BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁI ĐÌNH TUẤN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã chuyên ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Cơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN NGỌC LONG
Người phản biện 1:
Người phản biện 2:
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường
Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1.
- Chủ tịch Hội đồng
2.
- Phản biện 1
3.
- Phản biện 2
4.
- Ủy viên
5.
- Thư ký
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
TRƯỞNG KHOA
BỘ CƠNG THƯƠNG
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: THÁI ĐÌNH TUẤN
MSHV:17112701
Ngày, tháng, năm sinh: 11 /11 /1973
Nơi sinh: Hà Nội
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã chuyên ngành:8340101
I. TÊN ĐỀ TÀI:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên Đại
học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Bài nghiên cứu nhằm mục đích khảo sát và đưa ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn nghành học, giúp cho định hướng tương lai nghề nghiệp của sinh viên
trường Đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Qua đó đưa ra mợt số hàm ý quản trị nhằm nhằm giúp cho sinh viên nhận thức đúng
đắn về ngành nghề đã chọn phù họp với bản thân và phù hợp nền kinh tế.
II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 23/07/2019
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 23/01/2020
IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Ngọc Long
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)
TRƯỞNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỜI CẢM ƠN
Sau hai năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Cơng Nghiệp TP. Hồ Chí
Minh, bằng sự biết ơn và kính trọng, tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,
phòng quản lý sau Đại học, Khoa Quản Trị Kinh Doanh và các Phó Giáo sư, Tiến
sĩ đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong quá trình
học tập và làm Luận văn. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu
sắc tới Thầy Nguyễn Ngọc Long, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện sắp xếp thời
gian và hỗ trợ nghiên cứu để hoàn thành Luận văn. Do điều kiện về năng lực bản
thân còn hạn chế, luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học, bạn bè
và đồng nghiệp để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.
i
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Đại học Cơng Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.” được thực hiện tại Trường
Đại học Công Nghiệp TP.HCM, thời gian thực hiện từ tháng 07/2019 đến tháng
01/2020. Nghiên cứu này được thực hiện qua hai giai đoạn đó là nghiên cứu định
tính thơng qua dữ liệu sách báo và nghiên cứu định lượng chính thức thơng qua dữ
liệu thu thập được từ các em học sinh của trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM thông
qua bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định tính nhằm hồn thiện các thang đo trong bảng câu hỏi. Trong phân
tích nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của
thang đo, phân tích nhân tố EFA, phân tích hệ số tương quan Pearson, phân tích hồi
quy đa biến và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng tương lai của sinh
viên Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. Tổng số mẫu thu thập được là
300 học sinh được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Số liệu được xử lý
thông qua phần mềm SPSS 20.
ii
ABSTRACT
Topic "Analysis of factors affecting the future orientation of students of Ho Chi
Minh City University of Industry." was implemented at Ho Chi Minh City
University of Industry, from July 2019 to January 2020. This study was conducted
through two phases: qualitative research through official literature and quantitative
research through data collected from students of Ho Chi Minh City University of
Industry. via the survey questionnaire.
Qualitative research to complete the scales in the questionnaire. In analyzing
quantitative research, performing descriptive statistics, testing the reliability of the
scale, analyzing EFA factors, analyzing Pearson correlation coefficients,
multivariate regression analysis and testing image factors. influence the future
orientation of students of Ho Chi Minh City University of Industry. The total
number of samples collected is 300 students taken through the questionnaire. Data
are processed via SPSS 20 software.
