Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tứ niệm xứ là phương pháp hành trì duy nhất đưa đến thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết bàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.33 KB, 24 trang )

Trang|1

PHẦN I. DẪN NHẬP ...................................................................................... 1
PHẦN II. NỘI DUNG ...................................................................................... 2
I. KHÁI QUÁT TỨ NIỆM XỨ ....................................................................... 2
1.1. Định nghĩa Tứ Niệm Xứ ........................................................................ 2
1.2. Nội dung Tứ Niệm Xứ ........................................................................... 3
1.2.1. Quán thân trên thân ....................................................................... 3
1.2.2. Quán thọ trên cảm thọ .................................................................... 4
1.2.3. Quán tâm trên tâm .......................................................................... 5
1.2.4. Quán pháp trên pháp ...................................................................... 6
1.3. Tầm quan trọng của Tứ Niệm Xứ ........................................................ 8
2. KHÁI QUÁT NIẾT BÀN ............................................................................ 9
3. KHÁI QUÁT VỀ THIỀN ............................................................................ 9
3.1. Định nghĩa thiền ................................................................................... 10
3.2. 5 loại thiền ............................................................................................. 11
3.3. 5 Giai Đoạn Tịnh Quán Phát Triển 16 Tuệ Giải Thoát ................... 12
II. ĐỨC PHẬT DẠY TỨ NIỆM XỨ LÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ
DUY NHẤT ĐƯA ĐẾN THÀNH TỰU CHÁNH TRÍ, CHỨNG NGỘ NIẾT
BÀN 13
2.1. Bát chánh đạo - con đường đi đến niết bàn ....................................... 14
2.1. Mối liên hệ giữa Tứ Niệm Xứ và giáo lý Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu
Đế
14
2.2. Tứ Niệm Xứ là phương pháp hành trì duy nhất đưa đến thành tựu
chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn ........................................................................... 15
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ ................................. 16
3.1. Tu tập Quán thân trên thân ................................................................ 17
3.2. Tu tập Quán thọ trên thọ .................................................................... 19
3.3. Tu tập Quán tâm trên tâm .................................................................. 19
3.4. Tu tập Quán Pháp trên pháp .............................................................. 20


PHẦN III. TỔNG KẾT .................................................................................... 22
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 23


1|Page

PHẦN I. DẪN NHẬP.
Đạo Phật có mặt ở thế giới này đã trên hai mươi lăm thế kỷ, sự truyền bá này
quả thật lâu dài. Sở dĩ được như thế, do Phật giáo là chơn lý không lý thuyết nào bẻ
gẫy được, người học và tu hành theo phật giáo được kết quả lợi ích thiết thực khơng
nghi ngờ, phương pháp truyền bá của đạo Phật rất linh động. Và bản thân con cũng
trọng ơn vì đã hữu duyên hữu phước được biết và được học Phật học.
Đứng về hành động, đạo Phật là con đường đưa người trở về cố hương giác
ngộ - Niết Bàn. Và thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn là mục đích tu hành của
hành giả tu theo Phật giáo. Với hoài bão đạt được mục đích ấy, chúng ta có bao nhiêu
con đường, bao nhiêu phương pháp hành trì được vạch ra và ln ln trăn trở tìm
cho mình một lộ trình, một phương pháp hành trì đúng đắn nhất.
Phần lý thuyết của đạo Phật rất phong phú, nói chung là Tam tạng giáo điển,
gồm Tạng Kinh, Tạng Luật và Tạng Luận.
Mục đích của đạo Phật không phải là giúp cho con người đạt được cái hạnh
phúc an lạc tạm bợ mà đó là chấm dứt khổ đau, thành tựu chánh trí, chứng ngộ niết
bàn. Nếu chỉ nhắm mục đích tu hành để được hạnh phúc an lạc thì có vơ số pháp mơn
tu. Ngoại đạo cũng có cách tu thể đạt đến an lạc. Nhưng đó khơng phải là mục tiêu
tu hành của đạo Phật, bởi đó vẫn chỉ là một hạnh phúc tạm bợ khơng hơn gì các hạnh
phúc thế gian. Còn khi hữu duyên phước mới được gội nhuần Chánh pháp nên bản
thân con tự nhắc mình lỗ lực tiến tu. Có thưởng thức được pháp vị rồi, chúng ta mới
tùy dun lợi ích kẻ sau.
Đức Thế Tơn từng tun bố rằng: "Trước đây và hiện nay, ta chỉ nói lên sự
khổ và sự diệt khổ". Mà muốn chấm dứt khổ thì hành giả cần hiểu biết tường tận về
4 sự thật của Tứ thánh đế như đức Phật đã dạy: "Này chư tỳ kheo, từ xưa tới nay ta

và các ngươi không ra khỏi khổ bởi không hiểu rõ đầy đủ Tứ Thánh đế".
Sau khi thành đạo, Đức Thể Tôn đã vận dụng phương tiện để dẫn dắt chúng
sanh đến với con đường giác ngộ theo từng cấp độ tùy thuận.Và truyền bá là đi thẳng
vào phương pháp, những lời dậy của Dức Phật được gọi là Kinh, bởi hai lý do: Hợp
lý và hợp cơ. Một chân lý dù cao siêu đến mấy, nếu không ứng dụng được vào cuộc
đời, chơn lý ấy trở thành không nền tảng, chỉ lơ lửng trên không trung. Chơn lý không
áp dụng được cho người sẽ là vô nghĩa. Lời phật dậy đúng chơn lý gọi là hợp lý.
Song lời dậy ấy cũng phù hợp căn cơ, trình độ của con người thì họ mới ứng dụng
được.
Trong vơ vàn những pháp mơn ấy, bốn đề mục quán niệm là một trong những
phương pháp tu tập được Thế Tôn thuyết giảng đầu tiên, vì phương pháp tu tập này
là phần quan trọng then chốt trong giáo lý Tứ Diệu Đế. Đây là một trong những
phương pháp quan trọng mà Đức Phật đã nhấn mạnh, được thể hiện rất rõ qua Kinh


2|Page

Trường Bộ, Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ1. Phương pháp quán chiếu này
được nói rõ trong Kinh Đại Niệm Xứ thuộc Trường Bộ Kinh và Đức Phật từng nói
rằng, pháp này có thể đưa đến Niết Bàn. Qua Nikāya, Đức Phật dạy chư Tỳ-kheo tại
xứ Kuru ở Kammassa-dhamma rằng: "An trú vào Tứ niệm xứ là con đường duy nhất
đưa đến thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn".
Bốn để mục quán niệm này quan trọng với tất cả những hành giả đang bước
trên lộ trình tu tập giải thoát tâm linh như vậy nên giáo thọ sư đã chọn đề tài: "Chứng
minh Tứ niệm xứ là phương pháp hành trì duy nhất đưa đến thành tựu chánh trí,
chứng ngộ Niết Bàn" cho học viên nghiên cứu để làm bài thu hoạch giữa kỳ môn
Kinh Trường Bộ.
Với sự hiểu biết thiển cận của một cư sỹ tại gia, cịn vướng bận cơng việc và
gia đình, trình độ kiến thức của con cịn thấp, cơng phu tu tập qn niệm của con còn
rất yếu kém bài viết của con sẽ có rất nhiều điều thiếu xót, nơng cạn. Con cầu mong

giáo thọ sư và các Quý thầy cô, các anh chị bạn đồng học góp ý giúp con để con được
hoàn thiện hơn trong những bài viết sau ạ.
PHẦN II. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT TỨ NIỆM XỨ
1.1. Định nghĩa Tứ Niệm Xứ.
Tứ Niệm Xứ trong tiếng Pali là Cattaro Satipatthana. Cattaro: Bốn; Sati: Niệm,
tức sự nhớ, biết, không bỏ quên đối tượng; Patthana: Xứ, tức nơi trú, nơi ngụ.
Patthana là hình thức rút ngắn của Upatthana nghĩa là để tâm mình gần lại (với đối
tượng). Đây là một trong những phương pháp tu Thiền của Phật Giáo.
Giáo lý Phật giáo khẳng định rằng: Muốn thấu triệt một sự vật hiện tượng nào,
nhất thiết phải dùng phương pháp quán niệm. Khơng có qn niệm thì khơng thể
đánh giá được sự vật chân thật, khách quan được. Quán là dùng trí tuệ để tư duy, soi
rọi và phân tích đối tượng, để thấu triệt được bản chất sự vật. Niệm được hiểu một
cách đơn giản là nhớ nghĩ đến đối tượng để thực hiện một quá trình quán sát, tư duy.
Ở giai đoạn sơ khởi thì niệm là tiền đề cho qn. Nếu khơng có niệm thì qn khơng
thể xảy ra. Niệm cịn có nghĩa là ký ức lưu giữ đối tượng sau khi quán. Nếu đối tượng
cho ta một kết quả tích cực, lợi ích cho việc tu tập dẫn đến giác ngộ, thì ta dùng niệm
để nhớ nghĩ mà hành trì. Theo kinh Đại Niệm Xứ đức Phật định nghĩa Tứ Niệm Xứ
như sau: "Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm,
tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt
tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp,
nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời."2 . Như vậy, đây là một
pháp mơn tu tập qn bình về chỉ và qn. Gồm có: 1. Quán niệm về thân 2. Quán
1

Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông />2
Trường Bộ Kinh, số 22 Kinh Ðại Niệm xứ



