Tải bản đầy đủ (.pdf) (344 trang)

Một số vấn đề về lời nguyền tiền mặt: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.91 MB, 344 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản
GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
Biên tập nội dung:

ThS. CÙ THỊ THUÝ LAN
ThS.NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
NGUYỄN MINH HÀ
ThS. NGUYỄN VIỆT HÀ

Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

PHẠM TH LIỄU
LÊ MINH ĐỨC
NGUYỄN MINH HÀ
BÍCH LIỄU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/23-23/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 435-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021.
Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021.
Mã ISBN: 978-604-57-6908-9.



Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam


Rogoff, Kenneth S.
Lời nguyền tiền mặt : Sách tham khảo / Kenneth S. Rogoff ; Tuấn
Trung dịch. - Tái bản. - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 460tr. ; 21cm
ISBN 9786045766798
1. Tài chính 2. Tiền tệ 3. Sách tham khảo
332.4 - dc23
CTH0705p-CIP




LỜI NHÀ XUẤT BẢN

T

iền tệ có vai trị vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế
thế giới. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhiều phương
thức giao dịch, thanh toán mới, hiện đại ra đời, tác động đáng
kể đến vai trò của tiền tệ, đặc biệt là tiền giấy mệnh giá lớn,
khơng chỉ trong đời sống kinh tế tồn cầu mà cịn cả về chính
trị, an ninh xã hội,... Các nhà kinh tế học, các nhà nghiên cứu
hay chuyên gia tài chính đang có những cuộc tranh luận chưa
có hồi kết về việc có nên xây dựng một xã hội khơng tiền giấy
(hay cịn gọi là tiền mặt) hay khơng.
Kenneth S. Rogoff - giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard là một trong những người đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết để nghiên cứu, phân tích cũng như phản biện các ý kiến
trái chiều về chủ đề trên. Và cuốn sách Lời nguyền tiền mặt
chính là thành quả tuyệt vời của ông. Cuốn sách được xuất
bản lần đầu tiên năm 2016 và nhận được phản hồi tích cực từ
các chuyên gia kinh tế và bạn đọc trên thế giới bởi những lập

luận chặt chẽ dựa trên các sự kiện, số liệu thực tế, qua đó đánh
giá vai trị của tiền mặt trong nền kinh tế hiện đại cũng như
tầm quan trọng của nó đối với chính sách tiền tệ của các quốc
gia, đặc biệt là Mỹ.
Theo Rogoff, một trong những ưu điểm của tiền giấy là bảo
đảm tính riêng tư. Những thành phần tội phạm như buôn lậu
ma túy, trốn thuế, hay các quan chức chính phủ nhận hối lộ,
hoạt động tiếp tay cho khủng bố, cũng như nhiều hành vi bất
chính khác cũng mong muốn sự riêng tư này. Do đó, tiền giấy,

5


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

đặc biệt là tiền mệnh giá lớn chính là một cơng cụ hỗ trợ cho tội
phạm và việc loại bỏ tiền giấy mệnh giá lớn được cho là một giải
pháp hữu hiệu để giảm thiểu tội phạm và tăng doanh thu thuế.
Cuốn sách cũng đề cập vấn đề lãi suất âm, “giới hạn gần 0”
ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế vĩ mô; lãi suất âm đối
với mục tiêu lạm phát cao hơn, GDP danh nghĩa, chính sách tài
khóa,..; việc áp dụng lãi suất âm là giải pháp tích cực hay tiêu
cực để giải quyết các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương
lai,... Câu trả lời cho các vấn đề này sẽ được cụ thể hóa trong nội
dung cuốn sách. Ngồi ra, cuốn sách cung cấp thêm thông tin
về chế độ bản vị vàng trong lịch sử cũng như tìm hiểu và cập
nhật tình hình tiền kỹ thuật số trong thời đại hiện nay. Những
vấn đề trong nội dung cuốn sách không mới đối với các nhà kinh
tế học và thành cơng của Rogoff chính là dưới ngịi bút của ơng,
ngay cả những người “ngoại đạo” cũng có thể hiểu được vấn đề.

Để bạn đọc có thể hiểu hơn về tình hình kinh tế thế giới, về
tiền và vai trò của tiền trong vận hành hệ thống tài chính đạt
hiệu quả cao, trong vấn đề trốn thuế, tội phạm và an ninh,...
sau lần xuất bản đầu tiên năm 2019, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia Sự thật tái bản cuốn sách Lời nguyền tiền mặt
của Giáo sư Kenneth S. Rogoff, Đại học Harvard. Mặc dù nội
dung cuốn sách dựa trên những đặc điểm, tình hình của nền
kinh tế phương Tây nhưng đây chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu
tham khảo có giá trị cho các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch
định chính sách và bạn đọc theo học chuyên ngành kinh tế, tài
chính cũng như những người quan tâm đến vấn đề này.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 4 năm 2021
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6


