Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm da ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.81 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NẤM DA
Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÁI BÌNH
Nguyễn Thị Huyền Sương1, Võ Thị Thanh Hiền1, Đinh Thị Thanh Mai1,
Vũ Văn Thái1, Trịnh Văn Khương1, Đỗ Thị Huỳnh2
TÓM TẮT

29

Nấm da là một trong những bệnh phổ biến
nhất ở người và phân bố ở khắp nơi nhất là các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trong nghiên
cứu tỷ lệ nhiễm và một số yếu tố liên quan đến
nhiễm nấm da ở bệnh nhân đến khám tại bệnh
viện Da liễu Thái Bình cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm
da chiếm 56,5%, trong đó lứa tuổi 20 – 39 chiếm
tỷ lệ 42%, chủ yếu là học sinh sinh viên chiếm tỷ
lệ 25,3%. Và mặc quần áo ẩm có nguy cơ mắc
bệnh cao gấp 3,3 lần so với những bệnh nhân
khác. Có mối liên quan giữa cơ địa ra mồ hơi
nhiều với tình trạng nhiễm nấm da. Những người
có cơ địa ra mồ hơi nhiều có nguy cơ mắc bệnh
nấm da cao gấp 2,6 lần những người khác có ý
nghĩa thống kê với p = 0,001.
Từ khóa: nấm da, yếu tố liên quan, Bệnh viện
Da liễu Thái Bình.

SUMMARY
RESEARCH RATE AND SOME
FACTORS RELATED TO


DERMATOPHYTOSIS IN PATIENTS
VISITING THAI BINH
DERMATOLOGY HOSPITAL

Trường Đại học Y Dược Hải Phịng
Bệnh viện Da liễu Thái Bình
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Huyền Sương
Email:
Ngày nhận bài: 11.2.2022
Ngày phản biện khoa học: 16.3.2022
Ngày duyệt bài: 20.6.2022
1
2

Dermatophytosis one of the most common
diseases in humans and is widely distributed,
especially in tropical and subtropical countries.
In a study on the infection rate and some factors
related to dermatophytosis in patients visiting
Thai Binh Dermatology Hospital, the rate of
dermatophytosis accounted for 56.5%, of which
the age group 20 - 39 accounting for 42%,
mainly students for 25.3%. And wearing damp
clothes was 3.3 times more likely to get sick than
other patients. There is a relationship between
excessive sweating and dermatophytosis. People
who tend to sweat a lot have a 2.6 times higher
risk of vitiligo than others, statistically significant
with p = 0.001.
Keywords: Dermatophytosis, factorsn related,

Thai Binh Dermatology Hospital.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh nấm da (Dermatophytosis) là một
trong các bệnh phổ biến nhất ở người và
phân bố ở khắp nơi nhất là các nước nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Tác nhân gây bệnh nấm
da được chia làm hai nhóm chính là vi nấm
dạng sợi và vi nấm hạt men. Trên thế giới,
theo ước tính có ít nhất từ 10 – 20 % dân số
có thể mắc bệnh nấm da [8]. Trong nấm
ngoại biên thì nấm da chiếm tỷ lệ cao hơn so
với nấm ở các vị trí khác và chủ yếu gặp ở
những người trẻ tuổi hay vận động. Các yếu
tố môi trường tự nhiên liên quan tới bệnh
nấm da cũng được nhiều tác giả đề cập tới,
nhất là yếu tố về thời tiết và khí hậu, ngồi ra
cịn một số yếu tố liên quan như tuổi, giới

