PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Cách mạng tháng Tám là một cuộc “tái sinh màu nhiệm” (Hoài
Thanh) [1,107], “một cuộc hồi sinh vĩ đại” (Nguyễn Huy Tưởng) [1, 926] cho
dân tộc, nhân dân. Đồng thời, Cách mạng cũng tạo ra một bước ngoặt, một
cuộc đổi mới cho văn học Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, văn học đã gặt hái
được thành công trên nhiều lĩnh vực: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút,
ký... Trên đà phát triển chung ấy, lý luận phê bình văn học cũng đạt được
những thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy nền văn học phát triển mạnh mẽ.
Lý luận phê bình văn học từ năm 1954 phát triển theo định hướng của
Đảng với trách nhiệm nặng nề nhưng cũng vô cùng cao q. Đảng giao phó
cho lý luận phê bình những trách nhiệm hết sức nghiêm túc và trọng đại:
“Nhà phê bình văn nghệ thì khơng chỉ đóng vai người thưởng thức bình
thường mà phải làm đúng trách nhiệm nhà phê bình, tức là phải đấu tranh để
bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng, góp phần vào việc chỉ đạo sáng tác và
nghiên cứu văn nghệ nâng cao chất lượng của tác phẩm nghệ thuật, nâng cao
tư tưởng, nhận thức và trình độ thẩm mỹ của quần chúng nhân dân” [14,175].
Đáp ứng niềm tin cậy của Đảng, đội ngũ những người làm cơng tác lý luận
phê bình đã thể hiện ý thức trách nhiệm cao cả của người chiến sĩ cách mạng
trên mặt trận văn hoá. Bên cạnh một số cây bút chun viết lý luận phê bình
văn học, cịn có những người vừa sáng tác vừa viết lý luận phê bình. Trong số
này khơng thể khơng nhắc đến Nguyễn Đình Thi.
1.2. Nghĩ về Nguyễn Đình Thi, chúng ta nghĩ đến một nghệ sĩ đa tài. Ơng
khơng chỉ làm thơ, viết tiểu thuyết, soạn kịch, soạn nhạc, nghiên cứu và viết
những vấn đề thuộc về triết học mà còn là một cây bút lý luận phê bình văn
học xuất sắc. Có thể nói, ở lĩnh vực nào Nguyễn Đình Thi cũng xây dựng cho
mình được một “cái nhà”. Người ta có thể gọi ơng là nhà thơ, nhà văn, nhà
1
soạn kịch, nhạc sĩ... và nhà lý luận phê bình văn học. Riêng ở lĩnh vực lý luận
phê bình có thể nói Nguyễn Đình Thi đã tạo được cho mình một phong cách
riêng, độc đáo. Những bài tiểu luận của ơng có sức lơi cuốn mạnh mẽ và
mang tính thời sự nóng hổi.
Tuy nhiên, cho đến nay những bài viết, những cơng trình nghiên cứu về
thể loại phê bình lý luận của Nguyễn Đình Thi chưa nhiều và chưa khái qt
được tồn bộ chặng đường làm lý luận phê bình của Nguyễn Đình Thi. Với
luận văn này, chúng tơi mong muốn có được cái nhìn tồn diện hơn về những
đóng góp của Nguyễn Đình Thi ở khu vực lý luận phê bình văn học.
1.3. Từ năm 1975 trở về sau, Nguyễn Đình Thi dường như ít viết lí luận
phê bình. Đúng như nhận xét của Giáo sư Hà Minh Đức: “Tiếc rằng hoạt
động lí luận phê bình của ơng kết thúc q sớm và sau này ơng ít có dịp trở
lại” [ , 29]. Luận văn của chúng tôi giới hạn vấn đề nghiên cứu chỉ đến 1975
là vì thế.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nếu như Cách mạng tháng Tám thành công mở ra cho nhiều văn nghệ sĩ
một con đường rộng mở trước mắt, giục bước chân họ mạnh dạn đi vào
phong trào sục sôi của dân tộc, mang tài năng, lý tưởng của mình phục vụ
quần chúng đồng đảo thì với Nguyễn Đình Thi, con đường đó đã in dấu chân
ông. Ngay từ những ngày đầu của thập kỷ bốn mươi, Nguyễn Đình Thi đã có
những bài viết những buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên với tư cách là
một người đi theo Cách mạng.
Nguyễn Đình Thi không phải là người chuyên viết lý luận phê bình văn
học. Ơng viết lý luận phê bình để sáng tác và sáng tác dựa trên những vấn đề
mà lý luận phê bình của mình đề ra. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu,
những bài viết về các thể loại khác như: tiểu thuyết, thơ, kịch, nhạc của
Nguyễn Đình Thi và những cơng trình ấy dù lớn, dù nhỏ đều đã khẳng định
2
được vị trí của ơng trong nhiều thể loại, thể hiện một tài năng đa dạng và
sung sức.
Những bài viết về Nguyễn Đình Thi ở khu vực lý luận phê bình văn học
khơng nhiều. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu sau:
- Lê Anh Trà: Nhân đọc “Mấy vấn đề văn học” và “Một số vấn đề đấu
tranh tư tưởng trong văn nghệ hiên nay” của Nguyễn Đình Thi, Tạp chí
Văn học, số 8, năm 1960.
- Vũ Đức Phúc: Nguyễn Đình Thi và việc viết tiểu thuyết, Báo Văn nghệ số
97, năm 1965.
- Chu Nga: Nhà văn Nguyễn Đình Thi, Báo Văn nghệ, số 390, năm 1971.
- Lê Đình Kỵ: Cây bút lí luận phê bình Nguyễn Đình Thi, Tạp chí Tác phẩm
mới, số 34, tháng 11 năm 1974.
- Phan Cự Đệ: Nguyễn Đình Thi, trong sách Nhà văn Việt Nam (1945-1975),
Nxb Đại học và THCN năm 1979.
- Trần Hữu Tá: Văn học Việt Nam 1945-1975, Nxb Giáo dục, 1990.
- Mai Hương: Nguyễn Đình Thi – Từ quan niệm đến thơ, Tạp chí Văn học
số 3, năm 1999.
- Lê Thị Chính: Một vài đặc điểm về ngơn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi, Tạp
chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 5-6, năm 2000.
- Hà Minh Đức: Sự nghiệp văn chương Nguyễn Đình Thi, trong sách Nguyễn
Đình Thi về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2000.
- Đặng Vương Hưng: Nguyễn Đình Thi - Văn và đời, Báo An ninh thế giới
cuối tháng, số 13, tháng 11 năm 2001.
- Nhiều tác giả: Tranh luận về thơ Nguyễn Đình Thi, trong sách Nguyễn
Đình Thi về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2000.
Một đặc điểm chung dễ nhận thấy là ở cơng trình nghiên cứu nào cũng đã
khẳng định được đóng góp của Nguyễn Đình Thi trong lĩnh vực lý luận phê
3
bình văn học, tác dụng dẫn đường và sự cổ vũ, động viên mạnh mẽ của những
bài lý luận ấy.
Phan Cự Đệ trong bài Nguyễn Đình Thi đã có một cái nhìn tương đối khái
quát về tài năng đa dạng của ông trên các lĩnh vực: thơ, tiểu thuyết, lý luận
phê bình. Nhận xét về ngịi bút lý luận phê bình của Nguyễn Đình Thi, ơng
viết: “Ở Nguyễn Đình Thi có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và phê
bình, giữa khả năng tổng hợp và phân tích, đề xuất những vấn đề có ý nghĩa
khái quát với năng khiếu thẩm mỹ tinh tế. Lý luận của ông không sách vở,
kinh viện mà xuất phát từ thực tế sáng tác, thực tiễn đời sống nhà văn”
[20,61]. Gần gũi với Phan Cự Đệ, Trần Hữu Tá đánh giá cao ngòi bút lý luận
phê bình của Nguyễn Đình Thi. Trong bài viết, ơng nhận xét: “Nói đến
Nguyễn Đình Thi là ta nói đến một tài năng nhiều mặt, vừa sắc sảo trong lý
luận phê bình, vừa sung sức trong sáng tác”. Tác giả khẳng định: “Văn lý luận
của ông không kinh viện, khơ cứng mà tươi mát, lơi cuốn và có cái nền vững
trãi của triết học” [16,245].
