Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.12 KB, 8 trang )

TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

ĐÁNH GIÁ SUY GIẢM HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG HÀNG NGÀY VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN
Lại Thanh Hà*, Nguyễn Thị Kim Anh*, Lương Thị Minh Thu*
TÓM TẮT

12

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, nhận xét đặc điểm
suy giảm hoạt động chức năng hàng ngày và tìm
hiểu một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái
tháo đường type 2 cao tuổi điều trị tại bệnh viện
Thanh Nhàn. Đối tượng và phương pháp:
nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 240 bệnh nhân
(BN) đái tháo đường (ĐTĐ) type 2, tuổi ≥ 60,
khám và điều trị tại bệnh viện Thanh Nhàn. Đối
tượng nghiên cứu được phỏng vấn theo mẫu bệnh
án thống nhất, bảng đánh giá hoạt động chức
năng (HĐCN) cơ bản (Basic Activity Daily
Living/ADL), bảng đánh giá HĐCN sinh hoạt
(Instrumental Activity Daily Living/IADL). Kết
quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là
73,59 ± 6,57 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 1,6. Tỷ lệ BN
có suy giảm HĐCN cơ bản theo ADL là 22,1%,
tỷ lệ BN có suy giảm HĐCN sinh hoạt theo
IADL là 41,25%. Tuổi và thời gian mắc ĐTĐ
càng cao có liên quan đến suy giảm HĐCN cơ
bản và HĐCN sinh hoạt (p< 0,05). Kết luận:
Tuổi càng cao và thời gian mắc ĐTĐ càng dài


mức độ suy giảm HĐCN cơ bản và HĐCN sinh
hoạt càng tăng. Do đó, cần tiến hành đánh giá
HĐCN cơ bản và HĐCN sinh hoạt cho người
bệnh nhằm mục đích nhận biết mức độ suy giảm

*Bệnh viện Thanh Nhàn
Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Thị Kim Anh
Email: ,
Điện thoại: 0942568856
Ngày nhận bài: 26/05//2022
Ngày phản biện khoa học: 16/06/2022
Ngày duyệt bài:01/07/2022

để đưa ra kế hoạch theo dõi, chăm sóc và điều trị
lâu dài.
Từ khóa: đái tháo đường type 2, hoạt động
chức năng cơ bản, hoạt động chức năng sinh
hoạt.

SUMMARY
ASSESSEMENT OF DAILY
FUNCTIONAL ACTIVITIES
IMPAIRMENT AND SOME RELATED
FACTORS IN THE ELDERLY TYPE 2
DIABETES OUTPATIENTS AT
THANH NHAN HOSPITAL
Objectives: To assess prevalence of daily
functional activities impairment, features of daily
functional activities impairment and its related
factors in the elderly type 2 diabetes patients at

Thanh Nhan Hospital. Subjects and methods: A
cross-sectional study was performed in 240
diabetes patients aged over 60 years, treated at
Thanh Nhan Hospital. Basic Activity Daily
Living/ADL and Instrumental Activity Daily
Living/IADL were used to interview. Results:
The average age was 73.59 ± 6.57, the ratio of
female/male was 1.6, the prevalence of basic
activity daily living impairment was 22.1%, the
prevalence of instrumental activity daily living
imperment was 41.25%. The higher the age and
duration of diabetes is associated with the decline
in basic and daily functional activities.
Conclusions: The daily functional activities
impairment in the elderly diabetes type 2 patients
treated in Thanh Nhan hospital was popular.
There should be a program evaluate the daily

83


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

functional activities impairment of patient.
Key Words: type 2 diabetes, Basic Activity
Daily Living, Instrumental Activity Daily Living.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ĐTĐ type 2 là một trong những
bệnh mãn tính phổ biến nhất ở người cao tuổi