LỜI MỞ ĐẦU

C

uốn sách đề cập một vấn đề có vẻ vơ vị theo kiểu ngớ
ngẩn, một điều khó chịu nhỏ nhặt hơn là một lời

nguyền. Tuy nhiên, tôi vẫn sẽ cố gắng thuyết phục bạn đọc
rằng tiền giấy (tiền mặt) chính là nhân tố trọng tâm của
một số vấn đề tài chính cơng và tiền tệ khó kiểm sốt hiện
nay. Và việc loại bỏ hầu hết tiền mặt có thể giúp ích nhiều

hơn những gì bạn nghĩ.
Cũng dễ hiểu khi bạn đọc thường nghĩ rằng các nhà
kinh tế tiền tệ lúc nào cũng lo lắng về tiền giấy, và phải có
vơ số những cuốn sách học thuật đồ sộ về vấn đề này. Điều
này có vẻ viển vơng. Thật vậy, phần lớn các nhà kinh tế học
hàn lâm hay chính sách đều có xu hướng coi tiền giấy như
một vật thứ yếu, không phù hợp với hệ thống ngân hàng và
tài chính cơng nghệ cao của thế giới ngày nay. Các mơ hình
kinh tế vĩ mơ hiện đại của Keynes thường hạ thấp vai trò
của tiền mặt hoặc loại bỏ hồn tồn tiền mặt; đơn giản vì
việc phải phân tích chúng là quá phiền phức. Phần lớn các
chuyên gia về chính sách tiền tệ khơng muốn dính dáng
đến tiền giấy, vì họ tin rằng tiền giấy hết sức nhàm chán và
không quan trọng.
Ngay cả các ngân hàng trung ương cũng không quan
tâm nhiều đến tiền mặt, mặc dù các tổ chức của họ kiếm
được hàng chục tỷ đơla chính từ việc cung cấp món hàng này.
7


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

Các thành viên hội đồng có thể vui vẻ dành ra hàng giờ
đồng hồ để thảo luận về những chi tiết nhỏ nhặt của chính
sách lãi suất và những ảnh hưởng của chính sách này đến
vấn đề lạm phát và thất nghiệp. Nhưng họ chẳng hề quan
tâm đến vấn đề phát hành tiền mặt, ngoại trừ những thời
điểm cần phải nghĩ về các báo cáo kết quả kinh doanh. Mà
ngay cả khi đó, họ cũng sẽ chẳng mấy hứng thú. Trong
thâm tâm, hầu hết ngân hàng trung ương đều tin rằng

mục tiêu chính của họ là giúp điều chỉnh nền kinh tế đi
theo con đường tăng trưởng và giá cả ổn định chứ không
phải là kiếm tiền.
Đúng vậy, tiền mặt đã được để tâm hơn trong những
năm gần đây vì các ngân hàng trung ương lo ngại nhiều
hơn về việc họ có thể đẩy sâu mức lãi suất âm đến đâu, vì
ngân khố quốc gia của các chính phủ nợ nần chồng chất
ngày càng thèm muốn các khoản thu thuế, vì các cơ quan
an ninh cố gắng ngăn chặn sớm những mối đe dọa khủng
bố và vì các cơ quan tư pháp tìm cách đối phó với các tổ
chức tội phạm trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhưng phần lớn các nhà hoạch định chính sách vẫn xem
tiền giấy như một thứ bất biến trong đời sống, từ đó kiềm
chế tham vọng nhằm giảm thiểu bất kỳ vấn đề nào mà
tiền giấy gây ra. Ngay cả các học giả, những người lẽ ra
phải nghĩ rộng hơn, cũng chỉ tập trung chú ý vào các ý
tưởng chính sách phức tạp và rủi ro để giải quyết chính
sách tiền tệ khơng hiệu quả khi lãi suất bằng 0 chứ không
đặt câu hỏi làm thế nào vấn đề này có thể được giải quyết
triệt để.
8


LỜI MỞ ĐẦU

Và đó chính xác là điều tơi muốn đề xuất ở đây. Tại
sao không loại bỏ hẳn tiền giấy? Hay chính xác là, tại sao
khơng chấm dứt dần việc sử dụng hầu hết tiền giấy, cẩn
trọng thực hiện quá trình chuyển đổi cực kỳ chậm rãi và
từng bước, giải quyết các vấn đề về tiếp cận dịch vụ tài

chính thơng qua thẻ ghi nợ được trợ cấp, giữ lại vơ thời hạn
tiền mệnh giá nhỏ, và có thể cuối cùng sẽ thay thế bằng hệ
thống chỉ dùng tiền xu.
Giải pháp này nghe có vẻ đơn giản, và mọi người cũng
có thể đặt câu hỏi vì sao phải cần cả một cuốn sách để thảo
luận về nó. Nhưng việc giải quyết nghiêm túc ý tưởng này sẽ
đưa chúng ta đến một cuộc hành trình rộng lớn trên tất cả
phương diện mà tiền giấy tác động đến cuộc sống của chúng
ta, cụ thể có, thực tế có, thậm chí cịn vơ cùng trừu tượng.
Mặc dù có rất nhiều cách để cường điệu hóa và chính trị hóa
chủ đề này, nhưng tơi vẫn cố gắng duy trì giọng điệu cân
bằng xun suốt cuốn sách, từ đó nêu bật cả những thuận lợi
và rủi ro. Đây không phải một nhiệm vụ dễ dàng, vì có khơng
ít chủ đề gây nhiều cảm xúc. Chẳng hạn, có những vấn đề
mà người này coi là nhập cư bất hợp pháp, nhưng người khác
có thể coi là một cơ chế tị nạn cho những người chạy trốn
khỏi sự đàn áp ngược đãi và nghèo đói cùng cực. Đâu là ranh
giới giữa quyền thi hành luật thuế của chính phủ và quyền
riêng tư của cơng chúng? Bất chấp việc độc giả có định kiến​​
ban đầu ra sao, tôi e rằng nhiều người sẽ nhận thấy mức độ
nghiêm trọng của những sự thật được trình bày trong cuốn
sách này, và nhiều lập luận về việc duy trì hình thức hiện
nay của tiền giấy là thiển cận và kém thuyết phục.
9