Hà Minh Đức, trong bài Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Thi, viết:
“Lý luận của Nguyễn Đình Thi khơng thuộc dạng thuần lý mà gắn với kinh
nghiệm hoạt động của bản thân qua từng thể loại văn học hoặc tổng kết về
phong trào. Ý kiến của Nguyễn Đình Thi về thơ, về tiểu thuyết, đặc biệt là
tiểu thuyết vừa mang đặc điểm riêng vừa có giá trị chung” [4,28].
Lê Anh Trà, khách quan và thẳng thắn nhìn thấy những thiếu sót những
hạn chế trong lý luận của Nguyễn Đình Thi. Mặc dù vậy tác giả cũng vẫn
phải khẳng định rằng: “Trong những bài tiểu luận của mình, Nguyễn Đình
Thi đã sớm nêu ra một số vấn đề lý luận cơ bản, có tác dụng tốt đến hoạt động
sáng tác của các nhà văn nghệ Việt Nam” [17,324].
Nhận xét về phong cách Nguyễn Đình Thi trong lý luận phê bình văn học,
Lê Đình Kỵ khẳng định: “Nguyễn Đình Thi đã tạo được cho mình một phong
cách riêng trong lý luận phê bình. Anh hiểu biết sâu sắc nhiều đặc trưng thẩm
4
mỹ của văn nghệ và nắm khá vững ngôn ngữ nhiều ngành nghệ thuật. Bằng
một lời văn trong sáng, giàu hình tượng và cảm xúc ngơn ngữ, phê bình tiểu
luận của anh có chiều sâu của sự suy nghĩ và tầm khái quát đồng thời vẫn tạo
ra được một sự rung động tinh tế về mặt thẩm mỹ. Nguyễn Đình Thi viết tiểu
luận, phê bình bằng cả tâm hồn mình, cho nên những trang viết từ những
ngày đầu kháng chiến đến nay đọc lại vẫn cịn xúc động” [7,338].
Lê Đình Kỵ nhận ra sức sống trong những bài lý luận của Nguyễn Đình
Thi, một ngịi bút giàu chất thơ nhưng cũng giàu khả năng tư duy: “Đứng
vững trên lập trường nguyên tắc, đưa sự sống, đưa tâm hồn, đưa suy nghĩ
sáng tạo vào lý luận phê bình, đó là ưu điểm nổi bật của Nguyễn Đình Thi.
Ngịi bút phê bình và lý luận ở anh thật nhịp nhàng. Có người nghệ sĩ hơn
trong cách nhìn nhận vấn đề, có người thi sĩ hơn trong cách cảm thụ, có người
uyên bác và bề thế hơn trong lập luận. Trước cái đúng, cái sai có người dứt
khốt, quả quyết hơn. Nhưng Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở khả năng tư duy,
ở sự hài hồ giữa chính trị, triết học và văn nghệ, kết hợp với sự nhận xét sâu
sắc với trình độ cảm thụ sắc bén và nét bút khi nghệ sĩ, khi chính luận. Nhờ
vậy mà Nguyễn Đình Thi đã thoả mãn được giới u thích văn nghệ có những
sở thích và xu hướng khá trái ngược nhau. Nói sao cho phía sáng tác nghe có
lý, có tình, khơng phút nào hạ thấp yêu cầu của văn nghệ điều đó khơng phải
người phê bình nào cũng làm được” [7, 344].
Khẳng định sức lôi cuốn trong những bài lý luận phê bình của Nguyễn
Đình Thi, Chu Nga đánh giá: “Nó như chiếc chìa khố mà người văn nghệ sĩ
dùng để mở cửa đi vào một thế giới mới vô cùng hấp dẫn, nhưng còn lạ lẫm
đối với họ. Và tuy lúc đầu những địi hỏi ấy cũng có phần cao, song dần dần
họ đã làm được” [7, 41].
Hà Minh Đức cũng đánh giá tương tự. Điểm nổi bật của lý luận phê bình
Nguyễn Đình Thi là “giá trị tư tưởng vừa phù hợp với quy luật vận động
chung của đời sống, vừa mang ý nghĩa tiên phong mở đường” [4, 30].
5
Với những luận điểm chúng tôi hệ thống trên đây, các nhà nghiên cứu đều
thống nhất trong nhận định, đánh giá Nguyễn Đình Thi là một cây bút lý luận
phê bình văn học sắc sảo, mang một phong cách riêng, giản dị nhưng lại có
một sức lơi cuốn mạnh mẽ, mang tính thời sự cao nhưng khơng hề khơ khan,
cứng nhắc.
Luận văn của chúng tôi không phải bắt đầu từ mảnh đất trống. Ý kiến của
những người đi trước giúp chúng tơi định hướng được cho luận văn. Từ đó
mong muốn có được cái nhìn tồn diện hơn, bao qt hơn với thể loại lý luận
phê bình văn học của Nguyễn Đình Thi, trên cơ sở một số nét mà chúng tơi
cho là đặc sắc, tiêu biểu nhất.
3. Mục đích, đối tượng, tài liệu nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với lý luận phê bình
văn nghệ từ 1945 đến 1975.
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Các luận điểm về văn học nghệ thuật được Nguyễn Đình Thi trình bày từ
1945 đến 1975.
3.3. Tài liệu nghiên cứu.
Tập Hồi ức – Kỷ niệm Cách mạng – Kháng chiến và đời sống văn học
(1945 – 1954) gồm 3 tập do Ban Văn học Việt Nam hiện đại, Viên Văn học
tổ chức biên soạn, Phong Lê chủ biên, đến 1995 được tập hợp lại, bổ sung
thêm và in chung trong một tập – gồm trên 60 hồi ký của các nhà văn, nhà
thơ, nhà lý luận phê bình trong đó có Nguyễn Đình Thi.
Tạp chí Tiên phong: (Sưu tập trọn bộ, gồm 24 số, từ 10.11 năm 1945 đến
1.12 năm 1946, của Hội Văn hoá Cứu quốc Việt Nam), NXB Hội Nhà văn,
Hà Nội, 1996.
Báo Văn Nghệ: của Hội Văn nghệ Việt Nam, gồm 56 số, xuất bản tại
chiến khu Việt Bắc từ 1948 đến 1954.
6
Nguyễn Đình Thi – Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội, 1997.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp.
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn của chúng tơi gồm có hai
chương.
Chương 1. Vấn đề đấu tranh tư tưởng - đóng góp của Nguyễn Đình Thi
qua những thời điểm “nhận đường” của văn học nghệ thuật nước nhà.
Chương 2. Đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với lí luận về cơng chúng
văn học, lý luận về thơ, tiểu thuyết...
7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1.
VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG - ĐĨNG GĨP CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI
QUA NHỮNG THỜI ĐIỂM “NHẬN ĐƢỜNG” CỦA VĂN HỌC NGHỆ
THUẬT NƢỚC NHÀ.
1.1. Thời điểm “nhận đƣờng” lần thứ nhất (1945 – 1954).
Cùng với Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Ngun Hồng, Tơ Hồi...,
Nguyễn Đình Thi là một trong số các văn nghệ sĩ đầu tiên tham gia Hội Văn
hoá Cứu quốc, thành lập vào tháng 4 năm1943.
