Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

cách mạng tư sản thời cận đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.49 KB, 17 trang )

MỞ ĐẦU
I. Phân kỳ lịch sử thế giới Cận đại
Theo quan điểm Mácxít, lịch sử thế giới Cận đại bắt đầu từ năm 1556 với
cách mạng tư sản Hà Lan và kết thúc bằng cách mạng Tháng Mười Nga 1917,
được chia thành 2 thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ năm 1556 đến 1870: Thời kỳ
hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thời kỳ này gồm các giai đoạn:
Giai đoạn 1556 đến 1815: Mở đầu thời Cận đại bằng những cuộc cách mạng tư
sản nổ ra ở châu Âu và Bắc Mỹ
• Giai đoạn 1815 đến 1848: Giữa tư sản và phong kiến đấu tranh giằng co quyết
liệt.
• Giai đoạn 1848 đến 1870: Chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới


Thời kỳ thứ hai, từ1870 đến năm 1917 gồm các giai đoạn:
Giai đoạn 1870 đến 1903: Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang giai
đoan độc quyền
• Giai đoạn 1903 đến 1917: Chủ nghĩa tư bản độc quyền, giai cấp vô sản trong giai
đoạn đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.


II. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử thế giới Cận đại
1. Quá trình hình thành, phát triển và sụp đổ bước đầu của chủ nghĩa tư bản.

Bước quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản được thực hiện bằng
hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra từ giữa thế kỉ XVI đến những năm 60
của thế kỷ XIX. Tuy nhiên, do bùng nổ trong điều kiện kinh tế, chính trị xã hội khác
nhau, nên kết quả, tính chất và hình thức của các cuộc cách mạng không giống nhau.
Đến những năm 60 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống thế giới.
Từ những năm 70 trở đi, chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh chuyển sang độc
quyền với việc xuất hiện phổ biến các công ti độc quyền. Trong giai đoạn này, sự ăn
bám thối nát phản động bộc lộ rõ trong tất cả các nước đế quốc, mâu thuẫn nội tại


của chủ nghĩa tư bản phát triển sâu sắc và dẫn đến sự sụp đổ bước đầu của chúng tại
nước Nga năm 1917.
2. Quá trình hình thành và phát triển của phong trào công nhân và phong trào Cộng

sản quốc tế
Nước Anh là quê hương của chủ nghĩa tư bản và của cách mạng công nghiệp nên
trở thành nơi khởi nguồn của phong trào công nhân quốc tế. Từ những cuộc đập phá
máy móc, cơng nhân đã tiến hành khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ chế độ thống trị
tư sản, đó là các phong trào của thợ dệt Liông ở Pháp, của thợ dệt Sơlêđin ở Đức và
phong trào Hiến chương ở Anh. Những năm 40 của thế kỉ XIX, C. Mác và Enghen
đã sáng lập ra học thuyết cách mạng (học thuyết C. Mác) đã cung cung cấp vũ khí lý
luận cho giai cấp vơ sản chống lại giai cấp tư sản. 7 Trong cuộc đấu tranh này, giai


cấp công nhân đã tập hợp trong những tổ chức quốc tế đó là: Hội liên hiệp lao động
quốc tế (Quốc tế thứ nhất, 28/9/1864) và Quốc tế xã hội chủ nghĩa (Quốc tế thứ nhất,
14/7/1889). Năm 1870 – 1871, giai cấp vô sản Pari đã thiết lập được nhà nước vô
sản đầu tiên trên thế giới. Mặc dù chỉ tồn tại trong 72 ngày nhưng để lại những bài
học và kinh nghiệm quý giá. Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nội bộ giai
cấp vô sản diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa cơ hội và xét lại học
thuyết C. Mác. Trong cuộc đấu tranh này, V.I. Lênin đã bảo vệ thành cơng chủ nghĩa
Mác với việc lập ra một chính đảng vơ sản kiểu mới năm 1903. Với chính đảng này,
V.I. Lênin đã lãnh đạo nhân dân Nga tiến hành thành công cuộc cách mạng Tháng
Mười vĩ đại.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc của nhân dân châu

Á, Phi và Mỹ Latinh
Phong trào đấu tranh của nhân dân các châu lục đã bùng nổ ngay từ khi các đế
quốc đến xâm lược. Trong phong trào đấu tranh này, dù theo loại hình nào, ý thức hệ
phong kiến hay phong trào nhân dân yêu nước, phong trào theo khuynh hướng tư sản

hay phong trào tư sản cuối cùng đều thất bại, điều này cho thấy sự khủng hoảng
nghiêm trọng về đường lối cách mạng và giai cấp lãnh đạo cách mạng trong phong
trào giải phóng dân tộc ở các châu lục thời Cận đại.
4. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn học nghệ thuật thời Cận đại

Cách mạng công nghiệp là sự kiện cực kỳ trọng đại mang tính tất yếu trong q
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. Chính những thành quả của cách mạng cơng
nghiệp cùng với những thành tựu về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội đã tạo nên
nền tảng vững chắc, bảo đảm cho thắng lợi của quan hệ sản xuất mới tư bản chủ
nghĩa được thiết lập sau các cuộc cách mạng tư sản.

CHÂU ÂU – BẮC MỸ - NHẬT BẢN THỜI CẬN ĐẠI (1556 – 1917)
Chương I CÁC CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN TỪ GIỮA THẾ KỶ XVI ĐẾN
CUỐI THẾ KỶ XVIII
Sau những cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, lực lượng sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu có điều kiện phát triển mạnh mẽ. Giai cấp tư sản có
thế lực về kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị lại bị quan hệ sản xuất phong kiến
thống trị kìm hãm, chèn ép. Tình hình đó khiến cho mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản
đang lên và quần chúng nhân dân lao động với chế độ phong kiến lạc hậu phát triển
rất gay gắt, làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu và Bắc Mỹ từ thế kỷ
XVI đến thế kỷ XVIII, mở đầu bằng cuộc cách mạng tư sản Hà Lan năm 1556 và
tạm kết thúc bằng cuộc đại cách mạng tư sản Pháp năm 1789.


Do điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của mỗi nước khác nhau, lại nổ ra trong
những thời điểm không giống nhau nên cách mạng tư sản ở mỗi nước đạt kết quả
không đều nhau. Cách mạng tư sản Hà Lan và chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc. Do
nổ ra trong điều kiện kinh tế xã hội chưa chín muồi nên cách mạng tư sản Hà Lan thu
được kết quả còn nhiều mặt hạn chế.

Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ nổ ra trong điều kiện
kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa đã phát triển khá mạnh ở châu Âu và Bắc Mỹ, điều
kiện đó đã quy định tầm vóc, tính triệt để của cách mạng tư sản ở Bắc Mỹ hơn hẳn
cách mạng tư sản Hà Lan. Cách mạng tư sản Anh năm 1640 và đại cách mạng tư sản
Pháp năm 1789 nổ ra dưới hình thức nội chiến. Tuy nhiên, do thế lực quý tộc phong
kiến Anh còn khá mạnh nên kết quả đạt được của cách mạng tư sản Anh dừng lại
bằng chế độ Quân chủ lập hiến với nhiều tàn dư phong kiến.
Do được kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của cách mạng tư sản Anh, cách mạng tư
sản Mỹ và những thành tựu cách mạng công nghiệp đang triển khai, cùng với sự vận
động nội tại của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nước Pháp trong hai thế kỷ XVII
– XVIII, cách mạng tư sản Pháp bùng nổ mạnh mẽ, đi lên khơng ngừng đã giáng một
địn chí mạng vào thành trì phong kiến phản động châu Âu, thúc đẩy phong trào cách
mạng châu Âu tiến lên những bước mới.
Bài 1 CÁCH MẠNG HÀ LAN GIỮA THẾ KỶ XVI
Nêđeclan (Vùng đất thấp) bao gồm lãnh thổ của các nước Hà Lan, Bỉ,
Lúcxămbua và một số vùng Đông Bắc nước Pháp ngày nay. Cuối thế kỷ XV,
Nêđeclan thuộc Áo nhưng do quan hệ hôn nhân và kế thừa, đến năm 1556, Nêđeclan
thuộc Tây Ban Nha.
I. Nguyên nhân dẫn đến cách mạng
1. Về kinh tế
Thế kỷ XVI, thủ công nghiệp Nêđeclan phát triển mạnh, các công trường thủ
công xuất hiện và phát triển vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ với các ngành dệt,
đóng tàu, đánh cá Thương nghiệp: sau các cuộc phát kiến địa lí, trục thương mại đại
dương hình thành lấy Hà Lan làm trung tâm, cảng Anvecpen thực sự trở thành hải
cảng quốc tế, hàng năm có năm nghìn nhà bn khắp nơi trên thế giới đến đây kí hợp
đồng bn bán. Các thương cảng hoạt động nhộn nhịp, ngân hàng xuất hiện ngày càng
nhiều Với nền kinh tế công – thương phát triển, Nêđeclan có dân số khoảng ba triệu
người nhưng lại có hơn ba trăm thành phố, trong đó quan trọng nhất là Amxtecđam
(ở miền Bắc) và Anvecpen (ở miền Nam). Chủ nghĩa tư bản đã xâm nhập vào nông
nghiệp, nhiều lãnh chúa phong kiến, thị dân giàu có kinh doanh theo lối tư bản chủ

nghĩa. Nhìn chung, đến giữa thế kỷ XVI, nền kinh tế Nêđeclan phát triển mạnh nhất
châu Âu, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực kinh tế


2. Về xã hội
Do sự tác động của kinh tế hàng hóa, giai cấp quý tộc phong kiến phân hóa làm
xuất hiện tầng lớp quý tộc mới. Giai cấp tư sản đang trên đường hình thành gồm các
thương gia lớn, các chủ cơng trường thủ cơng. Tầng lớp bình dân thành thị ngày
càng đơng chiếm nửa dân số bao gồm tầng lớp thợ thủ công, công nhân khn vác,
cơng nhân các cơng trường thủ cơng.
Nhìn chung, các giai tầng xã hội (trừ bọn quý tộc cũ) đều muốn có sự thay đổi về
chính trị, muốn phá bỏ xã hội cũ, thiết lập một trật tự xã hội mới.
3. Về tư tưởng
Các giai tầng mới trong xã hội Nêđeclan đã tiếp thu các Tân giáo như Lu Thơ
giáo, Can Vanh giáo hoặc phái Rửa tội lại.
4. Về chính trị
Nêđeclan chịu sự thống trị hà khắc của phong kiến Tây Ban Nha: Các vua Tây
Ban Nha (Saclơ V, Philíp II) đàn áp khốc liệt các Tân giáo. Trong vịng 30 năm
(1521 – 1550) có 50.000 tín đồ Tân giáo bị giết và bị đày. Ra sức vơ vét thuế
khóa: hàng năm Nêđeclan phải nộp hai triệu đồng tiền vàng, trong khi thu nhập
quốc khố trong tồn đế quốc chỉ có năm triệu và lãnh thổ của Nêđeclan chỉ
chiếm 6% tổng diện tích đế quốc. Thực hiện nhiều chính sách kìm hãm gây thiệt
hại lớn cho giới kinh doanh Nêđeclan như tăng thuế nhập khẩu, cấm không được
buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban Nha
Qua việc khảo sát tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nêđeclan đến giữa thế kỉ
XVI cho thấy, xã hội Nêđeclan nổi lên hai mâu thuẫn gay gắt:
 Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nêđeclan với ách thống trị phong kiến

Tây Ban Nha.
 Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến.

Mâu thuẫn thứ nhất có tác dụng châm ngoài cho cách mạng bùng nổ, mâu thuẫn
thứ hai quyết định tính chất của cuộc cách mạng này. Trước khi cách mạng bùng
nổ (1566), một số quý tộc Nêđeclan, đứng đầu là Vimhem Ôrăng đã thành lập
một tổ chức mang tên “Thỏa ước quý tộc” tập hợp hơn 2000 quý tộc địa phương
theo xu hướng tôn giáo cải cách. Họ cử đại biểu gặp vua Tây Ban Nha đòi giảm
bớt sự ngược đãi đối với dị giáo và sớm triệu tập hội nghị các đẳng cấp. Giai cấp
tư sản cũng theo gương quý tộc, tổ chức “Thỏa ước thương nhân” địi tự do kinh
doanh bn bán. Bình dân, nơng dân cũng dấy lên một khơng khí sơi sục căm phẫn.
Trước những địi hỏi của nhân dân Nêđeclan, chính quyền phong kiến Tây Ban
Nha khơng những khơng giải quyết mà cịn gia tăng khủng bố, đàn áp.
Do đó, phong trào đấu tranh chống Tây Ban Nha ngày càng diễn ra rầm rộ ở
Nêđeclan.


