo hiểm y tế là một dịch vụ an sinh xã hội khá hữu ích.
Nhận diện vấn đề trên tác giả chọn đề tài “Vấn đề tham gia sử dụng BHYT
của nhóm Doanh nhân tại Cà Mau hiện nay- Thực trạng và nguyên nhân”.
Vì quy mô nghiên cứu khá rộng nên tác giả đã chọn một nhóm dân nhỏ để tìm
hiểu rõ nét hơn về tình hình sử dụng BHYT của nhóm dân cư doanh nhân, tuy
là đề tài đề cập là nhóm doanh nhân nhưng trong quá trình khảo sát tại địa
phương, đã đưa ra 3 nhóm đối tượng trong nhóm doanh nhân, bao gồm: doanh
nhân, tiểu thương, lao động khác. Vì vậy trong đề tài này tác giả xin đề cập thực
trạng chung của 3 nhóm trên.
2. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Vấn đề tham gia sử dụng BHYT
Khách thể: doanh nhân, tiểu thương, lao động khác tại tỉnh Cà Mau
Phạm vi: Phạm vi nghiên cứu được tiến hành ở 3 huyện và 1 thành phố : Huyện
Trần Văn Thời, Huyện Cái Nước, Huyện Thới Bình, Thành Phố Cà Mau – tỉnh
Cà Mau.
Đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu về vấn đề sử dụng BHYT của nhóm doanh nhân,
tiểu thương, lao động khác tại tỉnh Cà Mau-Thực trạng và giải pháp để đảm bảo
việc sử dụng BHYT của nhóm dân cư này hiện nay.
Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm nên chưa thể nghiên cứu sâu vào nhiều
khía cạnh của vấn đề ASXH mà chỉ có thể nghiên cứu một mảng nhỏ là BHYT
và thực trạng của nó. Với mong muốn đề tài này sẽ được mở rộng hơn trong
tương lai.
3. MỤC ĐÍCH
Tìm hiểu về thực trạng tham gia sử dụng bảo hiểm y tế của nhóm doanh nhân,
tiểu thương, lao động khác tại Cà Mau hiện nay đang diễn ra như thế nào.
Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Từ đây có thể đề xuất những
khuyến nghị giúp việc tham gia sử dụng BHYT của nhóm này đảm bảo tốt hơn.
6
4. NỘI DUNG CHÍNH
4.1. Thực trạng tham gia và sử dụng BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác ở Cà Mau hiện nay.
4.2. Nguyên nhân của thực trạng tham gia và sử dụng BHYT của nhóm
doanh nhân, tiểu thương, lao động khác ở Cà Mau hiện nay.
4.3. Đề xuất khuyến nghị.
5. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là:
Phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp sử dụng bảng câu hỏidưới dạng viết và các câu trả lời
tương ứng. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5 với 2 loại câu hỏi là câu
hỏi mở và câu hỏi đóng thể hiện qua hai dạng bảng chủ yếu là bảng mô tả và
bảng tương quan.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp chính được sử dụng trong
nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm-PRA,
phương pháp này sử dụng bảng câu hỏi mang tính chất gợi mở. Phương pháp
phỏng vấn sâu được kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi trong
nghiên cứu định lượng để bổ sung và lý giải cho những con số mà phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi thu thập được.
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu có
sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:
các thông tin sẵn có thu thập được ở Cà Mau, bao gồm file mềm và giấy. Các
báo cáo và công trình nghiên cứu trước đây và các tài liệu có sẵn được đăng tải
trên báo, tạp chí, internet (Baocamau.com.vn, tạp chí Xã Hội Học, và những
công trình có liên quan).
- Phương pháp quan sát: Quan sát địa bàn 3 huyện và 1 thành phố: Huyện Trần
Văn Thời, Huyện Cái Nước, Huyện Thới Bình, Thành Phố Cà Mau – tỉnh Cà
Mau.
7
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp liên ngành khác như: Phương
pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp…để trình bày nghiên
cứu và giải thích cho những số liệu mà nghiên cứu đưa ra.
6. LÍ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Với đề tài này tác giả sử dụng lý thuyêt cấu trúc-chức năng làm lý thuyết
nghiên cứu. Lý thuyết cấu trúc-chức năng là lý thuyết mô tả các cấu trúc xã hội
ứng với các chức năng tương ứng với loại hình cấu trúc đó. Trong đề tài này tác
giả dử dụng lý thuyết này để phân tích nguyên nhân và chức năng của thực
trạng tham gia BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác. Chỉ ra
được cấu trúc xã hội là BHYT có những chức năng lợi ích gì đối với người dân
hiện nay. Giải thích được BHYT hình thành và bản chất của nó là như thế nào,
từ đó nó đem đến lợi ích gì cho người sử dụng. Dùng lí thuyết này xem xét liệu
rằng BHYT tồn tại có đóng góp vào sự ổn định và bền vững của một xã hội hay
không. Từ đó biết rằng BHYT tồn tại là nhờ vào chức năng riêng biệt đảm bảo
an sinh xã hội của nó.
7. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Hiện nay thực trạng tham gia BHYT của nhóm doanh nhân tiểu
thương, lao động khác ở Cà Mau đang diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 2: Những nguyên nhân nào dẫn tới những thực trạng đó?
8. KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
8.1. Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe, khụng vỡ mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực
hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật
này. (Điều 2 luật BHYT )
8.2. Quỹ bảo hiểm y tế là quỹ tài chính được hình thành từ nguồn đóng bảo
hiểm y tế và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chi trả chi
phí khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chi phí
quản lý bộ máy của tổ chức bảo hiểm y tế và những khoản chi phí hợp
pháp khác liên quan đến bảo hiểm y tế. (Điều 33 luật BHYT )
8
8.3. Doanh nhân: Doanh nhân được hiểu là những người chủ chốt trong
việc quản trị, điều hành một doanh nghiệp.