193


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

tính và nghề nghiệp, thói quen, vệ sinh cá
nhân,… cũng ảnh hưởng đến bệnh nấm da.
Việt Nam là khu vực có khí hậu nhiệt đới,
điều kiện mơi trường nóng ẩm thường xuyên
cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm ngoại
biên phát triển, đặc biệt là nấm da. Ở nước

ta, theo ý kiến nhận xét của tác giả Nguyễn
Thái Dũng và cộng sự (2017) có kết quả tiếp
xúc với đất, động vật, sống tập tập thể, mặc
chung quần áo và dùng chung khăn tắm tăng
nguy cơ nhiễm bệnh nấm da [4]. Xuất phát từ
thực, trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu tỷ lệ và một số yếu tố
liên quan đến bệnh nấm da ở bệnh nhân đến
khám tại Bệnh viện Da liễu Thái Bình” với
hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng bệnh nấm da ở bệnh
nhân tại Bệnh viện Da liễu Thái Bình năm
2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến
bệnh nấm da ở bệnh nhân tại địa điểm
nghiên cứu.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân đến khám tại phòng
khám nấm Bệnh viện Da liễu Thái Bình.
* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Không sử dụng thuốc kháng nấm trước
đó.
- Đối với điều tra KAP: đối tượng nghiên
cứu ≥11 tuổi.
* Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh nấm:
- Lâm sàng: là các dát đỏ, hồng hoặc thẫm
màu, có hình trịn hoặc bầu dục, ranh giới rõ,
có bờ viền rõ rệt, trên bờ viền có mụn nước,

vảy khơ, bờ đa cung, có xu hướng lành giữa.
Ngứa tại tổn thương và tăng lên khi ra mồ
hôi.

194

- Xét nghiệm: soi tươi từ vảy da tại tổn
thương có sợi nấm, bào tử nấm hoặc nấm
men.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm khám, phỏng vấn, lấy mẫu
bệnh phẩm, xét nghiệm nấm trực tiếp được
thực hiện tại Bệnh viện Da liễu Thái Bình.
-Thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2021
đến tháng 09/2021
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương
pháp mô tả cắt ngang.
- Phương pháp nghiên cứu thực trạng
bệnh nấm da: Mô tả tỷ lệ mắc bệnh qua điều
tra cắt ngang.
- Phương pháp nghiên cứu một số yếu tố
liên quan đến bệnh nấm da: Mơ tả có phân
tích qua điều tra KAP của đối tượng nghiên
cứu về bệnh nấm da.
2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu thực trạng nấm
da: Chọn mẫu thuận tiện, chọn các bệnh nhân
đến khám tại phòng khám nấm của Bệnh
viện Da liễu Thái Bình trong thời gian từ

01/01/2021 đến 30/09/2021 có đủ tiêu chuẩn
theo nghiên cứu. Thực tế chúng tôi đã lựa
chọn được 308 bệnh nhân đưa vào nghiên
cứu thực trạng nhiễm nấm da.
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu một số yếu tố
liên quan đến bệnh nấm da: chúng tôi đã
phỏng vấn kiến thức thực hành của đối tượng
nghiên cứu ≥ 11 tuổi. Thực tế chúng tôi đã
lựa chọn được 235 bệnh nhân đưa vào
nghiên cứu.
2.5. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả tỷ lệ bệnh nấm da.
- Mô tả tỷ lệ bệnh nấm da theo tuổi, nghề
nghiệp.
- Phân tích một số yếu tố liên quan đến
bệnh nấm da của bệnh nhân.


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

2.6. Phương pháp thu thập số liệu và kỹ
thuật sử dụng trong nghiên cứu
* Kỹ thuật xét nghiệm nấm trực tiếp
Được thực hiện đánh giá bởi cán bộ
phòng xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Thái
Bình.
- Ghi tên, mã số bệnh nhân lên lam kính
sạch.
- Lấy bệnh phẩm vào giữa lam kính.
- Nhỏ dung dịch KOH vào bệnh phẩm.

- Để ở nhiệt độ phịng 30 phút.
- Soi kính hiển vi tìm nấm.
- Nhận định kết quả:
+ Dương tính: khi thấy sợi nấm hay đoạn
sợi nấm có dáng dấp mềm, thành tế bào sợi
hơi đậm, bào tương đục hơn, ngồi ra cịn có
thể thấy bào tử nấm hoặc thấy tế bào nấm
men hình trịn hoặc hình bầu dục.
+ Âm tính: khi soi ít nhất 30 vi trường mà
không thấy sợi nấm hay bào tử nấm hay tế
bào nấm men.
* Phỏng vấn kiến thức thực hành:

Phỏng vấn kiến thức thực hành của bệnh
nhân ≥ 11 tuổi về bệnh nấm da theo phiếu
điều tra đã được thiết kế sẵn.
2.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được nhập và xử lý bằng phần
mềm thống kê y sinh học SPSS 20.0.
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu đã được Hội đồng khoa học
thông qua.
Nghiên cứu được tiến hành khi có sự cam
kết giữa người nghiên cứu và cơ quan chủ
quản là Bệnh viện Da liễu tỉnh Thái Bình.
Những bệnh nhân tự nguyện tham gia
nghiên cứu mới đưa vào danh sách sau khi đã
được giải thích rõ về mục đích và yêu cầu
của nghiên cứu. Các bệnh nhân từ chối tham
gia nghiên cứu vẫn được khám tư vấn, điều

trị chu đáo, khơng có phân biệt đối xử.
Các thơng tin cá nhân của bệnh nhân được
giữ bí mật và mọi số liệu thu được chỉ nhằm
phục vụ cho công tác nghiên cứu và không
sử dụng cho mục đích nào khác.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm nấm da
3.1. Thực trạng nhiễm nấm da

Hình 3.1. Tỷ lệ bệnh nấm da của đối tượng nghiên cứu (n = 308)
Nhận xét: Kết quả trên cho thấy có 174 đối tượng chiếm 56,5% có kết quả xét nghiệm
nấm dương tính.

195


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nấm da theo nhóm tuổi (n = 174)
Tuổi
Số lượng bệnh nhân
< 10 tuổi
24
10 - 19 tuổi
14
20 - 39 tuổi
73

Tỉ lệ %

13,8
8,0
42,0

40 - 59 tuổi
47
27,0
≥ 60 tuổi
16
9,2
Tổng
174
100,0
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những
người bị bệnh là 20 - 39 tuổi với 42,0%; tiếp đến nhóm tuổi 40 - 59 chiếm 27,0%; là nhóm
tuổi dưới 10 tuổi với 13,8%; nhóm tuổi 10 - 19 chiếm 8,0%; nhóm tuổi ≥ 60 chiếm 9,2%.
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nấm da theo nghề nghiệp (n = 174)
Nghề nghiệp
n
%
Nông dân
37
21,3
Công nhân
43
24,6
Học sinh, sinh viên
44
25,3
Cán bộ viên chức

25
14,4
Khác (buôn bán, tự do)
25
14,4
Tổng cộng
174
100,0
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy phân bố nghề nghiệp của đối tượng, chiếm tỷ lệ cao
nhất là học sinh, sinh viên với 25,3%; công nhân chiếm 24,6%; nông dân chiếm 21,3% và cán
bộ viên chức chiếm 14,6%. Ngồi ra cịn có 14,4% là nghề khác.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến bệnh nấm da ở đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.3 Mối liên quan giữa bệnh nấm da và giới tính (n = 308)
Bệnh

Khơng
Tổng
Giới
Nam
110
72
182
Nữ
64
62
126
Tổng
174
134
308

OR = 1,5;
95%CI = 0,9 - 2,3;
p > 0,05
Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nam giới có nguy cơ nhiễm nấm cao hơn gấp 1,5 lần
so với nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

196


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

Bảng 3.4 Mối liên quan giữa yếu tố cơ địa với bệnh nấm da của đối tượng nghiên cứu
(n = 235)
Bệnh

Khơng
Tổng
Cơ địa

88
32
120
Khơng
59
56
115
Cơ địa ra
mồ hơi nhiều
Tổng
147

88
235
OR = 2,6
; CI95% = 1,5 - 4,5
; p = 0,001
Nhận xét: Có mối liên quan giữa cơ địa ra mồ hơi nhiều với tình trạng nhiễm nấm ngoại
biên. Những người có cơ địa ra mồ hơi nhiều có nguy cơ mắc bệnh nấm ngoại biên cao gấp
2,6 lần những người khác có ý nghĩa thống kê với p = 0,001 (CI95% = 1,5 - 4,5).
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa một số yếu tố hành vi với nhiễm nấm da của đối tượng
nghiên cứu (n=235)
Bệnh nấm da
Bệnh
Tổng
Hành vi

