Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kết quả nút mạch cầm máu ung thư biểu mô tế bào gan vỡ tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (608.55 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

KẾT QUẢ NÚT MẠCH CẦM MÁU UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN VỠ
TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Đào Quang Minh*, Vũ Duy Lâm*, Nguyễn Thành Vinh*
Trần Quyết Thắng*, Nguyễn Duy Thịnh*
TÓM TẮT

1

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm hình ảnh cắt lớp
vi tính, chụp mạch và kết quả nút mạch điều trị
ung thư biểu mô tế bào gan vỡ cấp cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả hồi cứu cắt ngang đánh giá kết
quả chụp và nút mạch cấp cứu trên 14 bệnh nhân
ung thư biểu mô tế bào gan vỡ từ tháng 1/2018
đến tháng 5 năm 2022 tại bệnh viện Thanh Nhàn.
Kết quả: Nhận xét về 14 bệnh nhân ung thư
biểu mô tế bào gan vỡ được nút mạch cầm máu
chúng tơi thấy: Đường kính lớn nhất u là 106.5±
30.2mm. Trên phim chụp mạch có 10/14 (71.4%)
có ổ chảy máu hoạt động, 2/14 trường hợp có ổ
giả phình (14.3%), 2/14 (14.3%) không thấy tổn
thương mạch. Vật liệu nút mạch được sử dụng
chủ yếu là Lipiodol/Doxorubicin có hoặc khơng
kết hợp với Spongel 10/14 (71.4%) trường hợp,
4/14 (28.6%) trường hợp dùng Spongel đơn
thuần. Cả 14/14 (100%) bệnh nhân đều cầm máu
thành công, không có trường hợp nào chảy máu
lại và phải can thiệp lần 2. Một bệnh nhân tử


vong trong vòng 1 tháng sau can thiệp do suy gan
phối hợp với viêm phổi nặng.
Kết luận: Nút mạch cầm máu cấp cứu ung
thư biểu mô tế bào gan vỡ là một trong những lựa
chọn an toàn và hiệu quả.
*Bệnh viện Thanh Nhàn
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Duy Thịnh
Email:
ĐT: 0977259241
Ngày nhận bài: 16/05/2022
Ngày phản biện khoa học: 15/06/2022
Ngày duyệt bài: 25/06/2022

Từ khóa: Chụp mạch, nút mạch, ung thư biểu
mô tế bào gan, u gan vỡ.

SUMMARY
RESULT OF EMBOLIZATION FOR
CONTROLLING HEMORRHAGE OF
RUPTURED HEPATOCELLULAR
CARCINOMA IN THE THANH NHAN
HOSPITAL
Objectives:
Evaluate
the
imaging
characteristics of hepatocellular carcinoma
(HCC) ruptured and the effectiveness of
transcatheter arterial embolization for controlling
hemorrhage.

Subjects
and
Methods:
Analyze
retrospectively the outcomes of 14 patients who
underwent abdominal CTscanner and urgent
transarterial embolization for spontaneous
ruptured HCC during the period from 01/2018 to
05/2022 in Thanh Nhan hospital.
Results: Mean tumor size: 106.5mm (longest
diameter). 10/14 patients (71.4%) exhibited
contrast extravasation on angiography, 2/14
patients (14.3%) exhibited pseudoaneurysm, 2/14
(14.3%) showed no vascular injury. The
embolization materials we used mostly was
Lipiodol/Doxorubicin with Spongel in 10/14
patients (71.4%), only Spongel 4/14 (28.6%).
The success rate of embolization in angiography
is 14/14 (100%). 1 patient die in one months after
the procedure due to liver failure and pneumonia
(7.2%).
Conclusion: Transarterial embolization is a
safe and effective method for controlling

3


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

spontaneous rupture of HCC.