3|Page

niệm về thọ 3. Quán niệm về tâm 4. Quán niệm về pháp.
1.2. Nội dung Tứ Niệm Xứ
Trong Kinh Đại Niệm Xứ của Trường Bộ Kinh (Kinh số 22), Đức Phật đã tuyên
bố rằng, “Nầy các Tỳ kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho
chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tự chánh trí, chứng ngộ Niết
bàn, đó là Tứ Niệm Xứ”.
Bốn Niệm Xứ đó là gì? Bốn nơi để chánh niệm về, để quan sát về:
- Niệm Thân = chánh niệm về Thân hay Quán Thân trên thân
- Niệm Thọ = chánh niệm về cảm thọ hay Quán Thọ trên các cảm thọ.
- Niệm Tâm = chánh niệm về Tâm hay Quán Tâm trên tâm
- Niệm Pháp = chánh niệm về Pháp hay Quán Pháp trên các pháp.
Cần phải biết Chánh niệm là gì? Thí dụ: BIẾT (tâm, tâm sở, sắc pháp) đang xảy
ra trong thân và tâm.
Bốn đối tượng để tâm chơn chánh nghĩ nhớ (chánh niệm) ở đây muốn nói đến
là: Niệm Thân: 14 đối tượng về niệm thân, Niệm Thọ: 6 đối tượng về niệm thọ, Niệm
Tâm: 16 đối tượng về niệm tâm, Niệm Pháp: 5 đối tượng niệm pháp.
1.2.1. Quán thân trên thân.
Quán niệm về thân tức là thực hành phép quán niệm về mọi cử chỉ hành động
của thân. Qua phép quán này, hành giả thực hành nếp sống oai nghi, ý thức được về
sự bình yên, thanh thản trong cuộc sống hiện tại, cũng như những mặt trái của thân
này. Từ sự quán chiếu đó hành giả liên hệ với bản thân mình khơng chấp vướng loại
bỏ tham dục, an trú chánh niệm, hướng đến chánh trí.
Có tất cả 6 chủ đề, nhưng phân tích ra làm 16 đề mục để quan sát:
- Niệm hơi thở vô thở ra
- 4 oai nghi = đi, đứng, nằm, ngồi: thân thể được sử dụng như thế nào, biết
đúng như thế ấy.
- Chánh niệm tất cả oai nghi phụ: bước tới, bước lui, co tay, duỗi tay…
- Quán 32 thể trược:

Tóc long móng da rang
Đàm mở máu mũ mật
Óc tủy thịt xương gân
Gan tim tỳ phổi cật
Phẩn nước tiểu ruột già
Đầu nước miếng, nước mắt
Vật thực, nhớt, ruột non


4|Page

Mồ hôi, mũi, lá lách”.
- Quan sát Tứ đại về tướng đặc biệt của mỗi loại
- Quan sát tử thi bị quăng trong nghĩa địa
Tử thi bị bỏ ở nghĩa địa 1,2,3 ngày = trướng tưởng
Tử thi bỏ ở nghĩa địa bị quạ, diều, chó rừng…cắn xé, ăn thịt =
thanh ứ tưởng
Tử thi chỉ cịn một bộ xương dính thịt và máu, còn gân rang rịt. =
Hoại tưởng
Tử thi chỉ cịn xương dính, máu thịt rã rời = Huyết đồ tưởng
Chỉ cịn bộ xương khơ, khơng cịn máu và thịt nữa = nồng lãng
tưởng
Chỉ còn bộ xương rời rã, rãi rác mọi nơi = Hám tưởng
Chỉ còn bộ xương màu trắng = tán tưởng
Chỉ còn một đống xương = cốt tưởng
Chỉ còn là bột xương trắng = thiêu tưởng
1.2.2. Quán thọ trên cảm thọ
Thọ là nói tắt của cảm thọ, có hai loại thân thọ và tâm thọ. Khi nhận lấy một
vật gì, hay chấp nhân một điều gỉ thì gọi là thọ. Thọ hoạt động trong ba trạng thái:
Lạc thọ là tâm lý sung sướng; Khổ thọ là trạng thái tâm lý khổ não, buồn chán; Bất

khổ bất lạc thọ là tâm lý trung dung, không thiên lệch về phía lạc cũng như về phía
khổ. Cảm thọ là cơ sở khơng thể thiếu được trong việc hình thành tâm thức con
người. Do vậy, quán niệm về cảm thọ chính là khảo sát tâm lý con người. Nhờ có
quán sát và liễu tri được bản chất của chúng nên tuy sống trong lạc thọ nhưng không
hệ lụy, sống trong khổ thọ nhưng không khổ đau, không vướng mắc, an trú chánh
niệm, hướng đến chánh trí.
Có tất cả 9 loại thọ.
Phân loại: đối tượng thọ chia làm 6
- Thọ lạc liên hệ với ngũ dục (thuộc thế gian = thế gian lạc)
- Thọ khổ liên hệ với ngũ dục (thuộc thế gian = thế gian lạc)
- Thọ xả liên hệ với ngũ dục (thuộc thế gian = thế gian lạc)
Ba loại thọ nầy liên hệ với ngũ dục (thuộc thế gian)


5|Page

- Thọ lạc không liên hệ với ngũ dục (không thuộc thế gian = như trạng thái
thiền)
- Thọ khổ không liên hệ với ngũ dục (không thuộc thế gian = như trạng thái
thiền)
- Thọ xả không liên hệ với ngũ dục (không thuộc thế gian = như trạng
thái thiền)
Ba loại thọ sau, KHƠNG liên hệ ngũ dục, khơng thuộc thế gian (là cảm
thọ hay khổ trong khi hành trì thiền định).
Nguyên nhân sanh Thọ.
Tất cả cảm thọ, đặt nền tảng trên xúc (phassa), sanh ra bởi xúc, cội rễ bởi
xúc, bị duyên bởi xúc.Chỉ như 2 que củi cọ xát vào nhâu, hơi ấm sanh, sự nóng
sanh.Khi 2 cây que rời ra, khơng cịn sự ấm, sự nóng nữa.Cũng giống như vậy,
những cảm thọ nầy sanh ra bởi xúc, cội rễ bởi xúc, bị duyên sanh bởi xúc.
Thái độ quan sát Thọ

Phật dạy rằng: ‘như một quán trọ’ nơi đó, mọi người ở mọi thành phần có thể
đến và đi. Cũng giống như vậy, trong thân nầy có nhiều loại cảm thọ khác nhau
sanh khởi và biến mất.Đối với một người có thiền tập sâu sắc, vị ấy sẽ khơng để
tâm dính mắc với những cảm giác lạc thọ sinh ra trong thân và tâm. Mà phải quán
rằng: “Đây là khổ, bản chất hư vọng, chắc chắn sẽ tan hoại, phải quán sát sự hoại
diệt của chúng nhiều lần như vậy”. Do thấy, do biết như vậy hành giả được giải
thốt khỏi lịng tham muốn lạc thọ hay hỉ thọ. Nếu khơng cịn cảm thọ, vị ấy khơng
cịn ái, nibbana
1.2.3. Quán tâm trên tâm
Không thể định nghĩa được tâm như thế nào, chúng ta khơng thể nói tâm là cái
này là cái kia, vv.. như nói đến một vật cụ thể. Tuy vậy chúng ta vẫn thường nghe
nói đến tâm qua các khái niệm tâm thiện, tâm ác, tâm ích kỷ, tâm tham, tâm sân v.v...
đó đều là những biểu hiện của tâm. Quán tâm trên tâm là quán đến các trạng thái của
tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm hơn trầm, tâm tùy miên, tâm định tịnh, tâm giải
thốt….. trong quá trình quán tâm ấy, hành giả thấy rõ sự hiện hữu, sanh diệt của
tâm.
3 đặc tánh của tâm là
- không thể thấy được
- mênh mang vô cùng tận
- thích nghi với mọi chiều hướng
- là một loại năng lực như điện vậy.


6|Page

Tâm có đặc tánh thay đổi nhanh chóng, dễ dàng bị vấy bẩn bởi phiền não,
nhưng người ta có thể uốn nắn nó theo ý mình nếu người ấy có định lực
Chức năng của tâm là biết đối tượng (so sánh sanna, vinnana và panna)
16 loại tâm của ta là
1. tâm tham

2. tâm không tham
3 + 4 tâm sân khác với tâm không sân
5+ 6 tâm si khác với tâm khơng si (là lịng tăm tối, mê mờ, thiếu trí tuệ
# vô minh)
7+ 8 tâm buồn ngủ khác tâm tán loạn (bị đè nặng bởi hồn trầm – thụy
miên)
9+10 đại hành tâm khác không đại hành tâm (sắc giới thiền – vô săc
giới thiền)
11 + 12 tâm bậc thấp (dục giới tâm), khác tâm bậc cao
13 + 14 tâm định khác với tâm khơng định
15+16 tâm thốt khỏi phiền não từng thời khác với tâm khơng thốt
khỏi phiền não
Cách qn
1. có
2. khơng
3. chưa sanh nay sanh
4. đã sanh nay đoạn diệt
5. đã đoạn diệt không con sanh khởi nữa.
1.2.4. Quán pháp trên pháp.
Quán pháp trên các pháp chính là quán năm triền cái; quán năm thủ uẫn; sáu nội
xứ ngoại xứ, quán bảy giác chi; quán bốn sự thật. Hành giả quán pháp trên các đối
với tự thân, khi chúng sanh khởi hay cảm thọ nơi thân đều thấy các pháp này hiện rõ
nơi thân. Với tâm chánh niệm, tỉnh giác làm cho các pháp sung mãn đầy đủ đưa đến
đoạn trừ các bất thiện pháp.
Pháp là gì? pháp bao gồm tất cả đối tượng của tâm, bao gồm:
- các trần cảnh còn lưu lại trong tâm (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp) đưa
đến những suy tư, hồi tưởng, nghĩ ngợi.
- 16 sắc pháp vi tế.
- .tâm, tâm sở
- .niết bàn

-.khái niệm
Có bao nhiêu pháp cần quán?
1. Quán sát 5 triền cái


7|Page

2.
3.
4.
5.