Khơng
Khơng
97
64
161

50
24
74
Tắm ngay
Tổng
147
88
235
OR = 1,4

; CI95% = 0,8 - 2,4
; p > 0,05

74
57
131
Khơng
73
31
104
Dùng xà
phịng
Tổng
147
88
235
OR = 0,55
; CI95% = 0,3 - 0,9
; p < 0,05
Khơng
23
14
37
Thay giặt

124
74
198
quần áo sinh
hoạt hàng

Tổng
147
88
235
ngày
OR = 1,0
; CI95% = 0,5 - 2,1
; p > 0,05
Khơng
44
15
59
Thay giặt

103
73
176
quần áo đi
làm hàng
Tổng
147
88
235
ngày
OR = 0,48
; CI95% = 0,5 - 2,1
; p > 0,05

104
37

141
Khơng
43
51
94
Mặc quần áo
ẩm
Tổng
147
88
235
OR = 3,3
; CI95% = 1,9 - 5,8
; p = 0,0001

197


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHỊNG


40
16
56
Khơng
107
72
179
Nhà ở ẩm
thấp

Tổng
147
88
235
OR = 1,7
; CI95% = 0,9 - 3,2
; p > 0,05
Nhận xét: Mặc quần áo ẩm có mối liên quan đến bệnh nấm da. Bệnh nhân mặc quần áo
ẩm có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao gấp 3,3 lần so với bệnh nhân khác có ý nghĩa thống kê
với p < 0,0001.
IV. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng nhiễm nấm da
Nghiên cứu tỷ lệ bệnh nấm da của chúng
tơi dựa trên các trường hợp có triệu chứng
lâm sàng nghi nhiễm nấm và có kết quả xét
nghiệm nấm. Chúng tơi khơng tính trên tổng
số những người đến khám vì có nhiều trường
hợp nhiễm nấm khơng có triệu chứng.
Chúng tôi thu thập thông tin trên 308 bệnh
nhân, kết quả xét nghiệm nấm trực tiếp xác
định được 174 trường hợp dương tính chiếm
tỷ lệ 56,5% chủ yếu là nấm da
Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quý Thái cho
thấy tỷ lệ nhiễm nấm da là 66,4%. Điều này
có thể giải thích do đặc điểm đối tượng
nghiên cứu của tác giả là các công nhân khai
thác than, có mơi trường làm việc đặc thù là
yếu tố nguy cơ cao của bệnh nấm da [3].
Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm nấm này của

chúng tôi lại cao hơn rất nhiều nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Hoàng Ân được thực
hiện ở người bệnh khám tại Bệnh viện
Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa, khi
đánh giá một số đặc điểm nhiễm nấm da ở
người bệnh đồng thời xác định tỷ lệ các loài
nấm da gây bệnh nấm da trên 300 người

198

bệnh, kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm nấm da ở
người bệnh là 6,27% [2].
Nấm da gặp ở mọi lứa tuổi. Trong nghiên
cứu của chúng tơi, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất trong số những người bị bệnh là 20 - 39
tuổi với 42,0%; tiếp đến nhóm tuổi 40 - 59
chiếm 27,0%; là nhóm tuổi dưới 10 tuổi với
13,8%; nhóm tuổi 10 - 19 chiếm 8,0%; nhóm
tuổi ≥ 60 chiếm 9,2%. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên
cứu của tác giả Khodadadi khi đánh giá tỷ lệ
nhiễm nấm trên da ở Shiraz, Iran kéo dài 5
năm (2015–2019) cũng cho kết quả nhóm
tuổi cao nhất là 21–40 tuổi với 786 người
(43,5%) và thấp nhất là trên 60 tuổi với 196
người (10,8%) [6]. Nghiên cứu của tác giả
Huỳnh Quốc Tuấn về thực trạng nhiễm nấm
trên da-niêm mạc và một số yếu tố liên quan
ở người bệnh da liễu tại Bệnh viện Phong-Da
liễu Trung ương Quy Hòa, cho thấy tỷ lệ

nhiễm nấm da và niêm mạc cao nhất ở nhóm
tuổi trẻ từ 16 - 25 tuổi với 32,5% [1]. Có thể
đây là lứa tuổi trưởng thành, hoạt động
nhiều, tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy cơ
khác nhau nên hay có tổn thương ở da nói
chung và nhiễm nấm da nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho
thấy về nghề nghiệp, chiếm cao nhất là học