Key words: angiography, embolization,
hepatocellular
carcinoma,
large
tumors
spontaneous rupture.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan là bệnh lý thường gặp và có
tỷ lệ tử vong cao, theo thống kê từ Globocan,
năm 2020 thế giới ghi nhận 905677 bệnh
nhân bị ung thư gan, đứng thứ 6 (4.7%) trong
số các bệnh ung thư với tỷ lệ tử vong đứng
thứ 2 (8.3%) sau ung thư phổi (18%). Tại
Việt Nam, ung thư gan đứng hàng đầu trong
số các bệnh ung thư về tỷ lệ mắc (14.5%)
cũng như tử vong (20.5%) [1].
Ung thư gan có nhiều biến chứng như: suy
gan, chảy máu tiêu hóa, vỡ u gan... Trong đó
vỡ u gan là biến chứng cấp tính địi hỏi xử trí
cấp cứu và có tỷ lệ tử vong cao.
Điều trị u gan vỡ gồm các phương pháp:
điều trị bảo tồn, phẫu thuật và nút mạch
đường động mạch. Điều trị bảo tồn áp dụng
trong trường hợp huyết động ổn định, tuy
nhiên nguy cơ chảy máu tái phát hoặc tử
vong cịn cao. Phẫu thuật có thể cầm máu
ngay lập tức thành cơng (70-100%) nhưng tỷ
lệ tử vong cịn cao (40-75%) [2].
Nút mạch đường động mạch là phương

pháp hiệu quả, áp dụng trong cả trường hợp
huyết động không ổn định. Phần lớn các
bệnh nhân ung thư gan vỡ thường có kích
thước lớn, trong tình trạng nặng. Trong
trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật
được, nút mạch là phương pháp thích hợp và
tỷ lệ tử vong trong 30 ngày thấp hơn so với
phẫu thuật [3].
Tại bệnh viện Thanh Nhàn, ung thư biểu
mô tế bào gan rất thường gặp. Tại đây, bệnh
nhân được điều trị theo nhiều phương pháp
như phẫu thuật, đốt sóng cao tần, can thiệp
nút mạch và điều trị đích. Trong đó can thiệp
4

nút mạch điều trị ung thư gan vỡ được triển
khai đồng thời với điều trị ung thư biểu mô
tế bào gan từ cuối năm 2017. Tuy nhiên chưa
có báo cáo đánh giá về hiệu quả điều trị can
thiệp nút mạch ung thư gan vỡ. Mục tiêu
nghiên cứu của đề tài là: “Đánh giá về tính
hiệu quả và an toàn của nút mạch điều trị
ung thư gan vỡ tại bệnh viện Thanh Nhàn”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 14 bệnh nhân được chẩn đốn ung
thư biểu mơ tế bào gan dựa theo các tiêu
chuẩn của Bộ Y Tế năm 2012 bao gồm: hình
ảnh u gan vỡ chảy máu ổ bụng trên phim
chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hoặc chụp mạch

số hóa xóa nền. Các bệnh nhân này đã được
can thiệp và nút mạch điều trị từ tháng
1/2018 đến tháng 5/2022.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống
kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0.
3. Phương tiện nghiên cứu
- Máy chụp mạch số hóa xóa nền J 630
của hãng GE.
- Máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy
Revolution của GE.
- Các loại ống thông Yashiro 5F,
Simmon 5F.
- Các loại vi ống thông từ 1.98F đến
2.7F.
- Các vật liệu can thiệp tắc mạch
Gelfoam (Spongel), Lipiodol/Doxorubicin,
keo sinh học, hạt PVA, hạt Embozene đa
kích cỡ.
4. Quy trình chụp và can thiệp nút
mạch ung thư gan vỡ.
4.1 Quy trình chụp cắt lớp vi tính.
Chụp gan ba pha, pha trước tiêm đánh giá
máu tụ, chảy máu ổ bụng. Pha động mạch


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

đánh giá tính chất ngấm thuốc của khối u,

bản đồ mạch máu và các hình thái tổn
thương mạch máu: ổ chảy máu hoạt động,
giả phình hoặc các thơng động tĩnh mạch.
Pha tĩnh mạch đánh giá sự thải thuốc và
huyết khối tĩnh mạch cửa.
4.2 Quy trình chụp và can thiệp nút
mạch:
Bước 1: Gây tê tại chỗ và mở đường vào
động mạch đùi với dụng cụ mở đường vào
động mạch đùi 5F hoặc 6F bằng kỹ thuật
Seldinger.
Bước 2: Chụp động mạch thân tạng, động
mạch mạc treo tràng trên xác định các nhánh
mạch cấp máu trong gan và ngồi gan cho
khối u, vị trí ổ chảy máu thể hoạt động hoặc
giả phình mạch.
Bước 3: Dùng vi ống thơng 1.98-2.7F
tiếp cận siêu chọn lọc nhánh động mạch có ổ
giả phình hoặc ổ chảy máu thể hoạt động.
Bước 4: Bơm vật liệu tắc mạch, tùy
thương tổn cụ thể có thể chọn Gelfoam, keo
sinh học hoặc Lipiodol gây tắc mạch.
Bước 5: Rút vi ống thông. Đánh giá hiệu
quả tắc gây tắc mạch gan bằng ống thông 5F.
Bước 6. Rút ống thông, rút dụng cụ mở
vào động mạch đùi, tiến hành băng ép cố
định vị trí mở động mạch đùi.
5. Các chỉ số nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng đối tượng nghiên cứu:
Tuổi, giới, đặc điểm cận lâm sàng: công thức

