Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Khảo sát tiền đái tháo đường ở bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.72 KB, 7 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

KHẢO SÁT TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở BỆNH NHÂN
ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Nguyễn Thị Lan Hương1, Lại Thanh Hà1,
Nguyễn Huy Bình2, Trần Thị Nhị Hà3
TĨM TẮT

11

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ
của tiền đái tháo đường (ĐTĐ) ở nhóm bệnh
nhân (BN) nghiên cứu.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô
tả cắt ngang trên 182 BN có 1 hoặc nhiều các
yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ, khám tại bệnh viện
Thanh Nhàn. Đối tượng nghiên cứu được phỏng
vấn theo mẫu bệnh án thống nhất, hưỡng dẫn
chẩn đoán tiền ĐTĐ theo tiêu chuẩn của Hiệp hội
Đái tháo đường Hoa Kỳ 2020 (ADA 2020). Kết
quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là
63,48 ± 10,08 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 1,46. Tỷ lệ
tiền ĐTĐ trong nhóm nghiên cứu là 64,8% (118
BN). Trong nghiên cứu này những yếu tố sau làm
tăng nguy cơ mắc tiền ĐTĐ: Tiền sử người thân
đời thứ nhất (bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ)
mắc ĐTĐ typ 2 (OR= 9,26; 95% CI = 1,19 71,66), rối loạn lipid (RLLP) máu (OR = 3,17;
95% CI = 1,05- 9,60), khơng hoặc ít hoạt động
thể lực (OR = 3,5; 95% CI = 1,02–12,23). Kết
luận: Nghiên cứu mong muốn tập trung vào các
yếu tố nguy cơ của tiền ĐTĐ từ đó giúp hạn chế


được nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ.

Bệnh viện Thanh Nhàn
Trường Đại học Y Hà Nội
3
Sở Y tế Hà Nội
Người chịu trách nhiệm: Lại Thanh Hà
Email: ,
Điện thoại: 0904516365
Ngày nhận bài: 26/05//2022
Ngày phản biện khoa học: 16/06/2022
Ngày duyệt bài: 01/07/2022
1

Từ khóa: tiền đái tháo đường, yếu tố nguy cơ,
bệnh viện Thanh Nhàn

SUMMARY
THE SURVEY OF PRE-DIABETES
PATIENTS EXAMINED IN THANH
NHAN HOSPITAL
Objectives: To find some risk of pre-diabetes
in this studied patients group. Subjects and
methods: cross sectional study on 182 patients
having a risk of pre-diabetes examined in Thanh
Nhan hospital. Study used the prediabetes
questinaire and clinical guideline issued by
American Diabetes Association 2020. Results:
The average age was 63.48 ± 10.08,
Female/Male was 1.46. The percentage of

prediabetes was 64.8% (118/182 patients). The
risk of prediabetes: Having a parent, brother, or
sister with type 2 diabetes (OR= 9.26; 95% CI =
1.19- 71.66), lipid disorder (OR = 3.17; 95% CI
= 1.05- 9.60), lack of physical activities (OR =
3,5; 95% CI = 1,02–12,23). Conclusions:
Research should focus on these aspects to
minimize the risk of developing a preventable
condition.
Key Words: pre-diabetes, risk, Thanh Nhan
hospital

2

76

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiền ĐTĐ là tình trạng bệnh lý khi nồng
độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng
chưa đạt tiêu chí chẩn đốn ĐTĐ, bao gồm
những người rối loạn glucose máu lúc đói
(impaired fasting glucose: IFG), hoặc rối