và số người cao tuổi mắc bệnh ĐTĐ đang gia
tăng trên toàn thế giới. Theo dữ liệu giám sát
gần đây nhất, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở người
Mỹ ở độ tuổi ≥ 65 thay đổi từ 22 đến 33%,
tùy thuộc vào các tiêu chuẩn chẩn đoán được
áp dụng [1]. Theo thống kê tại Anh năm
2001 trong số 2,6 triệu người mắc bệnh
ĐTĐ, ít nhất một nửa là trên 65 tuổi [2], tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ ở người cao tuổi tại Anh năm
2010 là hơn 10% so với 4,1% ở người lớn
nói chung [3]. Ở Việt Nam theo nghiên cứu
của Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012
cho thấy tỷ lệ hiện mắc trên toàn quốc ở
người trưởng thành là 5,4%, còn ở người 6069 tuổi chiếm 9,9% [4].
BN cao tuổi bị ĐTĐ là yếu tố nguy cơ
quan trọng nhất liên quan đến suy giảm
HĐCN ở người cao tuổi. Ngoài các biến
chứng vi mạch và mạch máu lớn, thì người
cao tuổi mắc ĐTĐ cũng có thể phải chịu các
ảnh hưởng xấu khác như trầm cảm, suy giảm
nhận thức, teo cơ, ngã và gãy xương…[5].
Trong điều trị và chăm sóc BN ĐTĐ cao tuổi
thì các hội chứng lão khoa nên được ưu tiên
xem xét đồng thời cùng mục tiêu đường
huyết. Vì vậy, vấn đề đánh giá lão khoa toàn
diện (Comprehensive Geriatric Assessment)
ở người cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 là rất cần
thiết và quan trọng trong chiến lược điều trị
và chăm sóc cá thể hóa bệnh nhân cao tuổi
mắc ĐTĐ type 2. Đánh giá HĐCN cơ bản

hàng ngày (ADL) và HĐCN sinh hoạt
(IADL) là một phần quan trọng trong đánh
giá lão khoa toàn diện giúp sàng lọc lão khoa
84

đa chiều ở người cao tuổi ĐTĐ với mục tiêu
cải thiện q trình chăm sóc, cải thiện độ
chính xác chẩn đoán, cải thiện điều trị y tế,
sắp xếp quản lý dài hạn, cải thiện tình trạng
chức năng cũng như chất lượng cuộc sống tốt
hơn.
Khoa Khám bệnh Bệnh viện Thanh Nhàn
hiện đang theo dõi và điều trị cho hơn 5.000
bệnh nhân ĐTĐ trong đó bệnh nhân cao tuổi
chiếm 60%. Trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu về suy giảm HĐCN trên người cao tuổi
tuy nhiên ở Việt Nam nghiên cứu trên người
cao tuổi cịn ít. Để phát hiện và đánh giá các
yếu tố nguy cơ giúp có biện pháp hỗ trợ cho
người bệnh ĐTĐ cao tuổi nhằm tránh các
biến chứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nhận xét đặc điểm suy giảm hoạt
động chức năng hàng ngày trên bệnh nhân
đái tháo đường type 2 cao tuổi đang điều trị
tại bệnh viện Thanh Nhàn” nhằm xác định tỷ
lệ, nhận xét đặc điểm suy giảm HĐCN hàng
ngày và tìm hiểu một số yếu tố liên quan
trên BN ĐTĐ type 2 cao tuổi điều trị tại bệnh
viện Thanh Nhàn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện trên 240 BN
cao tuổi mắc ĐTĐ type 2 khám và điều trị
ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng
01/2020 đến tháng 10/2020.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn lựa chọn: BN ĐTĐ type 2 từ
60 tuổi trở lên khám và điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Thanh Nhàn.
Tiêu chuẩn loại trừ: BN ĐTĐ ngoại trú
không đủ khả năng trả lời phỏng vấn hoặc
BN không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang, chọn mẫu
thuận tiện. Quá trình phỏng vấn được tiến
hành theo mẫu bệnh án thống nhất. Các biến


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

số nghiên cứu: Các biến số về đánh giá suy
giảm HĐCN hàng ngày: Chỉ số đánh giá
chức năng tổng thể bằng thang điểm ADL
[6] và IADL [7]; Các yếu tố liên quan: tuổi;
giới tính; nghề nghiệp trước đây; Các biến số
liên quan đến tình trạng kiểm soát bệnh đái
tháo đường type 2 như: Thời gian mắc ĐTĐ,
glucose máu, HbA1c, cân nặng, chiều cao,
BMI, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương;
Một số biến số về tiền sử bệnh tật như: tăng
huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiền sử tai biến

mạch não cũ.
2.3. Xử lý số liệu:

Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần
mềm thống kê y học SPSS 22.0. Sử dụng các
thuật tốn: tính tỷ lệ phần trăm, tính giá trị
trung bình. Sử dụng test χ2 để phân tích mối
liên quan giữa các biến. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê khi p < 0,05.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Qua nghiên cứu 240 BN ĐTĐ type 2 cao
tuổi khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Thanh Nhàn từ tháng 01/2020 đến tháng
10/2020, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n = 240)
Đặc điểm nhân trắc - xã hội học
Số lượng (n)
Tỉ lệ (%)
Nam
91
37,9%
Giới tính
Nữ
149
62,1%
60-69
63
26,25%