Ngay từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Đình Thi đã
là một cây bút được chú ý trên lĩnh vực lý luận phê bình văn học. Đóng góp
của Nguyễn Đình Thi cho nền văn học Việt Nam hiện đại trên nhiều lĩnhvực:
Tiểu thuyết, kịch, thơ, nhạc. Lý luận phê bình chỉ là một mảng trong những
đóng góp nói trên. Thế nhưng, khi nhắc đến đội ngũ những người làm lý luận
phê bình trong kháng chiến từ những ngày đầu khơng ai lại khơng nhắc đến
Nguyễn Đình Thi. Vương Trí Nhàn nhận xét: “Ngồi một vài nhà nghiên cứu
và lý luận từ trước Cách mạng như Đặng Thai Mai, Hồi Thanh, đội ngũ
người làm phê bình mới chưa hình thành và chính các nhà văn phải đảm
nhiệm lấy lý luận, trong đó nhân vật nổi bật lên hàng đầu là Nguyễn Đình
Thi” [10,63]. Nguyễn Đình Thi viết lý luận chủ yếu bằng những bài tiểu luận
chứ không phải bằng những cơng trình nghiên cứu quy mơ. Giai đoạn này
Nguyễn Đình Thi viết khơng nhiều, do phải đảm nhiệm rất nhiều công việc
cùng một lúc. Là một trong những người đầu tiên tham gia Hội Văn hoá Cứu
quốc Việt Nam, từng giữ trọng trách Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Văn hoá
8
Cứu quốc, là thành viên Bộ biên tập Tạp chí Tiên phong, những bài tiểu luận,
phê bình của Nguyễn Đình Thi gắn liền với công tác của ông trong Hội Văn
hoá Cứu quốc. Thế nên, đọc những bài viết của Nguyễn Đình Thi, chúng ta
có thể theo dõi được những sự kiện lớn trong văn học giai đoạn này. Những
bài viết của Nguyễn Đình Thi mang tính thời sự cao, phục vụ kịp thời trong
cuộc đấu tranh trong văn học. Nguyễn Đình Thi là tác giả của các bài viết:
Dưới ánh sáng cứu quốc: xét qua văn hoá Việt Nam trong sáu năm chiến
tranh (1939 – 1945) (số 1), Văn nghệ với cuộc chiến đấu hiện thời của dân
tộc (số 2), Nguồn sống của văn hoá Việt Nam (số 4-5), Xây dựng con người
(số 15, 16, 17)... nhằm nhận thức và vận dụng Đề cương Văn hoá Việt Nam
1943 trong tình hình đất nước ở thời điểm 1945 - 1946. Bám rất sát phương
châm dân tộc hoá, đại chúng hoá, khoa học hoá được khởi động từ Đề cương
văn hoá Việt Nam 1943, gắn sự phát triển của văn hoá văn nghệ với cuộc
sống hiện tại của dân tộc là điểm chung trong các bài viết nói trên của
Nguyễn Đình Thi. “Tất cả nguồn sáng của nhà văn, nghệ sĩ ta hiện nay chỉ có
thể ở phong trào dân tộc. Con đường đi của văn nghệ hiện nay chỉ có thể là
con đường cứu nước” [1, 73]. Nguyễn Đình Thi nêu lên trách nhiệm nặng nề
nhưng cao cả của văn nghệ lúc bấy giờ là phải “ giúp cho cuộc tranh đấu
giành độc lập giúp cho cách mạng giải phóng dân tộc được hoàn thành, thúc
đẩy phong trào cứu quốc” [1, 73]. Bởi vì theo ơng khi một đất nước mất tự do
thì văn học nghệ thuật trong nước ấy cũng phải chịu chung số phận bị phụ
thuộc, gông cùm. Chính vì thế cuộc chiến đấu càng gay go quyết liệt, nhiệm
vụ cứu nước của nhà văn và nghệ sĩ càng rõ rệt, càng cấp bách và đòi hỏi hết
cả tài năng cũng như tâm trí. Trong sự phức tạp của tình hình đất nước những
ngày đầu mới giành độc lập, văn nghệ không chỉ cổ vũ, động viên quần chúng
nhân dân giữ vững tinh thần chiến đấu, đặt trọn niềm tin vào sự lãnh đạo của
Đảng mà văn nghệ còn phải nâng đỡ tinh thần quần chúng, giữ vững tinh thần
quần chúng. “ Lúc ấy, văn nghệ phải là một sức tranh đấu, một sức thúc đẩy,
9
lúc ấy những cuốn sách, những vỡ kịch, những bài thơ, những tấm hoạ, những
điệu hát phải làm rung động được lòng người dân đến trào nước mắt, đến kêu
thét lên mà sống chết với quân xâm lược” [1, 74]. Nguyễn Đình Thi kêu gọi:
“Con đường cứu nước, con đường giúp cho cách mạng giải phóng dân tộc là
con đường sáng duy nhất, nhà văn nghệ ta lúc này hơn lúc nào hết, nhất định
phải đi theo” [1, 74].
Thời điểm này, khi Cách mạng mới giành được thắng lợi trong một thời
gian chưa lâu, không phải ai cũng xác định được cho mình một con đường đi
duy nhất đúng ấy. Nhiều người còn chần chừ chưa dám “mạnh bước” trên con
đường vinh quang nhưng đầy gian khổ, nhiều người tỏ ra bất lực trước phong
trào cách mạng hừng hực sục sôi của dân tộc. Trước chiến tranh đa số các văn
nghệ sĩ bị trói buộc trong những “tháp ngà” nghệ thuật xưa cũ, “tưởng rằng có
thể sống trong “tháp ngà” của mình mà sáng tác mãi mãi và mãi mãi phụng sự
cái đẹp thuần tuý”[1, 72]. Bài viết của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa rất lớn
đối với tầng lớp văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.
Xây dựng con người ( tên một bài viết của Nguyễn Đình Thi năm 1946),
đặc biệt xây dựng tư tưởng cho con người là một công việc không nhẹ nhàng,
không đơn giản. Công việc ấy đòi hỏi phải xắn tay thực hiện ngay từ những
ngày đầu tiên sau Cách mạng. Trong ý thức của Nguyễn Đình Thi, xây dựng
con người, nâng cao vị trí xã hội của con người cũng đồng nghĩa với việc phá
bỏ tâm lý tự thu mình lại, đứng ngồi cuộc chiến đấu hiện thời của dân tộc. “
cuộc tranh đấu để giải phóng cho con người khơng thể đóng khung trong
phạm vi từng cá nhân, nó phải diễn ra ở tồn thể mặt trận. Nó phải là cuộc
tranh đấu để đổi thay cả xã hội” [19, 43].
Nhận đường là tên một bài viết của Nguyễn Đình Thi vào cuối năm 1947.
Bài viết trở thành một danh từ quen thuộc để gọi một giai đoạn của văn nghệ
Việt Nam. Bài viết nói lên tâm trạng điển hình, “nỗi đau xót của một cuộc lột
vỏ” của các nhà văn lớp trước khi bước vào cuộc cách mạng dân tộc dân chủ,
10
thâm nhập vào đời sống cơng nơng. Bài viết đó khơng phải khơng có tâm
trạng của Nguyễn Đình Thi. Ơng bày tỏ quyết tâm sắt đá của mình, cũng là
quyết tâm của đội ngũ văn nghệ sĩ yêu nước sẵn sàng rũ bỏ nếp sống cũ để
tìm đến những hàng đầu trong trận đánh của dân tộc “ nơi cuộc kháng chiến
sáng rõ nhất, nơi sự sống nổi lên thành gió bão” [19, 59]. Trước Cách mạng,
họ là những con người hồn tồn bế tắc, khơng thể tìm thấy cho mình một
con đường đi đúng. Cách mạng tháng Tám thắng lợi đã mở ra trước mắt họ
một chân trời mới, đã mang đến cho văn nghệ sĩ một cuộc đời mới. Nhưng
với tư cách là một nghệ sĩ, họ chưa biết phải làm gì để phục vụ cho Cách
mạng và kháng chiến. “ chúng ta ngày nay đang còn bỡ ngỡ mới bước vào
kháng chiến. Chúng ta còn loạng choạng trong cơn lốc những sự việc, những
buồn vui, những nỗi mừng, lo, yêu gét mới” [19, 50], mặc dù họ đều ý thức
được rằng “ văn nghệ là một sức mạnh khơng kém gì súng đạn, nhất là khi xã
hội rung chuyển thay đổi” [19, 50].
