SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP VÔ SẢN
TRONG TÁC PHẨM: TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN. GIÁ TRỊ
CỦATƯ TƯỞNG ĐĨ TRONG XÂY DỰNG GIAI CẤP
CƠNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY .
1. Hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm:
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” được C.Mác và Ph.Angghen soạn thảo vào cuối năm 1847, xuất bản tháng 2/1848. Tác phẩm được viết
trong hoàn cảnh: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (TBCN) ở một số
nước: Anh, Pháp, Đức phát triển, từ đó càng làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có
trong lịng chủ nghĩa tư bản (CNTB). Lúc này ở Châu Âu, phong trào công nhân
phát triển mạnh mẽ, giai cấp vơ sản là lực lượng đóng vai trị quan trọng trong
đời sống chính trị của xã hội. Tiêu biểu là: Khởi nghĩa của công nhân dệt Li-on
ở Pháp (1831); Khởi nghĩa của công nhân dệt Xi-lê-di ở Đức (1844); Phong trào
Hiến chương ở Anh (từ 1838-1848) … Những phong trào này mang một sắc thái
chính trị rõ rệt nhưng không đạt được mục tiêu cơ bản và đều bị thất bại. Vì các
phong trào này tự phát, thiếu một lí luận cách mạng dẫn đường và chưa có một
chính Đảng của giai cấp cơng nhân lãnh đạo. Cũng trong thời kì này, một số trào
lưu tư tưởng có sự ảnh hưởng xấu đến phong trào cơng nhân, nguy cơ làm cho
phong trào công nhân bị chệch hướng đấu tranh và đi đến thỏa hiệp như: Trào
lưu chủ nghĩa xã hội (CNXH) không tưởng, CNXH tiểu tư sản, CNXH chân
chính Đức… C.Mác và Ph.Ang-ghen thấy: vấn đề đặt ra là cần phải làm cho giai
cấp vô sản trở thành một lực lượng độc lập tiến gần đến mục đích Cộng sản chủ
nghĩa (CSCN). Nhiệm vụ này chỉ có thể giải quyết được thông qua việc thành
lập Đảng cộng sản, trước hết là để tuyên truyền rộng rãi tư tưởng Cộng sản chủ
nghĩa.
Mùa xuân 1847 C.Mác và Ph.Ang-ghen gia nhập Hội truyền bá bí mật
“Liên đồn những người chính nghĩa”. Tại đại hội II “Liên đoàn những người
cộng sản” (đổi tên từ Liên đồn những người chính nghĩa). Tháng 11/1847 ở
-2-
Luân Đôn, đại hội tin cậy giao cho C.Mác và Ang-ghen soạn thảo thông qua
cương lĩnh của Đảng dưới dạng một bản Tun ngơn. Đến đây, Đảng chính trị
của giai cấp cơng nhân được bảo đảm soi sáng bằng lí luận và phương thức hoạt
động của nó; bằng cương lĩnh chính trị và điều lệ Đảng; bằng cả lí luận tư tưởng
và tổ chức. Từ nay, Chủ nghĩa Cộng sản (CNCS) khơng cịn là một bóng ma
lang thang nữa, mà là một lực lượng chính trị độc lập. “Đập lại câu chuyện
hoang đường về bóng ma cộng sản” 1. Đồng thời cơng khai tun chiến với
CNTB và trình bày trước toàn thế giới quan điểm, mục tiêu, ý đồ của những
người cộng sản. Mang tên “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” với lí do: Để nêu
cao CNCS, mục tiêu CSCN, làm khác với mọi thứ CNXH mang tên chân chính
trước đó.
Tác phẩm “Tun ngơn của Đảng cộng sản” được C.Mác và Ph.Ang-ghen
trình bày rõ ràng, mạch lạc với nhiều luận điểm sâu sắc trong 4 chương. Ngoài
ra, trong 7 lần xuất bản hai ơng cịn viết lời tựa để làm rõ và bổ sung thêm nội
dung tư tưởng của Tuyên ngôn.
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” được in trong C.Mác và
Ph.Ang-ghen, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 591-646.
Tác phẩm có nhiều nội dung phong phú, đề cập nhiều vấn đề rộng lớn.
Trong khuôn khổ bài thu hoạch, tác giả chỉ đi sâu làm rõ thêm tư tưởng:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của
Đảng cộng sản”. Giá trị của tư tưởng đó trong xây dựng giai cấp cơng nhân
Việt Nam hiện nay.