Quán sát 5 thủ uẩn
Quán sát 6 căn, 6 trần: tức là quán sát sắc, thinh, hương, vị,xúc, pháp
Quán sát 7 Giác chi: Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỉ, Khinh an, Định, Xả
Quán sát Tứ Đế: Khổ - Tập – Diệt – Đạo.

Cách quán từng pháp
Quán sát 5 triền cái
+ Tham: Có – khơng – chưa sanh nay sanh – đã sanh nay đoạn –
đã đoạn, tương lai không sanh khởi nữa.
+ Sân: Có – khơng – chưa sanh nay sanh – đã sanh nay đoạn – đã
đoạn, tương lai khơng sanh khởi nữa.
+ Hơn trầm thụy miên: Có – không – chưa sanh nay sanh – đã
sanh nay đoạn – đã đoạn, tương lai không sanh khởi nữa.
+ Trạo hối: Có – khơng – chưa sanh nay sanh – đã sanh nay đoạn
– đã đoạn, tương lai không sanh khởi nữa.
+ Nghi: Có – khơng – chưa sanh nay sanh – đã sanh nay đoạn –
đã đoạn, tương lai không sanh khởi nữa.
5 thủ uẩn

+ Sắc: đây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt
+ Thọ: đây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt.
+ Tưởng
+ Hành:
+ Thức:
6 căn, 6 trần: tức là quán sát sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Vị ấy
quán;
+ đây là mắt / đây là sắc: do duyên 2 pháp nầy kiết sử sanh khởi.
kiết sử chưa sanh nay sanh. Đã sanh nay đoạn.đã đoạn khơng cịn sanh
khởi trong tương lai.
7 giác chi: niệm giác chi, trạch pháp, tinh tấn, hỉ, khinh an, định, xả
Có – biết rõ
Khơng – biết rõ
Chưa sanh nay sanh – biết rõ
Đã sanh nay được tu tập viên thành – biết rõ.
Tứ Đế: khổ - tập – diệt – đạo. vị ấy quán
o Khổ:
+ đây là Khổ: biết rõ (khổ vì sanh, già, bệnh, chết; vì sầu,
bi, khổ, ưu, não; khổ vì mong cầu khơng được; chấp 5 uẩn là khổ)
+ khổ tập: biết rõ


8|Page

+ khổ diệt: biết rõ
+ con đường đưa đến khổ diệt: biết rõ
o Khổ Tập: sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm
cầu hỷ lạc chỗ nầy chỗ kia, như dục ái, hữu ái, phi hữu ái).
Tham ái cái gì?
sắc, thinh, hương…khả ái;

Ngũ dục thế gian: tài, sắc, danh, thực, thùy
o Khổ Diệt: Biết tâm đã diệt tận khơng cịn luyến tiếc các tham ái ấy,
sự xả ly, sự khí xả, sự giải thốt, sự vô nhiễm đối với các tham ái
ấy.
o Khổ Đạo:đoa là Bát Thánh Đạo (tri kiến về Tứ Đế)
-. Hành giả biết trong tâm mình có chánh kiến hay khơng?
-. Có chánh tư duyhay khơng? (tư duy khơng tham dục, không sân,
tư duy về bất hại)
1.3. Tầm quan trọng của Tứ Niệm Xứ
(1) Tịnh hóa (‘tâm’) các chúng sanh : Có nghĩa là tham sân si.. là những cấu
uế của tâm làm ô nhiễm các chúng sanh; nhờ tu tập Tứ Niệm Xứ khiến tâm của chúng
sanh sẽ tịnh hóa. (2) Vượt qua Sầu muộn (3) Thắng phục Bi ai (4) Đoạn tận Khổ đau
(5) Chấm dứt Ưu phiền (6) Đạt đến Chánh đạo, (7) Chứng đắc Niết Bàn.
Như vậy Tu tập Tứ Niệm Xứ có cơng năng: 1. Chấm dứt khổ - ưu: Tâm ưu
phiền chấm dứt bằng tu chánh niệm. 2. Thành tựu chánh trí, tức đạt được trí tuệ của
bậc Thánh từ Dự Lưu quả đến A la Hán quả. 3. Chứng ngộ Niết-bàn. Khi có tuệ,
đoạn 10 kiết sử. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, đức Thế Tôn ca ngợi pháp tu Bốn Niệm
Xứ sẽ diệt tận gốc tham – sân – si. Thế Tôn tuyên bố: “Như Lai sống hỉ lạc với tâm
giải thoát nhờ tu tập, hộ trì các căn, đưa đến sung mãn 4 Niệm Xứ, đưa đến Thất
Giác chi được sung mãn.”
Qua những trình bày về bốn pháp quán trên chúng ta thấy được sức mạnh của
thiền là chiến thắng được nhàm chán, khoái lạc, giải thoát mọi tham lam sân hận thấy
rõ chúng là khổ, vô thường và vô ngã, chứng và trú vào một trong bốn thánh quả.
Chính vì thế đức Phật đã khẳng định về Tứ Niệm Xứ :"Này các Tỷ kheo, đây là con
đường độc nhất, đưa đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bị, diệt trừ khổ
ưu, thành tựu Chánh lý, chứng ngộ Niết-bản, Đó là Bốn Niệm xứ". Như vậy, Tứ Niệm
Xứ là bốn phép quán tu tập của hành giả nương vào thân, thọ, tâm và pháp để có
được chánh niệm, loại trừ các phiền não, tham ưu ở đời tiến đến một đời sống phạm
hạnh cao q của một bậc thánh.
Chính vì Tứ Niệm Xứ là pháp môn quan trọng như vậy nên chúng ta sẽ dễ



9|Page

dàng bắt gặp pháp môn này trong kinh do Đức Phật nói, đặc biệt là trong hệ thống
kinh tạng Nikaya. Như : Kinh Niệm Xứ trong kinh Trung Bộ: Đức Phật tuyên bố Tứ
Niệm Xứ là con đường thẳng, tắt để chứng thực Niết Bàn; Kinh Tâm Hoang Vu trong
Kinh Tương Ưng : Đức Phật giảng về 5 tâm hoang vu và 5 tâm triền phược cùng
cách đoạn trừ bằng sự tu tập 4 thần túc với nỗ lực tinh cần. …..
2. KHÁI QUÁT NIẾT BÀN
Niết Bàn, tiếng phạn là nirvāṇa. Nirvāti trong tiếng Phạn có nghĩa "thổi tắt",
"dập tắt" (một ngọn lửa), cho nên thuật ngữ nirvāṇa trong Đạo Phật được dịch nghĩa
là Khổ diệt, Diệt, Diệt tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất sinh, Viên tịch, và vì khổ diệt được
hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát.
Niết Bàn là một khái niệm trong Phật giáo và Ấn Độ giáo, đây là mục đích cuối cùng
mà hành giả tu tập cần đạt tới. Niết bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc
có giới hạn khơng gian thời gian, mà là một trạng thái tâm linh hoàn tồn thanh thản,
n tĩnh, sáng suốt, khơng vọng động, diệt ái dục, xố bỏ vơ minh, chấm dứt mọi khổ
đau, phiền não. Như vậy, Niết Bàn có thể được hiểu là: Tình trạng ngọn lửa tham lam,
sân hận, ngu si trong tâm đã bị dập tắt, tâm trở nên trong sáng, mát mẻ, thanh lương,
tịch tịnh, tĩnh lặng. Niết bàn là thái độ tâm hết sạch phiền não, rõ biết tất cả pháp là
vô ngã, vô thường, và bất toại nguyện. Có người hỏi Phật: Sau khi chết, người giác
ngộ sẽ đi về đâu? Phật sai người ấy lượm củi khơ, nhóm lửa. Càng nhiều củi, lửa
càng cháy mạnh, khi khơng bỏ thêm củi nữa thì đám lửa lụi tàn dần. Đức Phật có dạy
về Niết Bàn trong Ngũ bộ kinh, có tới 32 từ có nghĩa tương đương với Niết bàn như:
"đáo bỉ ngạn" (bờ bên kia), "đích cao cả", "hồn thành", "chân lý", "đăng minh", "an
lạc", "giải thốt"... Đặc biệt, trong Kinh Niết bàn, khái niệm này đã được đề cập bằng
ngôn ngữ phủ định: "vô sinh", "khổ diệt", "vô minh diệt", "ái diệt", "vô uý", "vô tác",
"vô ám", "vơ ngại", "vơ xuất"...
Tóm lược lại thì Niết Bàn có thể được hiểu là điểm đến, là mục tiêu của sự tu

hành, chính là sự chấm dứt khổ đau như đức Phật đã nói với Ngài Anurada: "Lành
thay, lành thay! Này Anuràdha. Trước đây và hiện nay, này Anuràdha, Ta chỉ nói lên
sự khổ và sự diệt khổ."3
Niết bàn của A la hán có 3 loại: Chơn Khơng Niết Bàn; Vô Tướng Niết Bàn;
Vô Nguyện Niết Bàn.
3. KHÁI QUÁT VỀ THIỀN
Con đường nào đi đến Niết Bàn? Trong tứ diệu đế Đức Phật giảng thì đạo đế
- chân đế thứ tư là con đường đưa đến Niết Bàn. Ðó là bát chánh đạo, là tám yếu tố
của con đường, tám yếu tố náy một chuỗi tiến trình gắn bó mật thiết với nhau. Tám
yếu tố này vẫn thường được quy lại thành ba nhóm, đó là trì giới, thiền định và tuệ
giác.
3