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

sinh, sinh viên với 25,3%; công nhân chiếm
24,6%; nông dân chiếm 21,3% và cán bộ
viên chức chiếm 14,6%. Ngồi ra cịn có
14,4% là nghề khác như bn bán, nghề tự
do. Có thể thấy tình trạng này rất phổ biến ở
học sinh, sinh viên gây ra bệnh tật và làm
giảm chất lượng cuộc sống của trẻ, đặt ra
một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn. Các yếu
tố như vệ sinh cá nhân kém, thường xuyên
tiếp xúc với người khác, vệ sinh môi trường
kém, dân số q đơng và tình trạng kinh tế xã
hội thấp khiến trẻ em trong độ tuổi đi học dễ
bị nhiễm nấm. Đồng thời sinh viên là đối
tượng mắc nấm da cao nhất do điều kiện sinh
hoạt còn thiếu thốn, sống tập thể, có thói
quen ngủ chung và dùng chung đồ của nhau,
đồng thời cũng chưa có ý thức phòng chống
bệnh tạo điều kiện thuận lợi cho nấm lây lan

và phát triển. Các nghiên cứu từ các vùng
Đông và Nam của Châu Phi cho thấy tỷ lệ
nhiễm nấm da ở học sinh ở các nước đang
phát triển nằm trong khoảng từ 20% đến
90% [7].
4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm
nấm da ở đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho
thấy nam giới có nguy cơ nhiễm nấm cao
hơn gấp 1,5 lần so với nữ giới, tuy nhiên sự
khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê với p >
0,05. Theo các tác giả thì tỷ lệ mắc nấm
ngoại biên cao hơn ở nam giới có thể liên
quan tới yếu tố hormon (progesteron có tác
dụng ức chế nấm ngoại biên) hay yếu tố hành
vi (nam giới hoạt động thể lực, ngồi trời hay
các hoạt động có tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn
nữ giới) do đó bệnh nấm ngoại biên thường

hay gặp ở nam giới hơn so với nữ giới.
Ra mồ hôi nhiều cũng liên quan tới tỷ lệ
mắc bệnh nấm da. Làn da ẩm ướt với nhiều
mồ hôi và các chất bài tiết trên da là môi
trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh
sôi phát triển gây ra các vấn đề về da như
mụn nhọt, ban sẩn, mề đay và đặc biệt là
nấm da. Do đặc điểm các loại nấm đều ưa độ
ẩm nên ra mồi hôi nhiều được coi là yếu tố
nguy cơ với hầu hết các thể bệnh nấm da.
Khi mồ hôi ra nhiều, sự bài tiết amoniac

tăng, làm pH của da chuyển về hướng kiềm
(đạt 6,5 - 7,5) tạo điều kiện cho hoạt động
của các enzyme proteinase của nấm da. Mặt
khác, khi mồ hôi ra nhiều, hiệu quả diệt
khuẩn của axit béo sẽ giảm và còn làm giảm
sức đề kháng của da do đó đã làm tăng mức
độ bệnh. Tác giả Krishnan và cộng sự trong
nghiên cứu của họ phát hiện ra rằng ngứa
chủ yếu xuất hiện khi đổ nhiều mồ hôi [5].
Trong nghiên cứu của chúng tơi cũng đã chỉ
ra có mối liên quan giữa cơ địa ra mồ hôi
nhiều với tình trạng nhiễm nấm da. Những
người có cơ địa ra mồ hơi nhiều có nguy cơ
mắc bệnh nấm ngoại biên cao gấp 2,6 lần
những người khác có ý nghĩa thống kê với p
= 0,001 (CI95% = 1,5 - 4,5). Kết quả của
chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thái Dũng cũng cho thấy người
cơ địa ra mồ hôi nhiều đều tăng nguy cơ mắc
bệnh nấm mức độ vừa - nặng hơn so với
người bình thường [4].
Quần áo ẩm mốc khơng những có mùi
khó chịu, làm giảm đi sự tự tin của người
mặc mà khi mặc quần áo bị ẩm ướt, nấm
199