Nội dung trên, được C.Mác và Ph.Ang-ghen viết tập trung trong chương I:
Tư sản và vô sản.
2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản:
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác và Ph.Ang-ghen
đã khẳng định: Giai cấp vô sản hiện đại là người có sứ mệnh lịch sử đào huyệt
chơn CNTB và xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn-chế độ XHCN và CSCN.
1 C.Mác và Ph.Ang-ghen, Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 595.
-3-
Với phương pháp tư duy biện chứng, C.Mác và Ph.Ang-ghen đã chứng
minh một cách khoa học về sự diệt vong khơng thể tránh khỏi của CNTB, về
tính tất yếu của sự quá độ từ CNTB lên CNXH. C.Mác và Ph.Ang-ghen đã chỉ
ra bước q độ đó khơng phải tự phát mà phải bằng con đường cách mạng lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản và xoá bỏ các quan hệ sản xuất TBCN. Hai ông
đã phát hiện ra lực lượng xã hội có khả năng thực hiện bước q độ đó là giai
cấp vơ sản. C.Mác và Ph.Ang-ghen cho rằng: vai trị lịch sử của giai cấp vơ sản
được quyết định trước hết do địa vị của giai cấp đó trong nền sản xuất xã hội,
chứ khơng phải chỉ vì số lượng của giai cấp đó, hoặc chỉ vì giai cấp đó bị bóc lột
nhiều nhất trong xã hội tư bản. Từ sự phân tích kết cấu giai cấp trong xã hội tư
bản và hai ông đã khẳng định: “trước hết, giai cấp tư sản sản sinh ra những
người đào huyệt chơn chính nó” 2, sau đó giai cấp vơ sản có sứ mệnh là xây
dựng thành cơng CNXH và CNCS trên toàn thế giới.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản được C.Mác và Ph.Ang-ghen luận
chứng một cách khoa học về địa vị kinh tế-xã hội, về vai trị lịch sử, về tính chất
của cuộc đấu tranh, mục tiêu và con đường để giai cấp công nhân hồn thành sứ
mệnh lịch sử của mình.
Về địa vị kinh tế-xã hội của giai cấp công nhân: được qui định một cách
khách quan trong nền sản xuất đại công nghiệp. C.Mác và Ph.Ang-ghen cho
rằng: giai cấp vô sản là đại biểu cho lực lượng sản xuất mới, nó thực sự là giai
cấp cách mạng triệt để nhất trong tiến trình giải phóng lao động, giải phóng lực
lượng sản xuất thốt khỏi sự gị bó, kìm hãm của quan hệ sản xuất TBCN.
Thể hiện, giai cấp công nhân là giai cấp tiêu biểu cho lực lượng sản xuất
tiến bộ nhất, đó là nền sản xuất đại cơng nghiệp; là giai cấp được rèn luyện trong
nền sản xuất đại công nghiệp; là sản phẩm của chính bản thân nền đại cơng
nghiệp. Họ là những người công nhân làm thuê hiện đại. Vì họ mất hết các tư
liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống.
C.Mác và Ph.Ang-ghen viết: “Một khi người thợ đã bị chủ xưởng bóc lột và
2 Sđd, tr. 613.
-4-
được trả tiền cơng rồi thì anh ta lại trở thành miếng mồi cho những phần tử khác
trong giai cấp tư sản: chủ nhà cho thuê, chủ hiệu bán lẻ, kẻ cho vay nặng lãi” 3.
Giai cấp vô sản ra đời gắn liền với giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản, gắn liền với
nền sản xuất công nghiệp hiện đại và trở thành mặt đối lập, mặt phủ định của
CNTB. Cho nên giai cấp vơ sản có những phẩm chất mà các giai cấp khác
khơng có, đó là: có tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh, dân chủ tập thể, đồn
kết, tính cộng đồng cao về mặt lợi ích. “Họ tuyệt nhiên khơng có lợi ích nào tách
khỏi lợi ích của tồn thể giai cấp vơ sản” 4. Và “phong trào vô sản là phong trào
độc lập của khối đại đa số, mưu lợi ích cho khối đại đa số” 5. Vì vậy “trong cuộc
cách mạng ấy, những người vơ sản chẳng mất gì hết, ngồi những xiềng xích trói
buộc họ. Họ sẽ giành được cả thế giới” 6. Từ những đặc điểm cơ bản trên, giai
cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng nhất, là một lực lượng chính trị độc lập
đóng vai trị lãnh đạo cách mạng. C.Mác và Ph.Ang-ghen khẳng định: “Trong tất
cả các giai cấp hiện đại đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vơ sản
mới thực cách mạng, tất cả các giai cấp khác đều suy tàn, tiêu vong cùng với sự
phát triển của đại cơng nghiệp. Cịn giai cấp vơ sản là sản phẩm của bản thân
nền đại công nghiệp” 7. Các giai cấp khác, C.Mác và Ph.Ang-ghen gọi là:
“những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ đều không cách mạng mà bảo thủ.