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

loạn dung nạp glucose (impaired glucose
tolerance: IGT), hoặc tăng HbA1c. Tiền
ĐTĐ là giai đoạn trung gian giữa người bình
thường và ĐTĐ type 2 [1]. Khoảng 5-10%

người tiền ĐTĐ sẽ trở thành ĐTĐ hàng năm,
15-30% người tiền ĐTĐ có thể tiến triển
thành ĐTĐ trong vịng 5 năm và tổng cộng
70% người tiền ĐTĐ cuối cùng sẽ tiến triển
thành ĐTĐ thực sự [2].
Tiền ĐTĐ liên quan với các yếu tố nguy
cơ giống như bệnh ĐTĐ: thừa cân, béo phì,
rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt
động thể lực... Cơ chế bệnh sinh: gồm nhiều
yếu tố tác động bao gồm các gen nguy cơ,
kháng insulin, tăng nhu cầu tiết insulin, ngộ
độc glucose, ngộ độc lipid, rối loạn tiết/giảm
hoạt động incretin, tích luỹ amylin, giảm
khối lượng tế bào bê -ta tuyến tuỵ… kết cục
làm giảm chức năng tế bào bê-ta tiến triển.
Mức độ giảm tiết insulin và đề kháng insulin
xuất hiện từ rất sớm, trước khi được chẩn
đoán ĐTĐ khoảng 13 năm, và tăng dần theo
thời gian. Do đó việc phát hiện sớm và can
thiệp điều trị tích cực người mắc tiền ĐTĐ sẽ
giúp giảm tỉ lệ mắc ĐTĐ type 2 và dự phòng
các biến chứng tim mạch và biến chứng khác
do tăng glucose máu (cả tăng lúc đói và sau
ăn).
Theo Liên đồn Đái tháo đường quốc tế
(IDF) năm 2019 tồn thế giới có 373,9 triệu
người trong độ tuổi từ 20-79 có rối loạn dung
nạp glucose (tương ứng với 7,5%). Dự báo
đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên 548,4
triệu (8,6%), trong đó gần một nửa (48,1%)

dưới 50 tuổi. Ở Việt Nam, theo báo cáo của
IDF 2019, tỉ lệ người bị rối loạn dung nạp
glucose chiếm 8,6%, tương đương 5,3 triệu
người, gấp 1,4 lần so với bệnh nhân ĐTĐ [3]
.
Khoa Khám bệnh Bệnh viện Thanh Nhàn,
Hà Nội mỗi ngày khám và điều trị cho hơn

1.000 lượt bệnh nhân. Để phát hiện tiền ĐTĐ
và đánh giá các yếu tố nguy cơ giúp có biện
pháp tư vấn và điều trị cho người bệnh chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát
tiền đái tháo đường ở bệnh nhân đến khám
tại bệnh viện Thanh Nhàn”. Nghiên cứu này
nhằm xác định tỷ lệ tiền ĐTĐ ở những người
có yếu tố nguy cơ đến khám tại bệnh viện
Thanh Nhàn và tìm hiểu một số yếu tố nguy
cơ của tiền ĐTĐ.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 182 BN
có yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ khám và điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng
01/2021 đến tháng 10/2021.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh có 1
hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau :
a. Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào
có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2)
và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ
sau:

- Có người thân đời thứ nhất (bố mẹ, anh
chị em ruột, con đẻ) bị ĐTĐ
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động
mạch (BTMXV)
- Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg,
hoặc đang điều trị THA)
- HDL cholesterol < 35 mg/dL
(0,9mmol/l) và/hoặc triglyceride >250mg/dL
(2,8mmol/l)
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa
nang
- Ít hoạt động thể lực (HĐTL).
- Các tình trạng lâm sàng khác liên quan
với kháng insulin (như béo phì nặng, dấu gai
đen (acanthosis nigricans)
b. Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ
cần theo dõi
c. Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên
77


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

d. Người có đường máu lúc đói ≥ 5,6
mmol/l và/hoặc HbA1c: 5,7 – 6,4%
Tiêu chuẩn loại trừ:
- BN đang mắc các bệnh lý cấp tính :
nhiễm khuẩn; đột quỵ não…
- BN đang sử dụng các thuốc làm tăng
glucose huyết : glucocorticoids, lợi tiểu

thiazide, chẹn beta giao cảm…
- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu
thuận tiện. Quá trình thăm khám được tiến
hành theo mẫu bệnh án thống nhất. Các biến
số nghiên cứu: Kết quả nghiệm pháp tăng
đường huyết, chẩn đoán xác định tiền ĐTĐ
(theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Đái
tháo đường Hoa Kỳ 2020) [4]; Chẩn đoán rối
loạn lipid máu (theo tiêu chuẩn chẩn đoán
của Hội nội tiết và đái tháo đường Việt Nam
2018) [1]; Đánh giá tình trạng hoạt động thể
lực sử dụng bảng giá trị MET (metabolic
equivalent of task) theo hướng dẫn hoạt động

