Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành luật – từ thực tiễn phân hiệu trường đại học nội vụ hà nội tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.51 KB, 9 trang )

Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành
Luật – từ thực tiễn Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Sinh viên nói chung, sinh viên ngành Lu ật nói riêng là nguồn nhân lực có
vai trị quan trọng góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Việc
nâng cao chất lượng đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên là
rất cần thiết trong xã hội hiện nay nói chung, đ ặc biệt đối với sinh viên
ngành Luật của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí
Minh nói riêng.

Ảnh minh họa (nguồn: TTXVN).
Đặt vấn đề
Công tác định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) cho sinh viên ngày càng quan
trọng và được các cơ quan, ban, ngành quan tâm. Khi xác đ ịnh nghề
nghiệp, nhiều sinh viên chỉ chú ý đến những điểm hấp dẫn bên ngồi của
nghề nghiệp, khơng phân tích những đặc điểm bản thân, yêu cầu của nghề


nghiệp, mà tự lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp, dẫn đến chán nản, học
tập không tiến bộ, bỏ học giữa chừng hoặc làm trái nghề, đổi nghề sau khi
tốt nghiệp. Điều này gây lãng phí r ất lớn về của cải, thời gian, cơng sức
của người học; lãng phí về nguồn lực xã hội và gây bất ổn cho sự phân
công lao động cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước.
Theo số liệu thống kê năm 2018 c ủa Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có
khoảng 1,1 triệu sinh viên đại học và cao đẳng, chia cho trung bình b ốn
năm học, mỗi năm có gần 300.000 sinh viên ra trư ờng 1 . Kể từ năm 2020 trở
lại đây, số lượng người thất nghiệp có trình độ đại học khơng tìm đư ợc
việc làm khoảng 200.000 ngư ời. Có đến 60% sinh viên ra trư ờng làm việc
không đúng với ngành đã đư ợc đào tạo. Trong khi đó, theo th ống kê của Bộ
Lao động, Thương binh và Xã h ội, trong quý I/2019, số người thất nghiệp
trong độ tuổi lao động là 1.059.000 người 2 .


Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành
Luật ở Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh
Trong giai đoạn hiện nay, ngành Luật chia ra nhiều nhóm ngành khác nhau,
như: Luật Lao động, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Kinh tế, Luật Mơi
trường… Tuy nhiên, trong s ố đó ngành Luật Kinh tế hiện được coi là một
trong những ngành nghề có số lượng sinh viên đăng ký h ọc cao nhất hằng
năm. Điều đáng chú ý ở đây, các doanh nghi ệp, công ty ln ln quan tâm
và đưa ra rất nhiều chính sách tuy ển dụng sinh viên ngành này ngay t ừ khi
cịn học trong nhà trường. Với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, các công
ty luôn coi luật pháp là một trong những yếu tố quyết định thành cơng của
họ. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng của ngành luật có thể khẳng định đang ngày
một gia tăng, đặc biệt là với luật kinh tế.
Từ những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nư ớc, có
thể đưa ra mơ hình các y ếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của sinh viên ngành
luật của Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh
(viết tắt là Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh) như sau:


Một là, yếu tố bản thân.
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề
nghiệp cũng như ảnh hưởng đến sự nghiệp của bản thân, đó chính là đam
mê và sở thích của chính mình.

Qua bảng khảo sát, cho thấy có đến 66% sinh viên cảm thấy bản thân ảnh
hưởng rất nhiều đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Tuy
nhiên, một số ít sinh viên (kho ảng 2%) cho rằng nó khơng ảnh hưởng gì cả,
một vài trường hợp sinh viên khi b ắt đầu q trình lựa chọn nghề nghiệp
cịn mơ hồ, khơng biết thực sự đam mê của mình là gì để quyết định. Nếu
xác định rõ được bản thân đang thích và mong mu ốn điều gì, được làm việc
đúng đam mê của bản thân, sinh viên s ẽ có động lực để làm việc, cống hiến

và phát triển sự nghiệp. Trong bối cảnh giáo dục hiện nay có nhiều sự thay
đổi và một trong những điều kiện, đó là việc lựa chọn cơ sở đào tạo. Điều


này dẫn đến tâm lý thoải mái khi chọn trường và chọn ngành mình mong
muốn.
Hai là, yếu tố gia đình.
Từ phản ánh đánh giá của sinh viên về ảnh hưởng của gia đình đến ĐHNN
của họ, các số liệu thu được ở bảng 2 cho thấy gần như tất cả sinh viên đều
khẳng định sự ảnh hưởng của gia đình đến ĐHNN của mình, trong đó có
50% sinh viên cho rằng, gia đình có vai trị quan tr ọng. Có tới 42% sinh
viên cho rằng gia đình chỉ có ảnh hưởng ít; thậm chí khơng có ảnh hưởng
gì đến ĐHNN của họ chiếm đến 8%.