Kinh Tương Ưng 6 Xứ: />

10 | P a g e

Lộ trình đi đến con đường là tuệ giác, khơng thể khơng có thiền. Bởi thiền
chính là nơi chốn của sự tự khảo sát, là phịng thí nghiệm, là kính hiển vi, nơi mà bốn
sự thực mầu nhiệm có thể được khảo sát thật tỉ mỉ. Qua sự khảo sát này, tuệ giác sẽ
phát sinh. Vậy thiền là gì?
3.1. Định nghĩa thiền
"Thiền" (禪), gọi đầy đủ là Thiền na (禪那, sa. dhyāna, pi. jhāna, ja. zenna, en.
meditation), là thuật ngữ Hán-Việt được phiên âm từ dhyāna trong tiếng Phạn.
Dhyāna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai). Bộ SanskritEnglish Dictionary của Monier-Williams ghi lại những nghĩa chính như sau: to think
of, imagine, contemplate, meditate on, call to mind, recollect.4 Trong kinh điển Phật
giáo nguyên thủy, thiền dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Có
hai pháp thực hành thiền là Thiền định (samatha bhavana) và Thiền quán (vipassana
bhavana).
Trong số các kinh nói về thiền trong tạng kinh điển Pāli như Kinh Quán Niệm

Hơi Thở hay Nhập Tức Xuất Tức Niệm, Kinh Thân Hành Niệm, hay Kinh Niệm Xứ
thì Kinh Đại Niệm Xứ là Kinh tiểu biểu và quan trọng bậc nhất. Có thể nói rằng tồn
bộ hệ thống thiền phật giáo được cô đọng trong kinh này. Những kinh khác đa phần
chỉ là những sự diễn giảng rộng thêm dựa trên nền tảng của kinh Kinh Đại Niệm Xứ.
Theo trình tự và cấu trúc của Kinh Đại Niệm Xứ, thiền gồm có bốn thành phần chính
yếu: thứ nhất là quán niệm thân (kāyānupassanā); thứ hai là quán cảm thọ
(vedanānupassanā); thứ ba là quán niệm tâm (cittānupassanā); và thứ tư là quán niệm
pháp (Dhammānupassanā).
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận, ngài Buddhaghosa trình bày thiền dưới bốn
mươi đề mục (kammaṭṭhāna):
- Định Mười Biến Xứ: đất, nước, lửa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng, không gian,
và ánh sáng.
- Định Bất Tịnh Quán: tướng phình trướng, tướng bầm xanh, thây chảy mủ,
tướng nứt ra, tướng bị gặm khói, tướng rã rời, tướng phân tán rã rời, tướng máu chảy,
tướng trùng ăn, và tướng bộ xương.
- Mười Tùy Niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Giới, niệm Thí,
niệm Thiên, niệm chết, thân hành niệm, niệm hơi thở, và niệm an bình.
- 4 Phạm Trú: từ, bi, hỷ, xả.
- 4 Vô Sắc Xứ: không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, và phi tưởng
phi phi tưởng xứ.
- Tưởng về Bất Tịnh trong thức ăn và phân tích Bốn Đại
Trong bốn mươi đề mục thiền trên, mười biến xứ được tìm thấy trong tạng
kinh thuộc tam tạng hệ Pāli. Quán Bất Tịnh được tìm thấy trong Kinh Đại Niệm Xứ,
Kinh Niệm Xứ, Kinh Quán Niệm Hơi Thở và Kinh Thân Hành Niệm. Mười Tùy
4

/>

11 | P a g e


Niệm được chép trong Kinh Tăng Chi (Tập I); trong Bốn Phạm Trú, Từ và Bi được
nói đến trong Kinh Từ Bi (Metta Suttā), và trong phần Vô Ngại Giải Đạo
(Patisambhidamagga) thuộc Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikàya); hỷ và xả được bàn
đến trong phần Thất Giác Chi (Bojjhaṅga Pabba) thuộc Kinh Đại Niệm Xứ. Bốn Vơ
Sắc được tìm thấy trong kinh Tăng Chi (tập IV); Tuởng về Bất Tịnh trong Thức Ăn
cũng được tìm thấy trong kinh Tăng Chi (tập IV); và phần Phân Tích Bốn Đại được
nói đến trong Đại Kinh Dấu Chân Voi (Mahāhatthipadopama Sutta).
3.2. 5 loại thiền
Trong thực tế có rất nhiều pháp mơn thiền khác nhau và cũng có nhiều cách
phân loại thiền khác nhau. Trong Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đơ Tự, Hịa thượng
Thanh Từ dịch là Nguồn Thiền, ngài Khuê Phong Tông Mật, một vị Tổ sư thiền
thuộc tông Hoa Nghiêm đã phân ra 5 loại thiền
1. Thiền Ngoại Đạo: “Người chấp khác, ưa cõi trên, chán cõi dưới mà tu, là
thiền ngoại đạo”sở dĩ gọi thiền ngoại đạo là do hành giả có sự ưa thích, chan ghét,
mong ưa cõi trên, chán cõi dưới Do hướng tâm về một chỗ lâu ngày nên đạt định,
từ đó phát ra một số thần thông. Nếu thường giữ được định, quả báo sẽ được tái sanh
ở các cõi trời. Loại thiền này chỉ giúp cho hành giả đạt định chứ không phát tuệ, nên
dù trải qua nhiều kiếp tinh tấn tu hành, vẫn khơng thể nhập đạo. Vì thế mà gọi là
thiền ngoại đạo, là thiền ở bên ngoài đạo.
2. Thiền Phàm Phu: “Người tin chắc nhân quả, cũng do ưa chán mà tu là thiền
phàm phu”. Tin chắc nhân quả, là tin rằng bất kỳ một kết quả nào có được trong đời
cũng do một nguyên nhân tương ứng tạo ra. Hành giả tự mình tu hành chứ khơng cần
cầu hay nương tựa vào một đấng thiêng liêng nào. Họ cũng mong cầu đạt được các
quả vị tu chứng như Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Tứ thiền
3. Thiền Đại Thừa: “Người ngộ ngã pháp đều không, hiển bày chân lý mà tu
là thiền Đại thừa”. Hành giả tu theo loại thiền này đã phá trừ được sở tri chướng, đi
theo con đường của chư vị Bồ tát, tiến hành tiêu trừ cả phiền não chướng lẫn sở tri
chướng, hầu chứng được ngã không lẫn pháp không. Sau khi chứng được như thế,
chân lý sẽ hiển bày. Y cứ vào đó mà tu, là thiền Đại thừa. Hành giả tu thiền đại thừa
có thể chứng như huyễn tam muội, được ý sanh thân, trong một niệm tùy theo tâm ý

của chúng sanh có thể hóa hiện ra vô lượng thân, độ vô lượng chúng sanh trong vô
lượng cõi. Vì có khả năng rộng độ như thế, nên gọi là Đại thừa.
4. Tổ sư thiền hay Thiền Đốn Ngộ là người đốn ngộ xưa nay tự tâm thanh tịnh.
Đốn ngộ nghĩa là tức thời nhận ra, không qua suy nghĩ luận bàn. Nếu còn một chút
phân vân, suy lường thì khơng phải là đốn ngộ. Đốn ngộ tự tâm nghĩa là nhận ra tâm
mình xưa nay thường thanh tịnh, vì “Nhân pháp vơ ngã, phiền não và sở tri thường
thanh tịnh khơng tánh”. Vì khơng cịn chỗ nương nào cao hơn, Phật tánh cũng chính
là nhân đưa đến quả vị Phật, là quả vị cao tột, nên gọi là Tối thượng thừa. Hành giả
nhận ra chân tâm bản tánh của mình vốn khơng thay đổi, khơng nhiễm ơ, không phiền
não, thường thanh tịnh. Người tu thành Phật, lấy thân làm pháp nên gọi là pháp thân,


12 | P a g e

kiến tạo Tam thiên đại thiên thế giới Phật làm nơi cho tất cả chúng sanh nương tựa,
nhằm đưa tất cả chúng sanh đến chỗ thành Phật.
5. Như lai thanh tịnh thiền: Đối tượng của pháp thiền này là quán Bốn Niệm
xứ. nhờ quán biết rõ thân này nên tâm không vướng mắc, chấp thủ, phiền não. Dần
dần đạt được định tuệ.
Hành giả tu tập muốn đạt được chánh trí chứng ngộ niết bàn, cần diệt trừ ngã
chấp, muốn diệt trừ ngã chấp thì cần tìm hiểu Danh-sắc. Để đạt được điều đó khơng
gì hơn là tu thiền qn sẽ có tuệ và giải thốt. Vậy hành giả cần quán cái gì. Theo
kinh Tứ Niệm Xứ thì có bốn đề mục cho thiền qn là Quán thân trong các thân,
Quán Thọ trong các cảm thọ, Quán Tâm trong các tâm, Quán Pháp trong các pháp.
3.3. 5 Giai Đoạn Tịnh Quán Phát Triển 16 Tuệ Giải Thoát
Định là sự tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất không tán loạn, tâm trở
nên vắng lặng vả tỉnh giác cao độ. Trong luận Thanh Tịnh Đạo, ngài Buddhaghosa
nêu rõ : “sự tập trung ấy là sự xoay quanh của tâm và tâm sở một cách đều đặn và
chánh đáng vào một đối tượng duy nhất. Nhờ đó, tâm và tâm sở ở trong trạng thái
qn bình, chánh đáng và đặt để hết vào một đối tượng duy nhất, khơng phân tán