Nguồn: />8.4. Tiểu thương là người buôn bán nhỏ lẻ.
Nguồn: />%C6%B0%C6%A1ng
9. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nhằm khái quát bức tranh thực hiện BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác ở Cà Mau hiện nay. Đây chỉ là bước đầu phác thảo về
tình hình sử dụng BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác.
Nên những kết luận, nhận định của đề tài cũng có thể tham khảo cho những ai
muốn tìm hiểu về vấn đề này sâu hơn và các sinh viên khóa sau. Bên cạnh đó
cũng giúp các nhà chức trách đưa ra những quan điểm đúng đắn về thực hiện
BHYT cho người dân.
Việc nghiên cứu đề tài giúp tác giả có được cơ hội thực tập và hiểu rõ hơn về
phương pháp nghiên cứu xã hội học.
II. TỔNG QUAN
Để hiểu rõ hơn về BHYT và kết quả của việc sử dụng BHYT tác giả đã nghiên
cứu một số tài liệu và thu thập được một số thông tin như sau:
[1] Qua báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo
hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Số: 525/ BC-
UBTVQH13, tháng 10 năm 2013. Báo cáo đã đưa ra những kết quả của việc
thực hiện các chủ trương, chính sách của việc đi giám sát tại 9 tỉnh/thành phố
về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 T/p Hồ Chí Minh, Hà Nội, tỉnh Điện
Biên, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Bình Dương, Đắk Lắk, Ninh Thuận.
Kết quả cho thấy các địa phương đã thực hiện thi hành Luật BHYT, mở rộng
đối tượng tham gia BHYT. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, vướng mắc trong
việc thực hiện BHYT: Đến cuối năm 2012, vẫn còn 18 tỉnh có tỷ lệ tham gia
9
BHYT dưới 60%, trong đó có 4 tỉnh dưới 50% dân số tham gia BHYT (Nam
Định 49%, Tây Ninh 49%, Kiên Giang 48% và Bình Phước 46%). Giai đoạn
2009-2012, có 14 tỉnh tỷ lệ tham gia BHYT tăng chậm (dưới 5%) và có 6 tỉnh
tỷ lệ tham gia BHYT giảm từ 1-7% (Bà Rịa–Vũng Tàu, Bình Dương, Đắk, Lắk,
Gia Lai, Vĩnh Long, trong đó Bến Tre giảm nhiều nhất khoảng 7%). Một số đối
tượng bắt buộc phải tham gia BHYT nhưng tỷ lệ đạt thấp đó là: người lao động
trong các doanh nghiệp đạt 54%, trong đó tư nhân chỉ đạt 20-30%, người thuộc
hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí mua BHYT và tăng lên 70%
từ tháng 6/2012 nhưng đến cuối năm 2012 chỉ đạt khoảng 25%, có nơi tỷ lệ
chỉ đạt từ 2-5%. Báo cáo đã chỉ ra được nguyên nhân và trách nhiệm đối với
những tồn tại trên là do hiệu quả công tác tuyên truyền còn thấp, các cấp chính
quyền chưa quan tâm đầy đủ việc triển khai chính sách, pháp luật BHYT, giá cả
dịch vụ y tế, đa số các tỉnh có tỷ lệ thấp là các tỉnh thuần nông, điều kiện kinh tế
ở mức trung bình. Bên cạnh đó việc quản lý, sử dụng quỹ và cấp, đổi thẻ BHYT
cũng đươc đề cập trong báo cáo.
Qua báo cáo đã cho thấy tình hình chung của việc thực hiện các chủ trương
chính sách và những kết quả đã đạt được, tuy nhiên luôn đi kèm những hạn chế
của quá trình thực hiện các chủ trương chính sách về pháp luật BHYT.
[2] Với đề tài: “Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện ở thành phố Hà
Tĩnh” trên tạp chí Khoa Học và Phát Triển 2013 tập 11 , số 1: 115 -124, của tác
giả Chu Thị Kim Loan và Nguyễn Hồng Ban. Qua đề tài các tác giả đã tìm hiểu
được thực trạng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện của người dân trên
địa bàn thành phố Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự tham gia
của họ. Nghiên cứu tiến hành điều tra 200 hộ gia đình ở 4 xã/phường của thành
phố Hà Tĩnh vào giữa năm 2012. Kết quả điều tra cho thấy: Số lượng người
tham gia BHYT tự nguyện có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ
khiêm tốn trong tổng số người tham gia bảo hiểm y tế; Tỷ lệ người dân sử dụng
thẻ BHYT tự nguyện khi khám chữa bệnh (KCB) là khá cao; Người dân vẫn
gặp những phiền hà khi KCB bằng thẻ BHYT tự nguyện, đặc biệt là hiện tượng
phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chưa nhiệt tình. Kết hợp với ý kiến của người
10
được phỏng vấn, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy người dân
tham gia BHYT tự nguyện tại thành phố Hà Tĩnh như: (1) Đẩy mạnh tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về BHYT tự nguyện; (2) Nâng cao chất lượng KCB;
(3) Giáo dục y đức và nâng cao tinh thần phục vụ người bệnh của nhân viên y
tế; (4) Giảm thủ tục hành chính về KCB BHYT.
Qua đề tài này tác giả đã đưa ra được những con số cụ thể thực trạng về sự
tham gia của BHYT tự nguyện của người dân thành phố Hà Tĩnh về mặt số
lượng, từ đó cũng đưa ra nhóm giải pháp thiết thực cho người dân tại đây. Tuy
nhiên tác giả chỉ đề cập tới BHYT tự nguyện, trong khi đó BHYT còn có loại
hình bắt buộc và chưa giải thích được lí do vì sao người dân ở đây lại tham gia
BHYT tự nguyện.