Thậm chí, hơn thế nữa họ lại phản động” 8.
Giai cấp tư sản, trong giai đoạn đầu “đã đóng một vai trò hết sức cách
mạng trong lịch sử. Bất cứ chỗ nào mà giai cấp tư sản chiếm được chính quyền
thì nó đạp đổ những quan hệ phong kiến, gia trưởng và điền viên và tất cả nhưng
mối liên hệ phức tạp” 9. Đặc biệt, giai cấp tư sản đã tạo ra một lực lượng sản
xuất vô cùng mạnh mẽ mà bản thân nó cũng khơng lường hết được, nhờ đó xã
hội loài người phát triển nhảy vọt. “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai
3
4
5
6
7
8
9
Sđd, tr. 606.
Sđd, tr. 614.
Sđd, tr. 611.
Sđd, tr. 646.
Sđd, tr. 610.
Sđ d, tr.610.
Sđ d, tr. 599.
-5-
cấp chưa đầy một thế kỉ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ
hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” 10. Tuy nhiên giai
cấp tư sản tồn tại trên sự bóc lột giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động, nên
bản chất tư hữu bóc lột là cố hữu và không bao giờ khắc phục được. Giai cấp tư
sản cịn tạo ra và ni dưỡng các loại tệ nạn xã hội khác. Hệ tư tưởng của họ là
hệ tư tưởng tư sản, phản động, đi ngược lại lịch sử. Chính vì vậy giai cấp tư sản
khơng thể và không bao giờ là giai cấp triệt để cách mạng.
Đối với giai cấp nông dân, giai cấp đông đảo trong xã hội, nhưng họ
khơng có hệ tư tưởng độc lập. Bản chất của họ vẫn là tư hữu, manh mún, nhỏ lẻ
và họ khơng có khả năng đứng lên để tập hợp quần chúng làm cách mạng. Vì
vậy, giai cấp nông dân cũng không thể là giai cấp trung tâm của thời đại.
Đội ngũ trí thức, là một tầng lớp xã hội đặc biệt và khơng thuần nhất. Trí
thức chưa bao giờ và không bao giờ là một giai cấp. Nó khơng đại biểu cho một
phương thức sản xuất tiên tiến. Do đó trí thức khơng có hệ tư tưởng riêng. Nó
chỉ đi theo và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp mà nó phục vụ. Trí thức
khơng có lợi ích đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản. Thực tế lịch sử cho thấy,
chưa bao giờ có một tầng lớp trí thức nào có thể thay thế một giai cấp để lãnh
đạo một cuộc cách mạng xã hội thành công.
Vậy mà, các học giả tư sản, họ luôn xem thường giai cấp công nhân. Họ
cho rằng: giai cấp cơng nhân khơng tạo ra cái gì hết, nên họ khơng có gì để đấu
tranh, để làm cách mạng…. C.Mác và Ph.Ang-ghen đã đập lại mạnh mẽ những
luận điệu phản động đó. Hai ơng đã khẳng định rằng, không những giai cấp công
nhân là người đào huyệt chơn CNTB, mà giai cấp cơng nhân cịn là người có sứ
mệnh xây dựng một xã hội mới tốt đẹp nhất trong lịch sử lồi người, đó là
CNXH và CNCS.
Để thực hiện thành cơng sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vơ sản phải
giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản. Giai cấp vô sản phải tiến hành đấu
tranh bằng cuộc cách mạng vô sản chống lại giai cấp tư sản. Sứ mệnh lịch sử và
10 Sđ d, tr. 603.
-6-
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản là tất yếu khách quan. C.Mác và Ph.Ang-ghen
đã chứng minh: “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến nay (lịch sử thành
văn) chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” 11. Hai ông đã điểm lại các chế độ xã hội
có phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp, đồng thời chỉ ra mâu thuẫn cơ bản
trong các chế độ ấy. Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử C.Mác và Ph.Ang-ghen chỉ rõ: lịch sử đấu tranh giai
cấp là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Trong phương thức sản xuất TBCN, mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực
lượng sản xuất trong lòng TBCN phát triển ngày càng gay gắt, biểu hiện về mặt
xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. “Giai cấp vô sản trải
qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc đấu tranh của họ chống giai cấp
tư sản bắt đầu ngay từ lúc họ mới ra đời” 12. Vì vậy cuộc đấu tranh của giai cấp
vơ sản chống lại giai cấp tư sản là tất yếu khách quan. Cuộc đấu tranh đó sẽ dẫn
tới “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vơ sản là tất yếu như
nhau” 13.