thể chất của Phịng chăm sóc sức khỏe và
dịch vụ con người Hoa Kỳ [5]; Các yếu tố
liên quan: tuổi; giới tính; chỉ số khối cơ thể
(Body mass index - BMI), bệnh lý đi kèm :
tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử
(TS) người thân cùng huyết thống bị ĐTĐ,
tiền sử hút thuốc lá (HTL)
2.3. Xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm thống kê y học SPSS 22.0. Sử dụng các
thuật tốn: tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị
trung bình. Sử dụng test χ2 để phân tích mối
liên quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả nghiên cứu trên 182 BN có yếu tố
nguy cơ tiền ĐTĐ đến khám và điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng
10/2020 đến tháng 9/2021 như sau:
3.1. Đặc điểm chung

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 182)
Biến số
Số bệnh nhân (n)
Tỉ lệ (%)
Nam
74
40,7
Giới
Nữ
108
59,3
≥ 45
177
97,2
Nhóm tuổi
< 45
5
2,8
Dưới phổ thơng trung học (PTTH)
55
30,2
Trình độ
học vấn

Phổ thơng trung học
68
37,4
Đại học (ĐH) và sau đại học (SĐH)
59
33,4
Thiếu cân (<18,5)
4
2,2
Bình thường (18,5-22,9)
82
45,0
BMI
Thừa cân (≥ 23)
54
29,7
Béo phì (≥ 25)
42
23,1
Tuổi trung bình (Trung bình ± độ lệch chuẩn)
63,48 ± 10,08
Trong tống số 182 đối tượng nghiên cứu có 108 BN nữ chiếm 59,3 %, cao hơn so với BN
nam chiếm 40,7% (74BN), tỷ lệ nữ/nam là 1,46, tuổi trung bình của các BN là 63,48 ± 10,08,
78


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

thấp nhất là 23 tuổi và cao nhất là 87 tuổi. Nhóm tuổi ≥ 45 chiếm tỷ lệ 97,2 %, nhóm < 45
tuổi chiếm tỷ lệ 2,8 %. Tỷ lệ BN có thừa cân, béo phì là 52,8%.

3.2. Tỷ lệ tiền đái tháo đường của nhóm nghiên cứu
3.2.1.Kết quả nghiệm pháp tăng đường huyết

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tiền ĐTĐ của nhóm nghiên cứu
Trong nhóm BN nghiên cứu, tỷ lệ BN tiền ĐTĐ là 64,8% (118 BN), ĐTĐ là 24,8%
(45BN); bình thường là 10,4% (19 BN).
3.2.2. Đặc điểm rối loạn glucose máu của nhóm tiền đái tháo đường:

Biểu đồ 2: Tỷ lệ BN rối loạn glucose máu của nhóm tiền ĐTĐ
Trong nhóm BN tiền ĐTĐ có 118 BN có rối loạn glucose lúc đói (IFG : G0 ≥ 5,6 - 6,9
mmol/l), 78 BN có rối lọan dung nạp glucose (IGT: G2 ≥ 7,8-11mmol/l), 78 BN có cả rối
loạn glucose lúc đói và rối lọan dung nạp glucose.
3.3.Liên quan giữa tiền ĐTĐ với một số yếu tố liên quan

79


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

Bảng 3.Liên quan giữa tiền ĐTĐ với một số yếu tố liên quan
Tiền ĐTĐ
Bình thường
Đặc điểm chung
p
n
%
n
%
≥ 45
114

86,4
18
13,6
Tuổi
0,68
< 45
4
80,0
1
20,0
Nam
43
81,1
10
18,9
Giới
0,18
Nữ
75
89,3
9
10,7