hay xao lãng". Định có bốn lợi ích chánh niệm tính giác, tâm đoạn trừ 5 triền cái,
được hỷ lạc, chứng bốn thiền. Khi hảnh giả có được giới định thanh tịnh, hướng tâm
đến chánh trí, chánh kiến để đạt đến bậc tuệ giải thoát đến giải thốt tri kiến. có 5
giai đoạn tịnh qn phát triển tuệ giải thoát.
+ Giai đoạn 1: kiến thanh tịnh đạt được 1 tuệ. Hành giả trong giai đoạn này
phân biệt được danh (tâm) và sắc (thân) trong ngũ uẫn, ngũ uẫn được giả hợp bởi
đất, nước, gió, lửa nên gọi là tuệ phân biệt danh sắc.
+ Giai đoạn 2: đoạn nghi thanh tịnh đạt được 1 tuệ. Hành giả tiếp tục quán
danh và sắc, tìm ra nguyên nhân sự xuất hiện của danh và sắc có được là do 5 yếu tố:
vô minh, ái dục, thủ, nghiệp và đoạn thực. Nguyên nhân có được cái thân này là nhờ
có tinh cha, huyết mẹ và tứ đại hợp lại mà thành. Hành giả hiểu được chúng sanh
sanh lên và bị chi phối bởi nhân quả, nếu gieo nhân tốt gặp được duyên lành thì được
quả tốt, gieo nhân xấu thì gặp quả xấu. Đến đây, hành giả đoạn được sự nghi về sắc
thần tứ đại có nhiều hình dạng, nhiều ham muốn danh vọng địa vị. Thấy như vậy
hành giả đạt được đoạn nghỉ thanh tịnh.
+ Giai đoạn 3: đạo phi đạo trí kiến thanh tịnh đạt được 1 tuệ. Khi hành giả
tu tập đến giai đoạn này sẽ thấy được sự sanh diệt của danh và sắc là do duyên. Nếu
đang trong giai đoạn này hành giả dừng tu tập quán niệm do nghĩ mình đã đoạn trừ
mười phiển não mà sanh tâm hoan hỷ, thấy thân khinh an q tưởng minh mất thân,
khơng cịn thân hữu, thân như tan biến, nghĩ mình đã nhập Niết Bàn. Hoặc hành giả
tinh tấn quá sẽ sinh ra mệt mỏi, nhớ về các đời sống quá khứ mà sanh tâm phiền não,
đánh mất hiện tại. Ngồi ra, Tuệ lúc này có khả năng đối chiếu, phân tích pháp tu
khiến cho người khác hiểu về pháp học và hành nên hành giả bị ngã mạn vi tế xen


13 | P a g e

vào. Cho nên hành giả cần phải xả bỏ, không những xả vật chất mà cịn xả ln tham,
sân, si, vọng tưởng. Nếu hành giả biết rõ như vậy gọi đây là đạo phi đạo trì kiến thanh
tịnh.

+ Giai đoạn 4: hành đạo trí kiến thanh tịnh đạt được 9 tuệ. Các loại tuệ này
giống nhau chỉ khác nhau về cường độ và độ mạnh và yếu nên đưa vào một nhóm
hành đạo tri kiến thanh tịnh, có 9 loại tuệ:
1- Tuệ sanh diệt trí thấy vơ thường các pháp: Trí tuệ thấy, biết rõ sự sinh, sự
diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, nên thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường,
trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp.
2- Tuệ hoại trí : thấy, biết rõ đặc biệt sự diệt của danh pháp, sắc pháp.
3- Tuệ vô úy: thấy, biết rõ sự diệt của danh, sắc pháp đáng kinh sợ
4- Tuệ hiểm nguy: thấy, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng.
5- Tuệ yểm ly: thấy, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm
chán.
6- Tuệ dục thốt trí: thấy, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp thật đáng
nhàm chán, mong muốn giải thoát khỏi danh pháp sắc pháp
7- Tuệ giám tranh trí đạt được 10, trí căn thẳng lấy sự tỉnh tấn qn bình để
bước vào dịng thánh.
8- Tuệ hành xả trí: thấy, biết rõ danh pháp, sắc pháp rõ ràng là pháp vơ ngã,
nên trí tuệ thiền tuệ đặt tâm trung dung giữa các danh pháp sắc pháp có trạng thái vơ
thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã làm đối tượng.
9- Tuệ thuận thứ trí: thuận dịng theo 8 trí tuệ thiền tuệ phần trước và thuận
dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo phần sau.
+ Giai đoạn 5: tri kiến thanh tịnh có 4 tuệ, trí tuệ bằng cái thấy biết thanh
tịnh:
1- Tuệ chuyển tánh, tuệ cất dùng phẩm.
2- Đạo tuệ: sau khi cắt đồng phẩm đoạn trừ hoàn toàn thân kiến, nghi, giới
cấm thủ.
3- Quả tuệ: nhập lưu, đắc quá dự lưu.
4- Tuệ nhìn lại: nhìn lại thấy mình cịn ba quả vị nữa chưa chứng đắc. Nên nỗ
lực đoạn trừ mười kiết sử đạt được quá A-la-hán.
Người tu hành trải qua 5 giai đoạn đạt được 16 tuệ trên là cắt đứt hết những
cái tạp nhiễm ở bên ngoài lấy sự vắng lặng trong sáng ở bến trong nội tâm mà chiến

thắng chính mình. Thành tựu 16 tuệ giải thốt chính là bước đệm cuối cùng để hành
giả chứng ngộ niết bàn. Nếu bỏ qua 5 giai đoạn tu tập trên mà nói chứng được niết
bàn đây là điều khơng thể sảy ra.
II. ĐỨC PHẬT DẠY TỨ NIỆM XỨ LÀ PHƯƠNG PHÁP HÀNH TRÌ
DUY NHẤT ĐƯA ĐẾN THÀNH TỰU CHÁNH TRÍ, CHỨNG NGỘ NIẾT
BÀN
Có mâu thuẩn khơng khi chính Đức Phật tuyên bố tứ niệm xứ là phương pháp


14 | P a g e

hành trì duy nhất đưa đến thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Nói như thế có
nghĩa là khơng thể đi đến chấm dứt khổ đau bằng một con đường nào khác. Nói như
vậy có cực đoan lắm khơng? Khơng lẽ các pháp tu khác đều không đạt đến Niết bàn
được ư? Theo sự hiểu biết thiển cận của con, cũng như những gì đã trình bày trên
phần nào chứng minh được lời tuyên bố trên không mâu thuẫn, cung không cực đoan.
Sau đây con xin được thơng qua cái biết của mình để chứng minh tứ niệm xứ là
phương pháp hành trì duy nhất đưa đến thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn.
2.1. Bát chánh đạo - con đường đi đến niết bàn.
Khi được hỏi "Con đường nào dẫn đến Niết Bàn?", Đức Phật trả lời "Đó là
Giới, Định, Huệ". Giới là điều kiện tiên quyết để giữ tâm không vọng động, cho nên
trong kinh nói: "Giới năng sinh Định".Khi hành giả hành trì giới một cách miên mật,
tâm tương đối bớt xao động và nếu được giữ trên một đối tượng thiền định thì tâm
sẽ được an tịnh. An trú trong thiền định tâm sẽ được nhu thuần, minh mẫn, kiên cố
và dõng mãnh. Đó là những điều kiện tất yếu để phát triển trí tuệ đúng như trong
kinh đã dạy "Định năng sinh Huệ".
Trong Kinh Dhammapada Đức Phật dạy: "Con đường cao thượng nhất là Bát
Chánh Đạo. Chân lý cao thượng nhất là Tứ Diệu đế ... Đó là con đường duy nhất,
khơng cịn con đường nào khác dẫn đến kiến tịnh. Hãy đi theo con đường ấy, để sớm
thoát khỏi mọi điên đảo của Ma Vương". Ngoài ra Đức Phật từng dạy Đại Đức

Subhadda trong kinh Đại Niết Bàn, Trường Bộ rằng: "Khơng thể có được bậc Thánh
Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm và A La Hán trong bất cứ một tơn giáo nào
khơng có Bát Chánh Đạo. Này Subhadda, trong giáo lý nào có Bát Chánh Đạo thì
tất cũng có hàng Thánh nhân. Đây trong giáo lý của Như Lai lại có con đường Bát
Chánh, tất nhiên phải có các bậc Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, và A La Hán
mà trong giáo lý khác khơng thể có được. Này Subhadda, nếu chư đệ tử sống chân
chánh thì thế gian khơng thiếu Thánh nhân" .Vậy Bát Chánh Đạo sẽ là con đường
đưa chúng sinh vượt xa bến bờ mê muội của phàm phu tìm đến cảnh giới an vui tự
tại ngỏ hầu có cơ hội chứng được Niết Bàn và giải thốt ra khỏi sinh tử luân hồi.
2.1. Mối liên hệ giữa Tứ Niệm Xứ và giáo lý Bát Chánh Đạo, Tứ Diệu Đế.
Chúng ta thường nghe đức Phật nhắc nhở: Không có Bát chánh đạo thì khơng
thể có sự đắc chứng thánh quả nào hết, hoặc không thấu hiểu Tứ thánh đế thì khơng
thể chấm dứt đau khổ. Những lời tun bố đó khơng mâu thuẩn với lời tun bố Tứ
niệm xứ là là phương pháp hành trì duy đưa đến Niết bàn. Bởi vì tu tập Tứ Niệm Xứ
sẽ đưa đến giới thanh tịnh, phát triển thiền định và có được tuệ giải thốt. Giới, định,
tuệ chính là Bát chánh đạo. Bát chánh đạo cũng chính là đạo đế, sự thật số 4, của Tứ
thánh đế.
Trong bát chánh đạo, giới bao gồm các chi phần: chánh mạng, chánh ngữ và
chánh nghiệp; định bao gồm: chánh tinh tấn, chánh định và chánh niệm; tuệ bao gồm:
chánh kiến và chánh tư duy. Ngay khi thực hành Tứ Niệm Xứ tâm hành giả phải trải
qua tám chi phần của bát chánh đạo. Đầu tiên, hành giả nỗ lực để tâm quán sát đối