Tính chất của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản
rất gay go, quyết liệt, bởi vì: Mục đích cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản là xoá
bỏ chế độ tư hữu TBCN , thiết lập quyền thống trị của giai cấp vô sản, xây dựng
một chế độ xã hội công bằng, văn minh, mưu cầu lợi ích cho tuyệt đại đa số
nhân dân lao động. C.Mác và Ph.Ang-ghen viết: “Đặc trưng của chủ nghĩa cộng
sản không phải là xố bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xoá bỏ sở hữu tư
sản”14. “Theo ý nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lí luận của mình
thành một luận điểm duy nhất này là: xoá bỏ chế độ tư hữu” 15, “là sự đoạn tuyệt
thống trị triệt để nhất với những quan hệ sở hữu kế thừa của quá khứ” 16. Còn “tất
cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện, hoặc
đều mưu lợi ích cho thiểu số”17.
11
12
13
14
15
16
17
Sđd, tr.596.
Sđd, tr.607.
Sđd, tr. 613.
Sđd, tr. 615.
Sđd, tr. 616.
Sđd, tr. 626.
Sđd, tr. 611.
-7-
Như vậy, xét về chất: mục đích cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản khác
hẳn tất cả các cuộc đấu tranh trước đó. Cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản xố
bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người. Đây là cuộc đấu tranh chính nghĩa, hợp
qui luật và cũng là một cuộc đấu tranh phức tạp, gay go nhất trong lịch sử.
Để giai cấp vô sản đi đến thắng lợi cuối cùng, không lặp lại vết xe đổ của
những cuộc đấu tranh trước đây, C.Mác và Ph.Ang-ghen đã chỉ ra con đường và
hình thức đấu tranh cho giai cấp vô sản là “thiết lập sự thống trị của mình bằng
cách dùng bạo lực lật đổ giai cấp tư sản” 18. Đó là một cuộc cách mạng xã hội
sâu sắc nhất, toàn diện nhất, triệt để nhất trong lịch sử nhằm “lật đổ sự thống trị
của giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản giành lấy chính quyền” 19. Và “giai cấp vô
sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy tồn bộ tư bản trong tay
giai cấp tư sản”20.
Tuy nhiên phong trào của giai cấp vô sản không phải ngay từ khi ra đời đã
giành thắng lợi. Phong trào của giai cấp vô sản phát triển từ thấp đến cao, từ đấu
tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ “tự phát” đến “tự giác”. Khi cuộc đấu
tranh đạt đến một trình độ nhất định thì nó chuyển hố thành cuộc đấu tranh
chính trị. Cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vơ sản được tiến hành bằng cuộc
cách mạng xã hội toàn diện, sâu sắc, triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Cuộc đấu tranh đó muốn đi đến thắng lợi cuối cùng, giai cấp vô sản phải
có Đảng lãnh đạo.
Khi đã giành được chính quyền, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vẫn
tiếp tục nhằm xây dựng thành công CNXH và CNCS trên phạm vi toàn thế giới.
Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp hết sức gian khổ, quyết liệt. Giai cấp tư sản
tuy đã bị lật đổ nhưng vẫn còn mang những dấu vết của những thây ma thối rữa
của xã hội cũ, như Ph.Ăng-ghen đã nói. Nó vẫn cịn tồn tại sự bất bình đẳng
trong xã hội. Chính vì vậy giai cấp vơ sản tất yếu phải thiết lập nền chun chính
vơ sản, phải tiếp tục cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện mới, với những nội
18 Sđd, tr. 612.
19 Sđd, tr. 615.
20 Sđd, tr. 626.
-8-
dung, hình thức mới thơng qua nhà nước vơ sản, thơng qua đội tiền phong của
mình-Đảng cộng sản.