Từ thân phận nô lệ trở thành người công dân một nước độc lập, tự do, họ
cảm thấy cách mạng như một ngày hội. Nhưng phải làm gì để cống hiến cho
cách mạng ở vị trí nghề nghiệp của mình, họ cảm thấy lúng túng, hoang
mang. Xét đến cùng họ vẫn bị cầm tù bởi những quan điểm chính trị, nghệ
thuật xưa cũ. Ngồi ra văn nghệ trước hết là vấn đề tình cảm thẩm mỹ. Tình
cảm ấy khơng dễ gì chịu quy thuận, tuy lý trí đã thức tỉnh trước lẽ sống lớn
của thời đại. Vấn đề “nhận đường” mà Nguyễn Đình Thi đưa ra mang tính
thời sự nóng hổi. Nó là nỗi bức xúc của cả một thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.
Ơng hiểu và cảm thơng với q trình “lột vỏ” đau đớn của họ. “Cái xác cũ
rụng xuống, chưa dứt hẳn, da non mới mọc, chưa lành, một chút gì chạm phải
cũng chảy máu” [19, 48].
Nhưng ý nghĩ của bài viết khơng chỉ khép khung ở đó. Vang vọng mãi
chính là lời thúc giục, sự động viên và niềm tin tưởng của Nguyễn Đình Thi
với việc “nhận đường” của văn nghệ sĩ. “Không, không, sự sống mới đang
11
chói lọi. Đầu óc của chúng ta đã nóng rực, xơn xao, ầm ầm trăm ngàn tiếng
nói, hình ảnh muốn bay ra ngoài. Chúng ta cứ mạnh bạo sáng tác, những phút
ngượng ngập sẽ qua đi rất nhanh chóng” [19, 59].
Cách mạng đã mở ra một con đường đi sáng chói trước mắt. Nguyễn Đình
Thi kêu gọi các văn nghệ sĩ hãy rũ bỏ cái lốt cũ của mình, tách ra khỏi cái vỏ
ốc của cuộc đời mình mà tung cánh hồ vào cuộc sống đang nổi gió của dân
tộc, đem những sáng tác của mình góp phần vào cuộc chiến đấu vĩ đại của
dân tộc. Phải làm sao để “mỗi sáng tác là một viên đạn bắn vào đầu kẻ thù”
[19, 48].
Để thấu hiểu giá trị của Nhận đường cũng như đóng góp của Nguyễn Đình
Thi đối với văn học 1945 – 1954 trên phương diện lý luận cần đặt bài viết
trong bối cảnh xã hội và văn học nghệ thuật sau Cách mạng. Cách mạng
tháng Tám khép lại quá khứ, mở ra hiện tại. Kỷ nguyên mới với từng dáng nét
cụ thể ngày càng hiện hữu trong đời sống dân tộc đã chịu đựng 80 năm mất
nước. Một cuộc đời tươi mới đã bắt đầu với từng con người, với mỗi văn
nghệ sĩ. Trong đội ngũ những người làm văn chương nghệ thuật hào hứng
đón chào Cách mạng và khơng lâu sau đó lại hăm hở tham gia kháng chiến,
chúng ta bắt gặp những gương mặt rạng rỡ của nhiều người đến từ nhiều trào
lưu, khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Bên cạnh các nhà văn, nhà thơ cách
mạng như Tố Hữu, Hải Triều… là các nhà văn hiện thực phê phán như Ngô
Tất Tố, Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, các nhà văn, nhà thơ
lãng mạn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư… Tuổi
đời, tuổi nghề của họ cũng rất khác nhau. Họ đều từ nhiều miền q khác
nhau, mơi trường, hồn cảnh sống, thành phần xuất thân khác nhau. Tâm tư,
suy nghĩ của mỗi người về cách mạng và kháng chiến cũng khơng giống
nhau. Nhiều người trong số họ khơng khỏi có những giây phút phân vân, tìm
kiếm “nhận đường” như tên gọi dồn nén biết bao ý nghĩa trong tiểu luận của
Nguyễn Đình Thi. Con đường cách mạng với tư cách công dân ở mỗi nhà
12
văn, nhà thơ đã quá rõ. Con đường văn chương trong tư cách nghệ sĩ rồi sẽ ra
sao khi cái cũ đã qua, cái mới đã đến nhưng chưa kịp định hình. Bởi vậy,
nhiều người trong số họ như nhận xét của Trường Chinh trong cuốn Kháng
chiến nhất định thắng lợi: “muốn làm mà chưa biết làm gì, thậm chí, có người
cịn giữ địa vị bàng quan, chưa có phương châm kế hạch dứt khoát”. Năm
1947 Nguyễn Huy Tưởng ghi trong nhật ký: “Qua một cơn khủng hoảng
muốn sống cho thật (…) sống nửa vời. Không biết ngôn ngữ, tâm trạng của
đại chúng. Tư tưởng cầu an, tâm lý tiểu tư sản cịn thích cái pittoresque (cái
đẹp mĩ miều ) (…). Nhà văn Việt Nam nhút nhát quá, không dám dấn thân
vào vòng nguy hiểm, chỉ nghĩ đến sáng tác mà không nghĩ đến sống cho
mạnh mẽ ” [8, ]. Tâm trạng ấy đâu phải chỉ riêng của một người, một mình
Nguyễn Huy Tưởng. Dẫu khơng nhiều nhưng một số nhà văn theo lời kể của
Nguyễn Tn “người thì khơng chịu được gian khổ, có người vì nghiện thuốc
phiện mà phải “dinh tê””. Còn bản thân Nguyễn Tuân, trong quá trình đi và
viết “cũng có lúc tả hữu, có lúc chếnh choáng, ấu trĩ” [8, 54]. Cũng vào năm
1947, thời điểm Nguyễn Đình Thi viết Nhận đường, trong nhật ký Ở rừng,
Nam Cao chân thành tự đối chiếu mình trước và sau Cách mạng tháng Tám: “
Tôi nghĩ đến tôi nhiều q, rằng cái tơi của mình thật ra chẳng có ý nghĩa lý
gì (…). Tơi đã cố gắng rất nhiều và vẫn cịn đang cố gắng để có thể thích
những cơng việc nhũn nhặn, thầm lặng nhưng có ích. Tơi biết tơi cịn phải cố
gắng nhiều lắm nữa. Vẫn cịn những lúc thằng nghệ sĩ trong tơi vùng dậy”.
Nếu lắm lúc Nguyễn Huy Tưởng “thấy bất lực quá chừng” thì Nam Cao chợt
thấy buồn rầu vì ln mấy năm nay không viết được một tác phẩm nào khiến
cho các bạn nhắc nhở. Cũng trong nhật ký Ở rừng, Nam Cao có một so sánh
thú vị: “Gần những người Mán đói rách và dốt nát thấy họ rất yêu Cách
mạng, làm Cách mạng chân thành, sốt sắng và tận tuỵ, chúng tôi thấy tin
tưởng vô cùng. So sánh với những thằng “bố vấu” mà cịn gọi là trí thức nửa
vời (…) chúng nó chẳng u một cái gì, chẳng làm gì. Chúng nó chỉ tài chửi
13
đổng”. Nhận đường được viết trong bối cảnh như vậy. Bài viết của Nguyễn
Đình Thi xác định dứt khốt: “Cịn tìm, cịn lý luận gì nữa, đường đi sáng
chói trước mắt (…). Văn nghệ phụng sự chiến đấu nhưng chính kháng chiến
đem lại cho văn nghệ một sức sống mới” [18, 48, 49].
