Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận xét suy giảm nhận thức và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.84 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

NHẬN XÉT SUY GIẢM NHẬN THỨC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 CAO TUỔI
ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Lại Thanh Hà*, Trần Thị Nhị Hà**,
Nguyễn Thế Anh*, Nguyễn Thị Phương Nam*
TÓM TẮT

2

Đặt vấn đề: Đái tháo đường týp 2 là một yếu
tố nguy cơ độc lập của suy giảm nhận thức nhẹ
và sút trí tuệ. Mục tiêu:1.Nhận xét đặc điểm suy
giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn. 2.Tìm
hiểu mối liên quan của một số yếu tố với suy
giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo đường
typ 2 cao tuổi. Đối tượng và phương pháp:
Nghiên cứu mô tả cắt ngang suy giảm nhận thức
và một số yếu tố liên quan ở 210 bệnh nhân đái
tháo đường typ 2 từ 60 tuổi trở lên, điều trị tại
bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 01/2020 đến
tháng 10/2020. Kết quả: Tỷ lệ suy giảm nhận
thức của bệnh nhân đái tháo đường là 29,0%.
Trong đó suy giảm nhận thức nhẹ chiếm tỷ lệ
77%, trung bình là 16,4% và nặng : 6,6 %; Tuổi
cao, tăng huyết áp, nhồi máu não là những yếu
tố liên quan đến suy giảm nhận thức ở bệnh nhân
đái tháo đường cao tuổi.
Từ khóa: Đái tháo đường, suy giảm nhận


thức, sa sút trí tuệ

*Bệnh viện Thanh Nhàn
**Sở Y tế Hà Nội
Chịu trách nhiệm chính: Lại Thanh Hà
Email:
ĐT: 0904516365
Ngày nhận bài: 15/5/2022
Ngày phản biện khoa học: 10/6/2022
Ngày duyệt bài: 25/6/2022

SUMMARY
TO COMMENT ON COGNITIVE
IMPAIRMENT AND SOME RELATED
FACTORS OF THE ELDERLY TYPE II
DIABETES PATIENT, TREATED AT
THANH NHAN HOSPITAL
Background: Type 2 diabetes is an
independent risk factor for mild cognitive
impairment and dementia. Objectives: 1. Review
the characteristics of cognitive impairment in
patients with type 2 diabetes treated at Thanh
Nhan hospital. 2. Understanding the relationship
of some related factors of cognitive impairment
in elderly type 2 diabetes patients. Subjects and
methods: A cross-sectional descriptive study of
cognitive decline and some related factors in 210
type 2 diabetes patients aged 60 years and older,
treated at Thanh Nhan hospital from January
2020 to October 2020. Results: The rate of

cognitive impairment of diabetic patients was
29.0%. In which mild cognitive impairment
accounted for 77%, medium cognitive
impairment was 16.4% and, severe: 6.6%. Old
age, hypertension, cerebral infarction are factors
related to cognitive decline in elderly diabetic
patients.
Keywords: Diabetes, cognitive impairment,
dementia

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong
những bệnh khơng lây nhiễm có tốc độ phát
triển nhanh nhất. ĐTĐ typ 2 là bệnh thường
9


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

gặp trên người cao tuổi và có tỷ lệ mắc cao
(>10%). Đái tháo đường (ĐTĐ) đã được
chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập
của sa sút trí tuệ (SSTT) và suy giảm nhận
thức (SGNT) nhẹ. Suy giảm nhận thức
(SGNT) là sự thoái hoá thần kinh mắc phải
về khả năng nhận thức có thể làm ảnh hưởng
tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Chức
năng nhận thức bị suy yếu có thể dẫn đến
việc tuân thủ kém với điều trị, kiểm soát
đường huyết kém hơn do thất thường của chế

độ ăn và thuốc men và làm tăng nguy cơ hạ
đường huyết. Lợi ích của việc phát hiện sớm
suy giảm nhận thức ở bệnh nhân đái tháo
đường giúp định hướng các bác sĩ lâm sàng
tạo cơ hội để xem xét can thiệp suy giảm
nhận thức liên quan đến bệnh ĐTĐ như kiểm
soát đường huyết tối ưu, kiểm soát huyết áp
và mỡ máu, cho phép các bệnh nhân và gia
đình được hưởng lợi ích sớm với kế hoạch tài
chính và xã hội, đồng thời giúp tiếp cận
thông tin về các nhóm hỗ trợ và tư vấn.
Chính vì vậy chúng tơi tiến hành đề tài này
với mục tiêu:
- Nhận xét đặc điểm suy giảm nhận thức
trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị
tại bệnh viện Thanh Nhàn.
- Tìm hiểu mối liên quan của một số yếu
tố với suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái
tháo đường typ 2 cao tuổi.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng được chọn là những bệnh nhân
≥ 60 tuổi đã được chẩn đoán xác định ĐTĐ
typ 2 đang theo dõi điều trị tại bệnh viện
Thanh Nhàn, Hà Nội từ tháng 1 năm 2020
đến tháng 10 năm 2020.
*Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân ≥ 60 tuổi (theo quy định
Điều 1, Pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam)