II. Diễn biến cách mạng (1566 – 1648)
1. Giai đoạn 1566 – 1572

Tháng 8 - 1566, nhân dân miền Nam Nêđeclan nổi dậy khởi nghĩa, mục tiêu
đấu tranh của họ là giáo hội Thiên chúa giáo, chỗ dựa của chính quyền phong
kiến Tây Ban Nha. Nhân dân đập phá tượng thánh, đồ thờ, tịch thu tài sản của
giáo hội…phong trào lan rộng đến Miền Bắc thu hút 12/17 tỉnh tham gia (phong
trào đã phá hủy 5.500 nhà thờ và tu viện) Trước khí thế của quần chúng, chính
quyền phong kiến Tây Ban Nha phải nhượng bộ, cho phép tín đồ Can Vanh được
làm lễ, nhưng Philip II vẫn tìm cách đàn áp phong trào.
Tháng 8 năm 1567, phong kiến Tây Ban Nha đem 18.000 quân sang Nêđeclan
đàn áp, khủng bố nhân dân hết sức tàn bạo, ra sức vơ vét của cải, tài sản của
nhân dân Nêđeclan, đặt thêm nhiều thuế mới… Chính sách tàn bạo của phong
kiến Tây Ban Nha làm cho nền kinh tế Nêđeclan kiệt quệ, các thành phố tiêu
điều, lòng căm thù bọn thống trị Tây Ban Nha càng ngút cao trong lòng nhân dân
Nêđeclan. Trước sự đàn áp của chính quyền Tây Ban Nha, quý tộc và tư sản tầng

lớp trên của Nêđeclan không muốn dựa vào nhân dân trong nước để đấu tranh,
mà cầu viện sự giúp đỡ của Anh, Pháp lập một đạo quân đánh thuê gồm 30.000
người kéo về Nêđeclan.
Năm 1568, đội quân này đã bị quân đội chiếm đóng Tây Ban Nha đánh tan,
Vimhem Ơrăng phải lưu vong ở nước ngồi. Trong khi đó, một bộ phận tầng lớp
bình dân và quý tộc tư sản đã tự tổ chức lại thành những đội quân mang tên
“Những kẻ khốn cùng trên biển”. Những nông dân và quý tộc bỏ trốn vào rừng
cũng lập nên những đội quân mang tên “Những kẻ khốn cùng trong rừng”.
Những đội qn này tìm cách liên hệ với Vimhem Ơrăng.
2. Giai đoạn 1572 – 1648

Tháng 4 - 1572, một phong trào tiến công kết hợp với khởi nghĩa đã nổ ra liên
tiếp ở nhiều nơi. Nhiều thành phố ở miền Bắc được giải phóng, tiêu biểu là thành
phố Vlixinhghen, 2 tỉnh Hôlan và Dêlan.
Tháng 7 - 1572, tỉnh Hôlan họp hội nghị đã thừa nhận Vimhem Ơrăng là tổng
đốc hợp pháp của Philíp II ở Hơlan và Dêlan, trao cho Vimhem quyền chỉ huy tối
cao các lực lượng vũ trang. Cuối năm 1573, thêm nhiều tỉnh ở miền Bắc
Nêđeclan tuyên bố độc lập (tỉnh Ixixlan. Utơrết, Thượng Ixen, Ghenđeclan). Tây
Ban Nha điều quân đến đàn áp nhưng không khuất phục được nhân dân
Nêđeclan. Thắng lợi của nhân dân Miền Bắc lan nhanh xuống Miền Nam nhưng
do sự phản bội của bọn quý tộc miền Nam, phong trào khởi nghĩa không phát
triển được.
Ngày 23 - 1 - 1579, 7 tỉnh ở Miền Bắc và 5 thành phố lớn nhất đã thành lập
đồng minh Utơrêt. Đồng minh đã lập ra cơ quan quyền lực cao nhất là Hội nghị 3


cấp gồm đại biểu của các tỉnh quyết định những vấn đề hệ trọng của Đồng minh
như tuyên chiến, ban hành pháp luật, thuế khóa.
Tháng 7 - 1581, Tây Ban Nha tiếp tục đưa quân sang tấn công nhưng nhân
dân các tỉnh miền Bắc đã chiến đấu ngoan cường. Mãi đến năm 1609, Tây Ban

Nha mới ký hiệp định đình chiến 12 năm, thừa nhận nền độc lập của miền Bắc
Nêđeclan. Vimhem Orăng được nhân dân miền Bắc cử làm thống đốc.
Mặc dù đến năm 1648, Tây Ban Nha mới chính thức cơng nhận nền độc lập
của Hà Lan nhưng với việc ký hiệp định đình chiến 12 năm (1609) đã đánh dấu
cuộc đấu tranh kéo dài nửa thế kỷ của các tỉnh miền Bắc Nêđeclan đã giành được
thắng lợi.
III. Tính chất, kết quả, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cách mạng
Nêđeclan
1. Tính chất

Cách mạng Nêđeclan là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc bởi vì:
 Nêđeclan là thuộc địa của Tây Ban Nha, bị Tây Ban Nha thống trị

rất hà khắc, khiến cho toàn thể nhân dân Nêđeclan căm thù sâu sắc
bọn thống trị Tây Ban Nha.
 Về kinh tế - xã hội thì kinh tế tư bản ở Nêđeclan đã phát triển
nhưng bị thế lực phong kiến Tây Ban Nha và phong kiến trong
nước kìm hãm. Vì vậy, nhiệm vụ của cách mạng Nêđeclan là phải
đánh đuổi bọn thống trị Tây Ban Nha để giành độc lập dân tộc,
đồng thời lật đổ chế độ phong kiến nhằm xóa bỏ những ràng buộc,
kìm hãm sự phát triển kinh tế tư bản.
 Lãnh đạo cuộc cách mạng Nêđeclan là giai cấp tư sản và tầng lớp
quý tộc mới.
 Động lực của cách mạng là quần chúng nhân dân bao gồm nơng
dân và bình dân thành thị (thợ thủ cơng, cơng nhân, thị dân nghèo).
2. Kết quả
Cách mạng Nêđeclan giành được thắng lợi ở 7 tỉnh miền Bắc, thành lập
nên nước Cộng hòa Hà Lan. Sau khi nước Cộng hòa Hà Lan ra đời, kinh tế tư
bản chủ nghĩa ở Hà Lan phát triển vượt bậc về mọi mặt. Amxtecđam trở thành

thủ đô kinh tế của Hà Lan, là trung tâm thương mại thế giới. Đầu thế kỷ XVII,
Hà Lan trở thành nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến nhất thế giới.
3. Hạn chế

Cách mạng Nêđeclan chỉ giành được thắng lợi ở 7/17 tỉnh của Nêđeclan.
Mặc dù theo chính thể Cộng hịa, nhưng chức thống đốc, chức vụ cao nhất của
nhà nước giao cho dịng họ Ơrăng giữ một thời gian dài. Nhân dân không


