Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Luận án thân thể trong thơ trữ tình việt nam sau 1986 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.79 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

CHUNG THỊ THÚY

THÂN THỂ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1986
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 9.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội - 2022


Cơng trình được hồn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Lƣu Oanh

Phản biện 1: PGS.TS. Phan Trọng Thƣởng
Phản biện 2: PGS.TS. Lý Hoài Thu
Phản biện 3: PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thân thể có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, chính vì
thế, thân thể cũng trở thành đối tượng tác động của nhiều lĩnh vực trong đời sống,


đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, từ khoa học tự nhiên đến khoa
học xã hội nhân văn. Đến nay, nghiên cứu về thân thể trong lĩnh vực khoa học xã
hội nhân văn đã có những đột phá quan trọng, đặc biệt là triết học. Những kết quả
nghiên cứu đó mang lại một cách nhìn mới về thân thể trong văn học.
1.2. “Văn học là nhân học” (M.Gorki), đối tượng của văn học là con
người. Văn học từ cổ chí kim, khi quan tâm đến con người, không chỉ quan tâm
đến đời sống tinh thần, mà còn quan tâm đến cả ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ, đến
nhu cầu của thân thể, đến những gì mà thân thể phải chịu đựng… Có nghĩa là
thân thể từ lâu đã trở thành đối tượng của văn học. Tuy nhiên, khi xuất hiện
trong tác phẩm văn học, thân thể không chỉ là đối tượng thể hiện, mà còn trở
thành phương tiện để thể hiện tư tưởng nghệ thuật, xây dựng thế giới nghệ
thuật… Thân thể trở thành một loại ngôn ngữ nghệ thuật đặc thù trong tác phẩm
văn học, hay nói cách khác, thân thể trở thành một loại kí hiệu thẩm mĩ đặc thù
trong tác phẩm văn học. Loại kí hiệu thẩm mĩ này là sản phẩm sáng tạo của nhà
văn, chịu sự chi phối bởi cá tính sáng tạo, quan niệm nghệ thuật về con người,
chịu sự chi phối của bối cảnh thời đại… Chính vì thế, trong sáng tác của mỗi
nhà văn, ở từng giai đoạn văn học nhất định, thân thể cũng hiện lên với những
đặc điểm khác nhau.
1.3. Thơ trữ tình Việt Nam sau 1986, dưới sự tác động của hoàn cảnh lịch
sử và xu hướng của xã hội hiện đại đã có những cách tân đáng kể, khơng chỉ về
mặt hình thức kĩ thuật thuần túy mà là sự đổi mới ở chiều sâu quan niệm của
chủ thể sáng tạo về thế giới, về nghệ thuật và về con người. Vì thế, thân thể
trong thơ sau 1986 có ngun tắc kiến tạo riêng, hình thành những kiểu loại
riêng, và biểu đạt ý nghĩa riêng.
Nghiên cứu thân thể trong thơ sau 1986, luận án muốn tiếp cận thân thể
trong thơ ca như một loại ngôn ngữ nghệ thuật, một hệ thống kí hiệu thẩm mĩ
đặc thù. Mặc dù đến nay, số lượng cơng trình nghiên cứu về thơ Việt Nam sau


2


1986 khơng hề ít, nhưng chưa có cơng trình nào nghiên cứu thân thể trong thơ
từ góc độ này...
2. Mục đích nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích đầu tiên mà luận án hướng tới là xác lập một hệ thống lí
thuyết về thân thể trong văn học, bao gồm khái niệm, biểu hiện, đặc trưng của
thân thể trong văn học, bước đầu chỉ ra sự khác biệt giữa thân thể trong thơ ca
và thân thể trong văn xuôi, chỉ ra đặc điểm của thân thể trong thơ ca Việt Nam,
từ đó xác lập phương pháp luận nghiên cứu thân thể trong văn học nói chung và
thơ ca nói riêng.
2.2. Tiếp nữa, luận án hướng tới chỉ ra và phân tích một số phương diện
cơ bản của thân thể trong thơ trữ tình sau 1986. Thơng qua so sánh đặc điểm
của thân thể trong thơ trữ tình sau 1986 với thân thể trong thơ trữ tình giai đoạn
trước chỉ ra sự vận động, biến đổi của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người của thời đại.
2.3. Cuối cùng, luận án hướng tới chỉ ra và phân tích các nguyên tắc kiến
tạo thân thể trong thơ trữ tình sau 1986. Ở một mức độ nhất định, luận án
hướng tới chỉ ra: những nguyên tắc kiến tạo thân thể đó được thực hiện thông
qua phương thức đặc trưng của thơ trữ tình. Đồng thời, thơng qua so sánh với
ngun tắc kiến tạo thân thể trong thơ ca giai đoạn trước, luận án chỉ ra ở
phương diện này, thơ trữ tình sau 1986 có sự vận động, biến đổi, sự vận động
biến đổi đó cũng thể hiện sự vận động, biến đổi của quan niệm nghệ thuật về
thế giới và con người.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và hƣớng tiếp cận
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là thơ trữ tình Việt Nam sau 1986.
3.2. Hướng tiếp cận
3.2.1. Tiếp cận lí thuyết
- Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu về thân thể trong các lĩnh vực như

triết học, tơn giáo, mĩ học, lí luận văn học, luận án xác lập định hướng nghiên
cứu thân thể trong văn học. Mặc dù mỗi lĩnh vực đều có những cách thức
nghiên cứu riêng, nhưng vẫn có một điểm khá tương đồng là coi thân thể là một


3

loại kí hiệu, bản thân thân thể đã truyền đạt những thơng điệp về chính nó và
ngồi nó.
- Luận án dùng các từ “thân thể”, “cơ thể”, “thân xác” đều với cùng một
nghĩa (body). Tuy nhiên, luận án tập trung sử dụng khái niệm “thân thể” vì
khái niệm “thân xác” (vốn được Nguyễn Văn Trung sử dụng từ khá lâu),
thường khiến người ta chỉ nghĩ đến phần xác thịt vô hồn, còn “thân thể” mang
cả ý nghĩa tràn đầy sức sống, sức biểu cảm.
- Luận án phân biệt “thân thể” và “miêu tả thân thể”. “Thân thể “(body)
bao gồm mắt mũi, tay chân, mùi vị, hình dáng, cảm giác, cảm xúc… Thân thể
được thể hiện trong tác phẩm văn học thông qua sự miêu tả bằng ngôn ngữ. Như
vậy, thân thể trong văn học là “ý nghĩa” của lớp ngôn từ kiến tạo văn bản, đến
lượt nó, thân thể trở thành một kí hiệu để biểu đạt những thứ ngồi nó – tức là
trở thành kí hiệu thẩm mĩ – một loại ngôn ngữ nghệ thuật.
3.2.2. Tiếp cận thực tiễn
Luận án xuất phát từ thực tiễn sáng tác thơ ca để chỉ ra một số kiểu loại
thân thể trong các giai đoạn văn học, trên cơ sở đó làm nổi bật đặc điểm thân
thể trong thơ ca Việt Nam sau 1986.
Trọng tâm của luận án là khảo sát thực tiễn thơ ca Việt Nam sau 1986, cụ
thể là nghiên cứu các biểu hiện cũng như các nhân tố chi phối sự hình thành các
loại thân thể cơ bản và những nguyên tắc kiến tạo thân thể.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, luận án đã sử dụng phối hợp các phương pháp
chính sau đây:

- Phương pháp kí hiệu học: Luận án coi thân thể như một hệ thống kí hiệu
đa nghĩa về tự nhiên, xã hội, con người. Vì vậy, việc đọc ra các ý nghĩa của
thân thể luôn được đặc biệt chú ý. Đây là phương pháp được sử dụng triệt để
trong luận án.
- Phương pháp thi pháp học: Luận án sử dụng phương pháp này để nghiên
cứu các nguyên tắc kiến tạo nghệ thuật, sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về
con người và thế giới đối với các phương diện miêu tả thân thể.
- Phương pháp loại hình: Luận án bước đầu tìm ra những kiểu loại thân
thể trong các giai đoạn văn học, đặc biệt là các loại thân thể cơ bản trong thơ ca


4

Việt Nam sau 1986 với những nét nghĩa và các cách thức miêu tả chung nhất,
phổ biến nhất.
- Phương pháp lịch sử, văn hóa: Luận án nghiên cứu bối cảnh văn hóa
thời đại, sự biến động của lịch sử đã chi phối tới việc xuất hiện các kiểu loại
thân thể tương ứng.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống vấn đề lí thuyết về thân thể trong văn học và định
hướng vận dụng nghiên cứu thực tiễn văn học.
- Luận án đã hệ thống được một số kiểu loại thân thể trong các giai đoạn
văn học Việt Nam.
- Luận án đã chỉ ra và phân tích một số loại thân thể cơ bản và một số
nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án được triển khai theo 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về thân thể
Chương 2: Thân thể trong văn học và một số vấn đề thân thể trong thơ ca

Việt Nam
Chương 3: Một số phương diện của thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam
từ sau 1986 đến nay
Chương 4: Nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986


5

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THÂN THỂ
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về thân thể ở phương Tây
1.1.1.1. Nghiên cứu về thân thể trong truyền thống phương Tây
Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, đã từng có những cách hiểu khác
nhau về thân thể. Triết học Hy Lạp cổ đại phân biệt “thân thể” và “tinh thần”.
Thân thể thuộc về thế giới hữu hình, có thể bị tan rã, tiêu diệt, còn tinh thần,
linh hồn thuộc thế giới vơ hình, trường tồn, bất tử. Thân thể phản ánh sự sa đọa
của tinh thần và linh hồn, là cái hữu hạn, dễ bị cám dỗ. Chỉ có phần hồn mới là
cái cao cả, trác truyệt của con người, vì vậy cần cứu rỗi con người và tinh thần
ra khỏi tù ngục thân thể để vươn tới cái vĩnh hằng, bất tử.
1.1.1.2. Bước ngoặt nghiên cứu về thân thể ở phương Tây
Vấn đề thân thể được coi trọng bắt đầu từ Nietzsche. Nietzsche là triết gia
đầu tiên đặt thân thể vào vị trí nổi bật trong triết học. Ơng coi thân thể là cái
mang tính quyết định. Từ góc độ thân thể, nhìn lại lịch sử, nghệ thuật, lí tính,
ơng thấy tất cả những thứ đó đều là sản phẩm có liên quan đến thân thể. Chính
vì thế, thế giới và thân thể có liên hệ mật thiết, thế giới chính là sự diễn giải của
thân thể, là sản phẩm của thân thể, của ý chí quyền lực. Nietzsche tuyên bố:
“Cần phải lấy thân thể làm chuẩn mực”. Nietzsche đã lật ngược vấn đề, hạ thấp
chủ thể ý thức, bởi đề cao ý thức là siêu hình, phải kìm hãm và lãng quên thân
xác, dù thân xác là cái hiện diện trong con người từng phút từng giây. Nietzsche

cho rằng, tôi và anh khác nhau không phải là cá tính mà bằng thân thể. Đây
chính là tư tưởng mang tính bước ngoặt về vấn đề thân thể. Tư tưởng của
Nietzsche đã có ý thức đề cao thân thể, cội nguồn của việc giải phóng thân thể!
Tư tưởng coi trọng thân thể thời hiện đại chính là tư tưởng mang bản chất lật đổ
tư tưởng Kito giáo.
1.1.2. Nghiên cứu về thân thể ở Trung Quốc
Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã có những nghiên cứu về thân thể. Trong
quan niệm của Nho giáo về con người, có thể nói, đến Mạnh Tử thì vấn đề mặt
“vật”, mặt thể xác mới bắt đầu được đặt ra và nghiên cứu. Mạnh Tử là người


6

đầu tiên quan tâm đến việc làm rõ khái niệm “thân”, chỉ ra nguồn gốc và kết cấu
của nó. Trước Mạnh Tử, mặc dù rất đề cao con người và cho rằng, con người là do
trời đất sinh ra, và tồn tại của con người là tất yếu, nhưng Nho giáo khơng quan
tâm nhiều đến việc nghiên cứu sự hình thành con người mà chỉ đi sâu tìm hiểu mặt
“tâm”, mặt tư tưởng mà không chú trọng đến mặt thể xác của họ.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1. Nghiên cứu thân thể trong văn học
Nói đến văn học là nói đến quan niệm nghệ thuật về con người trong tác
phẩm văn học dù tác phẩm đề cập đến đối tượng nào đi chăng nữa. Khi nói đến
con người thì thân thể là bình diện, nền tảng quan trọng nhất của tồn tại người.
Trong văn học, thân thể có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo giá trị nghệ
thuật của tác phẩm, thậm chí là “khơng có thân thể thì khơng có miêu tả nghệ
thuật” [134, tr.90]. Sự bộc lộ của nhân vật trong bất kì một tác phẩm văn học nào cũng
khơng thể khơng nói đến những biểu hiện như chân dung, trạng thái, hoạt động, tính
chất…của thân thể con người. Miêu tả các yếu tố, trạng thái của thân thể là cách để nhà văn
thể hiện nội tâm của nhân vật. Nhà văn thông qua việc tả các thuộc tính tự nhiên bên ngồi
của thân thể (như lứa tuổi, thân hình, nét mặt, màu tóc…), các biểu hiện về mặt xã hội, hồn

cảnh, truyền thống văn hóa của thân thể (như ăn mặc, kiểu tóc, trang điểm…), hoặc những
biểu hiện cụ thể của thân thể như tư thế, động tác, cử chỉ, ánh mắt, giọng nói,…nhằm tốt
lên ý nghĩa cần khám phá của nhân vật và tác phẩm. Sự lựa chọn khía cạnh nào của thân thể
để biểu hiện con người trong sáng tác phụ thuộc vào quan niệm của mỗi nhà văn, thể loại,
thời kỳ, trào lưu văn học.

1.2.2. Nghiên cứu thân thể trong thơ sau 1986
Thơ Việt Nam giai đoạn sau 1986 được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cơng trình nào trực tiếp nghiên cứu vấn
đề thân thể. Khi nghiên cứu về thơ Việt Nam sau 1986, các nhà nghiên cứu
thường tập trung vào một số vấn đề như: Cái tơi trữ tình, thiên tính nữ, yếu tố
sex trong thơ… Những cơng trình này ít nhiều đã bàn đến các khía cạnh khác
nhau liên quan đến thân thể.
1.3. Quan niệm về thân thể trong nghệ thuật
Đề cao vẻ đẹp tự nhiên của thân thể: Mặc dù ở cả phương Tây và


7

phương Đông, cho đến tận thế kỷ 19, quan điểm của các nhà triết học và giáo lí
của các tơn giáo, hầu hết đều chủ trương hạ thấp thân thể, nhưng thực tế trong
sáng tác nghệ thuật, ta lại thấy có vẻ các nghệ sĩ lại đi con đường khác.
Đề cao vẻ đẹp hài hòa thân thể: Nghệ thuật điêu khắc thể hiện điều này
rõ nhất. Các pho tượng Hy Lạp, đặc biệt là các vị thần, dáng người đẹp, cân đối,
da dẻ mịn màng, tay chân nuột nà và có gương mặt thánh thiện, cao sang. Có câu
chuyện kể rằng, vào năm 1848, Gớt đã từng khóc trong viện bảo tàng Luvro tại Paris trước bức
tượng Vệ nữ ở Milo, vì ơng nghĩ, khơng biết bao giờ nghệ thuật cịn có thể ghi lại được vẻ đẹp
hài hịa đến như vậy của con người nữa.