[3] Chuyên đề: BHYT toàn dân - thực trạng và kiến nghị, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, viện nghiên cứu Lập pháp, trung tâm thông tin khoa học 2013 đã đưa
ra lộ trình thực hiện BHYT toàn dân bắt đầu từ cột mốc thời gian 01/01/2014
Về lộ trình thực hiện BHYT toàn dân, có các quan điểm khác nhau. Có quan
điểm cho rằng nên quy định bắt buộc toàn dân ngay, có quan điểm cho rằng nên
thực hiện theo lộ trình từ 3-5 năm đảm bảo bao phủ toàn dân. Bằng những luận
cứ lý luận và nhìn nhận thực tiễn mà các chuyên gia đưa ra, việc thực hiện
BHYT toàn dân đã được thể chế trong Luật BHYT bằng lộ trình với từng nhóm
đối tượng. Nhờ học hỏi kinh nghiệm thực hiện BHYT toàn dân ở một số quốc
gia trên thế giới và nghiên cứu về thực trạng thực hiện BHYT toàn dân ở Việt
Nam các chuyên gia đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện các chính sách
và pháp luật về BHYT toàn dân.
Chuyên đề đã đưa ra những kết quả về tình hình triển khai và những kết quả đạt
được của việc thực hiện BHYT toàn dân, trong đó đi kèm luôn có những bất
cập về tỉ lệ tham gia BHYT và chất lượng khám chữa bệnh. Bên cạnh đó các
vấn đề quy định trong luật còn hạn chế. Từ đó chuyên đề cho ta thấy được bức
tranh chung về BHYT toàn dân hiện nay, trong đó pha trộn nhiều mảng của vấn
đề, có tốt có xấu. Tuy nhiên chuyên đề chỉ dừng lại trong việc khái quát tình
hình chung của nước Việt Nam nên chưa đi sâu vào các đặc điểm riêng của
11
từng tỉnh trong nước nên chưa thấy rõ được thưc trạng sử dụng của các vùng
các tỉnh khác nhau như thế nào.
Từ việc tổng quan các nghiên cứu, báo cáo trên tác giả mong tìm ra hướng đi
mới cho đề tài nghiên cứu của tác giả, thông qua tìm hiểu thực trạng an sinh xã
hội tại tỉnh Cà Mau tác giả đã chọn một mảng nhỏ trong an sinh xã hội là
BHYT mong sẽ để phân tích nhằm tìm ra những nhu cầu của người dân nơi đây,
để họ có thể được đảm bảo an sinh xã hội thực sự một cách bền vững. Vì vậy
hướng nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm ra những quy luật chung của việc
tham gia và sử dụng BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác
và những nguyên nhân sâu xa của thực trạng đó. Từ đó có thể giúp nhà nghiên
cứu đề xuất những khuyến nghị giúp các nhà quản lí, lãnh đạo đưa ra những
giải pháp hữu hiệu nhất đối với nhóm tiểu thương nói riêng và người dân Cà
Mau nói chung về thực trạng tham gia sử dụng BHYT.
III. NỘI DUNG
1. Thực trạng tham gia và sử dụng BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương,
lao động khác ở Cà Mau hiện nay
1.1. Nhận thức và sự quan tâm của người dân về BHYT
Trước hết muốn tìm hiểu về thực trạng tham gia BHYT của nhóm tiểu thương
cần phải tìm hiểu về nhận thức của họ để biết được vấn đề BHYT họ có hiểu
biết nhiều hay ít, có biết tới BHYT hay không và có thực sự quan tâm tới nó
hay không. Từ đó tác giả mới đi sâu nghiên cứu thực trạng tham gia sử dụng
BHYT của nhóm này.
Qua khảo sát tại Cà Mau cho thấy người dân nói chung và nhóm tiểu thương
nói riêng đa số đều biết đến BHYT, bởi nó gắn với sức khỏe của chính người
dân.
Bảng 1.1.1: Nhận thức về BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao
động khác (Đơn vị: %)
Nhóm đối tượng
Doanh nhân/ tiểu thương/ lao động
12
khác
Count Row % Col %
Đã từng nghe hoặc biết đến quỹ
bảo hiểm y tế có
Không
Total
180
51
231
100.0%
100.0%
100.0%
77.9%
22.1%
100.0%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Qua bảng 1.1.1 kết quả khảo sát cho ta thấy trong số 231 người trả lời về đã
từng nghe hoặc biết đến quỹ BHYT thì có tới 77.9 % người trả lời là có từng
nghe và biết đến quỹ BHYT. Điều đó chứng tỏ rằng nhận thức bước đầu về
BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác là khá tốt, họ đã nghe
và tìm hiều BHYT để tăng sự hiểu biết của bản thân về vấn đề ASXH đó là
BHYT. Con số 77.9 % người trả lời biết đến BHYT cho thấy được đa số người
dân trong nhóm này đều biết đến BHYT. Tuy nhiên tỉ lệ không nghe hoặc
không biết đến quỹ BHYT vẫn còn chiếm tới 22.1%, tức là vẫn còn chiếm tỉ
trọng cao người dân trong nhóm này chưa biết đến BHYT.
Từ sự nhận thức biết về BHYT người dân bắt đầu quan tâm đến nó, có người
xem sự hiện diện của BHYT rất quan trọng nên mức độ quan tâm tới nó cũng
rất cao và ngược lại. Để làm rõ cho sự nhận định này tác giả sẽ đưa ra những
số liệu sau để minh chứng cho điều tác giả vừa nhận định ở trên.
Bảng 1.1.2: Mức độ quan tâm tới BHYT của nhóm tiểu thương (1 –
hoàn toàn không quan tâm; 5 – rất quan tâm) (Đơn vị: %)
Nhóm đối tượng
Doanh nhân/ tiểu thương/ lao động khác
Count Row % Col %
Mức độ quan tâm quỹ bảo hiểm y tế
1
2
3
4
32
18
40
72
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
13.9%
7.8%
17.3%
31.2%
13
5
Total
69
231
100.0%
100.0%
29.9%
100.0%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Từ bảng số liệu 1.1.2 cũng đã cho ta thấy trong số 231 người trả lời về mức độ
quan tâm tới quỹ BHYT thì có tới 29.9% rất quan tâm tới loại quỹ này, trong
khi đó chỉ có 13.9 % ( chỉ chiếm gần ½ tỉ trọng của mức độ rất quan tâm) là
hoàn toàn không quan tâm tới nó. Điều này cho thấy người dân trong nhóm này
cũng rất quan tâm tới BHYT, họ biết về nó và quan tâm tới nó, tức là họ sẽ
tham gia vào BHYT nhiều hơn.