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các kết quả nghiên
cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một
nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có)
đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Học viên
Thái Đình Tuấn
iv
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .........................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát: ....................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................................2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................4
1.7 Bố cục của luận văn ...........................................................................................4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................5
2.1 Lý thuyết về định hướng nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng ......................5
2.1.1 Khái niệm về định hướng nghề nghiệp .......................................................5
2.1.2 Nhận thức về Năng lực quản trị ..................................................................7
2.1.3 Nhận thức về Sự đồng thuận của Giảng viên ..............................................9
2.1.4 Nhận thức về Phẩm chất của giảng viên. ..................................................10
2.1.5 Nhận thức về Mức độ tiêu cực ..................................................................12
2.1.6 Nhận thức về tinh thần của giảng viên ......................................................14
2.1.7 Năng lực ngoại ngữ của sinh viên .............................................................15
2.1.8 Tần suất nghỉ học ......................................................................................16
2.1.9 So sánh sự lựa chọn ngành học .................................................................17
2.2 Mơ hình và giả thuyết .....................................................................................18
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................20
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................21
v
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................21
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................23
3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................23
3.2.2 Nghiên cứu định tính ................................................................................23
3.2.3 Nghiên cứu định lượng ..............................................................................23
3.2.3.1 Xây dựng thang đo .............................................................................23
3.1.3.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu.....................................................................28
3.3 Xử lý số liệu bằng phần mềm spss .................................................................28
3.3.1 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......................................................28
3.3.2 Phân tích nhân tố EFA...............................................................................29
3.3.3 Phương pháp phân tích tương quan Pearson ............................................30
3.3.4 Phân tích hồi quy ......................................................................................30
3.3.5 Kiểm định sự khác biệt ..............................................................................31
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................33
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................34
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .....................................................................34
4.2 Đánh giá độ tin cậy của các thang đo (Cronbach’s Alpha) .............................34
4.3 Phân tích nhân tố EFA .....................................................................................40
4.3.1 Phân tích nhân tố các biến đợc lập ............................................................40
4.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ tḥc ..............................................................43
4.3.3 Phân nhóm và đặt tên nhân tố ...................................................................44
4.4 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu.....................................................................48
4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan (Pearson) .....................................................48
4.4.2 Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................50
4.4.2.1 Đánh giá và kiểm định mức đợ phù hợp của mơ hình ........................50
4.4.1.2 Kiểm tra đa cợng tuyến .......................................................................52
4.4.1.3 Kết quả chạy mơ hình hồi quy ............................................................53
4.5 Đánh giá trung bình của các nhân tố ...............................................................60
4.5.1 Nhân tố: Nhận thức về năng lực quản trị ..................................................60
4.5.2 Nhân tố: Nhận thức về sự đồng thuận của giảng viên...............................60
vi
4.5.3 Nhân tố: Nhận thức về phẩm chất của giảng viên.....................................61
4.5.4 Nhân tố: Nhận thức về tiêu cực của sinh viên ...........................................61
4.5.5 Nhân tố: Nhận thức về tinh thần của giảng viên .......................................62
4.5.6 Trung bình của các yếu tố .........................................................................63
4.6
So sánh ảnh hưởng của các nhóm trong biến kiểm sốt tới định hướng nghề
nghiệp của sinh viên ..............................................................................................64
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................65
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................67
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................................67
5.2 Hàm ý quản trị .................................................................................................69
5.2.1 Nhận thức về năng lực quản trị ................................................................70
5.2.2 Nhận thức về sự đồng thuận của giảng viên ............................................70
5.2.3 Nhận thức về phẩm chất của giảng viên ..................................................71
5.2.4 Nhận thức về tinh thần của giảng viên .....................................................72
5.2.5 Nhận thức về tiêu cực của sinh viên ........................................................72
5.3 Hạn chế của đề tài và đề nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo ........................73
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................76
PHỤ LỤC..................................................................................................................80
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN.......................................................107
vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................18
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................22
Hình 4.1 Kết quả đồ thị tần số Histogram.................................................................58
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện trung bình cho các yếu tố ................................................63
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thiết kế thang đo cho mơ hình nghiên cứu đề x́t...................................24
Bảng 4.1 Thống kê mơ tả mẫu theo giới tính ............................................................34
Bảng 4.2 Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo ..................................................37
Bảng 4.3 Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................41
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test .............................................43
Bảng 4.5 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ tḥc ...............................................44
Bảng 4.6 Phân nhóm và đặt tên nhân tố ....................................................................45
Bảng 4.7 Ma trận tương quan các biến trong mơ hình..............................................48
Bảng 4.8 Hệ số ý nghĩa của mơ hình ........................................................................51
Bảng 4.9 Kết quả phân tích ANOVA của mơ hình ...................................................52
Bảng 4.10 Kiểm tra đa cợng tuyến ............................................................................53
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................54
Bảng 4.12 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố .........................................................57
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình ..............................................59
Bảng 4.14 Kết quả thống kê mơ tả nhân tố nhận thức về năng lực quản trị .............60
Bảng 4.15 Kết quả thống kê mô tả nhân tố nhận thức về sự đồng thuận của giảng
viên ............................................................................................................................60
Bảng 4.16 Kết quả thống kê mô tả nhân tố nhận thức về phẩm chất của giảng viên
...................................................................................................................................61
Bảng 4.17 Kết quả thống kê mô tả nhân tố nhận thức về tiêu cực của sinh viên .....62
Bảng 4.18 Kết quả thống kê mô tả nhân tố nhận thức về tinh thần của giảng viên ..62
Bảng 4.19 Kết quả kiểm định Independent – Samples T Test ..................................64
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ANOVA
Analysis Variance
ĐH
Đại Học
ĐHCN TP.HCM
Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
EFA
Exploratory Factors Analysis
KMO
Kaiser – Mayer Olkin
SPSS
Statistical Package for the Social Scienses
THPT
Trung Học Phổ Thông
TP.HCM
Thành Phố Hồ Chí Minh
VD
Ví Dụ
VIF
Variace Inflation Factor
ix
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngành Quản trị nhân sự của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng về
nguồn cung cầu nguồn nhân lực (Nguyễn-Đình-Bắc 2018). Tỷ lệ sinh viên thất
nghiệp sau khi ra trường hoặc làm trái ngành đang là vấn đề làm đau đầu các nhà
xây dựng chính sách và quản lý giáo dục (NGUYỄN THỊ THU-TRANG 2017).