10

- Được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 theo tiêu
chuẩn của IDF 2013: Bệnh nhân có ít nhất 1
trong 4 tiêu chuẩn sau
1. Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0
mmol/l (126 mg/dl) ở ít nhất 2 lần xét
nghiệm.
2. Mức glucose huyết tương ≥ 11,1
mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau khi
làm nghiệm pháp dung nạp glucose máu
bằng đường uống 75g đường.
3. HbA1c ≥ 6,5%.
4. Có các triệu chứng của bệnh ĐTĐ về
mặt lâm sàng + mức glucose huyết tương ở
thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
* Chẩn đoán typ 2:
- Tuổi khởi phát thường > 30.
- Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ.
- Thể trạng hay gặp béo.
- Tiền sử: Đái tháo đường thai kỳ ở nữ.
- Điều trị: chế độ ăn, sunfonylureas có
hiệu quả, insulin được chỉ định theo giai
đoạn bệnh.
* Tiêu chuẩn loại trừ
- BN hoặc gia đình không đồng ý tham
gia nghiên cứu.
- BN bị trầm cảm và/ hoặc bệnh tâm thần
kèm theo.
- BN đang bị đột quỵ não, chấn thương sọ

não, u não, viêm não.
-BN đang được điều trị bằng thuốc an
thần kinh, thuốc kháng cholinergic.
- BN bị suy giáp chưa điều trị.
- BN bị câm, khiếm khuyết các giác quan:
mù, điếc.
- BN mù chữ, không biết đọc biết viết.
2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt
ngang.
- Cỡ mẫu : Theo cơng thức tính cỡ mẫu
cho ước lượng một tỷ lệ: n = z21-α/2.p.(1p)/d2
• p = 0,16 ; d = 0.05; Z = 1.96


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

• n = 206
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng giá trị
p=0,16 từ nghiên cứu của tác giả Phạm
Thắng (2014) .
- Quy trình nghiên cứu, kỹ thuật và công
cụ thu thập thông tin
+ Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu được
tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu thông
qua bệnh án nghiên cứu (phụ lục1) được thiết
kế sẵn gồm có: Hành chính, tiền sử bệnh tật,
thời gian mắc bệnh, thăm khám lâm sàng,
cận lâm sàng, kết quả đánh giá suy giảm
nhận thức theo thang điểm trắc nghiệm tâm
thần

tối
thiểu
(Minimental
state
Examination/MMSE) , kết quả đánh giá hoạt
động chức năng hàng ngày bằng công cụ
theo thang điểm
IADL (Instrumental
Activity Daily Living Scale).
+ Xác định đối tượng mắc ĐTĐ typ 2 để
tiến hành nghiên cứu (theo tiêu chuẩn chẩn
đoán ĐTĐ typ2).
Dựa theo tiêu chuẩn của IDF 2013 chẩn
đoán ĐTĐ typ 2 cho người cao tuổi.
+ Đánh giá suy giảm nhận thức ở các đối
tượng
* Đánh giá chức năng nhận thức: Sử dụng
thang điểm đánh giá tâm thần tối thiểu
(mini–mental stateexamination (MMSE) hay
còn gọi là Folstein test là một bảng câu hỏi
ngắn 30 điểm được dùng để sàng lọc suy
giảm nhận thức (phụ lục 2).

