Bình Định đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để thu hút đầu tư
Bình Định nằm trong vùng kinh t ế trọng điểm khu vực miền Trung, có
vị trí quan trọng trong giao lưu kinh t ế, hợp tác phát triển của khu vực
và quốc tế. Những năm qua, nhờ có chính sách thu hút đầu tư tốt, đồng
thời với việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nên Bình Đ ịnh đã
đạt được những kết quả cao trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội. Năm 2021, tỉnh Bình Định đã đạt tăng trưởng dương và mức tăng
cao hơn trung bình c ả nước.
Một số kết quả đạt được
Liên tục trong nhiều năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình
Định đã chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện các cấp, các ngành, đ ịa
phương đẩy nhanh tiến trình cải cách hành chính (CCHC), đ ặc biệt trong
cơng tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) để cải thiện mơi trường đầu
tư, từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất –
kinh doanh của các doanh nghiệp (DN).
Điểm nổi bật trong cải cách TTHC là tỉnh đã cắt giảm thời gian giải quyết
thủ tục đầu tư từ 32 ngày xuống còn 25 ngày và xem đây là m ột trong
những hỗ trợ thiết thực đối với các nhà đầu tư đến với Bình Định. Trong
tháng 8/2021, UBND t ỉnh đã tổ chức Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ
khó khăn, thúc đẩy sản xuất – kinh doanh cho DN trư ớc ảnh hưởng của
dịch bệnh Covid-19.
Ngày 24/9/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3937/QĐ-UBND
về việc thành lập Tổ Công tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư với nhiệm vụ trọng
tâm là vừa xúc tiến, vừa hỗ trợ các nhà đầu tư, DN khi đầu tư tại tỉnh,
nhanh chóng giải quyết các vướng mắc phát sinh trong q trình đầu tư. Tổ
cơng tác đã có những đề xuất trọng tâm để hoàn thiện một số quy định, cơ
chế, chính sách nhằm tạo mơi trường đầu tư thơng thống, hấp dẫn hơn,
từng bước tạo đột phá trong thu hút đ ầu tư vào tỉnh, trong đó đ ặc biệt phải
kể đến hạ tầng tại khu kinh tế (KKT) Nhơn Hội, khu công nghiệp (KCN)
Becamex VSIP; hạ tầng giao thơng, h ạ tầng du lịch…
Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cũng đã tiến hành thực hiện rà
soát danh mục thu hút đầu tư cho giai đoạn mới, trong đó tập trung bốn trụ
cột kinh tế, bao gồm: công nghiệp – công nghệ thông tin; nông nghiệp công
nghệ cao; thương mại du lịch. Chú trọng thu hút một số lĩnh vực quan
trọng, như: dự án sản xuất công nghiệp nặng, quy mô lớn và công nghệ
cao; các dự án công nghiệp chế tạo, công nghệ thông tin; dự án sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng gia súc, thủy sản; dự án năng lượng
tái tạo, điện gió; dự án du lịch, nghỉ dưỡng.
Tỉnh cũng cơ bản hoàn thành xong bộ chỉ số DDCI (Department and
District Compentiveness Index). Đây là b ộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh
tranh cấp sở, ngành và địa phương ở các khía cạnh khác nhau về năng lực
điều hành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đối với thu hút đầu tư trong nước: theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bình Định, tồn tỉnh đã thu hút đư ợc 93 dự án đầu tư với tổng vốn trên
104.340,19 tỷ đồng (giảm 40% về số dự án, tăng 102,22% về tổng vốn đầu
tư so với năm 2020). Trong đó, có 66 d ự án ngoài KKT, KCN với tổng vốn
đầu tư 95.461,22 tỷ đồng; 27 dự án trong KKT, KCN với tổng vốn đầu tư
8.878,97 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện tăng vốn cho 11 dự án với tổng vốn
tăng thêm 27.121,9 tỷ đồng.