Điều này làm lãng phí nguồn lực đào tạo của nhà nước, người học và các trường đại
học; đồng thời khiến các doanh nghiệp tốn kém nguồn lực để đào tạo lại trước khi
sử dụng nhân lực.
Nhà trường trong vai trò là doanh nghiệp và sinh viên cần được xem như khách
hàng của các cơ sở đào tạo (Gillespie Finney and Zachary Finney 2010). Nhà
trường cần nhận thức rõ vai trị của mình trong việc định hướng nghề nghiệp của
sinh viên, bên cạnh việc nâng cao chất lượng giảng viên, chương trình đào tạo; hay
cải tiến bài giảng, cơng cụ dạy học.
Định hướng nghề nghiệp thành công dẫn đến sinh viên có thể tìm được việc làm
phù hợp hoặc không phải làm trái ngành sau khi ra trường. Tỷ lệ sinh viên có việc
làm cao hoặc tỷ lệ làm đúng ngành cao sẽ là thông điệp cho thấy sự thành cơng của
việc dạy và học của nhà trường có chất lượng tốt, nâng cao hình ảnh và uy tín của
nhà trường. Đặc biệt, Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh là mợt trường
đại học đa ngành hàng đầu của quốc gia, thì việc cải thiện chất lượng đầu ra của
sinh viên cũng cần được xem trọng.
Định hướng tương lai nghề nghiệp được hiểu là suy nghĩ, kế hoạch, động lực, hy
vọng và cảm xúc của cá nhân về tương lai của họ (Stoddard, Zimmerman et al.
2011). Nó được hiểu là những suy nghĩ và các kế hoạch cho nghề nghiệp tương lai
và các kế hoạch cho học sinh, sinh viên (Chua, Milfont et al. 2015). Các suy nghĩ
này luôn bao gồm các định hướng về giáo dục, nghề nghiệp và các khía cạnh về
c̣c sống tương lai (Nurmi 1991). Nhiều nghiên cứu đã chứng minh định hướng
1
nghề nghiệp của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nền kinh tế (Alm
2011), (Alm and Estrada 2018); (Alm and Låftman 2016); (Halleröd 2011), mối
quan hệ với xung quanh (Alm 2011); (Halleröd 2011); xem thêm (Brezina, Tekin et
al. 2009); (Piquero 2016); (Alm and Estrada 2018), môi trường học tập.
Nghiên cứu của tác giả Alm, Låftman et al. (2019) là nghiên cứu đầu tiên trên thế
giới sử dụng các biến trong trường học để xem xét mối quan hệ của nó với định
hướng nghề nghiệp. Các nghiên cứu này đã sử dụng các biến độc lập: Năng lực
quản trị (School leadership), Sự đồng thuận của Giảng viên (Teacher cooperation),
Phẩm chất của giảng viên (School ethos); và biến phụ thuộc Định hướng nghề
nghiệp (Future orientation). Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng các biến này để thực
hiện lần đầu tiên tại Việt nam xem xét trong phạm vi của trường Đại học Cơng
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, chúng tơi xem xét thêm biến Mức
đợ tiêu cực của sinh viên.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát:
Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến việc
lựa chọn nghành học, giúp cho định hướng tương lai nghề nghiệp của sinh viên
trường Đại học công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Đưa ra giải pháp nhằm giúp cho sinh viên nhận thức đúng đắn về ngành nghề đã
chọn phù họp với bản thân và phù hợp nền kinh tế.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Thứ nhất, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc định hướng nghề nghiệp của
sinh viên.
- Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc định hướng nghề
nghiệp của sinh viên.
2
- Thứ ba, nêu ra một số hàm ý quản trị nhằm giúp cho nhà trường chủ động hơn
trong việc nâng cao định hướng nghề nghiệp của sinh viên, giúp sinh viên có nhiều
cơ hợi tìm kiếm và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, trong nghiên cứu này cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của sinh
viên Đại học cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh?
- Câu hỏi 2: Mức độ tác động của mỗi nhân tố là bao nhiêu?
- Câu hỏi 3: Để định hướng nghề nghiệp tốt cho sinh viên, nhà trường và sinh viên
cần phải làm gì?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của
sinh viên trường Đại học Cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng khảo sát:
+ Sinh viên.
- Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Cơng Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Tháng 4 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết hợp hai phương pháp : Nghiên cứu định tính và nghiên
cứu định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng cách thu thập những
thông tin thứ cấp từ sách, báo, tạp chí khoa học trong và ngồi nước, các kho dữ
liệu uy tín như Science Direct, Google Scholar… về các khía cạnh nghiên cứu, đồng
thời sử dụng việc thảo luận nhóm trực tiếp với từng nhóm Sinh viên ( khoảng 250
SV ) trong trường để xem các nhân tố tác động đến sự định hướng nghề nghiệp của
sinh viên nhằm điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
3
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Được thực hiện qua hai bước là nghiên cứu
định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu định lượng sơ
bộ được thực hiện thông qua khảo sát bảng câu hỏi ở 50 mẫu, nhằm mục đích đánh
giá thang đo nháp về đợ tin cậy Cronbach’Alpha, từ đó hình thành nên các thang đo
chính thức. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện qua kỹ thuật điều tra
khảo sát bảng câu hỏi soạn sẵn. Dữ liệu thu thập được thơng qua bảng câu hỏi chính
thức sẽ được phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS để kiểm tra thang đo và
kiểm định độ phù hợp với dữ liệu của mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
- Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đóng góp và cũng cố lý thuyết về định hướng nghề
nghiệp của sinh viên.
- Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho nhà trường biết được những
nhân tố nào ảnh hưởng đến nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường; từ đó đưa
ra các phương pháp dạy và học, dịch vụ trong trường học …nhằm nâng cao hình
ảnh và uy tín của nhà trường.
1.7 Bố cục của luận văn
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về định hướng nghề nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.1 Khái niệm về định hướng nghề nghiệp
Nghề nghiệp được hiểu là cơng việc có thể mang lại thu nhập và đáp ứng được nhu
cầu cuộc sống của mỗi người trong xã hội (Trần, 2008). Nghề nghiệp có thể ám chỉ
mợt sự nghiệp, mợt chun mơn được hình thành thơng qua đào tạo và h́n luyện
và trở thành một yếu tố không thế thiếu trong công việc của mỗi cá nhân
(Haghseresht, 2013). Định hướng nghề nghiệp là tập hợp tất cả các yếu tố về thái
độ, năng lực, và khả năng tự nhận thức tạo nên các giá trị cốt lõi của một cá nhân
trong việc suy nghĩ và hướng tới những nghề nghiệp trong tương lai mà cá nhân dự
định sẽ chọn lựa; nó cũng là những dự định và những kế hoạch mà một cá nhân sẽ
thực hiện trong tương lai của mình (Maher, 2017; Steinberg et al., 2009). Định
hướng nghề nghiệp của sinh viên với những suy nghĩ tích cực được chứng minh là
có ảnh hưởng đến các hành vi của họ và nó ảnh hưởng tới cả sức khỏe lẫn đời sống
cá nhân, nó giúp sinh viên khơng suy nghĩ và theo đuổi những hành vi tiêu cực và
tích cực trong học tập, cải thiện kết quả học tập, và tạo nền tảng tốt và cơ hội tốt cho
tương lai của sinh viên (Jackman & MacPhee, 2017). Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra
thành tựu của học tập có ảnh hưởng lớn đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên
(Vd.: Anderman, Anderman, & Griesinger, 1999; Nurmi, 1991). Rõ ràng, các yếu tố
ảnh hưởng đến thành tựu và kết quả học tập của sinh viên bị ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố khác nhau và chúng đồng thời ảnh hưởng đến nghề nghiệp của mỗi sinh viên.
Đó là lý do tơi chọn Định hướng nghề nghiệp làm biến quan sát trong nghiên cứu
của mình và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến biến này thông qua việc khảo sát và
sử dụng các công cụ thống kê để xem xét các mối quan hệ giữa các yếu tố. Định
hướng nghề nghiệp (Trommsdorff 1983) đề cập đến niềm tin và cảm xúc của cá
nhân về tương lai của họ. Nghiên cứu trước đây chủ yếu điều tra các mối tương
quan của định hướng tương lai nghề nghiệp ở cấp đợ cá nhân và gia đình, nhưng có
vẻ như định hướng nghề nghiệp cũng được định hình bởi các tập thể hoặc tổ chức
5
trung tâm khác, chẳng hạn như trường học. Các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy
mối liên hệ tích cực giữa hiệu quả học tập của trường học và hiệu suất của sinh viên
và các tiêu cực liên quan đến thành tích học tập, ví dụ, bắt nạt, phạm pháp và các
vướng vào các tệ nạn xã hợi ......
