Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Có nhiều Phương pháp điều trị chứng Tiểu khó kiểm soát pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.75 KB, 5 trang )

Có nhiều Phương pháp điều trị
chứng Tiểu khó kiểm soát

Tiểu khó kiểm soát là tình trạng bàng quang tăng co bóp và co bóp không
đúng lúc gây cảm giác mắc tiểu, tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu đêm hoặc són tiểu
gấp…làm giảm chất lượng sống và có thể gây những bệnh lý khác như viêm
đường tiểu, rối loạn giấc ngủ Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bàng
quang tăng hoạt động, người bệnh đừng nản lòng nếu lần đầu thất bại vì còn
nhiều lựa chọn khác
Những nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng bàng quang tăng hoạt động xảy ra ở nam và nữ ngang nhau, nam
khoảng 16% và nữ 17%. Nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt động tăng theo tuổi. Ở
nữ, thường gặp sau 44 tuổi.
Ở nam, thường gặp sau 64 tuổi. Bàng quang tăng hoạt động không là phải
là quá trình lão hóa tự nhiên, không do uống nước nhiều, không là hậu quả của
việc sinh nở.
Nhiều yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt động như
tổn thương thần kinh (tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, chấn thương cột
sống, ), bế tắc hoặc suy yếu niệu đạo, suy yếu các cơ nâng bàng quang, thiếu hụt
estrogen ở nữ, phì đại tuyến tiền liệt ở nam.
Nhiễm trùng tiểu, ung thư bàng quang, sỏi bàng quang cũng gây ra tình
trạng trên hoặc do biến chứng sau khi cắt tử cung hoặc tuyến tiền liệt. Ngoài ra,
những nguyên nhân khác gây ra những bất thường ở đường tiểu là trầm cảm, lo âu,
viêm bàng quang, béo phì, dùng nhiều caffeine, thuốc lợi tiểu

Để chẩn đoán bàng quang tăng hoạt động, bác sĩ sẽ khám bụng, trực tràng,
âm đạo (nữ) hoặc tuyến tiền liệt (nam) để phát hiện những bất thường có thể là
nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt động như: yếu cơ vùng chậu, sa tử cung,
tổn thương thần kinh, viêm nhiễm
Phương pháp niệu dòng đồ dùng đo tốc độ dòng nước tiểu nhằm phát hiện
những nguyên nhân gây tắc nghẽn đường tiểu. Thầy thuốc còn đo thể tích nước


tiểu tồn lưu để xem lượng nước tiểu còn ứ đọng trong bàng quang sau khi đi tiểu
để chẩn đoán và đo áp lực bàng quang nhằm đánh giá sự co bóp của cơ bàng
quang để chẩn đoán xác định và tìm nguyên nhân.
Bệnh nhân còn được đo điện cơ của cơ vòng niệu đạo để thăm dò và đánh
giá áp lực của cơ niệu đạo trong quá trình đi tiểu và chụp X-quang giúp phát hiện
những bất thường của hệ niệu. Việc siêu âm có thể xác định những vấn đề của tiền
liệt tuyến hoặc bất thường của bàng quang.

Tập thói quen cho bàng quang
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bàng quang tăng hoạt động. Tiến sĩ
– bác sĩ Từ Thành Trí Dũng khuyên người bệnh đừng nản lòng nếu lần đầu thất
bại vì còn nhiều lựa chọn khác.
- Trước tiên, thầy thuốc giúp bệnh nhân huấn luyện bàng quang. Bác sĩ sẽ
đề nghị thời khóa biểu cho việc đi tiểu, giúp người bệnh đi tiểu mỗi 3-4 giờ/lần.
Các cách giúp người mắc bệnh này khống chế tình trạng mắc tiểu là hít thở sâu,
tập trung trong tâm trí một vấn đề nào khác. Còn việc huấn luyện cơ vùng hội âm
giúp tăng cường sức mạnh cơ vùng đáy chậu, giúp kiểm soát việc đi tiểu. Co cơ
trong vòng 2-3 giây rồi thư giãn, lặp lại khoảng 15 lần, đến khi cơn mắc tiểu mất
đi. Sau đó, có thể đi vệ sinh nếu như có nhu cầu. Chỉ cần vài phút mỗi ngày, người
bệnh có thể cải thiện được tình trạng đi tiểu.
- Hầu hết các thuốc chỉ điều trị triệu chứng, làm giảm co thắt bàng quang.
Không phải ai cũng đáp ứng với thuốc. Khoảng 2 – 4 tuần, thuốc mới đạt hiệu quả
tối đa. Khi uống thuốc, có một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, mờ mắt,
đau đầu, nhịp nhanh, run tay, tiêu chảy, ói mửa, đau bụng Không điều trị bằng
thuốc ở người tăng nhãn áp, bí tiểu, suy gan thận, đang có thai hoặc cho con bú.
- Nếu dùng phương pháp kích thích thần kinh sẽ dùng điện cực kích thích
các dây thần kinh, làm giảm cảm giác mót tiểu, số lần đi tiểu và số lượng nước
tiểu trong một lần đi. Các điện cực thường là những kim nhỏ hoặc những miếng
dán trên da.
- Phẫu thuật thường ít được sử dụng trong điều trị bàng quang tăng hoạt

động, chỉ áp dụng cho những người không đáp ứng với các trị liệu khác hoặc dành
cho những người có bàng quang bị teo nhỏ.

TS.BS. TỪ THÀNH TRÍ DŨNG/pv. NHẤT PHƯƠNG


×