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

Tôi hy vọng rằng hầu hết độc giả sẽ thấy cuốn sách
tương đối dễ tiếp cận. Khi cần giải quyết một số vấn đề

chuyên ngành hơn, tôi đã cố gắng đề cập rõ ràng và đơn
giản nhất có thể, trong đó các tài liệu kỹ thuật thực sự cần
thiết đều được chuyển xuống các chú thích và chủ đề trong
phụ lục. Vai trò tương lai của tiền mặt trong xã hội của
chúng ta là một đề tài rất quan trọng, khơng thể để chìm
trong góc tối nhỏ bé của kinh tế học tiền tệ. Tôi tin rằng
khi đọc hết cuốn sách này, độc giả sẽ thấy rằng đề tài về
tiền giấy không hề vô vị và chắc chắn không phải là vấn
đề thứ yếu.

10


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

L

iệu đã đến lúc chính phủ của các nước phát triển bắt
đầu chấm dứt việc sử dụng tiền giấy (tiền mặt), có thể
là ngoại trừ tiền mệnh giá nhỏ, tiền xu, hoặc cả hai? Một
loạt các vấn đề kinh tế, tài chính, triết học, và thậm chí
là đạo đức đều nằm trong câu hỏi tương đối đơn giản này.
Trong cuốn sách này, tôi cho rằng, về cân bằng, câu trả lời
là “có”. Thứ nhất, việc gây khó khăn hơn cho các khoản
thanh tốn lớn, thường xuyên và ẩn danh sẽ có tác động
đáng kể đến việc ngăn cản trốn thuế và gian lận thuế; thậm
chí chỉ một tác động vừa phải cũng đủ lý lẽ ủng hộ việc loại
bỏ hầu hết tiền giấy. Thứ hai, như tôi vẫn lập luận, loại bỏ

tiền giấy là biện pháp đơn giản và khôn khéo nhất để dọn
đường cho các ngân hàng trung ương kêu gọi các chính sách
lãi suất âm khơng hạn chế nếu họ rơi vào tình trạng “lãi
suất ngắn hạn về gần mức 0”. Lãi suất tín phiếu kho bạc
khơng thể giảm xuống q sâu dưới mức 0, chính bởi vì mọi
người ln có phương án giữ tiền giấy với mức lãi suất ít
nhất cũng bằng 01.

1. Ví dụ, xem Rogoff (2014), được xây dựng dựa trên Rogoff
(1998a) và dự đốn các ý tưởng chính ở đây. Tôi cũng đã đưa ra
những lập luận này trong bài bình luận độc lập.

11


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

Mặc dù về nguyên lý, việc loại bỏ tiền mặt và kêu gọi
lãi suất âm là những chủ đề có thể được nghiên cứu riêng
biệt, nhưng trong thực tế, hai vấn đề này lại có liên quan
mật thiết. Nói một cách chính xác, hầu như khơng thể nghĩ
đến việc loại bỏ triệt để tiền giấy mà không thừa nhận rằng
các ngân hàng trung ương sẽ dễ mắc phải cám dỗ bước qua
cánh cửa mở ra lãi suất âm khơng hạn chế. Xét cho cùng,
thậm chí ngày nay khi ngưỡng cửa lãi suất âm mới chỉ mở
ra một chút, một số ngân hàng trung ương lớn (bao gồm
Ngân hàng Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu)
cũng đã cố bước một chân qua. Do đó, điều quan trọng là
phải xem xét việc loại bỏ tiền mặt và phát triển chính sách
lãi suất âm một cách thống nhất.

Ý tưởng cắt giảm mạnh lượng tiền giấy khổng lồ của
thế giới dường như chỉ là ảo tưởng khi lần đầu tiên tôi đề
xuất loại bỏ tiền mệnh giá lớn cách đây gần hai thập kỷ,
một ý tưởng bắt nguồn từ Henry (năm 1976)1. Đó là một bài
học thuật khơng mấy nổi bật về một đề tài ít được biết đến
trên một tạp chí tương đối ít tiếng tăm, nhưng ý tưởng kỳ
quặc và điên rồ đó về việc loại bỏ tờ 100 USD lại lọt vào mắt
xanh của nhà văn Sylvia Nasar2 của tờ New York Times
(tác giả của cuốn A Beautiful Mind (Tạm dịch: Một tâm hồn
1. Rogoff (1998a). Henry (1980) lập luận ủng hộ loại bỏ tờ 100 USD
và 50 USD cũ.
2. Sylvia Nasar, “Crime’s Newest Cash of Choice”, New
York Times, ngày 28/4/1998, có thể xem tại imes.
com/1998/04/26/weekinreview/ideas-trends-crime-s-newest-cashof-choice.html.