Có nhiều cách để tiếp cận suy nghĩ và cảm xúc của cá nhân về nghề nghiệp. Mợt
thuật ngữ hữu ích là định hướng trong nghề nghiệp, ban đầu được giới thiệu bởi
Trommsdorff (1983) và Nurmi (1991). Định hướng trong nghề nghiệp tương lai có
thể được chia thành mợt thành phần nhận thức, đợng lực và tình cảm, trong đó yếu
tố tình cảm, chủ yếu liên quan đến cảm xúc của một người về mặt lạc quan / bi quan
về tương lai, có lẽ là khía cạnh trực quan nhất và được nghiên cứu nhiều nhất.
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng định hướng nghề nghiệp của sinh
viên khác nhau bởi nền tảng kinh tế xã hợi, trong đó những người tḥc tầng lớp xã
hợi thấp hơn có xu hướng kém tích cực hơn về nghề nghiệp của họ so với các đồng
nghiệp có nền tảng xã hợi thuận lợi hơn (Alm 2011); (Hallerưd 2011). Mợt cách giải
thích cho điều này là các cá nhân đã ở độ tuổi khá sớm nhận thức được các cơ hợi
nghề nghiệp khơng bình đẳng liên quan đến tình trạng kinh tế xã hợi (Hallerưd
2011). Ngồi ra, nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng định hướng nghề nghiệp của
sinh viên cũng có thể tự nó liên quan đợc lập đến cơ hợi việc làm sau này của họ. Sử
dụng dữ liệu khảo sát, Alm (2011) nhận thấy rằng khi nền tảng kinh tế xã hội được
xem xét, định hướng tương lai của một cá nhân trong đợ tuổi vị thành niên có liên
quan đến kết quả thực tế trong cuộc sống trưởng thành, liên quan đến sự gắn bó của
thị trường lao đợng và thậm chí là thất nghiệp. Do đó, mợt định hướng nghề nghiệp
lạc quan có thể là mợt trong những sự kế thừa các điều kiện sống thuận lợi. Khởi
hành từ điều này, điều quan trọng là nghiên cứu các yếu tố quyết định có thể khác
của định hướng nghề nghiệp trong giới trẻ.
Trong nghiên cứu thực tế của họ về các trường học chất lượng và hiệu quả ở Châu
Âu, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm về các trường học ở London vào những
năm 1970, Michael Rutter và các đồng nghiệp đã chứng minh rằng có các yếu tố tổ
chức và mơi trường trong trường học có ảnh hưởng tích cực đến kế quả của sinh
6
viên, thậm chí khi nền tảng xã hợi của sinh viên đã được xem xét. Đặc điểm trung
tâm của các trường học hiệu quả là kỳ vọng cao của sinh viên, mục tiêu minh bạch,
phản hồi mang tính xây dựng, theo dõi thường xuyên tiến bộ của sinh viên, môi
trường phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường mạnh mẽ (Edmonds 1979);
(Rutter, Maughan et al. 1979); (West*, Sweeting et al. 2004).
Nhiều nghiên cứu gần đây đã mở rộng trọng tâm về ý nghĩa của các trường học có
chất lượng, uy tín đào tạo và các mức tiêu cực đã được tìm thấy giữa các khía cạnh
của hiệu quả học đường. Ví dụ: Phạm pháp (Gottfredson 2001) ; (Sandahl 2016),
bắt nạt (Ertesvåg and Roland 2015);
(Modin, Låftman et al. 2017), trốn học
(Ramberg, Brolin Låftman et al. 2018) và các hành vi nguy cơ sức khỏe (Bonell,
Fletcher et al. 2007)
Các cơ chế giữa các tính năng của hiệu quả trường học và kết quả của sinh viên có
thể bao gồm về mối quan hệ giáo viên- học sinh tôn trọng, hỗ trợ khác nhau, nhưng
cũng là động lực học tập và thành tích. Thật vậy, nó đã được chứng minh rằng sự
lãnh đạo của nhà trường, sự hợp tác đoàn kết của giáo viên, đạo đức nghề nghiệp
đều có liên quan tích cực đến sự quan tâm của giáo viên (Ramberg, Brolin Låftman
et al. 2018) cũng như thành tích học tập của sinh viên (Granvik Saminathen, Brolin
Låftman et al. 2018) . Thật hợp lý khi cho rằng các đặc điểm của hiệu quả học
đường cũng thúc đẩy lòng tự trọng của sinh viên và định hướng nghề nghiệp lạc
quan, thông qua tác đợng tích cực của chúng, ví dụ, mối quan hệ giảng viên- sinh
viên mạnh mẽ và tôn trọng và đợng lực học tập và thành tích.