Thân thể và bản năng - Đề cao niềm vui sống và sự hƣởng thụ khối

lạc cơ thể: Có niềm khối lạc thân thể như tính dục, ăn uống, trang phục, thậm
chí bài tiết… Có những câu chuyện về khoái lạc nam nữ giữa các thầy tu và cô gái cắt cỏ
cạnh tu viện, giữa hai người trẻ tuổi yêu nhau trong Chuyện Mười ngày, Chim họa mi của
Boccaccio. Có khối lạc ăn uống trong cuộc đọ ăn giữa Hiệp sĩ áo đen bí ẩn và vị tu sĩ trong
Ivanhoe (W. Scott). Hiệu ánh sáng của các bà (E. Zola), kể về những trang phục quyến rũ
phụ nữ đến không ngờ. Truyện Trung Quốc cũng có những trang miêu tả tính dục như Kim
Bình Mai, chuyện uống rượu, ăn thịt trong Thủy Hử, chuyện ăn uống, trang phục trong
Hồng lâu mộng. Ngồi ra cịn có các bộ tranh hướng dẫn về sex của Nhật Bản, tranh dân
gian Đông Hồ như Đánh ghen, Hứng dừa… cũng là để nói đến niềm vui sống này.

Thân thể là một phần của tự nhiên: Vấn đề này thường có hai nội dung.
Nội dung thứ nhất là con người gắn bó với thiên nhiên (điều này sẽ được triển
khai phần sau). Nội dung thứ hai thường gắn với cái tự nhiên của con người
như tuổi già, ốm đau, bệnh tật…
Thân thể là hàng hóa: Trong đời sống, người ta khai thác góc độ này để
phục vụ ngành thời trang, mỹ phẩm, thuốc thang chữa bệnh, các công cụ làm
đẹp, giải phẫu thẩm mỹ…
Thân thể mang dấu ấn văn hóa: Thân thể do văn hóa kiến tạo nên. Văn
hóa ở đây là cách sống, nếp suy nghĩ và quan niệm thể hiện qua phong tục,
trang phục, ẩm thực, cư xử, đức tin, nghệ thuật…
Thân thể và chính trị: Trong truyền thống lịch sử Trung Quốc, ta
thường thấy các dạng mỹ nhân kế (dùng sắc đẹp để phục vụ một lợi ích nào đó).


8

CHƢƠNG 2
THÂN THỂ TRONG VĂN HỌC
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ THÂN THỂ TRONG THƠ CA VIỆT NAM
2.1. Thân thể trong văn học

2.1.1. Khái niệm
Thân thể trong văn học là một loại kí hiệu thẩm mĩ đặc biệt, nó được cấu
tạo, được sắp xếp, có tổ chức, có tính thẩm mỹ cao, mang nhiều tầng ý nghĩa
phức tạp, thể hiện những thông tin về con người, lịch sử, xã hội, văn hóa…
Thứ hai, thân thể trong văn học có những nguyên tắc kiến tạo riêng. Trong
từng thời kì lịch sử khác nhau, nguyên tắc, quy luật, công thức, kiến tạo thân thể
trong văn học cũng khác nhau. Nguyên tắc kiến tạo thân thể trong văn học gắn
với quan niệm nghệ thuật về con người, một kiểu mơ hình thế giới riêng biệt.
Cuối cùng, các sắc thái của thân thể trong văn học cịn thể hiện qua ngơn
từ. Ngơn từ là những từ ngữ mang tính chất nghệ thuật, vừa chứa đựng hình
ảnh, vừa mang cảm xúc.
Thân thể khơng chỉ xuất hiện trong văn học mà còn ở cả các nghệ thuật khác như
điêu khắc, hội họa, vũ đạo…, nhằm diễn tả những nhận thức về thế giới cũng như quan
niệm về con người. Theo Tiệp Nhân – Vệ Hải trong cuốn Từ điển mĩ thuật hội họa thế giới,
thân thể đã được sử dụng trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời đại đồ đá cũ trong lĩnh vực
điêu khắc và kiến trúc.

2.1.2. Biểu hiện của thân thể trong văn học
Thân thể trước tiên thể hiện qua tồn bộ những hình ảnh bên ngồi của
thân thể (như đầu, tóc, chân, tay, mắt, mũi, miệng, tim, da, thịt… cùng mùi vị
của chúng), với mọi hành động (đi, đứng, nằm, ngồi, la, hét..); là những yếu tố bên
trong như cảm giác, cảm xúc, tâm trạng (nóng lạnh, cơ đơn, buồn, u, giận,
ghét…) và gián tiếp thông qua đồ vật, trang phục (gương, lược, quần áo…), mơi
trường (cây cối, vườn, cánh đồng, rừng, dịng sơng, biển, phố, căn nhà…) có quan
hệ và tác động đến thân thể…
- Hình ảnh bên ngồi của thân thể:
Ngoại hình là những biểu hiện bên ngồi như những dấu hiệu thông báo về bản chất
bên trong của con người, kèm sự đánh giá. Nguyễn Du khi miêu tả ngoại hình Tú Bà “Thoắt
trơng nhờn nhợt màu da/ Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao”, đã cho thấy không chỉ công việc



9
“ngủ ngày làm đêm” của mụ chủ lầu xanh, mà còn cả sự ghê tởm của tác giả.
- Thế giới bên trong thân thể:
Thế giới bên trong, hay còn gọi là thế giới tâm lý của con người là một cấu trúc khá
phức tạp, nhiều cấp bậc. Nói theo người xưa thì có lục dục, thất tình. Nói theo mơ hình thơ
ca truyền thống thì có tâm, chí. Nói như Freud thì đó là những tầng bản năng, tiềm thức,
tình cảm và ý thức. Nói theo tâm lí học hiện đại thì tâm lý gồm cảm giác, cảm xúc, tình
cảm, nhu cầu, khí chất, ý chí…, về nhận thức thì có các cấp bậc: cảm giác, tri giác, tư duy.