được hưởng quyền tự do, dân chủ, số người được quyền bầu cử chỉ có 0,2 %
dân số. Sở dĩ có những hạn chế trên là vì:
Cách mạng Nêđeclan diễn ra trong điều kiện chủ nghĩa tư bản phát
triển chưa chín muồi: kinh tế Nêđeclan phát triển nặng về thương
nghiệp, nhưng thương nghiệp lại có những hạn chế như bn bán chưa
thống nhất, thị trường chung chưa hình thành (cả nước với hai trung
tâm khác nhau đó là Amxtecđam và Anvecpen. Các chế độ đo
lường, tiền tệ, thể lệ kinh doanh chưa thống nhất).
• Cơng nghiệp phát triển chưa tương xứng với thương nghiệp đang
cịn ở trình độ cơng trường thủ cơng.
• Mối liên hệ văn hóa chưa chặt chẽ; cả nước chưa có một ngơn ngữ
chung thống nhất (Miền Bắc nói tiếng Flamăng, miền Nam nói tiếng
Pháp, miền Đơng nói tiếng Đức).
 Mặc dù vậy, với tất cả những gì cách mạng tư sản Hà Lan đã làm
được nó vẫn xứng đáng là mốc mở đầu cho thời kỳ Cận đại của lịch
sử nhân loại.
4. Ý nghĩa lịch sử.


Cách mạng Nêđeclan đã giải phóng Hà Lan ra khỏi ách thống trị của
chính quyền phong kiến Tây Ban Nha. Đây là cuộc cách mạng tư sản thành

cơng đầu tiên và là nước Cộng hịa tư sản đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời
đại mới cho lịch sử nhân loại: thời Cận đại. Dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi
tất yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến..
Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày ngun nhân bùng nổ, diễn biến của cuộc cách mạng tư sản Hà
Lan. Tính chất, kết quả, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cuộc cách mạng này.
2. Vì sao nói cuộc cách mạng ở Hà Lan(1556) là cuộc cách mạng tư sản nổ
ra dưới hình thức cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc?
3. Tại sao trước đây, giới sử học C. Mác xit không lấy cách mạng Hà Lan
làm mốc mở đầu thời kỳ lịch sử thế giới Cận đại?
Bài 2 CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH GIỮA THẾ KỶ XVII
I. Tình hình nước Anh trước cách mạng
1. Kinh tế
Nông nghiệp: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập mạnh mẽ
vào nông nghiệp.
Nguyên nhân là: do giá lông cừu tăng vọt, nghề nuôi cừu trở nên đặc biệt
có lãi. Mặt khác, nơng thơn Anh đang chịu tác động mạnh của cuộc “cách
mạng giá cả” nên đồng tiền mất giá trầm trọng, vì thế việc thu địa tơ bằng tiền


khơng đem lại nhiều lợi nhuận như trước đây, tình hình đó khiến nhiều q tộc
địa chủ chuyển hướng kinh doanh bằng phong trào “rào đất cướp ruộng”.
Hậu quả của “rào đất cướp ruộng” (hay của quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa xâm nhập vào nông thôn) là hàng đồn nơng dân bị mất ruộng đất, nhà
cửa phiêu bạt khắp nơi và trở thành người tự do bán sức lao động cho giai cấp
tư sản.
Công nghiệp: Đại công trường thủ công xuất hiện trong nhiều ngành,
mạnh nhất trong các ngành len dạ, khai mỏ tập trung hàng ngàn công nhân.
Ngành len dạ của Anh vừa cung cấp nhu cầu trong nước vừa xuất ra nhiều
nước châu Âu. Giữa thế kỷ XVI, số lượng len bán ra ngoài chiếm 80% hàng

hóa xuất khẩu. Trong ngành khai mỏ, từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ
XVII, số lượng than khai thác tăng lên 14 lần, chiếm 4/5 lượng than sản xuất
toàn châu Âu. Nhiều ngành sản xuất mới như bơng, giấy, tơ lụa, thủy tinh, xà
phịng… xuất hiện và ngày càng phát triển.
Thương nghiệp : Anh phát triển cả về nội thương lẫn ngoại thương. Trong
nước, thị trường dân tộc dần hình thành. Ngồi nước, thương nhân Anh bn bán
khắp châu Âu, Bắc Phi, Ấn Độ và cả châu Mỹ, nhiều cơng ti thương mại
được thành lập trong đó nổi tiếng nhất là công ti Đông Ấn và Tây Ấn. Ln Đơn
trở thành trung tâm tài chính, cơng nghiệp, thương mại bậc nhất ở châu Âu.
Như vậy, trước khi cách mạng bùng nổ (1640), kinh tế tư bản chủ nghĩa đã
phát triển mạnh ở Anh. Sự phát triển này là nguyên nhân của những biến đổi
lớn trong đời sống chính trị, xã hội dẫn tới cuộc cách mạng năm 1640 xóa bỏ
quan hệ sản xuất phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
2.Về chính trị - xã hội
Dưới tác động của kinh tế tư bản chủ nghĩa, chính trị xã hội Anh chia làm 2
trận tuyến rõ rệt:
 Phe phản động: gồm tập hợp bọn địa chủ và quý tộc phong kiến

triều đình đứng đầu là vua Anh. Lực lượng này quyết tâm bảo vệ
chế độ phong kiến đến hơi thở cuối cùng. Cụ thể : năm 1603, khi
triều Xtiuác thiết lập, Giêm I, sau đó là Saclơ I (con trai Giêm I) cai
trị rất độc đoán. Năm 1625, Saclơ I giải tán Quốc hội, đặt thêm thuế
mới, đặt ra nhiều quy chế ngặt nghèo để kiểm sốt cơng – thương,
tăng cường thế lực và quyền lợi cho quý tộc phong kiến và giáo hội.
 Phe cách mạng: tập hợp các lực lượng, các giai cấp, tầng lớp khác
nhau, có lợi ích khơng giống nhau gồm:
 Qtộc mới: xuất hiện là do sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản vào nông
thôn làm cho giai cấp quý tộc Anh phân hóa. Một bộ phận quý tộc
chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa. Ruộng đất của
họ khơng chỉ thu địa tơ mà cịn để khai thác lợi nhuận tư bản chủ