15 | P a g e

tượng gọi là chánh tinh tấn; giữ tâm không tác ý là chánh niệm; chuyên tâm vào đề
mục là chánh định; thể nhập vào đối tượng để có đủ năm chi thiền là chánh kiến;
ln suy tư quán chiếu trên một đối tượng là chánh tư duy; tâm không tham lam, hơn
thua là chánh mạng; giữ tâm không vọng ngôn là chánh ngữ; chánh niệm hộ trì các
căn là chánh nghiệp. Chính vì vậy mà tu tập tứ niệm xứ chính là tu tập giới định tuệ

đưa đên giải thoát.
Vậy mối quan hệ mật thiết giữa Tứ Niệm Xứ với Bát chánh đạo và giữa Bát
chánh đạo với Tứ thánh đế, là mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Trong kinh
Tăng Chi đức Phật dạy: “Tỷ Kheo như thật rõ biết: “Đây là khổ” như thật rõ biết
“đây là khổ tập”, như thật rõ biết: “đây là khổ diệt”, như thật rõ biết: “đây là con
đường đưa đến khổ diệt". Này các Tỳ Kheo đây gọi là tăng thượng tuệ học”. Tăng
thượng tuệ học chính là đạt được 16 tầng tuệ, đây là giai đoạn chuyển từ phàm đi đến
thánh.
Qua sự trình bày về mối quan hệ giữa Tứ Niệm Xứ và Bát Chánh Đạo, Tứ
Diệu Đế phần nào chứng minh rằng Tứ Niệm Xứ là nền tảng để hành giả đạt được
định và tuệ giải thốt.
"Người sống một trăm năm,
Khơng giới khơng thiền định
Khơng bằng sống một ngày,
Trì giới tu thiền định
Tu thiền trí tuệ sanh
Khơng thiền trí tuệ diệt."5
2.2. Tứ Niệm Xứ là phương pháp hành trì duy nhất đưa đến thành tựu
chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn
Như trên đã phân tích, Tứ Niệm Xứ thuộc Như Lai Thanh Tịnh Thiền- môn
thiền định lấy Bốn Niệm xứ làm đối tượng quán niệm để qua đó hiểu rõ về chính
mình và tha nhân. Một bậc giác ngộ cần phải hiểu rõ chính mình, nếu khơng hiểu rõ
chính mình thì khơng thể nào hiểu được vạn pháp bởi vì mọi pháp khác đều do mình
mà thấy. Cho nên tất cả các bậc giác ngộ khi đi tìm kiếm con đường giải thốt, ln
ln trở lại tìm hiểu chính mình. Mà tìm hiểu chính mình chính là phải thực hành Tứ
niệm xứ. Trong kinh Pháp cú Đức Phật có dạy:
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp
Người xây dựng nhà này
Khổ thay phải tái sanh.

Ơi người làm nhà kia
Ngươi khơng làm nhà nữa
5

Kinh Pháp Cú


16 | P a g e

Đòn tay ngươi bị gãy
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt
Tham ái thảy tiêu vong6
Mặc khác, muốn chứng ngộ niết bàn cần phải chấm dứt vơ minh, thành tựu
chánh trí. Mà vơ minh theo định nghĩa của Phật ở trong Tương Ưng Bộ Kinh là sự
thiếu hiểu biết về 4 sự thật của Tứ thánh đế: Sự thật về khổ, sự thật về nguyên nhân
của khổ, sự thật về chấm dứt khổ, sự thật về con đường đi đến chấm dứt khổ. Mà tất
cả 4 sự thật đó đều được nhận ra từ trong chính ta. Nếu khơng quan sát chính ta bằng
Tứ niệm xứ thì làm sao nhận chân được "đây là khổ", "đây là nguyên nhân của khổ",
"đây là sự chấm dứt khổ", hoặc "đây đích thực là con đường đi đến chấm dứt khổ".
Khi đã nhận ra đầy đủ tất cả 4 sự thật, đó là lúc đã bắn xuyên thủng vô minh, tận diệt
mọi đau khổ, chứng ngộ Niết bàn. Do đó Từ niệm xứ đúng là con đường độc nhất để
đi đến Niết bàn.
Nếu nói Tứ Niệm Xứ là phương pháp độc nhất đưa hành giả đạt đến thành tựu
chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, vậy các pháp môn đều không đạt đến Niết Bàn sao?
Vậy những vị không tu Tứ Niệm Xứ là tu sai đường sao? Thật ra, các tu pháp môn
khác không phải là sai, nhưng con xin nêu ý kiến của mình để minh chứng cho quan
niệm Tứ niệm xứ phải là con đường độc nhất mà ai cũng phải đi qua đó, trên đường
đi đến Niết bàn. Trước hết đạo Phật ra đời là để tận diệt khổ đau cho chúng sinh chứ
không chỉ đem đến an lạc tạm bợ. Bởi thế, đức Thế Tôn mới tuyên bố rằng: "Trước

đây và hiện nay, ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ". Mà muốn chấm dứt khổ thì dĩ
nhiên phải thấu rõ tất cả 4 sự thật của Tứ thánh đế như đức Phật đã tuyên bố trong
kinh Chuyển Pháp Luân: "Này chư tỳ kheo, từ xưa tới nay ta và các ngươi không ra
khỏi khổ bởi không hiểu rõ đầy đủ Tứ Thánh đế". Tức là 4 sự thật về khổ, về nguyên
nhân của khổ, về chấm dứt khổ, về con đường đi đến chấm dứt khổ.
Pháp môn niệm Phật A Di Đà chỉ hướng con người về cảnh Tây Phương Cực
Lạc của Đức Phật A di Đà và sự an lạc của hiện tại. Ngoại đạo cũng có cách tu thể
đạt đến an lạc. tuy nhiên an lạc hay an vui thì khơng phải là mục tiêu tu hành của đạo
Phật, bởi đó vẫn chỉ là một hạnh phúc tạm bợ khơng hơn gì các hạnh phúc thế gian.
III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH TỨ NIỆM XỨ
Vừa rồi con đã chứng minh lời khẳng định của Đức Phật về lợi ích tu tập Tứ
Niệm Xứ này: “phương pháp hành trì duy nhất đưa đến thành tựu chánh trí, chứng
ngộ Niết Bàn”. Vì vậy, chúng ta phải áp dụng tứ niệm xứ trong quá trình tu luyện
thân tâm để thấy được cái pháp vi diệu của Đức Phật đã dạy ra cho chúng ta. Khi
chọn bốn đề mục quán niệm để tu tập chính là tu tập cho mình và làm lợi ích tha
6

kinh Pháp cú


17 | P a g e

nhân. Bởi hiểu được chính mình thì hiểu được tha nhân vạn hữu. Thấy được nhân
duyên sanh diệt, vô thường, vô ngã trong con người thì thấy được các pháp khác.
Thấy được sự vơ thường nơi bản thân mình sẽ tạo nên ấn tượng mạnh mẽ nhất làm
ta thức tỉnh. Trong quá trình quán niệm ta sẽ nhận ra bản thân, mọi người và vạn
pháp đều có chung một đặc điểm về mặt bản thể. Đó là tính nhân dun sanh diệt,
vơ thường, vơ ngã. Đó cũng là đặc tính chung cho tất cả các pháp hữu vi.
Vậy phải tu tập Tứ Niệm Xứ như thế nào để có kết quả tốt nhất? (Trong
phần này, con xin dựa theo kinh Đại Niệm Xứ và kinh nghiệm bản thân để trình bày)

3.1. Tu tập Quán thân trên thân.
Niệm thân tức quan sát, biết và ghi nhận: Thân này là gì? Cấu tạo ra sao? Và
nó đang hoạt động như thế nào? Có tất cả 6 đề mục về niệm thân được phân tích
thành 14 đối tượng.
(1) Quan sát, biết và ghi nhận hơi thở vô, hơi thở ra.
Trong thời gian đầu chúng ta tìm cho mình một vị trí thích hợp để tu, vì chúng
ta đang cịn phàm phu chúng ta khơng thể đối dun mà khơng xúc cảnh. Có thể đó
là nhà, là chùa, là am thất, khu rừng…. miễn sao nơi đó giúp ta tịnh tu được : "ngồi
kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh
giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ
tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra
dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác tồn thân, tơi sẽ thở vơ", vị ấy tập;
"Cảm giác tồn thân, tơi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị
ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập."
(2) Quan sát, biết và ghi nhận 4 oai nghi chính: Đi, đứng, ngồi, nằm. Thân
thể được sử dụng như thế nào, biết đúng như thế ấy.
Tiếp theo hành giả cần "quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại
thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh
sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh
diệt trên thân."
Tiến lên một bước nữa hành giả " tuệ tri: "Tôi đi"; hay đứng, tuệ tri: "Tôi
đứng"; hay ngồi, tuệ tri: "Tôi ngồi"; hay nằm , tuệ tri: "Tôi nằm". Thân thể được sử
dụng như thế nào, vị ấy biết thân như thế ấy."
(3) Quan sát, biết và ghi nhận các oai nghi phụ, tiểu oai nghi, tức chánh
niệm trên các oai nghi bước tới, bước lui, co tay, duỗi tay, v.v…
Và " khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm. Khi ngó tới, ngó lui,
biết rõ việc mình đang làm. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm. Khi
mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm. Khi
ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc
mình đang làm. Khi đi, đứng, ngồi, nằm, biết rõ việc mình đang làm."