2.1.3. Đặc trưng của thân thể trong văn học
2.1.3.1. Thân thể là một loại kí hiệu thẩm mĩ
Khi thân thể được dùng làm phương tiện biểu đạt một nhận thức và cảm
xúc nhất định, nó đã trở thành một kí hiệu. Ở góc độ này, các hình ảnh thân thể
trong nghệ thuật khơng phải chỉ có mục đích miêu tả tự thân, mà ln bao hàm
ít nhiều ý nghĩa đằng sau nó, lúc đó thân thể sẽ trở thành kí hiệu.
2.1.3.2. Thân thể trong văn học mang tính quan niệm
Trước hết, thân thể trong văn học bộc lộ ý thức, quan niệm của nhà văn,
của nhân vật về thân thể con người. Ý thức về thân thể được lớn dần lên theo sự
phát triển ý thức nhân loại. Triết học từ xưa vốn quan niệm tách rời thân thể và
tinh thần, coi thân thể chỉ là phần xác thịt, chứa đựng phần bản năng rõ nhất của
con người như ăn uống, bài tiết, tình dục…
2.1.3.3. Thân thể trong văn học có tính hệ thống
Thân thể trong một tác phẩm, một tác giả, một thể loại, một khuynh
hướng… đều nằm trong những hệ thống nhất định. Tính hệ thống trước hết có
thể nhìn ở các phương diện những ngun tắc, cơng thức thể hiện thân thể
chung nhất, phổ biến nhất.
2.2. Một số vấn đề về thân thể trong thơ ca Việt Nam
2.2.1. Thân thể trong thơ ca
Vấn đề thân thể được thể hiện trong tất cả các thể loại văn học, bởi vì ở

đâu có nhân vật thì ở đó có vấn đề thân thể. Các nhà văn, nhà thơ đều coi thân
thể như một đối tượng thể hiện, đồng thời cũng coi như một kí hiệu thẩm mĩ gửi
gắm những thơng điệp riêng đến người đọc.
2.2.2. Thân thể trong thơ ca Việt Nam
Thân thể trong văn học là một hiện tượng lịch sử, luôn vận động và thay đổi
theo quan niệm về con người… Quan niệm về con người chính là nguyên tắc bề


10

sâu chi phối cách khắc hoạ thân thể. Trong văn học trung đại, con người chủ yếu
là con người vũ trụ, tức con người nhìn thấy mình trong tự nhiên, trong nhịp điệu
vần xoay của vũ trụ.


11

CHƢƠNG 3
MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN CỦA THÂN THỂ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM TỪ SAU 1986 ĐẾN NAY
Ra đời trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, thơ sau 1986 ngày càng đề
cao tính nhân bản của con người. Thân thể trong thơ từ 1986 đến nay vừa có sự
kế thừa thân thể trong thơ trung đại, thơ lãng mạn, vừa có nét độc đáo, đặc biệt
là sự thức tỉnh và giải phóng thân thể.
3.1. Phƣơng diện tự nhiên của thân thể
Thân thể trước hết là do bố mẹ sinh ra với tất cả những đặc điểm hình thể,
sự cấu tạo cơ thể sinh học với các AND một cách tự nhiên làm nên sự khác biệt
trong cảm nhận của mỗi người. Trong thơ Việt Nam sau 1986, thân thể tự nhiên
được coi là một phần của thế giới tự nhiên, cảm nhận về tự nhiên bằng tất cả
các giác quan và in dấu ấn quê hương bản quán.

3.1.1. Thân thể là một phần của thế giới tự nhiên
Văn học Việt Nam nói chung, thơ nói riêng, trong suốt chiều dài lịch sử,
thiên nhiên như người bạn đồng hành. Phần lớn các nho sĩ trung đại đều quan
niệm con người được sinh ra từ trời đất với ý nghĩa là bộ phận tinh túy nhất của
tự nhiên.
3.1.2. Con người cảm nhận thế giới tự nhiên qua thân thể
Con người kết nối với tự nhiên bằng các yếu tố cơ thể, bằng các giác
quan, qua bàn chân, bàn tay, da thịt, mắt, tai… Các hình ảnh như chạy chân
trần trên bãi, úp mặt vào sông quê, hồn nhiên như cây cỏ, trở về trẻ thơ, tắm
rửa, gột sạch… là hình ảnh quen thuộc biểu hiện sự kết nối bền chặt này.
3.1.3. Thân thể in dấu ấn quê hương bản quán
Mỗi một con người được sinh ra mang một hình hài, một thân thể khác
nhau, và thân thể ấy in dấu ấn quê hương bản quán. Đây cũng là một đặc điểm
khá nổi bật của thân thể trong thơ sau 1986.
3.2. Phƣơng diện xã hội của thân thể
Phương diện xã hội của thân thể là phương diện được kiến tạo bởi xã hội. Trong

triết học hiện đại, thân thể con người vừa là do cha mẹ sinh ra với những đặc
điểm tự nhiên, vừa là do xã hội tạo ra với những đặc điểm của xã hội. Thân thể


12

là nơi chịu quy huấn và ràng buộc của xã hội, vì thế thân thể con người in dấu
ấn của đời sống xã hội, nói lên những vấn đề xã hội...
3.2.1. Di chứng chiến tranh trên thân thể
Thân thể con người tham gia vào các hoạt động của xã hội, những đổi
thay của kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, tôn giáo... đều tác động lên thân
thể con người. Có thể nói, một trong những tác động mạnh nhất đến thân thể đó
là chiến tranh. Chiến tranh khơng chỉ tàn phá điều kiện tồn tại của thân thể mà

trực tiếp hủy hoại thân thể con người. Thơ Việt Nam sau 1986, bên cạnh việc
ngợi ca sự hi sinh những con người xả thân vì độc lập dân tộc cịn là cái nhìn
thẳng thắn vào những mất mát, hi sinh và hệ quả mà chiến tranh để lại lên thân
thể con người.
3.2.2. Dấu ấn của đói khát trên thân thể
Sau 1986, đất nước vẫn cịn nhiều khó khăn, sự nghèo túng. Đói khát in
dấu lên thân thể qua những hình ảnh mặt xanh rờn, bàn tay xanh xao, con mắt
trẻ đói xin ăn, lưng trần bạc trắng, bụng nhăn lép kẹp, bụng sơi sùng sục vì đói,
người hằn những xương, mặt hốc hác, bàn tay để ngửa (ăn xin).... Đó không chỉ
là thân thể người bà, người mẹ, người bố, người em mà là của tất cả những kiếp
nhân sinh nghèo khổ - những “đồng bào tôi”, “nhân dân tôi”.
3.2.3. Dấu ấn kinh tế thị trường trên thân thể
Sang những năm đầu thế kỉ XXI, các nhà thơ có khuynh hướng đưa vào
thơ những hình ảnh thân thể phản thơ, đối lập với mĩ học truyền thống, đối lập
với ý niệm về thơ ca được xem là chuẩn mực, chính thống, trung tâm trước đó
đã gây ra những phản ứng đa chiều gay gắt.
3.3. Phƣơng diện cá nhân của thân thể
Ở phương diện cá nhân, thân thể gắn với những thứ riêng tư nhất của con
người. Trong thơ sau 1986, thân thể cá nhân gắn với ý thức về cá tính, khát
vọng sáng tạo, căn tính, gắn với các trạng thái của thân thể.
3.3.1. Ý thức về cá tính
Thân thể trong thơ sau 1986 là bức tranh tự họa về cá nhân, thể hiện ý
thức về cá tính của của mỗi nhà thơ. Ý thức về cá tính trở thành khát vọng âm
thầm nhưng mãnh liệt của các nhà thơ sau 1986. Hành trình trở về của cái tơi cá
nhân trong đời sống con người với mn nghìn sắc thái. Xu thế chung của thơ