nghĩa, đó là tầng lớp quý tộc mới. Quý tộc mới được hưởng những
đặc quyền và địa vị như quý tộc phong kiến nhưng lại có thế lực kinh
tế hơn.. Họ cũng có điều kiện thuận lợi hơn giai cấp tư sản vì họ đang
giữ chức vụ trong triều đình phong kiến và địa phương. Họ có thể
dùng đặc quyền và địa vị của mình chống lại sự can thiệp của chính
quyền phong kiến để phát triển kinh doanh. Quý tộc mới có quyền lợi
gắn với giai cấp tư sản, muốn hồn tồn thốt khỏi sự ràng buộc của chế
độ phong kiến. Bởi vậy, tư sản và quý tộc mới dễ dàng liên minh với
nhau trong cuộc đấu tranh chống phong kiến. Q tộc mới có số
lượng khá đơng ở Anh, họ sẽ đóng vai trị lãnh đạo cuộc cách mạng tư
sản Anh cùng với giai cấp tư sản. Sự liên minh giữa quý tộc mới và tư
sản là một đặc điểm nổi bật của cách mạng tư sản Anh và là nguyên
nhân cơ bản khiến cho cách mạng tư sản Anh còn những hạn chế và
bảo thủ.
 Giai cấp tư sản:(chủ công trường thủ công, nhà buôn…) là lực lượng
đại diện cho phương thức sản xuất mới, họ là giai Cấp tiến bộ, cách
mạng. Tuy nhiên, trong số họ có một số đại tư sản quyền lợi gắn liền
với chế độ phong kiến nên họ không muốn cách mạng mà chỉ muốn
tiến hành một số cải cách. Bộ phận đông đảo cịn lại của giai cấp tư
sản không thỏa mãn với địa vị xã hội hiện có, bất mãn với sự đè nén
của chế độ phong kiến nên kiên quyết đấu tranh chống phong kiến
giành địa vị thống trị. Họ là những người lãnh đạo cách mạng.
 Giai cấp nơng dân phân hóa sâu sắc: tầng lớp phú nơng cho vay lãi,
bóc lột lao động làm thuê, có quyền lơi gắn liền với quý tộc mới, họ
chống lại chế độ phong kiến. Bần nông (tá điền) chiếm 60 – 75 %
nông dân, bị bọn địa chủ q tộc phong kiến bóc lột địa tơ và thuế rất
nặng, đời sống khổ cực, họ là bộ phận kiên quyết và lực lượng chủ
yếu trong cuộc cách mạng chống phong kiến. Cố nơng có số lượng

khoảng 40 vạn, họ khơng có ruộng đất cày cấy, ra thành thị kiếm sống,
trở thành công nhân làm thuê (dân nghèo thành thị), chịu hai tầng áp
bức của quý tộc phong kiến và tư sản. họ có thái độ triệt để cách
mạng, đây là lực lượng thường đưa cuộc cách mạng tư sản đi quá xa
so với mục tiêu của cách mạng tư sản.
Như vậy, quý tộc mới, tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị hợp thành
một mặt trận đơng đảo chống phong kiến. Tóm lại, cuối những năm 30
của thế kỷ XVII, yêu cầu khách quan của xã hội Anh lúc đó là lật đổ chế
độ phong kiến và chính quyền chuyên chế của dòng Xtiuác mở đường
cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng

Đấu tranh tư tưởng diễn ra dưới hình thức là cuộc đấu tranh giữa hai tôn giáo
là Anh giáo và Thanh giáo. Anh giáo là trụ cột, chỗ dựa tinh thần của nhà vua và


chế độ phong kiến Anh. Thực chất Anh giáo là đạo Thiên chúa giáo nhưng khác
ở chỗ, con chiên có quyền lấy được nhiều vợ. Thanh giáo (tôn giáo trong sạch)
xuất hiện ở Anh vào những năm 60 của thế kỷ XVI, tôn giáo này mang nội dung
giáo lý Can Vanh, chủ trương “chúa trong lịng người”, đây là tơn giáo của giai
cấp tư sản và quý tộc mới. Tuy nhiên nội bộ Thanh giáo cũng chia làm hai phái:
16 Phái Trưởng lão: gồm những đại tư sản có quyền lợi gắn với chế độ phong
kiến nên tinh thần cách mạng không kiên định, dễ thỏa hiệp với các thế lực
phong kiến. Phái Độc lập: gồm tư sản và quý tộc phong kiến loại vừa và nhỏ, họ
có tinh thần chống phong kiến mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh tôn giáo giữa Anh giáo
và Thanh giáo về hình thức là cuộc đấu tranh giữa hai tơn giáo, nhưng thực chất
đó là cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng: tư tưởng tư sản và tư tưởng phong
kiến. Đó là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng sắp tới.
II. Diễn biến cách mạng
1. Giai đoạn 1640 – 1660


Thời kỳ chuẩn bị cách mạng(1640 – 1642)
Tháng 7/1637, nhân dân Xcốtlen nổi dậy khởi nghĩa chống lại việc Anh
muốn đem chế độ chuyên chế và Anh giáo áp đặt lên nhân dân Xcốtlen. Mùa
xuân năm 1639, Xcốtlen tập trung lực lượng tấn cơng vào Anh. Nhà vua Anh
cần tiền mộ lính đánh thuê đàn áp cuộc nổi dậy của Xcốtlen nên phải triệu tập
Quốc hội để thông qua những khoản thuế mới.
Tháng 4/1640, tại Quốc hội, quý tộc mới và tư sản khơng chấp nhận thuế
mới, hơn nữa họ lên án chính sách thống trị bạo ngược của Saclơ I. Vì vậy,
ngày 5/5/1640 vua giải tán Quốc hội. Ngày 10/10/1640, vua triệu tập Quốc
hội mới nhưng Quốc hội mới này cũng chống đối lại Saclơ I, khơng khí cách
mạng ở Ln Đơn lúc bấy giờ rất sôi sục. Thấy rõ Ln Đơn khơng theo mình,
ngày 10/1/1642 Saclơ I cùng quần thần chạy lên Iooc ở phía Bắc tập hợp lực
lượng phát động nội chiến.
Thời kỳ nội chiến(1642 – 1649)
Giai đoạn đầu quân đội nhà vua chiến thắng liên tiếp, quân Quốc hội thua
liên tục. Nguyên nhân, quân đội nhà vua là qn chính quy có kinh nghiệm
tác chiến. Qn Quốc hội là quân mới mộ, chưa được tập luyện, chưa có kinh
nghiệm tác chiến. Trong hàng ngũ lãnh đạo của quân Quốc hội có bọn quý tộc
mới đang do dự, muốn thỏa hiệp với nhà vua.
Đến khi xuất hiện Ơlivơ Crơm Oen thì tình thế thay đổi. Ơng xây dựng
qn đội kiểu mới mà hạt nhân là đội quân “Sườn sắt” (quân Sườn sắt lấy từ
nông dân nghèo). Năm 1644, quân “Sườn sắt” thắng lớn ở Maxtơn, giết 4.000
tên, bắt sống 1.500 tên. Từ chiến thắng này, uy tín của Crơm Oen lên cao,
nhân dân đòi Quốc hội cải tổ quân đội và đặt dưới sự chỉ huy của Crôm Oen.