OR
1,58
0,51

(95%CI)
0,16 -14,97


0,19 - 1,37

Dưới PTTH
33
89,2
4
10,8
1,88
0,52 -6,85
PTTH
50
87,7
7
12,3
1,63 0,54 - 4,91
0,54
TC/ĐH/SĐH
35
81,4
8
18,6
1,00
≥ 25
25
96,2
1
3,8
BMI
0,10 4,83 0,62-38,02
< 25

93
83,8
18
16,2

103
88,8
13
11,2
0,03 3,17 1,05 - 9,60
RLLP
Khơng
15
71,4
6
28,6

78
84,8
14
15,2
0,51 0,69 0,23 - 2,07
THA
Khơng
40
88,9
5
11,1
Ít, nhẹ
49

90,7
5
9,3
HĐTL
0,21 1,99 0,67 - 5,88
Vừa, nặng
69
83,1
14
16,9

22
91,7
2
8,3
TS
0,39 1,95 0,42 - 9,06
HTL
Khơng
96
85,0
17
15,0

40
97,6
1
2,4
TS gia
0,01 9,26 1,19 - 71,66

đình
Khơng
78
81,2
18
18,8
Nhóm BN có tiền sử người thân (bố, mẹ, anh chị em ruột, con đẻ) bị bệnh ĐTĐ, BN bị rối
loạn lipid máu có tỷ lệ bị mắc tiền ĐTĐ cao hơn có ý nghĩa thống kê với p <0,05.
3.4. Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan với tiền đái tháo đường.
Bảng 4. Hồi quy đa biến các yếu tố liên quan tiền ĐTĐ
Đặc điểm
OR
Khoảng tin cậy
p
Tuổi ≥ 45
11,036
0,67 - 182,15
0,093
BMI ≥ 25
6,908
0,59 - 81,01
0,124
Ít hoặc HĐTL nhẹ
3,531
1,02 - 12,23
0,047
Tiền sử người thân bị ĐTĐ
23,914
2,09 - 273,57
0,011

Hút thuốc lá
6,593
0,72 - 60,77
0,096
THA
0,259
0,07 - 1,01
0,051
RLLP máu
4,071
1,05 - 15,84
0,043
Tiền sử người thân bị ĐTĐ, rối loạn lipid máu, ít hoạt động thể lực yếu tố nguy cơ độc lập
của tiền ĐTĐ.
Trình độ
học vấn

80


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu này thực hiện trên 182 BN có
yếu tố nguy cơ tiền ĐTĐ khám và điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên
cứu là 63,48 ± 10,08, thấp nhất là 23 tuổi và
cao nhất là 87 tuổi. Nhóm tuổi ≥ 45 chiếm tỷ
lệ 97,2%. nhóm < 45 tuổi chiếm tỷ lệ 2,8%

(Bảng 1). Độ tuổi trung bình của nhóm BN
nghiên cứu này tương đương với nghiên cứu
của Lê Thanh Bình và cộng sự năm 2014 tại
bệnh viện Bạch Mai, tuổi trung bình của
nhóm tiền ĐTĐ là 61,36 ± 11,93 tuổi [6].
Tỷ lệ bệnh nhân có thừa cân 29,7%, béo
phì là 23,1% (Bảng 1). Tỉ lệ này có thể cho
thấy thực trạng hiện tại, tỉ lệ thừa cân béo phì
ngày càng gia tăng có thể là do chất lượng
cuộc sống đã được cải thiện nhiều và do thói
quen sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng thừa
cân béo phì cũng là một yếu tố nguy cơ hàng
đầu của ĐTĐ và tiền ĐTĐ. Theo nghiên cứu
của Lê Thanh Bình và cộng sự 2014 cho
thấy, trong nhóm nghiên cứu có đến 55,9%
tỷ lệ BN thừa cân, béo phì.
Trong số 182 BN có yếu tố nguy cơ được
làm nghiệm pháp tăng đường huyết kết quả
thu được tỷ lệ BN tiền ĐTĐ là 64,8% (118
BN), ĐTĐ là 24,8% (45 BN); bình thường là
10,4% (19 BN) (Biểu đồ 1). Trong 118 BN
tiền ĐTĐ có 40 BN chỉ có rối loạn glucose
máu lúc đói, 78 BN vừa có rối loạn glucose
máu lúc đói vừa có rối loạn dung nạp glucose
(Biểu đồ 2). Nghiên cứu của chúng tôi phân
loại tiền ĐTĐ theo tiêu chuẩn của ADA 2020
[4]. Nghiên cứu này có kết quả tương tự
nghiên cứu của Munkhaugen J và cộng sự tại