13

là bộc bạch, giãi bày về chính những khát khao xuất phát từ thân thể của chính

mình. Chính vì thế, mỗi nhà thơ đều tìm cách khắc họa chân dung của mình
một cách chân thực nhất, khẳng định sắc thái riêng. Sự hình thành đầu tiên của
con người là sự hình thành thân thể, bản chất sự tồn tại của con người là sự tồn
tại thân thể. Thân thể là cái tạo nên tôi, tạo nên cái độc đáo riêng tôi.
3.3.2. Khát vọng sáng tạo
Do khát vọng phản ánh con người cá nhân trong đời sống thường nhật trở
nên cấp thiết khiến hình ảnh thân thể trong thơ sau 1986 được thể hiện chân
thực hơn, đời thường hơn và cũng sống động hơn thơ ca các giai đoạn trước đó.
Đặc biệt hơn, chủ nghĩa nữ quyền đã khuyến khích người nữ: “viết ra chính
mình, phải tự khám phá những gì thân xác cảm nhận được, và cách thức để diễn
tả thân xác ấy bằng ngôn ngữ. Nghĩa là, nữ giới phải tìm thấy được dục tính
khởi nguồn từ trong thân xác của mình và tìm cách viết về cái khối cảm, cái
“jouissance” ấy”, “phụ nữ hãy viết ra thân xác của mình, phải viết về chính
mình và đem vào trong văn bản” [198, tr.876] đã làm cho hệ thống hình ảnh
thân thể người nữ trở nên phong phú và sinh động hơn.
3.3.3. Ý thức về căn tính
3.3.3.1. Ý thức về nhan sắc
Yếu tố quan trọng của thân thể chính là nhan sắc – cái đẹp hình thể, đặc
biệt là khi nói về sự hấp dẫn của tính nữ. Cái đẹp mang thiên tính nữ được thể
hiện ở trang phục, trang điểm, đường nét, và sự tự tin với hình thể của mình.
Ngay từ thời phục hưng giới hội hoạ phương Tây đã miệt mài cho ra đời những
bức tranh khỏa thân về các thánh thần, thiếu nữ như Adam, Eva… ca ngợi vẻ
đẹp của thân thể con người.
3.3.3.2. Ý thức về thiên chức nữ
Thiên chức làm mẹ - tạo ra con người - là thiên chức cao cả nhất. Mặc dù
triết học cổ đại miệt thị thân xác, đặc biệt là thân thể nữ, cho đó là dơ bẩn và
nguồn gốc của mọi tội lỗi, song nếu khơng có thân thể người phụ nữ với thiên
chức làm mẹ thì khơng thể duy trì giống nịi, tạo dựng thế hệ mai sau. Nói về sự
sinh đẻ là đề tài quen thuộc trong lịch sử văn học thế giới. Thơ Việt Nam sau
1986, đặc biệt thơ của các tác giả nữ, khao khát làm mẹ được thể hiện một cách

mãnh liệt như một sự thể hiện quyền uy và thiên chức của người phụ nữ.


14

3.3.3.3. Ý thức về giải phóng tính dục
Đi vào khai thác yếu tố bản ngã xuất phát từ nhu cầu thân thể, các tác giả
nữ thiên về khám phá tình yêu, đặc biệt là thế giới nhục cảm bản năng, một
phạm vi mà quan niệm truyền thống coi là “vùng cấm”.
3.3.3.4. Ý thức phái tính
Ý niệm về phái được hình thành khi người ta phân biệt sự khác nhau về
thân thể của đàn ơng và đàn bà. Phái tính chỉ những đặc trưng bản chất của từng
phái với cấu tạo thân thể khác nhau giữa nam và nữ. Kinh Thánh quan niệm,
đàn bà được sinh ra từ một phần cơ thể của đàn ông, từ xương sườn của đàn
ông, “cái mà ông Bossuet gọi là xương thừa của ông Adam” [122; tr.321].
3.3.3.5. Nỗi buồn và sự cô đơn
Nỗi buồn và sự cô đơn là trạng thái gắn liền với thân thể con người. Đây
cũng là phạm trù tư tưởng của triết học hiện sinh, chi phối mạnh mẽ xu hướng
văn học đương đại. Thơ Việt Nam sau 1986 chịu tác động lớn của chủ nghĩa
hiện sinh.


15

CHƢƠNG 4
NGUYÊN TẮC KIẾN TẠO THÂN THỂ
TRONG THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SAU 1986
4.1. Nguyên tắc gắn kết thân thể với tự nhiên
4.1.1. Thân thể gắn kết với thế giới động vật
Trong các yếu tố của văn hóa, con người và động vật có mối liên hệ đặc

biệt. Trải qua thăng trầm của lịch sử, con người không ngừng nỗ lực khẳng
định mình trong thế giới mn lồi, muốn chứng tỏ khả năng độc lập, li khai,
thậm chí cải tạo, biến đổi tự nhiên nhưng con người đã, và vẫn đang là một
thành tố của tự nhiên, của giới động vật. Điều này được chứng minh ngay
trong danh từ con người. Dù muốn hay không, ý thức hay vô thức, con người
tự thân vẫn có mối quan hệ nguồn cội với động vật. Chân lí cổ sơ con thú
trong mỗi con người và con người thoát thai từ con thú trở thành nguồn cảm
hứng và chất liệu sáng tạo biết bao kiệt tác nghệ thuật, đặc biệt là ở các bức
tượng điêu khắc nửa người nửa vật trong di sản văn minh nhân loại.
4.1.2. Thân thể gắn kết với thế giới thực vật
Sự gắn kết giữa thân thể con người với thế giới thực vật được thể hiện ở
cách gọi tên cỏ cây, bộ phận của cỏ cây bằng tên gọi bộ phận cơ thể người như:
lá gan, lá phổi, quả tim, quả thận, cuống rốn, chùm gân, giọng chua, tư tưởng
chín muồi, cái gốc của tư tưởng, ươm mầm tương lai…
4.1.3. Thân thể gắn kết với các hiện tượng tự nhiên khác
4.1.3.1. Thân thể gắn với đất
Trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986, thân thể thường được gắn với hình
ảnh đất. Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, đất là bản nguyên thụ động,
mang tính nữ, là bóng tối, là âm, đối lập với trời là bản nguyên chủ động, mang
tính nam, là ánh sáng, là dương… Kinh dịch cũng cho rằng, mọi con người đều
sinh ra từ đất, vì đất là đàn bà, là mẹ - mẹ đất Gaia. Đất là biểu tượng của sản
sinh và tái sinh, là bản thể vũ trụ, được xem như tử cung sinh ra mọi vật. Hình
ảnh đất ln gắn liền với hình ảnh thân thể người phụ nữ như bầu sữa, ngực,
bàn tay, trứng,… đặc biệt là hình ảnh bàn chân, giày. Điều này đã được chứng
minh từ trong truyền thuyết, thần thoại, sử thi và thơ ca các giai đoạn văn học,