Nhờ phương pháp quán sát từng cử chỉ oai nghi đi đứng nằm ngồi, chánh niệm
tỉnh giác trong mọi việc. Chẳng hạn như khi ngồi thiền, xem thân mình ngồi đã đúng


18 | P a g e

chưa, khi đi xem oai nghi của mình có thơ tháo khơng, khi ăn uống xem mình có
vụng về khơng…… nhờ qn sát như vậy nên thân không trạo cử buông lung, tâm
an trú trong chánh niệm.
(4) Quan sát và ghi nhận 32 thể trược của thân.
Tiếp theo chúng ta cần quán thân ngũ uẩn của chúng ta: "Trong thân này, đây
là tóc, lơng, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá
lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt,
mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu." Thấy rõ cái thân này
như một bao đồ, nó chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt và những vật ấy do duyên
mà hợp lại thành cái thân chúng ta. Cái gì do duyên tạo thành thì cũng do duyên mà
biến mất, đó chính là qn tánh sanh diệt trên thân.
(5) Quan sát, biết và ghi nhận Tứ đại cùng tướng đặc biệt của mỗi loại.
Người có tâm chán ghét, khơng cịn ưa thích thân nầy nữa thì sẽ qn chiếu thân
nầy từ đầu xuống chân qua khía cạnh bốn đại.
Hành giả quán "Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại."
Cái gì cho ta cảm giác cứng mềm, mịn, nhám là Đất. Cái gì ngưng tụ, kết nối, tan
chảy là Nước. Cái gì nóng lạnh như thân nhiệt của cở thể là Lửa. Cái gì trương phồng,
xê dịch, di chuyển vơ ra là Gió. Tuy mỗi đại có tướng đặc biệt nhưng tất cả giống
nhau là luôn thay đổi và biến hoại. Khi thấy được cái thân ngũ uẩn này chỉ là do tứ
đại kết hợp lại mà thành, nếu tứ đại hịa hợp thì thân này an ổn, nếu tứ đại đối nghịch
nhau thì thân tâm này bất an. Chẳng hạn khi thân tứ đại của chúng ta bị đau nhức,
bệnh nặng, chúng ta phải quán thân là đo tứ đại hợp thành, là vô thường biển đổi
trong từng sát na, có thân nên ln bị sanh già bệnh chết làm hao mòn theo ngày
tháng, nên sanh già bệnh chết là điều hiển nhiên của con người. Chúng ta chấp nhận

cái đau nhức của thân, quán chiêu lên từng sự đau nhức gây ra đối với thân.
(6) Quan sát tử thi bị quăng bỏ trong nghĩa địa
Sau đó chúng ta qn thân mình sau khi chết đi nó tan rã như thế nào. "như
thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy
trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra". Quán sát các giai đoạn phân hủy của tử
thi:
a. Tử thi bị bỏ ở nghĩa địa 1,2,3 ngày = trướng tưởng
b. Tử thi bỏ ở nghĩa địa bị quạ, diều, chó rừng…cắn xé, ăn thịt = thanh ứ tưởng
c. Tử thi chỉ còn một bộ xương dính thịt và máu, cịn gân rang rịt. = Hoại tưởng
d. Tử thi chỉ cịn xương dính, máu thịt rã rời = Huyết đồ tưởng
e. Chỉ cịn bộ xương khơ, khơng cịn máu và thịt nữa = nồng lãng tưởng
f. Chỉ còn bộ xương rời rã, rãi rác mọi nơi = Hám tưởng
g. Chỉ còn bộ xương màu trắng = tán tưởng
h. Chỉ còn một đống xương = cốt tưởng
i. Chỉ còn là bột xương trắng = thiêu tưởng
Khi quán được như vậy thì thấy các pháp trên thế gian đều là vô thường, giả


19 | P a g e

tạm, nó chỉ là cái tạm bợ hợp rỗi tan chứ không tồn tại lâu dài trong thế gian này.
Chúng ta được an lạc thản nhiên trước những vấn để được mắt, hơn thua của cuộc
sống và dẫn dẫn sẽ đạt được định, tuệ và đi đến giải thoát Niết Bàn.
Như vậy khi quán niệm về thân là quán niệm về phương diện vật lý, tức là thấy
được sự tổng hợp các yếu tố vật chất tạo nên thân người và thấy được sự bất tịnh của
thân khi còn sống cũng như khi đã chết nhằm đối trị lòng ham muốn sắc dục.
3.2. Tu tập Quán thọ trên thọ
Cảm thọ là một, chia thành 6 đối tượng: 3 nhóm đối tượng (lạc thọ, khổ thọ,
khơng vui không buồn) liên hệ đến ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy của thế gian.
3 nhóm đối tượng (lạc thọ, khổ thọ, không vui không buồn), không liên hệ đến ngũ

dục thế gian, chúng là những cảm thọ khởi sinh trong lúc hành thiền định. " Này các
Tỷ kheo, ở nơi đây Tỷ kheo khi cảm giác lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ";
khi cảm giác khổ thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất
lạc thọ, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ". Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc
vật chất biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác lạc thọ
không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất". Hay
khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất".
Hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác khổ thọ
không thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, biết rằng:
"Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất". Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc
thọ không thuộc vật chất, biết rằng: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc
vật chất". Như vậy vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các
ngoại thọ; hay sống quán thọ trên cả các nội thọ, ngoại thọ."
Niệm thọ hay thọ quán niệm xứ tức:
(1) Quan sát, biết và ghi nhận tất cả các cảm giác, trạng thái thân và tâm đang
trải qua cảm xúc gì: Khó chịu, dễ chịu hay bình thường, thì ghi nhận cảm xúc đó.
(2) Quan sát, biết và ghi nhận những cảm giác khó chịu, dễ chịu hay khơng
khó chịu khơng dễ chịu là do dun tạo ra, hết dun thì tự nhiên sự khó chịu, dễ
chịu hay hờ hững lãnh đạm không dễ chịu khơng khó chịu của thân và tâm sẽ tự biến
mất.
(3) Quan sát, biết và ghi nhận một cách khách quan những cảm giác đang xuất
hiện ở thân và tâm mà khơng đồng hóa tức khơng xem những cảm giác đó là mình,
là của mình hay mình đang cảm nhận chúng.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng không tránh khỏi việc đối duyên xúc cảnh,
làm duyên cho cảm thọ khởi lên. Chẳng hạn như khi gặp một ai đó trong lịng ta cảm
thấy vui hoặc buồn, hay thích một thứ nước uống món ăn nào đó .............. liền sanh
tâm phân biệt buồn vui. Lúc ấy ta quán sát thấy cái cảm giác vừa rồi của mình là
duyên tạo ta, sẽ biến mất thì ta sẽ khơng nng chìu chạy theo cảm thọ ấy, khơng ưa
thích hay ghét bỏ.
3.3. Tu tập Qn tâm trên tâm



20 | P a g e

Chức năng của tâm là nhận biết đối tượng. Đặc tánh của tâm là thay đổi nhanh
chóng và rất dễ bị vấy bẩn bởi phiền não tham, sân, si. Tuy nhiên, chúng ta có thể
uốn nắn tâm theo ý mình nếu vị ấy có định lực. Tâm có 16 loại : Tâm tham, tâm
khơng tham, tâm sân, tâm không sân, tâm si, tâm không si, tâm buồn ngủ, tâm tán
loạn, tâm đại hành, tâm không đại hành, tâm bậc thấp, khác tâm bậc cao, tâm định,
tâm khơng định, tâm thốt khỏi phiền não từng thời, tâm khơng thốt khỏi phiền não.
Mỗi tâm, ta qn theo năm bước như Tâm có tham→ Tâm khơng có tham→Tham
chưa sanh nay sanh→Tham đã sanh nay đoạn diệt→Tham đã đoạn diệt không con
sanh khởi nữa. Cũng áp dụng cho sự ghi nhận những tâm bất thiện. Khi tâm bất thiện
có mặt, liền ghi nhận, chúng sẽ biến mất, nhưng những tâm thiện, nếu được ghi nhận
sẽ vững mạnh hơn. Tâm quan sát, biết và ghi nhận chính là niệm. Điều phục tâm,
quan sát theo đối thần tâm trong từng chánh niệm, hành trì giới để có được tâm thanh
tịnh, khi tâm thanh tịnh thì trí tuệ nó phát sảng lúc đó chúng ta thấy rõ được các pháp
của cuộc đời vì sao con người sinh ra phải chịu cảnh khổ đau bức bách. Áp dụng
quán chiếu hơi thở trong lúc đi, đứng, nằm. Khi mất bình tĩnh, chúng ta tập trung vào
hơi thở, hít thật sâu, vừa phải, đều đều, dẫn hơi thở vào sâu ở bụng và thở ra đều đặn,
tiếp tục theo dõi như thế cho đến khi tâm được bình thường lại. Khí làm được như
vậy thì tâm của chúng ta mới thấy an lạc trong đời sống tu tập.
3.4. Tu tập Quán Pháp trên pháp
Pháp bao gồm tất cả đối tượng của tâm, đó là: Các trần cảnh (sắc, thinh, hương,
vị, xúc, pháp) còn lưu lại trong tâm đưa đến những suy tư, hồi tưởng, nghĩ ngợi.; 16
sắc pháp vi tế; Tâm, tâm sở; Niết bàn; Khái niệm. Vậy quán pháp là quán các đề
mục:
1. Quán sát 5 triền cái: Năm triền cái là năm màn ngăn che làm cho con người
khơng thấy được tâm mình tham lam, sân hận, ngu si, ngã mạn, nghi ngờ. Năm triền
cái là chướng ngại chính cản trở sự thành cơng trong hành thiền và phát tuệ giải thốt.