1.2. Tiểu kết
Qua sự nhận thức và quan tâm của người dân trong nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác ta thấy rằng trong nhóm này đa số người dân đều có
hiểu biết về BHYT và quan tâm tới nó. Từ đó cho thấy rằng thực trạng hiểu
biết và quan tâm đến BHYT trong nhóm này khá tốt, có thể nói đây là tiền đề
giúp cho thực trạng ASXH về BHYT tại Cà Mau ngày một tốt hơn.
1.3. Thực trạng tham gia sử dụng BHYT
1.3.1.Số lượng tham gia và không tham gia BHYT
Để nắm rõ thực trạng tham gia sử dụng BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác tại Cà Mau hiện nay, trước hết cần xem xét về mặt số
lượng đang tham gia và không tham gia BHYT của nhóm này. Sau đó mới tìm
hiểu về sự khác biệt giữa người tham gia và không tham gia BHYT. BHYT là
một loại hình ASXH được khá nhiều người tham gia sử dụng, trong đó có nhóm
doanh nhân, tiểu thương, lao động khác. Trong nhóm này có nhiều người tham
gia sử dụng BHYT nhưng vẫn còn một số người không tham gia vào loại hình
này.
Bảng 1.3.1: Tình hình chung về tham gia quỹ BHYT (Đơn vị: %)
Nhóm đối tượng
14
Doanh nhân/ tiểu thương/ lao động khác
Count Row % Col %
Đang tham gia quỹ bảo hiểm y tế
Có
Không
Total
164
67
231
100.0%
100.0%
100.0%
71.0%%
29.0%
100.0%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Từ bảng 1.3.1. ta thấy rằng trong số 231 người trả lời thì có tới 164 người trả
lời có tham gia quỹ BHYT, chiếm tới 71%. Trong khi đó có 67 người trả lời là
không tham gia quỹ BHYT, chiếm 29%. Như vậy có thể nói đa số người dân
trong nhóm này đều tham gia sử dụng BHYT nhưng số người không tham gia
sử dụng BHYT vẫn còn chiếm con số khá cao. Nhưng số lượng tham gia sử
dụng BHYT vẫn chiếm số đông người trả lời điều đó cho thấy rằng người dân
trong nhóm này đã có hiểu biết về BHYT và quan tâm tới nó nên tham gia cũng
nhiều hơn.
Tham gia sử dụng BHYT là quyền lợi của người dân Cà Mau nói chung và
nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác nói riêng. Họ tham gia nhiều phải
chăng họ đã nhận thấy mức độ quan trọng và lợi ích của BHYT trong việc
khám chữa bệnh hiện nay.
1.3.2.Số lượng có ý định tham gia BHYT
Bên cạnh những người có tham gia BHYT thì vẫn còn nhóm người tuy hiện tại
chưa tham gia sử dụng BHYT nhưng đang có ý định tham gia đóng quỹ BHYT
để phục vụ cho lợi ích của bản thân khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Nhóm người này phải chăng đã biết được lợi ích của việc tham gia sử dụng
BHYT nên đã có ý định muốn được sử dụng BHYT. Tuy rằng con số có ý định
tham gia chưa cao chỉ mới có 37% trong tổng số 119 người trả lời (xem bảng
1.3.2) nhưng cũng nói lên được rằng nhóm tiểu thương đã ý thức được việc sử
15
dụng BHYT giúp cho bản thân mình và người thân có một cuộc sống tốt hơn
khi có BHYT làm bùa hộ mệnh cho mình khi ốm đau bệnh tật.
Bảng 1.3.2: Số lượng có ý định tham gia BHYT (Đơn vị: %)
Nhóm đối tượng
Doanh nhân/ tiểu thương/ lao động
khác
Count Row % Col %
Có ý định tham gia quỹ bảo hiểm y
tế
Có
Không
Total
44
75
119
100.0%
100.0%
100.0%
37.0%%
63.0%
100.0%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Như vậy từ bảng 1.3.2 cũng cho ta thấy rằng mặc dù số lượng người có ý định
tham gia BHYT còn chưa cao nhưng cũng là một con số đáng chú ý. Đặc biệt ở
đây tỉ lệ không có ý định tham gia BHYT có thể do người dân trong nhóm
doanh nhân, tiểu thương, lao động khác đã tham gia sử dụng BHYT rồi nên
không còn ý định tham gia nữa.
Từ việc phân tích thực trạng số lượng người tham gia và không tham gia BHYT
cho đến những người chưa tham gia BHYT mà có ý định tham gia cho thấy số
lượng này đã tăng lên so với những năm trước, ví dụ năm 2012 tỉ lệ người dân
Cà Mau tham gia BHYT chỉ mới xấp xỉ 50% (nguồn:“Thực hiện mục tiêu bảo
hiểm y tế toàn dân” trên trang web baocamau.vn của tỉnh Cà Mau, năm
2013).
1.3.3.Loại hình quỹ BHYT mà nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động
khác sử dụng
16
Qua việc tham gia BHYT thì để hiểu rõ hơn về loại hình quỹ BHYT mà nhóm
này tham gia là gì, để làm rõ tính chất của việc tham gia BHYT chủ yếu là tự
nguyện hay bắt buộc.
