Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.19 MB, 92 trang )

TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP
PHỊNG THƯƠNG MẠI VÀ CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỔ TAY ĐẤU THẦU

Gói thầu mua sắm
có sản phẩm gỗ


Thông tin trong Sổ tay này chỉ phục vụ mục đích tham khảo và khơng phản ánh quan điểm của Phịng Thương mại và
Cơng nghiệp Việt Nam, Forest Trends, DFID hay NORAD.


TRUNG TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP
PHỊNG THƯƠNG MẠI VÀ CƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

SỔ TAY ĐẤU THẦU

Gói thầu mua sắm
có sản phẩm gỗ



Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ
Lời giới thiệu

LỜI GIỚI THIỆU

Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và
thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) có
hiệu lực từ 01/06/2019.


Một trong các yêu cầu cơ bản của VPA-FLEGT là gỗ và sản phẩm gỗ chế biến xuất
khẩu từ Việt Nam hay tiêu thụ ở thị trường nội địa Việt Nam đều phải “hợp
pháp”. Theo VPA-FLEGT, “gỗ hợp pháp” là gỗ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp
luật liên quan tới quá trình khai thác, vận chuyển, nhập khẩu, sản xuất, chế biến
các sản phẩm này. Để thực hiện yêu cầu này của Hiệp định, Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 Quy định về Hệ thống
bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Trong thời gian tới, một số quy định khác cũng
sẽ được ban hành để hướng dẫn cam kết về gỗ hợp pháp của VPA-FLEGT trong
các khía cạnh cụ thể khác, trong đó có đấu thầu mua sắm gỗ hợp pháp.
Gỗ và các sản phẩm gỗ (sau đây gọi chung là “sản phẩm gỗ”) là đối tượng
mua sắm phổ biến của nhiều gói thầu theo thủ tục đấu thầu. Để đảm bảo tính
hợp pháp của sản phẩm gỗ trong các gói thầu mua sắm cơng /theo thủ tục
đấu thầu, các đơn vị mua sắm/mời thầu, đặc biệt là các cán bộ trực tiếp tham
gia vào hoạt động đấu thầu các gói thầu có sản phẩm gỗ cần nắm được các
quy định pháp luật liên quan trực tiếp tính hợp pháp của gỗ, được quy định
tại Nghị định 102/2020/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.
“Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ” do Phịng Thương mại
và Cơng nghiệp Việt Nam (Trung tâm WTO và Hội nhập) biên soạn nhằm giúp
các đơn vị mua sắm/mời thầu và cán bộ trực tiếp tham gia đấu thầu trong
công tác này. Sổ tay giới thiệu những yêu cầu cơ bản về gỗ hợp pháp, các vấn
đề mà người đấu thầu cần quan tâm khi mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và
lựa chọn nhà thầu trong các gói thầu có sản phẩm gỗ. Nhóm biên soạn đặc
biệt cảm ơn Bà Nguyễn Thị Diệu Phương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Đấu
thầu, Cục Quản lÝ đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bà Nguyễn Tường Vân –
Chuyên gia, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ và Hợp tác quốc
tế, Nguyên Chánh văn phòng thường trực FLEGT và Lacey, Tổng cục Lâm
nghiệp, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, Ơng Tơ Xn Phúc – Chuyên
gia phân tích chính sách, Forest Trends về những Ý kiến bình luận quan trọng
và đóng góp sâu sắc để hồn thiện Sổ tay này.


Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

3


Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ
Lời giới thiệu

Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam trân trọng cảm ơn Cơ quan Hợp
tác Phát triển Vương quốc Anh (DFID) và Cơ quan Hợp tác Phát triển Vương
quốc Na Uy (NORAD) thông qua Tổ chức Forest Trends đã hỗ trợ cho việc biên
soạn và phát hành Sổ tay này.

Trung tâm WTO và Hội nhập
Phòng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

4

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ
Mục lục

MỤC LỤC

PHẦN THỨ NHẤT
VPA-FLEGT VÀ YÊU CẦU VỀ “GỖ HỢP PHÁP” TRONG ĐẤU THẦU

08


1. VPA-FLEGT là gì?

11

2. VPA-FLEGT yêu cầu gì đối với gỗ, sản phẩm gỗ trong đấu thầu?

12

3. Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

13

4. “Gỗ hợp pháp” được quy định ở đâu trong pháp luật Việt Nam?

