Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TIỂU LUẬN VỀ CHIẾN DỊCH MARKETING BOARDGAME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.02 KB, 4 trang )

HAI LỚN: PHÂN TÍCH
A. Mơi trường vĩ mơ
1. Nhân khẩu học
Trong năm 2022, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 784.706 người và
đạt 99.329.145 người vào đầu năm 2023. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là
dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 879.634 người. Nếu tình
trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ giảm -94.928 người. Điều đó
có nghĩa là số người chuyển đến Việt Nam để định cư sẽ ít hơn so với số người rời
khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác. Tỉ lệ thay đổi dân số hàng ngày
của Việt Nam vào năm 2022 sẽ như sau: 4.175 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi
ngày 1.765 người chết trung bình mỗi ngày -260 người di cư trung bình mỗi ngày
Dân số Việt Nam sẽ tăng trung bình 2.150 người mỗi ngày trong năm 2022.
Tính đến đầu năm 2022, Việt Nam có phân bố các độ tuổi như sau: 25,2% 69,3%
5,5% - dưới 15 tuổi - từ 15 đến 64 tuổi - trên 64 tuổi Số liệu dân số theo độ tuổi
(ước lượng):


23.942.527 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (12.536.210 nam & 11.406.317




nữ)
65.823.656 người từ 15 đến 64 tuổi (32.850.534 nam & 32.974.072 nữ)
5.262.699 người trên 64 tuổi (2.016.513 nam & 3.245.236 nữ)

(Nguồn: />Số liệu trên cho thấy dân số chủ yếu của Việt Nam thuộc vào độ tuổi từ 15 đến 64
tuổi chiếm phần lớn.
2. Kinh tế
Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng tồn cầu
thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia


nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vịng
một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD.
Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 3,65 USD/ngày, theo PPP năm 2017) giảm từ hơn 14% năm
2010 xuống còn 3,8% năm 2020.
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu
đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19. Tăng
trưởng GDP giảm 2,6% vào năm 2021 do sự xuất hiện của biến thể Delta của virus
Sars-CoV-2 và dự kiến sẽ phục hồi lên 7,2% vào năm 2022 và 6,7% vào năm 2023.


Việc phát triển ngành dịch vụ giải trí ln được đặt lên hàng đầu tại nước ta
bởi những lợi ích và nguồn lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Như chúng ta đã biết,
ngành dịch vụ và giải trí luôn chiếm hơn 60% GDP của các nước phát triển và khoảng
50% ở các nước đang phát triển.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang rơi vào vịng xốy của lạm phát và suy
thối thì Việt Nam vẫn vững vàng vượt lên và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
kinh tế vĩ mô ổn định. Việt Nam lại một lần nữa nổi lên trở thành ngôi sao sáng trên
bầu trời tăng trưởng kinh tế thế giới và sẽ là số ít các nước được tổ chức quốc tế nâng
hạng tín nhiệm trong năm qua.
3. Tự nhiên
Bảo vệ mơi trường là luôn là một thách thức đối với hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp, và đối các sản phẩm in ấn thì vấn đề bảo vệ mơi trường gắn bó khá
mật thiết đó là chất liệu và nguyên liệu sản xuất. Hoạt động kinh doanh phát triển, thì
lượng hao phí cho vật liệu sản xuất càng nhiều. Vậy doanh nghiệp cần có những biện
pháp để sử dụng những vật liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, những sản phẩm
dễ tái sinh và tái chế.
4. Công nghệ
Những công nghệ số mới của CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ và tác
động, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam: Internet vạn vật
(IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng

cường (AR), điện toán đám mây....Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, có ý nghĩa lịch sử. Thế và lực của nước ta
đã lớn mạnh hơn nhiều về quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng
lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phát triển công nghệ số trong
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều chủ trương, chính sách thể hiện sự quyết tâm phát triển công nghiệp công nghệ
số. Chủ trương đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp:
CNTT và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng


được yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành
công nghiệp khác.
5. Mơi trường chính trị - xã hội
Trong nước, với quyết tâm phục hồi và phát triển kinh tế, tạo đà hoàn thành
mục tiêu kinh tế – xã hội năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội
Đảng XIII, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ, ngành, địa phương quyết
liệt triển khai quyết liệt, tích cực các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 01/NQCP, Nghị quyết số 02/NQ-CP, Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi,
phát triển kinh tế – xã hội. Kinh tế vĩ mơ tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát trong tầm
kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo; chính sách tiền tệ, tài khóa được điều hành
chủ động, linh hoạt và hiệu quả. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện tích
cực, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tạo sự tin tưởng, ủng hộ của
nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó, kinh tế – xã hội năm 2022 của nước ta khởi sắc trên hầu hết các lĩnh
vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ, đặc
biệt so với cùng kỳ năm trước (khi nhiều địa phương trên cả nước phải thực hiện giãn
cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh, nhất là tại các tỉnh kinh tế trọng điểm
phía Nam). Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so
với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: Công nghiệp chế biến, chế tạo;
tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…

6. Mơi trường văn hóa
Chủ trương hội nhập quốc tế chủ động, tích cực, toàn diện của Đảng và Nhà nước tạo
điều kiện cho văn hóa Việt Nam hội nhập và phát triển. Trong bối cảnh tồn cầu hóa,
với đường lối đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, văn hóa Việt Nam có cơ
hội thuận lợi để tiếp thu tri thức, các nguồn lực và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tiếp
thu tinh hoa văn hóa nhân loại và sáng tạo những giá trị văn hóa mới. Đặc biệt, cơng
nghiệp văn hóa đang được định hướng là một trong những ngành trụ cột của kinh tế.
Kinh tế đang trên đà phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã hình thành nên
một thị trường tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa với nhu cầu ngày càng lớn, là cơ sở quan
trọng thúc đẩy văn hóa phát triển.
Tới đây thui


B. Môi trường vi mô
1. Doanh nghiệp
2. Đối thủ cạnh tranh
3. Đối thủ Marketing
4. Khách hàng
5. Sứ mệnh
6. Các nhóm cộng đồng
C. SWOT
1. SWOT
2. Chiến lược



×