Theo kết quả điều tra bảng hỏi thì trong 201 người trả lời thì chiếm tới 59.7% là
tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện, và 21.4% là bắt buộc, còn lại là
không biết. Có nghĩa là người dân trong nhóm này chủ yếu tham gia BHYT
theo loại hình tự nguyện. Qua đó cho thấy người dân trong nhóm tiểu thương đã
chủ động hơn trong việc tham gia sử dụng BHYT. Nhận xét mà tác giả vừa nêu
trên được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.3.3: Loại hình quỹ BHYT mà nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao
động khác tham gia (Đơn vị: %)
Nhóm đối tượng
Doanh nhân/ tiểu thương/ lao động khác
Count Row % Col %
Loại hình quỹ bảo hiểm y tế
Tự nguyện
Bắt buộc
Không biết
Total
120
43
38
201
100.0%
100.0%
100.0%
100.0%
59.7%
21.4%
18.9%
100.0%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác tham gia BHYT khá đông và
hình thức chủ yếu là tự nguyện. Từ đó cho thấy người dân trong nhóm này đã
có sự nhận thức tốt hơn trong việc tham gia BHYT.
1.4. Sự khác biệt giữa việc sử dụng tham gia BHYT giữa nam và nữ
Từ kết quả khảo sát tại Cà Mau, tác giả nhận thấy có sự khác biệt giữa nam và
nữ về việc tham gia sử dụng BHYT. Phải chăng nam giới thường không để ý
đến vấn đề sức khỏe của bản thân nên ít sử dụng BHYT hơn nữ giới. Để chứng
17
tỏ nhận định này tác giả sẽ dùng kết quả điểu tra đã thu được những thông tin
sau:
Bảng 1.4: Giới tính với việc tham gia BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác (Đơn vị: %)
Đang tham gia quỹ bảo hiểm y tế
Có Không
Count Row % Col % Count Row % Col %
Giới tính
người trả
lời
Total
Nam
Nữ
75
89
164
69.4%
72.4%
71.0%
45.7%
54.3%
100.0%
33
34
67
30.6%
27.6%
29.0%
49.3%
50.7%
100%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Từ bảng 1.4 ta thấy rằng giới tính nam tham gia BHYT ít hơn giới tính nữ, cụ
thể là tỉ lệ giới tính nam tham gia BHYT là 45.7%, nữ là 54.3%, tức là ít hơn
8.6%. Bên cạnh đó giới tính nam không tham gia BHYT chiếm tỉ trọng ít hơn
giới tính nữ, cụ thể là tỉ trọng giới tính nam không tham gia BHYT là 49.3%,
nữ là 50.7%, ít hơn 1.4%. Như vậy cho thấy vì số lượng nữ nhiều hơn nên
không tham gia BHYT cũng nhiều hơn, tuy nhiên nhiều hơn không đáng kể, chỉ
có 1.4%. Trong khi đó nam số lượng nam ít hơn nhưng cũng chiếm tới 49.3%
không tham gia sử dụng BHYT. Từ đó cho thấy nam giới thường không tham
gia BHYT, chủ yểu là nữ giới tham gia sử dụng BHYT.
Như vậy kết quả cũng chứng minh được phần nào nhận định ban đầu của tác
giả là nam giới ít sử dụng BHYT hơn nữ giới.
1.5. Tiểu kết
Từ việc nhận thức và hiểu biết về BHYT nhóm tiểu thương cũng tham gia sử
dụng BHYT bằng loại hình chủ yếu là tự nguyện. Tuy nhiên bên cạnh đó một
số người trong nhóm này vẫn không tham gia BHYT vì một số lí do nào đó mà
18
phần nguyên nhân chúng ta sẽ làm rõ. Qua thực trạng sử dụng tham gia BHYT
của nhóm tiểu thương hiện nay tác giả cũng nhận thấy có sự khác biệt giữa
nam và nữ trong việc tham gia BHYT. Nam giới thường không tham gia
BHYT nhiều hơn nữ giới và ngược lại.
2. Nguyên nhân của thực trạng tham gia và sử dụng BHYT của nhóm doanh
nhân, tiểu thương, lao động khác ở Cà Mau hiện nay
2.1. Nguyên nhân của việc tham gia sử dụng BHYT
Thông qua kết quả điều tra từ bảng hỏi và phỏng vấn sâu tác giả đưa ra những
lí do cho thực trạng trên. Về việc tham gia sử dụng BHYT của nhóm này khi
được hỏi vì sao tham gia thì chủ yếu trả lời là giảm chi phí khi đi khám chữa
bệnh. Bên cạnh đó một số người được nhà nước cấp nên cũng sử dụng BHYT.
Và để minh chứng cho điều này tác giả sẽ trình bày kết quả khảo sát mà điều
tra đã thu thập được.
Bảng 2.1: Lí do tham gia BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao
động khác (Đơn vị: %)
Nhóm đối tượng
Doanh nhân/ tiểu thương/ lao động khác
Count Row % Col %
Lí do tham gia quỹ
bảo hiểm y tế
Lý do tham gia
quỹ bảo hiểm y
tế vì muốn
giảm chi phí đi
khám chữa
bệnh
100 100.0% 76.9%
Lý do tham gia
quỹ bảo hiểm y
tế vì được cung
cấp
45 100.o% 34.6%
19
Tham gia quỹ
bảo hiểm y tế
vì lí do khác 11 100.0% 8.5%
Total 130 100.0% 100.0%
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Từ bảng 2.1cho thấy lí do tham gia quỹ BHYT vì muốn giảm chi phí khi đi
khám chữa bệnh chiếm tới 76.9%, trong khi đó lí do vì được cung cấp chỉ
chiếm có 34.6%. Điều này chứng tỏ rằng người dân trong nhóm này chủ yếu sử
dụng BHYT vì lợi ích của nó là được giảm chi phí khi đi khám chữa bệnh tại
các cơ sở y tế. Bên cạnh đó một phần là họ được cấp để sử dụng BHYT thay vì
họ mua bởi có thể họ đã thấy được lợi ích của nó hoặc được cấp nên họ cũng sử
dụng ở mức độ nào đó thôi. Nói chung nó phụ thuộc vào mục đích của người sử
dụng BHYT. Tuy nhiên một số người tham gia là bởi vì họ nhận thấy còn lí do
khác nữa, vậy lí do đó là gì thì trong phỏng vấn sâu tác giả sẽ dẫn chứng để bài
nghiên cứu đạt được độ chính xác.