16

tùy cách thức biểu hiện. Mẫu gốc đất bao gồm các biến thể của nó như: núi đồi,

hang động, gị, đống, rừng, khu vườn, cánh đồng, đồng cỏ…. Trong thơ Việt
Nam sau 1986, hình ảnh thân thể gắn liền với đất và các biến thể của nó xuất
hiện nhiều lần ở sáng tác của nhiều tác giả....
4.1.3.2. Thân thể gắn với nước
Trong thơ trữ tình Việt Nam sau 1986, thân thể bộc lộ nhiều phẩm chất
khi gắn với hình ảnh nước. Khi gắn kết hai thực thể này lại với nhau, thơ sau
1986 đã khai thác các mối tương quan: nước là cội nguồn sự sống của thân thể;
nước là không gian tái sinh của thân thể; nước là không gian trải nghiệm của
thân thể; nước là không gian gột rửa của thân thể, nước là nguồn sống đồng thời
cũng là nguồn chết, mang chức năng tạo sinh và hủy hoại đối với thân thể con
người… Những mối tương quan này ta thường gặp trong những truyền thuyết
cổ xưa nhất cũng như trong những tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại trên
thế giới. Nước với các tính chất của nó được gắn liền với đặc tính thân thể, “là
dạng thức thực thể của thế giới, là nguồn gốc sự sống và là yếu tố tái sinh thể
xác và tinh thần, là biểu tượng của khả năng sinh sôi nảy nở, của tính thanh
khiết, tính hiền minh, tính khoan dung và đức hạnh” [67, tr.710].
4.2. Nguyên tắc gắn kết thân thể với tính giao
Khi kiến tạo ngơn ngữ thân thể, thơ trữ tình Việt Nam sau 1986 đặc biệt
chú ý gắn thân thể với tính giao. Nguyên tắc gắn kết thân thể với tính giao
khơng phải đến thơ sau 1986 mới xuất hiện mà văn học thời nào cũng có, tuy
cách thức biểu hiện khác nhau. Văn học Việt Nam nói chung thơ nói riêng sau
đổi mới, do bối cảnh xã hội trong nước đổi thay cùng với sự ảnh hưởng của văn
hóa phương Tây và phong trào “thân thể tả tác” ở Trung Quốc đã khiến trào lưu
sáng tác gắn kết thân thể với tính giao phát triển mạnh mẽ. Khi sử dụng nguyên
tắc này, thơ sau đổi mới đã nỗ lực khám phá sự phong phú của cái tôi ẩn giấu,
phá vỡ những cấm kị, đổi mới tư tưởng, giải phóng cá nhân…
4.3. Nguyên tắc trần trụi, lãng mạn hố thân thể
Nếu ngun tắc trần trụi hóa thân thể thiên về phản ánh mặt trái, mặt tiêu cực
của xã hội và con người thì nguyên tắc lãng mạn hóa thân thể lại hướng đến những
điều nhân văn và cao đẹp hơn. Có nhiều tác giả sử dụng nguyên tắc này khi đưa các

hình ảnh thân thể vào thơ, tiêu biểu như Trần Dần, Dương Tường, Hoàng Hưng,


17

Trần Quang Quý, Nguyễn Quang Thiều, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn
Hữu Hồng Minh, Ly Hoàng Ly …
4.3.1. Nguyên tắc trần trụi hóa thân thể
Thơ sau 1986 với phương châm "Tơi là con người. Đối với tơi chẳng có
gì của con người là xa lạ cả” [3, tr.642] đã viết về thân thể một cách trần trụi
nhất. Những hình ảnh mà trước kia được xem là không bao giờ có thể xuất hiện,
là vùng cấm kị khơng được nhắc tới, thì nay, những hình ảnh ấy xuất hiện lan
tràn trên những trang thơ.
4.3.2. Nguyên tắc lãng mạn hóa thân thể
Nếu nguyên tắc trần trụi hóa thân thể là những khía cạnh tồn đọng trong
đời sống xã hội thì lãng mạn hóa thân thể lại là cái đích hướng tới, một sự đột
phá và giải thoát con người trong cuộc sống hiện tại.
4.4. Nguyên tắc tƣợng trƣng, siêu thực hóa thân thể
Thơ sau 1986 cùng với sự đổi mới, cởi trói tư tưởng là sự đổi mới, cởi
trói trong hình ảnh và hình thức biểu đạt. Nguyên tắc tượng trưng và siêu thực
hóa thân thể là một trong những thành quả của sự đổi mới thơ ca giai đoạn này.
Những nhà thơ tiêu biểu cho nguyên tắc sáng tác này chủ yếu là các nhà thơ
trưởng thành từ trước 1975 như Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng, Trần
Dần, Hồng Hưng...
4.4.1. Nguyên tắc tượng trưng hóa thân thể
Đứng trên quan điểm, lập trường sáng tác, tự ý thức sứ mệnh cao cả của
mình, chủ nghĩa tượng trưng chủ trương đi vào khám phá những vùng đất bí ẩn
của cái đẹp, tôn thờ cái đẹp và hướng tới mỗi câu từ đều mang theo một giá trị
đặc biệt, có nhạc tính và gợi cảm hơn là có nghĩa. Chính bởi vậy, câu thơ của
chủ nghĩa tượng trưng khá ngắn gọn, ngôn ngữ thuần khiết và trau chuốt được

hình thành qua một cú pháp rời rạc với nhiều tỉnh lược, câu từ có thể tối nghĩa,
bài thơ khơng truyền tải một ý nghĩa nhất định mà chỉ là một tập hợp âm thanh
và nhịp điệu, là mê lộ của từ ngữ, ngôn ngữ thơ trở nên khó hiểu. Trên lập
trường sáng tác đó của chủ nghĩa tượng trưng, nguyên tắc tượng trưng hóa thân
thể trong thơ sau đổi mới ở Việt Nam đã thổi một luồng gió mới vào nền văn
học nước nhà.


18

4.4.2. Nguyên tắc siêu thực hóa thân thể
Nếu nguyên tắc lãng mạn hóa thân thể thường sử dụng những biện pháp
tu từ như ẩn dụ, hóa dụ, nói q… thì nguyên tắc siêu thực lại sử dụng những
hình ảnh xa nhau để làm “nảy lên ánh lửa, bùng lên hình ảnh. Sự kết hợp này
khơng thuần lý và bị lí trí phản kích. Mặc kệ. Nhà thơ cứ tiến, cứ sáng tạo
những hình ảnh độc đáo, khơng tưởng, trải rộng chất thơ trong lượng ảnh và
chất ảnh, trong cõi mộng – thực, thực – mộng của mình.” [75, tr.154]. Thế giới
siêu thực chỉ có thể cảm thấy trong giấc mơ, trong tiềm thức, lúc đãng trí, thần
kinh suy nhược, tinh thần rối loạn… Và đây mới là mảnh đất của nghệ sĩ, qua
đó họ mới có thể khám phá ra những điều sâu kín mà thiêng liêng, bí ẩn mà
chính xác trong cuộc sống con người.
4.5. Nguyên tắc gắn kết thân thể với các biểu tƣợng, ẩn dụ
Biểu tượng, ẩn dụ là những tín hiệu nhỏ trong hệ thống tín hiệu của tác
phẩm văn chương, là phương tiện nghệ thuật để tác giả lý giải sự vật, hiện tượng,
cắt nghĩa đời sống. Biểu tượng, ẩn dụ được sinh ra từ hiện thực đời sống và được
nuôi dưỡng, phát triển qua đơi bàn tay sáng tạo, trí tưởng tượng của nhà thơ. Ở
mỗi ẩn dụ, biểu tượng là những lớp ý nghĩa khác nhau do tâm lí, văn hóa mỗi thời
đại, cộng đồng cấp cho. Trong văn học, biểu tượng và ẩn dụ thường mang tính đa
nghĩa với khả năng khái quát sâu rộng. Thơ Việt Nam giai đoạn sau 1986 đã sử
dụng hệ thống biểu tượng, ẩn dụ như một thao tác thường trực, mang tính hệ

thống. Dưới góc độ thân thể trong văn học, ta thấy có sự biến đổi mạnh mẽ trong
xu hướng sử dụng các biểu tượng, ẩn dụ trong thơ đương đại.