Nauy 2018 trên 1083 BN nhồi máu cơ tim

và/hoặc được thực hiện thủ thuật tái thơng
mạch vành. Chẩn đốn theo ADA: bình
thường khi HbA1c <5,7%, tiền ĐTĐ (HbA1c
5,7-6,4%) và bệnh ĐTĐ tuy 2. Kết quả: 23%
mắc bệnh ĐTĐ typ 2, 44% bị tiền ĐTĐ và
33% có đường huyết bình thường [7].
Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố tiền
sử người thân bị ĐTĐ, RLLP máu, ít HĐTL
hoặc HĐTL cường độ nhẹ là yếu tố nguy cơ
độc lập của tiền ĐTĐ. Nhóm BN có tiền sử
người thân đời thứ nhất mắc ĐTĐ có nguy
cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 9 lần nhóm khơng
có người thân bị ĐTĐ với 95%CI là 1,19 –
71,66 (p<0,05). Nhóm có RLLP máu có
nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 3 lần nhóm
khơng có RLLP máu với 95%CI là 1,05 –
9,60 (p<0,05),(Bảng 4) nhóm ít HĐTL có
nguy cơ mắc tiền ĐTĐ cao gấp 2 lần nhóm
HĐTL cường độ vừa và nặng với 95%CI là
1,02 – 12,23 (p<0,05) (Bảng 5)
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ tiền ĐTĐ trong nhóm BN nghiên
cứu là 64,8% (118 BN). Các yếu tố nguy cơ
của tiền ĐTĐ là ít hoặc HĐTL nhẹ với OR
=3,53 (95% CI = 1,02 - 12,23; p= 0,047),
RLLP máu với OR= 3,17 (95% CI = 1,05 9,60; p=0,03), tiền sử người thân bị ĐTĐ
với OR = 9,26 (95%CI = 1,19 - 71,66; p=
0,01). Hồi quy đa biến cho thấy: ít hoặc
HĐTL nhẹ, tiền sử người thân đời thứ nhất bị
ĐTĐ, rối loạn lipid máu là những yếu tố

nguy cơ độc lập của tiền ĐTĐ. Nghiên cứu
mong muốn tập trung vào các yếu tố nguy cơ
của tiền ĐTĐ từ đó giúp hạn chế được nguy
cơ mắc bệnh ĐTĐ.
81


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam (2018),
Khuyến cáo về bệnh nội tiết và chuyển hóa.
Nhà xuất bản Y học. Tiền ĐTĐ, đề phịng
hoặc làm chậm xuất hiện bệnh ĐTĐ. 259-282.
2. CDC - National diabetes statistics report 2017.
3. IDF (2019) Diabetes Atlas Nineth edition
2019.
4.Classification and Diagnosis of Diabetes:
Standards of Medical Care in Diabetes2020.Diabetes Care 2020 Jan; 43(Supplement
1): S14-S31. />5.Departement of health and human service
USA : “Physical Activity Guidelines for
Americans 2nd edition” 2018; Chapter 4.

82

6. Lê Thanh Bình*, Đinh Đức Long*, Lê Đức
Quyền** *Bệnh viện Bạch Mai, ** Bệnh
viện 175 : Khảo sát một số đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp
có tiền đái tháo đường; Tạp chí y học thực

hành- số 2/2014
7. Munkhaugen J, Hjelmesæth J, Otterstad
JE, Helseth R, Sollid ST, Gjertsen E,
Gullestad L, Perk J, Moum T, Husebye E,
Dammen T: Managing patients with
prediabetes and type 2 diabetes after coronary
events: individual tailoring needed - a crosssectional study; BMC Cardiovasc Disord.
2018 Aug 3;18(1):160. doi: 10.1186/s12872018-0896-z.



×