17

5. Yêu cầu “gỗ hợp pháp” áp dụng đối với những sản phẩm gỗ nào?

19

6. Ai phải chịu trách nhiệm thực hiện yêu cầu “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu? 21
PHẦN THỨ HAI
HƯỚNG DẪN BẢO ĐẢM “GỖ HỢP PHÁP” TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA
THỦ TỤC ĐẤU THẦU

22

Giai đoạn tiền đề - XÁC ĐỊNH DIỆN ÁP DỤNG


25

Ghi nhớ 1 – Xác định sản phẩm gỗ dự kiến mua sắm có thuộc diện phải
tuân thủ yêu cầu “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT hay không

27

Giai đoạn I – XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM GỖ CẦN MUA SẮM

31

Ghi nhớ 2 – Hạn chế tối đa mua sắm sản phẩm gỗ có rủi ro cao

33

Ghi nhớ 3 – Ưu tiên mua sắm sản phẩm từ gỗ rừng trồng trong nước sản
xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam

36

Giai đoạn II – LẬP HỒ SƠ MỜI THẦU, HỒ SƠ YÊU CẦU

39

Ghi nhớ 4 – Bổ sung yêu cầu về Thành phần hồ sơ dự thầu

41

Ghi nhớ 5 – Bổ sung yêu cầu về Tính hợp lệ của hàng hóa, dịch vụ cung cấp


44

Ghi nhớ 6 – Bổ sung yêu cầu về Tài liệu chứng minh tính hợp lệ của hàng
hóa, dịch vụ cung cấp

45

Ghi nhớ 7 – Bổ sung yêu cầu về Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

46

Giai đoạn III – ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU

47

Ghi nhớ 8 – Đánh giá hồ sơ dự thầu ở tiêu chí “gỗ hợp pháp”

49

Giai đoạn IV – THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG

51

Ghi nhớ 9 – Kiểm tra các điều khoản về trách nhiệm bảo đảm “gỗ hợp pháp”

53

Ghi nhớ 10 – Kiểm tra Yêu cầu về tài liệu chứng minh “gỗ hợp pháp”

54


Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

5


Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ
Mục lục

6

Giai đoạn V – THANH LÝ HỢP ĐỒNG

55

Ghi nhớ 11 – Yêu cầu nhà thầu xuất trình các tài liệu chứng minh
“gỗ hợp pháp”

57

Ghi nhớ 12 – Nhấn mạnh trách nhiệm bảo đảm “gỗ hợp pháp” của nhà
thầu đối với tồn bộ vịng đời sử dụng của sản phẩm gỗ

59

CHECKLIST “GỖ HỢP PHÁP” TRONG ĐẤU THẦU GÓI THẦU CÓ SẢN PHẨM GỖ

60

PHỤ LỤC


62

Phụ lục I – TỔNG HỢP CÁC LOÀI GỖ RỦI RO CAO CẦN TRÁNH MUA SẮM

64

Phụ lục II – DANH SÁCH VÙNG ĐỊA LÝ TÍCH CỰC XUẤT KHẨU GỖ VÀO VIỆT NAM

68

Phụ lục III – HỒ SƠ LÂM SẢN HỢP PHÁP

70

Phụ lục IV – HỒ SƠ NHẬP KHẨU GỖ

79

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


Sổ tay đấu thầu gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ
Danh mục từ viết tắt

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CITES:

Công ước về bn bán quốc tế các lồi động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp

E-HSMT:

Hồ sơ mời thầu qua mạng

EU:

Liên minh châu Âu

HS:

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa

VNTLAS:

Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam

VPA-FLEGT:

Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp,
quản trị rừng và thương mại lâm sản

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

7



PHẦN THỨ NHẤT


VPA-FLEGT VÀ YÊU CẦU VỀ
“GỖ HỢP PHÁP” TRONG ĐẤU THẦU
1. VPA-FLEGT là gì?

11

2. VPA-FLEGT yêu cầu gì đối với gỗ, sản phẩm gỗ trong đấu thầu?

12

3. Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

13

4. “Gỗ hợp pháp” được quy định ở đâu trong pháp luật Việt Nam?

17

5. Yêu cầu “gỗ hợp pháp” áp dụng đối với những sản phẩm gỗ nào?

19

6. Ai phải chịu trách nhiệm thực hiện yêu cầu “gỗ hợp pháp”
trong đấu thầu?

21


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu


Phần này giới thiệu các nội dung cơ bản liên quan tới yêu cầu bảo đảm
“gỗ hợp pháp” trong thủ tục đấu thầu gói thầu có sản phẩm gỗ theo VPAFLEGT và pháp luật Việt Nam.