19

KẾT LUẬN
Lịch sử văn hóa tư tưởng của nhân loại có điểm chung trong nhìn nhận về
con người, đó là đều coi con người có phần hồn và phần xác, phần tinh thần và
phần thân thể. Nhưng trong chiều dài lịch sử với những đổi thay của chính trị, văn
hóa, xã hội, quan niệm về vai trị vị trí của tinh thần và thân thể cũng khác nhau.
Trong triết học, mĩ học, tôn giáo xa xưa, phần tinh thần luôn được đề cao, còn thân
thể bị hạ thấp, thân thể bị coi là cội nguồn của những điều xấu xa. Nhưng càng
ngày, các nhà nghiên cứu càng nhận thấy vai trị vơ cùng quan trọng của thân thể
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, hiểu một cách đơn giản nhất, thì thế giới
tinh thần cũng là thứ trú ngụ trong một thân xác cụ thể, là phần bên trong của thân
thể. Họ nhận thức được đời sống tinh thần của con người xuất phát từ thân thể, hay
nói đúng hơn là trả lại vị trí vốn có của thân thể, là một trong những sự dịch
chuyển quan trọng của khoa học nhân văn hiện nay.
Đối tượng trung tâm của văn học là con người, văn học cổ kim đông tây đều
chú ý đến khám phá, biểu hiện và phục vụ con người. Đồng hành cùng lịch sử tư
tưởng triết học, mĩ học…, quan niệm nghệ thuật về con người, sự thể hiện về con
người trong văn học ở các thời kì khác nhau cũng có những biểu hiện khác nhau.
Thân thể thuộc về con người, việc tìm hiểu và thể hiện con người khơng thể khơng
tìm hiểu về thân thể, không thể không dựa vào miêu tả thân thể. Khi cái tơi được
giải phóng, khi cái tơi trở thành vấn đề được văn học quan tâm một cách ráo riết,
thì đó cũng chính là lúc thân thể được quan tâm nhiều nhất, bởi vì thân thể là thứ
thuộc về cá nhân cụ thể, mang tính cá nhân nhất, người ta không thể chịu những
nỗi đau bệnh tật thay cho người khác được. Do đó, nhận thức về thân thể cũng là
nhận thức quan trọng về mỗi cá nhân. Văn học nghệ thuật từ xưa đã quan tâm đến

thân thể con người, nhưng ở mỗi một thời kì, người ta lại dồn trọng tâm chú ý đến
những phương diện khác nhau, có ngun tắc thể hiện khác nhau. Ngồi ra, yếu tố
thể loại, cá tính sáng tạo cũng chi phối quan niệm về thân thể và cách thể hiện thân
thể. Như vậy, nghiên cứu về thân thể trong văn học nói chung, thơ trữ tình nói
riêng, có thể nhận ra sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật về con người, sự thay
đổi trong cảm hứng sáng tác và nhận ra những dấu ấn của văn hóa chính trị xã hội
ở mỗi một thời kì nhất định.


20

Trong lịch sử nghiên cứu văn học, những vấn đề liên quan đến thân thể con
người đã ít nhiều được nhắc đến, nhưng nghiên cứu một cách hệ thống về thân thể
trong văn học nói chung, thơ trữ tình sau 1986 nói riêng vẫn chưa có cơng trình nào.
Điều này là một thử thách rất lớn đặt ra với người nghiên cứu. Trên cơ sở khảo sát
tổng quan về tình hình nghiên cứu về thân thể ở nước ngồi và trong nước, đặc biệt
là tình hình nghiên cứu về thân thể trong văn học nói chung, trong thơ trữ tình sau
1986 nói riêng, quan niệm về thân thể trong nghệ thuật, người viết bước đầu xác lập
khái niệm thân thể trong văn học, biểu hiện của thân thể trong văn học và đặc trưng
của thân thể trong văn học, đồng thời chỉ ra một số vấn đề về thân thể trong thơ ca
Việt Nam từ xưa đến nay. Bước đầu khảo sát tình hình nghiên cứu và xác lập khái
niệm như vậy để làm tiền đề lí thuyết tiến hành nghiên cứu một số phương diện của
thân thể cũng như nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ trữ tình Việt Nam sau
1986. Trong quá trình này, luận án vừa hướng tới chỉ ra đặc điểm riêng của thơ trữ
tình giai đoạn này so với thơ trữ tình giai đoạn trước trên các phương diện của thân
thể và nguyên tắc kiến tạo, bước đầu chỉ ra sự khác biệt của thơ trữ tình trong việc
thể hiện thân thể so với văn xi. Đây chính là mạch tư duy, mạch lập luận và cũng
là nhiệm vụ mà luận án đặt ra.
Để có tiền đề cho việc xác lập lí thuyết ở chương sau, người viết đã khái
quát tình hình nghiên cứu về thân thể trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời tìm

hiểu quan niệm về thân thể trong nghệ thuật. Qua khảo sát tình hình nghiên cứu
ở phương tây và Trung Quốc, người viết nhận thấy trên thế giới, vấn đề thân thể
từ lâu đã được triết học, mĩ học, văn học nghệ thuật quan tâm. Mặc dù có sự
khác biệt về văn hóa, nhưng cả phương Tây và Trung Quốc đều có chung một
xu hướng, đó là một thời kì coi nhẹ vai trị của thân thể, nhưng càng về sau,
càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của thân thể trong tất cả các lĩnh vực.
Ngay trong sáng tác văn học, bên cạnh việc chú ý khám phá đời sống tinh thần
phong phú phức tạp, thì việc khám phá về thân thể, quan tâm đến nhu cầu bản
năng của con người cũng được các nhà văn chú ý. Ở Việt Nam, tuy những lí
thuyết về thân thể được du nhập muộn hơn, nhưng do bản thân con người là đối
tượng trung tâm của văn học, con người lại bao gồm cả phần thân thể và phần
tinh thần, cho nên, trong nghiên cứu và sáng tác văn học, thân thể cũng ít nhiều
được nhắc đến. Quan tâm đến thân thể và những nhu cầu bản năng cũng là xu


21

hướng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Quan niệm về thân thể trong nghệ thuật cổ kim đông tây khá phong phú, nhưng
nó thể hiện rõ dấu ấn của thời đại, như vậy, bản thân quan niệm về thân thể
trong văn học đã phản ánh những vấn đề của mỗi thời đại cụ thể. Trong nghệ
thuật, đã xuất hiện quan niệm coi thân thể con người là một phần của thế giới tự
nhiên, nhưng đến thời kinh tế thị trường, thì thân thể lại bị coi là một loại hàng
hóa. Thân thể là thứ cao quý thuộc về cá nhân, và cá nhân có thể hi sinh nó vì
gia đình, cộng đồng. Trong đời sống văn hóa, xã hội thân thể mang dấu ấn văn
hóa, chính trị, tơn giáo…
Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu trong và ngoài nước, người viết
bước đầu xác lập quan niệm về thân thể và đặc trưng của thân thể trong văn học.
Trong văn học, thân thể không chỉ là đối tượng được nhà văn tìm hiểu, thể hiện,
mà cịn là một loại kí hiệu thẩm mĩ, chịu sự chi phối bởi thời đại, quan niệm nghệ