3. Vai trị của Đảng cộng sản:
Từ tính chất, yêu cầu đấu tranh của giai cấp vô sản và để thực hiện sứ
mệnh lịch sử của mình, theo C.Mác và Ph.Ang-ghen, giai cấp vô sản phải thành
lập ra Đảng cộng sản. Đảng cộng sản ln trung thành với sự nghiệp, lợi ích của
giai cấp công nhân, là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp cơng nhân
hồn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Chỉ khi nào giai cấp cơng nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lí
luận của CNXH khoa học thì phong trào cơng nhân mới thực sự là một phong
trào chính trị. Lí luận của CNXH khoa học được truyền bá vào giai cấp công
nhân thông qua Đảng cộng sản. Đảng tuyên truyền, giác ngộ giai cấp cơng nhân
đứng lên làm cách mạng. Khi đó cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân mới
chuyển từ đấu tranh “tự phát”, lẻ tẻ, rời rạc sang đấu tranh “tự giác”, có tổ chức,
có lãnh đạo và cũng từ khi đó giai cấp vơ sản mới chuyển từ giai cấp “tự mình”
thành giai cấp “vì mình”. Nếu khơng, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản
cũng chỉ dừng lại ở chủ nghĩa công liên mà thôi. Cuộc đấu tranh mà giai cấp vô
sản hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình và thấy rõ sự cần thiết phải có chính đảng
lãnh đạo. C.Mác và Ph.Ang-ghen viết: Trong cuộc đấu tranh của mình, chống
quyền lực liên hợp của các giai cấp của nó, giai cấp cơng nhân chỉ khi được tổ
chức thành một chính đảng độc lập đối lập với tất cả các chính đảng cũ do các
giai cấp của nó lập nên, thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp.
Việc tổ chức giai cấp cơng nhân thành một chính đảng là cần thiết để bảo đảm
thắng lợi của cách mạng xã hội và thắng lợi của mục đích cuối cùng của nó là:
thủ tiêu các giai cấp. Cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định
và sáng suốt, có đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của
tồn giai cấp và tồn bộ phong trào để giai cấp cơng nhân có thể hồn thành sứ
mệnh lịch sử của mình.
-9-
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội-giai cấp của Đảng, là nguồn bổ sung
lực lượng cho Đảng. Đảng là lãnh tụ chính trị, đội tiền phong, bộ tham mưu
chiến đấu của giai cấp, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí
tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc. Giữa Đảng và giai cấp cơng nhân có
mối liên hệ hữu cơ, khơng thể tách rời. Những đảng viên của Đảng có thể khơng
phải là công nhân, nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này. Với một Đảng cộng sản
chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp. Đảng với
giai cấp là thống nhất. Nhưng Đảng là người có trình độ lí luận và tổ chức cao
nhất để lãnh đạo giai cấp và dân tộc; vì thế khơng được lẫn lộn Đảng với giai
cấp, Đảng phải là đội tiền phong của giai cấp. C.Mác và Ph.Ang-ghen khẳng
định: tính tiền phong của Đảng phải được thể hiện tồn diện cả về chính trị, tư
tưởng và tổ chức; cả về lí luận và thực tiễn; cả về tư tưởng và hành động. Đảng
đem lại giác ngộ cho toàn bộ giai cấp, sức mạnh đồn kết, nghị lực cách mạng,
trí tuệ và hành động cách mạng của toàn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lơi cuốn tất cả
các tầng lớp nhân dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo
đường lối của Đảng nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
Thực tiễn từ giữa thế kỉ XIX, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp
tư sản ngày càng gay gắt làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
phát triển mạnh mẽ ở nhiều nơi. Ph. Ang-ghen viết: Từ những năm 1840 trở đi,
lại bắt đầu những phong trào chống lại chế độ hiện hành. Tiêu biểu là các phong
trào: Khởi nghĩa của công nhân dệt Li-on ở Pháp (1831); Khởi nghĩa của công
nhân dệt Xi-lê-di ở Đức (1844); Phong trào Hiến chương ở Anh (từ 1838-1848)
… Những phong trào này mang một sắc thái chính trị rõ rệt, đó là ý thức giành
chính quyền và xoá bỏ chế độ tư hữu. Nhưng các phong trào đều bị thất bại, bị
đàn áp. Bởi vì, theo C.Mác và Ph.Ang-ghen “tất cả những phong trào lịch sử, từ
trước đến nay đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đề mưu lợi ích cho thiểu số” 21.
Nguyên nhân lớn nhất, theo C.Mác và Ph.Ang-ghen là do các phong trào đều “tự
21 Sđd, tr. 611.
- 10 -
phát” và thiếu một lí luận cách mạng dẫn đường, chưa có một lãnh tụ cách
mạng kiệt xuất và chưa có một tổ chức chính Đảng của giai cấp công nhân với
tư cách là đội tiền phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp
lãnh đạo phong trào.