10

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
VPA-FLEGT là gì?

01

VPA-FLEGT là gì?

VPA-FLEGT là tên viết tắt của Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi luật lâm
nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và Liên minh châu
Âu (EU). VPA-FLEGT được kÝ ngày 19/10/2018, chính thức có hiệu lực từ ngày
01/06/2019.
Ngồi VPA-FLEGT với Việt Nam, EU cịn có các VPA-FLEGT đã có hiệu lực hoặc
đang đàm phán với một số nước khác là nguồn cung gỗ chủ yếu vào thị trường
EU (Cameroon, Congo, Trung Phi, Ghana, Indonesia, Liberia…). Mục tiêu cốt lõi
của các VPA-FLEGT là thúc đẩy chuỗi cung gỗ hợp pháp và tăng cường quản trị
rừng bền vững ở các nước, qua đó bảo đảm các mục tiêu mơi trường và phát
triển bền vững của chính các nước này cũng như của EU (khi EU nhập khẩu gỗ,
sản phẩm gỗ từ các nước này).
Về nội dung, Hiệp định bao gồm Phần Lời văn với 27 Điều, và Phần các Phụ
lục gồm tổng cộng 09 Phụ lục kỹ thuật. Nội dung cốt lõi của Hiệp định là (i)
bảo đảm gỗ hợp pháp trong toàn bộ chuỗi cung gỗ ở Việt Nam, (ii) thiết lập

và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS) để xác minh tính hợp
pháp của gỗ trong chuỗi cung.
Mặc dù Hiệp định được kÝ kết chỉ với đối tác EU, Việt Nam đã đưa ra một cam
kết mạnh, theo đó tất cả gỗ, sản phẩm gỗ (sau đây gọi chung là “sản phẩm gỗ”),
bao gồm cả sản phẩm gỗ xuất khẩu sang EU, các thị trường khác và các sản
phẩm gỗ tiêu thụ trên thị trường nội địa Việt Nam đều phải là gỗ hợp pháp.
Để thực hiện cam kết này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102/2020/NĐCP ngày 01/09/2020 quy định về Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
Chính phủ cũng đang giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát,
soạn thảo và ban hành các quy định về bảo đảm gỗ hợp pháp trong đấu thầu
mua sắm gỗ ở Việt Nam.

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

11


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
VPA-FLEGT yêu cầu gì đối với gỗ, sản phẩm gỗ trong đấu thầu?

02

VPA-FLEGT yêu cầu gì đối với gỗ,
sản phẩm gỗ trong đấu thầu?

Tại Điều 13 VPA-FLEGT, Việt Nam cam kết bảo đảm các sản phẩm gỗ trong
Danh sách liệt kê tại Phụ lục I VPA-FLEGT được tiêu thụ tại thị trường trong
nước là “gỗ hợp pháp”, theo nghĩa có thể xác minh được tính hợp pháp của
sản phẩm gỗ.
Các sản phẩm gỗ được mua sắm thông qua thủ tục đấu thầu là một phần của
gỗ tiêu thụ nội địa, vì vậy phải đáp ứng yêu cầu về “gỗ hợp pháp” này.

Như vậy, mặc dù VPA-FLEGT không đề cập trực diện tới phương thức mua sắm
sản phẩm gỗ (dù là mua sắm công qua thủ tục đấu thầu hay mua sắm của khu
vực tư) nhưng cam kết tại Hiệp định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới gỗ và các
sản phẩm gỗ trong các gói thầu mua sắm theo thủ tục đấu thầu.

12

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

03

Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

Theo điểm (j) Điều 2 VPA-FLEGT thì gỗ hợp pháp là sản phẩm gỗ được khai
thác, nhập khẩu, xử lÝ tịch thu, vận chuyển, mua bán, chế biến, xuất khẩu
hoặc tiêu thụ trong nước phù hợp với:

Quy định của
pháp luật Việt Nam

Quy định của
pháp luật quốc gia
nơi khai thác gỗ,
nếu là gỗ nhập khẩu

Quy định Điều ước

quốc tế liên quan
mà Việt Nam là
thành viên

Nói cách khác, gỗ hợp pháp là sản phẩm gỗ đáp ứng đầy đủ các quy định pháp
luật liên quan của Việt Nam trong toàn bộ chuỗi cung từ gỗ nguyên liệu tới thành
phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Riêng đối với sản phẩm gỗ nhập khẩu,
phải tuân thủ cả quy định pháp luật của nước nơi gỗ được khai thác.