Trong bài viết của mình, Nguyễn Đình Thi cũng đã làm sáng tỏ được mối
quan hệ thống nhất giữa văn nghệ và chính trị. Đây là một trong những yêu
cầu đặt ra cho lý luận phê bình văn học giai đoạn này… Để làm được điều đó,
văn nghệ sĩ “phải biết tìm đến những hàng đầu trong trận đánh của dân tộc,
nơi cuộc kháng chiến cháy rõ nhất, nơi cuộc sống nổi lên thành gió bão, cuốn
tung mọi chướng ngại” [19, 59]. Với định hướng ấy, bài viết của Nguyễn
Đình Thi góp phần giải toả, khai thơng rào chắn tâm lý đối với văn nghệ sĩ.
Lúc hai nhà văn thân yêu Trần Đăng và Nam Cao ngã xuống trên chiến
trường vào các năm 1949, 1951, trong tư thế đẹp đẽ, hào hùng, tư thế nhà văn
– chiến sĩ, Nguyễn Đình Thi trân trọng đánh giá, ghi nhận đóng góp của họ
đối với văn học nước nhà mà họ là hai trong số những chân dung tiêu biểu.
Qua những bài phê bình xúc động, Nguyễn Đình Thi có nhiều khám phá về
tài năng của mỗi nhà văn. Viết về Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi tóm bắt
được đặc điểm lớn nhất của nhà văn này là: “nắm chắc được những cảnh
sống, những con người bộ đội, viết nên những trang lạnh lùng mà đốt cháy,
gân guốc, ồn ào, gay go, những người cán bộ và đội viên đánh giặc” [19, 88].
Văn của Trần Đăng, theo đánh giá của Nguyễn Đình Thi: “cũng như đời sống
của anh, nhiều tính cách, lý trí, một lý trí kiểm sốt chặt chẽ mọi ý nghĩ và
tình cảm, cân nhắc từng nhận xét nhỏ, xoi mói vào sự thật khơng dừng lại ở
bề ngồi nào” [19, 88]. Nguyễn Đình Thi dường như đã nhận ra tất cả thế
mạnh của ngòi bút đã làm nên sức sống trong tác phẩm của nhà văn này:
“Những trang viết khơng hề gợi chút tiểu xảo, với con mắt nhìn thẳng, thật,
đầy sức mạnh và ánh sáng bên trong” [19, 87]. “Trần đăng muốn thản nhiên
và im lặng, không lúc nào nói to lên. Anh muốn nói thêm vào sự việc, dù là
14
một ý nghĩ hay tình cảm tươi tốt, yêu mến. Đọc Trần Đăng thấy tình cảm nén
xuống trước sự thật trần trụi hiện lên rất rõ. Nhưng người đọc vẫn thấy nhiều
yêu mến dưới bề ngoài cố ý lạnh lùng” [19, 88]. Với Nam Cao, Nguyễn Đình
Thi cũng có những lời yêu thương và cảm phục như thế: “Văn Nam Cao ngay
trong những tác phẩm đầu, đã thực sự thu hút. Anh nhìn sâu vào sự thực một
cách sắc lạnh nhiều khi mĩa mai với một nụ cười buồn, anh làm hiện lên
những cảnh, những người của cuộc đời trăm vẻ, quen biết mà luôn lạ lùng
không ngờ. Lời văn anh đậm đà tiếng nói dân dã, khơng lúc nào tầm thường,
mà sáng trong tự nhiên như trong thơ văn cổ điển” [19, 94]. Thế nhưng, hoài
bão ấp ủ của các nhà văn ấy cho một nền văn nghệ kháng chiến, văn nghệ
phục vụ nhân dân sẽ không bao giờ được thực hiện. Nhưng tấm gương, truyền
thống để lại thật là vô giá mà anh chị em văn nghệ sĩ quyết tâm noi theo để
cho sáng tác của mình xứng đáng hơn với những người đã ngã xuống, với
cuộc chiến đấu của dân tộc. Nhưng điều cơ bản mà Nguyễn Đình Thi muốn
gửi gắm qua những bài phê bình ấy là thái độ nhập cuộc, tình thần “nhận
đường” quyết tâm đứng vào hàng ngũ của công nông binh trong cuộc kháng
chiến vì độc lập vì tự do của dân tộc.
Có lẽ đối với các văn nghệ sĩ đây là sự chuẩn bị vất vả, dai dẳng nhưng
đúng đắn. Viết về Trần Đăng, Nguyễn Đình Thi nhận xét: “Người thanh niên
có tâm hồn phong phú, nhiều suy nghĩ ấy cũng là một con người mê mải ham
hành động (…). Rời bỏ cái Hà Nội hoa lệ, hời hợt, kỳ thực Trần Đăng muốn
vượt qua những nề nếp, những dấu vết của hai mươi mấy năm tuổi trẻ, sống
giữa sách vở, nhà trường, và hè phố của thời nô lệ. Kháng chiến ném Trần
Đăng về đồng ruộng, lên rừng núi, bấy giờ mới đến những bước khó khăn
nhất. Thực sự đi vào nhân dân lam lũ, tìm hiểu đời sống và tâm hồn những
người thợ, những người nông dân, những con người trước kia Trần Đăng
chưa mấy quen biết, công việc đầy những gian nan, trầy trật. Trần Đăng thắc
mắc, có khi đau đớn nhận thấy những quãng còn xa cách giữa anh và những
15
người anh yêu mến” [19, 84-85]. Nhưng rồi “ bước theo bộ đội, Trần Đăng
thấy đỡ bỡ ngỡ. Lòng yêu hành động, tâm hồn nhiều nghĩ ngợi của anh được
thấy sung sướng, thoải mái trong đời sống bộ đội…Lặng lẽ, nhẫn nại, Trần
Đăng đi hết chiến dịch này đến chiến dịch khác…” [19, 86].
Điểm lại những tác phẩm Nam Cao sáng tác trong mấy năm đầu của kháng
chiến chống Pháp nhật ký Ở rừng, Đôi mắt, Bốn cây số cách một căn cứ
địch…, Nguyễn Đình Thi viết những dịng độ lượng nhưng cũng đầy trân
trọng: “Những truyện mới của anh cịn khơ, có khi bị gị ép. Có bạn trách anh
bắt những nhân vật mới của anh diễn thuyết quá nhiều. Mặc, anh nắm cổ nghệ
thuật của anh, bắt nó phục vụ cho cuộc chiến đấu sống chết của dân tộc. Nhân
vật nói nhiều cũng chưa sao, miễn nói đúng” [19, 99].
Phê bình tập truyện ngắn Núi Cứu quốc của Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi
phát hiện ngồi những điểm thành cơng của Núi Cứu quốc, Tơ Hồi cịn để
lại trong tác phẩm của ông những nhược điểm rất dễ nhận thấy về mặt tư
tưởng: “Núi Cứu quốc là kết quả của một cuộc chuyển biến chưa xong. Tập
truyện chưa dứt khốt trong tư tưởng tình cảm của tác giả. Tơ Hoài ghi vội,
chưa kịp hoà tư tưởng và tâm hồn theo đề tài” [19, 276]. Qua việc phê bình
Núi Cứu quốc của Tơ Hồi, Nguyễn Đình Thi thẳng thắn chỉ rõ: “Đối với tác
giả Núi Cứu quốc, câu chuyện chính lúc này là xem lại kỹ hơn con người viết
văn của mình, suy nghĩ hơn nữa. Cái nhẹ về đời sống tư tưởng có lẽ là điểm
yếu nhất của Tơ Hồi. Từ lâu, anh đã tìm con đường đẹp nhất và hiệu qủa
nhất trong việc tự làm lại con người: là xếp hàng hẳn vào cuộc chiến đấu”
[19, 276].