thuật về con người, chịu sự chi phối của cá tính sáng tạo, của thể loại… Thân thể
được biểu hiện ra qua những hình ảnh bề ngồi, qua thế giới tâm lí, và gián tiếp
qua đồ vật, qua khơng gian mà thân thể tồn tại trong văn học, thân thể mang tính
quan niệm, có ngun tắc kiến tạo riêng. Những nguyên tắc này cũng chịu sự chi
phối của thời đại, quan niệm nghệ thuật về con người, cá tính sáng tạo, của thể
loại… Do đó, ở mức độ cao, cần chỉ ra sự khác nhau của thân thể và nguyên tắc
kiến tạo thân thể trong các thể loại khác nhau.
Để làm tiền đề nghiên cứu về thân thể trong thơ trữ tình sau 1986, trước
hết người viết tìm hiểu sơ bộ về vấn đề thân thể trong thơ ca Việt Nam từ thời
trung đại đến trước 1986. Thơ ca trung đại nghiêng sang dùng ước lệ, tượng
trưng, quy phạm, cơng thức để thể hiện thân thể, cịn thơ lãng mạn đầu thế kỉ
XX lại quan tâm đến sự mở rộng các giác quan để cảm nhận thế giới, thơ ca
giai đoạn 1945-1975 lại gắn thân thể với ý thức công dân, với ý thức sẵn sàng
hi sinh thân thể cho lí tưởng độc lập tự do dân tộc, ca ngợi sự hi sinh thân thể,
hạn chế thể hiện những nhu cầu đời thường, nhu cầu bản năng của thân thể. Rõ
ràng, thời đại khác nhau, quan niệm về con người khác nhau, đã dẫn đến sự
khác nhau trong thể hiện thân thể trong thơ ca.
Trên cơ sở lí thuyết được xác lập và khái lược về vấn đề thân thể trong
thơ ca giai đoạn trước 1986, trong chương 3 và chương 4, người viết đi sâu tìm


22

hiểu các phương diện của thân thể và nguyên tắc kiến tạo thân thể trong thơ trữ
tình Việt Nam sau 1986. Trong tương quan so sánh với thân thể và nguyên tắc
kiến tạo thân thể trong thơ ca giai đoạn trước, người viết nhận thấy thơ trữ tình
sau 1986 có sự kế thừa thơ ca truyền thống, nhưng cũng có nhiều cách tân mới
mẻ, những cách tân này thể hiện rất rõ sự thay đổi của chính trị, văn hóa, xã hội
cũng như cảm hứng sáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người. Thơ trữ tình
giai đoạn này quan tâm đến phương diện tự nhiên, phương diện xã hội và

phương diện cá nhân của thân thể. Ở phương diện tự nhiên của thân thể, thơ ca
giai đoạn này đã cho thấy thân thể là một phần của thế giới tự nhiên, là nơi con
người có thể cảm nhận về thế giới, nơi in dấu ấn của quê hương, đặc biệt là dấu
ấn, cảm giác của thân thể với đặc điểm địa lí tự nhiên. Ở phương diện xã hội, thơ
trữ tình sau 1986 đã cho thấy dấu ấn thời đại rất rõ rệt. Mặc dù nước ta đã bước
ra khỏi chiến tranh được một khoảng thời gian, nhưng di chứng của chiến tranh,
của đói khát vẫn in hằn trên thân thể con người. Và khi đất nước bước vào thời kì
kinh tế thị trường, thì thân thể đơi khi cịn bị coi như một loại hàng hóa. Ở
phương diện cá nhân của thân thể, thơ trữ tình sau 1986 đã trình hiện lên một sắc
thái riêng biệt so với thơ ca thời kì trước. Thơ ca giai đoạn này đặc biệt nhấn
mạnh ý thức cá tính, gắn thân thể với khát vọng sáng tạo, ý thức về căn tính.
Trong thơ ca giai đoạn này, người đọc bắt gặp sự trỗi dậy của ý thức về thiên
chức nữ, ý thức giải phóng tính dục, ý thức về phái tính và những nỗi buồn, nỗi
cô đơn mang đậm màu sắc cá nhân. Những phương diện khác nhau của thân thể
được trình hiện lên trong thơ trữ tình đã cho thấy thơ ca giai đoạn này quan tâm
nhiều hơn đến đời sống cá nhân của con người, cảm hứng sáng tác đã chuyển từ
cảm hứng ngợi ca, cảm hứng sử thi sang cảm hứng đa dạng nhiều cung bậc, cảm
hứng đời tư, đi sâu vào những phương diện của đời sống từng bị lãng quên, lắng
nghe tiếng thổn thức của mỗi cá nhân trong cuộc sống bộn bề.
So với thơ ca giai đoạn trước, các phương diện của thân thể trong thơ trữ
tình sau 1986 trình hiện lên với đặc điểm riêng, điều đó chứng tỏ thân thể trong
thơ ca giai đoạn này đã được kiến tạo với nguyên tắc riêng, những thủ pháp nghệ
thuật trong từng bài thơ cụ thể dưới sự chi phối bởi nguyên tắc đó cũng có những
nét khác biệt. Cũng chính ở phần này, luận án bước đầu chỉ ra sự khác biệt của
phương thức trữ tình với phương thức tự sự trong việc kiến tạo thân thể. Thơ trữ


23

tình Việt Nam sau 1986 đã sử dụng nguyên tắc gắn kết thân thể với tự nhiên;

nguyên tắc gắn kết thân thể với tính giao; ngun tắc trần trụi hóa, lãng mạn hóa
thân thể; nguyên tắc tượng trưng, siêu thực hóa thân thể; nguyên tắc gắn thân thể
với những biểu tượng, ẩn dụ. Những ngun tắc này ít nhiều có kế thừa thơ ca
giai đoạn trước, nhưng cũng có những đổi thay và biểu hiện ra với sắc thái riêng.
Việc đi sâu tìm hiểu những nguyên tắc kiến tạo này giúp luận án có được cái
nhìn bao qt, tồn diện, sâu sắc và ý nghĩa hơn về đối tượng, đồng thời tìm
được cái chung giữa các sáng tác được xem là nổi loạn, đa khuynh hướng và
phong cách.
Nhìn chung, thơng qua nghiên cứu thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986,
cụ thể là thông qua nghiên cứu các phương diện của thân thể và nguyên tắc kiến
tạo thân thể, chúng ta có thể nhận ra kiểu quan hệ giữa chủ thể trữ tình và thế
giới. Chủ thể trữ tình dùng thân thể của mình để tri nhận thế giới thơng qua sự
cảm nhận và giải bày những trăn trở, suy tư của mình về hiện thực, về thế giới
và về con người, vừa thể hiện sự tiếp nối những giá trị nhân văn bền vững, vừa
bộc lộ khát vọng giải phóng bản thân, vừa giãi bày cảm giác hồi nghi, xa lạ,
mất niềm tin với sự tồn tại thân thể. Tháo bỏ ít nhiều những chuẩn mực cổ điển
trong quan niệm thẩm mĩ về con người, thân thể trong thơ Việt Nam sau 1986
được thể hiện như là quá trình thiết lập những giá trị nhân văn mới về con
người của văn học Việt Nam trong dòng chảy bất tận của nó.
Đề tài này có thể mở rộng nghiên cứu thân thể trong thơ ca ở những giai
đoạn khác nhau, ở những nền văn học khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có thể
nghiên cứu thân thể trong những thể loại văn học khác nhau, thân thể trong
sáng tác của từng tác giả, thân thể trong các trào lưu văn học khác nhau….
Người viết thiết nghĩ, đây là một hướng nghiên cứu có tiềm năng, mà luận án này
chỉ là những phác thảo ban đầu.


×