Nhóm tuổi
70-79
135
56,25%
(năm)
≥80
42
17,5%
Cùng gia đình (vợ/chồng/con)
237
99%
Tình trạng
Sống với người chăm sóc
0
0
chung sống
Sống một mình
3
1%
168
70%
Trình độ học
PTTH
42
17,5%
vấn
>PTTH
30
12,5%

Thiếu cân (<18,5)
9
3,75%
2
BMI (kg/m )
Bình thường (18,5-22,9)
89
37%
Thừa cân và béo phì (≥ 23)
142
59,25%
Tuổi trung bình (Trung bình ± độ lệch chuẩn)
73,59± 6,57
BMI trung bình
23.2± 2,71
Trong tổng số 240 đối tương nghiên cứu có 149 BN nữ chiếm tỷ lệ 62,1%, cao hơn so với
nam giới chiếm 37,9%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,6. Tuổi trung bình của các BN là 73,59 ± 6,57, thấp
nhất là 60 tuổi và cao nhất là 93 tuổi. Nhóm tuổi từ 60- 69 chiếm tỷ lệ 26,25%. Tỷ lệ BN có
trình độ học vấn dưới PTTH chiếm tỷ lệ cao nhất là 70%. Tỷ lệ BN đang sống cùng với gia
đình là 99%. Tỷ lệ BN thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất 59,16%, BN thiếu cân chiếm tỷ
lệ thấp 3,75%.
85


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

3.2. Đặc điểm ĐTĐ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
Bảng 2: Đặc điểm ĐTĐ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm của bệnh nhân
Số lượng

Tỷ lệ %
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ type 2 (giá trị trung bình: 12.3± 8.36 năm)
1-9 năm
96
40%
10 -19 năm
86
35.8%
≥20 năm
58
24.2%
Glucose máu lúc đói (giá trị trung bình: 8.16 mmol/l)
> 7,2 mmol/l
126
52,5%
≤ 7,2 mmol/l
114
47,5%
HbA1c (giá trị trung bình: 8.06% )
≥7,5 %
143
59,6%
< 7,5 %
97
40,4%
Tăng huyết áp

174
72,5%
Khơng

66
27,5%
Rối loạn lipid máu

220
91,6%
Khơng
20
8,4%
Thời gian mắc bệnh ĐTĐ trung bình của nhóm BN nghiên cứu là 12,3 ± 8,36 năm, trong
đó BN mắc ĐTĐ type 2 từ 1-9 năm chiểm tỷ lệ cao nhất 40%, tỷ lệ kiểm soát HbA1c < 7,5 %
là 40,4%, tỷ lệ BN tăng huyết áp là 72,7% và 91,6% là tỷ lệ BN có rối loạn lipid máu.
3.3. Đặc điểm suy giảm hoạt động chức năng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ suy giảm HĐCN cơ bản trong nhóm BN nghiên cứu (n= 240)
Số lượng BN có suy giảm bất kỳ từ 1 yếu tố theo ADL là 53 BN chiếm tỷ lệ 22,1%.

86


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

Biểu đồ 2: Đặc điểm suy giảm hoạt động CNCB của nhóm nghiên cứu (n= 240)
Những HĐCN cơ bản có tỷ lệ suy giảm cao trong nhóm đó là hoạt động tiểu khơng tự chủ
chiếm 13,75%, di chuyển khó khăn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các hoạt động chức năng cơ
bản 20,4%.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ suy giảm HĐCN sinh hoạt trong nhóm nghiên cứu (n= 240)
Số lượng BN có suy giảm bất kỳ từ 1 HĐCN theo IADL là 99 BN chiếm tỷ lệ 41,25%.


Biểu đồ 4: Đặc điểm suy giảm HĐCN sinh hoạt trong nhóm nghiên cứu (n= 240)
87


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

Những HĐCN sinh hoạt có tỷ lệ suy giảm nhiều nhất là mua sắm chiếm 30%, chuẩn bị
thức ăn chiếm tỷ lệ 28,3%.
3.4 Liên quan tuổi; giới; HBA1c; thời gian ĐTĐ với suy giảm hoạt động chức năng
Bảng 3. Đặc điểm tuổi, giới, HbA1c, thời gian mắc ĐTĐ với suy giảm HĐCN cơ bản (n
= 240)

Khơng
ADL
p
Đặc điểm
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
Nam
21
23,08%
70
76,92%
Giới
0,77
Nữ
23
16,42%