Hộp 1: Lợi ích của việc tham gia BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác
[1] PVV: theo anh lợi ích khi tham gia BHYT là gì hả anh?
ĐV: Có chứ, bảo hiểm thì nói chung người nào cũng cần, có nhiều người người
ta không biết chứ còn mình đã biết thì sử dụng bảo hiểm lúc nào cũng có lợi
cho mình hết chứ không có hại thí dụ người không có tiền hàng ngày mua
thuốc uống người ta cũng nhờ một phần bảo hiểm đó người ta lãnh thuốc nó
cũng đỡ đi phần nào. (Nam, 29 tuổi, có tham gia BHYT)
[2] PVV: Tham gia thì có lợi ích gì lớn nhất?
NTL: Lợi ích là khi bệnh được nhà nước giảm bớt chi phí, máu hoặc giường
nằm, giảm thuốc, giường nằm thôi chứ. (Nam, 47 tuổi ,có tham gia BHYT)
[3] PVV: Và những lúc mà chị cảm thấy tham gia bảo hiểm y tế nó có
những lợi ích nào khi sử dụng nó?
NTL : Thí dụ mình mua bảo hiểm mình cũng trích tiền ra mình mua đó rồi như
là mình bỏ ra một lần mình đi khám thì mình không cần phải trích nữa, còn
những người mà không trích cái tiền mua bảo hiểm thì người ta đi khám thì
người ta phải trích tiền ra người ta mua thuốc. (Nữ, 35 tuổi có tham gia
BHYT)
20
[4] PVV: Chị có thấy được lợi ích của bảo hiểm không chị ?
NTL: Chẳng hạn như là lúc mình bệnh hoạn, bây giờ mà bệnh hoạn không có
bảo hiểm thì cũng khó khăn, chẳn hạn như tiền bạc, viện phí có bảo hiểm thì
cũng được giảm, chứ còn không có bảo hiểm thì Mình biết vậy. (Nữ 35 tuổi,
có tham gia BHYT)
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Từ hộp 1 ta thấy rằng khi được phỏng vấn viên hỏi về lợi ích của việc tham gia
BHYT thì người dân hầu như đều trả lời là nếu như sử dụng BHYT khi đi
khám, chữa bệnh thì sẽ giẩm chi phí, giảm bớt khó khăn cho họ nếu như điều
kiện họ khó khăn. Họ nhận thấy chủ yếu BHYT đều có lợi chứ không có hại,
bởi họ bỏ tiền ra mua BHYT thì họ sẽ được hưởng một lợi ích nhất định nào đó
nên họ mới mua. Mà lợi ích chủ yếu ở đây là khi bệnh tật đi khám hoặc khi nằm
viên sẽ được giảm bớt một phần tài chính.
Như vậy tham gia BHYT họ đều nhận được một phần lợi ích nào đó phù hợp
với số tiền mà họ bỏ ra nên họ quyết định tham gia sử dụng BHYT.
2.2. Tiểu kết
Từ bảng 2.1.1 và hộp 1 đã chứng minh cho ta thấy lí do nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác tham gia sử dụng BHYT là do họ nhận thấy được lợi ích
của việc mua BHYT. Lợi ích đó là được giảm chi phí khi đi khám chữa bệnh.
Đó chính là lí do chủ yếu và hầu như là duy nhất khiến họ tham gia BHYT.
2.3. Nguyên nhân của việc không tham gia BHYT
Trong quá trình khảo sát tại Cà Mau tác giả nhận thấy còn tồn tại nhiều nguyên
nhân khiến người dân trong nhóm này không tham gia sử dụng BHYT.
Hộp 2: Lí do không tham gia BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương,
lao động khác
[1] H: Lí do tại sao anh không tham gia BHYT ạ?
Đ: Tới vấn đề phục vụ. Nhiều khi khách đông thì nó cũng chậm, BHYT thì tất
nhiên lượng khách nó đông, thành ra chậm. Với lại nó cũng không được như
bên ngoài.
Đ: Ví dụ như thuốc của nó chủ yếu là thuốc xí nghiệp, ở đây kêu là thuốc xí
nghiệp giống như những cái xí nghiệp ở trong nước mình á, còn hàng thuốc
ngoại thì nó không có, ví dụ như thường thường ra mấy chỗ khác thì phí nó cao
hơn nhưng mà nó có những cái thuốc ngoại nhập.
21
H: Dạ chẳng hạn như là thuốc BHYT nó quá nhẹ liều?
Đ: Dạ, nó đôi khi uống nó chậm, với nhiều khi mình uống thuốc ở ngoài quen
rồi uống thuốc đó nó làm như không có tác dụng, thành ra nó cũng khó hết.
(Nam, 35 tuổi, không tham gia BHYT)
[2] PVV : chú hài lòng về thuốc của BHYT không chú ?
ĐTPV: BHYT chỉ cho thuốc thường thôi, còn những thuốc đặc trị thì không có
nên phải ra ngoài mua. Vì thuốc trong BHYT giới hạn mức độ trung bình thoy
chứ không phải thuốc nào cũng có. (Nam, 40 tuổi, đã từng tham gia BHYT)
[3] A: tại sao cô không mua bảo hiểm y tế ạ?