Từ những vấn đề về lí luận và thực tiễn ở trên, khẳng định: Tư tưởng của
C.Mác và Ph.Ang-ghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tác
phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là hết sức đúng đắn và khoa học. Không
phải ngay từ đầu C.Mác và Ph.Ang-ghen, do ý muốn chủ quan của mình mà gán
cho giai cấp cơng nhân có vai trị sứ mệnh lịch sử là người đào huyệt chơn
CNTB, xây dựng thành cơng CNXH và CNCS. Chính C.Mác và Ph.Ang-ghen
đã đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, xuất phát từ cơ sở kinh tế để nghiên cứu
quá trình phát sinh, phát triển của CNTB. Hai ông đã đi sâu nghiên cứu mâu
thuẫn cơ bản trong các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử để tìm ra lực lượng
đóng vai trị trung tâm có khả năng lật đổ giai cấp tư sản trong hình thái kinh tế
TBCN, đó là giai cấp vơ sản. Có thể nói, đây chính là cơng lao to lớn, vĩ đại có ý
nghĩa lịch sử của C.Mác và Ph.Ang-ghen. Hai ông đã vạch rõ cho giai cấp vô
sản ở tất cả các nước thấy được vai trò, nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử của họ là
người có khả năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác để đào huyệt chôn CNTB.
Như vậy học thuyết Mác đã làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vơ sản.
Chính vai trị lịch sử toàn thế giới và địa vị lãnh đạo của giai cấp cơng nhân,
chính việc thực hiện những mục tiêu cao cả của giai cấp công nhân trong cuộc
đấu tranh cách mạng xoá bỏ nền thống trị của giai cấp tư sản đã quyết định tính
tất yếu khách quan và sự cần thiết phải thành lập chính đảng cách mạng của giai
cấp vơ sản và chỉ khi có Đảng lãnh đạo, giai cấp công nhân mới thực hiện được
sứ mệnh lịch sử của mình.
4. Ý nghĩa của tác phẩm:
“Tun ngơn của Đảng cộng sản” đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác,
là cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,
- 11 -
đặt nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của các Đảng cộng sản
trên toàn thế giới.
Tác phẩm đã chỉ ra những vấn đề hết sức cơ bản về qui luật giai cấp, đấu
tranh giai cấp, nhất là đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân, tính tất
yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản với giai cấp tư sản.
Tác phẩm cịn chỉ ra những thuộc tính cơ bản và những nguyên lí xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, chỉ ra mục đích, chiến lược, sách lược
và phương pháp, con đường cách mạng của giai cấp vô sản.
Đây là một tác phẩm thiên tài, kết hợp nhuần nhuyễn nhiều quan điểm:
triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, xây dựng đảng với
kiến thức và văn phong uyên bác của C.Mác và Ph.Ang-ghen.
Giá trị tư tưởng, lí luận, khoa học, nhân văn của Tuyên ngôn vô cùng to
lớn, sâu sắc, đến nay vẫn cịn ngun giá trị cả về lí luận và thực tiễn.
Thái độ đối với tác phẩm đánh giá là người Mác xít chân chính với những
kẻ giả danh Mác xít.
Những tư tưởng của Tun ngơn có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
4. Ý nghĩa trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay :
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” là cương lĩnh chính trị cho các Đảng
cộng sản nói chung và Đảng ta nói riêng. Tư tưởng về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp công nhân trong tác phẩm không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho
hành động. Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng
tạo những ngun lí đó vào điều kiện cụ thể của nước ta và đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Đảng ta khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co;
song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là qui luật
tiến hố của lịch sử” 22. Để xây dựng thành công CNXH và CNCS ở Việt Nam,
22 Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Nxb ST, H.1991,Tr. 8.
- 12 -
sứ mệnh lịch sử đó khơng ai khác đó là giai cấp cơng nhân Việt Nam, mà “động
lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết tồn dân trên cơ sở liên minh
giữa cơng nhân với nơng dân và trí thức do Đảng lãnh đạo” 23.
Giai cấp cơng nhân Việt Nam sinh ra trong lịng dân tộc, có truyền thống
đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm. Mặc dù giai cấp cơng nhân số lượng
ít, trình độ nghề nghiệp thấp, cịn mang nhiều tàn dư của tập quán nông dân,
song giai cấp công nhân Việt Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trị
lãnh đạo cách mạng và đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh, trước khi có
Đảng (năm 1930) chưa bao giờ có một giai cấp, một tầng lớp nào đứng lên lãnh
đạo một cuộc cách mạng thành cơng. Chỉ có giai cấp cơng nhân Việt Nam thơng
qua chính Đảng của mình đã đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi.