Ngày 14/6/1645, tại trận Nêdơbi, quân đội nhà vua tan rã, Saclơ I chạy lên
Xcốtlen bị người Xcốtlen bắt nộp cho Quốc hội. Đến đầu năm 1647, nội chiến
lần I kết thúc. Sau nội chiến lần I, mâu thuẫn trong nội bộ phe cách mạng lại

nổi lên, đó là mâu thuẫn giữa phái Trưởng lão đang chiếm đa số trong nghị
viện và phái Độc lập đang nắm quân đội do Crôm Oen đứng đầu. Nguyên
nhân là, phái Trưởng lão muốn dừng cuộc cách mạng lại nhằm làm lợi cho đại
tư sản và quý tộc mới lớp 17 trên, họ muốn thỏa hiệp với nhà vua, không
muốn cách mạng tiếp tục phát triển.
Trong khi đó, nội chiến lần I đã kết thúc nhưng quần chúng nhân dân
khơng được hưởng một quyền lợi gì, họ nổi dậy đấu tranh. Lúc bấy giờ trong
quần chúng xuất hiện phái “San bằng” muốn cân bằng lợi ích cho quần
chúng, lãnh tụ là Giơnliubơc, phái này có cảm tình với phái Độc lập. Năm
1647, phái Trưởng lão muốn giải tán quân đội của Crôm Oen, đưa Saclơ I trở
lại nắm quyền. Crôm Oen cương quyết chống lại, Ơng thành lập Hội đồng tồn
quân, sau đó đem quân về Luân Đôn bắt giam các trưởng lão phản động.
Mùa xuân năm 1648, Saclơ I trốn thoát lên Xcốtlen tập hợp lực lượng phát
động nội chiến lần II. Crôm Oen dựa vào phái San bằng, lãnh đạo quân đội
chống lại Saclơ I. Nội chiến lần II kết thúc với thắng lợi thuộc về Crơm Oen.
Trong khí thế sơi sục cách mạng ở Luân Đôn ngày 30/1/1649, Saclơ I bị xử
tử. Crơm Oen tun bố thành lập nền Cộng hịa. Sự kiện này đánh dấu cách
mạng tư sản Anh đạt đến đỉnh cao.
Thời kỳ cách mạng ổn định dưới chế độ Cộng hòa và chế độ Bảo hộ (1649
– 1660)
Sau khi nắm chắc chính quyền trong tay, đại diện cho liên minh quý tộc
mới và tư sản, Crôm Oen đã: - Đàn áp các lực lượng cách mạng và trấn áp
bọn phản cách mạng: các lực lượng cách mạng là phái San bằng và phái “Đào
đất” lãnh tụ phái này là Uynxtanlây. Bọn phản cách mạng là bọn Bảo hoàng,
tàn dư của Saclơ I. - Biến quân đội cách mạng thành quân đội phản cách
mạng: quân đội không được trả lương, khiến họ bất bình.
Trước tình hình đó, Crơm Oen cho xâm lược Ailen – Xcốtlen, cho họ tự do
cướp bóc. Sáp nhập Ailen, Xcốtlen vào lành thổ của Anh. - Tiến hành chiến
tranh với các nước để mở rộng thanh thế nhằm bá quyền mặt biển và đất thực
dân bên ngoài: gây chiến tranh với Hà Lan và Tây Ban Nha đưa ra hai đạo

luật: Luật hàng hải và Luật lúa mì, cấm tàu Hà Lan chở hàng hóa của Châu
Âu.
Năm 1653, Crơm Oen tuyên bố xóa bỏ nền Cộng hịa thiết lập chế độ Bảo
hộ do Ơng ta làm Bảo hộ công, nắm mọi quyền hành: tổng tư lệnh quân đội,
hải quân, kiểm tra tài chính, tàa án, quyết định chính sách đối nội, đối ngoại,


ban hành luật lệ, và được cha truyền con nối. Chế độ Bảo hộ công thực chất là
nền độc tài của Crôm Oen.
2. Giai đoạn 1660 - 1889

Thời kỳ phục hồi Vương triều Xtiuac (1660 – 1688)
Năm 1658, Crôm Oen chết, con là Risac lên thay, là tên bất tài vô dụng.
Năm 1660, giai cấp tư sản lật đổ Risac đưa Saclơ II (con Saclơ I) lên làm vua.
Saclơ II đã phản bội, đàn áp những người tham gia cách mạng, trả lại ruộng
đất cho quý tộc, quay lại Anh giáo (quật mộ Crôm Oen)… đây là thời kỳ đen
tối trong lịch sử nước Anh.
Cuộc chính biến 1688 – 1689
Tháng 11/1688, Vimhem Ơrăng(Quốc trưởng Hà Lan, rể vua Anh) thống
lĩnh 12.000 quân đổ bộ vào nước Anh, tiến về Luân Đôn, Giêm II chạy trốn
sang Pháp (Giêm II, em của Saclơ II lên thay năm 1685). Tháng 2/1689,
Vimhem lên làm vua nước Anh và thiết lập ở Anh chế độ Quân chủ lập hiến
(thể hiện trong “Đạo luật về quyền hành” được Nghị viện Anh thông qua
tháng 2/1689).
Từ đây, giai cấp tư sản cùng với quý tộc mới thực sự thỏa hiệp với quý tộc
phong kiến bảo vệ quyền lợi của chúng chống lại nhân dân Anh.
III. Tính chất và ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh
1. Tính chất

Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII là cuộc cách mạng tư sản nổ ra dưới

hình thức một cuộc nội chiến. Lãnh đạo cách mạng là liên minh giữa giai
cấp tư sản và q tộc mới, do vậy nó mang nhiều tính bảo thủ, hạn chế.
Quần chúng nhân dân là động lực quyết định giúp cho liên minh tư sản
q tộc mới giành chính quyền, nhưng khi đã có chính quyền trong tay, tư
sản và quý tộc mới quay lại đàn áp quần chúng địi những quyền lợi chính
đáng đã đặt ra từ trước cách mạng. Tư sản và quý tộc mới đã biến quân
đội cách mạng thành lực lượng phản cách mạng tiến hành chiến tranh ăn
cướp Ailen, Xcốtlen. Trong suốt tiến trình cách mạng, lực lượng lãnh đạo
cách mạng luôn thương thuyết, thỏa hiệp với bọn Bảo hoàng. Cách mạng
kết thúc bằng sự nhượng bộ của quý tộc mới, tư sản cầm quyền đối với
thế lực phong kiến cũ bằng việc thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.
2. Ý nghĩa lịch sử