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

13


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

Hình 1 – Chuỗi cung “gỗ hợp pháp” đối với sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa
Khai thác
Pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật
nơi khai thác về:
Đất đai;
Lâm nghiệp (trồng, quản lÝ rừng
bền vững, khai thác gỗ).

Nhập khẩu
Pháp luật nước nơi khai thác về
xuất khẩu gỗ
Pháp luật Việt Nam về nhập khẩu gỗ:
Hải quan

Lâm nghiệp (hệ thống VNTLAS,
kiểm tra chuyên ngành)
Kiểm dịch thực vật

Xử lÝ tịch thu
Pháp luật Việt Nam về:
Lâm nghiệp (xử lÝ gỗ tịch thu)
Tài chính (bán đấu giá)

14

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

Vận chuyển
Pháp luật Việt Nam về:
Lâm nghiệp
Vận tải hàng hóa
Pháp luật khác có liên quan

Mua bán
Pháp luật Việt Nam về:
Thương mại
Sở hữu trí tuệ
Tài chính
Pháp luật khác có liên quan


Chế biến
Pháp luật Việt Nam về
Đầu tư kinh doanh
Thuế
Lao động
Mơi trường
Pháp luật khác có liên quan

Tiêu thụ trong nước
Pháp luật Việt Nam về
Thương mại
Tài chính
Đấu thầu
Pháp luật khác có liên quan

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

15


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Thế nào là “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT?

HỘP 1

Ví dụ về các trường hợp sản phẩm gỗ rủi ro cao
Sản phẩm gỗ có khả năng khơng bảo đảm u cầu “gỗ hợp pháp” nếu xảy ra
rủi ro vi phạm pháp luật ở bất kỳ khâu nào của chuỗi cung.
Dưới đây là một số ví dụ về các trường hợp rủi ro cao:
Sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu là gỗ thuộc loại cấm khai thác ở Việt

Nam hoặc ở nước nơi khai thác tại thời điểm khai thác (cẩm lai, gụ, giáng
hương, lát, nghiến, trắc…);
Sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu là gỗ từ cây được trồng trên đất không
chứng minh được quyền sử dụng đất hoặc trên đất trồng lúa/cây hàng năm;
Sản phẩm gỗ sử dụng nguyên liệu là gỗ cao su thanh lÝ được khai thác không
đúng quy định của pháp luật (khơng có thiết kế khai thác/khơng được cấp
phép khai thác, không đăng kÝ khai thác với cơ quan có thẩm quyền…);
Gỗ mua từ hoạt động đấu giá gỗ bị tịch thu nhưng khơng bảo đảm quy
trình xử lÝ tịch thu, đấu giá theo đúng quy định pháp luật;
Gỗ ngun liệu mua khơng có hóa đơn hoặc hóa đơn khơng đúng quy định;
Sản phẩm gỗ được chế biến tại xưởng không tuân thủ các quy định pháp
luật về lao động (sử dụng lao động trẻ em, lao động khơng có hợp đồng
trái quy định; khơng bảo đảm các quy định về tiền lương, ngày nghỉ, chế
độ phúc lợi, an toàn lao động….);
Sản phẩm gỗ được chế biến tại xưởng không bảo đảm các tiêu chuẩn môi
trường (mùn gỗ không được xử lÝ đúng quy định, tiếng ồn, tỷ lệ bụi mịn
vượt quá mức cho phép…);
Sản phẩm gỗ được chế biến từ xưởng gỗ không đăng kÝ kinh doanh, hoặc
không thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định;
Sản phẩm gỗ có kiểu dáng, thương hiệu sao chép của sản phẩm đã đăng
kÝ bảo hộ hợp pháp bởi một đơn vị khác.

16

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
“Gỗ hợp pháp” được quy định ở đâu trong pháp luật Việt Nam?


04

“Gỗ hợp pháp” được quy định ở đâu
trong pháp luật Việt Nam?