2.1.2 Nhận thức về Năng lực quản trị
Nghiên cứu về chất lượng hiệu quả của trường học đã nhấn mạnh vai trò, năng lực
quản trị của lãnh đạo nhà trường tốt và chỉ ra tầm quan trọng của năng lực quản trị
của nó trong việc hình thành tầm nhìn cho trường học, cũng như chịu trách nhiệm
về các biện pháp thực hiện trong thực tế (Blair 2002). Cung cấp các cấu trúc cho
công việc đồng nghiệp hiệu quả và liên tục đưa ra các định hướng rõ ràng để cải
thiện hơn nữa là hai cách thúc đẩy mơi trường làm việc tích cực và hiệu quả
(Ertesvåg and Roland 2015).
7
Những nghiên cứu đã cho thấy những tác đợng tích cực của lãnh đạo nhà trường đối
với việc học tập và thành tích của sinh viên (Granvik Saminathen, Brolin Låftman
et al. 2018); (Leithwood, Louis et al. 2004) .
Quản trị là mợt q trình do mợt hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt
động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động
riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiểu này, khơng thể có hoạt đợng quản trị
khi mỗi người tự mình hoạt đợng, hoạt đợng quản trị chỉ phát sinh khi con người kết
hợp với nhau thành tổ chức (TRỊ, 2007).
Năng lực quản trị của mỗi người thường vừa nằm ở thực lực, tố chất có sẵn bên
trong, cũng vừa nằm ở những học hỏi ở trường lớp và trải nghiệm thực tế đã qua.
Trong một bài nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của sinh viên tại trường hệ
thống thông tin của Crook (1997). Các tác giả đã đề cập đến nhận thức cá nhân, các
khả năng có thể sử dụng để sinh viên có thể định hình về quyết định nghề nghiệp
của mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các sinh viên có năng lực quản trị sẽ có cơ
hợi nghề nghiệp cao hơn, cũng như có định hướng nghề nghiệp một cách rõ ràng
hơn. Trong một nghiên cứu tương tự về định hướng nghề nghiệp của sinh viên của
Bridgstock and Development (2009). Nghiên cứu đã lập luận và khẳng định rằng
nhận thức năng lực quản trị là yếu tố quan trọng trong định hướng nghề nghiệp của
mỗi sinh viên.
Đáng nói đến, mợt bài nghiên cứu gần đây của tác giả Jackson and Wilton (2016)
viết về đề tài phát triển năng lực quản lý của sinh viên đại học và vai trị của nó. Kết
quả bài viết cho thấy, năng lực quản trị là mợt khía cạnh quan trọng đối với việc
làm cá nhân sau này của mỗi sinh viên, nó tác đợng đến phúc lợi, thành tựu công
việc và thành công trong nghề nghiệp lâu dài. Đồng thời, nghiên cứu khẳng định,
nâng cao năng lực quản trị của sinh viên sẽ hỗ trợ sinh viên có thể tự quản lý con
đường sự nghiệp của mình. Điều này cho thấy, mợt người có năng lực quản lý tốt
đồng nghĩa với việc họ dễ dàng đạt được kết quả tốt đẹp, từ đó mang lại năng śt,
hiệu quả cơng việc cao. Do đó, sinh viên có nhận thức về năng lực quản trị sẽ có
8
định hướng nghề nghiệp tốt và rõ ràng hơn. Chính vì vậy, giả thuyết đầu tiên của
mơ hình nghiên cứu được chúng tôi đề xuất như sau:
Giả thuyết H1: Nhận thứ về năng lực quản trị có tác động cùng chiều đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên.
2.1.3 Nhận thức về Sự đồng thuận của Giảng viên
Một lãnh đạo trường thành cơng có thể được coi là điều kiện tiên quyết để có được
các điều kiện cần thiết để làm việc hiệu quả trên một phần của các giangr viên. Và
để công việc thực sự hiệu quả, giao tiếp và hợp tác tốt giữa các thành viên của nhân
viên là thành phần trung tâm. Khơng có gì đáng ngạc nhiên, đa số giảng viên coi sự
hợp tác của giảng viên là quan trọng, vì nó cho phép trao đổi cả kỹ năng và hỗ trợ
và làm tăng tinh thần giảng viên (Johnson 2003). Ngoài ra, sự đồng thuận về các
mục tiêu của trường và phương tiện để đạt được các mục tiêu này đã cho thấy tầm
quan trọng đối với các trường học hiệu quả (Sammons, Hillman et al. 1995).