12


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

đẹp)). Tiếp đó, đến lượt bài báo của bà thu hút được sự chú ý
của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Robert Rubin, người đã nêu
vấn đề này với nhân viên của mình. Trong nỗi thất vọng
tràn trề, sau đó tơi được biết Rubin khơng tập trung chính
vào lập luận của tơi về việc loại bỏ tồn bộ tiền mệnh giá
lớn (ví dụ từ 50 USD trở lên). Thay vào đó, tơi phỏng đốn
kế hoạch phát hành tờ 500 euro mới (tương đương khoảng
570 USD) có thể sẽ thách thức sự thống trị của tờ 100 USD
trong nền kinh tế ngầm toàn cầu. Cả ảnh hưởng của tờ 100
USD đến chính sách cũng khơng cịn.

Tơi vẫn nghĩ trọng tâm của tơi là đúng1. “Lợi nhuận”
mà các chính phủ thu được nhờ việc mù quáng đáp ứng nhu
cầu về tiền mặt là quá nhỏ so với những thiệt hại từ việc
sử dụng tiền mặt, đặc biệt là tiền mệnh giá lớn, đẩy mạnh
hoạt động bất hợp pháp. Tác động của việc cắt giảm tiền
giấy chỉ riêng với nạn trốn thuế đã có thể bù đắp khoản lợi
nhuận bị mất đi từ việc in ​​tiền giấy, ngay cả nếu nạn trốn
thuế chỉ sụt giảm 10-15%. Tác động đối với hoạt động bất
hợp pháp thậm chí có thể cịn quan trọng hơn.
Khơng mấy ai nghi ngờ về vai trò chủ đạo của tiền mặt
đối với hàng loạt hoạt động phạm pháp, trong đó có bn
lậu ma túy, kiếm tiền phi pháp, tống tiền, tham nhũng,
buôn bán người, và tất nhiên là cả rửa tiền. Sự thật về tiền
mệnh giá lớn được sử dụng cho hoạt động phi pháp nhiều
hơn hoạt động hợp pháp từ lâu đã phổ biến trên truyền hình,
1. Tơi tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này trong khi giữ cương
vị nhà kinh tế trưởng tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (ví dụ, Rogoff, 2002),
nhưng vẫn khơng có nhiều người ủng hộ.

13


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

phim ảnh và văn hóa đại chúng1. Tuy vậy, các nhà hoạch
định chính sách lại quá chậm chạp thừa nhận thực tế này.
Tiền mặt cũng đóng vai trò trung tâm trong vấn đề nhập
cư trái phép đang gây phiền tối cho các quốc gia như Mỹ.
Thật khó tin khi một số chính trị gia lại nghiêm túc bàn về
việc xây dựng hàng rào biên giới khổng lồ, nhưng dường như

không ai nhận ra một biện pháp nhân đạo và hiệu quả hơn
nhiều, đó là gây khó khăn cho các nhà tuyển dụng của Mỹ
khi họ muốn dùng tiền mặt để trả lương ngoài sổ sách cho
những lao động trái phép và thường thấp hơn mức lương tối
thiểu. Thị trường việc làm là “thỏi nam châm” lớn giúp thúc
đẩy tồn bộ q trình. Nhìn chung, tiền mặt là công cụ để
nhà tuyển dụng “lách” các quy định về việc làm và tránh các
khoản đóng góp cho chương trình An sinh xã hội.
Tất nhiên, mọi kế hoạch cắt giảm mạnh việc sử dụng
tiền mặt đều cần cung cấp tài khoản thẻ ghi nợ cơ bản được
trợ cấp đặc biệt cho các cá nhân có thu nhập thấp và sau đó
có thể là cả điện thoại thơng minh cơ bản. Một số quốc gia
như Thụy Điển và Đan Mạch đã làm như vậy và nhiều quốc
gia khác cũng đang cân nhắc các bước thực hiện tương tự.
Một ý tưởng đơn giản để khởi động quá trình này là tạo lập
các tài khoản ghi nợ mà thơng qua đó tất cả khoản chuyển
giao thu nhập của chính phủ được thực hiện. Cung cấp dịch
vụ tài chính vẫn sẽ là chính sách cơng hiệu quả dù có loại bỏ
tiền mặt hay khơng. Trong bất kỳ trường hợp nào, kế hoạch
chi tiết mà tôi đề xuất trong cuốn sách này vẫn là duy trì
1. Ví dụ, bộ phim All about the Benjamins được phát hành năm
2002 (diễn viên chính là Ice Cube). Tên phim nói đến Benjamin
Franklin, người xuất hiện trên tờ 100 USD.