Quy định về “gỗ hợp pháp”

Các quy định liên quan tới “gỗ hợp pháp” trong toàn bộ chuỗi cung ứng (bao
gồm các quy định về tiêu chí, điều kiện, các bằng chứng chứng minh, các thủ
tục xác minh, cơ quan có thẩm quyền…) được nêu trong các văn bản sau đây:
Luật Lâm nghiệp, 2017;
Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về quản lÝ thực vật rừng,
động vật rừng nguy cấp, quÝ, hiếm và thực thi Cơng ước về bn bán
quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;
Nghị định 102/2020/NĐ -CP ngày 01/09/2020 quy định về Hệ thống bảo
đảm gỗ hợp pháp Việt Nam;
Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định về Quản lÝ,
truy xuất nguồn gốc lâm sản;
Quyết định 4832/QĐ-BNN-TCLN ngày 27/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục các loại gỗ đã nhập khẩu
vào Việt Nam và Danh sách vùng địa lÝ tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam.

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu

17


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu

“Gỗ hợp pháp” được quy định ở đâu trong pháp luật Việt Nam?

Quy định về bảo đảm “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu các gói thầu có sản phẩm gỗ

Hiện chưa có quy định về bảo đảm gỗ hợp pháp trong thủ tục đấu thầu các gói
thầu có sản phẩm gỗ.
Tuy nhiên, văn bản pháp luật hướng dẫn về vấn đề này dự kiến sẽ được ban
hành trong thời gian tới, bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo
yêu cầu tại:
Kế hoạch triển khai thực hiện VPA-FLEGT ban hành kèm theo Quyết định
số 1624/QĐ-TTg ngày 14/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ; và
Cơng văn số 713/VPCP-CN của Văn phịng Chính phủ ngày 01/02/2020 nêu
Ý kiến của Lãnh đạo Chính phủ về giải pháp kiểm sốt tính hợp pháp của
gỗ trong đấu thầu.
Dự kiến văn bản này sẽ được ban hành dưới dạng một Thông tư hướng dẫn về
đấu thầu trong các gói thầu có sản phẩm gỗ. Thơng tư này sẽ bổ sung các yêu
cầu riêng về đấu thầu đối với gói thầu có sản phẩm gỗ để bảo đảm “gỗ hợp
pháp”. Các gói thầu có sản phẩm gỗ bên cạnh việc tuân thủ các quy định của
pháp luật đấu thầu chung sẽ phải tuân thủ các quy định riêng của Thông tư này.
Chú Ý
Văn bản hướng dẫn về đấu thầu gói thầu có sản phẩm gỗ sẽ bao gồm các
quy định cụ thể để bảo đảm gỗ hợp pháp trong gói thầu có sản phẩm gỗ.
Một khi có văn bản này, bên mời thầu sẽ thuận lợi hơn trong bảo đảm
yêu cầu “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu theo VPA-FLEGT;
Trong khi chưa có văn bản nói trên, nghĩa vụ bảo đảm “gỗ hợp pháp”
trong đấu thầu sản phẩm gỗ vẫn phải thực hiện với tính chất là nghĩa vụ
phát sinh từ cam kết về gỗ hợp pháp tại VPA-FLEGT.

18


Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Yêu cầu “gỗ hợp pháp” áp dụng đối với những sản phẩm gỗ nào?

05

Yêu cầu “gỗ hợp pháp” áp dụng
đối với những sản phẩm gỗ nào?

Về nguyên tắc, mọi sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ khai thác trong nước hoặc
nhập khẩu phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về gỗ hợp pháp như
nêu ở phần trên.
Tuy nhiên, yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong VPA-FLEGT và được Hệ thống bảo
đảm gỗ hợp pháp (VNTLAS) theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP truy xuất, xác
minh tính hợp pháp hiện chỉ tập trung vào đối tượng là gỗ thuộc Chương 44
(gỗ nguyên liệu, bán thành phẩm, chế biến đơn giản) và sản phẩm gỗ thuộc
Chương 94 (đồ gỗ chế biến) của Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa
(Danh mục HS). Thực tế Danh sách này bao gồm hầu như tất cả các nhóm sản
phẩm gỗ lưu thơng trên thị trường.
Danh sách các sản phẩm gỗ phải tuân thủ yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong
VPA-FLEGT được nêu cụ thể trong Ghi nhớ 1 – Phần thứ hai Sổ tay này.
Các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ hoặc lâm sản không thuộc Danh sách tại
Phụ lục I VPA-FLEGT (ví dụ các sản phẩm có sử dụng ngun liệu từ gỗ như
Giấy thuộc Chương 47 và Bột giấy thuộc Chương 48, hay các sản phẩm lâm
sản ngoài gỗ như mây, tre, nứa…) sẽ không thuộc đối tượng bắt buộc phải
tuân thủ yêu cầu về “gỗ hợp pháp” theo Hiệp định VPA-FLEGT.