B: một là đợi chờ lâu nè chứ không phải như người ta không có bảo hiểm vô là
khám được liền còn những người có bảo hiểm chờ từ sáng tới chiều chưa khám
được, rồi nếu được thì thuốc cũng hổng bằng thuốc của khám tư ngoài nó vậy
đó, tôi cũng còn thắc mắc cái vụ đó đó
B: người ta mua người ta mua cũng có tiền chứ chứ có phải không tiều đâu
mà đi khám đi khám bệnh đâu mà đi chầu trực rồi thuốc men cũng không bằng
của người ta. Từ chỗ đó có một… Cũng nhiều người chứ không phải có một
vài người là không mua là vì lý do như vậy Người ta chờ đợi người ta cũng
không hài lòng nữa. Còn cái này nữa người ta đã xuất tiền ra người ta mua mà
người ta ngồi đó người ta chờ đợi nhiều khi một ngày còn hổng khám được đi
về mà từ dân nông thôi đi ra tới ngoài tỉnh mà đâu phải gần đâu.(Nữ 49 tuổi,
không tham gia BHYT)
[4] Đáp: Nhưng mà thấy trị cũng không…không có kết quả. Thành thử ra là, đi
ra ngoài trị tư không, chứ không có, ít có vô bệnh viện lắm. Vô đó, nội nó chửi,
nó bới mình không, cũng không có…thấy bực bội rồi. Mình bệnh, mình mới ra
nằm viện đúng không?
Đáp: Ra đó rồi nó coi mình không ra gì hết.
Đáp: Đuổi, xô mấy người trong bệnh viện đó, trong mấy cái dạng như…Dạng
như mình vô bệnh viện lớn, mấy cái cô ở trong quản lý, hộ lý ở trong đó.
Đáp: Mà có những khi mình cho tiền nó, nó mới đối xử với mình thấy được.
Còn bằng không, là…là thấy nạt nộ, khó khăn lắm. (Nam 40 tuổi, không
tham gia BHYT)
(Nguồn: Xã hội học k16, kết quả khảo sát tại Cà Mau năm 2013)
Từ hộp trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu khiến những người dân trong nhóm
này không mua BHYT là vì thuốc phát không chất lượng, uống mà không bớt
bệnh nên họ phải mua thuốc ngoài. Đặc biệt có một lí do mà khiến người dân
không tham gia là vì thái độ đội ngũ y bác sĩ không nhiệt tình, bên nào khám tiền
thì ưu tiên và khám bảo hiểm thì phải chờ đợi lâu. Từ những ý kiến trên khiến
người dân không hài lòng về việc sử dụng BHYT khi đi khám chữa bệnh nên họ
quyết định không mua BHYT mà đi khám tư.
22
2.4. Tiểu kết
Từ những lí do trên mà người dân trong nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động
khác không tham gia BHYT. Từ việc cấp phát thuốc đến khám chữa bệnh phải chờ
đợi lâu, bên nặng bên nhẹ vì tình và vì tiền, cũng cho thấy một phần do tác động
bởi kinh tế thị trường con người chạy theo lợi nhuận nên mới dẫn tới thực trạng
như vậy. Đây cũng là một phần cần khuyến nghị để nhà nước và chính quyền địa
phương nơi đây xem xét và kiểm tra lại. Ở phần thực trạng tác giả có đề cập đến sự
khác biệt của việc sủ dụng BHYT theo giới tính, tuy nhiên tác giả chưa đủ dữ liệu
để giải thích cho thực trạng trên. Tác giả đưa ra làm tiền đề để các nghiên cứu khác
có thể khảo sát và giải thích cho sự khác biệt đó.
3. Đề xuất khuyến nghị
Nhìn nhận vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện BHYT tại Cà Mau và nguyện
vọng của người dân trong nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động khác tác giả
đưa ra những khuyến nghị giúp các nhà chức trách đưa ra những giải pháp thiết
thực gắn với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
3.1. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh khi sử dụng BHYT đi khám chữa
bệnh
Theo ý kiến của nhiều người dân trong nhóm doanh nhân, tiểu thương, lao động
khác cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh là điều cần thiết để thu hút họ tham
gia BHYT. Do vậy, trong thời gian tới chính quyền địa phương nên chú trọng cải
thiện chất lượng khám chữa bệnh BHYT cho người dân nơi đây. Đầu tiên cần phải
giáo dục y đức và nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh của nhân viên
y tế hiện nay. Cần chú trọng hơn nữa thái độ của đội ngũ y bác sĩ đối với bệnh
nhân. Bởi một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của việc không tham gia
BHYT là nhân viên y tế quá thờ ơ với những người đi khám chữa bệnh bằng
BHYT. Trình độ và y đức là cái gốc của cán bộ ngành y tế, do vậy mọi cán bộ
y tế phải nhận thức được điều này. Kết quả điều tra cho thấy người dân khá bức
xúc về tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế. Vì vậy phải cải thiện thái độ
23
đó, từng có câu “lương y như từ mẫu”: Đó là sự tận tâm với người bệnh, coi
người bệnh như người thân của chính mình, gần gũi tìm hiểu, động viên kịp
thời; giúp cho người bệnh yên tâm điều trị, quên đi những đau đớn về bệnh tật.
Đồng thời, người thầy thuốc phải công tâm, không phân biệt đối xử giữa các đối
tượng khám chữa bệnh thông thường hay bằng thẻ BHYT. Có như thế BHYT mới
có thể được mở rộng. Để thực hiện được điều này, các cán bộ quản lý cơ sở y tế
cần có chế độ thưởng phạt công minh và kịp thời; đặc biệt nên thiết lập đường dây
nóng để lắng nghe ý kiến phản hồi của bệnh nhân. Như vậy mới giải quyết được
mối quan hệ giữa bệnh nhân với y, bác sĩ hiện nay. Bên cạnh đó, cải thiện môi
trường làm việc để giảm áp lực công việc, căng thẳng cho các y bác sĩ cũng
rất cần thiết.
Thứ hai cần cải thiện chất lượng của thuốc phát cho bệnh nhân khi khám chữa
bệnh tại các cơ sở y tế, muốn làm được như vậy chính quyền địa phương và các cơ
quan có thẩm quyền quản lí cần sát sao hơn trong khâu kiểm định chất lượng
thuốc khi cấp phát cho bệnh nhân.