Theo DeGroot (1974), đồng thuận là kết quả của sự tự giác, sự tự nguyện đồng ý
của mọi người với nhau chứ không phải là kết quả của sự cưỡng bức. Sự cưỡng bức
hay áp đặt dù dưới hình thức nào cũng khơng tạo ra sự đồng thuận đích thực, hoặc
nếu có chỉ là trạng thái đồng thuận giả tạo vì nó khơng dựa trên cơ sở tơn trọng
quyền tự do của mỗi cá nhân. Đồng thuận trong bài viết này được hiểu là sự đồng
thuận của giảng viên đối với sinh viên.
Trong một đánh giá về động lực của sinh viên trong việc lựa chọn nghề nghiệp của
Crossley and Mubarik (2002), đánh giá cho thấy rằng đối với sinh viên, giảng viên
là nguồn đợng lực chính để sinh viên định hướng nghề nghiệp rõ ràng và có thể tự
tin hơn. Bài nghiên cứu đã thực hiện một cuộc điều tra so sánh về động lực của sinh
viên nha khoa và sinh viên y tế đối với sự lựa chọn nghề nghiệp. Bên cạnh đó,
nghiên cứu đã điều tra các đợng lực thúc đẩy sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên.
Tuy nhiên, các kết quả cho thấy, đợng lực chính cho cả sinh viên y tế và sinh viên
nha khoa đều là sự đồng thuận của giảng viên về đạo đức nghề nghiệp hay thu nhập
cho vấn đề định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên. Điều này cho thấy định
9
hướng nghề nghiệp là vấn đề mà cả giảng viên và sinh viên phải cùng nhau giải
quyết.
Hơn nữa, trong nghiên cứu của Georgiadou, Siakas, and Berki (2006) về vấn đề tạo
và chia sẻ kiến thức của giảng viên với sinh viên, các tác giả đã thảo luận về các
điểm mạnh về vấn đề làm việc nhóm và sự đồng thuận của giảng viên. Bài nghiên
cứu được sử dụng phương pháp định tính với ba quốc gia khác nhau, cụ thể là
Vương quốc Anh, Hy Lạp và Phần Lan. Các kết quả cho thấy một trong các yếu tố
quyết định đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên là sự đồng thuận của giảng
viên. Sự đồng thuận của giảng viên sẽ làm cho sinh viên tự tin hơn và cảm thấy
được tôn trọng hơn trong quyết định nghề nghiệp của bản thân. Các nghiên cứu
tương tự của Bess (1978) viết về đề tài dự đốn xã hợi hóa của sinh viên tốt nghiệp
cũng đã khẳng định sự đồng thuận của giảng viên đối với sinh viên là yếu tố quan
trọng trong việc quyết định nghề nghiệp của mỗi sinh viên. Vì vậy, chúng tôi đưa ra
giả thuyết thứ hai của mô hình nghiên cứu là:
Giả thuyết H2: Nhận thức về sự đồng thuận của giảng viên tác động cùng chiều
đến định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
2.1.4 Nhận thức về Phẩm chất của giảng viên.
Theo Rutter, Maughan et al. (1979) ,khái niệm về đạo đức học đường đề cập đến
các chuẩn mực, giá trị, thái độ và hành vi đặc trưng cho mơ hình tương tác của cả
giáo viên và sinh viên trong một trường nhất định. Thuật ngữ môi trường học đường
có liên quan đến đạo đức học đường trong đó cả hai khái niệm đều đề cập đến các
khía cạnh xã hợi và bầu khơng khí tổng thể của trường học. Tuy nhiên, trong các
nghiên cứu thực nghiệm, môi trường học đường thường được khái niệm hóa theo
kinh nghiệm của sinh viên về môi trường học đường và được đo lường từ thông tin
do sinh viên đánh giá được tổng hợp theo cấp lớp hoặc cấp trường (Gower,
McMorris et al. 2015). Ngược lại, phẩm chất giảng viên, đạo đức học đường, như
một đặc điểm cốt lõi của các trường học hiệu quả, phản ánh các đặc điểm bối cảnh
10
trường học được áp đặt từ các cấp cao hơn trong cấu trúc trường học thông qua một
lãnh đạo được nhắm mục tiêu tốt (Modin, Låftman et al. 2017).
Ban đầu, một đặc điểm học đường thuận lợi đã được chứng minh là có liên quan
đến kết quả học tập cao hơn (ví dụ như (Granvik Saminathen, Brolin Låftman et al.
2018) (Mortimore, Sammons et al. 1989), nhưng các nghiên cứu gần đây cũng đã
chứng minh mối liên hệ sự tham gia của sinh viên vào các hành vi nguy cơ sức khỏe
(Aveyard, Markham et al. 2004); (Bonell, Fletcher et al. 2007); (West*, Sweeting et
al. 2004) cũng như với hành vi bắt nạt và đe doạ trực tuyến ít truyền thống hơn ở
sinh viên (Låftman, Alm et al. 2018).