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu


19


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Yêu cầu “gỗ hợp pháp” áp dụng đối với những sản phẩm gỗ nào?

HỘP 2

Ví dụ về các sản phẩm gỗ thuộc diện phải bảo đảm yêu cầu
“gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT
Các loại gỗ nguyên, nhiên liệu (gỗ cây, vỏ bào, mùn cưa, gỗ đã cưa/xẻ,
tấm gỗ, ván dăm, ván sợi…)
Các dụng cụ bằng gỗ (tà-vẹt đường sắt, các loại hịm, hộp, thùng tơ nơ,
giá, kệ…bằng gỗ)
Các loại gỗ trong xây dựng (ván sàn, khung cửa, panel gỗ…)
Đồ gỗ nội thất trong nhà và ngồi trời (đồ gỗ văn phịng, nhà bếp, phịng
ngủ, bàn ghế gỗ sân vườn…)

HỘP 3

Ví dụ về các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ nhưng không thuộc diện phải
bảo đảm “gỗ hợp pháp” theo VPA-FLEGT
Các loại giấy, vở làm từ bột gỗ
Các loại sản phẩm làm từ mây, tre, nứa, lá… (lâm sản ngoài gỗ)
Các chi tiết bằng gỗ trong sản phẩm thành phẩm có mã HS khác với sản
phẩm gỗ (ví dụ nút/đồ trang trí bằng gỗ trên sản phẩm dệt may, đế gỗ
trong sản phẩm giày dép, các chi tiết bằng gỗ trên đồ điện gia dụng…)
Hàng rào, ghế xích đu, giàn/cổng trang trí bằng gỗ…


20

Sổ tay đấu thầu | Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ


VPA-FLEGT và yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu
Ai phải chịu trách nhiệm thực hiện yêu cầu “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu?

06

Ai phải chịu trách nhiệm thực hiện
yêu cầu “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu?

Thực hiện “gỗ hợp pháp” trong đấu thầu được hiểu là bảo đảm tất cả gỗ, sản
phẩm gỗ được mua sắm thông qua thủ tục đấu thầu đều là gỗ hợp pháp.
Là người cung cấp sản phẩm gỗ, nhà thầu có trách nhiệm bảo đảm sản phẩm
gỗ mà họ cung cấp theo hợp đồng là “gỗ hợp pháp”. Tuy nhiên, về nguyên
tắc, nhà thầu chỉ có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, chính xác các yêu cầu của bên
mời thầu và những cam kết của mình trong hợp đồng. Nếu bên mời thầu
khơng u cầu thì nhà thầu khơng có trách nhiệm thực hiện.
Do đó, để bảo đảm nhà thầu chỉ cung cấp các sản phẩm gỗ thỏa mãn yêu cầu
“gỗ hợp pháp” trong đấu thầu, trách nhiệm lại thuộc về bên mời thầu, trong
việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu liên quan tới “gỗ hợp pháp” trong từng giai
đoạn của quá trình đấu thầu.
Các nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể cho bên mua sắm/mời thầu về
các công việc cần chú Ý thực hiện để bảo đảm yêu cầu về “gỗ hợp pháp” trong
từng giai đoạn liên quan của q trình đấu thầu.

Gói thầu mua sắm có sản phẩm gỗ | Sổ tay đấu thầu


21



PHẦN THỨ HAI

HƯỚNG DẪN BẢO ĐẢM
“GỖ HỢP PHÁP” TRONG TỪNG
GIAI ĐOẠN CỦA THỦ TỤC ĐẤU THẦU
Giai đoạn tiền đề - Xác định diện áp dụng

25

Giai đoạn I - Xác định sản phẩm gỗ cần mua sắm

31

Giai đoạn II - Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

39

Giai đoạn III - Đánh giá hồ sơ dự thầu

47

Giai đoạn IV - Thương thảo hợp đồng

51

Giai đoạn V - Thanh lÝ hợp đồng


55


×