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHỊNG

mốc có thể bám vào da, gây ra dị ứng, nhiễm

trùng da, nhất là những vùng da nhạy cảm
hoặc da của trẻ nhỏ. Kết quả nghiên cứu của
chúng tơi cho thấy mặc quần áo ẩm có mối
liên quan đến nhiễm nấm. Bệnh nhân mặc
quần áo ẩm có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao
gấp 3,3 lần so với bệnh nhân khác có ý nghĩa
thống kê với p < 0,0001. Nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thái Dũng cũng cho thấy tỷ lệ
bệnh nhân hay mặc quần áo ẩm mắc bệnh
mức độ nhẹ thấp; mức độ vừa và nặng là chủ
yếu (50/68 = 73,5%); ngược lại tỷ lệ mắc
bệnh nhẹ ở bệnh nhân không hay mặc quần
áo ẩm (64/116 = 55,2%) [4].
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ nhiễm nấm da tại Bệnh viện Da liễu
Thái Bình năm 2021 là 56,5% trong đó lứa
tuổi 20 – 39 chiếm tỷ lệ 42%, chủ yếu là học
sinh sinh viên chiếm tỷ lệ 25,3%. Mặc quần
áo ẩm có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3,3 lần
so với những bệnh nhân khác có ý nghĩa
thống kê với p < 0,0001. Có mối liên quan
giữa cơ địa ra mồ hơi nhiều với tình trạng
nhiễm nấm da. Những người có cơ địa ra mồ
hơi nhiều có nguy cơ mắc bệnh nấm da cao
gấp 2,6 lần những người khác có ý nghĩa
thống kê với p = 0,001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Quốc Tuấn (2017).Thực trạng nhiễm
nấm trên da-niêm mạc và một số yếu tố liên


200

quan ở người bệnh da liễu tại Bệnh viện
Phong-Da liễu Trung ương Quy Hòa, năm
2016 – 2017, Tạp chí Y học dự phịng. 27(9),
tr. 45-56.
2. Nguyễn Hoàng Ân (2019). Đặc điểm một số
loài nấm sợi gây bệnh nấm da ở bệnh nhân
đến khám điều trị tại Bệnh viện Phong-Da
liễu Trung ương Quy Hịa, Tạp chí Y học dự
phòng. 29(6), tr. 45-49.
3. Nguyễn Quý Thái (2004). Đặc điểm dịch tễ
học, yếu tố nguy cơ và giải pháp can thiệp
phịng bệnh nấm da cho cơng nhân khai thác
than tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ y học,
Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thái Dũng (2017). Nghiên cứu một
số đặc điểm nhiễm nấm da và kết quả điều trị
ở bệnh nhân tại Trung tâm Chống Phong - Da
liễu tỉnh Nghệ An 2015 - 2016, Luận án tiến
sĩ y học Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương.
5. Ajaykrishnan and Thappa D.M. (2003),
Morphological, and pigmentary variations of
tinea. 48(2), pp. 83-86.
6. Khodadadi H. and Zomorodian K. (2021).
Prevalence of superficial‐cutaneous fungal
infections in Shiraz, Iran: A five‐year
retrospective study (2015–2019), Journal of
Clinical Laboratory Analysis. 35(7), pp. 2-6.

7. Nweze E. I. and Eke I. E. (2018).
Dermatophytes and dermatophytosis in the
eastern and southern parts of Africa, Medical
Mycology. 56(1), pp. 13-28.
8 . Gupta A, Simpson F (2012). Device-based
therapies for onychomycosis treatment, Skin
Therapy Lett;17(9):4-9.



×