Trong giai đoạn hiện nay, công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên
CNXH, chúng ta chủ trương thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng
CNXH. Đội ngũ công nhân Việt Nam đang ngày càng phát triển cả về số lượng
và chất lượng. Họ bao gồm những những người lao động chân tay và lao động
trí óc hoạt động sản xuất trong các ngành công nghiệp và dịch vụ công nghiệp
thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, hay thuộc khu vực tư nhân, hợp
tác liên doanh với nước ngồi. Họ hình thành một giai cấp công nhân thống nhất
đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến, thông qua Đảng cộng sản Việt
Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đang
lãnh đạo cơng cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ là lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng
và Nhà nước ta, là hạt nhân vững chắc trong liên minh cơng nhân-nơng dân-thí
thức, nền tảng của khối đại đồn kết dân tộc.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, giai cấp cơng nhân Việt Nam
số lượng cịn ít; trình độ văn hố, tay nghề thấp; chưa được rèn luyện nhiều
trong nền cơng nghiệp hiện đại; cịn mang nhiều tàn dư của tập quán nông dân…
23 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội ĐBTQ lần thư IX, Nxb CTQG, H.2001,Tr. 23.
- 13 -
mà nguồn gốc sâu xa là do trình độ phát triển kinh tế chưa cao của nước ta trong
thời kì q độ. Nhưng điều đó khơng thể là lí do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân Việt Nam.
Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy
(Khoá VII), một Nghị quyết trực tiếp nói về cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và
vấn đề xây dựng phát triển giai cấp công nhân, đã chỉ rõ phương hướng xây
dựng giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là: “Cùng với q
trình phát triển cơng nghiệp và cơng nghệ theo xu hướng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác
ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn, tay nghề
cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo cơng nghệ mới, lao động đạt năng suất,
chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm trịn sứ mệnh lịch sử của mình” 24.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đã thu được nhiều
thành tựu to lớn. Giai cấp công nhân đang đi đầu trong việc xây dựng xã hội
mới, nhằm thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ,
văn minh. Đó là bằng chứng không thể chối cãi về năng lực lãnh đạo của giai
cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là Đảng cộng sản Việt Nam.
Để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, đáp ứng
u cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trong thời kì mới,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đặc biệt quan tâm phương
hướng xây dựng giai cấp công nhân, Đại hội chỉ rõ: “Đối với giai cấp công nhân,
coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh
chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện “trí thức hố cơng nhân”,
nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất,
chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng
trong thời kì mới” 25.
24 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy, BCHTU khoá VII,, Nxb ST,
H.1994, Tr. 98.
25 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội ĐBTQ lần thư IX, Nxb CTQG, H.2001,Tr.
124,125.
- 14 -
Từ bản thân giai cấp công nhân đến mỗi người công nhân cần thường
xuyên vươn lên, trưởng thành về các mặt: chính trị, tư tưởng, lập trường giai
cấp, văn hoá, khoa học kĩ thuật, tay nghề. Các tổ chức nghiệp đồn, cơng đồn,
cần thường xun phát triển vững mạnh ngay trong q trình sản xuất cơng
nghiệp hiện đại để làm trịn sứ mệnh lịch sử của mình.
Ngày nay, CNTB đang có sự điều chỉnh để thích nghi, nhất là trong quan
hệ phân phối, đã làm cho khơng ít người lầm tưởng rằng: CNTB đã thay đổi bản
chất và khơng cịn mâu thuẫn giai cấp, khơng cịn đấu tranh giai cấp. Đó là quan
điểm hết sức phản động nhằm lừa bịp giai cấp công nhân và nhân dân lao động
tiến bộ. Mặc dù CNTB đang có sự điều chỉnh thích nghi nhưng bản chất tư hữu
bóc lột của CNTB khơng bao giờ thay đổi. Hoặc có quan điểm cho rằng, thời đại
ngày nay là thời đại của khoa học cơng nghệ, máy móc thay thế lao động của
con người vì vậy giai cấp cơng nhân đã hết vai trị sứ mệnh lịch sử … Đồng thời
kẻ thù của CNXH và bọn cơ hội, xét lại đang ra sức phủ nhận học thuyết MácLênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân nói chung, giai cấp cơng nhân
Việt Nam nói riêng và vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản. Theo họ, giai cấp
công nhân ngày nay đã “teo đi”, đã “tan biến” vào các giai tầng xã hội khác; địa
vị kinh tế-xã hội của công nhân đã thay đổi nhiều, phần đông trong giai cấp công
nhân này đã “trung lưu hố” và có cổ phần trong xí nghiệp, nên giai cấp cơng
nhân khơng có tinh thần cách mạng như trước, khơng cịn đóng vai trị lãnh đạo
cách mạng trong cuộc đấu tranh chống CNTB v.v. Chủ nghĩa Mác-Lênin khơng
quan niệm một giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng vì nó nghèo khổ nhất.