Trong từ điển Tiếng Việt của chủ biên là Hoàng Phê, phẩm chất được hiểu là cái
làm nên giá trị của người hay vật nào đó. Phẩm chất của mợt đối tượng nhất định là
những tḥc tính, đặc điểm của đối tượng đó và căn cứ vào đó chúng ta có thể đánh
giá, xác định giá trị của đối tượng (Quýnh, 1993). Hay đơn giản hơn, phẩm chất là
giá trị và tính chất tốt đẹp của con người hay vật nào đó (Tuyên, 1994). Theo V.A
Cruchetxki, phẩm chất của giảng viên là những biểu hiện của năng lực, ví dụ, để
hình thành năng lực giao tiếp thì cần phải có tình u thương, thái độ quan tâm đến
sinh viên, sự công bằng đối với sinh viên (Cruchetxki, 1981). Giảng viên như một
tấm gương để sinh viên soi vào đó, khám phá những điều mình chưa biết và phấn
đấu hồn thiện cho bản thân mình. Trong một đề tài nghiên cứu về sự tương tác của
giảng viên và vai trò của sinh viên của Komarraju, Musulkin, and Bhattacharya
(2010), các tác giả đã khẳng định phẩm chất của giảng viên có ảnh hưởng sâu sắc
đến việc hình thành nhân cách sinh viên và nó biểu hiện bằng lòng say mê nghề
nghiệp, lương tâm nghề nghiệp, sự tận tụy với sinh viên, với công việc, tác phong
làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm và lối sống giản dị. Những điều này sẽ để lại
dấu ấn tốt đẹp trong tâm trí của sinh viên, chúng có tác dụng hướng dẫn, điều khiển
quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên. Như vậy, bằng chính những
phẩm chất của mình, giảng viên có thể tác đợng tích cực đến phẩm chất của sinh
viên. Qua đó, nhận thức về phẩm chất của giảng viên có thể tác đợng tích cực đến
định hướng nghề nghiệp của mỗi sinh viên. Đáng nói đến, trong mợt bài nghiên cứu
về tác đợng của giảng viên đối với phát triển trí tuệ sinh viên của tác giả Halawah
11
(2006), họ đã nghiên cứu với 252 sinh viên bằng phương pháp phương trình hồi quy
đa biến nhằm điều tra tác động giữa giảng viên đến sinh viên. Nghiên cứu đã chứng
minh rằng giảng viên có mối quan hệ tích cực đến sự phát triển cá nhân cũng như là
thành tích học tập của mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy phẩm
chất của giảng viên là điều kiện tất yếu cho sinh viên có thể phát triển nhân cách
của mình và từ đó tác đợng đến định hướng nghề nghiệp sinh viên. Điều này cho
thấy nhận thức về phẩm chất của giảng viên là yếu tố quan trọng trong định hướng
nghề nghiệp của mỗi sinh viên. Do đó, chúng tơi đưa ra giả thuyết thứ ba của mơ
hình nghiên cứu là:
Giả thuyết H3: Nhận thức về phẩm chất của giảng viên tác động cùng chiều đến
định hướng nghề nghiệp của sinh viên.
2.1.5 Nhận thức về Mức độ tiêu cực
Tác giả Kendra-Cherry (2019) định nghĩa tính cách tiêu cực như sau:
Người có tính tiêu cực thường có những đặc trưng như nỗi buồn, tâm trạng và sự
bất ổn về cảm xúc. Những cá nhân có đặc điểm cao này có xu hướng trải qua sự
thay đổi tâm trạng, lo lắng, cáu kỉnh và buồn bã. Những người thấp trong đặc điểm
này có xu hướng ổn định hơn và kiên cường về mặt cảm xúc. Những người trẻ có
thái đợ tiêu cực thường có các hành vi tiêu cực như trốn học, hút thuốc, đánh
bài…Những người này thường có thái đợ bất cần và khơng suy nghĩ tích cực về
nghề nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những người có hành vi phạm pháp hoặc
thái đợ tiêu cực trong sinh viên hoặc giới trẻ thường có định hướng nghề nghiệp
khơng rõ ràng, ví dụ: Robbins and Bryan (2004), Clinkinbeard (2014), Farmer
(2011) v.v.
Nhận thức tiêu cực trong bài này được hiểu là tiêu cực trong môi trường học đường.
Tiêu cực được Chireshe (2014) định nghĩa là sự tham gia vào các hành vi lừa đảo
liên quan đến công việc học tập. Các hình thức khơng trung thực như là: sao chép
lẫn nhau, đạo văn, trao đổi trong các kì thi, sử dụng tài liệu trái phép trong các kì
thi, làm bài kiểm tra cho người khác, thuê người viết bài hay đơn giản là tần suất
12