Từ vấn đề nhận đường, qua những bài tiểu luận của mình, Nguyễn Đình
Thi đã có qua niệm mới mẻ về con đường của văn chương kháng chiến, có ý
nghĩa như kim chỉ nam cho hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ lúc bấy giờ.
Nguyễn Đình Thi khẳng định dứt khốt: “Con đường đi của văn nghệ ta hiện
thời chỉ có thể là con đường cứu nước” [1, 74]. Với ý thức sâu sắc ấy, hàng
16
loạt bài viết của ông giai đoạn này đều hướng về nhiệm vụ kháng chiến, kêu
gọi văn chương hướng về “cuộc chiến đấu hiện thời của dân tộc và phải thổi
lên thành gió bão” [18,59]. Con đường cứu nước, con đường giúp cho Cách
mạng giải phóng dân tộc là con đường sáng duy nhất mà văn nghệ lúc này
hơn lúc nào hết phải đi theo. “Lúc này chỉ có văn nghệ cứu nước là văn nghệ
của đại chúng… Lúc này khơng có văn nghệ đại chúng nào ở ngồi con
đường cứu nước. Lúc này chỉ có văn nghệ cứu nước là văn nghệ cách mạng,
lúc này khơng có văn nghệ cách mạng nào ở ngoài con đường cứu nước” [1,
74].
Cuộc kháng chiến không chỉ là đề tài bất tận cho văn nghệ mà nó cịn địi
hỏi văn nghệ phải hướng đến như một trách nhiệm. Văn nghệ phải góp phần
tạo nên chiến thắng của cuộc kháng chiến: “Chúng ta đem sức đóng góp vào
cuộc chiến đấu chung. Kẻ cũ người mới, kẻ hướng này người hướng khác
chúng ta cùng quây tất cả quanh ngọn cờ giải phóng dân tộc, viết, vẽ, làm
nhạc, kháng chiến trên mặt trận văn nghệ, những mong mỗi sáng tác là một
viên đạn bắn vào đầu kẻ thù” [19,49].
Để tác phẩm mang sức mạnh của tinh thần chiến đấu, Nguyễn Đình Thi
cho rằng mỗi văn nghệ sĩ phải xác định dứt khốt một vị trí, một chỗ đứng
khơng ngồi cuộc sống của quần chúng nhân dân, hồ mình vào cuộc sống ấy,
biến nó thành máu thịt của mình, phải làm thế nào để “hiểu được tâm hồn
những lớp người dân đông đảo đang chiến đấu, làm thế nào để sống được
những tình cảm, ý nghĩ của lớp người xưa nay xa cách hẳn ta, làm thế nào để
trở thành những con người của tầng lớp khác để sống được sự sống của họ”
[19,51].
Vấn đề hồ mình vào cuộc sống của quần chúng đông đảo, tham gia tích
cực vào cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc khơng phải đến Nguyễn Đình
Thi mới đề cập đến. Trước đó, trong Đề cương Văn hố Việt Nam (1943),
Trường Chinh đã nói và nói rất rõ qua phương châm “Đại chúng hoá”. Thế
17
nhưng những ý kiến của Nguyễn Đình Thi nêu ra vẫn làm văn nghệ sĩ phải
suy nghĩ, trăn trở. “Chúng ta đã nghe nói nhiều: Sống đã rồi viết, nhưng câu
chuyện là sống những gì, sống sự sống nào? Chúng ta phải nắm được những
nét lớn của cuộc kháng chiến chung quanh rồi khi đã hiểu biết thì dám bắt tay
vào việc, cùng nhân dân kháng chiến chứ không phải đứng ngồi nhìn”
[19,52]. Đây là vấn đề thuộc về lịng yêu nước, ý thức trách nhiệm của văn
nghệ sĩ đối với kháng chiến, với dân tộc. Ngay từ đầu, Nguyễn Đình Thi
chống lại quan điểm tư sản về độc lập tư tưởng, tự do của nghệ thuật, tự do
cá nhân. Ông viết: “Không, không, chúng ta không thể tha thứ cho sự đào ngũ
của nghệ thuật. Chúng ta không thể để cho nghệ thuật, văn học trở nên một
thứ thuốc phiện ru ngủ, đưa con người đi trốn tránh trách nhiệm xã hội, xa
lánh sự thật, quay lưng lại cuộc đấu tranh của quần chúng” [19,41]. Ông kịch
liệt lên án thứ văn chương chỉ biết khóc lóc buồn nản, than thân trách phận
của những người bị đầu độc bởi chủ nghĩa cá nhân tàn lụi, chỉ biết có mình, tự
bịt mắt mình lại, tự quay lại trong một hàng rào kín mít rồi lấy cớ là sống cho
hết mức sự sống của riêng mình, miệt mài đi tìm những vị lạ trong những
thuốc độc quái gỡ, truỵ lạc, bệnh tật cho đến lúc khơng cịn gì kích thích nỗi
những tâm hồn đã cạn ráo chán chường, và kết quả dẫn đến sẽ là sự phụ thuộc
một cách đê hèn, cầu xin một bàn tay độc tài sai bảo, để được làm một cái
máy, khỏi phải tìm một câu trả lời cho chính mình. Theo Nguyễn Đình Thi
thì lúc này hơn bao giờ hết người văn nghệ phải “sống được cuộc sống kháng
chiến của dân tộc, hiểu được hướng đi của dân tộc ta hiện thời, cảm xúc được
cảm xúc mới của kháng chiến. Tất cả vấn đề sáng tác quyết định ở điểm ấy”
[19,51].
Văn nghệ không phải là súng đạn để có thể bắn thẳng vào đầu kẻ thù
nhưng văn nghệ là một thứ vũ khí và sức mạnh của nó cũng khơng kém gì
súng đạn. Chính vì thế mà bước vào cuộc kháng chiến, văn nghệ phải “sáng
lên được những vui buồn, yêu ghét mạnh mẽ của cuộc kháng chiến, sẽ châm
18
sáng tất cả những niềm vui, buồn, yêu ghét ấy trong lòng người. Văn nghệ
chiếu rọi được hướng đi tới của từng sự việc nhỏ trong cuộc chiến đấu hàng
ngày, sẽ chiếu rọi được vào ý thức mọi người một luồng ánh sáng làm cho
nhận rõ con đường vượt qua những khó khăn trước mắt (…). Văn nghệ đem ý
thức kháng chiến vào cuộc đời hàng ngày, châm lên trong lịng người những
tình cảm kháng chiến mãnh liệt, làm cho mọi người gắn liền vào cuộc sống
kháng chiến bằng những phần sâu xa nhất của đời sống mình. Sức mạnh và
nhiệm vụ của văn nghệ là ở đấy” [19,57].
Cân nhắc thận trọng, Nguyễn Đình Thi ít dùng, thậm chí tránh dùng những
thuật ngữ, khái niệm thuần t, khơ khan. Vì vậy, những bài tiểu luận của
Nguyễn Đình Thi khơng gây cho người đọc cảm giác nặng nề, khô xác mà có
sức hấp dẫn, lơi cuốn, mặc dù câu văn của ông không làm duyên, không đưa
đẩy như câu văn của Xuân Diệu hay một số nhà lý luận phê bình khác. Nhận
xét về ngịi bút của Nguyễn Đình Thi qua những bài phê bình văn học của
ơng, Lê Anh Trà viết: “Cây bút phê bình của Nguyễn Đình Thi tỏ ra là có
trách nhiệm và chân thành, thận trọng” [20,335]. Có thể nói đó là nhận xét
khá chính xác về một thể loại nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đã tạo
nên sự đa dạng trong tài năng Nguyễn Đình Thi .