Tuy vậy, đánh giá vai trò tác đ ộng của gia đình đối với ĐHNN của sinh
viên ở một khía cạnh khác lại cho thấy hầu hết sinh viên ở mức độ nhiều
hay ít đều có trao đổi với gia đình về ĐHNN của mình, câu chuy ện ĐHNN
tạo ra mâu thuẫn giữa bản thân con cái v ới bố mẹ cũng thường hay xảy ra.
Có rất nhiều học sinh lựa chọn nghề nghiệp theo ước mơ nhưng không nh ận
được sự đồng thuận của cha mẹ nên họ khơng có hướng phát triển ngành
học và cũng hoang mang khi ra trư ờng với công việc khơng u thích. Có
nhiều trường hợp đã bị khủng hoảng từ mâu thuẫn trong việc lựa chọn nghề
nghiệp. Chính vì th ế, để tránh những sai lầm, cha mẹ và con cái cần phải
lắng nghe nhau và tôn tr ọng ý kiến phân tích của đối phương để đi đến
quyết định sáng suốt nhất.


Ba là, yếu tố bạn bè.
Mặc dù bạn bè có tác động đến ĐHNN của sinh viên không mạnh mẽ
nhưng lại có vai trị quan trọng đối với sự gắn bó của sinh viên với mơi

trường học tập đại học.

Cơ chế tác động của yếu tố bạn bè đến sinh viên trong quá trình hình thành
và ĐHNN cho bản thân diễn ra tự nhiên. Nó hồn tồn khơng ph ải mối
quan hệ phụ thuộc như với gia đình hay trường học mà hết sức bình đẳng,
có ý nghĩa hỗ trợ tinh thần là chủ yếu. Việc trao đổi giữa bạn bè cũng có
tác động tạo nên xu hư ớng nghề nghiệp, đặc biệt với những nhóm bạn có
điều kiện hồn cảnh tương đối đồng nhất với nhau.

Bốn là, yếu tố trường học.


Phương pháp học truyền thống lấy giảng viên làm trung tâm thông qua vi ệc
thuyết giảng đã dần chuyển sang phương pháp học hiện đại với người học
là trung tâm, ở đó sinh viên ph ải được khuyến khích để trình bày quan
điểm của mình về vấn đề học thuật. Ngoài việc giảng dạy kiến thức và phát
triển kỹ năng cho sinh viên thì gi ảng viên cịn đóng vai trò quan tr ọng đối
với việc ĐHNN cho sinh viên. Đi ều này cho thấy, phương pháp giảng dạy
của giảng viên và trường học là một yếu tố quan trọng trong việc tạo mục
tiêu học tập cũng như định hướng công việc tương lai cho sinh viên.

Năm là, yếu tố truyền thơng đại chúng.
Trong q trình học tập của sinh viên, các kênh truy ền thơng đã có ảnh
hưởng tới quá trình định hình xu hư ớng nghề nghiệp của sinh viên, thậm
chí tác động của nó cịn chiếm ưu thế so với ảnh hưởng của gia đình và mơi
trường học tập. Truyền thơng có khả năng tác động một cách khách quan
đến ĐHNN của sinh viên đồng thời cũng chính là cơng cụ hỗ trợ đắc lực
cho sinh viên để từng bước định hình, tích lũy và phát triển ĐHNN của
mình.


Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các kênh truyền
thông, đặc biệt là hệ thống internet đã hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên trong
q trình học tập và phát triển hướng chun mơn của mình. Hơn nữa, các
kênh truyền thơng cũng đ ồng thời ngày càng đư ợc áp dụng một cách hiệu
quảtrong các lĩnh v ực của đời sống xã hội. Trong đó, đặc biệt có các nội
dung về vấn đề tuyển dụng lao động, ĐHNN, hỗ trợ kỹ năng sống, truyền
đạt giá trị nghề nghiệp… sẽ có những ảnh hưởng trực tiếp đến sinh viên.


Sáu là, yếu tố môi trường nghề nghiệp việc làm.
Trong quá trình học tập ở trường đại học, sinh viên chịu sự tác động của
môi trường nghề nghiệp việc làm hết sức rộng lớn và phong phú thông qua
nhiều cách thức khác nhau, như: trực tiếp qua các công việc làm thêm; gián
tiếp thông qua các kênh truy ền thông, các sự kiện hoạt động cộng; thơng
qua chính bạn bè… Nhiều sinh viên khẳng định họ chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ bởi các môi trường nghề nghiệp: 50,6% cho rằng các mơi trường nghề
nghiệp có ảnh hưởng rất nhiều đến ĐHNN của họ. Như vậy, thơng qua đánh
giá của chính sinh viên thì các mơi trư ờng nghề nghiệp, việc làm hiện đang
chiếm ưu thế so với các yếu tố tác động khác đến ĐHNN của sinh viên.