Cách mạng tư sản Anh là một biến cố lịch sử vĩ đại khơng chỉ đối với
nước Anh mà cịn với quốc tế. Đối với nước Anh: là sự kiện trọng đại
trong lịch sử nước Anh, vì nó đã thống nhất, mở rộng phạm vi lành thổ,
thống nhất thị trường dân tộc, thuế khóa, đo lường… là điều kiện tiên


quyết để nước Anh tiến hành cách mạng cơng nghiệp, nhờ đó Anh vươn
lên đứng đầu thế giới trong suốt hai thế kỷ. Đối với quốc tế: cách mạng tư
sản Anh tiếp tục tạo dựng nền tảng cho thời đại mới, thời đại tư bản chủ
nghĩa. Nó sáng lập ra một hình thức nhà nước, đó là mơ hình nhà nước
Qn chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh thức tỉnh tinh thần đấu tranh
chống phong kiến của nhân dân các nước châu Âu, châu Mỹ. C. Mác đánh
giá: “Cách mạng năm 1640 khơng chỉ là cách mạng Anh mà cịn là cuộc
cách mạng của châu Âu”.
Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày nguyên nhân dẫn đến quá trình xâm nhập chủ nghĩa tư bản
vào nơng nghiệp và tình hình phát triển công - thương nghiệp ở Anh trước

năm 1640. 19
2. Trình bày tình hình chính trị - xã hội, tư tưởng ở nước Anh trước
cách mạng (1640), nêu rõ thái độ, tinh thần cách mạng của các giai tầng
trong xã hội Anh lúc bấy giờ.
3. Trình bày những diễn biến chính của cách mạng tư sản Anh từ năm
1640 – 1689. Những nguyên nhân đưa đến việc thiết lập chế độ Quân chủ
lập hiến ở Anh. Nêu vai trò của Ơlivơ Crơm Oen trong cuộc cách mạng
này.
4. Tại sao nói cuộc cách mạng ở Anh năm 1640 mang tính chất một
cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức nội chiến? Tại sao các nhà
sử học C. Mácxí cho rằng, cách mạng tư sản Anh năm 1640 là cuộc cách
mạng tư sản không triệt để? Anh (chị) hãy nêu quan điểm của mình.
5. Ý nghĩa lịch sử trọng đại của cách mạng tư sản Anh năm 1640
Bài 3 CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ANH
I.

Những tiền đề của cách mạng cơng nghiệp ở Anh
1. Tiền đề chính trị

Bằng cuộc cách mạng tư sản (1640) thành công với việc thành lập chế độ
Quân chủ lập hiến, giai cấp tư sản và quý tộc mới ở Anh đã sử dụng chính quyền tạo
điều kiện thuận lợi cho cách mạng công nghiệp phát triển.
2. Tiền đề vốn, lao động, kỹ thuật

Vấn đề vốn Để tiến hành sản xuất kinh doanh, chủ nghĩa tư bản phải có vốn,
để thỏa mãn yếu tố này, giai cấp tư sản Anh đã tích lũy được số vốn khổng lồ từ các
nguồn: - Cướp bóc dã man các thuộc địa, đặc biệt là ở Ấn Độ(năm 1770, có 10 triệu
dân xứ Ben gan chết đói). - Đẩy mạnh bn bán nô lệ da đen(buôn bán gỗ mun).



Năm 1739, Anh gây chiến tranh với Tây Ban Nha để nắm lấy độc quyền buôn
bán nô lệ da đen sang châu Mỹ. Sau khi hạ được đối thủ cạnh tranh là Tây Ban Nha
và Pháp, Anh đi đầu trong việc buôn bán nô lệ da đen. Trong 15 triệu nơ lệ da đen
bán sang châu Mỹ thì Anh là nước bán nhiều nhất. - Bn bán bất bình đẳng với các
nước nơng nghiệp châu Âu. - Tăng cường bóc lột nhân dân trong nước. Vấn đề
nguồn lao động Anh có nguồn lao động dồi dào do “rào đất cướp ruộng” trước cách
mạng.
Sau cuộc đảo chính năm 1689, Anh thực hiện cuộc cách mạng trong nông
nghiệp, thực chất là cướp đoạt ruộng đất của nông dân, khiến họ mất hết ruộng đất
phải đi lang thang kiếm việc làm, đây là nguồn cung cấp lao động rẻ mạt và dồi dào
cho giai cấp tư sản Anh. Vấn đề kỹ thuật 20 Các đại công trường thủ công xuất hiện
ở Anh đầu thế kỷ XVII là cơ sở để tạo nên những phát minh về kỹ thuật, bởi vì chun
mơn hóa lao động kích thích con người có những phát minh sáng kiến để tăng năng
suất lao động. Ngồi ra, Anh cịn có những điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển
cơng nghiệp như: rất giàu tài ngun khống sản nhất là than đá và sắt, có vị trí địa lý
thuận lợi tránh được những cuộc chiến tranh.
II. Diễn biến cách mạng công nghiệp ở Anh
1. Khái niệm

Cách mạng công nghiệp Thực chất là cuộc cách mạng trong kỹ thuật sản
xuất, bước nhảy vọt trong sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ
nghĩa từ sản xuất thủ cơng sang sản xuất cơ khí. Cách mạng cơng nghiệp diễn
ra đầu tiên ở Anh (những năm 60 của thế kỷ XVIII), sau đó ở Mỹ, Pháp,
Đức… cách mạng cơng nghiệp một mặt đẩy mạnh sản xuất, mặt khác hình
thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô
sản. Sau thế chiến II, nhờ cách mạng công nghiệp, một số nước đang phát
triển trở thành nước công nghiệp mới. Việt Nam đang đẩy mạnh q trình cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa. Cách mạng cơng nghiệp hịan tịan tự phát, diễn ra
thầm lặng và có ý nghĩa rất lớn lao. Cách mạng cơng nghiệp Anh diễn ra đầu
tiên trong công nghiệp nhẹ.

Trong ngành dệt Năm 1733, Giôncây phát minh ra thoi bay làm năng suất
dệt tăng lên gấp đôi, đã đặt ra nhu cầu tăng năng suất sợi.
Năm 1765, thợ dệt Giêm Hagrivơ phát minh ra máy kéo sợi Gienny, năng
suất tăng nhiều lần.
Năm 1769, máy kéo sợi chạy bằng sức nước mang tên Accraitơ ra đời, đến
năm 1771, Accraitơ xây dựng nhà máy sợi chạy bằng sức nước đầu tiên ở
Manxéttơ. Crơmtơn cải tiến máy kéo sợi cho sợi nhỏ và chắc. Như vậy, đến
đây số lượng và chất lượng sợi tăng lên nhiều lần đòi hỏi phải cải tiến trong
ngành dệt.