14


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

lưu thông tiền mệnh giá nhỏ trong một thời gian dài (có

thể là vơ thời hạn), qua đó sẽ giải quyết phần lớn lo ngại về
thanh toán hằng ngày cho hầu hết mọi người. Loại bỏ tiền
mệnh giá nhỏ (lý tưởng nhất là sau này chuyển đổi sang
tiền xu hơi nặng) cũng sẽ giải quyết một số lo ngại cảm tính
về an ninh, quyền riêng tư và tình huống khẩn cấp.
Những người cho rằng thẻ ghi nợ, thanh toán qua điện
thoại di động và tiền ảo đã chơn vùi tiền mặt thì họ đã lầm
tưởng hơn bao giờ hết. Nhu cầu cho hầu hết các loại tiền
giấy của các nước phát triển vẫn tăng đều đặn trong hơn
hai thập kỷ qua. Nghe thì có vẻ khó tin, nhưng tính đến
cuối năm 2015, có 1,34 nghìn tỷ USD là do các đối tượng
bên ngồi ngân hàng nắm giữ, tương đương 4.200 USD
trơi nổi ngồi thị trường tính trên mỗi đàn ơng, phụ nữ
và trẻ em ở Mỹ. Quy mô của hầu hết các loại tiền tệ ở các
nước phát triển nhìn chung là tương đồng. Thật khó tin
là, phần lớn số tiền mặt khổng lồ này lại là tiền mệnh giá
cao, những tờ tiền mà hầu hết chúng ta khơng mang trong
ví, như tờ 100 USD, tờ 500 euro (tương đương khoảng 570
USD hiện nay), và tờ 1.000 franc Thụy Sĩ (tương đương
khoảng hơn 1.000 USD). Gần 80% lượng cung tiền của Mỹ
cũng có mệnh giá 100 USD. Liệu bao nhiêu có đủ 34 tờ 100
USD trong ví, trong hộp tiết kiệm, hay trong ơtơ, nếu giả sử
tổng số tiền mặt đó (1,34 nghìn tỷ USD) chia đều cho mỗi
cá nhân? Và con số này là tính trên mỗi đàn ơng, phụ nữ
và trẻ em, vì vậy một gia đình có bốn người sẽ cần nắm giữ
13.600 USD tiền mặt, trong đó tồn bộ là tờ 100 USD, đó
là cịn chưa tính đến lượng tiền có mệnh giá nhỏ hơn. Các
kho bạc và ngân hàng trung ương thường xuyên kiếm được
15



LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

hàng tỷ đôla từ việc in tiền mệnh giá lớn, nhưng khơng ai
biết chính xác phần lớn số tiền đó trơi nổi ở đâu và được sử
dụng cho mục đích gì. Chỉ có một phần nhỏ nằm trong máy
tính tiền hoặc kho tiền của ngân hàng và các cuộc khảo sát
người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu cũng khơng thể giải thích
cho phần cịn lại. Khơng chỉ nước Mỹ mới có nguồn cung
tiền khổng lồ bị chi phối bởi tiền mệnh giá lớn, vấn đề này
gần như phổ biến ở các nền kinh tế phát triển.
Ngay cả các ngân hàng trung ương cũng bắt đầu nhận
thấy hoạt động rửa tiền ngược của họ như là một điều vừa
may vừa rủi. Tôi sử dụng cụm từ “rửa tiền ngược” để nắm
bắt cách thức các ngân hàng trung ương kiểm soát hiệu
quả những tờ tiền sạch mệnh giá lớn, chuyển chúng tới các
ngân hàng và sau một loạt các giao dịch trung gian thì cuối
cùng tiền mặt và đặc biệt là tiền mệnh giá lớn thường biến
thành tiền bẩn trong nền kinh tế ngầm. Hiển nhiên, rửa
tiền truyền thống là việc lấy lợi nhuận từ các hoạt động phi
pháp và “rửa” chúng thơng qua các doanh nghiệp có vẻ hợp
pháp để trở thành tiền sạch.
Động lực chính để các ngân hàng trung ương cân nhắc lại
vai trò của tiền mặt dường như không phải là sự thức tỉnh về
đạo đức sau khi họ nhận ra tiền giấy đã trở thành một trở ngại
lớn cho việc vận hành trơn tru hệ thống tài chính tồn cầu. Làm
sao mà thứ cổ xưa như tiền giấy lại có thể quan trọng đến vậy
với một nền kinh tế tồn cầu có tổng giá trị tài sản tài chính
vượt xa tổng giá trị tiền mặt? Lý do ở đây tầm phào đến mức có
thể gây sốc cho bất cứ ai chưa từng tư duy về vấn đề này.

Tiền giấy có thể được xem như một loại trái phiếu vơ
danh có lãi suất bằng 0. Hay nói chính xác, tiền giấy là loại
16


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

trái phiếu không lãi suất ẩn danh người giữ: nó khơng có
tên người hay lịch sử gắn liền và luôn hợp pháp với bất kể
ai là người nắm giữ1. Chừng nào mọi người còn có thể lựa
chọn tiền giấy, họ sẽ khơng sẵn sàng chấp nhận mức lãi
suất thấp hơn đáng kể của bất kỳ loại trái phiếu nào, có lẽ
chỉ trừ khi có một mức bù đắp chênh lệch vừa phải vì tiền
mặt cũng tiêu tốn chi phí lưu trữ và bảo hiểm. Vấn đề này
dường như không nghiêm trọng, nhưng giới hạn gần 0 thực
tế đã gây tê liệt chính sách tiền tệ ở khắp các nước phát
triển suốt 8 năm qua kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm
2008. Nếu có thể áp dụng chính sách lãi suất âm khơng
giới hạn và mọi kế hoạch về tài chính, tổ chức và pháp lý
cần thiết đều được thực hiện, các ngân hàng trung ương sẽ
không bao giờ “hết đạn” (chẳng hạn như cơ hội tiếp tục cắt
giảm lãi suất). Một cách giải thích hợp lý có thể là chính
sách lãi suất âm khơng giới hạn sẽ vơ cùng hữu ích cho tình
trạng chìm sâu trong khủng hoảng tài chính.
1. Trái phiếu vơ danh chịu lãi suất đã từng tồn tại, và chúng cũng
xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết năm 1925 của F. Scott Fitzgerald,
The Great Gatsby. Trong các bộ phim Hollywood từ thập niên 1980,
các nhân vật phản diện vẫn đòi những tờ trái phiếu như vậy như Die
Hard và Beverly Hills Cop. Nhưng ngày nay, chúng đã bị cấm ở Mỹ
và sắp bị loại bỏ ở các nước phát triển khác. Tại Mỹ, trái phiếu vô