Thứ ba là phải công bằng đối với việc khám chữa bệnh giữa những người có tiền
và BHYT, điều này là khó cải thiện được nhưng cần hết sức cố gắng để giúp cho
người dân có những quyền lợi như nhau khi dùng thẻ BHYT để khám chữa bệnh.
Muốn làm được điều này cần phải có sự công tâm của đội ngũ quản lí và đặc biệt
là nhân viên y tế, họ cần phải hiểu được điều cốt lõi của một thầy thuốc là cứu
người không phải hại người. Nếu họ nhận thức được điều này thì công bằng trong
việc khám chữa bệnh sẽ tự nhiên xuất hiện.
3.2. Giảm chi phí mua BHYT
Bên cạnh những việc không hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh khi sử dụng
BHYT thì một điều hết sức quan trọng mà người dân muốn nhà nước thực hiện để
ai cũng có thể mua BHYT đó là chi phí khá cao. Một số người dân có hoàn cảnh
24
khó khăn thì không thể mua được mặc dù đối với những hộ gia đình có điều kiện
thì mua như thế nào cũng được.
Có ý kiến của người dân cho rằng: “Anh muốn nhiều lúc làm ăn thuận lợi rồi có
thể mua các khoản đó bảo hiểm này nọ rồi để còn thân sau này, cái mức phí bảo
hiểm có thể giảm chút đỉnh cho người dân người ta. Chẳng hạn đặc biệt như là
anh, anh cũng muốn nó giảm xuống chút xíu để cho anh dễ mua, hoặc những
người khác còn nghèo hơn anh cho dễ mua, nói chung người nào cũng xài bảo
hiểm hết để họ đỡ phải tiền bạc” (Nam, 29 tuổi, có ý định tham gia BHYT)
Như vậy nhà nước nên xem xét lại chi phí mua BHYT xem đã hợp lí chưa, phù
hợp lòng dân hay chưa để có thể điều chỉnh hợp lí lại mức tài chính khi mua
BHYT.
3.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, phổ biến pháp luật về BHYT
Mặc dù kết quả điều tra chưa làm rõ được nguyên nhân là người dân không biết
thông tin về BHYT nên không tham gia. Nhưng tác giả nhận thấy rằng rằng đó
cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế của công tác tuyên truyền khiến
người dân không biết nên không tham gia. Vì vậy để người dân biết thì cần đẩy
mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm
đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp,
các tầng lớp dân. Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng,
phong phú: tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo), trang
web của cơ quan bảo hiểm, pa nô áp phích tuyên truyền tại các cơ sở khám chữa
bệnh, trung tâm hành chính của tỉnh, thành phố, xã, phường, đơn vị sử dụng lao
động; mở các cuộc thi tìm hiểu về BHYT, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh
hoạt của phường, xã, các hội, đoàn thể; mở kênh cung cấp thông tin và giải đáp
thắc mắc cho người tham gia BHYT trên đường điện thoại, đường dây nóng.
Giải pháp trên cũng theo ý kiến của người dân trong nhóm doanh nhân, tiểu
thương, lao động khác kiến nghị : “Về kiến nghị, tuyên truyền cho người dân được
25
biết thì yêu cầu nên phổ biến rộng rãi hơn, như làm sao mà cho chính quyền địa
phương hiểu rõ và gặp dân chúng, dân chúng gặp nhân viên của công ty nhiều
làm sao bằng chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương làm sao mà phổ
biến cho người dân là hay nhất, thuận tiện nhất vì chính quyền địa phương là gần
gũi dân nhất luôn rồi, thành ra chính quyền địa phương gặp dân là dễ nhất, là hay
nhất luôn rồi. Thậm chí là có nhiều người trong chính quyền địa phương không
biết các loại quỹ này đâu, như quỹ Bảo hiểm”. (Nữ, 48 tuổi, có tham gia BHYT)
3.4. Tiểu kết
Từ những kiến nghị của người dân kết hợp với thực trạng tham gia BHYT đang
diễn ra tại Cà Mau tác giả đưa ra những giải pháp phù hợp với nhu cầu của người
dân và tình hình địa phương. Mong rằng những giải pháp của tác giả sẽ góp phần
cải thiện được tình hình tham gia BHYT theo hướng tốt hơn và bền vững hơn.
IV. KẾT LUẬN
Thực trạng tham gia BHYT của nhóm doanh nhân, tiểu thương và lao động
khác phần nào cũng cho thấy được tình hình sử dụng BHYT của người dân Cà
Mau đã tăng lên so với những năm trước tuy nhiên vẫn còn ở tỉ lệ thấp. Người
dân tham gia sử dụng BHYT sẽ có những hiểu biết về BHYT và cách sử dụng
nó, ngược lại người không tham gia sẽ tiếp cận các dịch vụ chậm hơn. Đặc biệt
có sự khác biệt về sử dụng BHYT giữa nam và nữ, nữ sử dụng nhiều hơn nam.
Vẫn đang còn một số bất cập trong công tác thực hiện BHYT của nhóm dân
này: Trong khám chữa bệnh bằng BHYT vẫn còn những hạn chế, đặc biệt là
hiện tượng “quá tải” phải chờ đợi lâu, nhân viên y tế chưa nhiệt tình, chất
lượng thuốc chưa hiệu quả. Người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh vẫn
còn phải chi thêm tiền cho một số nội dung khác như: mua thuốc ngoài danh
mục thuốc BHYT, bồi dưỡng nhân viên y tế.
Để đẩy mạnh công tác tham gia BHYT trong nhóm doanh nhân, tiểu thương,
lao động khác nói riêng và người dân Cà Mau nói chung cần có những giải
pháp cụ thể đáp ứng được nhu cầu người dân, từ đó tác giả đưa ra khuyến nghị