1.2. Thời điểm “nhận đƣờng” lần thứ hai (1955- 1975).
Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) lừng lẫy năm châu “chấn động địa cầu”
buộc Thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, rút quân ra khỏi miền Bắc
nước ta. Miền Bắc Việt Nam sạch bóng quân thù. Thế nhưng, mục đích thống
nhất đất nước của dân tộc ta chưa được thực hiện. Từ vĩ tuyến 17 trở vào vẫn
ngập gót giày xâm lược. Nhiệm vụ đặt ra cho toàn thể dân tộc ta lúc này là
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, biến miền Bắc thành hậu phương
vững mạnh chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, đồng thời làm cách mạng
dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất đất nước. Toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân dốc sức nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ thiêng liêng đó.
19
Văn học nghệ thuật trong giai đoạn này cũng lấy những nhiệm vụ đó làm
nguồn đề tài chính. Giai đoạn này gắn liền với cuộc nhận đường lần thứ hai
trong văn học.
Mở đầu bằng cuộc đấu tranh chống nhóm Nhân văn – Giai phẩm. Đây là
cuộc đấu tranh tư tưởng được xem là lớn nhất trên mặt trận văn nghệ kể từ
sau Cách mạng tháng Tám. Vào các năm 1956-1958, bọn phản động ở miền
Bắc gây rối loạn trong xã hội, đả kích chế độ xã hội chủ nghĩa, địi xét lại vai
trị lãnh đạo của Đảng, thậm trí địi lật đổ chính quyền cách mạng. Thời điểm
ấy một số ít văn nghệ sĩ trí thức vốn có những quan điểm lệch lạc, dao động
trước tình hình khó khăn trong nước và trên thế giới, ngây thơ chạy theo bọn
phản động. “ Đọc những cái họ viết người ta chỉ thấy lòng hằn học đối với
Cách mạng, một lòng hằn học đen tối, gian xảo, nó bịt kín trí óc và tâm hồn
họ, làm cho khơng cịn nhìn nghe, xúc cảm được với những sự thật lớn lao và
mới mẻ của đời sống nữa. Cho nên họ chỉ nhai lại một số tư tưởng đã cũ rích
của bọn phản Cách mạng và phản động” [18, 52]. Dưới sự lãnh đạo kiên
quyết của Đảng, cuộc đấu tranh trên mặt trận văn nghệ đã kết thúc thắng lợi.
Lý luận phê bình đã có đóng góp quan trọng vào thắng lợi này. Và qua đấu
tranh, đội ngũ lý luận đã lớn lên về số lượng, về tinh thần cảnh giác chính trị
và tinh thần chiến đấu. Thời kỳ này Đảng đặc biệt quan tâm đến cơng tác lý
luận phê bình văn nghệ. Những bức thư của Trung ương Đảng gửi các Đại
hội Văn nghệ và những lời phát biểu của đồng chí Trường Chinh tại Đại hội
Văn nghệ lần thứ III đã giúp lý luận, phê bình ý thức được đầy đủ vai trị,
chức năng, phương pháp của nó.Đội ngũ những người làm lý luận phê bình
phát triển nhanh chóng và sinh hoạt phê bình trở nên sơi nổi.
Trên đà phát triển chung đó, Nguyễn Đình Thi vẫn giữ được “phong độ”
của mình. Vừa sáng tác vừa viết lý luận phê bình : “Lý luận của ông càng
ngày càng vững hơn, chứng tỏ trình độ về lý trí, tình cảm của ơng đã có
những tơi luyện đích đáng” [17, 337]. Trong cuộc đấu tranh với nhóm Nhân
20
văn - Giai phẩm , Nguyễn Đình Thi là một trong những người đứng đầu đã
dùng ngịi bút của mình góp một phần lớn trong việc chống lại những quan
điểm không phù hợp với đường lối của Đảng lúc bấy giờ. Nguyễn Đình Thi
đã sớm thấy được tính chất sai lầm và tác hại của nhóm Nhân văn - Giai
phẩm. Tháng 7 năm 1955, trong bài phê bình tập thơ Việt Bắc, Nguyễn Đình
Thi phê phán cái gọi là “điệu tâm hồn” của của dân tộc một tác giả trong
nhóm này. Tâp Giai phẩm mùa Xuân xuất bản (1956), theo Nguyễn Đình
Thi là một bước đi lệch lạc, nguy hiểm: “Tập sách thể hiện chủ nghĩa cá nhân
mù quáng, đồi trụy, từ hằn học cá nhân đi đến bôi đen sự thật, bôi đen quần
chúng của một số tác giả, không những đã phạm sai lầm nghiêm trọng về tư
tưởng mà cịn có hại về chính trị ” [18,34]. “Bọn họ đã làm như thổi phồng
vai trò người viết văn, tâng bốc nhà văn là “lương tâm tối cao của thời đại” là
“trọng tài” để xét xử cả Đảng và cả nhân dân, là “kẻ dấn mình vào kho thuốc
nổ” để mở đường cho cái mới .v.v… Nhưng thực sự như người ta thấy, bọn
họ chỉ gia công vấy bùn lên cuộc sống của chúng ta, trốn tránh đi vào quần
chúng lao động để ca ngợi bọn phản động, ca ngợi lối sống ích kỷ và ăn
khơng ngồi rồi. Họ chỉ dấn mình vào những vũng bùn của bọn phản động và
bóc lột chứ chẳng mở ra con đường nào hết.
Lên án những sai lầm của nhóm Nhân văn - Giai phẩm , đồng thời Nguyễn
Đình Thi cũng vạch ra con đường đi đúng của văn nghệ chân chính lúc bấy
giờ : “Ý nghĩa việc viết văn của chúng ta là phục vụ Tổ quốc, phục vụ đời
sống nhân dân, trước hết là phục cho những người hàng ngày làm ra hạt gạo,
miếng vải, làm ra tất cả đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Làm được
việc ấy thì văn học rất cao quý và người viết văn là người lao động của nhân
dân” [18,67]. Nguyễn Đình Thi khẳng định : “Cái mới của văn học chúng ta
chính là chỗ người cầm bút tự mình chọn lấy con đường chiến đấu, đứng dưới
sự lãnh đạo của Đảng, dùng ngịi bút của mình góp phần vào đời sống lao
động chiến đấu hàng ngày của nhân dân, và người cầm bút ấy cịn có thể cầm
21
bút hay cầm cày, khi giặc đến thì cầm súng nữa. Làm trái lại thì có muốn tự
xưng mình là lương tâm tối cao hay gì gì nữa, thực chất cũng chỉ là con đĩa
hút máu của nhân dân hoặc con ruồi bay vo ve chung quanh những ngưòi
đang nhỏ mồ hôi để tạo ra đời sống”[18,67].