117
83,58%
60-69
3
4,79%
60
95,24%
Tuổi
70-79
25
18,52%
110
81,48%
0,00
≥ 80
25
59,52%
17
40,48%
<7,5
22
22,68%
75
77,32%
HbA1c (%)
0,8
≥ 7,5
31
21,68%
112

78,32%
1-9
18
18,75%
78
81,25%
Thời gian mắc
10-19
15
17,44%
71
82,56%
0,032
ĐTĐ
≥ 20
20
34,48%
38
65,52%
Tuổi càng cao tỷ lệ suy giảm HĐCN cơ bản càng cao; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p=0,00. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài tỷ lệ suy giảm HĐCN cơ bản càng cao, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,032).
Bảng 4. Đặc điểm tuổi, giới, HbA1c, thời gian mắc ĐTĐ với suy giảm HĐCN sinh hoạt

Khơng
IADL
p
Đặc điểm
n
Tỷ lệ %

n
Tỷ lệ %
Nam
39
42,86%
52
57,14%
Giới
0,77
Nữ
59
39,6%
90
60,4%
60-69
9
14,28%
54
85,72%
Tuổi
70-79
55
40,74%
80
59,26%
0,00
≥ 80
34
80,95%
8

19,05%
<7,5
47
48,45%
50
51,55%
HbA1c (%)
0,17
≥ 7,5
51
35,92%
91
64,08%
1-9
36
37,5%
60
62,5%
Thời gian
10-19
31
36,05%
55
63,95%
0,044
mắc ĐTĐ
≥ 20
32
55,17%
26

44,83%
Tuổi càng cao tỷ lệ suy giảm HĐCN sinh hoạt càng cao; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p=0,00. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài tỷ lệ suy giảm HĐCN sinh hoạt càng cao; sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,044.

88


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

IV. BÀN LUẬN
Nghiên cứu này thực hiện trên 240 BN
ĐTĐ type 2 cao tuổi khám và điều trị ngoại
trú tại bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy kết
quả sau: Độ tuổi trung bình của BN ĐTĐ
type 2 trong nghiên cứu là 73,59 ±
6,57(tuổi), nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
57.4% là nhóm từ 70-79. Độ tuổi trung bình
của BN cao tương đương với thời gian mắc
bệnh lâu, do đó làm tăng nguy cơ suy giảm
HĐCN cơ bản và HĐCN sinh hoạt. Số BN
ĐTĐ type 2 là nữ giới chiếm tỷ lệ cao
61,2%. Tỷ lệ BN thừa cân, béo phì BMI
chiếm tỷ lệ cao nhất 59,16% (Bảng 1). BMI
có thể khơng phải là một yếu tố dự đốn
chính xác về mức độ của tỷ lệ mỡ ở một số
người cao tuổi do sự thay đổi thành phần cơ
thể với sự lão hóa nhưng nó cũng làm trầm
trọng thêm sự suy giảm chức năng thể chất
do lão hóa và làm tăng thêm nguy cơ mắc

bệnh. Trình độ học vấn có liên quan đến
mức độ hiểu biết và chăm sóc theo dõi bệnh
ĐTĐ, biết sử dụng thuốc đúng, biết phòng
các biến chứng gây suy giảm HĐCN hàng
ngày và HĐCN sinh hoạt. Tỷ lệ BN có trình
độ học vấn dưới PTTH chiếm tỷ lệ 70% (168
BN). Tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ nghiên cứu của
Vũ Thu Thủy (2014), cấp 1,2 chiếm 58,5%
[8]. Trong nghiên cứu này, phần lớn BN đều
sống chung với vợ, chồng, con, cái chiếm tỷ
lệ 99%. Đối với BN sống một mình cần tư
vẫn kỹ hơn về chế độ dinh dưỡng, luyện tập
cũng như các yếu tố nguy cơ để nhận biết
mình có suy giảm HĐCN cơ bản hay HĐCN
sinh hoạt hay không. Thời gian mắc bệnh
ĐTĐ từ 1-9 năm chiếm tỷ lệ cao nhất 40%.
Nồng độ glucose lúc đói: Tỷ lệ kiểm sốt