máu, huyết sắc tố, lượng máu truyền.
Đặc điểm hình ảnh tổn thương: Kích
thước khối u, ổ giả phình, ổ thốt thuốc,
thơng động tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch
cửa.
Đánh giá hiệu quả can thiệp: Vật liệu nút
mạch, tỷ lệ cầm máu thành công, số lượng
máu truyền, tỷ lệ tử vong. Biến chứng: tỷ lệ
tử vong sau 1 tháng.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung nhóm đối tượng
nghiên cứu.
Từ tháng 1 năm 2018 đến hết tháng
5/2022 chúng tơi có 14 bệnh nhân ung thư
biểu mô gan vỡ, được chụp và nút mạch cầm
máu.
Đặc điểm về tuổi: Trung bình 63.4 ±14.2
tuổi, lớn nhất 87 tuổi, nhỏ nhất 42 tuổi.
Đặc điểm về giới: Tất cả bệnh nhân đều là
nam giới.
3.2. Đặc điểm xét nghiệm
Công thức
Trước can
Sau can
máu
thiệp
thiệp
Số lượng hồng
3.2 ± 0.87

3.7 ± 0.35
cầu (T/l)
Hemoglobin
101.4 ±
116.5 ±
máu (g/dl)
29.6
13.2
3.3. Đặc điểm huyết động
Có 04/14 BN (28.6%) có biểu hiện sốc
mất máu nhập viện trong tình trạng mạch
nhanh (>100 lần/phút), huyết áp thấp
(<90/60 mmHg) và 10/14 BN (71.4%) có
huyết động ổn định.
3.4. Các phương pháp can thiệp trước
đó
Phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu
chưa được điều trị bằng phương pháp nào
trước đó với 10/14 bệnh nhân (71.4%), vào
viện lần đầu phát hiện ung thư gan vỡ, chỉ có
4 BN (28.6%) đã được điều trị TACE tại
bệnh viện Thanh Nhàn trong đó có 01 bệnh
nhân kháng TACE và 03 BN bỏ điều trị giữa
chừng.
3.5. Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính
Đường kính trung bình lớn nhất của các
khối u 106.5± 30.2 mm, u có kích thước lớn
nhất là 121x161mm, nhỏ nhất là 77x60mm.
Có 3 bệnh nhân (21.4%) có huyết khối tĩnh
mạch cửa, 2 bệnh nhân huyết khối hoàn toàn

nhánh phải và 1 bệnh nhân huyết khối nhánh
5


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

nhánh phân thùy sau.
Đặc điểm tổn thương mạch máu trên
CLVT: 2 trường hợp (14.3%) có ổ giả phình,

3 trường hợp có ổ thốt thuốc hoạt động
(21.4%) và 9 trường hợp (64.3%) khơng phát
hiện tổn thương mạch trên CLVT.

Hình 1. Khối ung thư biểu mô tế bào gan vỡ có thốt thuốc trên phim CLVT (BN Qch
Đình T, 53 tuổi, mã bệnh án BNG00621016401).
3.6. Đặc điểm hình ảnh chụp mạch số
hóa xóa nền
Đặc điểm tổn thương trên hình ảnh DSA
có 2 trường hợp (14.3%) có ổ giả phình, 10
trường hợp (71.4%) có hình ảnh ổ chảy máu
hoạt động, có 2 trường hợp (14.3%) không
thấy tổn thương mạch và không có trường
hợp nào có thơng động tĩnh mạch.
3.7. Vật liệu can thiệp
Vật liệu nút mạch chủ yếu là dùng
Lipiodol/Doxoubicin có hoặc không kết hợp
với Spongel 10/14 trường hợp (71.4%). Sử
dụng Spongel đơn thuần 4 trường hợp
(28.6%).