Theo Kinh Đại niệm xứ, hành giả quán sát và tuệ tri “Nội tâm tơi có ái dục”; hay
nội tâm khơng có ái dục, tuệ tri:” Nội tâm tơi khơng có ái dục”. Và với ái dục chưa
sanh nay đã được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với ái dục đã được đoạn diệt,
tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy. ". cũng như vậy với sự sân hận,
ngu si, ngã mạn, nghi ngờ. Khi qn sát thấy trong tâm mình có tâm tham, sân, si….
Nỗi liên biết rằng chúng đang tồn tại, chúng tồn tại do đâu, nó đem lại tác hại hay lợi
ích, nếu nó đêm lại lợi ích cho mình thì khơng nói nhưng nếu nó đêm lại phiền não
trói buộc thì cần phải đoạn diệt, muốn đoạn diệt cần phải khéo léo vận dụng phương
pháp quán vô thường, vô ngã của tự thân và mọi thứ xung quanh. Chẳng hạn đứng
trước một cốc cà phê thơm, ta sanh tâm muốn uống, nhưng nghĩ lại uống nó có thể
gây mệt tim tổn hại sức khỏe thì lúc đó ta khơng uống nữa, dần dần tạo thành một
thói quen khơng uống cà phê……cũng như vậy với các tâm còn lại. Nhờ chánh niệm
tỉnh giác như vậy tâm an trú chánh niệm, hướng đến chánh trí, chánh niệm, khơng
nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời. Đây là sống quán pháp trên các


21 | P a g e

pháp đối với năm triền cái.
2. Quán sát 5 thủ uẩn. Hành giả quán tưởng tuệ tri: "Ðây là sắc, đây là sắc
sanh, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt. Ðây là tưởng, đây
là tưởng sanh, đây là tưởng diệt. Ðây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt.
Ðây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt". Như vậy vị ấy sống quán pháp trên
các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên
các nội pháp, ngoại pháp; hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống
quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có
những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến
chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì
ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với
Năm Thủ uẩn.

"Thủ" ở đây có nghĩa là tham ái hay tham muốn mạnh mẽ. Thủ hay chấp giữ
có nghĩa là "nắm giữ thật chặt". ở đây thủ được dùng theo nghĩa bóng để hình dung
đến tâm chấp giữ chứ khơng phải hành động chấp giữ bằng cơ thể. Do ái, sự chấp
giữ hay dính mắc có nghĩa là sự bám níu chặt chẽ các đối tượng về phương diện tinh
thần.
Trong quá trình tu tập chúng ta cần nhận biết và tuệ tri các uẩn sắc thọ tưởng
hành thức chỉ là do dun sanh và do dun diệt, khơng bám víu, chấp giữ. Chẳng
hạn như trong quá trình hành thiền. Ngồi được một lát thì cảm giác sẽ khởi sinh, như
cảm giác tê, cứng hay đau. Khi những cảm giác này khởi sinh chúng ta cần ý thức là
cảm giác và chỉ là cảm giác mà thôi. Chúng ta nhận ra được sự khởi sinh của cảm
thọ và sự biến mất của cảm thọ này, cũng như nhận ra được nguyên nhân khởi sinh
của cảm thọ và nguyên nhân biến mất của cảm thọ này. Do đó chúng ta khơng để ý
đến nó để nó tự sanh tự diệt và an trú trong thiền định. Cũng quán sát như vậy với
các uẩn còn lại, chánh niệm tỉnh giác như vậy tâm an trú chánh niệm, hướng đến
chánh trí, chánh niệm, khơng nương tựa, khơng chấp trước một vật gì trên đời
3. Qn sát 6 căn, 6 trần: Hành giả quán tưởng tuệ tri "tuệ tri con mắt và tuệ
tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với
kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã sanh nay
được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai
không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy... và tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng... và tuệ
tri mũi và tuệ tri các hương... và tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị... và tuệ tri thân và tuệ
tri các xúc... và tuệ tri ý và tuệ tri các pháp; do duyên hai pháp này, kiết sử sanh
khởi, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như
vậy; và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy; và với kiết sử
đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy." nhờ tuệ tri
như vậy nên khi mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, lưỡi nếm vị, thân tiếp xúc, ý suy nghĩa
không bị vướng mắc. Như mắt thấy người phụ nữ đẹp liên tuệ tri người nữ ấy chỉ là
một tấm thân do tứ đại hợp thành, nên khơng để tâm dính mắc huyến ái.



22 | P a g e

4. Quán sát 7 Giác chi: Hành giả quán tưởng tuệ tri tới Niệm, Trạch pháp, Tinh
tấn, Hỉ, Khinh an, Định, Xả : "Nội tâm tơi có Niệm Giác chi", hay nội tâm khơng có
Niệm Giác chi, tuệ tri rằng: "Nội tâm tơi khơng có Niệm Giác chi"; và với Niệm Giác
chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy, và với Niệm Giác chi đã sanh,
nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy. ví như khi hành thiền tâm không
đạt được niệm mà bị tán loạn, biết rằng tâm đang tán loạn, do đâu nó tán loạn, lúc
này cần hướng tâm vào việc chánh niệm bằng cách tìm cho mình đề múc quán niệm.
Với các giác chi khác cũng vậy.
5. Quán sát Tứ Đế: Khổ - Tập – Diệt – Đạo: ở đây Tỷ kheo như thật tuệ tri:
"Ðây là khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ diệt";
như thật tuệ tri: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".
Pháp là những đối tượng của tâm. Với chánh niệm hiểu rằng chúng chỉ là
những khoảnh khắc của các hình ảnh trên màn hình của ý thức. Chúng hồn tồn
khơng phải là mình, chúng cũng khơng phải là bạn mình, chúng khơng có liên hệ gì
với mình. Qn như vậy, chúng sẽ tự mất, khơng cịn làm phiền gì ta nữa Ta sẽ được
giải thoát.
C. TỔNG KẾT
Đức Phật đã dậy có 4 việc:
“Diệu Pháp khơng thể nói bằng lời
Nghiệp khơng ai có thể gánh thay ai
Trí tuệ khơng ai dậy mình được
Vơ dun khơng thể độ”
Vậy Mỗi người chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về những gì mình nói, mình
làm và mình suy nghĩ – nghiệp thân – khẩu – ý.
Chúng sanh khổ nhiều hơn vui vì sự vơ minh khơng biết đâu là thật đâu là giả.
Và vì không biết nên chạy theo những vọng niệm để rồi phải khổ. Hay nói rõ ràng
hơn là người sống thất niệm thì khơng thể nào có an lạc. Người sống thất niệm, để
thân – tâm buông lung, chạy lung tung theo đời sống vật chất, ham muốn tình cảm,

lợi dưỡng, chỉ có khổ và khổ mà thơi. Người sống có chánh niệm, sẽ khơng cịn tham
đắm, ham muốn hay cố bám víu vào thế giới thân tâm nầy vì vạn pháp là vơ thường,
vơ ngã.
Bất cứ cái gì cịn hình tướng đều là vô thường, vậy khi đã biết là vơ thường rồi
thì khơng cịn bám chấp, khơng cịn vướng víu, khơng cịn tham đắm… sống với
chánh niệm, tâm an định mọi lúc mọi nơi, tâm thảnh thơi khơng dính mắc, thấy biết
khơng khởi niệm thì đó chính là niết bàn.
Đối với cuộc sống thực tại, nếu bốn đề mục quán niệm được tu tập thì con
người sẽ phần nào vượt qua những chướng ngại liên hệ đến thân và tâm. Nhờ quán
niệm bến để mục quán niệm để thấy rõ bản chất con người và sự vật, thấy được tác
hại khi đắm trước, thấy được lợi ích khi xuất ly. Nhưng thơng thường chúng ta chưa
có đủ bản lĩnh để tự chủ và giới hạn mình trước sức mạnh của lịng ham muốn. Đó


23 | P a g e

là do chúng ta chỉ mới hiểu vấn đề chứ chưa thật sự hành trì.
Người học Phật luôn luôn học đi chung với hành mới đúng là người thật sự
sống và hành trì theo chánh pháp. Học Phật và ứng dụng Phật pháp để sửa mình,
nhận ra cái thấy biết chân thật, khơng vọng niệm để có thành tựu chuyển hóa trong
chính nội tâm, vì tâm là gốc nên khi có sự thấy biết chân thật, chuyển hóa nội tâm
chân thật, khơng cịn vọng niệm, tham muốn…thì đó chính là chứng ngộ niết bàn và
Chính những người này mới có được hạnh phúc lâu dài, thành tựu đạo hạnh và có
khả năng chứng ngộ.
Cũng như với người cầu Đạo cần “Văn – Tư – Tu” học để hiểu Pháp – hiểu
lời Phật dậy rồi tư duy suy nghĩ để có được cái nhận và ngộ ra để y hành, ứng dụng
cho bản thân để quay về bên trong chính mình, tu sửa mình để xoay chuyển trong
chính nội tâm mình và hành trì pháp để có thành tựa Chánh trí, chứng ngộ niết bàn..
Nếu muốn được n vui, tự tại, khơng phải bận lịng, vướng mắc với những chuyện
trải ngang, cần phải điều phục tâm lại một chỗ. Muốn như vậy không thể bỏ qua Tứ

Niệm Xứ. Tuy nhiên quá trình tu tập thiền định đó địi hỏi hành giả phải thật sự rất
nỗ lực, vượt qua mọi chỉ phối của căn và ý thức phân biệt. Đây cũng chính là nội
dung của Định học. Khi chúng ta thực tập Thiền học thuần thục thì chúng ta cũng đã
thành công với Giới học và Tuệ học để chúng ta có được Giới – Định – Tuệ.
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HT.Thích Minh Châu (dịch), Kinh Trung Bộ, NXB Tơn giáo, năm 2017.
2.HT. Thích Minh Châu (dịch), Trường Bộ Kinh, NXB Tơn giáo,2018. .
3. HT. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Tương Ung, NXB Tôn giáo, năm 2011.
4. HT. Thích Minh Châu (dịch), Kinh Pháp Cú, NXB Hồng Đức, năm 2017.
5. NT. Thích nữ Trí Hải (dịch), Thanh Tịnh Đạo, NXB Tơn giáo, năm 2001.
6. TT.Thích Giác Nguyên, Kinh Trường Bộ giảng giải, NXB Tôn giáo, năm
2017.
7. Trang wed : ; /



×