Giai đoạn này, Nguyễn Đình Thi viết phê bình khơng nhiều, đáng chú ý
nhất là bài phê bình tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nguyễn Đình Thi, qua bài
phê bình này, tổng kết lại cả cuộc tranh luận. “Một mặt tác giả vận dụng cái
nhìn tồn diện vào khía cạnh tác phẩm, nhưng một mặt khác tác giả nắm được
một ý chính làm giường mối cho tồn bài đó là tính chất quần chúng trong
thơ Tố Hữu, và cái ý chính ấy đã làm cho tồn bài có một mạch lạc chặt chẽ
và sáng sủa”[17,333]. Phê bình thơ của một người được xem là lá cờ đầu của
thơ ca cách mạng, không phải ai cũng nói được một cách thẳng thắn, trung
thực những suy nghĩ của mình như Nguyễn Đình Thi . Với phương châm phê
bình là để giúp cho tác giả tiến bộ chứ khơng phải kiểu “bới lơng tìm vết”,
Nguyễn Đình Thi đã giúp cho bạn đọc có một cái nhìn toàn diện hơn, sâu
hơn về thơ Tố Hữu cũng như những trăn trở, tình cảm, tư tưởng của nhà thơ
khi sáng tác mà không hề làm tác giả tập Việt Bắc phật lịng.
Ln ln khẳng định sự đúng đắn trong đường lối của Đảng, đấu tranh
trên những vấn đề nguyên tắc, hay kêu gọi nâng cao chất lượng của sáng tác,
Nguyễn Đình Thi “khơng làm theo lối khẳng định sng, khơng đao to búa
lớn, mà bao giờ cũng có phân tích, chứng minh, có lý lẽ khơng chối cãi được”
[7,343]. Đối vơi những cá nhân bị coi là sai lầm trong nhóm Nhân văn - Giai
phẩm , qua những bài phê bình của Nguyễn Đình Thi , chúng ta thấy rõ thái
độ kiên trì giáo dục và đối với những cá nhân chủ chốt, hoặc đối với những
người nhất thời lầm lạc, bị lợi dụng, ngịi bút của Nguyễn Đình Thi đều có sự
phân biệt, đối xử hợp lý và đúng mực .
Gắn với thời điểm “nhận đường” lần thứ hai trong văn học, Nguyễn Đình
Thi cịn có những bài viết : Nghệ thuật mới của nhân dân, Tiến lên hàng đầu
22
của đời sống… nhằm xác định tư tưởng, lập trường, thái độ của văn nghệ sĩ
đối với cuộc chiến đấu hiện thời của dân tộc cũng như nội dung cần phản ánh
của tác phẩm nghệ thuật lúc bấy giờ. Nhiệm vụ của dân tộc ta lúc này là xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và làm cách mạng Dân tộc dân chủ ở miền
Nam, nên nội dung của văn nghệ cũng phải hướng vào phục vụ những nhiệm
vụ đó. Có lẽ chưa bao giờ những người nghệ sĩ được nhiều điều kiện thuận lợi
và đồng thời lại cảm thấy việc sáng tác nặng trách nhiệm và đòi hỏi mình cố
gắng hết sức như ngày nay. Cái thuận lợi đó là có một nguồn đề tài phong
phú, rộng lớn. Nó như một cánh đồng phì nhiêu màu mỡ mà nghệ sĩ chỉ cần
gieo những hạt giống tốt nữa là có thể gặt hái một mùa màng bội thu. Thuận
lợi là thế nhưng để làm được cịn cần phải có một tinh thần trách nhiệm xuất
phát từ chính bản thân của mỗi nghệ sĩ. Đó là thái độ mong muốn được hồ
mình vào cuộc đấu tranh của dân tộc, xả thân vào những chốn lao khổ mà
quần chúng nhân dân đang phải gánh chiụ. Nghĩ được nhưng không phải ai
cũng có thể làm được cái điều tưởng như đơn giản trên.
Nguyễn Đình Thi kêu gọi nội dung của văn nghệ lúc này đó là “vạch
trần sự thật ghê tởm của cái chế độ tàn bạo hiện nay ở miền Nam, giữ vững
và ni cho cháy sáng thêm mãi ý chí chiến đấu của nhân dân ta chống lại chế
độ đó, với niềm tin chói ngời vào tương lai của Tổ quốc, vào miền Bắc đang
xây dựng cuộc sống mới và xã hội mới” [18,46].
Ngoài ra văn nghệ giai đoạn này cịn có nhiệm vụ chính là tham gia vào
việc xây dựng xã hội mới. Chúng ta bắt tay vào sự nghiệp vĩ đại nhất của loài
người từ bao đời nay là xây dựng một xã hội khơng cịn nạn người bóc lột
người. Xã hội đó ta đang từng bước xây dựng trên miền Bắc thân yêu.
Xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa, biến miền Bắc thành hậu phương
vững mạnh để chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam thực hiện thắng lợi cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ, đó là trách nhiệm cũng là niềm vui, niềm tự hào
của những con người lần đầu tiên được làm chủ cuộc địi mình. Văn nghệ cần
23
phải làm sáng lên được những vấn đề ấy. Nhưng để tác phẩm của mình phản
ánh được một cách sinh động và sát hiện thực cuộc sống đang từng ngày thay
da đổi thịt của dân tộc, văn nghệ sĩ phải tự “ném mình vào cuộc đấu tranh
cách mạng”, khơng thể ngồi một chỗ mà trông đợi những lời giải sẵn cho
mn nghìn câu hỏi nóng bỏng và phức tạp. “ Lòng tin của chúng ta chỉ nảy
nở thực vững vàng trong chiến đấu. Và mỗi lời giải đáp mà chúng ta muốn tác
phẩm của chúng ta đem đến cho đời sống đều phải do chính bản thân chúng ta
lăn vào vật lộn với thực tiến đời sống mới tìm ra được. Việc sáng tạo trong
nghệ thuật thực ra sáng tạo cuộc sống mới và tình cảm mới của con người.
Trong trí óc và tâm hồn chúng ta có ánh sáng của cuộc sống mới ấy thì chúng
ta mới xây dựng được nền nghệ thuật của thời đại chúng ta. Đối với người
văn nghệ, việc sáng tác trước hết là tạo ra cho chính mình một tư tưởng mới,
một cách sống, cách suy nghĩ, những tình cảm, những mơ ước mới” [18,48].
Đúng như Đảng ta đã chỉ rõ: Muốn tạo ra được con đường mới trong nghệ
thuật, nhà văn hay nghệ sĩ phải là một con người mới, con người chiến đấu
cho Tổ quốc chúng ta tự do, cho xã hội lồi người xố bỏ được nạn người bóc
lột người. “Con đường tiến lên của loài người cứ thêm một ngày lại càng
thêm rõ ràng, mỗi người sống trong thời đại ta ngày càng nhìn rõ sự thật to
lớn của đời sống. Đó là sức mạnh vơ cùng của nhân dân, đó cũng là nguồn
sức mạnh vơ cùng của văn học nghệ thuật ở thời đại chúng ta” [18,45].
Kết luận 1.
Ở chương 1, chúng tơi tập trung tìm hiểu đóng góp của Nguyễn Đình Thi
qua những thời điểm nhận đường của văn học nghệ thuật nước nhà. Đóng góp
lớn nhất, có ý nghĩa nhất đó là đóng góp về mặt tư tưởng. Bằng những bài
tiểu luận và phê bình của mình Nguyễn Đình Thi đã góp phần giải toả, khai
thơng rào chắn tâm lý đối với một thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Xác định
một con đường đi duy nhất đúng cho họ. Cảm thơng với q trình “lột vỏ”
đau đớn, động viên cổ vũ những bước đi chập chững đầu tiên của họ trên con
24
đường mới của văn nghệ dân tộc, tin tưởng vào những cố gắng và thành cơng
sẽ đến...
Như trên đã nói, Nguyễn Đình Thi khơng chỉ làm lí luận phê bình văn học.
Đóng góp của ơng cho nền văn học mới của dân tộc trên nhiều lĩnh vực. Thế
nhưng, nhắc đến những thời điểm “nhận đường” của văn học nghệ thuật nước
nhà, khơng thể khơng nhắc đến những đóng góp quan trọng ở khu vực lý luận
phê bình của Nguyễn Đình Thi .
25