LOGO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
--------------------------------------
BÀI PHÁT BIỂU
HỘI NGHỊ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO
CHUỖI GIÁ TRỊ NÔNG NGHIỆP TẠI THÁI BÌNH
***
Kết quả thu hút đầu tư, các chính sách ưu đãi và
định hướng thu hút đầu tư ngành nông nghiệp tỉnh
Thái Bình
Mr. NGUYỄN VĂN TĂNG
PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÁI BÌNH
THÁI BÌNH, 6/2015
1
Kinh tế dân doanh, kinh tế tập thể có một vai trò rất lớn, quyết định sự phát triển
KT-XH của một Quốc gia
2
Ban hành hàng loạt Luật liên quan đến Doanh nghiệp và HTX (như Luật HTX 2012,
Luật đất đai 2013, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014
3
Ngày 10/4/2015 UBND tỉnh đã ban hành chương trình hành động cải thiện môi trường
đầu tư và kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh Thái bình (theo quyết
định số 686/QĐ-UBND), với nhiều nội dung kế hoạch cụ thể và thiết thực;
TỔNG QUAN VỀ TỈNH THÁI BÌNH
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI BÌNH
HẢI DƯƠNG
HƯNG YÊN
HẢI PHÒNG
HÀ NAM
BIỂN ĐÔNG
NAM ĐỊNH
Company Logo
www.themegallery.com
NHỮNG LỢI THẾ CỦA TỈNH TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
Đất đai của Thái Bình được bồi tụ phù sa từ hệ thống sông Hồng, nên nhìn chung
rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện, với cơ cấu cây trồng vật nuôi
phong phú, đa dạng
Diện tích đất tự nhiên phân bổ tương đối đồng đều giữa các huyện từ 20 - 25
ngàn ha/huyện
Nguồn nước của Thái Bình cũng tương đối dồi dào, có khả năng đáp ứng cho sản
xuất và đời sống ở mức tăng trưởng cao. Nguồn nước khoáng ở độ sâu khoảng
350-400m có trữ lượng tĩnh trên 12 triệu m3
Thái Bình có nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng (gồm thuỷ sản nước ngọt,
thuỷ sản nước lợ và nước mặn). Thái Bình nằm trong vùng biển thuộc ngư trường
đánh bắt vịnh Bắc Bộ, có trữ lượng hải sản khoảng 40 - 50 vạn tấn
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 6.000 ha ao, hồ nằm xen kẽ trong thổ cư,
ven làng và hàng ngàn ha mặt nước của 04 sông lớn chảy qua có thể khai thác
cho sản lượng không nhỏ nếu được đầu tư vốn và kỹ thuật cho nông dân
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỜI GIAN QUA
Đến tháng 6/2015, toàn tỉnh có 784 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký là 104.553 tỷ đồng, trong đó 448 dự
án đã sản xuất, vốn đầu tư 17.821 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 111 nghìn lao động. Trong đó có 56 dự
án đầu tư thuộc lĩnh vực nông nghiệp, vốn đăng ký 2.687,81 tỷ đồng
CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
1
Chính sách hỗ trợ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, giai đoạn đến năm 2020 tại
Quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014
2
Chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,
giai đoạn đến năm 2020 tại Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014
3
Chính sách khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch
nông thôn, giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định số 19/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014.
Sau khi UBND tỉnh ban hành các chính sách, cơ
chế ưu đãi đầu tư; các sở, ban ngành từ tỉnh
xuống cơ sở đã tổ chức họp bàn, xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện; tuyên truyền các nội
dung cơ chế chính sách thông qua các hội nghị,
hội thảo, phương tiện thông tin đại chúng đến các
doanh nghiệp, tầng lớp nhân dân; đưa tin những
mô hình sản xuất đạt kết quả, những điển hình tiên
tiến, qua đó làm động lực thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.
NHỮNG NHIỆM VỤ CẦN TẬP TRUNG TRONG THỜI GIAN TỚI
CỦA TỈNH ĐỂ THÚC ĐẨY THU HÚT ĐẦU TƯ
1. Cải thiện môi trường đầu tư bằng việc thực hiện các giải pháp: cải cách thể chế, ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách bộ máy hành chính theo hướng
tinh giản, hiệu quả, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh,
cấp huyện, là đơn vị một cửa, một đầu mối duy nhất để công khai, minh bạch, loại bỏ bớt thủ tục rườm rà,
rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính.
2. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, liên kết với các vùng kinh
tế trọng điểm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương kinh tế, vận tải hàng hóa. Quy hoạch và đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu tư
3. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, nghiên cứu, triển khai đường dây nóng nhằm kịp thời nắm bắt, giải quyết
các vướng mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ của
công chức Nhà nước
4. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao, sử dụng năng lượng tiết kiệm, không gây ô
nhiễm môi trường; các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, điện tử, cơ
khí chế tạo máy nông nghiệp, phát triển kinh tế khu vực ven biển...
5. Tập trung xây dựng cơ chế xã hội hóa các nguồn lực đầu tư; đa dạng hóa các hình thức đầu tư trên các
lĩnh vực để phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế
LOGO