Thực tiễn cho thấy tỷ lệ sinh viên đi làm thêm trong th ời gian đang học đại
học là rất lớn, hơn thế nữa một bộ phận sinh viên đã chính th ức tham gia
vào các mơi trư ờng nghề nghiệp, thậm chí cịn khẳng định được vị thế của
mình. Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các
kênh truyền thông đại chúng, sinh viên đư ợc tiếp cận các nguồn thông tin
phong phú về các môi trường nghề nghiệp, việc làm, đặc biệt với sinh viên
năm cuối khi sắp kết thúc thời gian học đại học và chuẩn bị bước vào thị
trường nghề nghiệp, lao động.
Bảy là, yếu tố xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu lao động.
Hiện nay, trước xu thế phát triển cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,

tiến đến tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thị trường lao động cần nhiều


ngành nghề hơn, đa dạng hơn nhưng đòi h ỏi chun mơn cao. Các b ạn sinh
viên có nhiều cơ hội tiếp cận với nền kinh tế tri thức và có nhiều sự lựa
chọn ngành nghề phù hợp với khả năng và nguyện vọng. Tuy nhiên, đó
cũng là thách thức, sinh viên ngày nay ph ải đối mặt với nhiều thách thức
mới, vì vậy họ phải tự nâng mình lên để đáp ứng với nhu cầu xã hội về
nghề nghiệp. Theo số liệu khảo sát, có đến 56,7% sinh viên c ảm thấy xu
hướng phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu lao động ảnh hưởng đến
ĐHNN của mình; 30% sinh viên cảm thấy ít ảnh hưởng và có đến 13,3%
cho rằng, nó khơng ảnh hưởng gì đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp.

Một số đề xuất đối với phân hiệu trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ
Chí Minh
Trên cơ sở các yếu tố ảnh hưởng đến ĐHNN của sinh viên ngành Luật của
Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh, có thể nhận thấy, đa số sinh viên sớm có
ĐHNN tương lai; các tiêu chí cũng như công vi ệc lựa chọn sau khi tốt
nghiệp rất phong phú và có sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên khác
nhau. Điều này cho thấy, sinh viên ngành Lu ật đã có những nhận thức nhất
định về vai trị của hoạt động ĐHNN và có sự am hiểu về những nghề
nghiệp có thể lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ
phận sinh viên chưa có định hướng cụ thể xuất phát từ những nguyên nhân
chủ quan và khách quan khác nhau.
Các yếu tố đã có những ảnh hưởng nhất định đến ĐHNN của sinh viên
ngành Luật tại Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh, trong đó hai y ếu tố có tác động
mạnh mẽ nhất hiện nay là: yếu tố bản thân (chiếm tỷ lệ 66%) và yếu tố
trường học (chiếm tỷ lệ 63,3%) 1 3 . Do đó, nhà trư ờng và gia đình cần có sự
quan tâm, phối hợp tốt hơn để định hướng cho sinh viên l ựa chọn ngành
nghề phù hợp với năng lực bản thân và phù hợp với xu thế thời đại trong

tương lai. Đó là:


Thứ nhất, nhà trường kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức chương trình
hướng nghiệp cho sinh viên.
Thứ hai, thường xuyên cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo theo
hướng tăng cường các mơn học có tính chất kỹ năng nghề nghiệp, như: kỹ
năng giao tiếp nghề luật, kỹ năng tư vấn, đàm phán, soạn thảo hợp đồng,
nghiên cứu hồ sơ… Đối với các mơn học có nhiều tính lý thuyết cần phải
được gắn với thực tiễn để giúp sinh viên có th ể vận dụng kiến thức lý
thuyết vào trong thực tiễn công việc.
Thứ ba, tổ chức các lớp ngắn hạn về đào tạo các kỹ năng làm việc cho sinh
viên (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lập kế hoạch
mục tiêu,…).
Thứ tư, xây dựng trang thông tin về giáo dục hướng nghiệp, thường xuyên
cập nhật nhu cầu lao động của thị trường cho sinh viên n ắm bắt và tự trang
bị thêm cho mình.
Thứ năm, nhà trường khuyến khích đội ngũ giảng viên và cố vấn học tập
nên tư vấn cho sinh viên biết mơn học mà mình đang gi ảng dạy hoặc thuộc
chun mơn của mình sẽ giúp ích gì cho cơng vi ệc cho sinh viên sau khi ra
trường, để sinh viên hiểu và hào hứng hơn trong học tập cũng như trong
việc xác định công việc sau này của bản thân.
Chú thích:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Báo cáo tại hội nghị tuyển sinh toàn qu ốc năm
2018. Hà Nội, 2018.
2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã h ội. Báo cáo quý 1/2019. Hà Nội, 2019
3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. S ố liệu tác giả thu thập, tổng hợp và phân
tích từ phiếu khảo sát 150 sinh viên ngành Lu ật tại Phân hiệu Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn từ năm 2017 đến năm
2020 và lấy ý kiến chuyên gia.

Tài liệu tham khảo:
1. Trần Thị Phụng Hà. Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên Đại
học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 34/2014.
2. Phạm Đăng Khoa. Quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học
phổ thông theo định hướng phát triển nhân lực Thành phố Hồ Chí
Minh. Luận án tiến sỹ Trường Đại học Giáo dục. Hà Nội, 2016.



×