danh trở nên lỗi thời sau Đạo luật Cơng bằng thuế và trách nhiệm
tài chính năm 1982, trong đó loại bỏ khoản khấu trừ cho các khoản
thanh toán lãi của nhà phát hành. Khi hồ sơ trái phiếu hoàn toàn
được lưu trữ dưới dạng điện tử, và mọi chính phủ đều lo ngại về nạn
trốn thuế và khủng bố, trái phiếu vô danh chịu lãi suất sẽ không thể
tồn tại ở các nền kinh tế phát triển, bất kể điều gì xảy ra với tiền giấy.

17


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

Rất ít nhà hoạch định chính sách thực sự lo lắng về vấn
đề này trước khi cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra. Giới hạn
gần 0 về cơ bản chưa bao giờ thực sự là mối lo ngại kể từ sau
cuộc Đại suy thoái, bên cạnh thời kỳ hậu bong bóng kinh
tế Nhật Bản. Từ năm 2008, tình hình đã thay đổi đáng kể.
Thật vậy, trong vịng 8 năm qua, hầu hết ngân hàng trung
ương lớn đều từng mong muốn có thể áp đặt một mức lãi
suất âm đáng kể vào thời điểm nào đó. Một vài nơi, bao
gồm Đan Mạch, Thụy Sĩ, Thụy Điển, khu vực sử dụng đồng
euro (Eurozone) và Nhật Bản, cũng đã “rón rén” bước vào
“địa phận” lãi suất âm, thăm dò cái ranh giới mà chỉ cần tài
khoản ngân hàng của doanh nghiệp và nợ chính phủ đổ xơ
chuyển đổi sang tiền mặt thì chính sách này sẽ lập tức mất
hiệu quả hay thậm chí là phản tác dụng. Nhưng ngay cả khi
giới hạn dưới 0 của lãi suất chính sách chỉ thấp hơn 0 một
chút, đó vẫn là một hạn chế.
Ý tưởng cho rằng lãi suất âm đơi khi có thể là chính sách
tốt và tiền giấy đang là vật ngáng đường cũng không phải

là quá mới. Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại suy thoái,
các nhà kinh tế hàng đầu từ mọi lĩnh vực, trong đó có Irving
Fisher của Đại học Yale và John Maynard Keynes của Đại học
Cambridge, đã đạt đến sự nhất trí đáng kể. Nếu có cách nào
đó để các chính phủ áp đặt lãi suất âm cho tiền mặt, chính
sách mở rộng tiền tệ có thể sẽ đưa thế giới thoát khỏi suy
thoái. Vấn đề ở thời điểm đó, cũng như ở nhiều quốc gia hiện
nay, là với lãi suất chính sách ngắn hạn vốn đã ở mức 0, chính
sách tiền tệ bị mắc vào “bẫy thanh khoản” và khơng cịn giải
pháp nào khác. Lấy cảm hứng từ nhà tư tưởng độc lập người
Đức Silvio Gesell, Fisher đã viết cuốn sách ngắn Stamp Scrip
(Tạm dịch: Tiền dán tem) năm 1933, trong đó đưa ra ý tưởng
18


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

buộc mọi người dán tem mới định kỳ vào mặt sau của tờ tiền
giấy để tiếp tục hợp pháp hóa chúng. Đây hiển nhiên là một
biện pháp rất nguyên thủy để áp đặt lãi suất âm cho tiền
mặt. Keynes khen ngợi ý tưởng này trong tác phẩm General
Theory (Tạm dịch: Lý thuyết tổng quát) năm 1936 của ông
nhưng vẫn kết luận đúng đắn rằng nó hồn tồn khơng thực
tế1. Việc bác bỏ giải pháp cho bẫy thanh khoản của Gesell đã
giúp Keynes rút ra kết luận nổi tiếng rằng, chi tiêu chính phủ
là bí quyết thúc đẩy nền kinh tế thoát khỏi cuộc Đại suy thối.
Tuy nhiên Keynes có thể đã có một kết luận rất khác
trong một thế giới như hiện nay, khi mà các giao dịch ngày
càng được thực hiện nhiều qua phương tiện điện tử, bao
gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và điện thoại di động. Không