Năm 1785, kỹ sư Etmônacraitơ phát minh ra máy dệt năng suất tăng lên 39
lần. Đầu thế kỷ XIX, máy dệt đã thay thế dệt thủ công. Tuy nhiên ngành dệt
vẫn phải phụ thuộc vào tự nhiên, các nhà máy phải đặt bên nguồn nước của
sông, suối tự nhiên.
Trong ngành luyện kim Năm 1735, Abraham Đacbi phát minh ra phương
pháp nấu than cốc và dùng than cốc để luyện gang.
Năm 1784, Cooctơ xây dựng lò luyện gang để sản xuất gang thép. Từ đó
những lị luyện gang cao lớn gấp 50 lần lò cũ được xây dựng.
Trong ngành chế tạo máy Năm 1705, Nicơmen sáng chế ra máy hơi
khơng khí Năm 1769, Giêmốt phát minh ra máy hơi nước đơn và đến năm
1784 chế tạo ra máy hơi nước kép. Phát minh này tạo ra bước nhảy vọt trong
sản xuất, người ta coi đây là phát minh quan trọng nhất của cách mạng cơng
nghiệp, bởi vì nó giải quyết được khâu quan trọng nhất trong sản xuất là vấn
đề động lực, giúp cho các ngành khai mỏ, dệt, giao thông vận tải… phát triển.
Máy hơi nước sản xuất ra động lực do con người chi phối nên từ đây sản xuất
diễn ra bất kỳ ở nơi nào thuận lợi cho sản xuất, không cần phải nhất thiết xây
dựng ở ven sông, ven suối nữa.
Tuy nhiên, việc chế tạo máy hơi nước vẫn cịn tiến hành bằng phương pháp
thủ cơng nên số lượng máy hơi nước chưa nhiều, phải mất một thời gian dài

nữa ngành chế tạo máy móc bằng cơ khí mới thiết lập ở Anh.
Đầu thế kỷ XIX, tàu thủy và xe lửa sử dụng máy hơi nước xuất hiện. Năm
1807 Phơntơn chế tạo tàu thủy chạy bằng hơi nước. Năm 1802, có đầu máy
xe lửa chạy trên đường lát đá. Năm 1814, có xe lửa chạy trên đường ray. Lúc
bấy giờ Anh trở thành “công xưởng của thế giới”.
Cách mạng công nghiệp từ nước Anh lan nhanh sang các nước châu Âu
khác. Ở Pháp, cách mạng công nghiệp bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ
XIX. Ở Đức diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ phát triển rất
nhanh.
III. Hệ quả của cách mạng công nghiệp
1. Về kinh tế

Làm thay đổi hẳn bộ mặt kinh tế của nhiều nước châu Âu, đặc biệt là
nước Anh, đưa Anh từ một nước nông nghiệp bình thường trở thành một
nước cơng nghiệp tiên tiến đi đầu thế giới suốt hai thế kỷ sau đó. Làm thay
đổi bản đồ địa lý kinh tế Anh. Trước đây vùng Đông Nam là nơi sầm uất
nhất nhưng khi cách mạng cơng nghiệp triển khai thì lại chuyển sang vùng
Tây Bắc. Dân số thành thị tăng lên nhanh chóng, giữa thế kỷ XIX có 2/3
dân số Anh sống ở thành thị. Nước Anh trở thành nước giàu mạnh nhất thế
giới.


2. Về chính trị - xã hội

Dưới tác động của cách mạng cơng nghiệp, xã hội Anh hình thành thêm
hai giai cấp mới cơ bản: giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản
công nghiệp. Lúc bấy giờ tư sản công nghiệp trở thành đại diện cho quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vô sản công nghiệp có nguồn gốc từ dân
nghèo thành thị, nơng dân mất đất, ngay từ khi mới ra đời họ đã tiến hành
đấu tranh chống sự áp bức của giai cấp tư sản dưới nhiều hình thức.

3. Ý nghĩa lịch sử

Cách mạng công nghiệp phá vỡ tận gốc cơ sở kinh tế của phương thức sản
xuất phong kiến, tạo điều kiện đảm bảo cho sự chiến thắng của chủ nghĩa
tư bản đối với chế độ phong kiến. Cách mạng công nghiệp làm cho năng
suất lao động tăng lên hàng trăm lần, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của
lực lượng sản xuất, thúc đẩy hơn nữa sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất đã được thiết lập sau cách mạng tư sản.
Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày những tiền đề của cách mạng công nghiệp Anh. Tại sao cách
mạng công nghiệp lại diễn ra đầu tiên ở nước Anh chứ không phải ở
những nước khác?
2. Thế nào là cách mạng công nghiệp? Cách mạng công nghiệp Anh diễn
ra trong các ngành cụ thể như thế nào? Bước nhảy vọt của cách mạng công
nghiệp Anh đánh dấu bằng sự kiện nào, tại sao? Tại sao cách mạng công
nghiệp Anh lại diễn ra đầu tiên trong công nghiệp nhẹ?
3. Trình bày hệ quả kinh tế, chính trị - xã hội của cách mạng công nghiệp
ở Anh. Ý nghĩa lịch sử của nó.
Bài 4 CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA 13 THUỘC ĐỊA ANH
Ở BẮC MỸ, SỰ THÀNH LẬP NƯỚC MỸ (HỢP CHỦNG QUỐC
CHÂU MỸ (THE UNITED STATES OF AMERICA - USA )
Vài nét về nước Mỹ ngày nay Nước Mỹ ngày nay gồm 50 bang,
48 bang nằm ở khu vực trung tâm trải dài từ bờ Tây Thái Bình Dương
đến bờ Đông Đại Tây Dương. Bang Alaxca được Nga bán cho Mỹ ngày
30/3/1867 với giá 7,2 triệu USD (5 xu/1ha). Bang đảo Ha Oai được
chính thức sáp nhập vào Mỹ năm 1898, nơi đây là căn cứ hải quân lớn
của Mỹ mang tên là Pơc-Ha-bơ (Pearl Ha bour – cảng Trân Châu).
Diện tích tự nhiên của nước Mỹ là 9.170.002 Km2, đứng thứ tư thế giới
sau Liên Bang Nga, Canađa, Trung Quốc. Dân số có 274.028.000
người đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, là nhà nước Liên

bang theo chế độ Cộng hòa Tổng thổng (số liệu niên giám thống kê
năm 2002).


Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mỹ trở nên giàu
mạnh nhất thế giới cả về kinh tế, khoa học và quân sự. Mỹ vươn lên
lãnh đạo hệ thống tư bản chủ nghĩa và ln có âm mưu bá chủ thế giới.
Để có được nước Mỹ hùng mạnh như ngày nay, Mỹ đã trải qua gần 300
năm phát triển và bành trướng liên tục từ thân phận là 13 thuộc địa của
Anh. Vài nét về sự hình thành, vị trí địa lý, tài nguyê b n thiên nhiên và
dân cư của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ



×