đường huyết ≤ 7,2 mmol/l là 47,5% và tỷ lệ
kiểm soát HbA1c < 7,5 % là 40,4%. Lão hóa
và ĐTĐ đều là những yếu tố nguy cơ gây suy
giảm HĐCN. Ngoài yếu tố tuổi tác, những
người mắc bệnh ĐTĐ ít hoạt động thể chất
và suy giảm HĐCN hơn so với những người
không mắc bệnh ĐTĐ. Nguyên nhân của suy
giảm HĐCN trong bệnh ĐTĐ có thể bao
gồm cả sự tương tác giữa các điều kiện y tế.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng
minh mối liên quan hai chiều giữa suy giảm
HĐCN và ĐTĐ, cũng như kết quả của chúng

tôi cho thấy số lượng BN có suy giảm bất kỳ
từ 1 yếu tố theo ADL và IADL lần lượt là 53
BN chiếm tỷ lệ 22,1% và 99 BN chiếm tỷ lệ
41,25%.
Tìm hiểu các mối liên quan ảnh hưởng
đến suy giảm HĐCN hàng ngày và HĐCN
sinh hoạt chúng tơi thấy rằng: BN có độ tuổi
càng cao thì suy giảm HĐCN ADL và IADL
càng lớn (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
Lê Anh Tú [9] cho thấy nhóm tuổi ≥ 80 có tỷ
lệ suy giảm HĐCN ADL và IADL cao hơn
so với hai nhóm tuổi còn lại là 60 - 69 tuổi và
70- 79 tuổi. Kết quả nghiên cứu này khơng
có mối liên quan giữa hai giới nam và nữ
với suy giảm HĐCN ADL, IADL (p > 0,05).
Tương đồng với kết quả của Susumo Sato và
cộng sự nghiên cứu trên 568 BN ≥ 60 tuổi
sống trong các cơ sở phúc lợi tại Nhật Bản có
kết quả cho thấy HĐCN hàng ngày không
liên quan đến giới [10]. Thời gian mắc bệnh
ĐTĐ đã được chứng minh là có liên quan
đến suy giảm HĐCN sinh hoạt và cơ bản ở
bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi p < 0,05.

89


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022


V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ suy giảm HĐCN ở nhóm BN nghiên
cứu cịn cao: HĐCN cơ bản là: 22,1%,
HĐCN sinh hoạt là: 41,25%. Tuổi càng cao
mức độ suy giảm HĐCN càng tăng. BN
ĐTĐ có thời gian mắc bệnh càng dài thì tỷ lệ
suy giảm HĐCN càng cao. Nhân viên y tế
cần tiến hành đánh giá HĐCN hàng ngày ở
các bệnh nhân ĐTĐ type 2 cao tuổi khi BN
đến khám bệnh ngoại trú và nằm viện nội trú
tại bệnh viện Thanh Nhàn nhằm mục đích
nhận biết mức độ các đặc điểm suy giảm
HĐCN hàng ngày để đưa ra kế hoạch theo
dõi, chăm sóc và điều trị lâu dài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Centers for Disease Control and Prevention
(2011). National Diabetes Fact Sheet: General
Information and National Estimates on
Diabetes in the United States. Atlanta,
Georgia: U.S. Department of Health and
Human Services, Centers for Disease Control
and Prevention.
2. Sinclair AJ GR et al (2001), Prevalence of
diabetes in care home residents. Diabetes
care; 24:2.
3. Diabetes, UK ( 2010). Diabetes in the UK
2010:
key
statistics
on

diabetes.
London:Diabetes UK.

90

4. Bệnh viện Nội tiết trung ương (2013) Báo
cáo kết quả đề tài nghiên cứu dịch tễ học đái
tháo đường toàn quốc năm 2012.
5. Meneilly GS (2006), "Diabetes in the
Elderly", Medical clinics of North America Geriatric medicine, Vol.90, tr. 909-923.
6. Katz, S., Down, T.D., Cash, H.R., & Grotz,
R.C. (1970) Progress in the development of
the index of ADL. The Gerontologist,10(1),
20-30.
7. Lawton, M.P., & Brody, E.M. (1969).
Assessment of older people: Self-maintaining
and instrumental activities of daily living. The
Gerontologist, 9(3), 179-186.
8. Vũ Thu Thủy (2014), Nhận xét đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng, hạ đường huyết ở bệnh
nhân ĐTĐ type 2 điều trị insulin- Luận văn
thạc sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội, 3449.
9. Lê Anh Tú (2016), Đánh giá lão khoa toàn
diện ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 cao
tuổi tại bệnh viện Lão khoa trung ương, Luận
văn thạc sỹ y học Trường Đại học Y Hà Nội :
p. tr 36-53.
10. Susumu Sato, Shinichi Demura, Kiyoji
Tanaka và các cộng sự. (2001), "ADL ability
characteristics of partially dependent older

people: Gender and age differences in ADL
ability", Environmental Health and Preventive
Medicine, 6: 92-96.



×