3.8. Hiệu quả sau can thiệp
Tỷ lệ nút mạch thành công về kỹ thuật là
100% (14/14 trường hợp), khơng có trường
hợp nào nút mạch lần 2. Cả 14/14 bệnh nhân
có huyết động ổn sau can thiệp, khơng có
chảy máu tái phát. Số lượng máu truyền
trung bình là 408 ml.
Trong số các bệnh nhân nghiên cứu: có
1/14 (7.2%) bệnh nhân tử vong trong vịng 1
6

tháng sau can thiệp do suy gan phối hợp với
viêm phổi nặng, 2/14 (14.3%) bệnh nhân tử
vong trong vòng sáu tháng sau can thiệp
trong đó 1 bệnh nhân có huyết khối hồn
tồn nhánh phải tĩnh mạch cửa, 1 bệnh nhân
u kích thước lớn (122x161mm) kèm theo
huyết khối nhánh phân thùy sau.
3.9. Biến chứng sau can thiệp
Không gặp các biến chứng sớm như tụ
máu tại vị trí chọc mạch đùi, lóc tách thành
động mạch chủ.
Hội chứng sau nút mạch: đau bụng, sốt,
tăng men gan gặp 14/14 bệnh nhân.
Không gặp biến chứng thuyên tắc động
mạch phổi do dùng lipiodol sau nút mạch.
Không gặp biến chứng chảy máu tái phát
hoặc áp xe gan sau nút mạch.
3.10. Ca lâm sàng
Bệnh nhân Trần Đức T, 42 tuổi, vào viện

ngày 13/12/2020 với lý do đau tức hạ sườn
phải. Bệnh nhân có tiền sử viêm gan virus B
khơng điều trị, bệnh nhân vào viện trong tình
trạng huyết động ổn định, huyết áp 100/60


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

mmHg, mạch 95 lần/phút, số lượng hồng cầu
4.5 T/l, Hb 125 g/dl. Bệnh nhân được chụp
CLVT phát hiện khối u gan phải kích thước
40x90 mm vỡ thơng ra ngồi bao gan, máu tụ

dưới bao và trong khoang phúc mạc. Bệnh
nhân
được
sử
dụng
vật
liệu
Lipiodol/Doxorubicin để nút tắc.

Hình 2. Khối ung thư gan vỡ chảy máu (BN Trần Đức T, 42 tuổi, mã bệnh án
BNG00620043749)

Hình 3. Hình chụp DSA và sau can thiệp (BN Trần Đức T, 42 tuổi, mã bệnh án
BNG00620043749).
IV. BÀN LUẬN
Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn
đốn hình ảnh có giá trị cao trong chẩn đốn

ung thư biểu mơ tế bào gan vỡ. Đặc điểm
khối ung thư biểu mơ tế bào gan điển hình là
khối bắt thuốc sớm thì động mạch, thải thuốc
thì tĩnh mạch cửa và thì muộn. Khi khối u vỡ
có thể dễ dàng phát hiện máu cục hoặc dịch
máu ổ bụng. Tỷ lệ thấy được thoát thuốc trên
chụp cắt lớp vi tính (21.4%) là khá thấp.
Trên phim chụp mạch thấy được tỷ lệ thốt
thuốc là 71.4%. Các trường hợp khơng thấy
thốt thuốc trên phim chụp mạch cần dựa vào
phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dị có

dựng hình mạch máu để xác định nhánh
mạch máu thương tổn.
Biến chứng vỡ của ung thư biểu mô tế bào
gan không thường gặp, việc lựa chọn vật liệu
nút mạch cầm máu chưa có sự thống nhất.
Theo Kung vật liệu nút mạch gồm Spongel,
Lipiodol và Coil dùng trong các trường hợp
có thơng động tĩnh mạch [4].
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 71.4%
trường
hợp
chúng
tơi
sử
dụng
Lipiodol/Doxorubicin có hoặc không kết hợp
với Spongel vừa cầm máu và kết hợp điều trị
khối u cho bệnh nhân. Phương pháp này chỉ