Đánh giá kết quả: Khơng có suy giảm
nhận thức : ≥ 24; Suy giảm nhận thức nhẹ :
20 – 23; Suy giảm nhận thức vừa : 14 – 19;
Suy giảm nhận thức nặng : 0 – 13
+ Đánh giá hoạt động chức năng hàng
ngày (ADLs/ Activities of Daily Living
scale)

* Đánh giá hoạt động cơ bản hàng ngày
thông qua thang điểm đánh giá hoạt động
hàng ngày (ADLs /Activities of Daily Living
scale). Thang điểm đánh giá hoạt động hàng
ngày gồm 6 mục bao gồm: tắm rửa, mặc
quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, sự tự chủ (đại,
tiểu tiện), ăn uống. Đánh giá : 0 điểm nếu
phụ thuộc, 1 điểm nếu không phụ thuộc.
Điểm tối đa của thang điểm này là 6 điểm,
tối thiểu là 0 điểm. Điểm tối đa với một
người bình thường khỏe mạnh là 6 điểm;
dưới 6 điểm là có suy giảm chức năng hoạt
động hàng ngày.
* Đánh giá hoạt động chức năng hàng
ngày có sử dụng phương tiện, dụng cụ
(Instrumental Activity Daily Living/IADL).
Đánh giá bằng thang điểm Lawton. Phỏng
vấn bệnh nhân/người chăm sóc theo 8 câu
hỏi về các hoạt động sinh hoạt hàngngày của
bệnh nhân khi sử dụng các dụng cụ phương
tiện: Điểm tối đa đối với một người bình
thường khỏe mạnh là 8 điểm; dưới 8 điểm là
có suy giảm chức năng hoạt động hàng ngày
có sử dụng dụng cụ, phương tiện.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm suy giảm nhận thức ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi
Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc-xã hội học của nhóm nghiên cứu (n = 210)
Đặc điểm nhân trắc – xã hội học
Số lượng (n)

Tỉ lệ (%)
Nam
58
27,6
Giới tính
Nữ
152
72,4
60-69
82
39,1
Nhóm tuổi
(năm)
70-79
100
47,6
11


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

≥80
28
13,3
Dưới phổ thơng trung học
119
56,7
Trình độ học vấn
Phổ thơng trung học
70

33,3
Trung cấp/cao đẳng/đại học
21
10,0
Tuổi trung bình (Trung bình ± độ lệch chuẩn)
72 ±6,3
Nhận xét: - Tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm 72,4%, nam chiếm 27,6%. Tỷ lệ nữ/nam là 2,6.
- Tuổi trung bình của bệnh nhân là 72,0 ± 6,3, thấp nhất là 60 tuổi và cao nhất 86 tuổi
- Tỷ lệ bệnh nhân có trình độ học vấn dưới PTTH cao nhất là 56,7% (119 bệnh nhân).

Biểu đồ 1. Mức độ suy giảm nhận thức của nhóm suy giảm nhận thức (SGNT) (n=61)
Nhận xét: Trong nhóm SGNT chung số bệnh nhân SGNT nặng chiếm tỷ lệ 6,6% (4 bệnh
nhân) ; SGNT vừa là 16,3%, số bệnh nhân SGNT nhẹ là 47 chiếm tỷ lệ cao nhất (77,0%).
Bảng 2. Đặc điểm rối loạn nhận thức của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm SGNT
n
Tỷ lệ %
Đánh giá về định hướng (10đ)
21
34,5
Đánh giá khả năng ghi nhận (trí nhớ tức thì) (3đ)
05
8,2
Đánh giá sự chú ý và tính tốn (5đ)
48
78,7
Đánh giá khả năng hồi ức nhớ lại (3đ)
39
63,9
Đánh giá về ngôn ngữ (8đ)

42
68,8
Đánh giá khả năng tưởng tượng, trừu tượng (1đ)
51
83,6
Nhận xét: Tỷ lệ suy giảm nhận thức về sự chú ý và tính tốn gặp ở 48BN (78,7%); 83,6 %
số BN suy giảm về khả năng trìu tượng; 63,9 % số BN suy giảm khả năng hồi ức nhớ lại.
2. Một số yếu tố liên quan với suy giảm nhận thức

12


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Bảng 3. Liên quan giữa suy giảm nhận thức và một số yếu tố nguy cơ
Đánh giá nhận thức (MMSE)
OR; (95%CI)
Yếu tố nguy cơ
SGNT
Không SGNT
p
n
%
n
%

52
33,1
105
66,9

2,42;(1,09-5,33)
THA
p=0,0283
Khơng
9
17,0
44
83,0

30
50,8
29
49,2
Nhồi máu
4,00;(2,10- 7,65)
não
p<0,0001
Khơng
31
20,5
120
79,5

4
33,3
Hút thuốc

Khơng
57
28,8

Nhận xét:
- Tỷ lệ SGNT trong nhóm có THA là
33,1% cao hơn tỷ lệ SGNT trong nhóm
khơng THA là 17,0% sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p<0,05)
- Tỷ lệ SGNT trong nhóm có nhồi máu
não (NMN) là 50,8% cao hơn tỷ lệ SGNT

8
66,7
1,23;(0,35- 4,2)
p=0,7367
141
71,2
trong nhóm khơng NMN là 20,5% sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,0001
- Tỷ lệ SGNT trong nhóm có hút thuốc lá
là 38,5% cao hơn tỷ lệ SGNT trong nhóm
khơng có hút thuốc lá là 28,8% tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p=
0,73 (>0,05).