hề phi thực tế khi áp đặt lãi suất âm (hoặc dương) đối với
tiền điện tử, chẳng hạn như dự trữ ngân hàng; như đã đề
cập, một số ngân hàng trung ương đang làm việc đó rồi! Rào
cản chủ yếu với việc đưa ra mức lãi suất âm trên quy mơ
lớn hơn chính là tiền giấy cũ, đặc biệt tiền có mệnh giá lớn
sẽ là điểm mấu chốt của mọi chiến dịch triệt để chuyển đổi
từ tín phiếu chính phủ sang tiền mặt2. Tất nhiên, những
1. Keynes (1936).
2. Tính xấp xỉ, chi phí xử lý và lưu trữ cho việc tích trữ 1 tỷ USD
bằng tờ 10 USD sẽ gấp mười lần chi phí cho tờ 100 USD, hoặc nếu
5 USD là tờ tiền mệnh giá lớn nhất, thì chi phí sẽ gấp 20 lần. Lưu trữ
và sắp xếp hàng tỷ đôla tiền xu (thời điểm rất dài hạn của kế hoạch
trong Chương 7) thậm chí cịn rắc rối hơn. Do bất kỳ giai đoạn lãi
suất âm lớn nào nhiều khả năng đều tương đối ngắn và khơng thể
đốn trước, nên chi phí cố định cho lưu trữ và bảo hiểm sẽ trở nên
quá cao. Nếu ngay cả điều này vẫn chưa đủ, chính phủ có thể đưa
ra các chi phí cố định khác khi gửi lại tiền vào hệ thống ngân hàng.

19


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT

trở ngại khác về thể chế cũng cản trở chính sách lãi suất
âm tồn diện, ví dụ như việc chuẩn bị thanh toán trái phiếu
lãi suất âm đến hạn, nghiêm cấm thanh toán trước quá
nhiều loại thuế và loại trừ tình trạng trì hỗn kéo dài đối
với thanh tốn séc tiền mặt. Tuy nhiên, như tơi sẽ lập luận
trong Chương 10 và 11, tất cả vấn đề này đều có thể được
giải quyết nếu thời gian thực hiện đủ dài.

Việc loại bỏ tiền giấy hoặc áp đặt lãi suất âm cho tiền
mặt là một vấn đề gây căng thẳng. Những Silvio Gesell của
thời hiện đại đã phải đương đầu với thái độ thù địch không
khoan nhượng từ nhiều phía. Năm 2000, viên chức Marvin
Goodfriend của Cục Dự trữ Liên bang Richmond đăng tải
một bài báo khoa học thuần túy, đề xuất một biện pháp khả
thi để áp đặt lãi suất âm là vạch từ trên mỗi tờ tiền. Thay
vì được ca ngợi do khả năng sáng tạo và nhìn xa trơng rộng,
Goodfriend mau chóng trở thành nạn nhân của hàng loạt
thái độ thù địch và email đe dọa, ơng cịn bị chỉ trích gay gắt
tại các chương trình đối thoại bảo thủ trên sóng phát thanh.
Năm 2009, nhà kinh tế học N. Gregory Mankiw của Đại
học Harvard có một bài viết mang quan điểm trái chiều kỳ
lạ trên tờ New York Times, trong đó ơng thảo luận về vấn
đề giới hạn gần 0 và đề cập việc một sinh viên của ông đề
xuất ý tưởng tổ chức quay xổ số định kỳ dựa vào số sêri trên
tờ tiền. Sau mỗi lượt quay xổ số, những tờ tiền có số sêri
khơng trúng giải sẽ bị tun bố mất giá trị. Phương pháp kỳ
quái áp đặt lãi suất âm cho tiền mặt này được đề xuất một
cách hài hước chỉ để phục vụ mục đích minh họa. Nó hồn
tồn phi thực tế. Nói cho cùng, làm sao có thể mong đợi
mọi người theo dõi tất cả con số mất đi trong thời gian dài?
20


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

Trước sự sững sờ của Mankiw, ông cũng đã phải nhận hàng
loạt các email và bình luận tiêu cực, trong đó có cả những
bức thư gửi Hiệu trưởng Đại học Harvard, yêu cầu sa thải

ơng ngay lập tức.
Khơng phải tất cả ai tìm cách bảo vệ tiền giấy đều đại
diện cho tư tưởng Ngày tận thế hoặc nhìn thấy mối liên
hệ giữa xã hội không tiền mặt và Dấu hiệu của quái thú.
(Mặc dù với tư cách là một người đã viết về việc giảm mạnh
vai trị của tiền giấy từ lâu, tơi có thể chứng minh rằng có
khơng ít người đại diện cho tư tưởng trên). Hầu hết người
muốn bảo vệ tiền giấy đều có những lý do chính đáng để hy
vọng duy trì hiện trạng. Sau bài thuyết giảng của tơi tại
Đại học Munich năm 2014, cựu thành viên hội đồng quản
trị và nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Trung ương châu
Âu Otmar Issing đã phản đối mạnh mẽ quan điểm của tôi
và nhận xét tiền giấy là “quyền tự do mua được” (đồng ý
kiến với tác phẩm House of the Dead (Tạm dịch: Ngơi nhà
chết chóc) của Dostoyevsky)1 khơng được phép xâm phạm
hoặc từ bỏ dưới bất kỳ hình thức nào. Mục tiêu của tôi trong
cuốn sách này là đánh giá nghiêm túc những ý kiến phản
đối này, đồng thời đặt ra câu hỏi làm sao để giảm nhẹ chúng
nếu có thể. Một số người thích tính thuận tiện tương đối của
tiền mặt, mặc dù những lợi thế đó chỉ tồn tại trong phạm
vi hẹp của các giao dịch hợp pháp. Những người khác đề
cao giá trị ẩn danh, một vấn đề phức tạp và khó giải quyết
hơn nhiều. Làm thế nào để xã hội cân đối giữa quyền riêng
1. Dostoyevsky (1862), được trích dẫn trên tờ FAZ của Đức, ngày
19/11/2014.