Các dự án phân theo lĩnh vực, như: bất động sản, xây dựng, hạ tầng: 30 dự
án với tổng vốn đầu tư 41.252,71 tỷ đồng; công nghiệp: 52 dự án với
60.032,26 tỷ đồng; thương mại, dịch vụ, du lịch: 10 dự án với 2.902,62 tỷ
đồng; nông nghiệp: 1 dự án với 152,6 tỷ đồng. Phân theo địa bàn: thành
phố Quy Nhơn dẫn đầu cả tỉnh với 22 dự án thu hút mới; huyện Tây Sơn:
13 dự án; thị xã Hoài Nhơn: 10 dự án; thị xã An Nhơn: 7 dự án; huyện Tuy
Phước: 6 dự án; Phù Mỹ: 3 dự án; Vĩnh Thạnh: 2 dự án; Hoài Ân, An Lão
và Phù Cát thu hút đư ợc 01 dự án; trong KKT, KCN có 27 d ự án.
Trong năm 2021, có kho ảng 1.000 DN thành lập mới, với tổng vốn đăng ký
khoảng 12.500 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh có gần 8.200 DN đang ho ạt động.
Đối với thu hút đầu tư nước ngoài (FDI): đã thu hút 4 d ự án FDI với tổng
vốn đăng ký 80,34 triệu USD (bằng số dự án và tăng 521,83% về vốn so
với năm 2020). Thực hiện 7 lượt điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn điều
chỉnh tăng 32,23 tri ệu USD và 8 lượt nhà đầu tư nước ngồi đăng ký góp
vốn, mua cổ phần, phần vốn góp với tổng vốn 17,8 triệu USD. Theo báo
cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, lũy kế đến nay, có 86 dự án FDI với
tổng vốn đăng ký 1,088 t ỷ USD; trong đó có 38 dự án trong KKT và KCN
với tổng vốn đăng ký 843,35 triệu USD và 48 dự án ngoài KKT và KCN
với tổng vốn đăng ký 245,56 triệu USD.
Các hoạt động xúc tiến đầu tư: xác định rõ vị trí, vai trị của Bình Định
trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và tập trung phát triển 5 trụ cột
chính và 3 khâu đột phá theo như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XX đã đề ra, ngay từ đầu năm 2021, tỉnh Bình Định đã chủ động xây dựng
các hoạt động xúc tiến đầu tư. Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid19 nên các hoạt động xúc tiến đầu tư đã chuyển từ hình thức trực tiếp sang
trực tuyến, như: hội thảo Xúc tiến đầu tư Hoa Kỳ vào tỉnh Bình Định; hội
thảo Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc – Nhật Bản; hội nghị Gặp gỡ châu Âu 2021:
Đối tác Việt Nam – EU hậu Covid-19 và công bố Sách trắng Eurocham
2021…
Những hạn chế, bất cập trong triển khai thực hiện chính sách thu hút
đầu tư
Mặc dù đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh dịch bệnh Covid19 diễn biến phức tạp, tuy nhiên, hoạt động thu hút đầu tư vẫn còn một số
tồn tại như:
Kết quả thu hút đầu tư chưa tương xứng với kỳ vọng của tỉnh, các dự án
đầu tư mới chiếm tỷ trọng thấp. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào một số
lĩnh vực còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh phát
triển của tỉnh.
Một số chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài chưa nhất quán ưu tiên vào
lĩnh vực cụ thể. Hệ thống pháp luật, chính sách quy định đối với nhà đầu tư
nước ngoài chưa rõ ràng. Các văn b ản pháp luật chưa bảo đảm tính thống
nhất và ổn định, cịn chồng chéo nhau, gây khó khăn cho nhà đ ầu tư nước
ngồi. Chẳng hạn như trong lĩnh vực nơng nghiệp, còn nhiều quy định hạn
chế về quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, diện tích đất
cho mỗi hộ gia đình, chuyển mục đích sử dụng đất,…
Cơng tác quảng bá và tuyên truyền chưa phong phú. Vi ệc đưa tin trên các
website chưa phản ánh kịp thời diễn biến và tình hình đầu tư của tỉnh.