Bảng 4. Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với SGNT
Yếu tố
p
OR
Tuổi ≥ 80
0,000
2,877
Giới

0,179
0,568
THA
0,521
1,350
RLMM
0,464
2,137
NMN
0,000
4,292
HbA1c
0,459
0,752
Thời gian mắc ĐTĐ
0,777
1,138
Nhận xét: Tuổi ≥ 80, NMN là 2 yếu tố tiên lượng độc lập.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm suy giảm nhận thức của
bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tơi, nhóm
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm từ 70-79
tuổi (47,6%), tỷ lệ thấp nhất là nhóm ≥80
tuổi chiếm 13,3%. Tuổi trung bình của bệnh
nhân cao tương đương với thời gian mắc
bệnh lâu, có nhiều bệnh lý phối hợp do đó

95%CI
1,824-7,933

0,249-1,296
0,540-3,379
0,280-16,320
1,963-9,385
0,354-1,599
0,464-2,792

làm tăng nguy cơ SGNT. Tuổi trung bình
trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương
đồng với nghiên cứu của Lê Anh Tú (2016)
là 71,9 ± 7,6 và của a Yaffe Kristin (2013)
tại Hoa Kỳ nghiên cứu trên 783 bệnh nhân
ĐTĐ typ 2 cao tuổi có tuổi trung bình là 74,0
giới tính nữ 47,6% có sự khác biệt về độ tuổi
trung bình này là do trong nghiên cứu này

13


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

người tham gia có tuổi từ 65 trở lên do hội
Lão khoa Mỹ quy định người cao tuổi là từ
65 tuổi trở lên. Tỷ lệ về giới nữ cao hơn nam
trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như
trong nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hằng
(2013): 61,5%, nam 38,5% nghiên cứu của
Hoàng Minh Khoa (2017): nữ chiếm tỷ lệ
61,3%, nam 38,7%. Tỷ lệ này phù hợp với
phân bố giới ở người cao tuổi: Nữ nhiều hơn

nam và tỷ lệ mắc ĐTĐ chung ở nữ cũng cao
hơn nam.
Trình độ học vấn có liên quan đến mức độ
hiểu biết về chăm sóc theo dõi và điều chỉnh
chế độ điều trị. Trong nghiên cứu của chúng
tôi số lượng bệnh nhân dưới phổ thông trung
học là 119 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 56,7% tỷ lệ
này gần tương tự như nghiên cứu của
Nguyễn Thị Hạnh (2014) (50% hết cấp I) tỷ
lệ này cao hơn trong nghiên cứu của Yaffe
Kristine (2013) bệnh nhân dưới phổ thông
trung học là 24,9%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 210
bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm
MMSE. Kết quả 29,0% bệnh nhân có SGNT
trong đó có tỷ lệ SGNT nặng là 6,6% (4 bệnh
nhân), SGNT nhẹ là 77,0 % (47%) và SGNT
trung bình là 16,3% (10 bệnh nhân). Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương tự của tác
giả Phạm Thắng SGNT nhẹ chiếm tỷ lệ 75%,
SGNT mức độ vừa và nặng chiếm tỷ lệ 25%
[28]. Nghiên cứu của chúng tơi có kết quả
tương tự với nghiên cứu của Yuko Murata và
cộng sự (2017) SGNT là 31,3%, SGNT nặng
là 26%, SSTT là 5,3% [33]. ĐTĐ typ 2 có
liên quan đến giảm trí nhớ, giảm tốc độ vận
động tâm lý và giảm chức năng điều hành
của thùy trán. Trong ĐTĐ typ 2, tăng đường
huyết mãn tính, thời gian dài của ĐTĐ typ 2,