áp dụng cho bệnh nhân có chức năng gan cịn
7


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

tốt. Có 4 trường hợp (28.6%) chúng tơi sử
dụng Spongel đơn thuần cho bệnh nhân có
khối u lớn kèm huyết khối tĩnh mạch cửa để
hạn chế biến chứng suy gan sau nút mạch.
Trong các bệnh nhân can thiệp có 14/14
bệnh nhân được nút tắc hồn tồn các nhánh
mạch tổn thương. Tình trạng huyết động của
các bệnh nhân đều ổn định trong thời gian
nằm viện. 4 bệnh nhân có biểu hiện sốc mất
máu khi nhập viện đều có huyết động ổn
định sau can thiệp, khơng có bệnh nhân nào
chảy máu thì 2. Số lượng hồng cầu trước can
thiệp trung bình là 3.2T/l và 3.7T/l, nồng độ
Hb trung bình trước và sau can thiệp là 101.4
g/dl và 116.5 g/dl sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p<0,05). Tỷ lệ cầm máu cao cho
thấy hiệu quả của nút mạch kiểm soát chảy
máu u gan vỡ trong cấp cứu, điều này cũng
được chứng minh trong nhiều nghiên cứu của
các tác giả nước ngoài.
Các biến chứng sau nút mạch u gan hay
gặp như suy gan, chảy máu tái phát. Suy gan
là biến chứng nặng, là nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong ở các bệnh nhân vỡ u gan. Huyết

khối tĩnh mạch cửa là yếu tố thuận lợi làm
tăng tỷ lệ suy gan sau nút mạch. Trong
nghiên cứu có 21.4% bệnh nhân bị huyết
khối tĩnh mạch cửa, trong đó có 14.3 % bệnh
nhân có huyết khối nhánh phải hoàn toàn.
Mặc dù huyết khối tĩnh mạch cửa là chống
chỉ định của nút mạch nhưng cần căn cứ vào
tình trạng lâm sàng và vị trí huyết khối để
lựa chọn chiến lược điều trị.
Huyết khối tĩnh mạch cửa trong ung thư
biểu mô tế bào gan vỡ là yếu tố tiên lượng
xấu. Theo nghiên cứu của Kung có 6 bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào gan vỡ có huyết
khối hồn tồn thân chung tĩnh mạch cửa và
được điều trị bảo tồn. Cả 6 bệnh nhân này
đều tử vong (100%) trong vịng 30 ngày [4].
Vì vậy với các bệnh nhân ung thư biểu mơ tế
8

bào gan vỡ có huyết khối tĩnh mạch cửa
chúng tôi vẫn tiến hành nút mạch cấp cứu và
tiên lượng có biến chứng suy gan sau can
thiệp. Có 1 trường hợp (7.3%) có suy gan và
tử vong trong 30 ngày vì biến chứng suy gan
và phối hợp với viêm phổi. Đây là bệnh nhân
có khối u lớn kích thước 120 x 90mm, có
huyết khối hồn toàn nhánh phải tĩnh mạch
cửa được tiên lượng nặng từ trước can thiệp.
Tỷ lệ tử vong sau 6 tháng trong nghiên cứu
chúng tôi là 3/14 trường hợp (21.4%), đều là

các bệnh nhân có khối u kích thước lớn, 2
trường hợp huyết khối hồn tồn nhánh phải
và một trường hợp có huyết khối nhánh phân
thùy sau của tĩnh mạch cửa. Tỷ lệ này cao
hơn một vài nghiên cứu, có thể do cỡ mẫu
chưa đủ lớn và các bệnh nhân đến viện khi
giai đoạn muộn, khối u kích thước lớn và có
huyết khối tĩnh mạch cửa.
V. KẾT LUẬN
Nút mạch cầm máu là 1 trong những lựa
chọn an toàn và hiệu quả trong điều trị ung
thư biểu mô tế bào gan vỡ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Global Cancer Observatory. Globocan.
[Online] 2020. [Cited: 5 10, 2021.]
/>tions/704-viet-nam-fact-sheets.pdf.
2. Redvanly M P. and Fernandez R D 1998
"Primary hepatic malignant neoplasms",
Radiol Clin North Am 1998, Vol. 43. pp. 191-8.
3. Ngan H, Tso W K, Lai C L. 1998, "The role
of hepatic arterial embolization in the
treatment of spontaneous rupture of
hepatocellular
carcinoma".
Clinical
Radiology, Vol. 53, pp. 338-41.
4. Kung C T, Liu B M, 2008, "Transcatheter
arterial embolization in the emergency
department for hemodynamic instability due
to ruptured hepatocellular carcinoma: analysis

of 167 cases" American Journal of
Roentgenology, Vol. 191, pp. 231-9.



×