Chưa quảng bá được bằng nhiều thứ tiếng (chỉ mới có tiếng Anh) về các
thông tin trên phương ti ện truyền thông, thơng tin đại chúng như truyền
hình và báo chí nư ớc ngoài.
Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư của tỉnh trong năm 2022
Để tiếp tục là điểm sáng trong thu hút đầu tư của khu vực miền Trung, tỉnh
Bình Định cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngồi nư ớc có tiềm lực,
thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính, gồm:
cơng nghiệp; du lịch; nơng nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và
logistics; kinh tế đô thị gắn với q trình đơ th ị hóa. Đồng thời, lấy cải
thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển tăng trưởng phía Bắc tỉnh làm
các khâu đột phá theo như Ngh ị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã
đề ra.
Hai là, thường xuyên tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với DN, giữa các
cơ quan chức năng của tỉnh với DN để nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai dự án, giúp các DN tri ển
khai dự án nhanh chóng. Chủ động rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch và xây
dựng kế hoạch chiến lược phát triển từng địa bàn. Tập trung mở rộng
không gian phát tri ển công nghiệp, bổ sung quy hoạch xây dựng các khu,
cụm công nghiệp mới; chuẩn bị tốt điều kiện về hạ tầng, nhất là nguồn lực
đất đai. Bên cạnh đó, để đón đầu xu hướng chuyển dịch của các tập đoàn
kinh tế thế giới, các cơ quan, ban, ngành c ần đẩy nhanh tiến độ thi công hạ
tầng tại các KCN, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sẵn sàng đón cơ hội đầu
tư hậu Covid-19.
Ba là, tổ chức xúc tiến đầu tư ở các thị trường trọng điểm trong nư ớc như:
Bình Dương, TP. H ồ Chí Minh, Hà Nội và các quốc gia như: Đức, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Ốt-xtrây-li-a, Hoa Kỳ…; đặc biệt chú trọng thu hút những
DN lớn trong nước để làm địn bẩy thu hút các tập đồn kinh tế nước ngồi.
Bốn là, đẩy mạnh cơng tác cải cách TTHC tạo thuận lợi hơn nữa cho người
dân và DN, góp ph ần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng l ực
cạnh tranh, như: kiểm soát, cập nhật, bổ sung kịp thời việc ban hành các
TTHC mới; nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các TTHC, trên cơ
sở đó, kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt
việc công bố, công khai các quy trình TTHC, ưu tiên t ập trung ở các khâu:
đăng ký kinh doanh, c ấp phép xây dựng, cấp phép đầu tư, giải quyết thủ tục
giao đất… Đồng thời, xác định trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ
chức, cải tiến cách thức làm việc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà
đầu tư. Nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các
tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, để cải thiện điểm số, thứ hạng và phấn đấu
đạt vị trí tốt trên bảng xếp hạng PCI trong năm 2022 và t ạo đà tích cực
trong những năm tiếp theo.
Năm là, tăng cường công tác truy ền thông, quảng bá hình ảnh, giới thiệu về
chính sách, mơi trư ờng đầu tư, điều kiện khí hậu, danh lam thắng cảnh…
của tỉnh trên các phương tiện thông tin truyền thông, nhất là Báo Bình
Định; Đài Phát thanh và Truy ền hình Bình Định; website:
www.binhdinhinvest.gov.vn. và các cơ quan báo chí có ưu th ế khác, để từ
đó, các nhà đầu tư, du khách trong và ngồi nước tìm hiểu thơng tin, tiềm
năng cơ hội đầu tư vào Bình Định.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo số 45/BC-SKHĐT ngày 31/12/2021 c ủa Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bình Định về thực hiện xúc tiến và hỗ trợ đầu tư.
2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 2025.
3. Quyết định số 3937/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh Bình
Định về việc thành lập Tổ Cơng tác xúc tiến và hỗ trợ đầu tư.