14

sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ mạch
máu (ví dụ, tăng huyết áp và béo phì), và các
biến chứng vi mạch và đại mạch có liên quan
đến tăng nguy cơ phát triển rối loạn chức
năng nhận thức. Bệnh mất trí nhớ Alzheimer
và do thiếu máu cục bộ não có khả năng xảy
ra gần gấp đơi ở những người mắc bệnh
ĐTĐ so với các đối tượng không bị ĐTĐ
phù hợp với lứa tuổi. Tỷ lệ suy giảm nhận
thức cao ở người cao tuổi cho thấy điều quan
trọng là phải kiểm tra định kỳ rối loạn chức
năng nhận thức.
2. Một số yếu tố liên quan với suy giảm
nhận thức
Trong nghiên cứu của chúng tơi tỷ lệ
SGNT trong nhóm có THA là 33,1% cao hơn
tỷ lệ SGNT trong nhóm khơng THA là
17,0% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p= 0,025. Nguy cơ SGNT trong nhóm THA
cao gấp 2,5 lần với 95% CI là 1,09-5,3
(p<0,05). Các nghiên cứu trước đây đã chứng
minh rằng tăng huyết áp thực chất có mối
liên hệ nghịch với khả năng nhận thức, và
nghiên cứu Honolulo-Asia (1995) đã chứng
minh có mối liên quan giữa mức độ huyết áp
giữa cuộc đời và chức năng nhận thức ở cuối
cuộc đời. Nghiên cứu Uppsala (1998) đã
chứng minh rằng tăng huyết áp có liên quan

đến suy mịn nhận thức ở 999 nam giới theo
dõi 20 năm. Mối quan hệ giữa suy mòn nhận
thức với sự hiện diện của một trong hai bệnh
ĐTĐ và cao huyết áp cũng được quan sát
thấy trong nghiên cứu nguy cơ xơ vữa động
mạch trong cộng đồng ARIC (2011) được
tiến hành trong 6 năm, theo dõi gần 11.000
người trong độ tuổi từ 47-70 tuổi tại thời
điểm đánh giá ban đầu. Tăng insulin ở bệnh
nhân tăng huyết áp cũng đã được chứng


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

minh có liên quan đến hoạt động nhận thức
kém hơn.
Tỷ lệ SGNT trong nhóm có NMN cũ là
50,8% cao hơn tỷ lệ SGNT trong nhóm
khơng NMN cũ là 20,5% sự khác biệt khơng
có ý nghĩa thống kê với p= 0,00. Nguy cơ
SGNT trong nhóm NMN cũ cao gấp 4 lần
với 95% CI là 2,1 – 7,6 (p<0,01). Tỷ lệ
SGNT trong nhóm có hút thuốc lá là 38,5%
cao hơn tỷ lệ SGNT trong nhóm khơng có
hút thuốc lá là 28,8% tuy nhiên sự khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê với p= 0,73
(>0,05) (Bảng 3.8). Có kết quả này là do
trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi số
lượng những BN không bị rối loạn mỡ máu
nhỏ nên khơng tìm thấy sự khác biệt giữa 2

nhóm.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 210 bệnh nhân ĐTĐ typ
2 ≥ 60 tuổi theo dõi điều trị tại bệnh viện
Thanh Nhàn từ 01/2020 đến 10/2020 chúng
tôi rút ra kết luận sau:
- Tỷ lệ SGNT chung trong nhóm nghiên
cứu 29,0% trong đó SGNT nhẹ chiếm tỷ lệ
77%, SGNT trung bình là 16,4% và nặng:
6,6%.
- Tuổi cao, tăng huyết áp, tiền sử nhồi
máu não là những yếu tố liên quan đến suy
giảm nhận thức

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. International Diabetes Federation (2013),
Global Guideline for Managing Older People
with Type 2 Diabetes. />2. Biessels GJ et al (2006). "Risk of dementia in
diabetes mellitus: a systematic review".
Lancet Neurol, 5(1): 64-74.
3. Petersen RC et al (1999). "Mild cognitive
impairment: clinical characterization and
outcome". Arch Neurol, 56(3): 303-8.7.
4. Lê Anh Tú (2016), Đánh giá lão khoa toàn
diện ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao
tuổi tại bệnh viện Lão khoa trung
ương,Luậnvăn thạc sỹ y học Trường Đại học
Y Hà Nội : p. tr 36-53.
5.Võ Thành Nam, Trần Công Thắng,(2019)
“Suy giảm nhận thức trên bệnh nhân đái tháo

đường típ 2 có biến chứng thận”, Y Học TP.
Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
6. Murata Y (2016), "Cognitive impairment in
elderly patients with type 2 diabetes mellitus:
prevalence and related clinical factors".
Diabetology International, 8(2): 193-198.
7. Sinclair AJ, Girling AJ và Bayer AJ (2000),
"Cognitive dysfunction in older subjects with
diabetes mellitus: impact on diabetes selfmanagement and use of care services. All
Wales Research into Elderly (AWARE)
Study.", Diabetes Res Clin Pract, 50: 203–212.

15



×