Mưu toan đem sự nghèo khổ để luận giải sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
là sự xuyên tạc trắng trợn những nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lênin. Sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam được thực hiện thơng qua chính Đảng
của mình, đó là Đảng cộng sản Việt Nam.
Thực tế Đảng cộng sản ở các nước ở Đơng Âu và Liên Xơ sụp đổ khơng
phải vì bản thân CNXH khoa học, mà vì Đảng cộng sản ở các nước đó đã phạm
nhiều sai lầm, trong đó có sự mơ hồ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- 15 -
và đặt Đảng cộng sản ngồi vịng pháp luật, thực chất là từ bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản đối với giai cấp công nhân. Càng khơng phải ở chỗ giai cấp
cơng nhân mất vai trị lịch sử thế giới. Cũng qua đó đã chứng minh quan điểm
đúng đắn của Đảng ta: mọi thành công hay thất bại của cách mạng vô sản đều
bắt nguồn từ sự lãnh đạo của đảng, bất cứ nơi nào, lúc nào, đảng nào vận dụng
chủ nghĩa Mác-Lênin một cách giáo điều, máy móc, duy ý chí, vi phạm ngun
lí về đảng của giai cấp cơng nhân, thì nhất định trước sau đảng đó sẽ phạm sai
lầm, đội ngũ đảng bị chia rẽ, mất uy tín trước quần chúng và có thể đưa cách
mạng đến thất bại nặng nề.
Trung thành và vận dụng sáng tạo “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” vào
đặc điểm cụ thể của nước ta. Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập và rèn luyện đã trải qua nhiều thử thách, thực sự là một Đảng
Mác-Lênin vững mạnh, một đội ngũ kiên cường trong phong trào cộng sản quốc
tế.
Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch và bọn cơ hội xét lại
đang tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam. Chúng đòi Nhà nước ta phải bỏ điều 4 trong Hiến pháp; địi đa ngun, đa
đảng … thực chất đó là những âm mưu hết sức nham hiểm trong chiến lược
“diễn biến hồ bình” của chúng. Vì vậy việc nghiên cứu nắm vững thực chất sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam, tăng cường xây dựng bản chất
giai cấp cơng nhân Đảng ngang tầm với địi hỏi của thời kì mới, đó cũng là q
trình đấu tranh cho thắng lợi của “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” trên một
nước ngày càng có một vị trí quan trọng trong phong trào cộng sản quốc tế. Do
đó thắng lợi của cách mạng nước ta trong cả hai giai đoạn cách mạng sẽ góp
phần khơng nhỏ vào thắng lợi của Tun ngơn trên tồn thế giới.
Ngày nay, qn triệt tư tưởng của Tuyên ngôn về sứ mệnh lịch sử của giai
cấp cơng nhân địi hỏi Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao
hơn nữa năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình để ln xứng đáng là đội
tiền phong của giai cấp công nhân. Đại hội IX của Đảng chủ trương: “Trong
- 16 -
những năm tới, toàn Đảng phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết về
xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII về xây dựng,
chỉnh đốn Đảng” 26, làm cho Đảng ta thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi cuối cùng.
Cùng với việc xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, Quân đội nhân
dân Việt Nam là công cụ bạo lực sắc bén, là lực lượng chính trị, lực lượng chiến
đấu trung thành và tin cậy của Đảng và Nhà nước XHCN và của nhân dân.
Chúng ta phải tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng
với quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn mang bản chất giai cấp công nhân,
trung thành tuyệt đối với Đảng với nhà nước trong mọi tình huống, hồn thành
xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Tổ quốc và nhân dân giao phó.
26, Đảng cộng sản, Văn kiện đại hội ĐBTQ lần thư IX, Nxb CTQG, H.2001, tr.53.