21


LỜI NGUYỀN TIỀN MẶT


tư của cá nhân với tính cần thiết thi hành luật pháp và các
quy định?
Quyết định xem ranh giới đó nên nằm ở đâu - và làm thế
nào để triển khai và thi hành - có lẽ là câu hỏi quan trọng
duy nhất mà bất kỳ nhóm cơng tác xóa bỏ tiền mặt nào trong
tương lai cũng đều cần phải xem xét. Vấn đề quyền riêng tư
bao hàm rộng hơn nhiều phạm vi của chính sách tiền mặt;
nó nêu lên các vấn đề về hồ sơ điện thoại di động và lịch
sử duyệt web, chưa kể đến các máy quay an ninh hiện nay
gần như phổ biến khắp các thành phố lớn trên thế giới. Tuy
nhiên, tiền mặt vẫn là một phần quan trọng của đời sống và
nếu muốn loại bỏ tiền mặt, điều quan trọng là phải cân nhắc
kỹ lưỡng về các mục tiêu và phương án thay thế (ví dụ: thẻ
tiền mặt trả trước với giới hạn nghiêm ngặt). Duy trì tính
thuận lợi và riêng tư của tiền giấy trong các giao dịch nhỏ là
những lý do quan trọng khiến bất kỳ kế hoạch loại bỏ tiền
giấy nào cũng cần bắt đầu với tiền mệnh giá lớn và có thể là
giữ lại tiền mệnh giá nhỏ lưu hành khơng thời hạn hoặc cho
đến khi có phương án thay thế thỏa đáng.
Tổ chức một cuốn sách về chủ đề động chạm đến quá
nhiều đề tài khác nhau là một thách thức không nhỏ, đặc
biệt nếu bạn muốn đánh giá nghiêm túc những mối lo ngại
về cả thực tiễn và lý thuyết đối với việc loại bỏ tiền giấy. Tôi
đã cố gắng xây dựng một kết cấu giúp bạn đọc dễ dàng tiếp
cận trực tiếp các phần nội dung cụ thể mà họ quan tâm hay
đơn giản là đọc toàn bộ cuốn sách từ đầu đến cuối. Nhiều
tài liệu, đặc biệt là các trích dẫn, đã được đưa vào phần chú
giải. Những trích dẫn này khơng nhất thiết phải đọc chi
tiết ngay trong lần đầu tiên. Ngoài ra cịn có một số phần

22


Chương 1: GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN

tương đối chuyên ngành đối với nội dung cuốn sách; chúng
đã được tổng hợp trong phần phụ lục ngắn gọn.
Nội dung chính được chia thành ba phần. Chương 2 bắt
đầu Phần I với phần lịch sử chọn lọc về tiền tệ, nêu bật một
vài điểm chính mà tơi sử dụng để phân tích sau này. Một
điểm vơ cùng quan trọng là tiền giấy có hai hình thức, theo
và khơng theo chế độ bản vị. Ví dụ, theo tiêu chuẩn tiền
giấy bản vị vàng, các ngân hàng trung ương cố định giá trị
của đồng tiền dựa trên lượng vàng bằng cách luôn sẵn sàng
mua và bán tiền tệ để đổi lấy vàng theo giá chính thức. Như
chúng ta sẽ thấy, họ có thể sẽ gặp rắc rối nếu khơng có đủ
vàng để bảo đảm cho lượng tiền mà họ in. Dưới chế độ tiền
tệ không bản vị hay định danh, thứ duy nhất tạo ra giá trị
cho tiền giấy là sự kết hợp giữa quy ước xã hội và sắc lệnh
của chính phủ. Trong thời hiện đại, tất cả các đồng tiền
đều là tiền định danh, một cơng cụ có từ thời các hồng đế
Mơng Cổ.
Vì thiếu ràng buộc về bản vị cho tiền giấy, các chính
phủ hiện nay đã “bơm” ra hàng đống tiền mặt. Chương 3
đề cập thực tế cơ bản về tình trạng nợ nguồn cung tiền giấy
khổng lồ, với trọng tâm là đồng tiền của các nền kinh tế
phát triển, tuy nhiên vẫn bổ sung một số thực tế tại các thị
trường mới nổi. Trong các Chương 4 và 5, tôi phác họa các
nguồn nhu cầu tiền mặt khác nhau. Ai là người giữ nhiều
tiền mặt đến vậy? Các nguồn nhu cầu tiền mặt bao gồm nền

kinh tế trong nước cần nộp thuế hợp pháp, hoạt động kinh
tế ngầm trong nước không tuân thủ pháp luật (bao gồm cả
trốn thuế và gian lận thuế) và nền kinh tế toàn cầu, bao
gồm cả nhu cầu hợp pháp và bất hợp pháp.
23


×